You are on page 1of 25

MỞ ĐẦU

Lịch sử dân tộc Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm trong đó có hơn
một nghìn năm phong kiến. Trong thời kỳ phong kiến, Việt Nam là đất nước
chịu nhiều tác động từ các nền tư tưởng của nhân loại, trong đó chịu ảnh
hưởng sâu sắc nhất là tư tưởng của Nho giáo do Khổng Tử sáng lập. Tư tưởng
triết học của ông, đặc biệt là học thuyết chính trị - xã hội có ảnh hưởng rất lớn
đến nhiều mặt của đời sống xã hội và con người Việt Nam, trong đó có các
mối quan hệ trong gia đình truyền thống Việt Nam.
Trong bối cảnh hiện nay, khi đất nước đang bước vào thời kỳ đổi mới và
phát triển, một mặt trình độ nhận thức của con người ngày càng cao hơn
nhưng vẫn còn những đánh giá chưa chính xác: hoặc quá đề cao, hoặc phủ
nhận sự ảnh hưởng tư tưởng triết học về chính trị - xã hội của Khổng Tử đối
với các mối quan hệ trong gia đình truyền thống Việt Nam. Mặt khác, trước
thực trạng các mối quan hệ trong một số gia đình ở Việt Nam dưới sự tác
động của nền kinh tế thị trường đang ngày càng có sự xáo trộn đòi hỏi phải
nhận thức đúng giá trị tích cực và hạn chế của những chuẩn mực đạo đức
truyền thống gia đình đã được hình thành dưới sự tác động của học thuyết
chính trị - xã hội của Khổng Tử trước đây. Vì vậy, việc lựa chọn và nghiên
cứu vấn đề: Học thuyết chính trị - xã hội của Khổng Tử và ảnh hưởng của
nó đối với các mối quan hệ trong gia đình truyền thống Việt Nam hiện nay
là rất cần thiết.
1. TRIẾT HỌC KHỔNG TỬ VỚI TÍNH CÁCH LÀ HỌC THUYẾT
CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI Ở TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI

1.1. Tiền đề kinh tế - xã hội và tư tưởng hình thành triết học Khổng
Tử
1.1.1. Tiền đề kinh tế - xã hội
Sự hình thành và phát triển của bất cứ nền triết học nào cũng dựa trên
những điều kiện kinh tế xã – xã hội nhất định. Triết học của Khổng Tử với tư
cách là một học thuyết chính trị - xã hội ra đời không nằm ngoài quy luật
chung đó. Xã hội Trung Quốc thời đại Khổng Tử là một xã hội có nhiều biến
đổi rất sâu sắc trên tất cả các mặt của đời sống xã hội. Kinh tế thời Xuân Thu
có sự phát triển mạnh mẽ của nền nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương
nghiệp. Vì vậy, ở Trung Quốc vào thế kỷ XI – V trCN đã xuất hiện nhiều
trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa lớn. Chính sự phát triển của kinh tế đã
tác động to lớn đến các vấn đề chính trị - xã hội làm xuất hiện một cục diện
xã hội mới. Hình thái xã hội chiếm hữu nô lệ đang dần tan dã để thay vào đó
là hình thái xã hội phong kiến cát cứ với sự xuất hiện của nhiều nước chư hầu.
Chế độ nhà Chu ngày càng suy yếu cũng đồng nghĩa với chế độ phong kiến
tập quyền dần sụp đổ. Thực trạng xã hội đó đã tác động tới nhiều mặt của đời
sống xã hội mà sâu sắc nhất là đối với chế độ sở hữu ruộng đất và kết cấu giai
cấp của xã hội. Nếu như trước đây đất đai thuộc toàn quyền sở hữu tối cao
của nhà vua thì nay đã bị một lớp người đang lên là giai cấp địa chủ có địa vị
kinh tế chiếm đoạt. Địa vị kinh tế của giai cấp thống trị nhà Chu bị mất dẫn
tới vai trò, địa vị chính trị cũng không còn. Vua nhà Chu tồn tại chỉ là hình
thức. Trong hoàn cảnh đó các nước chư hầu tiến hành chiến tranh thôn tính,
xâm lược lẫn nhau. Một xã hội vốn đã tồn tại những mâu thuẫn nay lại nảy
sinh những mâu thuẫn mới ngày càng sâu sắc và trầm trọng hơn nhất là mâu
thuẫn giữa giai cấp thống trị với giai cấp nông dân và các tầng lớp bị thống trị
khác. Cục diện xã hội đó đã làm cho xã hội ngày càng thêm rối loạn, trật tự lễ
giáo nhà Chu bị phá vỡ từ trong gia đình cho đến xã hội: “ chư hầu lấn quyền
thiên tử, đại phu lấn quyền chư hầu, tôi giết vua, con giết cha, trật tự xã hội
rất là rối loạn”.
Như vậy, điều kiện kinh tế - xã hội thời Khổng Tử đã đặt ra một vấn đề là
cách thức tổ chức cai trị đất nước theo mô hình nhà Chu không còn phù hợp.
Cần phải tổ chức cai trị xã hội như thế nào để lập lại trật tự kỷ cương và làm
cho xã hội ổn định, phát triển? Đi tìm câu trả lời cho vấn đề đó, ở Trung Quốc
thời Xuân Thu – Chiến Quốc đã xuất hiện nhiều trung tâm, tụ điểm của những
kẻ sĩ đã tạo ra một cục diện “ Bách gia tranh minh” “ Trăm nhà đua tiếng”
hình thành nên nhiều trường phái, nhiều nhà tư tưởng, trong đó có Nho giáo
do Khổng Tử sáng lập với tư cách về cơ bản là một học thuyết chính trị - xã
hội.
1.1.2. Tiền đề tư tưởng
Trết học nói chung và triết học Khổng Tử nói riêng là một hình thái ý
thức xã hội nên sự ra đời, tồn tại và phát triển của nó luôn có sự tác động qua
lại với các hình thái ý thức xã hội khác. Triết học Khổng Tử xuất hiện dựa
trên sự kế thừa về chính trị, tôn giáo và đạo đức trước thời đại Khổng Tử, đặc
biệt là tư tưởng thời nhà Chu. Bởi, Khổng Tử sáng lập ra Nho giáo với mục
đích nhằm ổn định trật tự kỷ cương xã hội theo lễ giáo nhà Chu nên việc ông
kề thừa các tư tưởng của nhà Chu là điều tất yếu.
Về tôn giáo, tư tưởng đề cao mệnh trời là một tư tưởng khá phổ biến
trong triết học phương Đông nói chung và triết học Trung Quốc nói riêng. Vì
vậy, tư tưởng “ kính trời”, “ hợp mệnh trời”, “ trời và người hợp nhất” là nội
dung chủ yếu trong tư tưởng tôn giáo của nhà Chu. Nhà Chu luôn đề cao,
tuyệt đối hóa vai trò, sức mạnh của “ trời” và cho rằng “ trời” là một lực
lượng có nhân cách, có ý chí, có quyền uy tối cao chi phối, quyết định đến xã
hội, con người, sự hưng, vong của mỗi triều đại. Mọi hành vi trái với “ mệnh
trời điều bị trừng phạt.
Về chính trị, với tư tưởng tôn giáo “ kính trời”, “ tuân theo mệnh trời” đã
tác động tới tư tưởng chính trị của nhà Chu. Theo đó, tư tưởng chính trị của
nhà Chu khẳng định: vì nhà Chu hiểu và tuân theo “ mệnh trời” mà được “
nhận dân” từ nhà Ân để “ hưởng dân” và “ trị dân” mãi mãi, nếu kẻ nào chống
lại nhà Chu tức là chống lại “ mệnh trời” thì nhà Chu vâng theo “ mệnh trời”
và thay “trời” hành đạo, trừng phạt, chém giết. Vua nhà Chu là con “trời”
(Thiên tử) có quyền tối cao trong sở hữu ruộng đất, mọi người trong xã hội
đều là thần dân của nhà vua nên có quyền thưởng, phạt bất kỳ ai trong xã hội.
Có thể nói, tư tưởng chính trị của nhà Chu là hết sức phản động nó bảo vệ lợi
ích thống trị xã hội giai cấp thống trị nhà Chu.

