You are on page 1of 287

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN


_______________________

Trần Thanh Hà

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA 3 LOÀI


THUỘC CHI POLYGONUM, HỌ RAU RĂM (POLYGONACEAE):
THỒM LỒM GAI (POLYGONUM PERFOLIATUM L.),
NGHỂ TRẮNG (POLYGONUM BARBATUM L.),
MỄ TỬ LIỄU (POLYGONUM PLEBEIUM R.BR.)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC

Hà Nội - 2017
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
_______________________

Trần Thanh Hà

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA 3 LOÀI


THUỘC CHI POLYGONUM, HỌ RAU RĂM (POLYGONACEAE):
THỒM LỒM GAI (POLYGONUM PERFOLIATUM L.),
NGHỂ TRẮNG (POLYGONUM BARBATUM L.),
MỄ TỬ LIỄU (POLYGONUM PLEBEIUM R.BR.)

Chuyên ngành: Hóa Hữu cơ


Mã số: 62.44.01.14

LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS.TS Nguyễn Văn Đậu

Hà Nội - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân, được xuất phát từ yêu cầu
phát sinh trong công việc để hình thành hướng nghiên cứu. Các số liệu có nguồn gốc rõ
ràng tuân thủ đúng nguyên tắc và kết quả trình bày trong luận án được thu thập trong
quá trình nghiên cứu là trung thực chưa từng được ai công bố trước đây.

Hà Nội, tháng 06 năm 2017


Tác giả luận án

Trần Thanh Hà
LỜI CẢM ƠN

Luận án được hoàn thành tại Khoa Hóa học - Trường Đại học Khoa học Tự
nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội và Khoa Hóa Thực vật - Viện Dược liệu.

Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và lời cảm ơn chân
thành đến:

PGS. TS Nguyễn Văn Đậu đã tin tưởng giao đề tài, tận tình hướng dẫn và
tạo các điều kiện nghiên cứu thuận lợi trong suốt thời gian tôi thực hiện luận án.

Tôi gửi lời cảm ơn chân thành tới anh chị em đồng nghiệp tại Viện Dược liệu
- nơi tôi công tác, đã chia sẻ công việc, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi học
nghiên cứu sinh.

Đồng thời tôi cũng gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo, các bạn
nghiên cứu sinh khóa 2013-2016 và các em sinh viên khoa Hóa học đã tạo môi
trường nghiên cứu khoa học thuận lợi giúp đỡ tôi hoàn thành tốt bản luận án này.

Hà Nội, tháng 06 năm 2017

Nghiên cứu sinh

Trần Thanh Hà
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ...................................................................................................................1

Chương 1. TỔNG QUAN ..........................................................................................3

1.1. CHI POLYGONUM.............................................................................................3

1.1.1.Thực vật học...................................................................................................3


1.1.2. Thành phần hóa học.......................................................................................5
1.1.2.1. Flavonoid....................................................................................................5
1.1.2.2. Quinon........................................................................................................9
1.1.2.3. Stilbene và dẫn xuất..................................................................................10
1.1.2.4. Terpenoid .................................................................................................11
1.1.2.5. Phenylpropanoid .......................................................................................13
1.1.2.6. Các hợp chất khác.....................................................................................13
1.1.3. Tác dụng sinh học của các loài thuộc chi Polygonum...................................14
1.1.3.1. Tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm ...........................................................15
1.1.3.2. Tác dụng chống oxy hóa ...........................................................................16
1.1.3.3. Tác dụng giảm đau, chống viêm................................................................17
1.1.3.4. Tác dụng kháng u, chống ung thư .............................................................18
1.1.3.5. Tác dụng hạ lipid ......................................................................................18
1.1.3.6. Tác dụng chống virus................................................................................19
1.1.3.7. Các tác dụng khác.....................................................................................19

1.2. CÁC CÔNG BỐ VỀ BA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU TRONG LUẬN ÁN 20


1.2.1. Các nghiên cứu về cây thồm lồm gai (Polygonum perfoliatum L.) ...............20
1.2.1.1. Đặc điểm thực vật và công dụng theo y học cổ truyền...............................20
1.2.1.2. Thành phần hóa học của P. perfoliatum L. ................................................21
1.2.1.3. Tác dụng sinh học của P. perfoliatum L. ...................................................24
1.2.2. Các nghiên cứu về cây nghể trắng (Polygonum barbatum L.) ......................25
1.2.2.1. Đặc điểm thực vật và công dụng theo y học cổ truyền...............................25
1.2.2.2. Thành phần hóa học của P. barbatum L. ...................................................26
1.2.2.3. Tác dụng sinh học của P. barbatum L. ......................................................27
1.2.3. Các nghiên cứu về cây mễ tử liễu (Polygonum plebeium R.Br.)...................29
1.2.3.1. Đặc điểm thực vật và công dụng theo y học cổ truyền...............................29
1.2.3.2. Thành phần hóa học của P. plebeium R.Br................................................31
1.2.3.3. Tác dụng sinh học của P. plebeium R. Br..................................................31

Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................................................33

2.1. PHƯƠNG PHÁP CHIẾT CÁC CHẤT TỪ NGUYÊN LIỆU THỰC VẬT .....33

2.2. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ PHÂN TÁCH ........................................33


2.2.1. Phương pháp sắc ký .....................................................................................33
2.2.2. Phương pháp kết tinh lại ..............................................................................34

2.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT CẤU TRÚC HỢP CHẤT HỮU CƠ ......34
2.3.1. Phổ khối lượng (MS) ...................................................................................35
2.3.2. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân (NMR) ............................................................35
2.4. CÁC PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT HOẠT TÍNH SINH HỌC......................36
2.4.1. Thử tác dụng gây độc tế bào ung thư in vitro ...............................................36
2.4.2. Thử tác dụng chống oxy hóa........................................................................36
2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu............................................................................37

Chương 3. THỰC NGHIỆM ....................................................................................38

3.1. THIẾT BỊ VÀ HÓA CHẤT............................................................................38


3.1.1. Thiết bị ........................................................................................................38
3.1.2. Hóa chất, dung môi, dụng cụ.......................................................................38

3.2. NGUYÊN LIỆU THỰC VẬT ........................................................................39


3.2.1. Cây thồm lồm gai (Polygonum perfoliatum L.) ............................................39
3.2.2. Cây nghể trắng (Polygonum barbatum L.) ...................................................39
3.2.3. Cây mễ tử liễu (Polygonum plebeium R.Br.)................................................40
3.3. ĐIỀU CHẾ CÁC PHẦN CHIẾT TỪ NGUYÊN LIỆU THỰC VẬT .............40
3.3.1. Chuẩn bị nguyên liệu ...................................................................................40
3.3.2. Điều chế các phần chiết ...............................................................................40

3.4. PHÂN TÍCH CÁC PHẦN CHIẾT BẰNG SẮC KÝ LỚP MỎNG..................41
3.4.1. Phân tích các phần chiết từ cây thồm lồm gai...............................................41
3.4.1.1. Phân tích phần chiết n-hexan (TLH) .........................................................41
3.4.1.2. Phân tích phần chiết etyl axetat (TLE) .....................................................41
3.4.1.3. Phân tích phần chiết n-butanol (TLB) ......................................................41
3.4.2. Phân tích các phần chiết từ cây nghể trắng...................................................42
3.4.2.1. Phân tích phần chiết n-hexan (NTH) .........................................................42
3.4.2.2. Phân tích phần chiết etyl axetat (NTE) .....................................................42
3.4.2.3. Phân tích phần chiết n-butanol (NTB)......................................................42
3.4.3. Phân tích các phần chiết từ cây mễ tử liễu....................................................42
3.4.3.1. Phân tích phần chiết n-hexan (MTH) ........................................................42
3.4.3.2. Phân tích phần chiết etyl axetat (MTE) ....................................................42
3.4.3.3. Phân tích phần chiết n-butanol (MTB) .....................................................42

3.5. PHÂN LẬP CÁC HỢP CHẤT TỪ CÁC PHẦN CHIẾT ................................43

3.5.1. Phân lập các hợp chất từ cây thồm lồm gai ..................................................43
3.5.1.1. Phân tách phần chiết n-hexan (TLH)........................................................43
3.5.1.2. Phân tách phần chiết etyl axetat (TLE)......................................................44
3.5.1.3. Phân tách phần chiết n-butanol (TLB).......................................................46

3.5.2. Phân lập các hợp chất từ cây nghể trắng.......................................................46


3.5.2.1. Phân tách phần chiết n-hexan (NTH) .......................................................46
3.5.2.2. Phân tách phần chiết etyl axetat (NTE) .....................................................48
3.5.2.3. Phân tách phần chiết n-butanol (NTB) .....................................................49

3.5.3. Phân lập các hợp chất từ cây mễ tử liễu .......................................................50


3.5.3.1. Phân tách phần chiết n-hexan (MTH)........................................................50
3.5.3.2. Phân tách phần chiết etyl axetat (MTE).....................................................51
3.5.3.3. Phân tách phần chiết n-butanol (MTB)......................................................53

3.6. HẰNG SỐ VẬT LÝ VÀ DỮ KIỆN PHỔ CỦA CÁC HỢP CHẤT.................53


3.6.1. Các hợp chất được phân lập từ cây thồm lồm gai .........................................53
3.6.2. Các hợp chất được phân lập từ cây nghể trắng .............................................65
3.6.3. Các hợp chất được phân lập từ cây mễ tử liễu ..............................................72

3.7. KHẢO SÁT HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA CÁC CẶN CHIẾT VÀ MỘT SỐ
CHẤT TINH KHIẾT PHÂN LẬP ĐƯỢC.............................................................82
3.7.1. Khảo sát hoạt tính độc tế bào .......................................................................82
3.7.2. Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa ................................................................83
3.7.2.1. Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa của các cặn chiết. .................................83
3.7.2.2. Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa của các chất tinh khiết..........................84

Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..............................................................85

4.1. HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA CÁC CẶN CHIẾT........................................85


4.1.1. Kết quả thử hoạt tính độc tế bào của các mẫu cặn chiết................................85
4.1.2. Kết quả thử hoạt tính chống oxy hóa của các cặn chiết ................................86

4.2. ĐIỀU CHẾ CÁC PHẦN CHIẾT....................................................................87

4.3. PHÂN TÍCH THÀNH PHẦN HÓA HỌC CÁC PHẦN CHIẾT .....................88
4.3.1. Phân tích các phần chiết từ cây thồm lồm gai...............................................88
4.3.1.1. Phân tích phần chiết n-hexan (TLH) .........................................................88
4.3.1.2. Phân tích phần chiết etyl axetat (TLE) .....................................................88
4.3.1.3. Phân tích phần chiết n-butanol (TLB) ......................................................89
4.3.2. Phân tích các phần chiết từ cây nghể trắng...................................................89
4.3.2.1. Phân tích phần chiết n-hexan (NTH) .........................................................89
4.3.2.2. Phân tích phần chiết etyl axetat (NTE) .....................................................89
4.3.2.3. Phân tích phần chiết n-butanol (NTB)......................................................89
4.3.3. Phân tích các phần chiết từ cây mễ tử liễu....................................................90
4.3.3.1. Phân tích phần chiết n-hexan (MTH) ........................................................90
4.3.3.2. Phân tích phần chiết etyl axetat (MTE) ....................................................90
4.3.3.3. Phân tích phần chiết n-butanol (MTB) .....................................................90

4.4. PHÂN TÁCH CÁC PHẦN CHIẾT ................................................................91


4.4.1. Phân lập các hợp chất từ cây thồm lồm gai ..................................................91
4.4.1.1. Phân tách phần chiết n-hexan (TLH).........................................................91
4.4.1.2. Phân tách phần chiết etyl axetat (TLE)......................................................91
4.4.1.3. Phân tách phần chiết n-butanol (TLB).......................................................91
4.4.2.1. Phân tách phần chiết n-hexan (NTH) ........................................................91
4.4.2.2. Phân tách phần chiết etyl axetat (NTE) .....................................................91
4.4.2.3. Phân tách phần chiết n-butanol (NTB) ......................................................92
4.4.3. Phân lập các hợp chất từ cây mễ tử liễu .......................................................92
4.4.3.1. Phân tách phần chiết n-hexan (MTH)........................................................92
4.4.3.2. Phân tách phần chiết etyl axetat (MTE).....................................................92
4.4.3.3. Phân tách phần chiết n-butanol (MTB)......................................................92

4.5. CẤU TRÚC CỦA CÁC HỢP CHẤT PHÂN LẬP..........................................97


4.5.1. Các hợp chất được phân lập từ thân rễ cây thồm lồm gai .............................97
4.5.2. Các hợp chất được phân lập từ cây nghể trắng ...........................................123
4.5.3. Các hợp chất được phân lập từ cây mễ tử liễu ............................................138
4.6. KẾT QUẢ HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HÓA CỦA CHẤT TINH KHIẾT.154

KẾT LUẬN ...........................................................................................................157

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN...........160

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................161

PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

Chữ viết tắt Nghĩa Tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt


13
C-NMR Cacbon 13 Nuclear Magnetic Resonance Phổ cộng hưởng từ hạt nhân
Spectroscopy cacbon 13
1H- 1H COSY 1H- 1H Chemical Shift Correlation Phổ tương tác proton
Spectroscopy
1
H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Phổ cộng hưởng từ hạt nhân
Spectroscopy proton
ABTS 2,2'-azino-bis(3-ethylbenzthiazoline-6- Một loại gốc tự do
sulphonic acid
CC Column Chromatography Sắc ký cột thường
CH2Cl2, DCM Dichloromethan Điclometan
DEPT Distortionless Enhancement by Kỹ thuật DEPT
Polarisation Transfer
DMSO Dimethyl sulfoxide (CH3)2SO
DPPH 1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl Một loại gốc tự do
EC50 Effective concentration 50% Nồng độ có hiệu quả 50%
the concentration of a drug that gives
half-maximal response
EI-MS Electron Impact Mass Spectroscopy Phổ khối lượng va chạm điện tử
ESI-MS Electronspray Ionization Mas Spectrum Phổ khối ion hóa phun mù điện tử
EtOAc Ethyl acetate Etyl axetat
EtOH Ethanol Etanol
FC Flash Chromatography Sắc ký cột nhanh
Hela Hela human cervix cell line Dòng tế bào ung thư cổ tử cung
HepG2 human liver cancer cell line tế bào ung thư gan ở người
HIV Human immunodeficiency virus Virut gây suy giảm miễn dịch ở
người
HMBC Heteronuclear Multiple Bond Phổ tương tác dị hạt nhân qua
Connectivity nhiều liên kết
HPLC High-performance liquid Sắc ký lỏng hiệu năng cao
chromatography
HSQC Heteronuclear Single Quantum Phổ tương tác dị hạt nhân qua 1
Coherence liên kết
HSV Herpes simplex virus Virut Herpes
HT-1080 human sarcoma cell line Tế bào ung thư mô ác tính
IC50 Inhibitory concentration 50% Nồng độ ức chế 50% đối tượng
the concentration of an inhibitor where thử
the response (or binding) is reduced by
half
L-02 human normal liver cells tế bào gan thường
LC–ESI-MS Liquid chromatography-electrospray Sắc ký lỏng ghép nối ion hóa
ionization- Mass Spectrometry khối phổ
MBC Minimum bactericidal concentration Nồng độ diệt khuẩn tối thiểu
MCF-7 Human breast adenocarcinoma cell line Dòng tế bào ung thư vú người
MCF-7/ADM adriamycin-resistant breast cancer cell Tế bào ung thư vú người kháng
line adriamycin
MCF-7/TAMR tamoxifen -resistant breast cancer cell Tế bào ung thư vú người kháng
line tamoxifen
MDA-MB- Human breast cancer cell line Tế bào ung thư tuyến vú xâm lấn
231
MeOH, Methanol Metanol
CH3OH
MIC Minimum Inhibitory Concentration Nồng độ kháng sinh tối thiểu ức
chế vi khuẩn
Mini-C Minicolumn Chromatography Sắc ký cột tinh chế
MTT [3-(4,5-dimethylthiazol-2- yl)2,5- [3-(4,5-dimetylthiazol-2-yl)2,5-
diphenyltetrazolium bromide] diphenyltetrazoli bromua]
TLC Thin layer Chromatography Sắc ký lớp mỏng
TMS Tetrametyl Silan Tetrametyl Silan
Trolox 6-hydroxy-2,5,7,8-tetramethylchroman- Acid 6-hydroxy-2,5,7,8-
2-carboxylic acid tetramethylchroman-2-carboxylic
UPLC-ESI- Ultra-performance liquid Sắc ký lỏng hiệu năng siêu cao
MS/MS chromatography-electrospray tandem ghép nối ion hai lần khối phổ
mass spectrometry
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ VÀ SƠ ĐỒ TRONG LUẬN ÁN

Các hình

Hình 1.1. Các flavonoid phân lập từ một số loài thuộc chi Polygonum ....................7

Hình 1.2. Các quinon phân lập từ một số loài thuộc chi Polygonum ......................10

Hình 1.3. Các stilbene và dẫn xuất của một số loài thuộc chi Polygonum ..............11

Hình 1.4. Các terpenoid phân lập từ một số loài thuộc chi Polygonum..................12

Hình 1.5. Các phenylpropanoid phân lập từ một số loài thuộc chi Polygonum .......13

Hình 1.6. Các acid phenolic, lignan và các hợp chất khác thuộc chi Polygonum ....14

Hình 1.7. Cây thồm lồm gai (Polygonum perfoliatum L.) ......................................21

Hình 1.8. Cây nghể trắng (Polygonum barbatum L.) .............................................26

Hình 1.9. Cây mễ tử liễu (Polygonum plebeium R.Br.) ..........................................30

Hình 2.1. Sơ đồ nguyên tắc (a) phương pháp sắc ký cột và (b) sắc ký lớp mỏng....34

Hình 4.1. Kết quả khảo sát TLC của các cặn chiết từ cây thồm lồm gai .................89

Hình 4.2. Kết quả khảo sát TLC của các cặn chiết cây nghể trắng ........................ 90

Hình 4.3. Kết quả khảo sát TLC của các cặn chiết cây mễ tử liễu ..........................91

Các bảng

Bảng 1.1. Một số loài Polygonum ở Việt Nam.........................................................4

Bảng 3.1. Hiệu suất điều chế các phần chiết ..........................................................41

Bảng 4.1. Hiệu suất thu nhận cặn chiết từ cao tổng................................................85

Bảng 4.2. Kết quả thử độc tế bào của các mẫu cao chiết ........................................86

Bảng 4.3. Kết quả đánh giá khả năng quét gốc DPPH, ABTS của các cặn chiết.....87

Bảng 4.4. Kết quả đánh giá khả năng quét gốc tự do DPPH của chất tinh khiết ...155
Các sơ đồ

Sơ đồ 4.1. Quy trình điều chế các phần chiết từ ba đối tượng nghiên cứu ............88

Sơ đồ 4.2. Quy trình phân tách phần chiết n-hexan cây thồm lồm gai ..................92

Sơ đồ 4.3. Quy trình phân tách phần chiết etyl axetat cây thồm lồm gai...............93

Sơ đồ 4.4. Quy trình phân tách phần chiết n-butanol cây thồm lồm gai................93

Sơ đồ 4.5. Quy trình phân tách phần chiết n-hexan nghể trắng.............................94

Sơ đồ 4.6. Quy trình phân tách phần chiết etyl axetat cây nghể trắng...................94

Sơ đồ 4.7. Quy trình phân tách phần chiết n-butanol cây nghể trắng....................95

Sơ đồ 4.8. Quy trình phân tách phần chiết n-hexan cây mễ tử liễu .......................95

Sơ đồ 4.9. Quy trình phân tách phần chiết etyl axetat cây mễ tử liễu....................96

Sơ đồ 4.10. Quy trình phân tách phần chiết n-butanol cây mễ tử liễu...................96
MỞ ĐẦU

Điều kiện tự nhiên ưu đãi cho đất nước, con người Việt Nam một hệ sinh thái
phong phú và đa dạng, có tiềm năng to lớn về tài nguyên cây thuốc. Hệ thực vật ở
Việt Nam ước tính có khoảng 13.000 loài với khoảng 11.000 loài thực vật bậc cao,
800 loài rêu, 600 loài nấm và hơn 2000 loài tảo. Tính đến nay đã có hơn 3800 loài
thực vật bậc cao và bậc thấp được dùng làm thuốc trong y học cổ truyền nhằm
kháng khuẩn, kháng nấm, chống viêm nhiễm, chống ung thư, điều hòa miễn dịch,
chữa các bệnh liên quan đến tim mạch, diệt côn trùng... [1], [2], [4], [6], [7].
Trong những năm gần đây xu thế nghiên cứu phân lập, chuyển hóa, xác định
cấu trúc, đánh giá hoạt tính sinh học của các hợp chất thiên nhiên áp dụng để làm
thuốc ngày càng được các nhà khoa học quan tâm đặc biệt. Xu hướng quay trở lại
sử dụng các sản phẩm thuốc có nguồn gốc thảo dược để phòng và điều trị bệnh trở
nên thịnh hành không chỉ trên thế giới mà còn ở cả Việt Nam. Do đó, nền y học cổ
truyền nước ta đang ngày càng được hiện đại hóa để có thể phát triển hài hòa với y
học hiện đại: với việc tìm ra thuốc mới dựa trên kinh nghiệm dân gian, chiết tách và
đánh giá tác dụng chữa bệnh của các hợp chất từ tự nhiên, tiêu chuẩn hóa dược liệu
và thuốc đông dược. Đã có rất nhiều hợp chất thiên nhiên được sử dụng để chữa các
bệnh hiểm nghèo HIV/AIDS, ung thư, viêm nhiễm, tiểu đường, tim mạch... điển
hình như sử dụng vinblastin, vincristin phân lập từ cây dừa cạn làm thuốc chữa ung
thư [117]. Các hợp chất thiên nhiên ngày càng cuốn hút mạnh mẽ sự chú ý của các
nhà khoa học, tạo tiền đề cho việc phát hiện và phát triển các thuốc mới.
Chi Polygonum (họ rau Răm, Polygonaceae) có khoảng 230 loài phân bố chủ
yếu ở phía bắc bán cầu trong đó có Việt Nam. Nhiều loài trong chi này được sử
dụng trong y học dân gian với công dụng kháng viêm, lưu thông máu, chữa lỵ, lợi
tiểu [4]. Theo các nghiên cứu đã công bố thành phần hóa học của các loài thuộc chi
Polygonum bao gồm: flavonoid, acid phenolic, stilbenoid, tannin, terpenoid và
quinon với nhiều tác dụng dược lý đáng chú ý như chống khối u, chống oxy hóa,
chống viêm, chống HIV, chống suy giảm miễn dịch và chống côn trùng [110].
Như chúng ta đã biết, hoạt chất của mỗi loài thực vật được quy định không chỉ

1
bởi giống, loài mà còn bởi điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng. Cả ba loài cây thuộc chi
Polygonum là cây thồm lồm gai (Polygonum perfoliatum L.), cây nghể trắng
(Polygonum barbatum L.), cây mễ tử liễu (Polygonum plebeium R.Br.) tuy đã được
nghiên cứu trên thế giới nhưng ở Việt Nam hầu như chưa có công bố nào về thành
phần hóa học cũng như hoạt tính sinh học. Vì thế nghiên cứu chiết xuất, phân lập
các hoạt chất và làm sáng tỏ tác dụng sinh học của ba loài này thu thập tại Việt
Nam là một việc làm cần thiết, phù hợp với khuôn khổ của một đề tài luận án tiến
sĩ: “Nghiên cứu thành phần hóa học 3 loài thuộc chi Polygonum, họ Rau răm
(Polygonaceae): Thồm lồm gai (Polygonum perfoliatum L.), nghể trắng
(Polygonum barbatum L.), mễ tử liễu (Polygonum plebeium R.Br.)”.
1. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu chiết xuất, phân lập, xác định cấu trúc các chất; khảo sát hoạt tính
của các phân đoạn chiết, hợp chất phân lập từ ba loài cây của chi Polygonum thuộc
họ Rau răm (Polygonaceae), góp phần tạo cơ sở dữ liệu khoa học về thành phần hóa
học, tác dụng sinh học cũng như ứng dụng vào thực tiễn, nâng cao giá trị sử dụng
của các loài cây này.
Đối tượng nghiên cứu cụ thể là ba loài: Polygonum perfoliatum L. (thồm lồm
gai, rau má ngọ), Polygonum plebeium R.Br. (mễ tử liễu, rau đắng), Polygonum
barbatum L. (nghể trắng, nghể dại, nghể râu).
2. Nội dung nghiên cứu
- Thu thập, tổng quan các tài liệu về hóa học, y học, sinh dược học trong
nước và quốc tế về chi Polygonum, đặc biệt chú trọng 3 loài là đối tượng nghiên
cứu.
- Thu gom các mẫu cây và giám định thực vật của ba loài cây được chọn.
- Điều chế các cặn chiết, thử hoạt tính sinh học của các cặn chiết từ ba đối
tượng nghiên cứu để định hướng chiết xuất phân lập chất tinh khiết.
- Phân lập và xác định cấu trúc các hợp chất từ các cặn chiết.
- Thử hoạt tính sinh học của một số hợp chất chọn lọc từ các hợp chất phân
lập được.

2
Chương 1. TỔNG QUAN

1.1. CHI POLYGONUM


1.1.1. Thực vật học
Mô tả: Chi Polygonum thuộc họ Rau răm (Polygonaceae), là loại cỏ một năm
hoặc nhiều năm, một số ít dạng cây bụi; thân đứng thẳng, chếch, bò lan hoặc bò
trườn, phân cành ít hoặc nhiều; có gai mọc ngược hoặc không, có lông tuyến hoặc
nhẵn, một số ít có điểm tuyến, lóng dài hoặc ngắn; đốt có rễ hoặc không, rễ mảnh
hoặc thô. Lá mọc cách, có cuống hoặc gần như không cuống; phiến lá nguyên, một
số ít chia thùy, hình dạng và kích thước khác nhau, mỏng, 2 mặt có lông tơ hoặc
không, một số ít có điểm tuyến, mép có lông tơ hoặc không, gân bên dạng lông
chim, nổi rõ ở mặt dưới lá, chóp nhọn ngắn, gốc hình nêm, hình tim, tròn, mũi tên
hoặc bằng. Bẹ chìa hình ống, chất lá hoặc màng mỏng, mép vát hoặc cụt, mép có
lông mi hoặc không. Hoa mọc tụm ở nách lá hoặc là cụm hoa dạng bông, dạng đầu
hoặc chùy, mọc ở đỉnh cành hoặc nách lá, hình trụ hoặc hình sợi, phân nhánh hoặc
không, hoa nhiều, xếp đơn độc hoặc 3-5 hoa mọc tụm trong mỗi lá bắc, lá bắc hình
phễu, mép vát, có lông hoặc không. Hoa mẫu 4-5, lưỡng tính, một số ít đơn tính,
nhỏ, màu trắng, hồng hoặc vàng xanh, cuống mềm yếu, có mấu. Bao hoa 4-5 mảnh,
một số ít 3, nhẵn, không có lông, một số ít có điểm tuyến, đồng trưởng hoặc không
đồng trưởng với quả. Nhị 5-8, một số ít 1-4, thường ngắn hơn bao hoa, bao phấn
đính lưng, 2 ô, hướng trong, mở theo khe dọc. Bầu thượng, hình trứng, 3 cạnh, 3 lá
noãn, 1 ô, có 1 noãn, thẳng, đính gốc; vòi nhụy 2 hoặc 3, rời nhau hoặc dính nhau ở
phần dưới; đầu nhụy dạng đầu. Quả bế hình trứng, 3 cạnh nhọn hoặc tù hoặc là hình
thấu kính lồi 2 mặt, màu nâu đen nhẵn bóng, được bao trong bao hoa đồng trưởng
hoặc không. Hạt có phôi ở bên, rễ mầm dài, lá mầm nhỏ, dẹp [5].
Phân bố: Chi Polygonum có khoảng 230 loài, phân bố rộng rãi toàn cầu, chủ
yếu ở các vùng ôn đới Bắc bán cầu. Ở Việt Nam, đây là chi có số lượng nhiều nhất
trong họ Rau răm, phân bố khắp đất nước từ bắc tới nam [1], [2], [5]. Theo Võ Văn
Chi, ở nước ta các loài liệt kê trong bảng 1.1 được xếp vào chi này [4].

3
Bảng 1.1. Một số loài thuộc chi Polygonum ở Việt Nam
STT Tên khoa học Tên thường gọi
1 P. runcinatum Buch-Ham Nghể bào, nghể bào xẻ lông chim
2 P. tinctorium Aiton Nghể chàm
3 P. palmatum Dunn Nghể chàm
4 P. molle D.Don (P. paniculatum Blume) Nghể chùm
5 P. viscosum Buch-Ham. ex D.Don Nghể dính
6 P. lapathifolium Nghể điểm, nghể bột
7 P. orientale L. Nghể đông, nghể bà
8 P. strigosum R.Br Nghể gai
9 P. senticosum (Meisn.) Franch. et Sav. Nghể gai móc, nghể móc
10 P. capitatum Buch-Ham. ex. D.Don Nghể hoa đầu
11 P. thunberrgii Sieb et Zucc Nghể ba kích, nghể thunberg
12 P. tomentosum Willd Nghể lông dày
13 P.pubescens Blume Nghể lông ngắn
14 P. glabrum Willd Nghể nhẵn
15 P. alatum Buch-Ham. ex. D.Don Nghể núi, nghể nepal
16 P. posumbu Buch-Ham et D.Don Nghể phù, nghể bụi
17 P. hydropiper L. Nghể răm
18 P. barbatum L. Nghể trắng, nghể râu, nghể dại
19 P. minus Huds Nghể tăm
20 P. plebeium R.Br. (P. aviculare) Mễ tử liễu, nghể thường, mót dê
21 P. lanigerum R.Br. Nghể trắng
22 Antenoron filiforme Thunb. Kim tuyến thảo
23 Antenoron neofiliforme (Nakai) H. Hava Kim tuyến thảo lông ngắn
24 Coccoloba uvifera (L.) L. Nho biển
25 P. chinense L. Thồm lồm
26 P. chinense L. var ovalifolium Meissn Nghể mã lai
27 P. perfoliatum L. Thồm lồm gai, rau má ngọ
28 Fagopyrum dibotrys (D.Don) Hara Bông chua
29 F. esculentum Moench Kiều mạch
30 F.multiflora (Thunb) Haraldson Hà thủ ô
31 Muehlenbeckia platyclada (F.Muell. ex Trúc tiết liễu
Hook.) Meisn.
32 P. cuspidatum L. Cốt khí củ
33 Rheum oficinade Baill Đại hoàng
34 R. palmatum L. Đại hoàng chân vịt
35 R. acetosa L. Chút chít chua
36 R. crispus L. Chút chít nhăn
37 R. dentatus Campd Chút chít răng
38 R. japonicus Houtt. Chút chít Nhật
39 R. maritimus L. Chút chít hoa dày
40 R. microcarpus Campd Chút chít
41 R. nepalensis Chút chít nepal

4
1.1.2. Thành phần hóa học
Thành phần hóa học của các loài thuộc chi Polygonum rất đa dạng và phong
phú với nhiều tác dụng sinh học có giá trị. Lớp chất đại diện cho các loài thuộc chi
này đã được công bố phân lập bao gồm: flavonoid, acid phenolic, stilbenoid, tannin,
terpenoid và quinon.
1.1.2.1. Flavonoid
Flavonoid và các dẫn xuất glycosid của nó là các chất chuyển hóa thứ cấp
quan trọng nhất phân bố rộng rãi trong chi Polygonum. Chúng có thể được coi như
dấu vân tay hóa học cho các loài thuộc chi này. Nhiều flavonoid đã được phân lập
và xác định cấu trúc từ các loài P. runcinatum Buch. Ham. ex D. Don, P. acre, P.
aviculare, P. chinense, P. coriavium, P. cuspidatum, P. orientale L., P. glabrum, P.
hydropiper, P. bistorta L., P. amphibium, P. viscosum, P. tinctorium, P. stagninum,
P. sphaerostachyum, P. salicifolium, P. pefoliatum, P. paleaceum, P. multiflorum,
P. lapathifolium và P. sachalinense. Trong đó, các dẫn xuất glycosid có aglycon
liên kết với đường ở vị trí C-3, một vài chất xuất hiện ở C-7 và chủ yếu tồn tại ở
dạng đơn glycosid, bao gồm cả liên kết O-glycosid và C-glycosid nhưng O-glycosid
phổ biến hơn. Aglycon phổ biến là: kaempferol, quercetin, myricetin, isorhamnetin,
luteolin và rhamnetin. Các đường phổ biến là glucose, galactose, rhamnose,
arabinose, xylose [19], [110], [142].
Smzolar và cộng sự phân lập được kaempferol (1) và quercetin-3-methyl
ether (2) từ cặn chiết etyl axetat của P. amphibium [132]. Kim HJ phân lập năm
flavonoid là avicularin (3), astragalin (4), betmidin (5), juglanin (6) từ P. aviculare
[77]. Từ P. hydropiper các nhà khoa học phân lập được 19 flavonoid và các dẫn
xuất glycosid, flavonoid sulfat bao gồm 4, isorhamnetin 3-O-glucuronid (7), galloyl
quercitrin (8), quercetin (9), galloyl kaempferol 3-O-glucosid (10), quercitrin (11),
scutellarein (15), scutellarein 7-O-glucosid (16), 6-hydroxyluteolin (17), 6-
hydroxyluteolin 7-O-glucosid (18), 7,4'-dimethylquercetin (20), 3'-methylquercetin
(21), isoquercetrin (22), quercetin 3-sulfat (25), isorhamnetin-3,7-disulfat (26),

5
percicarin (27), rhamnazin (28), rhamnezin-3-sulfat (29), tamarixetin 3-glucosid-7-
sulfat (30) [60], [61], [115], [153].
R2 R4
OH R5
HO O R3O O
R3
OR1 14 R1 = R3 = CH3, R2=OCH3, R4=H, R5=OCH3
R2 15 R1 = R3 = R4= H, R2= R5= OH
OH O OR1 O 16 R1 = R4= H, R2= R5= OH R3 =Glu
1 R1 = R2 = R3= H 17 R1 = R3 = H, R2= R4= R5=OH
2 R1=CH3, R2=OH, R3=H 18 R1 = H, R2 = R4= R5=OH, R3 =Glu
3 R1 = Ara (fu), R2 = OH, R3= H 19 R1 = H, R2 = OCH3, R3 =CH3, R4= R5=H
4 R1 = Glu, R2 = R3= H OR2
5 R1 = Ara (fu), R2 = R3= OH
6 R1 = Ara (fu), R2 = R3= H OR1
20 R1 = R4= CH3, R2 = R3= H
7 R1 = GluA, R2 = OCH3, R3= H 21 R1 = R3 = R4= H, R2= CH3
8 R1 = Rha- (2''-galloyl), R2 = R3= H R4O O
22 R1 = R2 = R4= H, R3= Glu
9 R1 = R3= H, R2= OH 23 R1 = R2= OH, R3=Gla, R4 = H
10 R1 = Glu- (2''-galloyl), R2 = R3= H OR3 24 R1 = R2= OH, R3=Ara, R4 = H
11 R1 = Rha, R2 = OH, R3= H
12 R1 = Rha, R2 = R3= H OH O
13 R1 = H, R2 = R3= OH
OCH3 H3CO OCH3
R1 O O

R4 O O OH O
R2
OH OH
R3 32
OH O 31
O OH
25 R1 = R2 = R4= H, R3= OSO3K OCH3
26 R1 = OH, R2=OCH3, R3= R4 = OSO3K 39 R = OAng
27 R1 = R4= OH, R2 = OCH3, R3= OSO3K 40 R1 = OiVal
28 R1 = R3= OH, R2 = R4=OCH3 H3CO OH 41 R1 = OMeBu
29 R1 = OH, R2 = R4= OCH3, R3= OSO3K OCH3
R
30 R1=OCH3, R2 = OH, R3= O-Glu, R4= OSO3K OH
OH R1 O O
R2
O HO O
OH
R1
R2 R1 OH O
H3CO R2 OH 42 R1= H, R2 =OCH3
43 R1= Glu, R2 = H
OH R3 44 R1= beta-OH, R2 = H
45 R1= anpha-OH, R2 = H
46 R1= beta-OH, R2 = OH OH
33 R1 = R3= H, R2 =OH
34 R1 = R3= H, R2 =OCH3 HO O
OH OH
35 R1 = OCH3, R2 = OH, R3= H
36 R1 = OAng, R2 = OH, R3= H OH
37 R1 = OMeBu, R2 = OH, R3= H HO O
38 R1 = OiVal, R2 = OH, R3= H R OH O
47
O O
OH OH
OH O
HO O O O OH
R OH 50 R=H
OH HO OH 51 R=OH
48 R=H
OH O 49 R=OH OH

6
R1 OH
OH
OH HO O
HO O OH
R1 R2 O O
R3 OH
OR2 OH
OR OH
OH O HO O
OH O OH
52 R1= OH, R2 = -Glu-(6''-Rha) 57 R= Gal, R1 = OH, R2=R3=H
53 R1= OH, R2 = GluA 58 R= R1 = H, R2= CH3, R3=H OH
54 R1= H, R2 = Gal OH
59 R= CH3, R1=R2= R3=H
55 R1= OH, R2 = -Glu-(2''-galloyl) 60 R= Gal-(6''- galloyl), R1 = OH, R2=R3=H
56 R1= H, R2 = Glu 61 R= Gal-(6''- caffeoyl), R1 = OH, R2=R3=H
HO O
OH
62 R= Gal-(6''- feruoyl), R1 = OH, R2=R3=H
OH OH
Glu O OCH3 OH 67
HO O 1 Glu
OH
1 H3CO OH
OH OH O
2 OH O O
OH 68
HO O 1 OCH3
OH O OH
O O OH O
R R
71 OH
OH
O O OCH3
63 R=anpha-OH, 1= 2= O Glu6 Xyl
64 R=beta-OH, 1= 2= OCH3 RO O
69 R=OH OCH3
65 R=anpha-OH, 1= 2= 70 R=-COCH2C(CH2)=CH2
66 R=beta-OH, 1= 2= OCH3
OH O
R3 R3 72 R=CH3
R2 OH 73 R=H
R2
O OH R1 O
R1 83 R1= R3= OH, R2= O-Glu, R4=H
O OH 84 R1= R3= OH, R2= H, R4= O-Glu
O R4 85 R1= OH, R2= O-Glu, R3= R4=H
HO O O OH OH O 86 R1= O-Glu, R2= R4=H, R3=OH
O O
R5 R4 OH
74 R1= R2=R3=OH, R4=R5=H OH
75 R1=R3=OH, R2=OCH3, R4=R5=H
76 R1= R3= R4=R5=H, R2=OCH3 HO O
77 R1= R3= R4=R5=H, R2=OH 87 R= gal-2''-gallate
78 R1= R3 =R5=H, R2=OH, R4=COCH3 OR 88 R= gal-6''-gallate
79 R1=OCH3,R2=OH,R3=R5=H, R4=COCH3 89 R= glu-2''-gallate
80 R1= R2=OH, R3 =R5=H, R4=COCH3 OH O 90 R= rha-2''-gallate
81 R1= R2=OH, R3 =R4=H, R5=COCH3
82 R1= R3= R4 =H, R2=OH, R5=COCH3
Hình 1.1. Các flavonoid phân lập từ một số loài thuộc chi Polygonum
Quercetin 3-O-β-D-galactopyranosid (23), quercetin 3-O-arabinopyranosid
(24) được phân lập từ thân lá P. sachalinensis F.Schmidt ex Maxim tại Thụy Sĩ
[50]. Ahmed tách được từ P. lapathifolium các dẫn xuất của chalcone, isoflavan-4-ol
bao gồm lapathinol (31), lapathone (32), 2'-methoxy-4'-hydroxychalcone (33), 2',4'-
dimethoxychalcone (34), 2',5'-dimethoxy-4'-hydroxychalcone (35), 6'-methoxy-2',4'-

7
dihydroxy-3'-angeloyloxychalcone (36), 6'-methoxy-2',4'-dihydroxy-3'-(2-
methylbutyryloxy)-chalcone (37), 6'-methoxy-2',4'-dihydroxy-3'-
isovaleryloxychalcone (38), angelafolone (39), valafolone (40), melafolone (41) [15].
Từ P. multiflorum đã phân lập được tricin (42), catechin (44), vitexin (85),
epicatechin (45), proanthocyanidin B1 (65), proanthocyanidin B2 (66) [110]. Từ P.
orientale ghi nhận sự có mặt của các hợp chất 1, 2, 4, 9, 11, 44, 85, kaempferol 3-
O-α-L-rhamnosid (12), chrysoeriol 7-O-glucosid (43), taxifolin (47), 5,7,4'-
trihydroxydihydroflavonol (48), dihydroquercetin (49), quercetin 3-O-(2''-O-α-
rhamnopyranosyl)-β-glucuronopyranosid (51), kaempferol 3-O-(2''-O-α-L-
rhamnopyranosyl)-β-D-glucuronopyranosid (50), quercetin 3-O-β-D-glucuronid
(53), kaempferol 3-O-β-D-glucosid (56), orientin (83), isoorientin (84), cynarosid
(86) [19]. Sử dụng phương pháp sắc ký lỏng ghép nối ion hai lần khối phổ (UPLC-
ESI-MS/MS), năm 2014 nhóm tác giả Yong Huang đã định lượng đồng thời các
flavonoid 11, 83, 85, 86 có trong toàn thân cây P. orientale L. tại Trung Quốc với
hàm lượng tương ứng là 1,11%, 5,68%, 3,36%, 0,51% [68]. Wang Kai cô lập từ P.
paleaceum rutin (52), hợp chất 53, 45 và dime của nó procyanidin B1 (63),
procyanidin B2 (64) và trime procyanidin C1 (67) [142]. Các chất kaempferol 3-O-
galactosid (54), isoquercetin 2''-O-gallat (55), 4'-O-[glucopyranosyl-[(1-6)-
glucopyranosyl]-oxy]-2'–hydroxy-3',6'-dimethoxy-dihydrochalcone (68) được phân
lập từ P. salicifolium [29]. Amplexicin (46) có trong P. amplexicaule, yuansuiliaine
A (69) và yuansuiliaine B (70) phân lập từ P. sphaerostachyum. Các chất hyperosid
(57), rhamnocitrin (58) và onysilin (19) được phân lập từ P. stagninum, 3-
methoxykaempferol (59) và 3,5,4'-trihydroxy-6,7-methylenedioxy flavon (71) từ P.
tinctorium. Từ P. viscosum nhận được 5 flavonoid quercetin 3-O-(6'' -galloyl)-
galactosid (60), quercetin 3-O-(6''-caffeoyl)-galactosid (61), quercetin 3-O-(6''-
feruloyl)-galactosid (62), 3',5-dihydroxy-3,4',5',7-tetramethoxy flavon (72), 3',5,7-
trihydroxy-3,4',5'-trimethoxy flavon (73) [166]. Năm 2013, ngoài hai hợp chất đã
được công bố là myricetin (13), 5,6,7,4'-tetramethoxy flavanon (14), 11 flavonol
glucuronid đã được phân lập và xác định cấu trúc từ P. aviculare L. thu hái tại Ba

8
Lan bao gồm 7, 53, myricetin 3-O-β-D-glucuronid (74), mearsetin 3-O-β-D-
glucuronid (75), kaempferid 3-O-β-D-glucuronid (76), kaempferol 3-O-β-D-
glucuronid (77), kaempferol 3-O-β-(2''-O-acetyl-β-D-glucuronid) (78), isorhamnetin
3-O-β-(2''-O-acetyl-β-D-glucuronid) (79), quercetin 3-O-β-(2''-O-acetyl-β-D-
glucuronid) (80), quercetin 3-O-β-(3''-O-acetyl-β-D-glucuronid) (81), kaempferol 3-
O-β-(3''-O-acetyl-β-D-glucuronid) (82). Các hợp chất này được chứng minh tác
dụng chống viêm và chống oxy hóa [56]. Isobe và cộng sự đã phân lập các hợp chất
9, quercetin 3-β-D-galactopyranosid-2"-gallat (87) và quercetin 3-β-D-
glucopyranosid-6"-gallat (88) từ phần trên mặt đất của P. nodosum Pers. Một
flavonol glucosid là quercetin 3-β-D-glucopyranosid-2"-gallat (89) cũng được phân
lập từ cây này bởi nhóm của Dossaji và Kubo, chất này có tác dụng chống lại động
vật thân mềm, bệnh ký sinh trùng ở móng. Bên cạnh đó quercetin 3-α-L-
rhamnopyranosid-2"-gallat (90) được phân lập từ P. flilifome Thunb [19].
1.1.2.2. Quinon
Trong chi Polygonum, các dẫn xuất anthraquinon tồn tại chủ yếu trong P.
cuspidatum, P. multiflorum, cũng tìm thấy một số trong P. auberti, P. culiinerve.
Các hợp chất anthraquinon được phân lập từ P. cuspidatum như emodin (91),
physcion (92), emodin 8-O-glucosid (93), physcion 8-O-glucosid (94), emodin 8-O-
(6'-O-malonyl)-glucosid (95), emodin trimethyl ether (96), aloe-emodin (101), aloe-
emodin-1-O-glucosid (102), chrysophanol (103), chrysophanol 1-O-glucosid (97),
chrysophanol 8-O-glucosid (98), rhein (106), sennosid A (107), sennosid B (108),
1,4-dihydroxy anthraquinon (109), 1,5-dihydroxy anthraquinon (110), 1,8-
dihydroxy anthraquinon (111), 2,6-dihydroxy anthraquinon (112), 2,6-dimethoxy
anthraquinon (113), anthraquinon (114), alizarin (115), alizarin dimethyl ether
(116), falacinol (119), polyganin A (123), polyganin B (124) [34], [98], [131],
[162]. Hai hợp chất 97, 98 cũng được phân lập từ P. hypoleucum [166].
Các chất 91, 92, 93, 101, 103, 106, emodin 1,6-dimethyl ether (99), questin
(100), citreorosein (117), questinol (118), 2-acetyl-emodin (120), 2-acetyl-emodin-
8-O-glucosid (121), 2-acetyl-physcion-8-O-glucosid (122), polygonimitin B (126)

9
được phân lập từ P. multiflorum [45], [155]. Các dẫn xuất emodin glucosid cũng
được phân lập từ P. auberti, P. culiinerve. Các dẫn xuất của physcion được tìm
thấy trong P. culiinerve và P. sachalinense. Hợp chất polygonaquinon (125) có ở rễ
P. falcatum [19].

OR3 O OR2 O
R3 O R1
R3

H3C OR1
O OR2 O OR1
91 R1=R2=R3=H R4 O R2
92 R1=CH3, R2=R3=H
93 R1=H, R2=Glu, R3=CH3 101 R1=R2=H, R3=CH2OH
102 R1= Glu, R2=H, R3= CH2OH 109 R1=R2=OH, R3= R4=H
94 R1= CH3, R2=Glu, R3=H 110 R1=R4=OH, R2= R3=H
95 R1=(6'-malonyl)-Glc, R2=Glu, R3=H 103 R1=R2=H, R3=CH3
104 R1= Glu, R2=H, R3= CH3 111 R1=R3=OH, R2= R4=H
96 R1=R2=R3=CH3
97 R1=R2=H, R3=Glu 105 R1=H, R2=Glu, R3=CH3
106 R1=R2=H, R3=COOH O
98 R1= CH3, R2=H, R3= Glu
99 R1=R3=CH3, R2=H RO
100 R1=H, R2=R3=CH3 OR1 O OH
OGlc O OH OR
O
O
10 R2O CH2OH 112 R=H
COOH O 113 R=CH3
R
COOH 117 R1= R2= H
O R 10' 118 R1= CH3, R2= H
114 R=H 119 R1=H, R2= CH3 O O
115 R=OH OGlc OH
116 R=OCH3
O HO O O
O
107 threo HO C21H43-n
108 erythro HO O OH
OR1 O OH OH
COCH3 H3C OH
O OH
125 R2O CH3
R2O CH3 OH
O O
O O O OH
OH 123 R= H
H3C 124 R= CH3
120 R1= CH3, R2= H
121 R1= Glu, R2= H
122 R1= Glu, R2= CH3 H3C O OH
126
Hình 1.2. Các quinon phân lập từ một số loài thuộc chi Polygonum
1.1.2.3. Stilbene và dẫn xuất
Nhóm hợp chất này được tìm thấy chủ yếu trong loài P. cuspidatum và P.
multiflorum. Ngoài ra còn thấy xuất hiện trong P. persicaria.
Trans-resveratrol (127), trans-piceid (128), resveratrolosid (129), cis-
resveratrol (130), cis-resveratrol 3-O-glucosid (131), cis-piceid (132), 1-(3',5'-
dihydroxyphenyl)-2-(4''-hydroxyphenyl)-etan-1,2-diol (133), piceatannol glucosid
(144), các dẫn xuất natri sulfat, kali sulfat của trans và cis resveratrol (134-143) đã

10
được phân lập từ P. cuspidatum, hợp chất persilben (149) được phân lập từ P.
persicaria [19]. Năm 2012, hợp chất polygonflavanol A (150)- một flavonostilbene
glycosid cùng với các stilbene glycosid là (E)-2,3,5,4'-tetrahydroxystilbene-2,3-di-
O-β-D-glucosid (145), (E)-2,3,5,4'-tetrahydroxystilbene-2-O-β-D-glucosid (146),
(E)-2,3,5,4'-tetrahydroxystilbene-2-O-(6'-O-acetyl)-β-D-glucosid (147), (Z)-
2,3,5,4'-tetrahydroxystilbene-2-O-β-D-glucosid (148) được phân lập từ rễ của P.
multiflorum [32].
OR2 R2O OH
R1O HO OH

OH OH

OH OR1 OH OR5
133
127 R1=R2=H 130 R1=R2=H
128 R1= Glu, R2=H 131 R1= Glu, R2=H
132 R1=H, R2= Glu R4O
129 R1=H, R2= Glu
OGlc O O
R1O
OH
HO
OH M=Na hoac K R2O OR3
HO
R1O 144 134 R1=SO3M, R2=R3=R4=R5=H
OH 135 R1=R3=R4=R5=H, R2=SO3M
O
OH HO OH OH 136 R1=R2=R4=R5=H, R3=SO3M
O OH
137 R1=R2=R3=R5=H, R4=SO3M
OH 138 R1=R2=R3=R4=H, R5=SO3M
OH GlcO
OR2
148 OH
145 R1=Glu, R2=H OH HO
146 R1=H, R2=H
147 R1=H, R2=Acetyl HO O R5O O
O
M=Na hoac K R1O
OCH3 OH
OR4
O OH R2O
H R3O
OH
H3CO O 139 R1=SO3M, R2=R3=R4=R5=H
COOH 140 R1=R3=R4=R5=H, R2=SO3M
OH 141 R1=R2=R4=R5=H, R3=SO3M
149 OH
OH O 142 R1=R2=R3=R5=H, R4=SO3M
OH 143 R1=R2=R3=R4=H, R5=SO3M
OH OH
150

Hình 1.3. Các stilbene và dẫn xuất phân lập từ một số loài thuộc chi Polygonum
1.1.2.4. Terpenoid
Hợp chất (-)-polygodial (151), một sesquiterpene khung drimane được phân
lập từ P. hydropiper. Hạt của nó cũng chứa 4 sesquiterpene khác là polygonal (152),
isodrimeniol (153), isopolygodial (154) và confertifolin (155). Các hợp chất này
cũng được tìm thấy trong P. acuminatum [43] và được chứng minh có tác dụng

11
chống lại sự tấn công của côn trùng [19]. Bốn hợp chất khác là 25R-spirost-4-ene-
3,12-dione (156), stigmast-4-ene-3,6-dione (157), stigmastane-3,6-dione (158),
hecogenin (159) được tìm thấy trong P. chinensis [110].
CHO CHO O CHO O
CHO CHO CHO
O
H OH
H H H H
151 152 153 154 155

O
O

O O 157 O 158
156
O O
H

O O CH3

O
O 160 HO 161
159
O

COOH
H H H
O HO
163 164
O 162
R

RO
O
R 169 R=H
167 R=O 170 R=glu
165 R=O 168 R=CH2
166 R=anpha-OH

H H
H
H H
H
HO
HO HH
171 O 172 173

Hình 1.4. Các terpenoid phân lập từ một số loài thuộc chi Polygonum
Các hợp chất terpenoid có mặt chủ yếu ở P. bistorta với 5-glutinen-3-one
(160), friedelanol (161), friedelin (162), acid oleanolic (164), 24(E)-

12
ethylidenecycloartanone (165), 24(E)-ethylidenecycloartan-3α-ol (166),
cycloartane-3,24-dione (167), 24-methylenecycloartanone (168), β-sitosterol (169),
daucosterol (170), γ-sitosterol (171), β-sitosterone (172), 3β–friedelinol (173) [75].
Từ P. amplexicaule phân lập được friedelin (162), simiarenone (163) [125].
1.1.2.5. Phenylpropanoid
Phenylpropanoid đã được phân lập từ nhiều loài trong chi Polygonum. Các
hợp chất này chứa p-coumaryl este ở vị trí 1, 3, 6 của đường sucrose và một
feruloyl este ở vị trí cacbon 6' của đường glucose.
R1O
HO OR
OR2 R4O O
HO O R3O OOH
HO OOH R2O O
HO O OR
OR4 OR
OH
178 R=p-coumaroyl, R1=R2=R3=R4 =H
174 R1=R2=feruloyl, R3=R4=p-coumaroyl 179 R=p-coumaroyl, R1=R3=R4=H, R2=COCH3
175 R1=R2= R4=feruloyl, R3= p-coumaroyl 180 R= R1=p-coumaroyl, R2=R3=R4=H
176 R1= feruloyl, R2=H, R3=R4 =p-coumaroyl 181 R=p-coumaroyl, R1= feruloyl, R2=R4=H, R3=COCH3
177 R1= R2=H, R3=R4 =p-coumaroyl 182 R=p-coumaroyl, R1= feruloyl, R2=R4=H, R3=COCH3
183 R=p-coumaroyl, R1= feruloyl, R2= COCH3, R3= R4=H
O 184 R=p-coumaroyl, R1= feruloyl, R2=R3=R4=H
O
OCH3
OH
OH
p-coumaroyl
Feruloyl
Hình 1.5. Các phenylpropanoid phân lập từ một số loài thuộc chi Polygonum
Trong rễ P. cuspidatum tìm thấy lapathosid A (174), lapathosid C (176),
hydropiperosid (178), vanicosid A (183), vanicosid B (184) [50]. Năm 2010,
Peihong Fan và cộng sự công bố phân lập được các hợp chất lapathosid D (177),
(176), 178, 184 từ cặn chiết metanol thân lá P. sachalinensis F.Schmidt ex Maxim
[51]. Từ P. lapathifolium đã phân lập được 174, lapathosid B (175), 176, 177, 178
[137]. Các chất vanicosid C (179), vanicosid D (180), vanicosid E (181), vanicosid
F (182), 183, 184 được tìm thấy trong P. pensylvanicum [26].
1.1.2.6. Các hợp chất khác
Acid phenolic
Sự phong phú của các hợp chất acid phenolic trong chi Polygonum thể hiện
qua sự có mặt của 5,7-dimethoxyphthalid (185), 1-(3-O-β-D-glucopyranosyl-4,5-
dihydroxyphenyl)-etanon (186), natri-3,4-dihydroxy-5-methoxybenzoat (187), acid

13
gallic (188), acid 2,6-dihydroxybenzoic (189), tachiosid (190), acid protocatechuic
(191), torachrysone-8-O-β-D-glucosid (192), acid chlorogenic (193), acid p-
coumaric (194), isotachiosid (195) trong rễ P. cuspidatum [114].
Lignan
Aviculin (196) được phân lập từ P. aviculare, natri (-)-lyoniresinol-2a-sulfat
(197), natri (+)-isolaricireinol-2a-sulfat (198) từ P.cuspidatum, orientalin (199) từ
P. orientale [110], [166]. Ngoài ra từ P. multiflorum phân lập được hợp chất
hypaphorine (200) [59]. Tryptanthrin (201) có tác dụng đặc biệt kháng nấm và
kháng vi trùng đã được phân lập từ P. tinctorium [110].
OCH3 HO
CH3 COOMe COOH
HO
O O
H3CO OH
OO HO OMe HO OH
O OSO3Na
HO OH OH
185 186
HO 187 188
COOH OH OH COOH
HO OH O O O CH3
HO O O
HO O CH
HO OH 3 194
189 190 HO OH
OH OH OH 191
O OH
HO OH H3CO
OH
O
O O OH H COOH HO OR
HO HH
OH COCH3
OH HO OH 196 R=Rha
H3COC CH3 193 OH 197 R=SO3Na OCH3
192 OH
HO COOH H3CO
OH HOH2C
HO HO OSO3Na O
195 OCH3 HO
O
O O O
- N H3CO
H O OCH3 H
N H3CO OCH3
N+ OH 199
O
198 O
O 201
200 O

Hình 1.6. Các acid phenolic, lignan và các hợp chất khác phân lập từ một số loài
thuộc chi Polygonum
1.1.3. Tác dụng sinh học của các loài thuộc chi Polygonum
Sự phong phú về thành phần hóa học và các nhóm chất có hoạt tính sinh học
cao làm cho các loài thuộc chi Polygonum có nhiều tác dụng sinh dược học quý giá

14
như chống oxy hóa, chống ung thư, kháng khuẩn, kháng nấm, kháng virus hiệu quả.
1.1.3.1. Tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm
Bộ phận trên mặt đất của P. acuminatum được sử dụng để chữa lành vết
thương và các rối loạn liên quan đến nhiễm nấm, chống lại các loại nấm men. Trong
các chất phân lập từ cây này (polygodial, isopolygodial, drimenol và confertifolin),
hợp chất polygodial có phổ kháng nấm rộng hơn và có giá trị MIC thấp nhất [43].
P. ferrugineum Wedd. được sử dụng để chữa lành vết thương và là chất khử
trùng, kháng nấm trong y học cổ truyền Argentina. Năm 2011, López SN và cộng
sự đã chứng minh tác dụng kháng nấm của các phần chiết n-hexan, điclometan,
metanol từ cây này. Hợp chất cardamonin 2 có phổ kháng nấm MIC = 25-50 μg/mL
và có tác dụng ức chế chọn lọc chủng nấm Epidermophyton floccosum với giá trị
MIC = 6,2 μg/mL [99].
Trong thí nghiệm đĩa khuẩn, các phân đoạn chiết clorofom và etanol của P.
chinense được chứng minh có tác dụng kháng lại Bacillus subtilis, Stapphylococcus
aureus, Pseudomonas aeruginosa, Aspergillus niger, Escherichia coli, Candida
albicans. Kết quả cho thấy, ở nồng độ 100 µg/disc vùng kháng B. subtilis tốt nhất là
2,23 cm, S. aureus là 1,18 cm, C. albicans là 1,2 cm; Ở nồng độ 25μg/disc vùng
kháng E coli tốt là 0,93 cm, A. niger là 1,5 cm. Thí nghiệm này cũng cho thấy phần
chiết etanol thể hiện hoạt tính kháng vi khuẩn Gram (+) tốt hơn so với vi khuẩn
Gram (-) [101].
Rễ P. cuspidatum và hoạt chất của nó là emodin được chứng minh tác dụng
trực tiếp kháng lại Vibrio vulnificus, một loại vi khuẩn gây ra nhiễm trùng huyết dễ
dẫn đến tử vong. Trong một khảo nghiệm, Kim JR và cộng sự nhận thấy rằng rễ P.
cuspidatum ngăn chặn sự chết cấp tính, ngăn ngừa tổn hại về hình thái của tế bào
HeLa và RAW264.7 gây bởi V. vulnificus, ức chế sự sống sót, tăng trưởng của V.
vulnificus trong nước thường và nước biển [78]. Dịch chiết metanol và các phân
đoạn chiết khác nhau của cây này có khả năng ức chế 20 chủng vi khuẩn gây sâu
răng Gram (+) và Gram (-) bao gồm Streptococcus mutans và S. sobrinus; nồng độ
ức chế tối thiểu MIC 0,5-4,0 mg/ml và nồng độ diệt khuẩn tối thiểu MBC cao gấp

15
2-4 lần so với MIC [22], [134]. Các chất resveratrol, picied, resveratrolosid,
emodin, physcion, emodin-1-O-glucosid cũng được chứng minh có tác dụng diệt
khuẩn đối với các vi khuẩn gây độc thực phẩm Bacillus cereus, Listeria
monocytogenes, S. aureus, E. coli và Salmonella anatum [131].
1.1.3.2. Tác dụng chống oxy hóa
Có thể nói chống oxy hóa là tác dụng nổi bật của các loài thuộc chi Polygonum
do chúng có chứa các hợp chất polyphenol (acid phenolic, flavonoid) và các dẫn
xuất glycosid của nó. Hàng loạt cặn chiết và các hợp chất được phân lập từ chi này
thể hiện khả năng chống oxy hóa mạnh theo cơ chế loại gốc tự do. Có thể kể đến
các loài P. amplexicaule, P. hydropiper L, P. minus, P. multiflorum, P. maritimum
L, P. sachalinensis [46].
Với tổng hàm lượng phenolic và flavonoid khá cao là 677,4 ± 62,7 μg/g và
112,7 ± 13 μg/g. Phần chiết etanol của P. aviculare L. được chứng minh có tác
dụng chống oxy hóa trong thí nghiệm quét gốc tự do superoxid, lipid peroxy và
hydroxyl gây ra sự phân cắt ADN với các giá trị IC50 tương ứng là 50 μg/mL, 0,8
μg/mL, 15 μg/mL [66].
Năm 2010, Cui JJ và cộng sự công bố tác dụng chống oxy hóa của phân đoạn
polysaccharid từ P. cillinerve (Nakai) Ohwi trên mô hình ức chế miễn dịch gây bởi
cyclophosphamid. Theo nghiên cứu này, chuột được cho uống dịch chiết chứa
polysaccharid sau khi gây tổn thương bằng cyclophosphamid. Các chỉ số gan, lá
lách, tuyến ức và các thông số sinh hóa đã được đánh giá cho các mô khác nhau
(gan, tim và thận). Kết quả cho thấy, dịch chiết polysaccharid chống lại sự ức chế
miễn dịch gây ra bởi cyclophosphamid và nâng cao đáng kể khả năng chống oxy
hóa thông qua các chỉ số tổng công suất oxy hóa, catalase, superoxide dismutase và
glutathione peroxidase cấp. Nó cũng làm tăng chỉ số gan, lá lách, tuyến ức và giảm
malondialdehyd ở chuột [39].
Khả năng chống oxy hóa và hàm lượng phenolic tổng tính theo trọng lượng
khô trong lá và thân của cây P. cuspidatum là 56,22 mmol trolox/100g và 6,33g
acid gallic/100g [67]. Hợp chất resveratrol tăng cường khả năng chống oxy hóa, bảo

16
vệ nhân tế bào biểu mô phế quản (HBE1) chống sự chết gây ra bởi khói thuốc lá
[161]. Hợp chất piceid có tác dụng chống oxy hóa và trực tiếp bảo vệ tế bào thần
kinh do có khả năng giảm sản sinh malondialdehyd; giảm thương tổn tế bào thần
kinh nhận thức gây ra bởi oxy glucose; làm tăng các hoạt động của superoxid
dismutase và catalase; cải thiện tình trạng suy kém về nhận thức ở chuột mất trí nhớ
[92]. Phần chiết nước P. cuspidatum có khả năng ức chế mạnh enzym xanthin
oxidase với giá trị IC50=38 μg/mL, cho thấy P. cuspidatum đóng một vai trò quan
trọng trong điều trị bệnh gút [84].
1.1.3.3. Tác dụng giảm đau, chống viêm
Cặn chiết nước P. glabrum (PG) được đánh giá tác dụng giảm đau trên chuột
thông qua các mô hình gây quặn đau bởi acid acetic, bởi máy tail-flick, mâm nóng
và loét chân gây bởi formalin. Các thuốc giảm đau đối chứng là aspirin (25 mg/kg,
IP), pentazocine (10 mg/kg, IP) và indomethacin (5 mg/kg, IP). Kết quả cho thấy
với liều uống 30 phút trước khi thử nghiệm 12,5, 25, 50 và 100 mg/kg đã làm giảm
đáng kể số cơn quặn đau do acid acetic gây ra và giảm thời gian phản ứng mâm
nóng. Trong thí nghiệm gây quặn đau bởi acid acetic, tác dụng giảm đau với liều
25, 50 và 100 mg/kg có hiệu quả hơn aspirin. Trong thí nghiệm gây quặn đau bởi
máy tail-flick tác dụng giảm đau với liều 50 và 100 mg/kg có hiệu quả hơn
pentazocine. Các thử nghiệm giảm đau tiền lâm sàng của PG đã được thực hiện trên
mô hình gây loét chân chuột bởi formalin và được chứng minh theo cả hai cơ chế
trung ương và ngoại vi [81].
Phần chiết etanol của P. bistorta thể hiện tác dụng kháng viêm hiệu quả trong
thử nghiệm kháng viêm gây phù nề chân chuột bởi carrageenan. Dịch chiết này có
tác dụng trong cả hai giai đoạn sưng cấp tính và mãn tính với giá trị E50 là 158,5
mg/kg thể trọng chuột [48].
Tác dụng chống viêm của cặn chiết nước rễ P. cuspidatum được chứng minh
qua khả năng ức chế sự tổng hợp nitơ oxit (NO) và ức chế sự hoạt hóa enzym
cyclooxygenase 2 (COX-2) gây bởi lipopolysaccharid (LPS) trên tế bào RAW
264.7 [79]. Hoạt chất resveratrol từ cây này thể hiện khả năng chống viêm do ức

17
chế NF-κB và sự tổng hợp NO trên tế bào biểu mô đường hô hấp chính (IC50 = 3,6
± 2,9 μM), ức chế bạch cầu hạt, đại thực bào (IC50 = 0,44 ± 0,17 μM), IL-8 (IC50 =
4,7 ± 3,3 μM) và ức chế sự hoạt hóa enzym COX-2 trong các tế bào [47].
1.1.3.4. Tác dụng kháng u, chống ung thư
Các phân đoạn hexan và clorofom của P. bistorta đều có tác dụng độc tế bào
đối với các dòng tế bào ung thư P338 (bạch cầu lymphocytic Murine), J82 (ung thư
biểu mô bàng quang) HL60 (bệnh bạch cầu) và LL2 (ung thư phổi Lewis) [118].
Các hợp chất phân lập từ P. cuspidatum đặc biệt là anthranoid (emodin và dẫn
xuất) và stilbenoid (resveratrol và dẫn xuất) thể hiện hoạt tính chống ung thư, ức
chế protein-tyrosine kinase; trong đó emodin chọn lọc cao đối với hai gen đột biến
gây ung thư khác nhau Src-Her-2/neu và ras oncogene [33]. Đáng chú ý, tác dụng
chống ung thư của resveratrol là ngăn chặn sự sinh trưởng của một loạt các tế bào
khối u bao gồm ung thư máu, đa u tủy, ung thư vú, tuyến tiền liệt, dạ dày, đại tràng,
tuyến tụy, tuyến giáp, u ác tính đầu, ung thư biểu mô tế bào vảy cổ, ung thư biểu mô
buồng trứng và ung thư biểu mô cổ tử cung [13]. Nó có khả năng ức chế sự tăng
sinh của các tế bào ung thư L-02, Hep-G2, MCF-7, MCF-7/ADM nhưng không gây
độc cho các tế bào thường [52], ức chế tăng sinh và tự diệt tế bào theo chương trình
ở tế bào lympho không biệt hóa ALCL [83]. Gần đây resveratrol được công bố có
khả năng ức chế tế bào ung thư gan Hep-G2 thông qua việc giảm cyclin D1, p38
MAP kinase, Akt và Pak1 [111], chống lại ung thư vú gây ra bởi 7,12-
dimethylbenz(a)anthracen (DMBA) trên chuột cái Sprague Dawley [23], chống lại
ung thư ruột kết (in vitro, in vivo), làm giảm số tổn thương ở các khối u lành hoặc
ác tính [74].
11 phân đoạn khác nhau từ dịch chiết metanol-nước của P. bistorta L. chứa
hàm lượng lớn acid phenolic như gallic, protocatechuic, p-hydroxybenzoic,
chlorogenic, vanillic, syringic đã được chứng minh tác dụng chống ung thư thông
qua thử nghiệm độc tế bào trên dòng tế bào ung thư gan ở người (HCCLM3) với
các giá trị IC50 trong khoảng 86,5 ± 3 µg/mL-126,8 ± 3 µg/mL [71].
1.1.3.5. Tác dụng hạ lipid

18
Bổ sung phần chiết etanol của P. aviculare vào khẩu phần ăn nhiều chất béo
chế của chuột béo phì có tác dụng giảm đáng kể trọng lượng cơ thể, giảm trọng
lượng mô mỡ, kích thước adipocyte, gen lipogenic cũng như triglycerid trong huyết
thanh, leptin và malondialdehyd [158].
Các chất phân lập từ rễ P.cuspidatum có khả năng làm tăng leptin-mRNA
trong mô mỡ (P <0,05) và hạ cholesterol triglycerid (P <0,05); cải thiện chuyển hóa
chất béo trong huyết thanh ở chuột bị gan nhiễm mỡ có chất béo được lưu ký trong
gan (mà không phải do sử dụng rượu quá mức), có thể đáp ứng với điều trị ban đầu
kháng insulin trong đái tháo đường type 2 [72]. Hợp chất piceid được chứng minh
có tác dụng hạ lipid máu ở chuột cống và thỏ đã làm tăng triglycerid thông qua sự
giảm cholesterol, triglycerid, LDL-c, làm tăng HDL-c [148]. Dịch chiết nước rễ cây
này cũng làm giảm sự hình thành este cholesteryl trong tế bào gan của người theo
cơ chế ức chế acyl-coenzym A–cholesterol acyltransferase [113].
1.1.3.6. Tác dụng chống virus
Dịch chiết P. tinctorium thể hiện tác dụng kháng virus khá mạnh chống lại
HIV-1 (EC50 = 0,5 μg/mL) [165]. P. viscosum cũng thể hiện khả năng chống lại
HIV-1 với thành phần hoạt chất là quercetin 3-O-(6''-feruloyl)-β-D-
galactopyranosid và viscoazulone [41].
Phần chiết etanol của P.cuspidatum có khả năng ức chế virus viêm gan B-
HBV (p<0,0001) với liều tối thiểu là 10 μg/mL, dịch chiết nước có tác dụng ở liều
cao hơn (30 μg/mL). Các công bố cho thấy resveratrol có khả năng điều trị lây
nhiễm nhân bản virus herpes HSV, HSV-1, HSV-2, thủy đậu-zona VZV, siêu vi
HCMV và virus gây nhiễm trùng cấp vùng họng, miệng EBV [114].
1.1.3.7. Các tác dụng khác
Ngoài các tác dụng nổi bật như trên, các loài trong chi Polygonum còn thể hiện
khả năng chống dị ứng [100], trị đái tháo đường, giảm đau, chống trầm cảm, ảnh
hưởng trên hệ sinh sản [85], chữa lành vết thương [147].
Resveratrol và emodin phân lập từ P. cuspidatum được xem như tác nhân tiềm
năng có thể làm giảm tác động của bệnh đái tháo đường type 2. Resveratrol làm

19
tăng hấp thu glucose trong tế bào C2C12 thông qua kích hoạt protein kinase AMP,
đóng vai trò trung tâm trong việc điều tiết chuyển hóa glucose và lipid [112], [160].
Trong khi emodin được chứng minh ức chế chọn lọc mạnh các enzym 11β-HSD1,
một tác nhân có thể làm giảm tác động của bệnh đái tháo đường [53].
P.cuspidatum có tác dụng giảm đau theo kiểu Morphin (tác động lên vỏ não và
trung tâm dưới vỏ gây ra một phản ứng kích thích hệ thống giảm đau) và theo cơ
chế ngoại biên, ức chế thần kinh trung ương, làm giảm các hoạt động của chuột
nhưng không gây ngủ, làm giảm đáp ứng kích thích tiếng động, ánh sáng, ức chế
được một phần trạng thái hưng phấn do cafein gây ra [8]. Hoạt chất của cây này là
resveratrol có tác dụng chống trầm cảm do làm gia tăng đáng kể serotonin và
noradrenaline ở mức 40 hoặc 80 mg/kg ở các vùng não [151].
1.2. CÁC CÔNG BỐ VỀ BA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU TRONG LUẬN ÁN
1.2.1. Các nghiên cứu về cây thồm lồm gai (Polygonum perfoliatum L.)
1.2.1.1. Đặc điểm thực vật và công dụng theo y học cổ truyền
Tên khoa học: Polygonum perfoliatum L. [2]
Mô tả: Cây thồm lồm gai còn gọi là cây rau má ngọ, rau sông chua dây, giang
bản quy. Cây thảo, sống lâu năm, mọc dựa hoặc leo. Thân hình trụ, nhẵn, màu tía,
có gai quặp, ít ở gốc và nhiều ở ngọn. Lá mọc so le, hình tam giác, dài 9-11 cm,
rộng 3-6 cm, gốc bằng, đầu nhọn; cuống lá dài 3-5 cm mang đầy gai móc, hơi dính
vào nhau, phiến gần gốc lá; bẹ chia dạng lá. Cụm hoa mọc ở ngọn thành bông ngắn,
ở phái dưới cụm hoa có một bẹ chìa phát triển giống bẹ chìa của lá; lá bắc mỏng,
hẹp, tỏa rộng; hoa màu trắng, bao hoa có 5 mảnh dạng cánh; nhị 8. Quả có 3 rãnh
dọc, khi chín màu đen, bao bọc bởi bao hoa tồn lại [2].
Phân bố, sinh thái: Thồm lồm gai phân bố ở vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới
châu Á, bao gồm Ấn Độ, phía nam Trung Quốc, Lào, Indonesia, Nhật Bản. Ở nước
ta thường gặp ở các tỉnh miền núi và trung du, đôi khi thấy ở các vùng đồng bằng,
nhất là phía bắc. Thồm lồm gai là cây ưa ẩm và ưa sáng, thường mọc lẫn với các
loai cỏ hay cây bụi thấp ở bờ nương rẫy, ven rừng, ven đường đi hay trong các lùm,
bụi quanh làng. Cây sinh trưởng mạnh trong mùa mưa ẩm, ra hoa quả nhiêu hàng

20
năm. Cây con mọc từ hạt thường thấy vào cuối mùa xuân hoặc đầu mùa hè. Trong
thời kì sinh trưởng mạnh, nếu chặt phá, phần còn lại vẫn có khả năng tái sinh,
những cây chồi mới mọc có thể sẽ không kịp ra hoa vào cuối mùa hè hàng năm [2].