Về đạo đức, nhà Chu lấy Đức và Hiếu làm tư tưởng chỉ đạo cho mọi
hành vi đạo đức. Từ quan niệm tư tưởng chính trị và tôn giáo coi “ trời và
người hợp nhất” nên nhà Chu đi đến khẳng định: các bậc tiên vương nhà Chu
có Đức mà được “ trời” trao cho quyền tối cao trong cai trị xã hội và thần dân
trong thiên hạ. Do đó, các vua nhà Chu đời sau phải biết kính cái đức đó,
không ngừng tu dưỡng nó để cho con cháu luôn được “hưởng dân” cai trị xã
hội mãi mãi. Hiếu theo quan niệm của nhà Chu là phải thờ phụng tổ tiên, phải
nghi nhớ công lao của tổ tiên và giữ gìn phép tắc, nghi lễ tổ tiên để lại. Với
quan niệm về Đức và Hiếu đó thực chất là nhằm tuyên truyền, củng cố và bảo
vệ địa vị thống trị mãi mãi của giai cấp thống trị nhà Chu.
Là người đầu tiên sáng lập nên Nho giáo, Khổng Tử đã tiếp nhận và kế
thừa những tư tưởng về tôn giáo, chính trị, đạo đức của nhà Chu cũng đồng
nghĩa với sự tiếp nhận một phương thức cai trị xã hội dùng thần quyền để
củng cố và thực hiện vương quyền, tức là quyền lực của nhà vua. Để thực
hiện cai trị và quản lý xã hội, Khổng Tử đề cao vai trò của đạo đức, coi đạo
đức là công cụ quan trọng nhất mang lại hiệu quả đưa xã hội trở lại ổn định có
trật tự kỷ cương.
Như vậy, từ những tiền đề kinh tế - xã hội và tư tưởng trên, tư tưởng
triết học của Khổng Tử đã ra đời và ông là người đầu tiên sáng lập ra Nho
giáo. Những tư tưởng của Khổng Tử được các thế hệ học trò thời sau như
Mạnh Tử, Tuân Tử,.. phát triển thành một hệ thống học thuyết Nho giáo.
1.2. Cơ sở khẳng định và một số nội dung cơ bản trong học thuyết
chính trị - xã hội của Khổng Tử
1.2.1 Cơ sở khẳng định triết học Khổng Tử về cơ bản là một học
thuyết chính trị - xã hội
Có thể khẳng định về cơ bản triết học của Khổng Tử là một học thuyết
chính trị - xã hội. Cơ sở chứng minh nhận định này xuất phát từ những căn cứ
sau:
Một là, xuất phát từ điều kiện lịch sử ra đời của triết học Khổng Tử. Căn
cứ vào hoàn cảnh ra đời của Nho giáo, xã hội Trung Quốc cổ đại thời Khổng
Tử là một xã hội mà trật tự kỷ cương hết sức rối loạn, “ vương đạo suy vi”, “
bá đạo trị vì”. Xuất phát từ thực trạng xã hội đó, Khổng Tử sáng lập ra Nho
giáo với mục đích nhằm lý gải và đề ra nhiệm vụ, biện pháp khắc phục tình
trạng mà hiện thực xã hội Trung Quốc đang đặt ra. Đó là khắc phục sự rối
loạn về trật tự kỷ cương của xã hội, đưa xã hội từ “ loạn” tới “trị”. Vì vậy, từ
những điều kiện xã hội đó, vấn đề chính trị - xã hội là một nội dung cơ bản và
chủ yếu được Khổng Tử bàn đến.
Hai là, xuất phát từ phạm vi áp dụng của triết học Khổng Tử. Triết học
của Khổng Tử là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng nên nó phản ánh sâu
sắc những lợi ích của các tầng lớp, giai cấp thống trị và mối quan hệ giữa các
tầng lớp, giai cấp trong cai trị đất nước. Khổng Tử xuất thân ở địa vị quý tộc
nên ít nhiều ảnh hưởng tới hệ tư tưởng của ông. Do đó, triết học của Khổng
Tử về cơ bản là công cụ để bảo vệ sự thống trị về chính trị đối với các tầng
lớp, giai cấp khác trong xã hội Trung Quốc cổ đại.
Ba là, xuất phát từ vị trí, vai trò và mối quan hệ giữa các bộ phận cấu
thành của triết học Khổng Tử. Triết học của Khổng Tử với tư cách là một hệ
thống đã đề cập đến nhiều mặt, nhiều lĩnh vực khác nhau của đới sống xã hội
và con người. Nhưng cũng như đặc điểm của triết học phương Đông nói
chung, triết học Khổng Tử trước hết và chủ yếu bàn về các vấn đề chính trị -
xã hội, xuất phát từ xã hội, con người để lý giải tự nhiên. Triết học của Khổng
Tử là một hệ thống, ngoài học thuyết chính trị - xã hội còn bao gồm học
thuyết triết học, học thuyết đạo đức. Hai học thuyết này một mặt là cở sở cho
việc hình thành học thuyết chính trị - xã hội, mặt khác được bổ sung, phát
triển thêm thông qua học thuyết chính trị - xã hội.
Như vậy, có thể khẳng định rằng: Triết học của Khổng Tử là một hệ
thống bao gồm các học thuyết chính trị - xã hội, triết học, đạo đức. Mặc dù là
các học thuyết khác nhau nhưng các học thuyết này không tách rời nhau mà
luôn quan hệ chặt chẽ, đan xen và thâm nhập vào nhau. Trong đó, học thuyết