Hình 1.7. Cây thồm lồm gai (Polygonum perfoliatum L.)


Bộ phận dùng: Toàn cây
Tính vị, công năng: Thồm lồm gai có vị chua, tính mát, có tác dụng thanh
nhiệt, trừ thấp, tiêu độc, khỏi ngứa [2].
Công dụng: Thồm lồm gai được dùng trị cảm sốt, viêm ruột, tiêu chảy, kiết lỵ.
Ngày 20-40 g, sắc uống. Cây tươi giã đắp và nấu nước tắm rửa chữa mụn nhọt,
viêm da lở ngứa, tai lở loét, trẻ chảy rãi loét cằm, chốc đầu, rắn cắn. Lá cũng được
dùng nấu nước rửa, chữa vết bỏng. Ở Ấn Độ, thồm lồm gai là thuốc làm dịu da, đắp
trị khối u [2].
1.2.1.2. Thành phần hóa học của P. perfoliatum L.
Thành phần hóa học nổi bật của P. perfoliatum là lớp chất flavonoid và
neoflavonoid. Ngoài các flavonoid đã được phân lập từ các loài khác thuộc chi
Polygonum như 1, 3, 9, 11, 44, 47, 52, 53, 57, 72; ở P. perfoliatum còn phân lập

21
được quercetin 3-O-β-D-glucuronic methyl este (206), quercetin 3-O-β-D-
glucuronid butyl este (207), quercetin 3-O-β-D-glucosid (208), kaempferol 3-O-
rutinosid (209), isorhamnetin (210) [141], [164]. Sun X và cộng sự đã phân lập các
neoflavonoid từ cặn chiết của toàn cây P. perfoliatum là 3,4-dihydro-4-(4'-
hydroxyphenyl)-5,7-dihydroxycoumarin (202), 3,4-dihydro-5-hydroxy-7-methoxy-
4-(4'-methoxyphenyl) coumarin (203), 3,4-dihydro-5-hydroxy-4-(4'-
hydroxyphenyl)-7-methoxycoumarin (204), 3,4-dihydro-5,7-dihydroxy-4-(4'-
methoxyphenyl) coumarin (205) [136].
Các phenylpropanoid được phân lập ngoài hợp chất 178, 179, 182, 183, 184
còn có 6'-acetyl-3,6-diferuloylsucrose (211), 2',4',6'-triacetyl-3,6-diferuloylsucrose
(212), 1,2',4',6'-tetraacetyl-3,6-diferuloylsucrose (213), 1',2',6'-triacetyl-3,6-
diferuloylsucrose (214), 2',6'-diacetyl-3,6- diferuloylsucrose (215) [149].
OH OH OH
OH OH
HO O
HO O HO O
OH
OR O
O OH O HO OH
O O O OH O HO
OH O O
HO HO OH COOH O O
206 R=CH3
207 R= n-C4H9
OHO 208
HO
HO OCH3 OH 209
OH OH
O
O OR1 HO O
R3O O O OH 210
HO OH OH O
R2O O O
OCH3 R1O O O
O O O
OH 202 R1=R2=H
203 R1=R2=CH3
OH 204 R1= CH3, R2=H
211 R1=R2= R3=H
212 R1=H, R2= R3 =COCH3 205 R1= H, R2= CH3
213 R1=R2= R3=COCH3
H3CO 214 R1= R2=COCH3, R3=H OR2
OH 215 R1= R3=H, R2 = COCH3

Bên cạnh flavonoid, phenylpropanoid, nhóm hợp chất đáng quan tâm có mặt
trong P. perfoliatum là các acid phenolic, bao gồm 188, 191, 193, acid ellagic (216),
acid 3,3'-di-O-methyl ellagic (217), acid ferulic (218), acid vanillic (219), acid
caffeic (220), acid trans-p-hydroxycinnamic (221), 1-O-galloyl-β-D-glucose (222),
acid mucic dimethyl ester-2-O-gallat (223), ethyl caffeate (224), acid 3-(3,4-

22
dihydroxyphenyl)acrylic (225), methyl 3-(4-hydroxy-3-methoxyphenyl)acrylate
(226), methyl 3-(4-hydroxyphenyl)acrylate (227) [73].
O
O OH O OH
O O O
HO
H3CO OCH3 H3CO
HO OH OH
O
O O HO OCH3
O OH O OH
O 217 218 219
216 HO OH
OH OH OH HC CHCOOH
O O
HO O
OH O HO OH
HO O
HO OH
220 OH
OH OH 225
HO 222 OH
HC CHCOOCH3 221 OH
HC CHCOOCH3 O
OH
OH
OCH3 O OH O OH O O OH
OH O H3C O O
OH CH3
OH OH
226 224 227 223

Từ P. perfoliatum còn phân lập được một số steroid và saponin bao gồm 162,
169, 170, (24S)-24-ethylcholesta-3β,5α,6α-triol (228), cucurbitacin IIa (229),
cucurbitacin U (230), asteryunnanosid F (231), saikosaponin M (232), stigmas-4-
en-3-one (233) [65].

HO
O AC
O
HO OH

HO 228 HO 229
HO OH HO
OH
O
OH O
HO OH
O O OH
O O
HO O HO 230
HO HO
231 OH OH

HO
HO O OH
HO
HO O
HO O O 233
O
OH HO 232
Ngoài ra, đã phân lập được lignan là 8-oxo-pinoresinol (234) [143], 7'-
diydroxymatairesinol (235), các ceramide là iotroridosid A (236),

23
pokeweedcerebrosid (237), bonarosid (238) [65]. Các anthraquinon 91, 92, 101
cũng đã được phân lập từ rễ cây này [141].
OCH3 OCH3
H O H OH HO
H OH H3CO OH
H H HO
HO O O O
234 235
HO
H3CO
O R1
HO HO O O
HN R2 236 R1=OH, R2=CH3CH=CH(CH2)18CH3, R-3= (CH2)13CH3
237 R =OH, R2=(CH2)21CH3, R3= (CH2)CH (CH2)8CH3
OH 238 R11=H, R2=(CH 2)6CH=CH(CH2)5CH3 , R3=(CH2 )7CH(OH)(CH2 )5CH3
R3
HO OH OH

1.2.1.3. Tác dụng sinh học của P. perfoliatum L.


Tác dụng chống xơ gan: Nghiên cứu đánh giá khả năng và cơ chế tác dụng của
dịch chiết P.perfoliatum L. đối với chứng xơ gan được thực hiện trên mô hình gây
xơ gan ở chuột bằng dimethyl nitrosamine. Kết quả cho thấy ở nhóm chuột được
điều trị với liều cao (7,5 g/kg) và trung bình (5g/kg) dịch chiết P. perfoliatum L.
làm giảm quá trình xơ hóa gan. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng cơ chế tác dụng của P.
perfoliatum L. là làm giảm hàm lượng các enzym glutamic oxalacetic transaminase
(AST), alanine aminotransferase (ALT), giảm nồng độ acid hyaluronic (HA) và
laminin (LN) trong máu. Đồng thời nó làm giảm quá trình hình thành collagen type
I, III và sự phát triển rối loạn của protein chất nền ngoại bào thông qua yếu tố tăng
trưởng TGF-β1 và enzym MMP-2 [120].
Tác dụng chống viêm, giảm đau: Nhóm tác giả Li Tian đã sử dụng sắc ký
HPLC để xây dựng dấu vân tay hóa học và đánh giá mối liên quan giữa hoạt tính
sinh học và các hợp chất của 51 mẫu P. perfoliatum thu thập ở Trung Quốc. Các
nghiên cứu thực nghiệm trên động vật chỉ ra P. perfoliatum L. có tác dụng chống
viêm, giảm đau hiệu quả. Nghiên cứu trên mô hình gây phù tai ở chuột bằng
dimethyl benzene cho thấy chứng phù giảm 63,91% ở nhóm chuột được điều trị
bằng dịch chiết etanol 70% với liều 1400 mg/kg so với nhóm chuột đối chứng và
hiệu quả hơn so với điều trị phù bằng aspirin (55,53%). Nghiên cứu về khả năng
giảm đau của P. perfoliatum L. cũng được thực hiện trên mô hình mâm nóng. Kết

24
quả nghiên cứu cho thấy dịch chiết etanol 70% làm tăng ngưỡng chịu đau của chuột
từ 15 phút đến 90 phút tùy theo liều sử dụng [93].
Tác dụng kháng khuẩn: Nghiên cứu của Fu YX và cộng sự cho thấy dịch chiết
nước P. perfoliatum L. có khả năng kháng khuẩn mạnh đối với các vi khuẩn
S.aureus, Pasteurella, Streptococcus, Salmonella và E. coli [54].
Tác dụng chống ung thư: Hợp chất 8-oxo-pinoresinol (234) được phân lập từ
dịch chiết metanol của P. perfoliatum L. cho thấy khả năng gây độc tế bào ung thư
vú, ung thư ruột kết, ung thư biểu mô tế bào gan, ung thư biểu mô tuyến tiền liệt và
dạng ung thư bạch cầu cấp tính erythroleukaemia ở người [143].
1.2.2. Các nghiên cứu về cây nghể trắng (Polygonum barbatum L.)
1.2.2.1. Đặc điểm thực vật và công dụng theo y học cổ truyền
Tên khoa học: Polygonum barbatum L [2]
Mô tả: Cây nghể trắng còn có tên là nghể râu, nghể dại. Cây mọc ở hầu hết các
tỉnh từ đồng bằng đến trung du và vùng núi thấp ở nước ta. Cây thảo, sống lâu năm.
Thân mập, rỗng, hơi phình ở các đốt, đôi khi bén rễ ở phần gốc. Lá mọc so le, hình
mũi mác, lá ở ngọn hình dải; bẹ chìa hình trụ, dài đến gần ½ gióng, mảnh, phủ lông
tơ ở mặt ngoài; cuống lá rất ngắn. Cụm hoa mọc ở ngọn thân thành bông dài, đôi
khi thành chùm; lá bắc có nhiều lông tơ; bao hoa màu trắng hoặc hồng, nhị 5-8
không đều; bầu có 3 cạnh. Quả hình 3 cạnh nhẵn. Mùa hoa tháng 9-10 [2].
Phân bố, sinh thái: Nghể trắng phân bố rộng rãi ở vùng có khí hậu nhiệt đới
(Nam Á, Đông Nam Á) bao gồm Ấn Độ, Srilanca, Malaysia, Lào, Thái Lan, rải rác
ở Nhật Bản, Nam Trung Quốc và Australia. Ở Việt Nam, nghể trắng thường gặp ở
hầu hết các tỉnh từ đồng bằng đến trung du và vùng núi thấp. Loài này đặc biệt ưa
ẩm và ưa sáng, thường mọc thành đám trên đất lầy, ruộng trũng, bờ các ao hồ lẫn
với các loại cây cỏ ưa nước khác; sinh trưởng mạnh trong mùa mưa ẩm, ra hoa quả
hàng năm; hạt phát tán nhờ nước, sau chìm xuống bám được vào lớp bùn nhão mới
có thể nảy mầm được. Cây có khả năng tái sinh khỏe sau khi bị cắt cành [2].
Bộ phận dùng: Toàn cây, rễ và lá
Tính vị, công năng: Vị cay, tính ấm, có độc, tẩy độc, sinh cơ, trừ mủ [2].

25
Hình 1.8. Cây nghể trắng (Polygonum barbatum L.)
Công dụng: Nghể trắng chưa được làm thuốc trong y học dân gian Việt Nam.
Ở Ấn Độ, rễ nghể trắng có tác dụng làm săn và làm mát. Nước sắc rễ và chồi non
được dùng để rửa các vết loét, dịch ép làm lên sẹo. Hạt có tác dụng tẩy, gây nôn,
được dùng trị cảm cúm, đau bụng, tiêu chảy, kiết lỵ. Ở Ấn Độ và Malaysia, lá
nghiền nát chữa vết thương nhiễm trùng do ruồi nhặng ở gia súc. Ở Trung Quốc,
cây được dùng chữa nhọt sưng tấy, làm mưng mủ, bệnh ngoài da, lở ngứa [2].
1.2.2.2. Thành phần hóa học của P. barbatum L.
Cho đến nay chưa có nhiều tài liệu công bố về thành phần hóa học của cây
này. Định tính sơ bộ thành phần hóa học của cặn chiết nước và cồn của lá P.
barbatum Ấn Độ cho thấy trong cặn chiết nước có carbohydrat, đường khử,
flavonoid, alkaloid, saponin, acid phenolic, acid amin, còn trong cặn chiết cồn bao
gồm protein, lipid, carbohydrat, đường khử, flavonoid, alkaloid, acid phenolic, acid
amin, terpenoid. Như vậy cặn chiết cồn có thêm 3 nhóm chất là terpenoid, protein,
lipid, trong khi đó cặn chiết nước có saponin [86].
Hai flavanon được Queen Rosary Sheela X và cộng sự phân lập từ dịch chiết
etanol lá cây này là 5,7,2',5'-tetrahydroxy-6-methoxyflavanon (239) và 7-methoxy-
3,5,8-trihydroxyflavanon (240) [124]. Ba hợp chất được phân lập từ phần trên mặt

26
đất của P. barbatum thu hái tại Bangladesh là sitosterone (241), acid viscozulenic
(242) và acetophenone (243). Hợp chất acetophenone được biết đến có tác dụng gây
ngủ, chống co giật, trong khi đó acid viscozulenic có khả năng giảm đau, kháng
viêm, làm dịu hệ thần kinh trung ương, gây độc tế bào và kháng HIV-1 [104].
OH
OH
HO O H3CO O
OH
H3CO OH
OH O 239 OH O 240

O OMe O
H
H
H
O OH
H H
OH
O
241 242 243

1.2.2.3. Tác dụng sinh học của P. barbatum L.


Các công bố cho thấy tác dụng nổi bật của P. barbatum là tác dụng chống loét,
ngoài ra còn có tác dụng chống oxy hóa, kháng khuẩn, chống ung thư.
Tác dụng chống loét
Ở Malabar và Canara hạt được dùng để trị đau bụng. Ở miền Bắc Ấn Độ rễ
được sử dụng làm se và làm mát. Trong y học Trung Quốc, nước sắc của lá và thân
cây được sử dụng để điều trị loét. Tác dụng này có liên quan đến sự có mặt của
alkaloid, flavanoid, carbohydrat, phenol và saponin trong lá của cây này [122].
Dịch chiết etanol 70% lá P. barbatum đã được đánh giá về tác dụng chống
loét. Kết quả cho thấy với liều dùng 400 mg/kg thể trọng chuột lai bạch tạng có tác
dụng bảo vệ chống loét dạ dày tốt hơn so với nhóm chứng sử dụng aspirin, và cho
tác dụng tương tự nhóm chứng dùng ranitidine, làm giảm đáng kể chỉ số loét, độ
chua, khối lượng và tăng độ pH của dạ dày. Tác dụng chống loét được giải thích có
thể là do sự có mặt của flavonoid và tannin trong lá cây này dựa trên kết quả sàng
lọc hóa học [123]. Trong một nghiên cứu khác, khi cho chuột uống dịch chiết etanol
từ lá ở liều 200mg/kg thể trọng có tác dụng chống loét dạ dày gây bởi polygoric

27
ligation (PL), HCl/EtOH, indomethacine tương ứng là 75,7%, 68,6%, 45,1% với
chất đối chứng là omeprazole [86].
Năm 2012, nhóm Hitesh Kumar Kinger đã sàng lọc tác dụng chống loét của
hai dịch chiết cồn và nước trên toàn bộ cây nghể trắng thu hái tại Ấn Độ. Hoạt động
chống loét đã được đánh giá trong các mô hình khác nhau ở chuột như thắt môn vị,
kích ứng niêm mạc dạ dày bằng etanol. Ở liều 100 mg/kg thể trọng chuột làm giảm
số điểm loét, số vết loét, chỉ số loét, nồng độ acid tự do và tổng lượng acid. Các lớp
chất saponin, sterol, chất nhầy, glycosid, alkaloid, saponin steroid có mặt trong cả
hai cặn chiết được cho là có tác dụng chính trong việc chống loét này [80].
Tác dụng chống oxy hóa
Cặn chiết etanol 70% P. barbatum có chứa một lượng đáng kể phenol tổng số,
đóng vai trò quan trọng trong việc chống oxy hóa, ngăn ngừa các quá trình oxy hóa
khác nhau và đã được chứng minh qua bốn thử nghiệm loại gốc oxy hóa là DPPH
(IC50=35,62 μg so với acid ascorbic 23,35 μg), gốc hydroxyl OH (IC50=82,05 μg so
với BHT-butylhydroxytoluene 49,63 μg), oxit nitric NO (IC50=39,45 μg so với
curcumin 15,46 μg), superoxid O2 (IC50= 49,71 μg so với acid ascorbic 43,84 μg)
với các nồng độ khác nhau trong khoảng 10-100 µg/mL [121].
Tác dụng kháng viêm, giảm đau
Các phân đoạn chiết ete dầu, clorofom, etyl axetat của dịch chiết metanol từ
cây này thể hiện tác dụng giảm đau liên quan đến thần kinh trong thử nghiệm gây
quặn đau bằng acid acetic trên chuột Swiss. Theo đó phân đoạn ete dầu có tác dụng
mạnh nhất ở liều 400 mg/kg thể trọng chuột đáp ứng 46,8% so với chứng là
aminopyrine ở 62,2%, tiếp theo là phân đoạn clorofom, etyl axetat. Tác dụng kháng
viêm cũng được đánh giá trên mô hình gây phù nề chân chuột Long Evans trưởng
thành. Theo đó phân đoạn chiết ete dầu ở liều 200 và 400 mg/kg thể trọng chuột cho
tác dụng cao nhất sau 2 giờ thử nghiệm ở mức 28,5 và 39,3% so với chứng
phenylbutazone (mức độ ức chế cao nhất là 38,3% sau 4 giờ). Tác dụng lợi tiểu
được thử nghiệm trên mô hình tăng thể tích urine, theo đó phân đoạn chiết etyl
axetat làm tăng thể tích urine cao nhất sau 2 giờ [103]. Cặn chiết điclometan phần

28
trên mặt đất của cây nghể trắng có tác dụng chống co thắt trên ruột thỏ ở nồng độ
0,1-0,5 mg/mL so với KCl là 1 mg/mL, trong khi cặn chiết metanol có hoạt tính
cholinergic ở nồng độ 0,01-0,3 mg/mL. Ngoài ra, cả hai cặn chiết này cũng cho tác
dụng kháng khuẩn, kháng nấm và côn trùng [24].
Tác dụng chống ung thư
Nhóm của Mazid Abdul đã nghiên cứu tác dụng chống ung thư của các phân
đoạn chiết phần trên mặt đất của cây nghể trắng. Kết quả cho thấy tất cả các phần
chiết như ete dầu hỏa, clorofom, etyl axetat, metanol đều thể hiện khả năng chống
ung thư, trong đó phần chiết ete dầu cho tác dụng kháng ung thư mạnh nhất với giá
trị IC50 290 μg/disc [105].
1.2.3. Các nghiên cứu về cây mễ tử liễu (Polygonum plebeium R.Br.)
1.2.3.1. Đặc điểm thực vật và công dụng theo y học cổ truyền
Tên khoa học: Polygonum plebeium R.Br., tên đồng danh: Polygonum
aviculare Lour. 1790. Fl. Cochinch. 241, non L. (1753); Polygonum roxburghii
Meissn. 1856 [5].
Mô tả: Cỏ một năm, bò lan, dài 10-40 cm, phân cành nhiều, cành tròn, nhẵn
hoặc hơi nháp, nhiều đốt, lóng rất ngắn, có rãnh dọc. Rễ chính mảnh, nhiều rễ phụ.
Lá nhỏ, mọc cách, gần như không có cuống, phiến lá nguyên hình thuôn hẹp hoặc
hình mũi giáo ngược, kích thước 0,5-1,5 x 0,2-0,4 cm, mỏng, hai mặt nhẵn, gân bên
không có, chóp nhọn, ngắn hoặc tù, gốc hình nêm. Bẹ chìa dài 0,2-0,3 cm, chất
màng mỏng, màu trắng, trong suốt, chẻ ra. Hoa mọc tụm ở nách lá, 3-5 hoa trong
mỗi lá bắc; lá bắc hình phễu, mép vát, có lông ngắn. Hoa đều, lưỡng tính, nhỏ, màu
trắng hoặc hồng, cuống không thò ra ngoài lá bắc, mềm, yếu, có mấu ở giữa. Bao
hoa 5 mảnh, gốc dính nhau ít, trên 5 thùy sâu, hình thuôn, dài 0,1-0,2 cm, không
đồng trưởng với quả. Nhị 5-8, thường ngắn hơn bao hoa, gốc chỉ nhị hơi phình to,
bao phấn đính gốc, 2 ô, hướng trong, mở theo khe dọc, không có tuyến mật. Bầu
thượng, hình trứng, 3 cạnh, 3 lá noãn, 1 ô, có một noãn, thẳng, đính lưng; vòi nhụy
3, một số rất ít 2, rời nhau hoặc dính nhau ở phần dưới. Quả bế, hình trứng rộng, 3

29
cạnh, màu nâu đen, nhẵn bóng, được bao trong bao hoa không đồng trưởng. Hạt có
phôi ở bên, rễ mầm dài, lá mầm nhỏ, dẹp [5].

Hình 1.9. Cây mễ tử liễu (Polygonum plebeium R.Br.)


Phân bố, sinh thái: Mùa ra hoa tháng 4-5, mùa quả tháng 7-8. Mọc ở nơi đất
ẩm ven đường, ven rừng, ven suối, bờ sông ngòi, ruộng bỏ hoang. Cây chết rụi vào
cuối năm, đầu xuân hạt nảy mầm. Cây phân bố ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới châu
Á, Australia, châu Phi. Ở Việt Nam cây mọc ở Sơn La (Mộc Châu, Sông Mã), Lạng
Sơn, Tuyên Quang, Quảng Ninh (Phả Lại), Bắc Giang, Bắc Giang, Hà Nội, Nam
Định, Ninh Bình (Cúc Phương), Nam Bộ [5].
Bộ phận dùng: Toàn cây, thu hái vào lúc ra hoa, dùng tươi hoặc phơi khô
Tính vị, công năng: Vị đắng nhạt, tính bình, lợi tiểu, tiêu sưng, giải độc
Công dụng: Mễ tử liễu được dùng để chữa kiết lỵ, táo bón, đái rắt, đái buốt do
viêm hoặc sỏi thận, sỏi bàng quang, ung nhọt, sưng tấy (giã đắp ngoài và uống
trong), phù, lở ngứa, chảy nước vàng: 10-20 g rau đắng khô nấu nước uống. Dùng
ngoài, mễ tử liễu tươi giã nát, thêm nước gạn uống, bã đắp, chữa rắn cắn [5]. Trong
y học cổ truyền Trung Quốc, mễ tử liễu là thuốc hạ nhiệt và lợi tiểu, điều trị sốt rét

30
nhiệt đới, phù; thuốc bổ trị suy nhược thần kinh cho người cao tuổi; thuốc cầm máu,
chống viêm và trừ giun. Trong y học cổ truyền Ấn Độ, mễ tử liễu được dùng làm
thuốc bổ, hạ sốt, sát khuẩn, lợi tiểu, cầm máu và trị giun, trị đái tháo đường, thấp
khớp, loét. Nước sắc của cây trị lỵ, tiêu chảy, viêm phế quản, trĩ chảy máu và kinh
nguyệt nhiều. Cao được dùng làm thuốc cầm máu. Hạt có mùi thơm có tác dụng gây
nôn và tẩy mạnh. Ở Liên xô trước đây, chế phẩm từ mễ tử liễu là thuốc gây co hồi
tử cung cho phụ nữ sau khi đẻ [5].
1.2.3.2. Thành phần hóa học của P. plebeium R.Br.
Theo đánh giá sơ bộ của Scalbcrt A và cộng sự, thành phần hóa học chính của
lá P. plebeium là flavonoid (13,03%), saponin (8,90%), steroid (4,80%) và alkaloid
(0,70%) [63].

COOH
H3CO

HO
COOH H3CO OCH3
OH
HO
244 245 246
O
O H
OH
OH H OH
HO
HO O
OCH3 H
OH
HO
247 H
248 249

Từ cặn chiết metanol của lá cây này đã phân lập được stigmasterol (244) [63],
còn trong dịch chiết nước có chứa các acid phenolic là acid ferulic (245), acid
syringic (246), acid caffeic (247) và acid vanillic (248) [139]. Hoa của P. plebeium
chứa các terpenoid 161, 164, 169, 173 và acid betulinic (249) [76], [130].
1.2.3.3. Tác dụng sinh học của P. plebeium R. Br
Tác dụng kháng khuẩn
Dịch chiết metanol và các phân đoạn chiết của lá P. plebeium đã được sàng lọc
tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm trên 13 chủng vi khuẩn Bacillus cereus, B.
megaterium, B. subtilis, S. aureus, Sarcina lutea, E. coli, Pseudomonas aureus,
Salmonella paratyphi, S. typhi, Vibrio mimicus, V. parahemolyticus, Shigella

31
dysenteriae, S. boydii và ba chủng nấm C. albicans, A. niger, Sacharomyces
cerevacae trên mô hình thử kháng khuẩn bằng phương pháp khuếch tán đĩa với chất
đối chứng là kanamycin [63]. P. plebeium cũng được đánh giá độc tố trên mô hình
thử ức chế Lemna minor, theo đó dịch chiết metanol toàn thân cây ở nồng độ 1000
µg/ml ức chế 66,8% L.minor trong khi ở nồng độ 100 µg/ml là 31% và 10 µg/ml là
9,1% [69]. Năm 2015 nhóm của A.H.M. Nazmul Hasan đã đánh giá tác dụng chống
oxy hóa và gây độc tế bào của các phân đoạn chiết khác nhau của mễ tử liễu (in
vitro). Theo đó phân đoạn chiết metanol có khả năng chống oxy hóa cao nhất với
giá trị IC50 là 43,63 mg/mL, tiếp đó là etyl axetat (IC50 72,62 mg/mL) so với acid
ascorbic (IC5018,34 mg/mL) [62].
Nhận xét: Qua các nghiên cứu đã công bố, thành phần hóa học chung nhất chủ
yếu của các loài trong chi Polygonum là flavonoid, quinon, acid phenolic và
terpenoid. Công dụng sử dụng chung nhất trong y học cổ truyền Việt Nam và một
số nước như Trung Quốc, Ấn Độ của cả ba đối tượng nghiên cứu là sử dụng làm
mát gan, chống viêm, cầm máu, làm liền vết thương, chữa u nhọt. Riêng loài P.
barbatum L. chưa thấy sử dụng trong dân gian ở Việt Nam. Trong ba đối tượng
nghiên cứu của luận án, mới chỉ có cây P. perfolitum L. đã có nhiều công bố về
thành phần hóa học phần trên mặt đất, cây P. plebeium R.Br và P. barbatum L. có
rất ít công bố hoặc chỉ có một vài nghiên cứu của một nhóm tác giả. Ở Việt Nam,
hoàn toàn chưa có công bố nào về thành phần hóa học cũng như tác dụng sinh học
của ba loài cây này. Vì vậy, luận án này tiếp tục nghiên cứu thành phần hóa học bộ
phận thân rễ của cây thồm lồm gai và nghể trắng, toàn bộ cây mễ tử liễu; nghiên
cứu tác dụng chống oxy hóa, tác dụng độc tế bào của các cặn chiết và chất tinh khiết
của các đối tượng này.
Để định hướng cho quá trình chiết xuất, phân lập các hợp chất, trước tiên luận
án khảo sát các tác dụng độc tế bào, chống oxy hóa của các phân đoạn chiết và bộ
phận khác nhau của cả ba loài, từ đó chọn được đối tượng và phương pháp chiết
xuất cụ thể, phù hợp nhằm phân lập được các hợp chất có hoạt tính sinh học cao.

32
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. PHƯƠNG PHÁP CHIẾT CÁC CHẤT TỪ NGUYÊN LIỆU THỰC VẬT
Chiết là phương pháp chuyển một chất ở trạng thái hòa tan hay huyền phù từ
pha lỏng (hoặc rắn) này sang pha lỏng khác. Cơ sở vật lí của phương pháp này là
dựa vào định luật phân bố Nernst. Có nhiều cách để chiết tách hợp chất hữu cơ ra
khỏi thực vật. Các kỹ thuật đều xoay quanh hai phương pháp chính là chiết lỏng –
lỏng và chiết rắn – lỏng [3].
Nguyên liệu mẫu thực vật được chiết với EtOH 90% ở nhiệt độ phòng. Dịch
chiết EtOH 90% được phân bố giữa H2O và các dung môi hữu cơ khác nhau n-
hexan, etyl axetat, n-butanol nhằm làm giàu các lớp chất theo độ phân cực tăng dần.
2.2. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ PHÂN TÁCH
2.2.1. Phương pháp sắc ký
Sắc ký (Chromatography) là phương pháp phân tách các chất dựa vào sự phân
bố khác nhau của chúng giữa hai pha động và tĩnh. Có nhiều nguyên nhân đưa đến
sự phân bố khác nhau của các chất, nhưng chính sự lặp đi lặp lại hiện tượng hấp phụ
- giải hấp phụ của các chất khi dòng pha động chuyển động qua pha tĩnh là nguyên
nhân chủ yếu của việc tách sắc ký [3].
Phương pháp sắc ký lớp mỏng
Tính chất hấp phụ của hệ sắc ký lớp mỏng (sắc ký bản mỏng, TLC, SKLM),
đặc trưng bằng độ linh động Rf : Rf được xác định bằng phương trình:
a: khoảng cách từ điểm xuất phát đến tâm của vết mẫu thử (cm)
a b: khoảng cách từ điểm xuất phát đến mức dung môi đo trên cùng
Rf =
b
đường đi của vết (cm)
Rf: Chỉ có giá trị từ 0 đến l
Phương pháp sắc ký lớp mỏng được sử dụng rộng rãi trong các ngành hoá học,
sinh học, hoá dược với nhiều mục đích khác nhau do các đặc tính ưu việt của nó: độ
nhạy cao, lượng mẫu phân tích nhỏ (thường từ 1 đến 100 x 10ˉ6 g), tốc độ phân tích
nhanh, dễ thực hiện. Phương pháp TLC với chất hấp phụ silica gel được dùng để
phân tích định tính hay định lượng hoặc kiểm tra độ tinh khiết của các hợp chất

33
cũng như hỗ trợ cho các phương pháp sắc ký cột để kiểm soát điều kiện phân tách.
Phương pháp sắc ký cột
Sắc ký cột thường (CC) được thực hiện dưới trọng lực của dung môi trên pha
tĩnh theo cơ chế hấp phụ và được sử dụng để phân tách các phần chiết, phân lập và
tinh chế các hợp chất. Sắc ký cột nhanh (FC) được thực hiện dưới áp lực không khí
nén để dung môi rửa giải đi qua cột nhanh hơn. Cột sắc ký là những ống thủy tinh
đường kính d = 0,5-5 cm và có độ dài l = 20-100 cm nạp đầy chất hấp phụ và pha
động. Pha tĩnh rắn thường dùng là: silica gel, nhôm oxit, chất hấp phụ biến tính.

Hình 2.1. Sơ đồ nguyên tắc (a) phương pháp sắc ký cột và (b) sắc ký lớp mỏng
2.2.2. Phương pháp kết tinh lại
Nguyên tắc của phương pháp là dựa trên sự khác nhau về độ tan của hợp chất
mục tiêu và của tạp chất trong dung môi hoặc một hệ dung môi đã chọn. Phương
pháp này được sử dụng để tách và làm sạch chất rắn.
2.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT CẤU TRÚC HỢP CHẤT HỮU CƠ
Hiện nay, các phương pháp phổ là công cụ hiện đại và hữu hiệu nhất để xác
định cấu trúc của các hợp chất hữu cơ. Các phương pháp phổ được sử dụng để xác
định cấu trúc các hợp chất trong luận án bao gồm: phổ khối lượng, phổ cộng hưởng
từ hạt nhân [10], [11].

34
2.3.1. Phổ khối lượng (MS)
Mỗi hợp chất hữu cơ có phân tử lượng xác định, khi dùng năng lượng bẻ gẫy
phân tử sẽ cho phổ khối là tập hợp nhiều mảnh có tỷ số khối m/z xác định đặc trưng
cho các hợp chất hữu cơ. Vì vậy, phổ khối là một trong những kỹ thuật phân tích
cấu trúc và sử dụng để định tính mang tính khẳng định. Có thể so sánh phổ khối của
hợp chất hữu cơ với phổ chuẩn trong thư viện hoặc đo song song với 1 mẫu chuẩn.
Phổ khối sử dụng kỹ thuật ion hóa và bẻ gãy phân tử bằng va chạm điện tử (EI-MS)
hoặc bằng phun điện tử (ESI-MS) kết hợp đo thời gian bay qua tứ cực
Quadrupole/Time of Flight (Q/TOF).
Kết hợp sắc ký lỏng với detector khối phổ (LC-MS) cho phép phân tích định
tính nhiều hợp chất hữu cơ một cách thuận lợi. Sử dụng kỹ thuật phun điện tử (ESI)
hoặc ion hóa bằng hóa học ở áp suất thường (APCI). Cũng thường được sử dụng
phân tích định tính nhiều hợp chất tự nhiên. Thời gian lưu trên sắc ký đồ và các
mảnh khối đặc trưng trên phổ đồ là đặc trưng cho mỗi chất. Kỹ thuật có độ nhạy và
đặc hiệu cao.
2.3.2. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân (NMR)
Phương pháp phổ NMR nghiên cứu cấu trúc phân tử bằng sự tương tác của
bức xạ điện từ tần số radio với tập hợp hạt nhân được đặt trong từ trường mạnh. Các
hạt nhân này là một phần nguyên tử và các nguyên tử lại được tập hợp lại thành
phân tử. Do đó phổ NMR là phương pháp hữu hiệu có thể cung cấp thông tin chi
tiết về cấu trúc phân tử.
Phổ cộng hưởng từ proton 1H-NMR (500 MHz) và phổ cộng hưởng từ cacbon
13
C-NMR (125 MHz), DEPT 90, DEPT 135 cho biết số nguyên tử hidro và số
nguyên tử cacbon (CH, CH2, CH3 và C)... Các phổ 2 chiều: phổ COSY, HSQC,
HMBC... cho biết các cấu trúc không gian, dị tố...Từ các thông tin cộng hưởng từ,
phân tích bằng nhiều kỹ thuật, kết hợp với các phương pháp mô phỏng (phần mềm),
có thể dựng lại cấu trúc khung phân tử hữu cơ một cách chính xác.
Ngoài hai phương pháp trên, luận án còn sử dụng phương pháp xác định năng
suất quay cực, điểm nóng chảy để dự đoán cấu trúc của các chất quen thuộc đã được

35
công bố. Mỗi một chất thường có năng suất quay cực và điểm chảy xác định, do đó
2 chỉ tiêu này thường được sử dụng để định tính. Ngoài ra, năng suất quay cực và
điểm chảy cũng cho biết độ tinh khiết của hợp chất hữu cơ. Điểm chảy càng gọn và
càng gần với giá trị ấn định, hợp chất càng tinh khiết.
2.4. CÁC PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT HOẠT TÍNH SINH HỌC
2.4.1. Thử tác dụng gây độc tế bào ung thư in vitro
Áp dụng phương pháp MTT được biên soạn bởi tác giả Mosmann (1983) để
đánh giá độc tính trên tế bào dựa vào cơ chế ức chế tăng sinh tế bào trên hoạt động
của enzym dehydrogenase trong ty thể của tế bào sống sót còn lại sau khi được xử
lý với các mẫu thử. Enzym này biến đổi MTT [3- (4,5- dimethylthiazol - 2- yl) - 2,5
- diphenyl tetrazolium bromide] có màu vàng nhạt thành formazan có màu vàng
đậm, cơ chế phát hiện dựa trên sự đo màu ở bước sóng λ= 550 nm. Kết quả đánh giá
tác dụng gây độc tế bào của các mẫu thử dựa trên thang điểm đánh giá của Viện
nghiên cứu ung thư Quốc Gia Mỹ, chất thử được xem là có tác dụng gây độc tế bào,
khi giá trị nồng độ gây chết 50% tế bào ung thư (đối với cao chiết thô từ dược liệu
IC50 < 20 g/mL; chất tinh khiết IC50 <10 g/mL) [108].
2.4.2. Thử tác dụng chống oxy hóa
Phương pháp quét gốc DPPH: 1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl (DPPH) là một
gốc tự do bền, dung dịch có màu tím, bước sóng cực đại hấp thụ tại 517 nm. Các
chất có khả năng chống oxy hóa sẽ trung hòa gốc DPPH bằng cách cho hydrogen,
làm giảm độ hấp thụ tại bước sóng cực đại và màu của dung dịch phản ứng sẽ nhạt
dần, chuyển từ tím sang vàng nhạt [27], [38].
Phương pháp định lượng ABTS•+: Cation 2,2'-azino-bis(3-ethylbenzthiazoline-
6-sulphonic acid (ABTS•+) là một gốc tự do bền. Đây là một chất phát quang màu
xanh, được đặc trưng ở độ hấp thu 734 nm. Khi cho chất chống oxy hóa vào dung
dịch chứa ABTS•+, các chất chống oxy hóa sẽ khử ion này thành ABTS. Đo độ
giảm độ hấp thu của dung dịch ở bước sóng 734 nm để xác định hoạt tính của chất
chống oxy hóa trong sự so sánh với chất chuẩn Trolox (6-hydroxy-2,5,7,8-

36
tetramethylchroman-2-carboxylic acid). Trong môi trường kali persulfate, gốc
ABTS•+ có thể bền 2 ngày ở nhiệt độ phòng trong tối [107].
Khả năng chống oxy hóa của một mẫu thử được đánh giá bằng giá trị IC50
(nồng độ của mẫu mà tại đó nó có thể ức chế 50% gốc tự do), mẫu có hoạt tính càng
cao thì giá trị IC50 sẽ càng thấp. Hoặc thông qua giá trị EC50 (nồng độ của mẫu mà
tại đó nó có thể loại bỏ 50% gốc tự do)
2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu nghiên cứu được xử lý thống kê theo phương pháp thống kê sinh
học, sử dụng công cụ Data analysis, Excel và phần mềm thống kê GraphPad Prism
6.0 phù hợp tùy theo mỗi phép thử để có kết quả chính xác, đáng tin cậy.

37
Chương 3. THỰC NGHIỆM

3.1. THIẾT BỊ VÀ HÓA CHẤT


3.1.1. Thiết bị
Sắc ký lớp mỏng (TLC) được thực hiện trên bản mỏng tráng sẵn silica gel
(Merck, Đức) DC-Alufolien 60 F254 có độ dày 0,2 mm trên nền nhôm.
Sắc ký cột thường (CC), sắc ký cột nhanh (FC) và sắc ký cột tinh chế (Mini-C)
được thực hiện trên silica gel (Merck, Đức), cỡ hạt 63-200, 63-100 và 40-63 (μm).
Phổ khối lượng va chạm điện tử (EI-MS) được ghi trên thiết bị AutoSpec
Premier, Waters, USA - khoa Hóa học, trường đại học khoa học tự nhiên- Đại học
quốc gia Hà Nội. Phổ khối lượng phun mù điện tử (ESI-MS) được ghi trên đo trên
hệ thống Aglient 1200 series LC-MSD ion trap hoặc hệ thống sắc ký lỏng khối phổ
LC-ESI/MS/MS-Xevo-TQ của viện hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam; hệ
thống Aglient 1260 series HPLC-MS của khoa Y dược- Đại học Quốc gia Hà Nội.
Phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton (1H-NMR, 500 MHz), phổ cộng hưởng từ
hạt nhân cacbon-13 (13C-NMR, 125 MHz) với chương trình DEPT và phổ cộng
hưởng từ hạt nhân hai chiều (2D NMR) được ghi trên thiết bị Bruker AV 500
spectrometer. Độ chuyển dịch hóa học (δ) được biểu thị theo ppm. Tetrametylsilan
(TMS) là chất chuẩn nội zero (ppm) - Viện hóa học, viện Hàn lâm Khoa học và
công nghệ Việt Nam.
Điểm nóng chảy đo trên máy SMP3 (Stuart) - Viện Dược liệu.
Độ quay cực được đo trên máy phân cực kế Electronic Polarimeter- P3001 -
Viện Dược liệu.
Cân kỹ thuật Precisa BJ 610C, cân phân tích Precisa 262SMA-FR, cân xác
định độ ẩm Precisa HA60- Viện Dược liệu
Máy UV-VIS 1800 dải đo 190nm-800nm, hãng Shimadzu - Viện Dược liệu
3.1.2. Hóa chất, dung môi, dụng cụ
Các dung môi dùng để định tính, chiết xuất và phân lập: ete dầu hỏa, n-hexan,
điclometan (DCM, CH2Cl2), clorofom (CHCl3), etyl axetat (EtOAc), axeton,
metanol (CH3OH, MeOH), n-butanol, etanol (EtOH) Trung Quốc hoặc công nghiệp,

38
được tinh chế lại.
Hóa chất dùng trong phép thử độc tế bào: Dulbecco's modified Eagle’s
medium (DMEM), RPMI-1640 medium, huyết thanh phôi bò (FBS) và trypsin của
GIBCO-BRL (Grand Island, NY, USA); 3-(4,5-Dimethylthiazol-2-yl)-2,5-
diphenyltetrazolium bromide, một tetrazole) (MTT) của Sigma Chemical Company
(St Louis, MO, USA), Tamoxifen của Sigma Aldrich.
Dòng tế bào ung thư: tế bào khối u trung mô ác tính (HT 1080), tế bào ung thư
tuyến vú xâm lấn ở người (MDA-MB 231), tế bào ung thư vú người kháng
adriamycin (MCF-7/adr), tế bào ung thư vú người kháng tamoxifen (MCF-
7/TAMR) và tế bào ung thư cổ tử cung ở người (Hela) được cung cấp bởi American
Type Culture Collection (ATCC, Manassas, Virginia, USA).
Hóa chất dùng trong phép thử chống oxy hóa: DPPH, ABTS, kali persulphate,
trolox, acid ascorbic, quercetin.
Hóa chất pha thuốc thử, triển khai sắc ký lớp mỏng: H2SO4, FeCl3, acid acetic,
acid formic, các hóa chất cần thiết khác.
Dụng cụ: Các loại dụng cụ phòng thí nghiệm như: cồn kế, bình cầu, bình nón,
ống nghiệm, pipet, ống đong, các dụng cụ cần thiết khác.
3.2. NGUYÊN LIỆU THỰC VẬT
3.2.1. Cây thồm lồm gai (Polygonum perfoliatum L.)
Nơi thu hái: Ba Vì- Hà Nội, thời gian: 7/2013
Người thu mẫu: Đinh Như Chiến - Khoa Hóa học - Trường Đại học Khoa học
tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội
Người giám định tên khoa học: Th.S Nguyễn Quỳnh Nga, CN. Hoàng Văn
Toán- Khoa tài nguyên dược liệu - Viện Dược liệu
Tiêu bản lưu: số DL-300713 tại khoa Tài nguyên dược liệu - Viện Dược liệu
3.2.2. Cây nghể trắng (Polygonum barbatum L.)
Nơi thu hái: Xuân Trường-Nam Định, thời gian: 9/2013
Người thu mẫu: Nguyễn Bích Ngọc - Khoa Hóa học - Trường Đại học Khoa
học tự nhiên-Đại học Quốc gia Hà Nội

39
Người giám định tên khoa học: Th.S Nguyễn Quỳnh Nga, CN. Hoàng Văn
Toán- Khoa tài nguyên dược liệu- Viện Dược liệu
Tiêu bản lưu: số DL-150913 tại khoa Tài nguyên dược liệu- Viện Dược liệu
3.2.3. Cây mễ tử liễu (Polygonum plebeium R.Br.)
Nơi thu hái: Văn Giang-Hưng Yên, thời gian: 9/2013
Người thu mẫu: Phan Văn Trưởng- Nghiên cứu viên khoa Tài nguyên dược
liệu-Viện Dược liệu.
Người giám định tên khoa học: Th.S Nguyễn Quỳnh Nga, CN. Phan Văn
Trưởng- Khoa tài nguyên dược liệu- Viện Dược liệu
Tiêu bản lưu: số DL-291213 tại khoa Tài nguyên dược liệu- Viện Dược liệu.
3.3. ĐIỀU CHẾ CÁC PHẦN CHIẾT TỪ NGUYÊN LIỆU THỰC VẬT
3.3.1. Chuẩn bị nguyên liệu
Nguyên liệu dùng để điều chế các phần chiết là thân rễ của cây thồm lồm gai
(Polygonum perfoliatum L.), thân rễ của cây nghể trắng (Polygonum barbatum L.),
toàn bộ cây mễ tử liễu (Polygonum plebeium R.Br) được sấy khô ở 50oC, sau đó
xay thành bột.
3.3.2. Điều chế các phần chiết
2,5 kg nguyên liệu được ngâm với etanol 90% ở nhiệt độ phòng (3 lần, mỗi lần
4 ngày). Các dịch chiết được gộp lại và cất loại etanol nước dưới áp suất giảm thu
được cặn chiết tổng. Cặn chiết này được phân bố lại lần lượt trong các dung môi có
độ phân cực tăng dần: n-hexan, etyl axetat, n-butanol; làm khan dịch chiết bằng
Na2SO4, cất loại hết dung môi dưới áp suất giảm thu được các phần cặn chiết tương
ứng n-hexan, etyl axetat, n-butanol. Cất kiệt dịch nước còn lại dưới áp suất giảm ở
80°C cho phần chiết nước. Hiệu suất các phần chiết từ cây thồm lồm gai, nghể
trắng, mễ tử liễu được trình bày ở bảng 3.1. Quy trình điều chế các phần chiết từ các
cây này được trình bày tóm tắt ở sơ đồ 4.1. Chương 4. Kết quả và thảo luận.

40
Bảng 3.1. Hiệu suất điều chế các phần chiết
Mẫu thực Nội dung Etanol n-Hexan Etyl axetat n-Butanol Nước
vật 90%
Ký hiệu TL TLH TLE TLB TLW
Cây thồm Khối lượng(g) 290,00 17,00 100,00 47,30 105,00
lồm gai
Hiệu suất (%) a) 11,60 0,68 4,00 1,89 4,20
Ký hiệu NT NTH NTE NTB NTW
Cây nghể Khối lượng(g) 207,26 40,29 50,97 35,76 76,80
trắng
Hiệu suất (%) a) 8,29 1,61 2,04 1,43 3,07
Ký hiệu MT MTH MTE MTB MTW
Cây mễ tử Khối lượng(g) 289,85 71,86 71,25 41,43 96,00
liễu
Hiệu suất (%) a) 11,59 2,87 2,85 1,66 3,84
a)
Hiệu suất được tính theo khối lượng nguyên liệu khô
3.4. PHÂN TÍCH CÁC PHẦN CHIẾT BẰNG SẮC KÝ LỚP MỎNG
3.4.1. Phân tích các phần chiết từ cây thồm lồm gai
3.4.1.1. Phân tích phần chiết n-hexan (TLH)
Hệ dung môi triển khai sắc ký lớp mỏng cho phần chiết TLH là n-
hexan/axeton với tỷ lệ 9/1, 4/1 (v/v) và n-hexan/EtOAc 7/1, 3/1. Quá trình khảo sát
TLC cho thấy hệ dung môi thích hợp để triển khai sắc ký cột cho phần chiết TLH là
hệ n-hexan/axeton theo chương trình gradient.
3.4.1.2. Phân tích phần chiết etyl axetat (TLE)
Hệ dung môi triển khai sắc ký lớp mỏng cho phần chiết TLE là
EtOAc/CH3OH với các tỷ lệ khác nhau 20/1, 10/1 và 4/1 (v/v), CH2Cl2/CH3OH
10/1, 7/1 và 1/1 (v/v). Quá trình khảo sát TLC cho thấy hệ dung môi thích hợp để
triển khai sắc ký cột cho phần chiết TLE là hệ EtOAc/CH3OH theo chương trình
gradient.
3.4.1.3. Phân tích phần chiết n-butanol (TLB)
Hệ dung môi triển khai sắc ký lớp mỏng cho phần chiết TLB là
CH2Cl2/CH3OH/H2O với tỷ lệ 9/1/0,1 và 3/1/0,1 (v/v) và EtOAc/CH3OH/H2O với
tỷ lệ 4/1/0,2 và 4/1/0,1 (v/v). Quá trình khảo sát TLC cho thấy hệ dung môi thích
hợp để triển khai sắc ký cột cho phần chiết TLB là hệ CH2Cl2/CH3OH/H2O với tỷ lệ
9/1/0,1 và 3/1/0,1 (v/v).

41
3.4.2. Phân tích các phần chiết từ cây nghể trắng
3.4.2.1. Phân tích phần chiết n-hexan (NTH)
Hệ dung môi triển khai sắc ký lớp mỏng cho phần chiết NTH là n-
hexan/axeton với tỷ lệ 10/1 và 3/1 (v/v), n-hexan/EtOAc 5/1. Quá trình khảo sát
TLC cho thấy hệ dung môi thích hợp để triển khai sắc ký cột cho phần chiết NTH là
hệ n-hexan/axeton theo chương trình gradient.
3.4.2.2. Phân tích phần chiết etyl axetat (NTE)
Hệ dung môi triển khai sắc ký lớp mỏng cho phần chiết NTE là
CH2Cl2/CH3OH, EtOAc/CH3OH với các tỷ lệ khác nhau 20/1, 9/1 và 5/1 (v/v). Quá
trình khảo sát TLC cho thấy hệ dung môi thích hợp để triển khai sắc ký cột cho
phần chiết NTE là hệ EtOAc/CH3OH theo chương trình gradient.
3.4.2.3. Phân tích phần chiết n-butanol (NTB)
Hệ dung môi triển khai sắc ký lớp mỏng cho phần chiết NTB là
CH2Cl2/CH3OH/H2O với tỷ lệ 9/1/0,1 và 3/1/0,1 (v/v). Quá trình khảo sát TLC cho
thấy hệ dung môi thích hợp để triển khai sắc ký cột cho phần chiết NTB là hệ
CH2Cl2/CH3OH/H2O theo chương trình gradient.
3.4.3. Phân tích các phần chiết từ cây mễ tử liễu
3.4.3.1. Phân tích phần chiết n-hexan (MTH)
Hệ dung môi triển khai sắc ký lớp mỏng cho phần chiết MTH là n-
hexan/axeton với tỷ lệ 7/1 và 3/1 (v/v), n-hexan/EtOAc 5/1, 2/1 (v/v). Quá trình
khảo sát TLC cho thấy hệ dung môi thích hợp để triển khai sắc ký cột cho phần
chiết MTH là hệ n-hexan/axeton theo chương trình gradient.
3.4.3.2. Phân tích phần chiết etyl axetat (MTE)
Hệ dung môi triển khai sắc ký lớp mỏng cho phần chiết MTE là
CH2Cl2/CH3OH, EtOAc/CH3OH với các tỷ lệ khác nhau 50/1, 20/1 và 10/1 (v/v).
Quá trình khảo sát TLC cho thấy hệ dung môi thích hợp để triển khai sắc ký cột cho
phần chiết MTE là hệ EtOAc/CH3OH theo chương trình gradient.
3.4.3.3. Phân tích phần chiết n-butanol (MTB)
Hệ dung môi triển khai sắc ký lớp mỏng cho phần chiết MTB là

42
CH2Cl2/CH3OH/H2O với tỷ lệ 9/1/0,1 và 3/1/0,1 (v/v); EtOAc/CH3OH/H2O 8/1/0,1.
Quá trình khảo sát TLC cho thấy hệ dung môi thích hợp để triển khai sắc ký cột cho
phần chiết MTB là hệ EtOAc/CH3OH/H2O theo chương trình gradient
3.5. PHÂN LẬP CÁC HỢP CHẤT TỪ CÁC PHẦN CHIẾT
3.5.1. Phân lập các hợp chất từ cây thồm lồm gai
3.5.1.1. Phân tách phần chiết n-hexan (TLH)
Phần chiết n-hexan (15 g) được phân tách bằng sắc ký cột thường (CC) trên
silica gel (Merck, 63-200 µm). Mẫu được đưa lên cột theo phương pháp tẩm mẫu
trên silica gel. Rửa giải sắc ký với n-hexan và hệ dung môi gradient n-hexan/axeton
với các tỷ lệ 100/1, 20/1, 10/1, 9/1, 4/1, 3/1 và 2/1 (v/v) được 650 phân đoạn, mỗi
phân đoạn 15 ml. Các phân đoạn có sắc ký đồ TLC giống nhau được gộp lại và cất
loại dung môi dưới áp suất giảm cho 30 nhóm phân đoạn TLH1 (các phân đoạn 1-
20), TLH2 (21-34), TLH3 (35-40), TLH4 (41-80), TLH5 (81-90), TLH6 (91-
100), TLH7 (101-112), TLH8 (113-140), TLH9 (141-147), TLH10 (148-155),
TLH11 (156-172), TLH12 (173-233), TLH13 (234-250), TLH14 (251-263),
TLH15 (264-324), TLH16 (325-364), TLH17 (365-384), TLH18 (385-411),
TLH19 (412-465), TLH20 (466-500), TLH21 (501-525), TLH22 (525-537),
TLH23 (538-550), TLH24 (551-562), TLH25 (563-575), TLH26 (576-584),
TLH27 (585-598), TLH28 (599-612), TLH29 (613-635), TLH30 (636-650).
Nhóm phân đoạn TLH4 (1,02 g) được rửa bằng n-hexan sau đó rửa với hệ
dung môi n-hexan/axeton 20/1, sau đó kết tinh lại trong axeton cho các tinh thể hình
kim màu trắng TLH4 (chất 1T, 30 mg).
Nhóm phân đoạn TLH5 (1,12 g) được rửa bằng n-hexan sau đó tinh chế trên
silica gel (40-63 µm) với hệ dung môi n-hexan/axeton 15/1, kết tinh lại trong n-
hexan cho các tinh thể hình kim màu vàng nhạt TLH5 (chất 2T, 15 mg).
Nhóm phân đoạn TLH7 (0,87 g) được rửa bằng n-hexan sau đó tinh chế trên
silica gel (40-63 µm) với hệ dung môi CH2Cl2/axeton 10/1, kết tinh lại trong
CH2Cl2/MeOH cho bột vô định hình màu trắng TLH7 (12 mg).
Nhóm phân đoạn TLH9 (1,11 g) cô cho bay hơi hết dung môi rồi tiếp tục được

43
phân tách bằng sắc ký cột silica gel với dung môi rửa giải n-hexan/EtOAc 3/1 cho
tinh thể hình kim màu trắng TLH9 (chất 3T, 15 mg).
Nhóm phân đoạn TLH23 (1,21 g) được tinh chế trên silica gel (40-63 µm) với
hệ dung môi CH2Cl2/MeOH 10/1. Qua phân tích TLC các phân đoạn được gộp
thành 3 nhóm phân đoạn từ TLH23.1 đến TLH23.3. Nhóm phân đoạn TLH23.2
được rửa với dung môi axeton, sau đó kết tinh lại trong hỗn hợp dung môi
CH2Cl2/MeOH cho chất rắn màu trắng TLH23.2 (chất 4T, 15 mg). Nhóm phân
đoạn TLH23.3 được rửa với dung môi axeton, sau đó kết tinh lại trong hệ dung môi
CH2Cl2/MeOH cho tinh chất rắn màu trắng TLH23.3 (21 mg)
Nhóm phân đoạn TLH24 (2,11 g) được tinh chế trên silica gel (40-63 µm) với
hệ dung môi CH2Cl2/MeOH 6/1, sau khi loại màu và kết tinh lại thu được chất rắn
màu trắng TLH24 (27 mg).
Nhóm phân đoạn TLH29 (1,16 g) được tinh chế trên silica gel (40-63 µm) với
hệ dung môi n-hexan/axeton 2/1, sau khi loại màu và kết tinh lại thu được tinh thể
hình kim màu vàng TLH29 (chất 5T, 13 mg).
3.5.1.2. Phân tách phần chiết etyl axetat (TLE)
Phần chiết etyl axetat (TLE) (70 g) được phân tách bằng sắc ký cột thường
(CC) trên silica gel (Merck, 63-200 µm). Mẫu được đưa lên cột theo phương pháp
tẩm mẫu khô. Rửa giải sắc ký với EtOAc và hệ dung môi gradient EtOAc/MeOH
100/1, 20/1, 15/1, 10/1, 4/1 và 2/1 (v/v) cho 500 phân đoạn, mỗi phân đoạn 250 ml.
Các phân đoạn có TLC giống nhau được gộp lại và cất loại dung môi dưới áp suất
giảm cho 9 nhóm phân đoạn TLE1 (các phân đoạn 1-100), TLE2 (101-143), TLE3
(144-163), TLE4 (164-273), TLE5 (274-298), TLE6 (299-348), TLE7 (349-368),
TLE8 (369-468), TLE9 (469-500)
Nhóm phân đoạn TLE1 (25,50 g) được tinh chế trên silica gel (40-63 µm),
rửa giải với hệ dung môi gradient CH2Cl2/CH3OH 100/1, 50/1, 20/1, 10/1 thu được
10 nhóm phân đoạn TLE1.1-TLE1.10. Nhóm phân đoạn TLE1.1 tiếp tục được tinh
chế trên silica gel (40-63 µm) và hệ dung môi rửa giải CH2Cl2/CH3OH 20/1 thu
được chất TLE 1.1 (chất 6T, 8 mg), TLE1.1.2 (chất 7T, 12 mg), TLE1.1.3 (14 mg),

44
TLE 1.1.4 (chất 8T, 11 mg). Nhóm phân đoạn TLE 1.2 được rửa với axeton và kết
tinh lại trong hệ dung môi CH2Cl2/CH3OH thu được chất rắn màu trắng TLE1.2
(chất 9T, 20 mg). Nhóm phân đoạn TLE 1.3 được tinh chế trên silica gel (40-63
µm) và hệ dung môi rửa giải CH2Cl2/CH3OH 8/1 thu được tinh thể hình kim màu
vàng TLE1.3 (chất 10T, 8 mg). Nhóm phân đoạn TLE 1.4 được tinh chế trên silica
gel (40-63 µm) và hệ dung môi rửa giải CH2Cl2/CH3OH 6/1 thu được chất rắn
không màu TLE1.4 (chất 11T, 11 mg). Nhóm phân đoạn TLE 1.5 được xử lý kết
tinh và loại màu thu được chất rắn màu vàng TLE1.5 (chất 12T, 13 mg). Nhóm
phân đoạn TLE 1.7 tiếp tục được tinh chế trên silica gel (40-63 µm) với hệ dung
môi rửa giải CHCl3/MeOH/H2O 65/45/12 thu được chất bột màu trắng TLE1.7
(chất 13T, 21 mg). Nhóm phân đoạn TLE 1.8 tiếp tục được tinh chế trên silica gel
(40-63 µm) với hệ dung môi rửa giải EtOAc/MeOH/H2O 4/2/0,1 thu được chất rắn
màu vàng TLE1.8 (chất 14T, 13 mg). Nhóm phân đoạn TLE 1.9 được tinh chế
silica gel (40-63 µm) và hệ dung môi rửa giải CH2Cl2/CH3OH 3/1 thu được bột vô
định hình màu vàng TLE1.9 (chất 15T, 11 mg).
Nhóm phân đoạn TLE2 (15,86 g) được tinh chế trên silica gel (40-63 µm), rửa
giải với hệ dung môi EtOAc/CH3OH 4/1 thu được 266 phân đoạn, mỗi phân đoạn
15 ml. Dựa trên phân tích TLC các phân đoạn có sắc kí đồ giống nhau được gộp lại
cho 15 nhóm phân đoạn từ TLE2.1 đến TLE2.15. Nhóm phân đoạn TLE 2.1 (1,2 g)
được tiến hành sắc ký cột pha đảo với hệ dung môi CH3OH/H2O 30/1 cho các chất
TLE 2.1.1 (chất 16T, 13 mg), TLE 2.1.2 (9 mg), TLE 2.1.3 (chất 17T, 23 mg), TLE
2.1.4 (chất 18T, 30 mg). Nhóm phân đoạn TLE 2.2 (89 mg) được tiến hành sắc ký
cột pha đảo với hệ dung môi CH3OH/H2O 50/1 cho chất TLE2.2 (12 mg). Nhóm
phân đoạn TLE 2.6 (36 mg) được tiến hành sắc ký cột silica gel với hệ dung môi
CH2Cl2/CH3OH 2/1 cho chất rắn màu trắng TLE2.6 (chất 19T, 13 mg).
Nhóm phân đoạn TLE 3 (1,76 g) được xử lý kết tinh và loại màu thu được
chất vô định hình màu vàng TLE3 (chất 20T, 16 mg).
Nhóm phân đoạn TLE 5 (2,98 g) được xử lý kết tinh và loại màu thu được chất
rắn màu trắng TLE5 (chất 21T, 17 mg).

45
3.5.1.3. Phân tách phần chiết n-butanol (TLB)
Phần chiết n-butanol (50 g) được phân tách bằng sắc ký cột thường (CC) trên
silica gel (Merck, 63-200 µm). Mẫu được đưa lên cột theo phương pháp tẩm mẫu
khô. Rửa giải sắc ký với điclometan và hệ dung môi gradient CH2Cl2/MeOH/H2O
với tỷ lệ 9/1/0,1 và 3/1/0,1 (v/v) được 390 phân đoạn, mỗi phân đoạn 100 ml. Các
phân đoạn có sắc ký đồ TLC giống nhau được gộp lại và cất loại dung môi dưới áp
suất giảm cho 15 nhóm phân đoạn TLB1 (các phân đoạn 1-15), TLB2 (16-35),
TLB3 (36-45), TLB4 (46-83), TLB5 (84-97), TLB6 (98-105), TLB7 (105-131),
TLB8 (132-147), TLB9 (148-191), TLB10 (191-235), TLB11 (236-272), TLB12
(273-293), TLB13 (294-320), TLB14 (321-350), TLB15 (351-390).
Nhóm phân đoạn TLB1 (2,13 g) được tinh chế trên silica gel (40-63 µm), hệ
dung môi rửa giải EtOAc/MeOH 2/1 thu được chất rắn không màu TLB1 (11 mg).
Nhóm phân đoạn TLB4 (6,87 g) được tinh chế trên silica gel RP-18, hệ dung
môi rửa giải H2O/MeOH 30/1 thu được chất rắn màu vàng TLB4 (chất 22T, 23
mg).
Nhóm phân đoạn TLB7 (5,11 g) được tinh chế trên silica gel (40-63 µm), hệ
dung môi rửa giải EtOAc/MeOH 3/1 thu được chất dẻo màu vàng TLB7 (34 mg).
Nhóm phân đoạn TLB11 (5,22 g) được tinh chế trên silica gel RP-18, hệ dung
môi rửa giải H2O/MeOH 1/1 thu được chất rắn màu vàng TLB11 (chất 23T, 37
mg).
Nhóm phân đoạn TLB13 (3,34 g) được tinh chế silica gel (40-63 µm) và hệ
dung môi rửa giải EtOAc/MeOH/H2O (5/1/0,2) thu được chất rắn không màu
TLB13 (chất 24T, 13 mg).
3.5.2. Phân lập các hợp chất từ cây nghể trắng
3.5.2.1. Phân tách phần chiết n-hexan (NTH)
Phần chiết n-hexan (30 g) được phân tách bằng sắc ký cột thường (CC) trên
silica gel (Merck, 63-200 µm). Mẫu được đưa lên cột theo phương pháp tẩm mẫu
khô. Rửa giải sắc ký với n-hexan và hệ dung môi gradient n-hexan/axeton với các tỷ
lệ 20/1, 10/1, 8/1, 5/1, 3/1 và 1/1 (v/v) được 650 phân đoạn, mỗi phân đoạn 20 ml.