chính trị - xã hội là học thuyết cơ bản, chủ yếu và chi phối các học thuyết
khác.
1.2.2. Một số nội dung cơ bản trong học thuyết chính trị - xã hội của
Khổng Tử
Nội dung cơ bản trong học thuyết chính trị - xã hội của Khổng Tử bao
gồm những vấn đề sau:
Thứ nhất, quan niệm về con người của Khổng Tử
Xuất phát từ thực trạng xã hội Trung Quốc thời Khổng Tử, để đưa xã hội
từ “ loạn” đến “ trị”, vấn đề con người được Khổng Tử quan tâm giải quyết
hàng đầu. Khổng Tử quan niệm vấn đề con người luôn gắn liền và quyết định
trực tiếp nhất đến sự ổn định trật tự kỷ cương của xã hội. Đây là cơ sở để
Khổng Tử đề ra học thuyết chính trị - xã hội và cũng là cơ sở cho giai cấp
thống trị thực hiện quyền cai trị xã hội tuyệt đối của mình. Khi bàn về vấn đề
con người, Khổng Tử chủ yếu lý giải về bản tính và vai trò của con người.
Một là, vấn đề bản tính con người. Trong lịch sử tư tưởng của Trung
Quốc, trong cuốn sách Trung Dung, Khổng Cấp đã nêu ra quan niệm về tính
người: Mệnh Trời gọi là “ tính”, phát triển thuận theo “ tính” gọi là “ đạo” tu
theo “ đạo” gọi là “ giáo”. Theo quan niệm này tính là cái bẩm sinh ban đầu
mà con người có được là nhờ trời. Con người có tính thiện hay ác chịu ảnh
hưởng của môi trường giáo dục đạo đức, sự tự tu dưỡng giáo dục mà hình
thành. Bàn về vấn đề tính người, trong cuốn sách Luận Ngữ, Khổng Tử đã nói
đến chữ tính, Khổng Tử cho rằng: Bản tính người ta đều gần giống nhau,
nhưng do chịu ảnh hưởng khác nhau mà thành khác xa nhau. Với quan niệm
này, một mặt Khổng Tử quan niệm tính của con người khi sinh ra là hoàn toàn
chất phát, ngây thơ, tự nhiên chưa bị thay đổi do môi trường và hoàn cảnh.
Cái chất phát, ngây thơ, tự nhiên ấy là bẩm sinh do trời phú. Mặt khác, Khổng
Tử cũng khẳng định, bản tính ban đầu của con người có thể bị thay đổi do các
yếu tố của điều kiện môi trường, sự nỗ lực tu dưỡng của con người.
Như vậy, mặc dù Khổng Tử chưa bàn nhiều về vấn đề bản tính con
người nhưng những quan niệm đầu tiên của ông về vấn đề này để các nhà
Nho thế hệ sau như Mạnh Tử, Tuân Tử,Chu Đôn Di, Trương Tải, Trình Di…
kế thừa và phát triển
Hai là, quan niệm về vai trò của con người. Trong quan niệm về vai trò
của con người, Khổng Tử chủ yếu nói tới vai trò của con người đói với tự
nhiên và trong các mối quan hệ xã hội
Vai trò của con người với tự nhiên. Từ quan niệm của Khổng Tử về bản
tính của con người là do trời phú và quan niệm thiên nhân hợp nhất nên khi
bàn về vai trò của con người với vạn vật trong tự nhiên ông luôn cho rằng con
người là bộ phận cao nhất đứng trên vạn vật, con người có thể sánh ngang với
trời đất và cùng trời đất sinh ra vạn vật. Tuy nhiên, vai trò đó của con người
không phải tự nhiên mà có. Vai trò này chỉ có được khi con người có hiểu
biết, tuân theo mệnh trời, phải kính trời, phải có đạo đức, nhân, nghĩa, lễ, trí,
tín được trời phú cho. Như vậy, Khổng Tử đề cao vai trò của con người đối
với vạn vật nhưng vai trò đó chỉ có được thông qua ý trời, dựa vào trời. Trời
là một lực lượng có ý chí, có quyền uy đối với vạn vật và con người. Mọi bản
tính và việc làm của con người có trở thành thiện – ác, sang – hèn, giàu –
nghèo, sinh - tử…đều do mệnh trời, là mệnh trời mà con người không chống
lại được. Để được làm người quân tử, theo Khổng Tử con người phải biết
mệnh trời ( tri thiên mệnh). Khổng Tử cho rằng những tiêu chuẩn cơ bản của
người quân tử là phải biết mệnh trời. Ông nói : Bất tri Mạng, vô dĩ vi quân tử
dã ( không biết mệnh trời, thì chẳng có thể làm người quân tử). Biết mệnh trời
thì phải kính mệnh trời, sợ mệnh trời. Sợ mệnh trời hay không, theo Khổng
Tử đó là một tiêu chí để phân biệt giữa người quân tử và kẻ tiểu nhân. Người
quân tử sợ mệnh trời là người có đạo đức, kẻ thống trị. Kẻ tiểu nhân không sợ
mệnh trời là người không có đạo đức, kẻ bị trị. Vì vậy Khổng Tử nói : Người
quân tử có ba điều sợ : sợ mệnh trời, sợ bậc đại nhân, sợ lời dạy của Thánh
nhân. Kẻ tiểu nhân không biết mệnh trời nên không sợ, khinh nhờn bậc đại
nhân, coi thường lời dạy của Thánh nhân.