46
Các phân đoạn có sắc ký đồ TLC giống nhau được gộp lại và cất loại dung môi
dưới áp suất giảm cho 31 nhóm phân đoạn NTH1 (các phân đoạn 1-7), NTH2 (8-
37), NTH3 (38-46), NTH4 (47-59), NTH5 (60-64), NTH6 (65-73), NTH7 (74-90),
NTH8 (91-115), NTH9 (116-125), NTH10 (126-157), NTH11 (158-183), NTH12
(184-213), NTH13 (214-245), NTH14 (246-269), NTH15 (270-287), NTH16
(288-307), NTH17 (308-334), NTH18 (335-360), NTH19 (361-381), NTH20
(382-410), NTH21 (411-454), NTH22 (455-462), NTH23 (463-475), NTH24
(476-482), NTH25 (483-520), NTH26 (521-550), NTH27 (551-570), NTH28
(571-590), NTH29 (591-615), NTH30 (616-635), NTH31 (636-650).
Phân đoạn NTH1 (1,55 g) cô cho bay hơi hết dung môi, xử lí loại màu rồi kết
tinh lại trong hỗn hợp dung môi n-hexan/EtOAc 8/2,v/v thu được hợp chất NTH1
(chất 25N, 50 mg).
Phân đoạn NTH2 (3,12 g) cô cho bay hơi hết dung môi, xử lý loại màu rồi kết
tinh lại trong hỗn hợp dung môi n-hexan/ EtOAc 8/2, v/v thu được hợp chất NTH2
(chất 1T, 140 mg).
Phân đoạn NTH6 (2,01 g) cô cho bay hơi hết dung môi, xử lý loại màu rồi tiếp
tục được tinh chế trên silica gel (40-63 µm) với hệ dung môi CH2Cl2/axeton 9/1, v/v
thu được hợp chất NTH6 (chất 26N, 14 mg).
Phân đoạn NTH24 (4,21 g) được rửa với dung môi axeton thu được tinh thể
hình kim màu trắng NTH24.1 (chất 27N, 13 mg). Phần không tan trong axeton được
tinh chế trên silica gel (40-63 µm) với hệ dung môi gradient CH2Cl2/CH3OH 9/1 thu
được chất NTH24.2 (chất 28N, 21 mg)
Phân đoạn NTH26 cô cho bay hơi hết dung môi rồi tiếp tục được tinh chế trên
silica gel (40-63 µm) với hệ dung môi CH2Cl2/axeton 6/1. Qua phân tích TLC các
phân đoạn được gộp thành 4 nhóm phân đoạn từ NTH26.1 đến NTH26.4. Nhóm
phân đoạn NTH26.2 (45 mg) được rửa với dung môi n-hexan, sau đó kết tinh lại
trong hệ dung môi CH2Cl2/CH3OH cho bột vô định hình màu trắng ngà NTH26.2
(chất 29N, 15 mg). Nhóm phân đoạn NTH26.3 (55 mg) được rửa với dung môi n-

47
hexan, sau đó kết tinh lại trong hệ dung môi CH2Cl2/CH3OH cho tinh thể hình kim
màu trắng NTH26.3 (chất 30N, 35 mg).
Phân đoạn NTH30 cô cho bay hơi hết dung môi, sau đi loại bỏ chất màu, rửa
với dung môi n-hexan và kết tinh lại trong hỗn hợp dung môi CH2Cl2/CH3OH 9/1
thu được chất vô định hình màu trắng ký hiệu là NTH30 (chất 9T, 30 mg).
3.5.2.2. Phân tách phần chiết etyl axetat (NTE)
Phần chiết etyl axetat (NTE) (50 g) được phân tách bằng sắc ký cột thường
(CC) trên silica gel (Merck, 63-200 µm). Mẫu được đưa lên cột theo phương pháp
tẩm mẫu khô. Rửa giải sắc ký với etyl axetat và hệ dung môi gradient
EtOAc/CH3OH 20/1, 9/1, 8/1, 5/1, (v/v) cho 200 phân đoạn, mỗi phân đoạn 500 ml.
Các phân đoạn có TLC giống nhau được gộp lại và cất loại dung môi dưới áp suất
giảm cho 27 nhóm phân đoạn NTE1 (các phân đoạn 1-3), NTE2 (4-6), NTE3 (7-
14), NTE4 (15-18), NTE5 (19-22), NTE6 (23-30), NTE7 (31-39), NTE8 (40-49),
NTE9 (50-58), NTE10 (59-67), NTE11 (68-75), NTE12 (76-82), NTE13 (83-99),
NTE14 (100-114), NTE15 (115-122), NTE16 (123-125), NTE17 (126-130),
NTE18 (131-140), NTE19 (141-145), NTE20 (146-147), NTE21 (148-150),
NTE22 (151-153), NTE23 (154-158), NTE24 (159-163), NTE25 (164-169),
NTE26 (170-180), NTE27 (181-200).
Nhóm phân đoạn NTE1 (5,39 g) được tinh chế trên silica gel (40-63 µm), rửa
giải sắc ký với điclometan và và hệ dung môi gradient điclometan/axeton 100/1,
50/1, 10/1, 5/1, 2/1, thu được 90 phân đoạn, mỗi phân đoạn 15 ml. Dựa trên phân
tích TLC các phân đoạn có sắc kí đồ giống nhau được gộp lại cho 7 nhóm phân
đoạn từ NTE1.1 đến NTE1.7. Nhóm phân đoạn NTE1.1 được tiếp tục tinh chế trên
silica gel (40-63 µm), rửa giải với hệ dung môi điclometan/axeton 7/1 thu được chất
bột màu vàng nhạt NTE1.1 (9 mg). Nhóm phân đoạn NTE1.6 được tinh chế trên
silica gel (40-63 µm), rửa giải sắc ký với hệ dung môi CH2Cl2/CH3OH 15/1 cho
chất dầu màu vàng NTE1.6 (chất 31N, 14 mg).
Nhóm phân đoạn NTE2 (3,86 g) được tinh chế trên silica gel (40-63 µm), rửa
giải sắc ký với điclometan và và hệ dung môi gradient CH2Cl2/CH3OH 99/1, 80/1,

48
20/1, 10/1, 7/1, thu được 210 phân đoạn, mỗi phân đoạn 15 ml. Dựa trên phân tích
TLC các phân đoạn có sắc kí đồ giống nhau được gộp lại cho 10 nhóm phân đoạn từ
NTE2.1 đến NTE2.10. Nhóm phân đoạn NTE2.4 được rửa với dung môi axeton
cho tinh thể màu vàng ký hiệu NTE2.4.2 (chất 32N, 8mg). Nhóm phân đoạn
NTE2.6 (6,50 g) được tiếp tục tinh chế bằng sắc ký cột mini trên silica gel (40-63
µm), rửa giải sắc ký với hệ dung môi CH2Cl2/CH3OH 6/1 cho chất NTE 2.6.1 (chất
33N, 13 mg) và tinh thể hình kim màu trắng NTE2.6.2 (chất 34N, 40 mg). Nhóm
phân đoạn NTE2.7 được rửa với dung môi axeton cho chất rắn màu trắng ngà
NTE2.7.1 (15mg).
Nhóm phân đoạn NTE3 (3,12 g) được rửa với axeton sau đó kết tinh lại với
hỗn hợp dung môi CH2Cl2/CH3OH cho chất rắn màu trắng NTE3 (chất 35N, 15mg).
Nhóm phân đoạn NTE5 (4,42 g) được tinh chế trên silica gel (40-63 µm), rửa
giải sắc ký với etyl axetat và và hệ dung môi gradient EtOAc/CH3OH 7/1, 3/1, 1/1
thu được 11 phân đoạn, mỗi phân đoạn 15 ml (NTE5.1 đến NTE5.7). Nhóm phân
đoạn NTE5.7 được rửa với dung môi axeton rồi tiếp tục được tinh chế trên silica gel
(40-63 µm), rửa giải sắc ký với etyl axetat và hệ dung môi gradient EtOAc/CH3OH
3/1 thu được chất NTE 5.7 (11 mg).
Nhóm phân đoạn NTE8 (1,1 g) được phân tách bằng sắc ký cột thường với hệ
dung môi EtOAc/CH3OH 5/1 thu được 5 nhóm phân đoạn từ NTE.8.1 đến NTE.8.5.
Nhóm phân đoạn NTE.8.4 được kết tinh lại cho tinh thể hình kim màu trắng ngà
NTE8 (22 mg).
Nhóm phân đoạn NTE12 (0,36 g) được rửa với axeton sau đó được kết tinh lại
với hệ dung môi CH2Cl2/CH3OH cho chất rắn màu trắng NTE12 (14 mg).
3.5.2.3. Phân tách phần chiết n-butanol (NTB)
Phần chiết n-butanol (30 g) được phân tách bằng sắc ký cột thường (CC) trên
silica gel (Merck, 63-200 µm). Mẫu được đưa lên cột theo phương pháp tẩm mẫu
khô. Rửa giải sắc ký với hệ dung môi gradient CH2Cl2/CH3OH/H2O với các tỷ lệ
9/1/0,1; 6/1/0,1; 3/1/0,1; v/v; 1/1/0,1 thu được 123 phân đoạn, mỗi phân đoạn 20
ml. Các phân đoạn có sắc ký đồ TLC giống nhau được gộp lại và cất loại dung môi

49
dưới áp suất giảm cho 12 nhóm phân đoạn NTB1 (các phân đoạn 1-19), NTB2 (20-
30), NTB3 (31-40), NTB4 (41-49), NTB5 (50-61), NTB6 (62-72), NTB7 (73-94),
NTB8 (95-102), NTB9 (103-106), NTB10 (107-111), NTB11 (112-119), NTB12
(120-125).
Nhóm phân đoạn NTB3 (0,93 g) được loại màu bằng dung môi axeton sau đó
tiếp tục được tinh chế trên silica gel với hệ dung môi rửa giải toluene/axeton 7/1,
v/v thu được hợp chất NTB3 (chất 36N, 17 mg).
Nhóm phân đoạn NTB4 (1,31 g) tiếp tục được tinh chế trên silica gel (40-63
µm) với hệ dung môi CH2Cl2/MeOH 10/1, v/v thu được hợp chất NTB4 (chất 37N,
20 mg).
Nhóm phân đoạn NTB8 (1,13 g) được loại màu bằng dung môi axeton sau đó
tiếp tục được tinh chế trên silica gel RP-18 với hệ dung môi MeOH/H2O 3/10, v/v
thu được hợp chất NTB8 (chất 38N, 13 mg).
Nhóm phân đoạn NTB11 (0,74 g) được loại màu bằng dung môi metanol,
phần cặn thu được (0,3 g) được kết tinh lại trong etyl axetat thu được hợp chất
NTB11 (chất 39N, 38 mg).
3.5.3. Phân lập các hợp chất từ cây mễ tử liễu
3.5.3.1. Phân tách phần chiết n-hexan (MTH)
Phần chiết n-hexan (70 g) được phân tách bằng sắc ký cột thường (CC) trên
silica gel (Merck, 63-200 µm). Mẫu được đưa lên cột theo phương pháp tẩm mẫu
khô. Rửa giải sắc ký với n-hexan và hệ dung môi gradient n-hexan/axeton với các tỷ
lệ 99/1, 20/1, 9/1, 7/1, 5/1, 3/1 và 2/1 (v/v) được 250 phân đoạn, mỗi phân đoạn 100
ml. Các phân đoạn có sắc ký đồ TLC giống nhau được gộp lại và cất loại dung môi
dưới áp suất giảm cho 21 nhóm phân đoạn MTH1 (các phân đoạn 1-20), MTH2
(21-33), MTH3 (34-40), MTH4 (41-48), MTH5 (49-62), MTH6 (63-72), MTH7
(73-90), MTH8 (91-100), MTH9 (101-104), MTH10 (105-107), MTH11 (108-
109), MTH12 (110-118), MTH13 (119-137), MTH14 (138-149), MTH15 (150-
157), MTH16 (158-165), MTH17 (166-174), MTH18 (175-201), MTH19 (202-
212), MTH20 (213-230), MTH21 (231-250)

50
Nhóm phân đoạn MTH2 (1,05 g) được rửa bằng axeton thu được chất bột màu
trắng MTH2.1 (10 mg).
Nhóm phân đoạn MTH8 (1,13 g) được rửa bằng axeton thu được chất bột màu
trắng MTH8.1 (chất 40M, 31 mg).
Nhóm phân đoạn MTH10 (2,08 g) được rửa bằng n-hexan, sau đó kết tinh lại
trong axeton cho các tinh thể hình kim màu trắng MTH10 (chất 1T, 35 mg).
Nhóm phân đoạn MTH11 (3,78 g) cô cho bay hơi hết dung môi, xử lý loại
màu, kết tinh lại trong hệ dung môi n-hexan/etyl axetat 2/1,v/v thu được hợp chất
MTH11 (chất 41M, 15 mg).
Nhóm phân đoạn MTH12 (2,02 g) được rửa bằng n-hexan, tiếp đó rửa với hệ
dung môi n-hexan/axeton 5/1, kết tinh lại trong axeton cho các tinh thể hình kim
màu trắng MTH 12.1 (10 mg).
Nhóm phân đoạn MTH13 (4,01 g) cô cho bay hơi hết dung môi, sau đó tiếp
tục phân tách bằng sắc ký cột silica gel (40-63 µm) với dung môi giải hấp
điclometan/axeton 10/1 thu được chất MTH13 (chất 42M, 12 mg).
Nhóm phân đoạn MTH16 (4,51 g) cô cho bay hơi hết dung môi, sau đó tiếp
tục phân tách bằng sắc ký cột silica gel (40-63 µm) với dung môi rửa giải
CH2Cl2/MeOH 10/1 thu được chất MTH16 (chất 43M, 17 mg).
Nhóm phân đoạn MTH18 (10,02 g) được rửa bằng axeton sau đó kết tinh lại
trong với hệ dung môi CH2Cl2/MeOH 9/1, thu được chất rắn màu trắng MTH18
(chất 9T, 205 mg).
3.5.3.2. Phân tách phần chiết etyl axetat (MTE)
Phần chiết etyl axetat (MTE) (70 g) được phân tách bằng sắc ký cột thường
(CC) trên silica gel (Merck, 63-200 µm). Mẫu được đưa lên cột theo phương pháp
tẩm mẫu khô. Rửa giải sắc ký với etyl axetat và hệ dung môi gradient etyl
axetat/metanol 99/1, 9/1, 8/1, 5/1, 1/1 (v/v) cho 125 phân đoạn, mỗi phân đoạn 250
ml. Các phân đoạn có TLC giống nhau được gộp lại và cất loại dung môi dưới áp
suất giảm cho 11 nhóm phân đoạn MTE1 (các phân đoạn 1-10), MTE2 (11-32),

51
MTE3 (33-52), MTE4 (53-67), MTE5 (68-78), MTE6 (79-92), MTE7(93-100),
MTE8 (101-109), MTE9 (110-115), MTE10 (116-120), MTE11 (121-125).
Nhóm phân đoạn MTE2 (17,11 g) được tinh chế trên silica gel (40-63 µm),
rửa giải sắc ký với điclometan và hệ dung môi gradient CH2Cl2/MeOH 9/1, 8/1, 4/1,
2/1 (v/v) thu được 236 phân đoạn, mỗi phân đoạn 30 ml. Dựa trên phân tích TLC
các phân đoạn có sắc kí đồ giống nhau được gộp lại cho 13 nhóm phân đoạn từ
MTE2.1 đến MTE2.13. Nhóm phân đoạn MTE2.1 được tinh chế với cột silica gel
(40-63 µm) và rửa giải sắc ký với hệ dung môi điclometan/axeton 100/1 thu được
hợp chất màu vàng MTE2.1.1 và hợp chất MTE2.1.2. Nhóm phân đoạn MTE2.4
tiếp tục được tinh chế với cột silica gel (40-63 µm) và rửa giải sắc ký với hệ dung
môi điclometan/axeton 50/1 thu được chất MTE2.4 (chất 44M, 17 mg). Nhóm phân
đoạn MTE2.5 tiếp tục được tinh chế với cột silica gel (40-63 µm) và rửa giải sắc ký
với hệ dung môi điclometan/axeton 20/1 thu được chất MTE2.5 (chất 10T, 10 mg).
Nhóm phân đoạn MTE2.9 được tinh chế với cột silica gel (40-63 µm) và rửa giải
sắc ký với hệ dung môi điclometan/axeton 7/1 thu được hợp chất MTE2.9 (chất
45M, 17 mg) và MTE2.9.9 (chất 46M, 14 mg). Nhóm phân đoạn MTE2.10 tiếp tục
được tinh chế với cột silica gel (40-63 µm) và rửa giải sắc ký với hệ dung môi
điclometan/axeton 6/4 thu được 2 chất MTE2.10.1 (chất 47M, 13 mg), MTE2.10.3
(chất 48M, 20 mg).
Nhóm phân đoạn MTE3 (4.13 g) được tinh chế với cột silica gel (40-63 µm)
và rửa giải sắc ký với hệ dung môi CH2Cl2/EtOAc/MeOH 5/4/1 thu được hợp chất
MTE3.4 (chất 49M, 11 mg) và chất MTE3.8 (chất 50M, 16 mg).
Nhóm phân đoạn MTE4 (1,50 g) được rửa bằng etyl axetat sau đó kết tinh lại
trong metanol cho tinh thể hình kim màu vàng nhạt MTE4 (chất 20T, 30 mg).
Nhóm phân đoạn MTE5 (0,50 g) được rửa bằng metanol sau đó kết tinh lại trong
metanol nóng cho tinh thể hình kim màu vàng nhạt MTE5 (chất 51M, 15 mg).
Nhóm phân đoạn MTE8 (9,34 g) được tinh chế trên silica gel (40-63 µm), rửa
giải sắc ký với EtOAc và gradient EtOAc/MeOH 9/1, 8/1, 5/1 thu được 80 phân
đoạn, mỗi phân đoạn 10 ml. Dựa trên phân tích TLC các phân đoạn có sắc kí đồ

52
giống nhau được gộp lại cho 5 nhóm phân đoạn từ MTE8.1 đến MTE8.5. Nhóm
phân đoạn MTE8.1 tiếp tục được tinh chế trên silica gel RP-18 rửa, giải sắc ký với
hệ dung môi MeOH/H2O 1/5 thu được chất MTE8.1 (chất 52M, 7 mg).
3.5.3.3. Phân tách phần chiết n-butanol (MTB)
Phần chiết n- butanol (MTB) (40 g) được phân tách bằng sắc ký cột (CC)
trên silica gel (Merck, 63-200 µm). Mẫu được đưa lên cột theo phương pháp tẩm
mẫu khô. Rửa giải sắc ký với etyl axetat và hệ dung môi gradient
EtOAc/MeOH/H2O 99/1/0,11, 9/1/0,1, 8/1/0,1, 5/1/0,1, 1/1/0,1 (v/v) cho 230
phân đoạn, mỗi phân đoạn 250 ml. Các phân đoạn có TLC giống nhau được gộp
lại và cất loại dung môi dưới áp suất giảm cho 12 nhóm phân đoạn MTB1 (các
phân đoạn 1-4 ), MTB2 (5-8), MTB3 (9-22), MTB4 (23-35), MTB5 (36-50),
MTB6 (51-65), MTB7 (66-95), MTB8 (96-140), MTB9 (141-171), MTB10
(172-190), MTB11 (191-210), MTB12 (211-230).
Nhóm phân đoạn MTB4 (5,86 g) được rửa bằng axeton sau đó được kết tinh
lại trong hệ CH2Cl2/MeOH thu được chất rắn màu vàng MTB4 (chất 53M, 35 mg).
Nhóm phân đoạn MTB6 (4,50 g) được tiếp tục sắc ký với silica gel. Rửa giải
sắc ký với hệ dung môi gradient CH2Cl2/MeOH 10/1, 4/1 thu được chất rắn màu
vàng MTB6 (chất 54M, 32 mg)
Nhóm phân đoạn MTB10 (5,95 g) được tiếp tục sắc ký với silica gel. Rửa giải
sắc ký với hệ dung môi CH2Cl2/MeOH/H2O 4/1/0,1 thu được chất rắn màu vàng, ký
hiệu MTB 10.2 (chất 55M, 56 mg)
3.6. HẰNG SỐ VẬT LÝ VÀ DỮ KIỆN PHỔ CỦA CÁC HỢP CHẤT
3.6.1. Các hợp chất được phân lập từ cây thồm lồm gai
β-Sitosterol (1T)
Được phân lập từ nhóm phân đoạn TLH4.
Tinh thể hình kim màu trắng, đnc. 135-136°C.
Rf = 0,44 (TLC, silica gel, n-hexan/etyl axetat 4/1, v/v), hiện màu tím với
thuốc thử vanilin/H2SO4 1%, t°.
Musizin (2T)

53
Được phân lập từ nhóm phân đoạn TLH5
Tinh thể hình kim màu vàng nâu, đnc. 162-163°C
Rf = 0,53 (TLC, silica gel, n-hexan/axeton 10/1, v/v), hiện màu nâu với thuốc
thử vanilin/H2SO4 1%, t°.
1
H-NMR (500 MHz, DMSO-d6,): δ (ppm) 7,08 (1H, s, H-4), 7,20 (1H, d, J =
8,0 Hz, H-5), 7,28 (1H, dd, J = 7,5; 8,0 Hz, H-6), 6,77 (1H, d, J = 7,5 Hz, H-7).
13
C-NMR (125 MHz, DMSO-d6,): δ (ppm) 153,9 (C-1), 133,0 (C-2), 136,3 (C-
3), 118,7 (C-4), 119,1 (C-5), 128,1 (C-6), 108,4 (C-7), 152,8 (C-8), 123,0 (C-9),
112,6 (C-10), 32,1 (C-COCH3), 204,3 (C-COCH3), 19,7 (C-CH3).
24(R/S)-cycloart-25-en-3β,24-diol (3T)
Được phân lập từ nhóm phân đoạn TLH9
Tinh thể hình kim màu trắng, đnc. 123-125°C
Rf = 0,51 (TLC, silica gel, n-hexan/etyl axetat 3/1, v/v), hiện màu tím đậm
với thuốc thử vanilin/H2SO4 1%, t°.
1
H-NMR (500 MHz, CDCl3), δ (ppm): 3,28 (1H, m, H-3), 1,73 (3H, s, H-18),
0,33 (1H, d, J = 4,5 Hz, H-19a), 0,55 (1H,d, J = 4,0 Hz, H-19b), 0,97 (2x3H, s, H-
21 & H-28), 4,10 (1H, t, J = 7,5 Hz, H-24), 4,83 (1H, s, H-26a), 4,93 (1H, d, J = 5,5
Hz, H-19b), 0,87 (3H, s, H-27), 0,80 (3H, s, H-29), 0,89 (3H, s, H-30).
13
C-NMR (125 MHz, CDCl3), δ (ppm): 31,9 (C-1), 30,4 (C-2), 78,9 (C-3),
40,5 (C-4), 47,2 (C-5), 21,1 (C-6), 26,0 (C-7), 47,9 (C-8), 20,0 (C-9), 26,1 (C-10),
26,5 (C-11), 32,9 (C-12), 45,3 (C-13), 48,9 (C-14), 35,6 (C-15), 28,1 (C-16), 52,2
(C-17), 18,0 (C-18), 29,9 (C-19), 35,9 (C-20), 18,3 (C-21), 31,9 (C-22), 31,7 (C-
23), 76,4 (C-24), 147,5 (24S) (C-25), 147,8 (24R) (C-25), 110,9 (24S) (C-26), 111,4
(24R) (C-26), 17,6 (C-27), 25,5 (C-28), 14,0 (C-29), 19,3 (C-30).
1-O-(β-D-glucopyranosyl)-(2S,3S,4R,8E)-2-[(2'R,10'Z)-2'-hydroxyicos-10'-
enoylamino]-8-nonacosene-1, 3, 4-triol (4T)
Được phân lập từ nhóm phân đoạn TLH23.
Tinh thể hình kim màu trắng, đnc. 216-218°C.
Rf = 0,35 (TLC, silica gel, CH2Cl2/MeOH 10/1, v/v), hiện màu tím với thuốc

54
thử vanilin/H2SO4 1%, t°. αD 20 = + 11,3° (0,5M/pyridin)
ESI-MS/MS: m/z 962 [M+Na]+, 938 [M-H]ˉ. M=939 đvC, C55H105NO10
LC/ESI-MS/MS: 339 [M-H]ˉ, 227 [M-H-C8H18] ˉ, 213 [M-H-C9H18] ˉ, 187 [M-
H-C11H21] ˉ, 173 [M-H-C12H23] ˉ. (4.1)
1
H-NMR (500 MHz, CD3OD), δ (ppm): 4,05 (1H, dd, J = 4,0; 10,5 Hz, H-1a),
3,82 (1H, dt, J = 2,0; 4,0; 10,5 Hz, H-1b), 4,27 (1H, m, H-2), 3,62 (1H, t, J = 6,0
Hz, H-3), 3,53 (1H, m, H-4), 1,66 (1H, m, H-5a), 1,43 (1H, m, H-5b), 1,60 (2H, m,
H-6), 1,99 (2H, m, H-7), 5,44 (1H, m, H-8), 5,44 (1H, m, H-9), 1,99 (2H, m, H-10),
1,31 (18x2H, m, H-11→H-28), 0,92 (3H, t, J = 6,5 Hz, H-29), 4,04 (1H, m, H-
2'),1,78 (1H, H-3'a), 1,62 (1H, H-3'b), 1,44 (2H, H-4'), 1,31 (4x2H, H-5'→8'), 2,08
(2H, m, H-9'), 5,38 (1H, m, H-10'), 5,38 (1H, m, H-11'), 2,08 (2H, m, H-12'), 1,31
(7x2H, m, H-13'→19'), 0,92 (3H, t, J = 6,5 Hz, H-20'); Glc: 4,30 (1H, d, J = 7,5 Hz,
H-1''), 3,20 (1H, quartet, J = 8,0 Hz, H-2''), 3,38 (1H, m, H-3''), 3,29 (1H, m, H-4''),
3,30 (1H, m, H-5''), 3,89 (1H, d, J = 11,5, H-6''a), 3,68 (1H, dd, J = 12,0; 5,0 Hz, H-
6''b).
13
C-NMR (125 MHz, CD3OD), δ (ppm): 69,9 (C-1), 51,7 (C-2), 75,6 (C-3),
72,9 (C-4), 32,9 (C-5), 27,2 (C-6), 33,8 (C-7), 131,5 (C-8), 131,4 (C-9), 33,7 (C-
10), 30,3-30,9 (C-11→C-26), 33,1 (C-27), 23,7 (C-28), 14,5 (C-29), 177,1 (C-1'),
72,9 (C-2'), 35,7 (C-3'), 26,1 (C-4'), 30,3-30,9 (C-5'→C-8'), 28,3 (C-9'), 130,8 (C-
10'),130,9 (C-11'), 28,4 (C-12'), 30,3-30,9 (C-13'→C-17'), 33,1 (C-18'), 23,7 (C-
19'), 14,5 (C-20'); Glc: 104,7 (C-1''), 75,0 (C-2''), 77,9 (C-3''), 71,6 (C-4''), 78,0 (C-
5''), 62,7 (C-6'').
6-Geranyl-7-hydroxy-8-methoxy coumarin (5T)
Được phân lập từ nhóm phân đoạn TLH29
Tinh thể hình kim màu vàng nhạt, đnc. 81-83oC.
Rf = 0,39 (TLC, silica gel, n-hexan/axeton 2/1, v/v), hiện màu nâu với thuốc
thử vanilin/H2SO4 1%, t°.
1
H-NMR (500 MHz, DMSO-d6), δ (ppm): 10,01(1H, s, OH), 6,20 (1H, d, J =
9,5 Hz, H-3), 7,89 (1H, d, J = 9,5 Hz, H-4), 7,11 (1H, s, H-5), 3,26 (2H, d, J = 7,0

55
Hz, H-1'), 5,28 (1H, d, J = 14,0 Hz, H-2'), 1,99 (2H, d, J= 15,0 Hz, H-4'), 2,05 (2H,
d, J = 14,5 Hz, H-5'), 5,07 (1H, d, J = 15,0 Hz, H-6′), 1,66 (3H, s, H-8'), 1,54 (3H,
s, H-9'), 1,61 (3H, s, H-10'), 3,83 (3H, s, H-OCH3).
13
C-NMR (125 MHz, DMSO-d6), δ (ppm): 159,9 (C-2), 111,3 (C-3), 135,8 (C-
4), 121,6 (C-5), 125,8 (C-6), 146,1 (C-7), 151,3 (C-8), 144,9 (C-9), 111,4 (C-10),
27,5 (C-1'), 122,6 (C-2'), 133,8 (C-3'), 39,7 (C-4'), 26,1 (C-5'), 124,0 (C-6'), 130,7
(C-7'), 25,4 (C-8'), 15,5 (C-9'), 17,5 (C-10'), 60,9 (C-OCH3).
3'-O-methyl-3,4-methylenedioxy ellagic acid (6T)
Được phân lập từ nhóm phân đoạn TLE1.1.
Chất rắn màu trắng, đnc. 296-298°C.
Rf = 0,51 (TLC, silica gel, CH2Cl2/MeOH 20/1, v/v), hiện màu hồng nhạt với
thuốc thử vanilin/H2SO4 1%, t°.
1
H-NMR (500 MHz, DMSO-d6), δ (ppm): 6,39 (2H, s, H-3a), 7,535 (1H, s,
H-5), 7,533 (1H, s, H-5'), 4,05 (3H, s, 3'-OCH3).
13
C-NMR (125 MHz, DMSO-d6), δ (ppm): 112,7 (C-1), 131,0 (C-2), 138,3
(C-3), 104,3 (C-3a), 150,0 (C-4), 103,8 (C-5), 116,0 (C-6), 158,3 (C-6a), 110,9 (C-
1'), 141,6 (C-2'), 140,2 (C-3'), 150,0 (C-4'), 112,1 (C-5'), 116,0 (C-6'), 157,6 (C-
6'a), 60,9 (3'-OCH3).
Physcion (7T)
Được phân lập từ nhóm phân đoạn TLE1.1.2
Chất rắn màu vàng, đnc. 206-208 oC.
Rf = 0,72 (TLC, silica gel, điclometan/axeton 15/1, v/v) hiện màu vàng với
thuốc thử vanilin/H2SO4 1%.
1
H-NMR (500 MHz, axeton-d 6), δ (ppm): 12,27 (1H, s, OH-8), 12,08 (1H, s,
OH-1), 7,33 (1H, s, H-4), 7,59 (1H, s, H-5), 6,65 (1H, d, J = 2,5 Hz, H-2), 7,05
(1H, s, H-7), 3,93 (3H, s, OCH3), 2,44 (3H, s, CH3).
13
C-NMR (125 MHz, axeton-d6), δ (ppm): 165,1 (C-1), 108,1 (C-2), 166,5
(C-3), 106,7 (C-4), 121,2 (C-5), 148,4 (C-6), 124,4 (C-7), 162,5 (C-8), 190,7 (C-
9), 181,9 (C-10), 135,2 (C-4a), 113,6 (C-8a), 110,2 (C-9a), 133,2 (C-10a), 55,0 (3-

56
OCH3), 22,1 (6-CH3).
4-Hydroxymellein (8T)
Được phân lập từ nhóm phân đoạn TLE1.1.4.
Tinh thể màu vàng nhạt, đnc. 130-132 oC.
Rf = 0,56 (TLC, silica gel, CH2Cl2/MeOH 20/1, v/v) hiện màu vàng với thuốc
thử vanilin/H2SO4 1%.
1
H-NMR (500 MHz, CD3OD), δ (ppm): 4,55-4,58 (2H, H-3 & H-4), 7,09 (1H,
d, J = 7,5 Hz, H-5), 7,58 (1H, t, J = 7,5 Hz, H-6), 6,95 (1H, dd, J = 1,0; 7,5 Hz, H-
7), 1,48 (3H, d, J = 6,5 Hz, 3-CH3).
13
C-NMR (125 MHz, CD3OD), δ (ppm): 170,2 (C-1), 81,6 (C-3), 69,5 (C-4),
144,1 (C-4a), 117,7 (C-5), 137,8 (C-6), 117,8 (C-7), 162,9 (C-8), 108,0 (C-8a), 18,2
(3-CH3).
Daucosterol (9T)
Được phân lập từ nhóm phân đoạn TLE1.2.
Chất rắn màu trắng, đnc. 283-285 oC.
Rf = 0,41 (TLC, silica gel, CH2Cl2/MeOH 9/1, v/v), hiện màu tím với thuốc
thử vanilin/H2SO4 1%.
1
H-NMR (500 MHz, CDCl3&CD3OD), δ (ppm): 5,37 (1H, brs, H-6), 3,57 (1H,
m, H-3), 0,68 (3H, s, H-18), 1,01 (3H, s, H- 19), 0,92 (3H, d, J = 6,5 Hz, H-21),
0,83 (3H, d, J = 4,0 Hz, H-26), 0,93 (3H, d, J = 6,5 Hz, H-27), 0,85 (3H, s, H- 29),
glc: 4,41 (1H, d, J= 8,0 Hz, H-1'), 3,25 (1H), 3,25-3,47 (4H, H-2', 3', 4', 5'), 3,76
(1H, dd, J = 12,0; 4,0 Hz, H-6'b), 3,85 (1H, dd, J = 11,5; 3,0 Hz, H-6'a).
Quercetin (10T)
Được phân lập từ nhóm phân đoạn TLE1.3
Chất rắn màu vàng, đnc. 313-314 oC.
Rf = 0,35 (TLC, silica gel, CH2Cl2/MeOH 9/1, v/v), hiện màu đen với dung
dịch FeCl3/etanol 5%
1
H-NMR (500 MHz, axeton-d6), δ (ppm): 6,26 (1H, d, J = 2,0 Hz, H-6), 6,51
(1H, d, J = 2,0 Hz, H-8), 7,82 (1H, d, J = 2,0 Hz, H-2'), 6,99 (1H, d, J = 8,5 Hz, H-

57
5'), 7,69 (1H, dd, J = 8,5; 2,0 Hz, H-6').
13
C-NMR (125 MHz, axeton-d6), δ (ppm): 146,9 (C-2), 136,7 (C-3), 176,5 (C-
4), 162,3 (C-5), 99,1 (C-6), 164,9 (C-7), 94,4 (C-8), 157,7 (C-9), 104,1 (C-10),
123,7 (C-1'), 115,7 (C-2'), 145,8 (C-3'), 148,3 (C-4'), 116,2 (C-5'), 121,4 (C-6').
3,3',4-Trimethoxy 4'-O--L-rhamnopyranosid ellagic acid (11T)
Được phân lập từ nhóm phân đoạn TLE1.4
Chất rắn màu trắng, đnc. 221-223 oC.
Rf = 0,45 (TLC, silica gel, CH2Cl2/MeOH 6/1, v/v), hiện màu hồng với thuốc
thử vanilin/H2SO4 1%.
1
H-NMR (500 MHz, DMSO-d 6), δ (ppm): 7,42 (1H, s, H-5), 7,70 (1H, s, H-
5'), 4,03 (3H, s, 3-OCH3), 4,05 (3H, s, 3'-OCH3), 4,05 (3H, s, 4-OCH3); rham: 5,54
(1H, d, J = 1,0 Hz, H-1''), 3,97 (1H, brs, H-2''), 3,71 (1H, dd, J = 3,0; 9,0 Hz, H-3''),
3,36 (1H, H-4''), 3,52(1H, m, H-5''), 1,15 (1H, d, J = 6,0 Hz, H-6'').
13
C-NMR (125 MHz, DMSO-d6), δ (ppm): 110,8 (C-1), 140,9 (C-2), 140,1 (C-
3), 152,8 (C-4), 111,6 (C-5), 111,0 (C-6), 158,3 (C-7), 114,2 (C-1'), 141,4 (C-2'),
141,8 (C-3'), 150,3 (C-4'), 111,6 (C-5'), 112,4 (C-6'), 158,1 (C-7), 60,9 (3-OCH3),
61,5 (3'-OCH3), 61,5 (4-OCH3); rham: 99,9 (C-1''), 70,1 (C-2''), 75,0 (C-3''), 71,6
(C-4''), 70,3 (C-5''), 17,9 (C-6'').
Myricetin (12T)
Được phân lập từ nhóm phân đoạn TLE 1.5
Chất bột màu vàng.
Rf = 0,81 (TLC, silica gel, toluent/acid acetic/nước 4/1/5, v/v/v), hiện màu đen
với dung dịch FeCl3/etanol 5%.
ESI-MS: m/z : 319 [M+H]+, 317 [M-H]¯, M=318 đvC, CTPT: C15H10O8.
1
H-NMR (500 MHz, DMSO-d6), δ (ppm): 7,24 (2H, s, H-2' & H-6'), 6,37 (1H,
d, J = 2,0 Hz, H-8), 6,18 (1H, d, J = 1,5 Hz, H-6).
13
C-NMR (500MHz, DMSO-d6), δ (ppm): 146,8 (C-2), 135,8 (C-3), 175,7 (C-
4), 160,7 (C-5), 98,1 (C-6), 163,8 (C-7), 93,1 (C-8), 156,0 (C-9), 102,9 (C-10),
120,7 (C-1'), 107,1 (C-2'), 145,7 (C-3'), 135,8 (C-4'), 145,7 (C-5'), 107,1 (C-6').

58
Acid chlorogenic (13T)
Được phân lập từ nhóm phân đoạn TLE1.7.
Chất rắn màu trắng, đnc. 208-211°C.
Rf = 0,64 (TLC, silica gel, toluent/acid axetic/nước 4/1/5, v/v/v), hiện màu đen
với dung dịch FeCl3/etanol 5%.
1
H-NMR (500 MHz, axeton-d6), δ (ppm): 2,25 (1H, br d, H-2b), 2,02 (1H, brd,
H-2a), 5,38 (1H, m, H-3), 3,78 (1H, dd, J = 3,0; 9,0 Hz, H-4), 4,23 (1H, quartet, H-
5), 2,15 (1H, brd, H-6b), 2,05 (1H, brd, H-6a), 7,15 (1H, d, J = 2,0 Hz, H-2'), 7,03
(1H, dd, J = 2,0; 8,0 Hz, H-5'), 6,87 (1H, d, J = 8,5 Hz, H-6'), 7,53 (1H, d, J = 16,0
Hz, H-7'), 6,25 (1H, d, J = 16,0 Hz, H-8').
13
C-NMR (125 MHz, axeton-d 6), δ (ppm): 76,2 (C-1), 39,1 (C-2), 71,3 (C-3),
73,5 (C-4), 71,6 (C-5), 37,9 (C-6), 175,1 (C-7), 127,6 (C-1'), 115,2 (C-2'), 145,8 (C-
3'), 148,7 (C-4'), 116,4 (C-5'), 122,5 (C-6'), 146,3 (C-7'), 115,9 (C-8'), 167,1 (C-9').
4',5,7-Trihydroxy-3',5'-dimethoxyflavone (14T)
Được phân lập từ nhóm phân đoạn TLE1.8
Chất rắn màu vàng, đnc. 291-292oC
Rf = 0,61 (TLC, silica gel, EtOAc/MeOH/H2 O 4/2/0,1, v/v/v), hiện màu đen
với dung dịch FeCl3/etanol 5%
ESI-MS m/z 329 [M-H]-, 353 [M+Na]+, 331 [M+H]+, CTPT C17H14O7
1
H NMR (500 MHz, DMSO-d6), δ (ppm): 12,94 (1H, s, OH-5), 6,95 (1H, d, J
= 1,0 Hz, H-3), 6,20 (1H, d, J = 2,0 Hz, H-6), 6,55 (1H, d, J = 2,0 Hz, H-8), 7,31
(2H, d, J = 0,5 Hz, H-2' & H-6'), 3,88 (6H, s, 2'-OCH3 & 6'-OCH3).
13
C NMR (125MHz, DMSO-d6), δ (ppm): 164,1 (C-2), 103,7 (C-3), 181,8 (C-
4), 161,4 (C-5), 98,9 (C-6), 163,6 (C-7), 94,1 (C-8), 157,3 (C-9), 103,6 (C-10),
120,4 (C-1'), 104,4 (C-2'), 148,2 (C-3'), 139,9 (C-4'), 148,2 (C-5'), 104,4 (C-6').
Myricetin 3-O-α-L-rhamnopyranosid (15T)
Được phân lập từ nhóm phân đoạn TLE1.9
Chất bột màu vàng.

59
Rf = 0,56 (TLC, silica gel, toluent/acid axetic/nước 4/1/5, v/v/v), hiện màu đen
với dung dịch FeCl3/etanol 5%
ESI-MS: m/z: 463 [M-H]-, 487 [M+Na]+, M=464 đvC, CTPT: C21H20O12
1
H-NMR (500MHz, CD3OD), δ (ppm): 6,97 (2H, d, J = 3,0 Hz, H-2' & H-6'),
6,38 (1H, d, J = 2,0 Hz, H-8), 6,22 (1H, d, J = 2,5 Hz, H-6), 5,34 (1H, d, J = 1,0 Hz,
H-1''), 4,24 (1H, q, J = 1,5 Hz, H-2''), 3,81 (1H, dd, J = 3,0; 9,0 Hz, H-3''), 3,54
(1H, m, H-5''), 3,36 (1H, t, J = 9,5 Hz, H-4''), 0,99 (3H, d, J = 6,5 Hz, H-6'').
13
C-NMR (500MHz, CD3OD), δ (ppm): 159,4 (C-2), 136,3 (C-3), 179,7 (C-4),
163,2 (C-5), 99,8 (C-6), 165,8 (C-7), 94,7 (C-8), 158,5 (C-9), 105,9 (C-10), 121,9
(C-1'), 109,6 (C-2'), 146,8 (C-3'), 137,9 (C-4'), 146,8 (C-5'), 109,6 (C-6'), 103,6 (C-
1''), 71,9 (C-2''), 72,1 (C-3''), 73,4 (C-4''), 72,0 (C-5''), 17,7 (C-6'').
(-)-Epicatechin (16T)
Được phân lập từ nhóm phân đoạn TLE2.1.
Chất rắn màu trắng ngà, đnc. 240-242°C.
Rf = 0,51 (TLC, silica gel, clorofom/etyl axetat/acid formic 5/4/1, v/v/v), hiện
màu đen với dung dịch FeCl3/etanol 5%. αD 25 = -76° (0,5M/CH3OH)
1
H-NMR (500 MHz, CD3OD), δ (ppm): 4,83 (1H, t, J = 6,0 Hz, H-2), 4,19
(1H, m, H-3), 2,75 (1H, dd, J = 3,0; 17,0 Hz, H-4'b), 2,88 (1H, dd, J = 4,5; 16,5 Hz,
H-4'a), 5,94 (1H, d, J = 7,5 Hz, H-6), 5,97 (1H, d, J = 7,5 Hz, H-8), 6,82 (1H, dd, J
= 3,5, 8,0 Hz, H-2'), 6,78 (1H, d, J = 8,0 Hz, H-3'), 7,00 (1H, d, J = 1,5 Hz, H-6').
13
C-NMR (125 MHz, CD3OD), δ (ppm): 79,9 (C-2), 67,5 (C-3), 29,2 (C-4),
157,3 (C-5), 95,9 (C-6), 157,9 (C-7), 96,4 (C-8), 157,6 (C-9), 100,1 (C-10), 132,3
(C-1'), 119,4 (C-2'), 115,9 (C-3'), 145,7 (C-4'), 145,9 (C-5'), 115,3 (C-6').
Maltose (17T)
Được phân lập từ nhóm phân đoạn TLE2.1.3.
Chất rắn màu trắng; đnc. 163-165 °C
Rf = 0,39 (TLC, silica gel, CH2Cl2/MeOH 4/1, v/v), hiện đen tím với thuốc
thử vanilin/H2SO4 1%.
ESI-MS: m/z: 341 [M-H]ˉ, M = 342 đvC ; CTPT C12H22O11

60
1
H-NMR (500 MHz, CD3OD), δ (ppm): α -D-glucopyranosyl: 5,12 (1H, d, J =
3,5 Hz, H-1), 3,14 (1H,t, J = 8,0 Hz, H-2), 3,48 (1H, H-3), 3,11 (1H, m, H-4), 3,64
(1H, m, H-5), 3,87 (1H, dd, J = 1,5; 11,5 Hz, H-6b), 3,79 (1H, H-6b); β-D-
glucopyranosyl: 4,49 (1H, d, J = 7,5 Hz, H-1'), 4,48 (1H, d, J = 8,0 Hz, H-3'), 3,87
(1H, t, J = 8,0 Hz, H-4'), 3,76 (1H, q, H-5'), 3,80 (2H, H-6').
13
C-NMR (125 MHz, CD3OD), δ (ppm): α-D-glucopyranosyl: 93,9 (C-1), 73,8
(C-2), 74,8 (C-3), 71,9 (C-4), 72,9 (C-5), 62,7 (C-6); β-D-glucopyranosyl: 98,2 (C-
1'), 76,3 (C-2'), 78,1 (C-3'), 71,8 (C-4'), 78,0 (C-5'), 62,8 (C-6').
Quercetin-3-O-β-D-glucuronid (18T)
Được phân lập từ nhóm phân đoạn TLE2.1.4
Chất rắn màu vàng, đnc. 212-214oC.
Rf = 0,45 (TLC, silica gel, toluent/acid axetic/nước 4/1/5, v/v/v), hiện màu đen
với dung dịch FeCl3/etanol 5%
1
H-NMR (500 MHz, CD3OD), δ (ppm): 6,21 (1H, d, J = 2,0 Hz, H-6), 6,40
(1H, d, J = 2,0 Hz, H-8), 7,98 (1H, d, J = 2,0 Hz, H-2'), 6,88 (1H, d, J = 8,5 Hz, H-
5'), 7,51 (1H, dd, J = 8,5; 2,5 Hz, H-6'); glc: 5,33 (1H, d, J = 7,5 Hz, H-1''), 3,58
(1H, m, H-2''), 3,53 (1H, m, H-3''), 3,53 (1H, m, H-4''), 3,64 (1H, m, H-5'').
13
C-NMR (125 MHz, CD3OD), δ (ppm): 158,5 (C-2), 135,8 (C-3), 179,4 (C-
4), 162,9 (C-5), 99,9 (C-6), 166,1 (C-7), 94,7 (C-8), 159,2 (C-9), 105,7 (C-10),
122,7 (C-1'), 116,2 (C-2'), 145,9 (C-3'), 149,8 (C-4'), 118,1 (C-5'), 122,8 (C-6');
glc: 104,4 (C-1''), 75,6 (C-2''), 77,6 (C-3''), 73,4 (C-4''), 78,1 (C-5''), 176,3 (C-6'').
(-)-Epigallocatechin 3-O-gallate (19T)
Được phân lập từ nhóm phân đoạn TLE 2.6
Chất rắn màu trắng, đnc. 211-213°C
Rf = 0,62 (TLC, silica gel, clorofom/metanol/nước 65/35/10 (lớp dưới),
v/v/v), hiện màu đen với dung dịch FeCl3/etanol 5%.
1
H-NMR (500 MHz, CD3OD), δ (ppm): 5,55 (1H, t, J = 1,5 Hz, H-2 ), 4,99
(1H, s, H-3), 3,01 (1H, dd, J = 4,5; 17,0 Hz, H-4'b), 2,87 (1H, dd, J = 2,5; 17,0 Hz,
H-4'a), 5,98 (1H, s, H-6), 5,98 (1H, s, H-8), 6,52 (1H, s, H-2'), 6,52 (1H, s, H-6'),

61
6,97 (1H, s, H-9'), 6,97 (1H, s, H-13').
13
C-NMR (125 MHz, CD3OD), δ (ppm): 78,6 (C-2), 69,9 (C-3), 26,8 (C-4),
157,2 (C-5), 96,6 (C-6), 157,9 (C-7), 95,9 (C-8), 157,8 (C-9), 99,5 (C-10), 133,8
(C-1'), 106,9 (C-2'), 146,7 (C-3'), 130,8 (C-4'), 146,7 (C-5'), 106,9 (C-6'), 167,7 (C-
7'), 121,6 (C-8'), 110,3 (C-9'), 146,3 (C-10'), 139,8 (C-11'), 146,3 (C-12'), 110,3 (C-
13').
Quercetin 3-O-β-D-glucopyranosid (20T)
Được phân lập từ nhóm phân đoạn TLE3.
Chất rắn màu vàng, đnc. 224-226ºC.
Rf = 0,60 (TLC, silica gel, CHCl3/CH3OH/H2O 65/35/10 (lớp dưới), v/v/v),
hiện màu đen với dung dịch FeCl3/etanol 5%.
1
H-NMR (500 MHz, CD3OD&DMSO-d 6), δ (ppm): 6,24 (1H, d, J = 2,0 Hz,
H-6), 6,44 (1H, d, J = 2,0 Hz, H-8), 7,85 (1H, d, J =2,5 Hz, H-2'), 6,91 (1H, d, J =
8,5 Hz, H-5'), 7,63 (1H, d, J = 2,0; 8,5 Hz, H-6'), glc: 5,29 (1H, d, J = 7,5 Hz, H-
1''), 3,97 (1H, brs, H-2''), H-3'', H-4''), 3,81 (1H, d, J = 1,5 Hz, H-5''), 3,88 (1H, d, J
= 3,0 Hz, H-6''b), 3,67(1H, m, H-6''a).
13
C-NMR (125 MHz, CD3OD&DMSO-d 6), δ (ppm): 158,3 (C-2), 135,6 (C-3),
179,4 (C-4), 162,9 (C-5), 99,9 (C-6), 165,1 (C-7), 94,8 (C-8), 158,6 (C-9), 105,6
(C-10), 122,9 (C-1'), 116,3 (C-2'), 145,8 (C-3'), 149,9 (C-4'), 117,8 (C-5'), 123,0 (C-
6'), glc: 104,9 (C-1''), 73,1 (C-2''), 75,0 (C-3''), 69,9 (C-4''), 77,2 (C-5''), 61,9 (C-6'').
N-[(4R)-2,5-dioxo-4- imidazolidinyl]-carbamic acid (21T)
Được phân lập từ nhóm phân đoạn TLE5.
Tinh thể hình trụ, màu trắng, đnc. 244-246ºC.
Rf = 0,53 (TLC, silica gel, CH2Cl2/CH3OH/H2O 4/1/0,1, v/v/v), hiện màu
hồng đậm với thuốc thử vanilin/H2SO4 1%, màu tím với thuốc thử nihydrin.
EI-MS (%) m/z: 158 (m/z, 5), 141 (10), 130 (58), 115 (32), 87 (98), 44 (100);
CTPT: C4H5N3O4

62
1
H-NMR (500 MHz, DMSO-d 6), δ (ppm): 10,52 (1H, s, OH), 8,04 (1H, s, 1-
NH), 6,87 (1H, d, J = 8,0 Hz, 6-NH), 5,24 (1H, d, J = 8,0 Hz, 4-CH), 5,77 (1H, s, 3-
NH)
13
C-NMR (125 MHz, DMSO-d6), δ (ppm): 173,6 (C-7), 157,3 (C-5), 156,7 (C-
2), 62,3 (C-4)
Kaempferol-3-β-D-glucopyranosyl-(1→6)-α-L-rhamnopyranosid (22T)
Được phân lập từ nhóm phân đoạn TLB4.
Chất rắn màu vàng, đnc. 188-190oC.
Rf = 0,33 (TLC, silica gel, toluent/acid axetic/nước 4/1/5, v/v/v), hiện màu đen
với dung dịch FeCl3/etanol 5%
ESI-MS: pos 595 [M+H]+, neg 593 [M-H]ˉ, M = 594 đvC; CTPT: C27H30O15
1
H-NMR (500 MHz, CD3OD), δ (ppm): 6,22 (1H, d, J = 1,5 Hz, H-6), 6,42
(1H, d, J = 1,5 Hz, H-8), 8,10 (2H, d, J = 9,0 Hz, H-2' & 6'), 6,90 (2H, d, J = 9,0
Hz, H-3'& 5'); glc: 5,05 (1H, d, J = 8,0 Hz, H-1''), 3,33 (1H, s, H-2''), 3,63 (1H, m,
H-3''), 3,81 (1H, s, H-4''), 3,55 (1H, m, H-5''), 3,41 (1H, m, Ha-6''), 3,74 (1H, m,
Hb-6''); Rha: 4,55(1H, s, H-1'''), 3,63 (1H, m, H-2'''), 3,55 (1H, m, H-3'''), 3,82 (1H,
m, H-4'''), 3,54 (1H, m, H-5'''), 1,20 (3H, d, J = 6,0 Hz, H-6''').
13
C-NMR (125 MHz, CD3OD), δ (ppm): 158,5 (C-2), 135,7 (C-3), 179,6 (C-4),
162,9 (C-5), 100,0 (C-6), 166,0 (C-7), 94,9 (C-8), 161,6 (C-9), 105,5 (C-10), 122,6
(C-1'), 132,5 (C-2'), 116,1 (C-3'), 159,4 (C-4'), 116,1 (C-5'), 132,5 (C-6'), 105,6 (C-
1''), 73,9 (C-2''), 75,4 (C-3''), 70,1 (C-4''), 75,1 (C-5''), 67,4 (C-6''), 101,9 (C-1'''),
72,1 (C-2'''), 72,3 (C-3'''), 72,9 (C-4'''), 69,7 (C-5'''), 17,9 (C-6''').
1-3 diferuloyl O-Z-β-D-fructofuranosyl (1→2)-α-D-glucopyranosid (23T)
Được phân lập từ nhóm phân đoạn TLB11.
Chất rắn màu vàng.
Rf = 0,42 (TLC, silica gel RP-18, CH3OH/H2O 1/1, v/v), hiện màu đen với
thuốc thử vanilin/H2SO4 1%.
1
H-NMR (500 MHz, CD3OD), δ (ppm): β-D-Fruc:  4,39 (1H, d, J = 12,0 Hz,
H-1β), 4,32 (1H, d, J = 17,5 Hz, H-1α), 5,60 (1H, d, J = 8,5 Hz, H-3), 4,47 (1H, t, J

63
= 8,5 Hz, H-4), 3,99 (1H, m, H-5), 3,87 (1H, H-6α), 3,91 (1H, H-6β); α-D-Glc:
5,52 (1H, d, J = 3,5 Hz, H-1'), 3,44 (1H, m H-2'), 3,44 (1H, m, H-4'), 3,67 (1H, t, J
= 9,5 Hz, H-3'), 3,98 (1H, m, H-5'), 3,82 (1H, dd, J = 4,5 Hz, H-6' β), 3,79 (1H, d, J
= 4,5 Hz, H-6'α).
Feruloyl: 7,19 (1H, d, J = 1,5 Hz, H-2''), 6,82 (1H, d, J = 8,5 Hz, H-5''), 7,12
(1H, dd, J = 8,5; 2,0 Hz, H-6''), 7,67 (1H, d, J = 16,0 Hz, H-7''), 6,39 (1H, d, J =
16,0 Hz, H-8''), 3,89 (3H, s, OCH3).
Feruloyl: 7,17 (1H, d, J = 14,0 Hz, H-2'''), 6,78 (1H, d, J = 8,5 Hz, H-5'''), 7,06
(1H, dd, J = 8,5, 1,5 Hz, H-6'''), 7,72 (1H, d, J = 16,0 Hz, H-7'''), 6,46 (1H, d, J =
16,5 Hz, H-8'''), 3,85 (3H, s, OCH3).
13
C-NMR (125 MHz, CD3OD), δ (ppm): β-D-Fru:  66,3 (C-1), 103,3 (C-2),
79,5 (C-3), 73,1 (C-4), 83,9 (C-5), 62,8 (C-6); α-D-Glc: 93,7 (C-1'), 72,9 (C-2'),
74,9 (C-3'), 71,4 (C-4'), 74,5 (C-5'), 62,4 (C-6').
Feruloyl: 127,6 (C-1''), 112,1 (C-2''), 149,3 (C-3''), 150,8 (C-4''), 116,5 (C-5''),
124,4 (C-6''), 148,0 (C-7''), 115,0 (C-8''), 168,5 (C-9''), 56,5 (OCH3).
Feruloyl: 127,6 (C-1'''), 111,7 (C-2'''), 149,3 (C-3'''), 150,7 (C-4'''), 116,4 (C-
5'''), 124,3 (C-6'''), 147,4 (C-7'''), 114,8 (C-8'''), 168,4 (C-9'''), 56,4 (OCH3).
Lyonisid (24T)
Được phân lập từ nhóm phân đoạn TLB13
Chất rắn không màu, đnc. 124-125oC
Rf = 0,42 (TLC, silica gel, etyl axetat/metanol/nước (5/1/0,2, v/v/v), hiện màu
đen với thuốc thử vanilin/H2SO4 1%.
ESI-MS m/z: 553 [M+H]+, 575 [M+Na]+, M=552 đvC; CTPT C27H36O12.
1
H-NMR (500 MHz, CD3OD),  (ppm): 6,59 (1H, s, H-2), 2,65 (1H, dd, J =
11,5, 15,0 Hz Hz, H-7a), 2,74 (1H, dd, J = 4,5; 15,0 Hz, H-7b), 1,72 (1H, m, H-8),
3,67 (1H, dd, J = 4,5; 11,0 Hz, H-9a), 3,57 (1H, dd, J = 7,5; 1,0 Hz, H-9b), 6,44
(2H, s, H-2' & H-6'), 4,39 (1H, d, J = 6,5 Hz, H-7'), 2,09 (1H, m, H-8'), 3,85 (1H,
H-9'a), 3,44 (1H, m, H-9'b), 3,35 (3H, s, OCH3), 3,87 (3H, s, OCH3), 3,81 (6H, s, 2

64
x OCH3), 4,23 (1H, d, J = 7,5 Hz, H-1''), 3,18 (1H, H-2''), 3,35 (1H, H-3''), 3,48
(1H, m, H-4''), 3,85 (1H, H-5''a), 3,18 (1H, H-5''b).
13
C-NMR (125 MHz, CD3OD),  (ppm): 130,0 (C-1), 107,9 (C-2), 147,7 (C-
3), 138,9 (C-4), 148,7 (C-5), 126,4 (C-6), 33,9 (C-7), 40,6 (C-8), 66,1 (C-9), 139,4
(C-1'), 107,1 (C-2'), 149,0 (C-3'), 134,6 (C-4'), 149,0 (C-5'), 107,1 (C-6'), 42,9 (C-
7'), 46,7 (C-8'), 71,2 (C-9'), 105,5 (C-1''), 74,9 (C-2''), 78,0 (C-3''), 71,3 (C-4''), 66,9
(C-5''), 60,1 (OCH3), 56,6 (OCH3), 56,9 (2 x OCH3).
3.6.2. Các hợp chất được phân lập từ cây nghể trắng
β-sitosterol (1T)
Được phân lập từ nhóm phân đoạn NTH2.
Tinh thể hình kim màu trắng, đnc.133-135 oC.
Rf = 0,44 (TLC, silica gel, n-hexan/etyl axetat 4/1, v/v), hiện màu tím với thuốc
thử vanilin/H2SO4 1%.
Daucosterol (9T)
Được phân lập từ nhóm phân đoạn NTH30
Chất bột màu trắng, đnc. 290-294°C.
Rf = 0,41 (TLC, silica gel, CH2Cl2/MeOH 9/1, v/v), hiện màu tím với thuốc
thử vanilin/H2SO4 1%, t°.
Acid margaric (25N)
Được phân lập từ nhóm phân đoạn NTH1
Chất rắn màu trắng, đnc: 60-62 oC.
Rf = 0,86 (TLC, silica gel, n-hexan/axeton 4/1, v/v), hiện màu tím với thuốc
thử vanilin/H2SO4 1%.
ESI-MS: m/z: 271[M+H]+ , M=270 đvC, CTPT: C17H34O2
1
H-NMR (500 MHz, CDCl3&CD3OD), δ (ppm): 2,34 (2H, t, J = 7,5 Hz, H-2),
1,63 (2H, quartet, H-3), 1,25-1,33 (26H, s, H-4→H-16), 0,88 (3H, t, J = 7,0 Hz, H-
17).

65
13
C-NMR (125 MHz, CDCl3&CD3OD), δ (ppm): 179,2 (C-1), 33,9 (C-2), 31,9
(C-15), 29,7 (C-6→C-13), 29,4 (C-5, C-14), 29,1 (C-4), 24,7 (C-3), 22,7 (C-16),
14,1 (C-17).
Asperglaucid (26N)
Được phân lập từ nhóm phân đoạn NTH6
Tinh thể hình kim màu trắng, đnc. 126-127oC.
Rf = 0,40 (TLC, silica gel, điclometan/axeton 20/1, v/v), hiện màu nâu với
thuốc thử thử Dragendorff.
ESI-MS: (m/z): 445 [M+H[+ , M=444 đvC, CTPT: C27H28O4N2
1
H-NMR (500 MHz, CDCl3), δ (ppm): 2,02 (3H, s, CH3-20), 2,75 (2H, m, H-
7), 3,06 (1H, dd, J = 13,5; 8,5 Hz, H-21α), 3,22 (1H, dd, J = 11,0; 6,0 Hz, H-21β),
3,82 (1H, dd, J = 11,5; 4,0 Hz, H-12α), 3,93 (1H, dd, J = 11,0; 3,5 Hz, H-12β), 4,34
(1H, m, H-8), 4,77 (1H, m, H-16), 6,05 (1H, d, J = 8,5 Hz, NH-9), 6,79 (1H, d, J =
7,5 Hz, NH-17), 7,07 (2H, H-4 & H-25), 7,11‒7,18 (4H, H-23 & H-27; H-2 & H-6),
7,20‒7,29 (4H, H-24 & H-27; H-3 & H-5); 7,42‒7,45 (2H, H-30 & H-32), 7,52
(1H, brt, H-31), 7,71 (2H, H-29 & H-33).
13
C-NMR (125 MHz, CDCl3), δ (ppm): 70,7 (C-14), 170,3 (C-10), 167,1 (C-
18), 136,7 (C-22), 136,6 (C-1), 133,7 (C-28), 131,9 (C-31), 129,3 (C-24 & C-26),
129,1 (C-23 & C-27), 128,7 (C-30 & C-32), 128,6 (C-2 & C-6), 128,5 (C-3 & C-5),
127,1 (C-25), 127,0 (C-29 & C-33), 126,7 (C-4), 64,6 (C-12), 54,9 (C-16), 49,5 (C-
8), 38,4 (C-21), 37,4 (C-7), 20,7 (C-20).
Methyl maslinat (27N)
Được phân lập từ nhóm phân đoạn NTH24.1.
Tinh thể hình kim màu trắng, đnc. 230-232°C.
Rf = 0,66 (TLC, silica gel, CH2Cl2/MeOH 9/1, v/v), hiện màu tím với thuốc
thử vanilin/H2SO4 1%.
EI-MS: (m/z): 487 [M+H]+, M= 486 đvC, CTPT: C31H50O4
1
H-NMR (500 MHz, axeton-d 6), δ (ppm): 5,26 (1H, t, J = 3,5 Hz, H-12), 3,59
(3H, s, J = 9 Hz, H-31), 3,54 (1H, d, J = 3,5 Hz, H-3), 3,45 (1H, d, J = 4,0 Hz, H-2),

66
1,18 (3H, s, H-27), 1,01 (3H, s, H-23), 1,00 (3H, s, H-24), 0,94 (3H, s, H-30), 0,91
(3H, s, H-29), 0,81 (3H, s, H-25), 0,77 (3H, s, H-26).
13
C-NMR (125 MHz, axeton-d6), δ (ppm): 178,1 (C-28), 144,8 (C-13), 123,1
(C-12), 83,4 (C-3), 68,9 (C-2), 56,1(C-5), 51,7 (C-31), 48,5 (C-9), 47,6 (C-17), 47,3
(C-19), 46,6 (C-1), 42,4 (C-14), 42,3 (C-18), 40,2 (C-21), 39,8 (C-8), 38,9 (C-7),
34,4 (C-4), 33,4 (C-10), 33,3 (C-20), 33,2 (C-22), 31,3 (C-15), 29,1 (C-30), 28,4
(C-29), 26,3 (C-16), 24,2 (C-11), 23,9 (C-25), 23,7 (C-27), 19,1 (C-6), 17,4 (C-23),
17,3 (C-24), 17,1 (C-26).
1-O-(β-D-galactopyranosyl)-(2S,3S,4R,8E)-2-[(2'R,10'Z)-2'-
hydroxyditriaconta-10'-enoylamino]-8-octadecaene-1,3,4-triol (28N)
Được phân lập từ nhóm phân đoạn NTH24.2.
Chất vô định hình màu trắng.
Rf = 0,64 (TLC, silica gel, CH2Cl2/MeOH 9/1, v/v), hiện màu tím với thuốc
thử vanilin/H2SO4 1%. αD 20 = + 11,5° (0,7M/pyridin)
LC/ESI-MS/MS: (m/z): 972 [M+NH4]+, 902 [M-3HOH+3H]+, 792[M-
Gal+H]+, 472 [M-Gal-C23H45+H]+•. M=953, CTPT: C56H107NO10
1
H-NMR (500 MHz, CDCl3& CD3OD), δ (ppm): 4,08 (1H, dd, J = 6,0; 10,5
Hz, H-1a), 3,80 (1H, dt, J = 2,0; 5,5; 10,5 Hz, H-1b), 4,23 (1H, m, H-2), 3,61 (1H, t,
J = 6,0 Hz, H-3), 3,55 (1H, m, H-4), 1,66 (1H, m, H-5a), 1,43 (1H, m, H-5b), 1,59
(2H, m, H-6), 2,03 (2H, m, H-7), 5,41 (1H, m, H-8), 5,41(1H, m, H-9), 2,04 (2H, m,
H-10), 1,27 (5x2H, m, H-12→H-16), 1,34 (2H, H-17), 0,88 (3H, t, J = 6,5 Hz, H-
18), 4,04 (1H, m, H-2'), 1,76 (1H, H-3'a), 1,60 (1H, 3'b), 1,39 (2H, m, H-4'), 1,27
(4x2H, H-4'→7'), 1,34 (2H, H-8'), 1,99 (2H, H-9'), 5,36 (1H, m, H-10'), 5,36 (1H,
m, H-11'), 1,27 (15x2H, m, H-14'→30'), 1,34 (2H, H-31'), 0,88 (3H, t, J = 6,5 Hz,
H-32'); galc: 4,32 (1H, d, J = 8,0 Hz, H-1''), 3,24 (1H, t, J = 8,5 Hz, H-2''), 3,62
(1H, t, J =5,0 Hz, H-3''), 3,38 (1H, m, H-4''), 3,35 (1H, m, H-5''), 3,85 (1H, d, J =
12,0 Hz, H-6''a), 3,71 (1H, dd, J = 5,0; 12,0 Hz, H-6''b).
13
C-NMR (125 MHz, CDCl3& CD3OD), δ (ppm): 68,6 (C-1), 50,1 (C-2), 76,7
(C-3), 72,0 (C-4), 32,2 (C-5), 26,9 (C-6), 32,3 (C-7), 130,4 (C-8), 129,9 (C-9), 32,2

67
(C-10), 29,4-28,9 (C-11→ C-15), 31,6 (C-16), 22,3 (C-17), 14,3 (C-18), 222,4 (C-
1'), 72,9 (C-2'), 34,2 (C-3'), 24,9 (C-4'), 29,4-29,0 (C-5'→C-8'), 28,9 (C-9'), 129,6
(C-10'), 129,1 (C-11'), 28,9 (C-12'), 29,4-29,0 (C-13'→C-29'), 32,3 (C-30'), 25,6
(C-31'), 14,3 (C-32'), galc: 102,8 (C-1''), 73,3 (C-2''), 74,1 (C-3''), 69,8 (C-4''), 76,1
(C-5''), 61,3 (C-6'').
Acid ursolic (29N)
Được phân lập từ nhóm phân đoạn NTH26.2
Chất rắn màu trắng, đnc. 290-291°C.
Rf = 0,51 (TLC, silica gel RP-18, CH3OH/H2O 87/13, v/v), hiện màu tím với
thuốc thử vanilin/H2SO4 1%, t°.
EI-MS (70 eV): m/z (%): 456 (M+, 4), 438, 284, 248 (100), 219(5), 203 (45),
189 (5), 161 (4), 133, 119 (5), 95 (9), 69 (8), 55 (9).
1
H-NMR (500 MHz, CDCl3&CD3OD),  (ppm): 5,24 (1H, t, J = 7,5 Hz, H-
12), 3,20 (1H, t, J = 16,5 Hz, H-3), 2,19 (1H, d, J = 11,0 Hz, H-18), 1,09 (3H, s, H-
27), 0,98 (3H, s, H-26), 0,95 (3H, s, H-25), 0,93 (3H, s, H-30), 0,86 (3H, d, J = 6,5
Hz, H-29), 0,81 (3H, s, H-23), 0,77 (3H, s, H-24).
13
C-NMR (125 MHz, CDCl3&CD3OD),  (ppm): 180,7 (C-28),138,0 (C-13),
125,4 (C-12), 78,8 (C-3), 55,1 (C-5), 52,7 (C-18), 47,7 (C-17), 47,4 (C-9), 41,9 (C-
14), 39,4 (C-8), 38,9 (C-19), 38,8 (C-20), 38,6 (C-1), 38,5 (C-4), 36,8 (C-22), 36,7
(C-10), 32,9 (C-7), 30,6 (C-21), 29,6 (C-15), 27,9 (C-23), 26,7 (C-2), 24,1 (C-16),
23,4 (C-27), 23,2 (C-11), 21,01 (C-30), 18,2 (C-6), 16,9 (C-26), 16,8 (C-29), 15,5
(C-24), 15,3 (C-25).
Acid oleanolic (30N)
Được phân lập từ nhóm phân đoạn NTH26.3
Chất rắn màu trắng, đnc. 307-308°C.
Rf = 0,49 (TLC, silica gel RP-18, CH3OH/H2O 87/13, v/v), hiện màu tím với
thuốc thử vanilin/H2SO4 1%, t°.
1
H-NMR (500MHz, CDCl3&CD3OD),  (ppm): 5,26 (1H, t, J = 3,5 Hz, H-12),
3,17 (1H, dd, J = 11,5; 5,0 Hz, H-3), 2,85 (1H, dd, J = 14,0; 4,0 Hz, H-18), 1,17

68
(3H, s, H-27), 0,98 (3H, s, H-23), 0,81 (3H, s, H-24), 0,96 (3H, s, H-30), 0,94 (3H,
s, H-29), 0,91 (3H, s, H-25), 0,78 (3H, s, H-26).
13
C-NMR (125MHz, CDCl3&CD3OD),  (ppm): 39,6 (C-1), 27,6 (C-2), 79,5
(C-3), 37,9 (C-4), 56,5 (C-5), 19,3 (C-6), 33,5 (C-7), 40,3 (C-8), 48,7 (C-9), 37,9
(C-10), 23,8 (C-11), 123,4 (C-12), 144,9 (C-13), 42,7 (C-14), 28,6 (C-15), 24,3 (C-
16), 47,4 (C-17), 42,4 (C-18), 46,9 (C-19), 31,4 (C-20), 34,7 (C-21), 33,8 (C-22),
28,6 (C-23), 15,8 (C-24), 16,2 (C-25), 17,6 (C-26), 26,4 (C-27), 181,6 (C-28), 33,5
(C-30), 23,9 (C-29)
Zedoalactone B (31N)
Được phân lập từ nhóm phân đoạn NTE1.6
Chất dầu màu vàng.
Rf = 0,39 (TLC, silica gel, CH2Cl2/CH3OH 9/1, v/v), hiện màu tím đỏ với
thuốc thử vanilin/H2SO4 1%, t°.
ESI-MS: m/z: 315 [M+2H2O-H]ˉ, 245 [M-2H2O+H]+, M=280 đvC, CTPT: Cl5H20O5
1
H-NMR (500 MHz, CD3OD), δ (ppm): 2,52 (1H, m, H-2α), 1,58 (1H, m, H-2
β), 1,77 (2H, m, H-3), 2,48 (1H, dd, J = 12,0; 4,0 Hz, H-5), 2,76 (1H, dd, J = 12,0;
4,0 Hz, H-6α), 2,77 (1H, m, H-6β), 5,58 (1H, s, H-9), 1,92 (3H, s, H-13), 1,31 (3H,
s, H-14), 1,45 (3H, s, H-15).
13
C-NMR (125 MHz, CD3OD), δ (ppm): 75,6 (C-1), 35,3 (C-2), 41,1 (C-3),
80,5 (C-4), 50,4 (C-5), 22,1 (C-6), 151,9 (C-7), 149,6 (C-8), 118,6 (C-9), 83,4 (C-
10), 127,0 (C-11), 172,3 (C-12), 8,6 (C-13), 22,9 (C-14), 25,4 (C-15).
Isorhamnetin (32N)
Được phân lập từ nhóm phân đoạn NTE2.4.2
Chất rắn màu vàng; đnc: 306-307°C.
Rf = 0,51 (TLC, silica gel, CH2Cl2/CH3OH 7/1, v/v), hiện màu đen với dung
dịch FeCl3/etanol 5%.
1
H-NMR (500MHz, DMSO-d6), δ (ppm): 12,46 (1H, s, 5-OH), 7,75 (1H, d, J
= 2,0 Hz, H-2'), 7,68 (1H, dd, J = 8,5; 2,0 Hz, H-6'), 6,93 (1H, d, J = 8,5 Hz, H-5'),
6,47 (1H, d, J = 2,0 Hz, H-8), 6,19 (1H, d, J = 2,0 Hz, H-6), 3,84 (3H, s, 3'-OCH3).