Như vậy, vai trò của con người là phải tri thiên mệnh, hiểu biết về mệnh
trời và không được làm gì trái với mệnh trời. Quan niệm đó về cơ bản là duy
tâm, con người trong mối quan hệ với trời chỉ là một lực lượng hoàn toàn thụ
động, phụ thuộc vào quyền uy tuyệt đối của trời.
Vai trò của con người trong các mối quan hệ xã hội. Theo quan niệm
của Khổng Tử, con người có nhiều mối quan hệ khác nhau tùy theo phương
diện tiếp cận và phân chia. Từ phương diện chính trị, Khổng Tử bàn đến mối
quan hệ giữa thống trị và bị trị( vua – dân, vua – tôi, quan - dân). Từ phương
diện thiết chế xã hội Khổng Tử đề cập tới mối quan hệ : trong xã hội có các
quan hệ bằng – hữu, trên – dưới ; trong gia đình là các quan hệ cha – con,
chồng – vợ, anh – em. Từ phương diện đạo đức, Khổng Tử đưa ra mối quan
hệ giữa người quân tử - kẻ tiểu nhân. Tuy nhiên, trong phạm của Tiểu luận chỉ
quan tâm, làm rõ ba mối quan hệ chủ yếu mà Khổng Tử gọi đó là ‘ Tam
cương’ ( vua – tôi, cha - con, chồng – vợ)
Mối quan hệ vua – tôi. Mối quan hệ này theo Khổng Tử lại bao gồm các
quan hệ : vua – dân, vua –tôi, quan – dân. Tùy theo đối tượng mà khái niệm
‘tôi’ đề cập đến. Một là, ‘tôi’ bao gồm những người bị trị tức là những người
dưới quyền thống trị của nhà vua. Hai là, ‘tôi’ là dân những người chịu sự
thống trị của giai cấp thống trị là vua và quan. Ba là, ‘ tôi’ gồm những người
giúp vua thực hiện việc cai trị xã hội tức là tầng lớp quan lại. Như vậy, cho dù
khái niệm ‘ tôi’ có nội hàm như thế nào thì bề tôi vẫn phải thực hiện nghĩa vụ
theo ‘ đạo’ mà Khổng Tử đã quy định. Làm bề tôi phải hết lòng phụng sự vua,
tận trung, tận hiếu với vua. Nếu không tuân theo mệnh lệnh, phụng sự vua là
bất trung, bất hiếu. Bề tôi và vua đều do trời sinh ra nên vua phải tuân theo
mệnh trời mà nuôi dưỡng, giáo dục, giáo hóa bề tôi. Trong quan niệm của
Khổng Tử về mối quan hệ vua – tôi cũng chứa đựng tính nhân văn khi ông
cho rằng nếu vua thương yêu ( nhân) bề tôi thì bề tôi phải trung thành với vua,
nếu vua coi bề tôi như chó ngựa, thì bề tôi coi vua như kẻ qua đường, vua coi
bề tôi như bùn rác, thì bề tôi coi vua như giặc thù. Như vậy, trong quan niệm
về mối quan hệ vua – tôi, Khổng Tử đã đặt ra các chuẩn mực về trung, hiếu,
nhân, nghĩa nhẵm ràng buộc trách nhiệm, nghĩa vụ lân nhau giữa vua và bề
tôi.
Về mối quan hệ cha – con. Xuất phát từ tồn tại xã hội ở phương Đông
nói chung và ở Trung Quốc thời cổ đại nói riêng. Đó là phương thức sản xuất
kiểu châu Á với đặc thù công xã nông thôn tồn tại dai dẳng nên Khổng Tử
cho rằng muốn đưa xã hội từ ‘ loạn’ về ‘ trị’ không chỉ ràng buộc trách nhiệm,
nghĩa vụ giữa vua và bề tôi mà còn phải duy trì tôn ti trật tự giữa các thành
viên trong gia đình. Để duy trì tôn ti trật tự, ràng buộc trách nhiệm, nghĩa vụ
giữa cha và con Khổng Tử đã đưa ra chuẩn mực đạo đức Từ và Hiếu. Từ là
chuẩn mực đạo đức gắn vời nghĩa vụ, trách nhiệm của những người làm cha,
làm mẹ. Cha mẹ phải có trách nhiệm yêu thương, nuôi dưỡng con cái. Hiếu là
chuẩn mực đạo đức gắn với trách nhiệm, nghĩa vụ của người con, đạo làm con
phải chăm sóc, phụng dưỡng và kính trọng cha mẹ. Đức Hiếu được Khổng Tử
nhấn mạnh hơn khi ông quan niệm và đề cao vai trò của người cha trong gia
đình. Con cái phải tuyệt đối nghe lời cha. Người con có Hiếu là tiêu chuẩn để
đạt tới đức nhân, nghĩa, lễ, trí. Sự đề cao vai trò của chuẩn mực đạo đức Từ và
Hiếu trong quan hệ cha – con thực chất là bảo vệ cho chế độ tông pháp và địa
vị thống trị của giai cấp thống trị. Sách Đại học đã ghi : đạo Hiếu đối với cha
mẹ cũng chính là để thờ vua…đạo Từ đối với con cũng là để sai khiến dân
chúng. Vì vậy, Từ và Hiếu trong quan hệ cha – con của Khổng Tử gắn chặt
mối quan hệ vua – tôi. Hiếu với cha mẹ trong gia đình nhỏ và Hiếu với vua
trong gia đình lớn- nhà nước.
Mối quan hệ chồng – vợ. Trong mối quan hệ này, Khổng Tử đưa ra
chuẩn mực Nghĩa để ràng buộc trách nhiệm, nghĩa vụ giữa chồng và vợ.
Khổng Tử cho rằng đã là vợ chồng thì phải yêu thương nhau, có trách nhiệm
với nhau. Trong đó, một mặt ông đề cao vai trò của người chồng, mặt khác
đánh giá thấp vai trò của người phụ nữ so với người đàn ông. Vì vậy, trong
mối quan hệ chồng – vợ, chồng bảo vợ phải nghe, vợ phải nghe lờ chồng. Là
người làm vợ, người phụ nữ phai đạt được Công, Dung, Ngôn, Hạnh. Nữ
dung là vẻ đẹp từ dáng đi đứng, cách ăn mặc đến cách trang điểm làm sao cho
gọn gàng, sạch sẽ, nghiêm chỉnh đi đứng khoan thai, vẻ mặt dịu dàng, tươi
cười, ăn mặc trang nhã… Nữ công cách vá may, làm các công việc nội trợ,
làm cỗ bàn cúng tế, tiếp khách… Nữ ngôn cách ăn nói, ứng xử với mọi người,
tránh những lời thô tục, chua ngoa, đanh đá làm bà con, làng nước khó chịu,
biết thưa gửi, ứng đối lịch sự, khôn khéo. Nữ hạnh nói về đạo đức, trước hết
là đức tính hiền từ, rộng rãi, biết thương người, giúp đỡ người, không cay
nghiệt, độc ác, không kiêu sa, ghen tuông. Phẩm chất quan trọng của người
đàn bà, theo đó, trước hết là hiền hòa, tế nhị. Cho nên cả những phẩm chất rất
quý ở người đàn ông như cương trực thì ở đàn bà cũng không phải là tốt.
Thứ hai, quan niệm về xã hội của Khổng Tử
Bất kỳ một học thuyết chính trị - xã hội nào cũng phải đề cập tới vấn đề
xã hội. Triết học Khổng Tử với tư cách về cơ bản là một học thuyết chính trị
- xã hội đã có những quan niệm hết sức sâu sắc về một xã hội lý tưởng để ổn
định trật tự, kỷ cương xã hội. Như đã trình bày, xã hội thời Khổng Tử là một
xã hội loạn lạc, các nước chư hầu tiến hành chiến tranh thôn tính lẫn nhau.
Trước một thực trạng xã hội như thế và với vai trò là hệ tư tưởng của giai cấp
thống trị, Khổng Tử đã mơ ước, hình dung ra một xã hội lý tưởng. Đó là một
xã hội ổn định, thái bình, đại đồng, mọi người trong xã hội đều sống hòa mục,
thân ái, bình đẳng. Ông nói: Vua chư hầu hay quan đại phu ( kẻ có nước, có
nhà) chẳng lo ít dân mà chỉ lo không đồng đều, chẳng lo nghèo, mà chỉ lo
không được an ninh. Là vì hễ đồng đều thì chẳng nghèo, người hòa thì dân số
không ít, có an ninh thì nước nhà không nghiêng đổ.
Quan niệm về một xã hội lý tưởng còn được Khổng Tử nói cụ thể hơn
trong sách Lễ ký: Sự thực hiện của đạo lớn là, thiên hạ là của chung, tuyển
chọn người hiền và cử người tài năng, nói điều tín và tu sửa hòa mục. Cho
nên người ta không chỉ tôn kính cha mẹ mình, không chỉ thương yêu con cái
mình, còn khiến cho người già được sống trọn đời, người trai tráng được sử
dụng, trẻ thơ được lớn lên, người không vợ, người không chồng, trẻ mồ côi,
người không con, người tàn tật, tất cả đều được chăm sóc.
Từ quan niệm về xã hội lý tưởng của Khổng Tử, có thể khái quát một số
đặc trưng cơ bản của xã hội đó như sau:
- Là một xã hội ổn định, thái bình có trật tự kỷ cương, mọi người sống
bình đẳng, hòa mục.
- Là một xã hội có đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ đặc biệt là có
đười sống đạo đức.
- Là một xã hội có nền giáo dục phát triển, mọi người trong xã hội được
giáo dục.
Như vậy, quan niệm về xã hội của Khổng Tử là một xã hội lý tưởng chứa
đựng những tinh thần nhân văn sâu sắc. Nó thể hiện mong ước của Khổng Tử
về một xã hội ổn định, thái bình, có trật tự kỷ cương khi ông chứng kiến thực
trạng xã hội đang loạn lạc.
Thứ ba, quan niệm về đường lối trị nước theo đức trị của Khổng Tử
Đường lối trị nước theo đức trị là nét đặc thù của Nho giáo nói chung và
Khổng Tử nói chung. Theo đường lối này, việc cai trị và quản lý xã hội dựa
trên những chuẩn mực, nguyên tắc, quy phạm đạo đức để điều chỉnh hành vi
của con người trong các mối quan hệ nhằm ổn định trật tự, kỷ cương của xã
hội. Khổng Tử đề ra đừng lối trị nước theo đức trị xuất phát từ thực trạng đạo
đức xã hội đang xuống cấp, đạo đức phi nhân tính đang thống trị xã hội và
quan niệm về bản tính con người chủ yếu từ góc độ đạo đức. Nội dung đường
lối trị nước theo đức trị trong học thuyết chính trị - xã hội của Khổng Tử gồm
những nội dung cụ thể sau:
Một là, quan niệm về vai trò của đạo đức của Khổng Tử.
Đạo đức được xem là công cụ, phương tiện đặc biệt và chủ yếu được
giai cấp phong kiến sử dụng để cai trị và quản lý xã hội. Để đưa xã hội về
trạng thái ổn định, có trật tự kỷ cương, Khổng Tử đặc biệt đề cao vai trò của
đạo đức trong duy trì các mối quan hệ xã hội. Trong cuốn sách Luận ngữ, ông
nói: Nếu dẫn dắt bằng đạo đức, sửa trị bằng lễ giáo, thì dân không những có
lòng hổ thẹ mà còn cảm hóa quy phục. Đề cao vai trò của đạo đức nên Khổng
Tử cho rằng, đạo đức là biện pháp mang lại hiệu quả nhất thu phục lòng
người. Ông nói: Làm chính trị bằng đức, thì tự mình sẽ giống như sao Bắc
Đẩu, ở nguyên một chỗ, mà mọi vì sao khác chầu quanh mình.
Đạo đức là cơ sở, điều kiện quan trọng nhất, là gốc để hình thành và
hoàn thiện đạo đức của con người làm cho xã hội được ổn định, có trật tự kỷ
cương. Khổng Tử cho rằng, muốn tạo được ổn định trật tự từ xã hội đến gia
đình thì cần phải tiến hành các biện pháp mang nội dung đạo đức. Lấy đạo
đức làm công cụ, phương tiện chủ yếu để cai trị và quản lý xã hội. Theo đó,
những chuẩn mực, nguyên tắc đạo đức phải trở thành những quy định, nguyên
tắc có nề nếp chi phối mọi hành vi của con người trong các mối quan hệ từ
gia đình cho đến xã hội. Chỉ có như vậy mọi người mới có đạo đức nhân,
nghĩa, lễ, trí, tín làm cho xã hội ổn định. Để ai cung có đạo đức, theo Khổng
Tử mỗi người từ vua đến dân phải tích cực “ tu thân” ( tu dưỡng đạo đức) như
sách Đại học đã ghi: “ Từ Thiên tử cho đến kẻ thứ dân, tất cả đều lấy việc sửa
mình làm gốc”.
Có đạo đức và quá trình thực hiện hành vi đạo đức giữ vai trò quyết
định nhất đối với việc hình thành mẫu người lý tưởng – người quân tử. Xuất
phát từ quan niệm về một xã hội lý tưởng nên để có xã hội lý tưởng đó,
Khổng Tử cho rằng phải có con người lý tưởng. Mẫu người lý tưởng đó theo
Khổng Tử là mẫu người “ Quân tử”. Như đã trình bày, tiêu chuẩn để phân biệt
giữa người quân tử và kẻ tiểu nhân dựa vào việc có sợ mệnh trời hay không.
Người quân tử vì sợ mệnh trời nên tuân theo mệnh trời phải có đạo đức, hiểu
biết mệnh trời và thực hiện nhân, lễ, trí, tín, phải tu thân, tề gia, trị quốc, bình
thiên hạ. Người quân tử là người coi trọng nghĩa, coi thường lợi. Để trở thành
người quân tử phải trải qua quá trình nỗ lực học tập, rèn luyện, tu dưỡng bản
thân ở bất kỳ điều kiện hoàn cảnh nào. Khổng Tử nói: “ Người quân tử chẳng
bao giờ rời bỏ điều nhân, dù chỉ trong khoảng thời gian một bữa ăn, dẫu trong
cơn vội vàng hay trong lúc nghiêng ngả chao đảo, người ấy cũng vẫn ở với
điều nhân”. Người quân tử phải thực hiện nhân: mình muốn lập thân thì cũng
giúp cho người khác được lập thân, mình muốn thành đạt thì cũng giúp cho
người khác thành đạt, điều gì mình không muốn thì cũng đừng áp đặt cho
người khác ( kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân). Có được nhân như thế người quân
tử luôn: phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất để
trở thành người có năng lực cai trị xã hội.
Như vậy, Khổng Tử đã đề cao vai trò của đạo đức, thậm chí còn tuyệt đối
hóa nó trong việc lập lại trật tự kỷ cương xã hội và xây dựng mẫu người lý
tưởng. Khổng Tử tuyệt đối hóa vai trò của đạo đức, không quan tâm đến vai
trò của các nhân tố khác trong việc đưa xã hội từ “ loạn” đến trị và hoàn thiện
nhân cách con người đó hoàn toàn là một quan niệm siêu hình, phiến diện nên
cũng không tạo ra được con người có năng lực toàn diện và không mang lại
hiệu quả cai trị xã hội thời loạn lạc.
Hai là, những biện pháp cơ bản của đường lối đức trị
Để thực hiện đường lối đức trị trong cai trị và quản lý xã hội, Khổng Tử
đã đưa ra nhiều biện pháp khác nhau. Tuy nhiên, do điều kiện hạn chế nên bài
viết chỉ tập chung làm rõ biện pháp quan trọng nhất trong hệ thống các biện
pháp. Đó là, thực hiện Nhân, Lễ, Chính danh.
Nhân là một phạm trù cơ bản trong tư tưởng chính trị, đạo đức và đường
lối trị nước của Khổng Tử. Tìm hiểu về nhân trong tư tưởng của ông có rất
nhiều nghĩa. "Nh©n" lµ ®øc tÝnh toµn thiÖn, lµ c¸i gèc ®¹o
®øc cña con ngêi. Mét häc trß hái Khæng Tö,"thÕ nµo lµ
nh©n", «ng tr¶ lêi: "th¬ng ngêi lµ nh©n"," ®iÒu g× mµ
m×nh kh«ng muèn th× ®õng ®em ¸p dông cho ngêi kh¸c"
(kû së bÊt dôc, vËt thi nh©n) lµ nh©n; "m×nh muèn lËp
th©n, th× còng gióp ngêi lËp th©n, m×nh muèn thµnh ®¹t
th× còng gióp ngêi thµnh ®¹t" lµ nh©n; " nh©n lµ th¬ng
yªu ngêi", nh©n lµ " t«n träng ngêi hiÒn, nh©n lµ lßng ng-
êi, t×nh ngêi, lµ quan hÖ gi÷a ngêi víi ngêi". Như vậy, “ nhân”
là một phạm trù mọi đức khác cần có của con người như nhĩa, lễ, trí, tín,
hiếu, trung