69
13
C-NMR (125MHz, DMSO-d6), δ (ppm): 146,6 (C-2), 135,8 (C-3), 175,9 (C-
4), 160,7 (C-5), 98,2 (C-6), 163,9 (C-7), 93,6 (C-8), 156,1 (C-9), 103,2 (C-10),
121,9 (C-1'), 111,7 (C-2'), 147,4 (C-3'), 148,8 (C-4'), 115,5 (C-5'), 121,7 (C-6'),
55,7 ( 3'-OCH3).
Acid isoferulic (33N)
Được phân lập từ nhóm phân đoạn NTE2.6.1
Chất rắn màu trắng, đnc. 169-171°C
Rf = 0,50 (TLC, silica gel, CH2Cl2/CH3OH 6/1, v/v), hiện màu đen với dung
dịch FeCl3/etanol 5%.
1
H-NMR (500 MHz, CD3OD), δ (ppm): 3,89 (3H, s, OCH3), 6,25 (1H, d, J =
15,5 Hz, H-8), 6,93 (1H, d, J = 8,0 Hz, H-5), 7,04 (1H, d, J = 2,0 Hz, H-2), 7,08
(1H, dd, J = 2,0; 8,5 Hz, H-6), 7,55 (1H, d, J = 16,0 Hz, H-7).
13
C-NMR (500 MHz, CD3OD), δ (ppm): 56,5 (OCH3), 112,7 (C-5), 114,9 (C-
2), 116,6 (C-8), 122,5 (C-6), 129,0 (C-1), 146,5 (C-7), 147,9 (C-4), 151,3 (C-3),
170,7 (C-9).
Acid gallic (34N)
Tinh thể hình kim màu trắng, đnc. 250-252oC.
Được phân lập từ nhóm phân đoạn NTE2.6.2.
Rf = 0,57 (TLC, silica gel, CH2Cl2/CH3OH 4/1, v/v), hiện màu đen với dung
dịch FeCl3/etanol 5%.
1
H-NMR (500MHz, CD3OD), δ (ppm): 7,08 ( 2H, s, H-2 & H-6).
13
C-NMR (125MHz, CD3OD), δ (ppm): 170,4 (C-7), 146,4 (C-3, C-5), 139,6
(C-4), 121,9 (C-1), 110,3 (C-2 & C-6).
Uvaol (35N)
Được phân lập từ nhóm phân đoạn NTE3
Chất rắn màu trắng, đnc. 223–224 °C.
Rf = 0,49 (TLC, silica gel, CH2Cl2/CH3OH 3/1, v/v), hiện màu tím với thuốc
thử vanilin/H2SO4 1%, t°.

70
1
H-NMR (500 MHz, DMSO-d6), δ (ppm): 5,09 (1H, t, J = 3,5 Hz, H-12), 3,35
(1H, dd, J = 5,0; 10,5 Hz, H-28β), 3,03 (1H, m, H-3), 2,91 (1H, dd, J = 5,0; 10,5
Hz, H-28α), 0,93 (3H, s, H-23), 0,72(3H, s, H-24), 0,92 (3H, s, H-25), 0,96 (3H, s,
H-26), 1,07 (3H, s, H-27), 0,78 (3H, d, J = 6,0 Hz, H-29), 0,92 (3H, d, J = 5,0 Hz,
H-30).
13
C-NMR (125 MHz, DMSO-d6): δ (ppm): 38,2 (C-1), 26,8 (C-2), 76,7 (C-3),
38,1(C-4), 54,6 (C-5), 17,7 (C-6), 32,3 (C-7), 40,1 (C-8), 46,9 (C-9), 36,2 (C-10),
22,6 (C-11), 123,8 (C-12), 138,5 (C-13), 41,4 (C-14), 25,4 (C-15), 22,7 (C-16), 37,3
(C-17), 53,5 (C-18), 38,7 (C-19), 38,6 (C-20), 30,0 (C-21), 34,8 (C-22), 27,9 (C-
23), 15,6 (C-24), 15,1 (C-25), 16,3 (C-26), 22,8 (C-27), 67,6 (C-28), 16,9 (C-29),
20,8 (C-30).
Ethyl 3,4,5-trihydroxybenzoate (36N)
Được phân lập từ nhóm phân đoạn NTB3
Chất rắn màu trắng, đnc.150-152 °C.
Rf = 0,68 (TLC, silica gel, toluene/axeton 5/1, v/v), hiện màu đen với dung
dịch FeCl3/etanol 5%.
1
H-NMR (500 MHz, CD3OD), δ (ppm): 7,07 (2H, s, H-2 & H-6), 4,28 (2H,
quartet, J = 7,0 Hz, H-8), 1,36 (3H, t, J = 7,0 Hz, H-9).
13
C-NMR (125 MHz, CD3OD), δ (ppm): 168,6 (C-7), 146,5 (C-3 & C-5),
139,7 (C-4), 121,8 (C-1), 110,0 (C- 2 & C-6), 61,7 (C-8), 14,6 (C-9).
3-methoxy-4-hydroxyacetophenone (37N)
Được phân lập từ nhóm phân đoạn NTB4.
Chất rắn màu trắng, đnc.114-116°C.
Rf = 0,38 (TLC, silica gel, CH2Cl2/CH3OH 10/1, v/v), hiện màu đen với dung
dịch FeCl3/etanol 5%.
1
H-NMR (500 MHz, DMSO-d6), δ (ppm): 9,96 (1H, brs, 4-OH), 7,50 (1H, dd,
J = 8,0; 1,5 Hz, H-6), 7,43 (1H, d, J = 1,5 Hz, H-2), 6,86 (1H, d, J = 8,0 Hz, H-5),
3,82 (3H, s, 3-OCH3), 2,48 (3H, s, COCH3).

71
13
C-NMR (125 MHz, DMSO-d6), δ (ppm): 196,1 (C=O), 151,7 (C-3), 147,9
(C-4), 128,9 (C-1), 124,4 (C-6), 114,9 (C-5), 111,1 (C-2), 55,6 (3-OCH3), 26,2
(COCH3).
3,4,5-trimethoxyphenol-1-O-β-D-glucopyranosid (38N)
Được phân lập từ nhóm phân đoạn NTB8.
Chất rắn màu trắng, đnc. 201-203°C.
Rf = 0,45 (TLC, silica gel RP-18, CH3OH/H2O 3/10, v/v), hiện màu nâu đen
với thuốc thử vanilin/H2SO4 1%, t°.
1
H-NMR (500 MHz, CD3OD), δ (ppm): 6,50 (2H, s, H-2 & H-6), 3,83 (6H, s,
3-OCH3 & 5-OCH3), 3,72 (3H, s, 4-OCH3), 4,83 (1H, d, J = 7,5 Hz, H-1'), 3,32-
3,49 (4H, H-2', H-3', H-4', H-5'), 3,67 (1H, dd, J = 6,5; 12,0 Hz, H-6'a), 3,94 (1H,
dd, J = 2,5; 12,0 Hz, H-6'b).
13
C-NMR (125MHz, CD3OD), δ (ppm): 156,0 (C-1), 96,2 (C-2 & C-6), 154,8
(C-3 & C-5), 134,5 (C-4), 103,2 (C-1'), 74,9 (C-2'), 78,4 (C-3'), 71,7 (C-4'), 78,1
(C-5'), 62,7 (C-6'), 56,6 (3-OCH3 & 5-OCH3), 61,2 (4-OCH3).
Acid 3,4,5-trihydroxycyclohex-1-ene-carboxylic (39N)
Được phân lập từ nhóm phân đoạn NTB11.
Chất rắn màu trắng, đnc. 185-187 °C.
Rf = 0,43 (TLC, silica gel, clorofom/metanol/acid axetic 7,5/2,5/0,5, v/v/v),
hiện màu tím đen với thuốc thử anisaldehyd/H2SO4.
1
H-NMR (500 MHz, D2O), δ (ppm): 6,79 (1H, brt, J = 2,0; 4,0 Hz, H-2), 4,42
(1H, t, J = 4,0 Hz, H-3), 4,01 (1H, m, H-5), 3,73 (1H, dd, J = 4,5; 8,0 Hz, H-4), 2,70
(1H, dd, J = 5,0; 18,0 Hz, H-6b), 2,20 (1H, dd, J = 5,0; 18,0 Hz, H-6a).
13
C-NMR (125 MHz, D2O), δ (ppm): 170,1 (C=O), 137,3 (C-2), 129,8 (C-1),
71,1 (C-4), 66,6 (C-5), 65,8 (C-3), 30,4 (C-6).
3.6.3. Các hợp chất được phân lập từ cây mễ tử liễu
β-sitosterol (1T)
Được phân lập từ nhóm phân đoạn MTH10.
Tinh thể hình kim không màu, đnc. 133-135°C.

72
Rf = 0,44 (TLC, silica gel, n-hexan/etyl axetat 4/1, v/v), hiện màu tím với
thuốc thử vanilin/H2SO4 1%, t°.
Daucosterol (9T)
Được phân lập từ nhóm phân đoạn MTH18.
Chất bột màu trắng, đnc 290-294°C.
Rf = 0,41 (TLC, silica gel, CH2Cl2/CH3OH 9/1, v/v), hiện màu tím với thuốc
thử vanilin/H2SO4 1%, t°.
Quercetin (10T)
Được phân lập từ nhóm phân đoạn MTE2.5
Tinh thể hình kim màu vàng, đnc. 313-314 ºC.
Rf = 0,35 (TLC, silica gel, CH2Cl2/CH3OH 9/1, v/v), hiện màu đen với dung
dịch FeCl3/etanol 5%.
Quercetin 3-O- -D-glucopyranosid (20T)
Được phân lập từ nhóm phân đoạn MTE4.
Tinh thể hình kim màu vàng, đnc. 224-226 ºC.
Rf = 0,52 (TLC, silica gel, etyl axetat/acid formic/nước 18/1/1, v/v), hiện màu
đen với dung dịch FeCl3/etanol 5%.
Acid montanic (40M)
Được phân lập từ nhóm phân đoạn MTH8.1
Chất vô định hình màu trắng.
Rf = 0,71 (TLC, silica gel, n-hexan/axeton 4/1, v/v), hiện màu tím với thuốc
thử vanilin/H2SO4 1%, t°.
ESI-MS m/z: 425 [M+H]+, M=424 đvC, CTPT: C27H55COOH
1
H-NMR (500 MHz, CDCl3 & CD3OD), δ (ppm): 2,29 (2H, t, J = 8,0 Hz, H-
2), 1,61 (2H, m, H-3), 1,22-1,30 (48H, H-4→ H-27), 0,88 (3H, t, J = 6,5 Hz, H-28).
Stigmasterol (41M)
Được phân lập từ phân đoạn MTH11
Tinh thể hình kim không màu, đnc. 174-176°C.

73
Rf = 0,39 (TLC, silica gel, n-hexan/axeton 4/1, v/v), hiện màu tím với thuốc
thử vanilin/H2SO4 1%, t°.
ESI-MS: m/z: 395 [M-H2O+H]+, M=412 đvC, CTPT: C29H48O
1
H-NMR (500 MHz, CDCl3), δ (ppm): 3,53 (1H, m, H-3), 5,35 (1H, brd, J =
3,5 Hz, H-6), 0,84 (3H, s, H-18), 1,03 (3H, s, H-19), 0,91 (3H, d, J = 6,5 Hz, H-21),
5,15 (1H, dd, J = 8,5; 15,0 Hz, H-22), 5,02 (1H, dd, J = 8,5; 15,0 Hz, H-23), 0,84
(3H, t, J = 8,5 Hz, H-26), 0,81 (3H, d, J = 6,8 Hz, H-28), 0,68 (3H, d, J = 9,5 Hz,
H-29).
13
C-NMR (125 MHz, CDCl3), δ (ppm): 37,3 (C-1), 31,7 (C-2), 71,8 (C-3),
42,3 (C-4), 140,8 (C-5), 121,7 (C-6), 31,9 (C-7), 31,9 (C-8), 50,2 (C-9), 36,5 (C-
10), 21,1 (C-11), 39,8 (C-12), 42,3 (C-13), 56,9 (C-14), 24,4 (C-15), 28,9 (C-16),
56,1 (C-17), 11,9 (C-18), 19,4 (C-19), 40,5 (C-20), 21,2 (C-21), 138,3 (C-22), 129,3
(C-23), 51,2 (C-24), 31,9 (C-25), 21,2 (C-26), 25,4 (C-27), 19,0 (C-28), 12,2 (C-
29).
Lupeol (42M)
Được phân lập từ phân đoạn MTH13.
Tinh thể hình kim không màu, đnc. 210 - 213oC.
Rf = 0,39 (TLC, silica gel, n-hexan/axeton 4/1, v/v), hiện màu tím với thuốc
thử vanilin/H2SO4 1%, t°.
ESI-MS (m/z): 426 [M]+, M=426 đvC, CTPT: C30H50O
1
H-NMR (500 MHz, CDCl3), δ (ppm): 4,68 (1H, d, J = 2,0 Hz, H-29), 4,57
(1H, m, H-29), 3,20 (1H, m, H-3), 2,38 (1H, m, H-19), 1,93 (1H, m, H-21), 1,68
(3H, s, H-30), 1,65 (3H, s, H-26), 1,61 ( 3H, s, H- 24), 1,03 (3H, s, H-23), 0,96 (3H,
s, H- 27), 0,94 (3H, s, H-25), 0,83 (3H, s, H-28).
13
C-NMR (125 MHz, CDCl3), δ (ppm), 38,1 (C-1), 25,2 (C-2), 79,0 (C-3),
38,7 (C-4), 55,3 (C-5), 18,3 (C-6), 34,3 (C-7), 40,9 (C-8), 50,5 (C-9), 37,2 (C-10),
20,9 (C-11), 27,5 (C-12), 38,9 (C-13), 42,9 (C-14), 28,0 (C-15), 35,6 (C-16), 43,0
(C-17), 48,3 (C-18), 48,0 (C-19), 151,0 (C-20), 29,9 (C-21), 40,0 (C-22), 29,1 (C-

74
23), 15,4 (C-24), 16,1 (C-25), 16,0 (C-26), 14,6 (C-27), 18,0 (C-28), 109,3 (C-29),
19,3 (C-30).
Acid betulinic (43M)
Được phân lập từ phân đoạn MTH16.
Tinh thể hình kim không màu, đnc. 316-318°C.
Rf = 0,49 (TLC, silica gel, điclometan/axeton 7/1, v/v), hiện màu tím với thuốc
thử vanilin/H2SO4 1%, t°.
ESI-MS (m/z): 457 [M+H]+, M=456 đvC, CTPT: C30H48O3
1
H- NMR (500 MHz, CDCl3&CD3OD), δ (ppm): 3,16 (1H, t, J = 16,5 Hz, H-
3), 0,68 (1H, d, J = 10,0 Hz, H-5), 3,00 (1H, ddd, J = 6,0, 10,5 Hz, H-19), 0,95 (3H,
s, H-23), 0,75 (3H, s, H-24), 0,82 (3H, s, H-25), 0,94 (3H, s, H-26), 0,97 (3H, s, H-
27), 4,72 (1H, d, J = 2,0 Hz, H-29α), 4,59 (1H, d, J = 2,0 Hz, H-29β), 1,69 (3H, s,
H-30).
13
C- NMR (125 MHz, CDCl3&CD3OD), δ (ppm): 38,6 (C-1), 26,78 (C-2),
78,6 (C-3), 38,6 (C-4), 55,2 (C-5), 18,1 (C-6), 34,15 (C-7), 40,5 (C-8), 50,4 (C-9),
37,2 (C-10), 20,7 (C-11), 25,4 (C-12), 38,1 (C-13), 42,3 (C-14), 29,5 (C-15), 32,1
(C-16), 55,1 (C-17), 49,1 (C-18), 46,8 (C-19), 150,6 (C-20), 30,4 (C-21), 36,9 (C-
22), 27,7 (C-23), 15,67(C-24), 15,9 (C-25), 15,1 (C-26), 14,4 (C-27), 179,0 (C-28),
109,3 (C-29), 19,1 (C-30).
Chrysin (44M)
Được phân lập từ nhóm phân đoạn MTE2.4.
Tinh thể màu vàng nhạt, đnc. 204-206ºC.
Rf = 0,67 (TLC, silica gel, CH2Cl2/CH3OH 9/1, v/v), hiện màu đen với dung
dịch FeCl3/etanol 5%.
1
H-NMR (500 MHz, axeton-d 6),  (ppm): 6,28 (1H, d, J = 2,0 Hz, H-6), 6,58
(1H, d, J = 2,0 Hz, H-8), 6,79 (1H, s, H-3), 8,07 (2H, dd, J = 6,5; 1,5 Hz, H-2' & H-
6'), 7,59 (3H, m, H-3', H-4', H-5'), 12,88 (1H, s, 5-OH).

75
13
C-NMR (125 MHz, axeton-d6),  (ppm): 165,1 (C-2), 106,2 (C-3), 183,1 (C-
4), 163,4 (C-5), 99,9 (C-6), 164,7 (C-7), 94,9 (C-8), 158,9 (C-9), 105,6 (C-10),
132,3 (C-1'), 127,2 (C-2' & C-6'), 129,9 (C-3' & C-5'), 132,7 (C-4').
Quercetin 3-O-β-D-galactopyranosid (45M)
Được phân lập từ nhóm phân đoạn MTE2.9
Chất rắn màu vàng, đnc. 232-233ºC.
Rf = 0,33 (TLC, silica gel, etyl axetat/acid formic/nước 10/2/3, v/v), hiện màu
đen với dung dịch FeCl3/etanol 5%.
1
H NMR (500 MHz, DMSO-d 6),  (ppm): 6,20 (1H, d, J =2,0 Hz, H-6), 6,40
(1H, d, J =2,0 Hz, H-8), 7,52 (1H, d, J =2,5 Hz, H-2' ), 6,82 (1H, dd, J = 9,0 Hz, H-
5'), 7,66 (1H, dd, J =2,0; 8,5 Hz, H-6'); gal: 5,37 (1H, d, J = 7,5 Hz, H-1''), 3,45
(1H, m, H-2''), 3,55 (1H, t, J = 8,5 Hz, H-3''), 3,30-3,40 (H-4'', H-5'', H-6''), 12,62
(1H, s, 5-OH), 5,10 (1H, s, OH-gal), 4,83 (1H, s, OH-gal), 4,42 (2H, brs, OH-gal)
13
C NMR (125MHz, DMSO-d6),  (ppm): 156,2 (C-2), 133,5 (C-3), 177,5 (C-
4), 161,2 (C-5), 98,7 (C-6), 164,1 (C-7), 93,5 (C-8), 156,3 (C-9), 103,9 (C-10),
121,1 (C-1'), 115,2 (C-2'), 144,8 (C-3'), 148,4 (C-4'), 115,9 (C-5'), 121,9 (C-6'); gal:
101,8 (C-1''), 71,2 (C-2''), 73,2 (C-3''), 67,9 (C-4''), 75,8 (C-5''), 60,1 (C-6'').
Kaempferol (46M)
Được phân lập từ nhóm phân đoạn MTE2.9.9
Chất rắn màu vàng, đnc. 276-278ºC.
Rf = 0,79 (TLC, silica gel, CH2Cl2/CH3OH 9/1, v/v/v), hiện màu đen với dung
dịch FeCl3/etanol 5%.
1
H-NMR (500 MHz, CD3OD),  (ppm): 6,21 (1H, d, J = 1,5 Hz, H-6), 6,42
(1H, d, J = 1,5 Hz, H-8), 8,10 (2H, d, J = 8,5 Hz, H-2' & H-6'), 6,93 (2H, d, J = 9,0
Hz, H-3', H-5').
Kaempferol 3-O-α-L-rhamnopyranosid (47M)
Được phân lập từ nhóm phân đoạn MTE2.10.1.
Bột vô định hình màu vàng, đnc. 183-185ºC.

76
Rf = 0,54 (TLC, silica gel, EtOAc/CH3OH/H2O 4/1/1, v/v/v), hiện màu đen với
dung dịch FeCl3/etanol 5%.
1
H-NMR (500 MHz, CD3OD),  (ppm): 6,17 (1H, d, J = 2,0 Hz, H-6), 6,42
(1H, d, J = 3,0 Hz, H-8), 7,74 (2H, dd, J = 2,0; 7,5 Hz, H-2' & 6'), 6,93 (2H, d, J =
7,5 Hz, H-3' & 5'); rham: 5,39 (1H, d, J = 1,5 Hz, H-1''), 4,26 (1H, brs, H-2''), 3,75
(1H, t, J = 5,5 Hz, H-3''), 3,36 (1H, m, H-4''), 3,35 (1H, m, H-5''), 0,95 (1H, t, J =
2,5 Hz, H-6'')
13
C-NMR (125MHz, CD3OD),  (ppm): 158,3 (C-2), 136,1 (C-3), 179,4 (C-
4),162,9 (C-5), 99,8 (C-6), 165,6 (C-7), 94,7 (C-8), 159,1 (C-9), 105,8 (C-10),
122,6 (C-1'), 132,2 (C-2'), 116,4 (C-3'), 161,4 (C-4'), 116,4 (C-5'), 132,2 (C-6');
rham: 103,4 (C-1''), 72,1 (C-2''), 72,9 (C-3''), 73,2 (C-4''), 71,8 (C-5''), 17,6 (C-6'').
Quercetin 3-O- β-D-arabinopyranosid (48M)
Được phân lập từ nhóm phân đoạn MTE2.10.3.
Chất rắn màu vàng, đnc. 265-267°C.
Rf = 0,43 (TLC, silica gel, EtOAc/CH3OH/H2O 4/1/1, v/v/v), hiện màu đen với
dung dịch FeCl3/etanol 5%.
1
H-NMR (500 MHz, CD3OD),  (ppm): 6,22 (1H, d, J = 2,0 Hz, H-6), 6,42
(1H, d, J = 2,0 Hz, H-8), 7,59 (1H, dd, J =2,0; 7,5 Hz, H-6'), 6,89 (1H, d, J = 7,5
Hz, H-5'), 7,76 (1H, d, J = 2,0 Hz, H-2'); arap: 5,16 (1H, d, J = 6,5 Hz, H-1''), 4,92
(1H, dd, J = 2,0; 8,5 Hz, H-2''), 3,66 (1H, dd, J = 3,5; 8,5 Hz, H-3''), 3,85 (1H, m,
H-4''), 3,46 (1H, dd, J = 3,0; 13,5 Hz, H-5''a), 3,83 (1H, m, H-5'' b).
13
C-NMR (125 MHz, CD3OD),  (ppm): 158,4 (C-2), 135,7 (C-3), 179,5 (C-
4), 163,0 C-5), 99,9 (C-6), 166,0 (C-7), 94,7 (C-8), 158,7 (C-9), 105,6 (C-10), 122,9
(C-1'), 116,2 (C-2'), 145,9 (C-3'), 149,9 (C-4'), 117,5 (C-5'), 123,1 (C-6'); ara:
104,6 (C-1''), 72,9 (C-2''), 74,1 (C-3''), 69,1 (C-4''), 66,9 (C-5'').
Kaempferol-3--L-arabinofuranosid (49M)
Được phân lập từ nhóm phân đoạn MTE3.4.
Chất rắn màu vàng, đnc. 224-225oC.

77
Rf = 0,60 (TLC, silica gel, etyl axetat/ acid formic/nước 18/1/1, v/v/v), hiện
màu đen với dung dịch FeCl3/etanol 5%.
1
H-NMR (500 MHz, CD3OD),  (ppm): 6,20 (1H, d, J = 2,0 Hz, H-6), 6,39
(1H, d, J = 2,0 Hz, H-8), 7,95 (2H, d, J = 9,0 Hz, H-2' & H-6'), 6,92 (2H, d, J = 9,0
Hz, H-3' & H-5'); araf: 5,49 (1H, brs, H-1''), 4,34 (1H, brd, J = 3,0 Hz, H-2''), 3,93
(1H, dd, J = 3,0; 5,0 Hz, H-3''), 3,84 (1H, dd, J = 4,5; 9,0 Hz, H-4''), 3,51 (1H, dd, J
= 2,0; 12,5 Hz, H-5'').
13
C-NMR (125 MHz, CD3OD),  (ppm): 159,3 (C-2), 134,9 (C-3), 179,9 (C-
4), 163,0 (C-5), 99,9 (C-6), 165,9 (C-7), 94,8 (C-8), 158,5 (C-9), 105,7 (C-10),
122,8 (C-1'), 131,9 (C-2', C-6'), 116,5 (C-3', C-5'), 161,5 (C-4'); araf: 109,6 (C-1''),
83,3 (C-2''), 78,6 (C-3''), 87,9 (C-4''), 62,5 (C-5'').
Kaempferol 3-O-β-D-glucopyranosid (50M)
Được phân lập từ nhóm phân đoạn MTE3.8.
Chất rắn màu vàng, đnc. 178-179oC.
Rf = 0,59 (TLC, silica gel, etyl axetat/ acid formic/nước 18/1/1, v/v), hiện màu
đen với dung dịch FeCl3/etanol 5%.
1
H-NMR (500 MHz, CD3OD),  (ppm): 6,15 (1H, d, J = 2,0 Hz, H-6), 6,34
(1H, d, J = 2,0 Hz, H-8), 7,99 (2H, d, J = 9,0 Hz, H-2', H-6'), 6,84 (2H, d, J = 9,0
Hz, H-3' & H-5'); glc: 5,19 (1H, d, J = 7,5 Hz, H-1''), 3,40 (1H, dd, J = 7,5; 9,0 Hz,
H-2''), 3,37 (1H, t, J = 9,0 Hz, H-3''), 3,29 (1H, m, H-4''), 3,16 (1H, m, H-5''), 3,65
(1H, dd, J = 2,5; 12,5 Hz, H-6''a), 3,49 (1H, dd, J = 5,5; 12,5 Hz, H-6''b)
13
C-NMR (125 MHz, CD3OD),  (ppm): 158,5 (C-2), 135,5 (C-3), 179,5 (C-
4), 163,0 (C-5), 99,9 (C-6), 165,9 (C-7), 94,8 (C-8), 159,1 (C-9), 105,7 (C-10),
122,1 (C-1'), 132,3 (C-2', C-6'), 116,1 (C-3', C-5'), 161,5 (C-4'); glc: 104,2 (C-1''),
75,7 (C-2''), 78,0 (C-3''), 71,4 (C-4''), 78,4 (C-5''), 62,6 (C-6'').
Vitexin (51M)
Được phân lập từ nhóm phân đoạn MTE5
Bột vô định hình màu vàng nhạt, đnc. 202-204 ºC

78
Rf = 0,45 (TLC, silica gel, n-butanol/acid axetic/nước 4/1/5, v/v), hiện màu
đen với dung dịch FeCl3/etanol 5%.
1
H-NMR (500 MHz, DMSO-d6),  (ppm): 6,27 (1H, s, H-3), 6,77 (1H, s, H-6),
8,02 (2H, d, J = 8,5 Hz, H-2', 6'), 6,89 (2H, d, J = 8,5 Hz, H-3', 5'); glc: 4,69 (1H, d,
J = 10,0 Hz, H-1''), 3,84 (1H, t, J = 9,0 Hz, H-2''), 3,24-3,35 (1H, m, H-3''), 3,24-
3,35 (1H, m, H-4''), 3,24-3,35 (1H, m, H-5''), 3,76 (1H, brd, J = 9,0 Hz, H-6''a),
3,53 (1H, t, J = 5,5 Hz, H-6''b), 13,16 (1H, s, 5-OH), 4,97 (2H, m, OH-glc), 4,58
(1H, brs, OH-glc)
13
C-NMR (125MHz, DMSO-d6),  (ppm): 163,9 (C-2), 102,4 (C-3), 182,1 (C-
4), 160,4 (C-5), 98,1 (C-6), 161,1 (C-7), 104,6 (C-8), 155,9 (C-9), 104,0 (C-10),
121,6 (C-1'), 128,9 (C-2'), 115,8 (C-3'), 161,1 (C-4'), 115,8 (C-5'), 128,9 (C-6'); glc:
73,4 (C-1''), 70,8 (C-2''), 78,7 (C-3''), 70,6 (C-4''), 81,8 (C-5''), 61,3 (C-6'')
Apigenin-7-O-β-D-glucopyranosid (52M)
Được phân lập từ nhóm phân đoạn MTE8.1.
Chất rắn màu vàng, đnc. 216-218°C
Rf = 0,54 (TLC, silica gel, EtOAc/CH3OH/H2O 1/2/1, v/v), hiện màu đen với
dung dịch FeCl3/etanol 5%.
1
H -NMR (500 MHz, DMSO-d6,), δ (ppm): 12,97 (1H, s, OH-5), 10,42 (1H, s,
OH-4'), 6,87 (1H, s, H-3), 6,44 (1H, d, J = 2,0 Hz, H-6), 6,83 (1H, d, J = 2,0 Hz, H-
8), 7,96 (2H, d, J = 9,0 Hz, H-2' & H-6' ), 6,93 (2H, d, J = 9,0 Hz, H-3' & H-5' );
glc: 5,05 (1H, d, J = 7,5 Hz, H-1''), 3,17-3,35 (4H, m, H-2'', H-3'', H-4'', H-5''), 3,49
(1H, d, J = 6,0 Hz, H-6''a), 3,71 (1H, dd, J = 6,0; 10,5 Hz, H-6''b).
13
C- NMR (125 MHz, DMSO-d6,), δ (ppm): 181,8 (C-4), 164,2 (C-2), 163,6
(C-7), 162,5 (C-5), 161,3 (C-4'), 156,9 (C-9), 128,6 (C-2' & C-6' ), 121,0 (C-1' ),
115,9 (C-3' & C-5'), 105,3 (C-10), 103,1 (s, C-3), 99,5 (C-6), 94,8, (C-8); glc: 99,9
(C-1''), 77,1 (C-3''), 76,4 (C-5''), 73,1 (C-2''), 69.5 (C-4''), 60,6 (C-6'').
Rutin (53M)
Được phân lập từ nhóm phân đoạn MTB4.
Chất rắn màu vàng, đnc. 188-190oC.

79
Rf = 0,33 (TLC, silica gel, n-butanol/acid axetic/nước 4/1/5, v/v), hiện màu
đen với dung dịch FeCl3/etanol 5%.
1
H-NMR (500 MHz, CD3OD), δ (ppm): 6,26 (1H, d, J = 2,0 Hz, H-6), 6,46
(1H, d, J = 2,0 Hz, H-8), 7,69 (1H, d, J = 2,5 Hz, H-2'), 6,93 (1H, d, J = 8,5 Hz, H-
5'), 7,65 (1H, dd, J = 2,0; 8,5 Hz, H-6'), glc: 5,11 (1H, d, J = 7,5 Hz, H-1''), 3,48
(1H, s, H-2''), 3,46 (1H, m, H-3''), 3,67 (1H, s, H-4''), 3,38 (1H, m, H-5''), 3,43 (1H,
m, Ha-6''), 3,82 (1H, d, J = 10,5 Hz, Hb-6''); rham: 4,55 (1H, s, H-1'''), 3,57 (1H,
dd, J = 9,5; 3,5 Hz, H-2'''), 3,29 (1H, m, H-3'''), 3,31 (1H, m, H-4'''), 3,42 (1H, m,
H-5'''), 1,15 (3H, d, J = 6,0 Hz, H-6''').
13
C-NMR (125 MHz, CD3OD), δ (ppm): 158,4 (C-2), 135,4 (C-3), 179,4 (C-
4), 163,5 (C-5), 100,0 (C-6), 166,0 (C-7), 95,0 (C-8), 159,4 (C-9), 105,6 (C-10),
123,5 (C-1'), 116,2 (C-2'), 145,8 (C-3'), 149,8 (C-4'), 117,7 (C-5'), 123,1 (C-6'); glc:
104,4 (C-1''), 75,6 (C-2''), 78,0 (C-3''), 71,9 (C-4''), 77,0 (C-5''), 68,5 (C-6''); rham:
102,3 (C-1'''), 72,3 (C-2'''), 71,3 (C-3'''), 73,8 (C-4'''), 69,7 (C-5'''), 17,8 (C-6''').
Isorhamnetin-3-O-(2-rhamnosyl)-rutinosid (54M)
Được phân lập từ nhóm phân đoạn MTB6.
Chất rắn màu vàng, đnc. 185-188oC.
Rf = 0,25 (TLC, silica gel, n-butanol/acid axetic/nước 4/1/5, v/v), hiện màu
đen với dung dịch FeCl3/etanol 5%.
ESI-MS: m/z: 793 [M+Na]+ , 769 [M-H]ˉ, M=770 đvC, CTPT: C34H42O20.
1
H-NMR (500 MHz, CD3OD), δ (ppm): 6,21 (1H, d, J = 2,0 Hz, H-6), 6,42
(1H, d, J = 2,0 Hz, H-8), 7,96 (1H, d, J=2,0 Hz, H-2'), 6,93 (1H, d, J = 8,0 Hz, H-
5'), 7,60 (1H, dd, J = 8,5; 2,0 Hz, H-6'), 3,99 (3H, s, O-CH3); glc: 5,75 (1H, d, J =
7,5 Hz, H-1''), 3,64 (1H, m, H-2''), 3,58 (1H, m, H-3''), 3,62 (1H, s, H-4''), 3,41 (1H,
m, H-5''), 3,85 (1H, m, H-6a''), 3,43(1H, m, H-6b''); rham: 4,56 (1H, s, H-1'''), 3,79
(1H, dd, J = 9,5; 3,0 Hz H-2'''), 3,49 (1H, s H-3'''), 3,24 (1H, m H-4'''), 4,05 (1H, q,
H-5'''), 1,09 (3H, d, J = 6,5 Hz, H-6'''); rham: 5,21 (1H, s, H-1''''), 4,02 (1H, s, H-
2''''), 3,49 (1H, s, H-3''''), 3,35 (1H, m, H-4''''), 3,42 (1H, m, H-5''''), 0,94 (3H, d, J =
6,0 Hz, H-6'''').