Lễ là phạm trù chỉ những tôn ti, trật tự, kỷ cương của xã hội mà
mọi người trong xã hội phải học tập và tuân theo. Lễ là những chuẩn
mực, những quy tắc có tính bắt buộc đối với mọi hành vi của con người
trong các mối quan hệ xã hội.

LÔ quan hÖ chÆt chÏ víi nh©n. Nh©n lµ néi dung, lÔ lµ


h×nh thøc biÓu hiÖn cña nh©n. Thiếu Nhân thì Lễ chỉ là hình thức
giả dối: “Người không có đức Nhân thì Lễ mà làm chi”. V× thÕ ®Ó ®¹t
®îc nh©n Khæng Tö khuyªn con ngêi ta:" chí xem ®iÒu tr¸i
lÔ, chí nghe ®iÒu tr¸i lÔ, chí nãi ®iÒu tr¸i lÔ vµ chí lµm ®iÒu
tr¸i lÔ"
Chính danh là một phạm trù cơ bản trong tư tưởng đức trị và là một biện
pháp chính trị để cai trị xã hội. Khổng Tử yêu cầu, chính danh là phải đặt
đúng tên cho sự vật và gọi sự vật bằng đúng tên của nó sao cho danh đúng với
thực. Trong xã hội, mỗi người có một địa vị khác nhau, ứng với mỗi địa vị ấy
là danh khác nhau nên mỗi người cần phải có một phẩm chất tương ứng với
địa vị của mình và phải suy nghĩ và làm đúng với địa vị ấy. Bởi theo Khổng
Tử nếu “ Danh không chính thì ngôn không thuận, ngôn không thuận thì việc
không thành, việc không thành thì lễ nhạc không hưng thịnh, lễ nhạc không
hưng thịnh thì hình phạt không trúng, hình phạt không trúng thì dân không
biết đặt vào đâu mà làm”. Trong các mối quan hệ xã hội, Khổng Tử yêu cầu
chính danh là phải: vua ra vua – thần ra thần, cha ra cha – con ra con, chồng
ra chồng – vợ ra vợ, anh ra anh – em ra em…có như thế thì xã hội không loạn
mà luôn được yên ổn.
Như vậy, Nhân, Lễ, Chính danh không chỉ là nội dung mà còn là biện
pháp trong đường lối đức trị của Khổng Tử nhằm ổn định trật tự xã hội, bảo
vệ lợi ích của giai cấp thống trị phong kiến. Giữa Nhân, Lễ, Chính danh có
mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nhân là nội dung, Lễ là hình thức biểu hiện
của Nhân, Chính danh là con đường để đạt đến nhân.
2. ẢNH HƯỞNG CỦA HỌC THUYẾT CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
TRONG TRIẾT HỌC KHỔNG TỬ ĐỐI VỚI CÁC MỐI QUAN HỆ
TRONG GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM

2.1. Khái quát quá trình du nhập triết học Khổng Tử vào Việt Nam
Việt Nam là nước láng giềng của Trung Quốc - một trong những trung
tâm văn hóa tư tưởng của nhân loại nên chịu nhiều ảnh hưởng của các tư
tưởng triết học như : Âm dương – ngũ hành, Đạo gia, Pháp gia…trong đó
chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất là Nho giáo do Khổng Tử sáng lập nên.

Nho gi¸o nói chung và triết học Khổng Tử nó riêng chủ yếu ®îc
truyÒn b¸ vµo ViÖt Nam thông qua hai con đường : Một là, do nh÷ng
kÎ x©m lîc, víi môc đích dïng Nho gi¸o nh mét thứ vò khÝ nh»m
®ång ho¸ d©n téc Việt Nam, biÕn ViÖt Nam thµnh mét bé
phËn của Trung Quèc. Hai là, do c¸c nh©n sü, danh nho tõ Trung
Quèc do l¸nh n¹n, di c hoÆc ®èi lËp víi quan ®iÓm chÝnh trÞ
cña nhµ níc ch¹y sang, më trêng häc kiÕm sèng.

Nhìn vào lÞch sö ph¸t triÓn cña dân tộc ta, ngay tõ thêi kú
B¾c thuéc, tr¶i qua ngãt ngµn n¨m ®Õn TiÒn Lª, Nho gia ë
ViÖt Nam cã sù ph¸t triÓn nhÊt ®Þnh, nhưng ở thời kỳ này nã cha
chiÕm u thÕ trong ®êi sèng tinh thÇn cña nh©n d©n, kÓ c¶
trong c¸c tÇng líp trªn cña x· héi. Chỉ đến khi nhà Lý ®îc thµnh
lËp, do t×nh h×nh trong níc cã phÇn æn ®Þnh, triÒu ®×nh
cã ®iÒu kiÖn më mang häc vÊn đào tạo trí thức cho triều đình
phục vụ công cuộc xây dựng đất nước. Vì vậy, Nho gi¸o theo ®ã mµ
cã bíc ph¸t triÓn hơn.
Đến thời nhà TrÇn, Nho gi¸o có điều kiện để ph¸t triÓn h¬n nhµ
Lý. Bởi thêi kú nµy c¸c khoa thi ®îc më thường xuyên hơn. N¨m
1236, TrÇn Th¸i T«ng lËp Quèc tö viÖn, ë ®ã d¹y Tø th, Ngò
kinh cho con em c¸c nhµ quý téc. N¨m 1253, Quèc häc viÖn
®îc thµnh lËp ®Ó cho c¸c nho sü ®· cã tr×nh ®é nhÊt ®Þnh
vÒ Nho gi¸o lui tíi häc tËp. TriÒu ®×nh cßn ®Æt ra "Tam kh«i"
(tr¹ng nguyªn, b¶ng nh·n, th¸m hoa) cµng lµm cho viÖc thi cö
thu hút nhiều người tham gia hơn.
Bắt đầu từ nhà Lª trë ®i, Nho giáo trở thµnh quèc gi¸o cña ViÖt
Nam. Theo đó, Nho gi¸o ®îc xem nh mét häc thuyÕt triÕt häc
vµ chÝnh trÞ-x· héi kh«ng thÓ thay thÕ ë ViÖt Nam. Vào năm
1858, thùc d©n Ph¸p xâm lược Việt Nam nên chế độ học tập và thi cử
theo Nho giáo bị bãi bỏ cũng đồng nghĩa với việc hạn chế sự ảnh hưởng của
Nho giáo đến nước ta. Tuy vËy, Nho gi¸o vÉn ¶nh hëng ®Õn x· héi
vµ con ngêi ViÖt Nam cho tới tận ngày nay.

2.2. Các mối quan hệ trong gia đình truyền thống Việt Nam dưới sự
ảnh hưởng của học thuyết chính trị - xã hội của Khổng Tử
Học thuyết chính trị - xã hội của Khổng Tử có ảnh hưởng đến nhiều
lĩnh vực của xã hội Việt Nam. Tuy nhiên, trong phạm vi Tiểu luận chỉ bàn về
sự ảnh hưởng của nó đối với các mối quan hệ trong gia đình truyền thống Việt
Nam.
Truyền thống là những giá trị, được truyền từ đời này sang đời nọ, thế hệ
này đến thế hệ khác. Những giá trị truyền thống khi đã kết tinh thành tinh hoa
sẽ có một sức sống muôn đời; truyền thống là cơ sở để chúng ta lựa chọn, tiếp
thu những cái đẹp của nhân loại, đồng thời loại bỏ những cái xấu, cái độc hại
xâm nhập vào từ bên ngoài.
Gia đình truyền thống Việt Nam là một gia đình trật tự, nền nếp, êm
ấm; là một gia đình trong đó mọi thành viên đều biết nhiệm vụ của mình, tự
giác tổ chức cuộc sống ổn định, mọi người hoà thuận, giữ đúng lễ nghĩa, trên
kính dưới nhường là một gia đình có kỷ cương, tình thương và trách nhiệm.
Những gia đình có truyền thống tốt đẹp như vậy, nhân dân ta thường đánh giá
là một gia đình gia giáo, có nề nếp gia phong.
Tổ chức kết cấu của gia đình truyền thống Việt Nam với nhiều thế hệ
cùng chung sống. Do đó, trong gia đình có rất nhiều mối quan hệ khác nhau.
Nhưng Tiểu luận chỉ tập chung nghiên cứu về sự ảnh hưởng của học thuyết
chính trị - xã hội của Khổng Tử đối với các mối quan hệ cơ bản trong gia đình
truyền thống Việt Nam, đó là: cha - con, chồng – vợ, anh – em.
Dưới ảnh hưởng của học thuyết chính trị - xã hội của Khổng Tử, mỗi
thành viên trong gia đình truyền thống Việt Nam đều có những chuẩn mực
đạo đức ứng với địa vị của mình trong gia đình. Trong ba mối quan hệ có ý
nghĩa đạo lý: cha - con, chồng – vợ, anh – em, mỗi cặp đó đều có bề trên và
bề dưới. Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dưỡng giáo dục con cái, đạo làm con
phải nghe lời cha mẹ, nếu không nghe lời cha mẹ thì giống như “ các không
ăn muối cá ươn, con không nghe cha mẹ trăm đường con hư”. Trong gia đình
người cha cần phải nghiêm khắc, công bằng và dứt khoát, là hiện thân của
tính cứng rắn, nguyên tắc, kỷ luật và định hướng cho phát triển, trưởng thành
của các con. Người mẹ giáo dục con tính dịu dàng, tế nhị, khoan dung, độ
lượng, tình thương, trách nhiệm...Những trách nhiệm của cha mẹ đã được đúc
kết thành những câu ca dao tục ngữ: “Con có cha như nhà có nóc”, “Đàn ông
xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”, “Công cha như núi Thái Sơn. Nghĩa mẹ như nước
trong nguồn chảy ra”. Hay trong các giai điệu của bài hát: “Ba sẽ là cánh
chim, cho con bay thật xa. Mẹ sẽ là nhành hoa, cho con cài lên ngực. Ba mẹ là
lá chắn, che chở suốt đời con”. Hoặc “cô giáo là mẹ hiền, mẹ cũng là cô giáo”
đã mãi khắc sâu hình ảnh của người cha và người mẹ đối với mỗi con người
Việt Nam. Nhưng chính vì phải tuân theo chuẩn mực đạo đức của người làm
con nên trong gia đình truyền thống Việt Nam có tư tưởng “ cha mẹ đặt đâu
con ngồi đấy”, nhất là trong việc cưới vợ, gả chồng cho con. Đây là quan
niệm đã tồn tại rất lâu dài trong các gia đình ở nước ta, đặc biệt trong thời kỳ
phong kiến. Đạo làm cha, làm mẹ phải là tấm gương cho con cái noi theo.
Đạo làm con không chỉ vâng lời cha mẹ mà còn phải thực hiện chữ Hiếu đối
với cha mẹ. Trong các gia đình truyền thống Việt Nam, người đàn ông được
đề cao và có vai trò nhất, là chủ gia đình là người quyết định mọi việc, làm
trọng tài phân xử cho mọi người. Người cha là chủ gia đình. Khi người cha
chết thì quyền đó chuyển sang người con trai trưởng. Nếu người mẹ còn sống
tất nhiên người con phải tôn trọng mẹ, hỏi ý kiến mẹ, nhưng ít ra đối với mọi
người con trai trưởng đã là chủ gia đình. Con trai trưởng là người thừa tự, ở
lại nhà của bố mẹ không ra ở riêng. Khi cha mẹ chết, dù có đi làm ở xa hay
sống ở đâu thì vẫn phải có trách nhiệm chăm sóc em út. Chính vì thế, trong
các gia đình, khi cha mẹ qua đời đều để lại di chúc chia đất cho các con và
người con trai trưởng thường ở lại đất mà cha mẹ khi còn sống đã ở.
Gia đình là kết quả của cuộc hôn nhân giữa nam và nữ cho nên chồng có
trách nhiệm thương yêu và dạy bảo vợ. Chồng dạy bảo vợ những nề nếp trong
gia đình nhà chồng, dạy vợ cách đối nhân xử thế đối với mọi người. Cho nên
trong dân gian Việt Nam mới có câu: “ Dạy con tử thủa còn thơ. Dạy vợ từ
thủa bơ vơ mới về”. Vì đề cao vai trò của người đàn ông nên trong gia đình
người đàn bà không bao giờ là chủ gia đình, mà phải thực hiện “ tam tòng”:
lúc còn là con gái thì phải nghe cha, lúc lấy chồng thì phải nghe chồng và khi
chồng chết thì phải nghe con trai chủ gia đình là người chịu trách nhiệm về
mọi người trong nhà với làng nước mà cũng là người có trách nhiệm nuôi dạy,
tức là trách nhiệm cả vật chất và tinh thần đối với mọi người trong gia đình.
Việc đối ngoại như khách khứa, thăm viếng và đặc biệt là việc nước, việc
làng, việc họ là việc của đàn ông. Nếu chồng chết mà con trai còn nhỏ thì phải
nhờ chú bác trong họ làm thay chứ đàn bà cũng không chủ trì. Việc nội trợ và
cả việc sắp xếp làm ăn đều thuộc về người đàn bà nhưng người vợ vẫn chỉ là
danh nghĩa là giúp chồng. Việc của người đàn bà là ở buồng bếp. Những
người phụ nữ thuộc nhà gia giáo thường tránh đứng ngồi ở nhà thờ, nhà
khách. Có tiễn khách thì cũng chỉ ra đến cửa. Vì thế trong dân gian mới có
câu “ xấu hổ như dâu mới về nhà chồng”. Tuy vậy, trong những gia đình như
thế, tay hòm chìa khóa lại ở người vợ, người chồng giao tất cả tiền nong cho
vợ và không bao giờ kiểm soát sự chi tiêu của vợ. Người đàn bà được coi là
nội tướng, là chủ phụ, tuy về danh nghĩa là làm theo lời chồng, giúp chồng
nhưng thực tế thì là người chủ trì việc nhà. Không ít gia đình người chồng hèn
kém thậm chí vô trách nhiệm bỏ mặc mọi việc cho vợ, nhưng nếu người vợ tỏ
ra quyền hành trong tay mình, lấn át chống thì bị chê cười là không có nề nếp.
Đó là tư tưởng nam tôn nữ ty, nam nữ không bình đẳng. Cho nên trong nhà
đàn ông là chủ đàn bà phải thuận tùng nhưng đàn ông phải yêu thương và
kính nể vợ. Người đàn ông phải kính nể vợ nhưng lại có trách nhiệm dạy vợ.
Vợ chồng xảy ra mâu thuẫn phải “ đóng cửa bảo nhau” tránh để người ngoài
biết mà chê cười.
Anh em là những người được cha mẹ sinh ra. Tình cảm, mối quan hệ anh
– em giữa những người cùng cha, cùng mẹ được ví “ như chân với tay”. Tình
cảm anh em là tình cảm máu mủ ruột già nên phải thương yêu đùm bọc nhau.
Đạo làm anh phải thương yêu, giúp đỡ và dạy bảo em. Đạo làm em phải
thương yêu, kính trọng anh và nghe lời anh. Tình cảm, mối quan hệ anh em
được ví “ như chân với tay” nên trong các gia đình truyền thống Việt Nam nó
được đem ra so sánh với tình cảm vợ chồng. Có những quan niệm rằng: “Vợ
có thể thay đổi được chứ anh em không thể thay đổi được”. Có lẽ đó là sự uốn
nắn đối với một xu thế thông thường cũng rất tự nhiên là khi đã có vợ, người
con trai thường thân yêu vợ hơn anh em và điều đó thường dẫn đến nhạt tình
máu mủ và rạn nứt trong gia đình lớn.
Ngoài ba mối quan hệ cơ bản trên, trong gia đình truyền thống Việt
Nam còn có các mối quan hệ khác như: ông – cháu, mẹ chồng – con dâu…
Trong các mối quan hệ đó, dù là mối quan hệ nào thì mỗi người đều có những
chuẩn mực đạo đức ứng với địa vị trong gia đình và có sự phân biệt giữa bề
trên và bề dưới, trên phải thương yêu, dạy bảo dưới, dưới phải nghe lời trên.
Học thuyết chính trị - xã hội của Khổng Tử đã có những tác động sâu
sắc và có những tích cực đối với các mối quan hệ trong gia đình truyền thống
Việt Nam. Nó đã tạo ra một tôn ti, trật tự, nề nếp trong gia đình, làm cho mỗi
thành viên sống có trách nhiệm và nghĩa vụ với nhau, gia đình được êm ấm,
tràn đầy tình yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Học thuyết cũng đã góp phần
xây dựng các truyền thống tốt đẹp trong gia đình Việt Nam. Những chuẩn
mực đạo đức ràng buộc trách nhiệm của mỗi người trong gia đình làm cho các
mối quan hệ được duy trì đúng khuôn phép nên gia đình không bị đảo lộn
theo kiểu “ cá đối bằng đầu”.
Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực, học thuyết chính trị - xã
hội của Khổng Tử cũng có những tác động tiêu cực đến các mối quan hệ trong
gia đình truyền thống Việt Nam. Đó là tư tưởng trọng nam khinh nữ dẫn hiện
tượng gia trưởng của người đàn ông trong gia đình, vai trò của người phụ nữ
bị xem nhẹ và gắn với những chuẩn mực đạo đức hà khắc “ tam tòng”, “ tứ
đức”. Tư tưởng “ cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” làm mất đi vai trò tự chủ khi
đã trưởng thành của người con…
Gia đình truyền thống Việt Nam như trên tồn tại ít thay đổi cho đến cuối
thế kỷ XIX. Từ đầu thế kỷ XX đến nay, xu hướng Âu hóa, thực tế kháng
chiến và thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội dưới sự tác động của nền kinh tế
thị trường đã làm thay đổi khá nhiều các mối quan hệ trong các gia đình ở
Việt Nam. Xu hướng đất nước mở cửa hội nhập và dưới sự tác động của nền
kinh tế thị trường đã làm các mối quan hệ ở một số gia đình có nhiều xáo
trộn. Cha mẹ vì phải bận rộn với việc làm kinh tế nên việc trực tiếp giáo dục
con cái rất hạn chế. Việc giáo dục con cái được giao cho xã hội và nhà trường.
Có một số người làm cha, làm mẹ chưa thực sự là tấm gương về chuẩn mực
đạo đức cho con cái nên dẫn đến con không nghe cha mẹ, cãi lại cha mẹ. Vì
tác động của môi trường xã hội, vì cha mẹ không là tấm gương dạy dỗ con cái
nên mới có một số hiện tượng con cái cãi, chửi, đánh lại cha mẹ, thậm chí gần
đây còn có hành vi phi đạo đức giết cha, giết mẹ. Cũng vì tác động của nền
kinh tế thị trường và không giữ đúng chuẩn mực đạo đức nghĩa vợ chồng nên
có rất nhiều cuộc hôn nhân diễn ra rất ngắn ngủi, họ xem hôn nhân dường như
không phải là một việc quan trọng như ông cha đã từng nói: “ tậu trâu, cưới
vợ, làm nhà” là ba việc lớn quan trọng của người đàn ông. Tình cảm anh em
máu mủ ruột già cũng bị li tán bởi sự tác động của lợi ích kinh tế thị trường và
sự không giữ vững đạo làm anh, đạo làm em. Anh em tranh giành gia tài của
hồi môn mà cha mẹ để lại.
Thực trạng đạo đức bị phá vỡ trong một số gia đình như thế đã đặt ra vấn
đề phải thiết lập lại trật tự các mối quan hệ trong gia đình để dư luận không
phải bàng hoàng trước một số hành vi phi đạo đức, phi nhân tính xảy ra trong
thời gian vừa qua. Việc hiện đại hóa gia đình hiện nay, về căn bản cũng là tiếp
tục xử lý những vấn đề do gia đình truyền thống như thế đặt ra. Vì vậy, mỗi
thành viên trong gia đình cần phải nêu cao trách nhiệm nghĩa vụ đạo đức của
mình, phải tôn trọng quyền làm chủ chính đáng và tạo ra sự dân chủ bình
đẳng trong các mối quan hệ ở gia đình, thực hiện tốt phong trào “ xây dựng
gia đình văn hóa”.
KẾT LUẬN
Có thể khẳng định rằng triết học của Khổng Tử về cơ bản là một học
thuyết chính trị - xã hội. Nội dung cốt lõi trong học thuyết là từ sự nhìn nhận,
quan niệm về con người, vai trò của con người trong các mối quan hệ cơ bản
của con người từ phương diện chính trị, đạo đức, Khổng Tử đã đưa ra những
biện pháp trong cai trị và quản lý xã hội. Những biện pháp ấy, về thực chất là
những chuẩn mực, quy tắc đạo đức của con người và chi phối mọi hành vi của
con người trong các mối quan hệ. Đó cũng chính là công cụ, biện pháp để
thực hiện đường lối trị nước theo đức trị. Chính vì vậy, học thuyết chính trị -
xã hội của Khổng Tử bên cạnh những giá trị tích cực nó còn là một học thuyết
mang tính chất duy tâm và siêu hình. Bởi mục đích chủ yếu của học thuyết là
nhằm củng cố cho địa vị thống trị mãi mãi của của giai cấp thống trị phong
kiến.
Học thuyết chính trị - xã hội của Khổng Tử có ảnh hưởng rất sâu sắc đối
với các quan hệ trong gia đình tryền thống Việt Nam. Sự ảnh hưởng đó có cả
những nhân tố tích cực và tiêu cực. Vấn đề quan trọng hiện nay là phải nhận
thức đúng những giá trị tích cực và tiêu cực đó để tiếp thu, kế thừa có chọn
lọc và vận dụng vào xây dựng các mối quan hệ cơ bản, khắc phục tình trạng
suy đồi đạo đức trong một số gia đình ở Việt Nam hiện nay.
MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU
1 TRIẾT HỌC KHỔNG TỬ VỚI TÍNH CÁCH
LÀ HỌC THUYẾT CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI Ở
TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI
1.1. Tiền đề kinh tế - xã hội và tư tưởng hình thành
triết học Khổng Tử
1.2. Cơ sở khẳng định và một số nội dung cơ bản
trong học thuyết chính trị - xã hội của Khổng
Tử
2 ẢNH HƯỞNG CỦA HỌC THUYẾT CHÍNH
TRỊ - XÃ HỘI TRONG TRIẾT HỌC KHỔNG
TỬ ĐỐI VỚI CÁC MỐI QUAN HỆ TRONG
GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM
2.1. Khái quát quá trình du nhập triết học Khổng Tử
vào Việt Nam

2.2. Các mối quan hệ trong gia đình truyền thống


Việt Nam dưới sự ảnh hưởng của học thuyết
chính trị - xã hội của Khổng Tử

KẾT
LUẬN

You might also like