80
13
C-NMR (125 MHz, CD3OD), δ (ppm): 158,4 (C-2), 134,3 (C-3), 179,2 (C-
4), 163,1 (C-5), 99,8 (C-6), 165,7 (C-7), 94,7 (C-8), 158,6 (C-9), 105,9 (C-10),
123,7 (C-1'), 114,5 (C-2'), 148,4 (C-3'), 150,6 (C-4'), 116,1 (C-1'), 123,4 (C-6'),
57,0 (O-CH3); glc: 100,5 (C-1''), 80,1 (C-2''), 78,8 (C-3''), 72,0 (C-4''), 77,2 (C-
5''), 68,2 (C-6''); rham: 102,3 (C-1'''), 72,3 (C-2'''), 72,1 (C-3'''), 73,8 (C-4'''), 69,9
(C-5'''), 17,8 (C-6'''); rham: 102,7 (C-1''''), 72,4 (C-2''''), 72,1 (C-3''''), 73,9 (C-4''''),
69,7 (C-5''''), 17,5 (C-6'''').
Quercetin-3-O-α-L-rhamnosyl-(1→6)-β-D-glucopyranosyl-(1→3)-β-D-
glucopyranosid (55M)
Được phân lập từ phân đoạn MTB10.2.
Chất rắn màu vàng, đnc. 191-193°C.
Rf = 0,23 (TLC, silica gel, n-butanol/acid axetic/nước 4/1/5, v/v), hiện màu
đen với dung dịch FeCl3/etanol 5%.
ESI-MS: m/z: 795 [M+Na]+, M=772 đvC, CTPT: C33H40O21.
1
H-NMR (500 MHz, CD3OD), δ (ppm): 6,23 (1H, d, J = 2,0 Hz, H-6), 6,41
(1H, d, J = 2,0 Hz, H-8), 7,68 (1H, d, J = 2,0 Hz, H-2'), 6,95 (1H, d, J = 8,5 Hz, H-
5'), 7,56 (1H, dd, J = 8,5; 2,0 Hz, H-6'); β-glc: 5,30 (1H, d, J = 7,5 Hz, H-1''), 3,33
(1H, m, H-2''), 3,77 (1H, s, H-3''), 3,44(1H, m, H-4''), 3,42 (1H, m, H-5''), 3,83 (1H,
dd, J = 1,5; 2,0 Hz, H-6''b), 3,74 (1H, dd, J = 11,5; 5,0 Hz, H-6''a); β-glc: 4,78 (1H,
d, J = 7,5 Hz, H-1'''), 3,42 (1H, m, H-2'''), 3,35 (1H, m, H-3'''), 3,33 (1H, m, H-4'''),
3,60 (1H, m, H-5'''), 3,37 (1H, s, H-6'''a), 3,80 (1H, m , H-6'''b); α-rham: 4,51(1H, d,
J = 1,0 Hz, H-1''''), 3,50 (1H, dd, J = 9,5; 3,5 Hz, H-2''''), 3,60 (1H, m, H-3''''), 3,27
(1H, t, J = 9,5 Hz, H-4''''), 3,45 (1H, m, H-5''''), 1,11 (3H, d, J = 6,5 Hz, H-6'''').
13
C-NMR (125 MHz, CD3OD), δ (ppm): 158,5 (C-2), 134,9 (C-3), 179,6 (C-
4), 163,1 (C-5), 99,9 (C-6), 165,9 (C-7), 94,9 (C-8), 159,2(C-9), 105,7 (C-10),
123,23 (C-1'), 116,2 (C-2'), 145,9 (C-3'), 149,8 (C-4'), 117,7 (C-1'), 123,17 (C-6');
β-glc: 101,2 (C-1''), 76,99 (C-2''), 82,6 (C-3''), 71,1 (C-4''), 77,9 (C-5''), 62,4 (C-
6''); β-glc: 104,8 (C-1'''), 75,5 (C-2'''), 78,2 (C-3'''), 71,3 (C-4'''), 77,9 (C-5'''), 68,1
(C-6'''); α-rham: 102,2 (C-1''''), 72,3 (C-2''''), 72,1 (C-3''''), 73,9 (C-4''''), 69,7 (C-

81
5''''), 17,8 (C-6'''').
3.7. KHẢO SÁT HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA CÁC CẶN CHIẾT VÀ MỘT
SỐ CHẤT TINH KHIẾT PHÂN LẬP ĐƯỢC
3.7.1. Khảo sát hoạt tính độc tế bào
Chuẩn bị cặn chiết: Các mẫu nguyên liệu thực vật ở các phần khác nhau được
nghiền thành bột sau đó đem chiết với các dung môi metanol, etanol 90%, nước ở
nhiệt độ phòng (25oC). Dịch chiết sau đó được cất loại dung môi dưới áp suất giảm
ở 40oC thu được các phần cặn chiết tương ứng và được bảo quản ở –20 oC.
Nuôi cấy tế bào: Tế bào MDA-MB 231, MCF-7/adr, MCF-7/TAMR được
nuôi cấy trong DMEM chứa 10% FBS. Tế bào Hela và HT-1080 được nuôi cấy
trong RPMI chứa 10% FBS. Các dòng tế bào sau đó được ủ ở 37oC trong tủ ấm
chứa 5% CO2.
Tiến hành thử độc tế bào (MTT assay): Mẫu thí nghiệm: Hòa mẫu thí nghiệm
vào dung dịch DMSO 100% ở các thang nồng độ gồm 5 nồng độ 1, 3, 10, 30, 50
μg/mL. Tamoxifen được sử dụng làm chứng dương.
Quy trình nuôi cấy: Cho khoảng 2x104 tế bào/ml trong môi trường nuôi cấy.
Để 2 giếng trống làm chứng trắng (blank control). Các tế bào được nuôi trong môi
trường ở 37 oC và 5% CO2 cho phép tế bào gắn vào đáy mỗi giếng của đĩa nuôi cấy.
Nuôi tế bào trong 24 giờ để tế bào ổn định. Sau 24 giờ nuôi cấy, thêm 10 μl thuốc
thử và thuốc chuẩn ở các nồng độ khác nhau vào mỗi giếng. Mỗi nồng độ được lặp
lại ở 3 giếng. Lắc nhẹ đĩa nuôi cấy để thuốc được tan hoàn toàn trong môi trường. Ủ
đĩa nuôi cấy từ 72 giờ (37oC, 5% CO2) cho phép thuốc phát huy tác dụng. Quan sát
tế bào hàng ngày bằng kính hiển vi. Chuẩn bị dung dịch MTT nồng độ 5mg/ml.
Thêm 20 μl dung dịch MTT vào mỗi giếng của đĩa nuôi cấy. Lắc nhẹ cho MTT
khuếch tán đều trong môi trường nuôi cấy. Ủ 37 oC trong 3 giờ để MTT được
chuyển hóa. Loại bỏ môi trường trong các giếng của đĩa nuôi cấy. Hoàn trả
formazan (sản phẩm chuyển hóa MTT) bằng 100 μl DMSO. Lắc kỹ để formazan có
thể tan hoàn toàn. Đọc mật độ quang ở bước sóng 550 nm. Mật độ quang sẽ phản

82
ánh số lượng tế bào (TB) sống sót. % tế bào sống sau khi đã xử lý thuốc so với
chứng trắng được tính theo công thức như sau:
% TB sống = [OD540 của TB được xử lý]/[OD540 của TB không được xử lý thuốc] x 100%
- Cách tính giá trị IC50: Giá trị IC50 được tính bằng phân tích hồi quy không tuyến
tính của đường cong đáp ứng liều tương ứng, sử dụng phần mềm Excel.
3.7.2. Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa
3.7.2.1. Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa của các cặn chiết.
Đánh giá khả năng quét gốc tự do DPPH
Mẫu thử: Cặn chiết EtOH 90% của ba đối tượng nghiên cứu được điều chế
như mục 3.3.2. Tiến hành: theo tài liệu [133], chỉnh sửa nhỏ để phù hợp với điều
kiện thực tế. Pha dung dịch DPPH có nồng độ 0,06 mM trong metanol. Dung dịch
này không bền với ánh sáng, chỉ pha trước khi dùng. Pha các dung dịch thử trong
metanol có nồng độ thích hợp (từ 20-150 µg/ml).
Ống thử: 300µl dung dịch thử + 3ml dung dịch DPPH. Ống chứng: 300µl
metanol + 3ml dung dịch DPPH. Lắc đều các ống trong 15 giây, để ổn định ở nhiệt
độ phòng trong 30 phút và đo quang ở bước sóng 517 nm.
Hoạt tính chống oxy hóa (I) được tính theo công thức:
I% = (A chứng – A thử) / A chứng x 100. Trong đó: A là mật độ quang.
Thí nghiệm được tiến hành lặp lại 3 lần. Sử dụng phương pháp đường chuẩn
để tính IC50. Acid ascorbic được sử dụng làm chứng dương.
Phương pháp định lượng ABTS•+
Dung dịch gốc ABTS•+ được pha từ 7mM ABTS•+ và 2,45 mM kali persulfat
với tỉ lệ thể tích 1:1, sau đó được ủ trong tối trong vòng 16 giờ tại nhiệt độ phòng và
được sử dụng trong vòng 2 ngày.
Dung dịch thao tác phản ứng ABTS•+ được pha loãng từ dung dịch gốc trong
đệm phosphate 7,4 tới độ hấp thụ 0,70 ± 0,05 tại 734 nm. Pha các dung dịch thử
trong metanol có nồng độ thích hợp (từ 20-150 µg/ml).

83
Sau đó, 30 µL dung dịch mẫu thử được trộn với 3 mL dung dịch thao tác. Hỗn
hợp này được ủ tại nhiệt độ phòng trong 6 phút. Đo độ hấp thụ ánh sáng của hỗn
hợp này tại bước sóng 734 nm. Khả năng dọn gốc tự do được tính theo công thức:
SA(%) = 100 x (A chứng – A thử) / A chứng Trong đó: A là mật độ quang.
Thí nghiệm được lặp lại 3 lần. Sử dụng phương pháp đường chuẩn để tính
IC50. Trolox được sử dụng làm chất chứng dương.Kết quả được biểu diễn dưới
dạng M ± SD, tính toán bằng Excel và phần mềm thống kê GraphPad Prism 6.0
3.7.2.2. Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa của các chất tinh khiết
Mẫu thử: Là 14 chất tinh khiết được chọn ra từ các chất phân lập của ba đối
tượng nghiên cứu bao gồm 3T, 5T, 6T, 21T, 22T, 23T, 27N, 28N, 31N, 36N, 37N,
50M, 54M, 55M.
Cách tiến hành: Pha dung dịch DPPH có nồng độ 1 mM trong metanol. Chất
thử được pha trong DMSO 100% sao cho nồng độ cuối cùng đạt được một dãy các
nồng độ 256, 64, 16, 4, 1 g/ml. Để thời gian phản ứng 30 phút ở 370C, đọc mật độ
hấp thụ của DPPH chưa phản ứng bằng máy Genios Tecan ở bước sóng 517 nm.
Khả năng bắt gốc tự do DPPH (SC%) của mẫu thử được tính theo công thức sau:
SC% = (OD trắng – OD mẫu thử)/ ODtrắng (%). Trong đó: OD mẫu thử (trắng) là
giá trị mật độ quang của giếng chứa mẫu thí nghiệm (mẫu trắng). EC50 được tính
theo giá trị SC tương quan với các nồng độ khác nhau của chất thử, thí nghiệm được
lặp lại với n = 3.
Đồ thị tương quan giữa mật độ quang học và nồng độ DPPH

1.8000
y = 0.3225x + 0.0241
1.6000
R2 = 0.9938
Mật độ quang học (OD)

1.4000
1.2000

1.0000

0.8000
0.6000
0.4000
0.2000

0.0000
0.0000 1.0000 2.0000 3.0000 4.0000 5.0000 6.0000
Nồng độ DPPH mM

84
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA CÁC CẶN CHIẾT


4.1.1. Kết quả thử hoạt tính độc tế bào của các mẫu cặn chiết
Theo tiêu chuẩn của U.S. National Cancer Institute một dịch chiết được xem
có khả năng độc tế bào in vitro khi giá trị IC50 nhỏ hơn 20 μg/mL, trong khi với chất
tinh khiết, giá trị này được tính là nhỏ hơn 10 μg/mL [25], [88]. Qua bảng 4.2. kết
quả thử hoạt tính độc tế bào có thể nhận thấy toàn bộ 11 cặn chiết từ ba loài cây
nghiên cứu đều cho tác dụng độc tế bào trên năm dòng tế bào ung thư ở người bao
gồm HT-1080, MDA-MB 231, MCF-7/adr, MCF-7/TAMR và Hela với giá trị IC50
trong khoảng 5,1-19,9 µg/mL. Giá trị IC50 này thể hiện tác dụng độc tế bào với năm
dòng tế bào trên của các cặn chiết khá tốt.
Bảng 4.1. Hiệu suất thu nhận cặn chiết từ cao tổng
STT Cây Bộ phận Dung môi Hiệu suất (%)
1 P. barbatum thân rễ MeOH 5,1
2 P. barbatum thân rễ EtOH 90% 6,9
3 P. barbatum thân rễ H2O 7,2
4 P. barbatum lá MeOH 3,2
5 P. perfoliatum thân rễ MeOH 9,3
6 P .perfoliatum thân rễ EtOH 90% 19,3
7 P. perfoliatum thân rễ H2O 20,7
8 P. perfoliatum lá MeOH 13,2
9 P. plebeium toàn cây MeOH 8,7
10 P. plebeium toàn cây EtOH 90% 11,6
11 P. plebeium toàn cây H2O 6,6
Trong số các mẫu này, bốn cặn chiết từ cây P. barbatum (1-4) thể hiện khả
năng gây độc tế bào trên năm dòng tế bào kể trên mạnh hơn cả với các giá trị IC50
chỉ từ 5,1 – 9,4 µg/mL, bốn mẫu P. perfoliatum (5-8) và ba mẫu P. plebeium (9-11)
thể hiện tác dụng này yếu hơn với IC50 từ 9,1 -19,9 µg/mL
Một điểm đáng chú ý là cặn chiết metanol của thân rễ P. barbatum có tác dụng
độc tế bào mạnh hơn bộ phận lá cây này P. barbatum thể hiện qua các giá trị IC50
trên năm dòng tế bào ở thân rễ đều thấp hơn ở lá. Trong số các cặn chiết metanol,
EtOH 90% và nước của cây P. barbatum, cặn chiết EtOH 90% bộ phận thân rễ P.

85
barbatum có tác dụng độc tế bào mạnh nhất (IC50 5,1 – 7,2 µg/mL) nằm trong
khoảng tác dụng của chất tinh khiết.
Bảng 4.2. Kết quả thử độc tế bào của các mẫu cao chiết trên 5 dòng tế bào ung thư
IC50 (µg/mL)
STT Mẫu HT-1080 MDA-MB MCF-7/adr MCF-7/TAMR Hela
231
1 8.5 ± 0.3 5.5 ± 0.3 7.8 ± 0.2 8.1 ± 0.4 7.1 ± 0.5
2 5.1 ± 0.7 6.6 ± 0.5 5.9 ± 0.3 5.4 ± 0.3 7.2 ± 0.4
3 7.4 ± 0.5 8.2 ± 0.4 9.2 ± 0.4 7.1 ± 0.6 9.4 ± 0.5
4 11.5 ± 0.4 12.6 ± 0.5 12.5 ± 0.5 14.2 ± 0.6 13.2 ± 0.4
5 12.8 ± 0.6 13.7 ± 0.3 18.2 ± 0.7 15.8 ± 0.8 13.5 ± 0.4
6 12.9 ± 0.3 13.4 ± 0.4 14.5 ± 0.7 15.4 ± 0.5 15.4 ± 0.6
7 17.5 ± 0.4 16.4 ± 0.5 17.2 ± 0.3 19.9 ± 0.4 13.8 ± 0.5
8 11.1 ± 0.5 10.6 ± 0.4 11.9 ± 0.7 12.4 ± 0.9 10.3 ± 0.4
9 12.6 ± 0.9 10.2 ± 0.4 11.7 ± 0.3 11.5 ± 0.4 10.4 ± 0.6
10 14.3 ± 0.2 13.5 ± 0.3 12.6 ± 0.4 11.8 ± 0.6 10.9 ± 0.5
11 11.9 ± 0.8 9.1 ± 0.5 12.4 ± 0.4 11.9 ± 0.6 12.4 ± 0.5
Tamoxifen** - 12.4 ± 0.8 10.9 ± 1.1 11.1 ± 0.8 -
* Kết quả được lấy trung bình của 3 lần thí nghiệm khác nhau; ** chứng dương
- Không thử
Tương tự như vậy, với hai cây còn lại P. perfoliatum và P. plebeium, các cao
chiết EtOH 90% bộ phận thân rễ đều thể hiện tác dụng độc tế bào mạnh hơn các cao
chiết còn lại của cùng một cây cũng như phụ thuộc vào từng dòng tế bào. Đây cũng
là một trong những cơ sở để định hướng cho quá trình chiết xuất, phân lập các hợp
chất từ ba loài cây này.
Kết quả nghiên cứu độc tế bào của các cao chiết từ P. barbatum L., P.
plebeium R.Br, P. perfoliatum L. trên các dòng tế bào khối u trung mô ác tính (HT-
1080), tế bào ung thư vú ở người (MDA-MB 231, MCF-7/adr, MCF-7/TAMR), ung
thư cổ tử cung ở người (Hela) trong luận án này lần đầu tiên được công bố.
4.1.2. Kết quả thử hoạt tính chống oxy hóa của các cặn chiết
Bảng 4.3. cho thấy cả ba cặn chiết EtOH 90% của ba đối tượng nghiên cứu
đều có khả năng dọn gốc tự do DPPH, ABTS•+. Trong đó cây nghể trắng cho tác
dụng quét gốc DPPH cao nhất với IC50 = 35,53 ± 2,41 µg/ml xấp xỉ bằng chất đối
chứng là acid ascorbic IC50 = 34,08 ± 0,36 µg/ml, tiếp đó là cây mễ tử liễu với IC50

86
= 55,60 ± 3,92 µg/ml và cuối cùng là cây thồm lồm gai với IC50 = 107,50 ± 3,95
µg/ml. Trong khi đó cây mễ tử liễu cho khả năng dọn gốc tự do ABTS•+ cao nhất
với IC50 = 26,50 ± 5,92 µg/ml, tiếp đó là cây nghể trắng với IC50 = 29,83 ± 6,60
µg/ml và cuối cùng là cây thồm lồm gai với IC50 = 48,57 ± 8,874 µg/ml, với chất
đối chứng Trolox IC50 =9,47 ± 0,25 µg/ml.
Bảng 4.3. Kết quả đánh giá khả năng loại gốc DPPH và ABTS của các cặn chiết
IC50 (µg/ml)
STT Tên mẫu
DPPH ABTS
1 Cặn EtOH 90% cây thồm lồm gai 107,50 ± 3,95 48,57 ± 8,874
2 Cặn EtOH 90% cây nghể trắng 35,53 ± 2,41 29,83 ± 6,60
3 Cặn EtOH 90% cây mễ tử liễu 55,60 ± 3,92 26,50 ± 5,92
34,08 ± 0,36 9,47 ± 0,25
4 Chất đối chứng
Acid ascorbic Trolox
Qua kết quả định tính nhóm chất và kết quả khảo sát tác dụng độc tế bào,
chống oxy hóa của các phần chiết khác nhau từ các bộ phận của cả ba loài nhận
thấy cặn chiết etanol 90% bộ phận thân rễ của hai loài thồm lồm gai, nghể trắng và
toàn cây mễ tử liễu cho thấy tác dụng độc tế bào và tác dụng quét gốc DPPH rõ rệt
nhất. Hơn nữa dung môi chiết xuất etanol 90% là dung môi có thể chiết xuất được
hầu hết các các nhóm chất có độ phân cực khác nhau có mặt trong cả ba loài. Vì
vậy, luận án lựa chọn đối tượng nghiên cứu cụ thể cho quá trình phân lập các chất là
thân rễ thồm lồm gai, thân rễ nghể trắng, toàn cây mễ tử liễu với dung môi chiết
xuất là etanol 90%.
4.2. ĐIỀU CHẾ CÁC PHẦN CHIẾT
Các đối tượng cụ thể được nghiên cứu chiết xuất phân lập trong luận án là:
1) Cây thồm lồm gai (Polygonum perfoliatum L.): thân rễ;
2) Cây nghể trắng (Polygonum barbatum L.): thân rễ;
3) Cây mễ tử liễu (Polygonum plebeium R.Br): toàn bộ cây.
Quy trình chiết được áp dụng chung cho cả ba mẫu thực vật nêu trên và được
tóm tắt ở Sơ đồ 4.1. Kết quả thu được các phần chiết n-hexan, etyl axetat, n- butanol
và phần còn lại tan trong nước: Hiệu suất chiết xem bảng 3.1 phần Thực nghiệm.

87
Mẫu nguyên liệu
(TL 2,5 kg; NT 2,5 kg, MT 2,5 kg)
1. Ngâm chiết với EtOH 90% (4 ngày, 3 lần)
2. Lọc, cất loại EtOH
Phần chiết tổng
(TL; 290,00 g, 11,60 %)
(NT; 207,26 g, 8,29 %)
1. Hòa vào nước cất
(MT; 289,85g, 11,59 %) 2. Chiết bằng n-hexan
3. Cất loại kiệt n-hexan, 60 °C

Phần chiết n-hexan


Dịch nước (TLH; 17,00 g, 0,68 %)
1. Chiết với EtOAc (NTH; 40,29 g, 1,61 %)
2. Cất loại kiệt EtOAc, 60 °C (MTH; 71,86 g, 2,87 %)

Dịch nước Phần chiết EtOAc


(TLE; 100,00 g, 4,00 %)
1. Chiết với n-butanol (NTE; 50,97 g, 2,04 %)
2. Cất loại kiệt n-butanol, 70 °C (MTE; 71,25 g, 2,85 %)

Dịch nước
Phần chiết n-butanol
Cất loại kiệt nước, 80°C
(TLB; 47,30 g, 1,89 %)
(NTB; 35,76 g, 1,43 %)
Phần chiết nước (MTB; 41,43 g, 1,66 %)
(TLW; 105,00 g, 4,20 %)
(NTW; 76,80 g, 3,07 %)
(MTW; 96,00 g, 3,84 %)

Sơ đồ 4.1. Quy trình điều chế các phần chiết từ ba đối tượng nghiên cứu

4.3. PHÂN TÍCH THÀNH PHẦN HÓA HỌC CÁC PHẦN CHIẾT
4.3.1. Phân tích các phần chiết từ cây thồm lồm gai
4.3.1.1. Phân tích phần chiết n-hexan (TLH)
Quá trình khảo sát TLC cho thấy hệ dung môi thích hợp để triển khai sắc ký
cột cho phần chiết TLH là hệ n-hexan/axeton theo chương trình gradient.
4.3.1.2. Phân tích phần chiết etyl axetat (TLE)
Quá trình khảo sát TLC cho thấy hệ dung môi thích hợp để triển khai sắc ký

88
cột cho phần chiết TLE là hệ etyl axetat/metanol theo chương trình gradient.
4.3.1.3. Phân tích phần chiết n-butanol (TLB)
Quá trình khảo sát TLC cho thấy hệ dung môi thích hợp để triển khai sắc ký
cột cho phần chiết TLB là hệ điclometan/metanol/nước với tỷ lệ 9/1/0,1 và 3/1/0,1 .
Kết quả khảo sát TLC của cặn chiết TLH, TLE, TLB được thể hiện qua hình 4.1.

UV 254 UV 365 H2SO4, t UV254 UV365 H2SO4, t UV 254 UV 365 H2SO4, t


Cặn chiết TLH Cặn chiết TLE Cặn chiết TLB
n-hexan/axeton: 9/1 etyl axetat/ metanol: 10/1 điclometan/metanol/nước:
9/1/0,1
Hình 4.1. Kết quả khảo sát TLC của các cặn chiết từ cây thồm lồm gai
4.3.2. Phân tích các phần chiết từ cây nghể trắng
4.3.2.1. Phân tích phần chiết n-hexan (NTH)
Quá trình khảo sát TLC cho thấy hệ dung môi thích hợp để triển khai sắc ký
cột cho phần chiết NTH là hệ n-hexan/axeton theo chương trình gradient.
4.3.2.2. Phân tích phần chiết etyl axetat (NTE)
Quá trình khảo sát TLC cho thấy hệ dung môi thích hợp để triển khai sắc ký
cột cho phần chiết NTE là hệ etyl axetat/metanol theo chương trình gradient.
4.3.2.3. Phân tích phần chiết n-butanol (NTB)
Quá trình khảo sát TLC cho thấy hệ dung môi thích hợp để triển khai sắc ký
cột cho phần chiết NTB là hệ CH2Cl2/MeOH/nước theo chương trình gradient.
Kết quả khảo sát TLC của cặn chiết NTH, NTE, NTB được thể hiện qua hình 4.2.

89
UV 254 UV 365 H2SO4, t UV 254 UV 365 H2SO4, t UV 254 UV 365 H2SO4, t
Cặn chiết NTH Cặn chiết NTE Cặn chiết NTB
n-hexan/axeton 10/1 etyl axetat/ metanol 9/1 CH2Cl2/MeOH/nước 9/1/0,1
Hình 4.2. Kết quả khảo sát TLC của các cặn chiết cây nghể trắng
4.3.3. Phân tích các phần chiết từ cây mễ tử liễu
4.3.3.1. Phân tích phần chiết n-hexan (MTH)
Quá trình khảo sát TLC cho thấy hệ dung môi thích hợp để triển khai sắc ký
cột cho phần chiết MTH là hệ n-hexan/axeton theo chương trình gradient.
4.3.3.2. Phân tích phần chiết etyl axetat (MTE)
Quá trình khảo sát TLC cho thấy hệ dung môi thích hợp để triển khai sắc ký
cột cho phần chiết MTE là hệ etyl axetat/metanol theo chương trình gradient.
4.3.3.3. Phân tích phần chiết n-butanol (MTB)
Quá trình khảo sát TLC cho thấy hệ dung môi thích hợp để triển khai sắc ký
cột cho phần chiết MTB là hệ etyl axetat/metanol/nước theo chương trình gradient.
Kết quả khảo sát TLC của cặn chiết MTH, MTE, MTB được thể hiện qua hình 4.3.

90
UV 254 UV 365 H2SO4, t UV 254 UV 365 H2SO4, t UV 254 UV 365 H2SO4, t
Cặn chiết MTH Cặn chiết MTE Cặn chiết MTB
n-hexan/axeton 7/1 etyl axetat/methanol 10/1 etyl axetat/metanol/nước 8/1/0,1
Hình 4.3. Kết quả khảo sát TLC của các cặn chiết cây mễ tử liễu
4.4. PHÂN TÁCH CÁC PHẦN CHIẾT
4.4.1. Phân lập các hợp chất từ cây thồm lồm gai
4.4.1.1. Phân tách phần chiết n-hexan (TLH)
Quá trình phân lập các hợp chất từ phần chiết n-hexan được miêu tả chi tiết
trong mục 3.5.1. phần Thực nghiệm và được trình bày trong Sơ đồ 4.2.
4.4.1.2. Phân tách phần chiết etyl axetat (TLE)
Quá trình phân lập các hợp chất từ phần chiết etyl axetat được miêu tả chi tiết
trong mục 3.5.1. phần Thực nghiệm và được trình bày trong Sơ đồ 4.3.
4.4.1.3. Phân tách phần chiết n-butanol (TLB)
Quá trình phân lập các hợp chất từ phần chiết n-butanol được miêu tả chi tiết
trong mục 3.5.1. phần Thực nghiệm và được trình bày trong Sơ đồ 4.4.
4.4.2. Phân lập các hợp chất từ cây nghể trắng
4.4.2.1. Phân tách phần chiết n-hexan (NTH)
Quá trình phân lập các hợp chất từ phần chiết n-hexan được miêu tả chi tiết
trong mục 3.5.2. phần Thực nghiệm và được trình bày trong Sơ đồ 4.5.
4.4.2.2. Phân tách phần chiết etyl axetat (NTE)
Quá trình phân lập các hợp chất từ phần chiết etyl axetat được miêu tả chi tiết

91
trong mục 3.5.2. phần Thực nghiệm và được trình bày trong Sơ đồ 4.6.
4.4.2.3. Phân tách phần chiết n-butanol (NTB)
Quá trình phân lập các hợp chất từ phần chiết n-butanol được miêu tả chi tiết
trong mục 3.6.2. phần Thực nghiệm và được trình bày trong Sơ đồ 4.7.
4.4.3. Phân lập các hợp chất từ cây mễ tử liễu
4.4.3.1. Phân tách phần chiết n-hexan (MTH)
Quá trình phân lập các hợp chất từ phần chiết n-hexan được miêu tả chi tiết
trong mục 3.5.3. phần Thực nghiệm và được trình bày trong Sơ đồ 4.8.
4.4.3.2. Phân tách phần chiết etyl axetat (MTE)
Quá trình phân lập các hợp chất từ phần chiết etyl axetat được miêu tả chi tiết
trong mục 3.5.3. phần Thực nghiệm và được trình bày trong Sơ đồ 4.9.
4.4.3.3. Phân tách phần chiết n-butanol (MTB)
Quá trình phân lập các hợp chất từ phần chiết n-butanol được miêu tả chi tiết
trong mục 3.5.3. phần Thực nghiệm và được trình bày trong Sơ đồ 4.10.

TLH (15g)

gradient n-hexan-axeton 100:1, 20:1, 10:1, 9:1, 4:1, 3:1 và 2:1 (v/v)

H22 H25 H28


H3 H6 H10 H13 H16 H19
H1 563-575
35-40 91-100 148-155 234-250 325-364 412-465 525-537 599-612
(1-20) 0,24 g
0,31 g 0,13g 0,41 g 0,47 g
0,51 g 1,01 g 0,51 g 0,51 g 0,17 g

H2 H5 H8 H23 H26 H30


81-90 113-140 H11 H14 H17 H20 636-650
21-34 538-550 576-584
1,11 g 0,72 g 156-172 251-263 365-384 466-500 0,86 g
0,12 g 1,21 g 0,42 g
0,11 g 0,19 g 0,22 g 0,34 g
Mini-C silica , n-hexan-axeton 15:1

H4 H7 H24 H27 H29


H9 H12 H15 H18 H21
41-80 101-112 551- 585-598 613-635
141-147 173-233 264-324 385-411 501-525
1,02 g 0,87 g 562 1,02 g 1,16 g
1,11 g 0,35 g 0,51 g 0,31 g 0,26 g
2,11 g
rửa= n-
Mini-C silica gel

Mini-C silica gel

Mini-C silica gel


n-hexan-EtOAc 3:1

DCM-metanol 10:1

n-hexan-axeton 2:1
Mini-C silica gel

Mini-C silica gel

hexan-
DCM-axeton 10:1

DCM-metanol 6:1

axeton
20:1
TLH4
30 mg
(1T)
TLH9 TLH29
TLH5 TLH7 15 mg TLH23.3 TLH24 13 mg
15 mg 12 mg (3T) 21 mg 27 mg (5T)
(2T) (4T)

Sơ đồ 4.2. Quy trình phân tách phần chiết n-hexan cây thồm lồm gai

92
TLE (70g)

CC, gradient etyl axetat/ metanol 100:1, 20:1, 15:1, 10:1, 4:1 và 2:1 (v/v)

CC, RP-18, TLE2.1 (13 mg) (16T)


CH3 OH/H2 O
E2.1 30/1 TLE2.1.3 (23 mg) (17T)
CC, silica gel RP-18, TLE2.1.4 (30 mg) (18T)
EtOAc-metanol E2.2 CH3OH/H2 O E4 E6 E8
E1 E2 50/1 164-273 299-348 369-468
4:1 ...
(1-100) 101-143 TLE2.2 (12 mg) 3,51 g 4,78 g 5,41 g
25,50 g 17,11 g E2.6
CC, gradient TLE2.6 (13 mg)
… CC, silica gel
DCM/ MeOH (19T)
DCM-metanol
(100:1, 50:1, E2.15 E3 E5 E7 E9
20:1, 10:1 144-163 274-298 349-368 469-500
1,76 g 2,98g 7,17 g 8,24 g
E1.1 E1.2 E1.3 E1.4 E1.5 E1.6 E1.7 E1.8 E1.9 E1.10

CC silica gel
DCM: MeOH 3:1
DCM- MeOH 20:1

EtOAc-MeOH-H2O TLE1.8
CHCl3 -MeOH-H2O TLE1.7
CC silica gel

CC, silica gel CC silica gel

CC silica gel
(65:45:12)

DCM-MeOH 6:1 (4:2:0,1) TLE3 TLE5


CC, silica gel
(16 mg) (17 mg)
DCM- MeOH 8:1 (20T) (21T)
axeton
13 mg (12T)
11 mg (11T)

21 mg (13T)

13 mg (14T)

11mg (15T)
12 mg (7T)

11 mg (8T)

20 m g(9T)

8 mg (10T)
TLE1.1.2

TLE1.1.3

TLE1.1.4
8 mg (6T)
TLE1.1

TLE1.2

TLE1.3

TLE1.4

TLE1.5

TLE1.9
14 mg

Sơ đồ 4.3. Quy trình phân tách phần chiết etyl axetat cây thồm lồm gai

TLB (50 g)

điclometan-metanol -nước
9:1:0,1 và 3:1:0,1 (v/v)

B1 B3 B5 B7 B9 B11 B13 B15


1-15 36-45 84-97 105-131 148-191 236-272 294-320 351-390
4,13 g 1,19 g 3,72 g 5,11 g 3,19 g 5,22 g 3,34 g 6,21 g

B2 B4 B6 B8 B10 B12 B14


EtOAc- metanol 2:1
Mini-C silica gel

16-35 46-83 98-105 132-147 191-235 273-293 321-350


3,02 g 6,87 g 3,11 g 2,35 g 4,51 g 3,31 g 4,26 g
EtOAc -metanol 3:1
Mini-C silica gel
H2 O/metanol

H2 O/metanol
CC, RP18

CC, RP18

Mini-C silica gel


(30/1)

(1/1)

EtOAc-metanol-H2O
(5:1:0,2)

TLB1 TLB4 TLB7 TLB11 TLB13


11 mg 23 mg 34 mg 37 mg 13 mg
(22T) (23T) (24T)

Sơ đồ 4.4. Quy trình phân tách phần chiết n-butanol cây thồm lồm gai

93
NTH (30g)
gradient n-hexan-axeton với các tỷ lệ 20:1, 10:1, 8:1, 5:1, 3:1 và 1:1 (v/v)

H1 H22 H25 H28


(1-7) H3 H5 H10 H13 H16 H19 483-520 H31
38-46 60-64 126-157 214-245 288-307 361-381 455-462 571-590 636-650
1,55 g 0,59 g 0,27 g 0,97 g
0,62 g 1,54g 1,04 g 0,23g 0,57 g 0,18 g 4,08 g

H2 H6 H8 H23 H26 H29


65-73 91-115 H11 H14 H17 H20 591-615
8-37 463-475 521-550
3,12 g 2,01 g 0,72 g 158-183 246-269 308-334 382-410 1,91 g 4,42 g 2,16 g
0,89 g 0,29 g 0,99 g 0,45 g
loại màu với axeton

H4 H24 H27 H30


H7 H9 H12 H15 H18 H21 616-635
47-59 74-90 116-125 184-213 270-287 335-360 411-454 (476-482 551- 0,86 g
1,04 g 2,07 g 1,98 g 0,75 g 0,51 g 0,31 g 0,26 g 4,21 g 570
Mini-C silica gel
DCM-axeton

Mini-C silica gel

màu với axeton


DCM-metanol 6:1
rửa với axeton
Mini-C silica gel
NTH2 DCM-metanol 9:1
(140 mg)
(1T)
NTH6 NTH24.1 NTH24.2 NTH26.1 NTH26.2 NTH30
NTH1 (14 mg) 13 mg 21 mg 15 mg 35 mg (30 mg)
(50 mg) (26N) (27N) (28N) (29N) (30N) (9T)
(25N)

Sơ đồ 4.5. Quy trình phân tách phần chiết n-hexan nghể trắng

NTE (50g)

CC, gradient etyl axetat/ metanol 20:1, 9:1, 8:1, 5:1, (v/v)

E1 E4 E22 E25
1-3 15-18 E7 E9 E13 E16 E19 164-169
50-58 83-99 151-153
5,39 g 31-39 123-125 141-145 0,25 g
1,34 g 0,59 g
2,07 g 1,58 g 2,23g 0,57 g 2,43 g

E2 E6 E10 E23 E26


4-6 23-30 59-67 E11 E14 E17 E20
154-158 170-180
Mini-C silica gel
DCM-axeton 20:1

6,50 g 2,01 g 1,04 g 68-75 100-114 126-130 146-147


0,89 g 0,29 g 1,94 g 2,12 g 1,91 g 4,42 g

E3 E5 E8 E12 E15 E18 E21 E24 E27


7-14 19-22 40-49 76-82 115-122 131-140 148-150 159-163 181-200
3,12 g 4,42g 0,72 g 0,36 g 1,51 g 1,31 g 0,36 g 2,11 g 1,43 g
80:1, 20:1, 10:1, 7:1
DCM-metanol 99:1,

E1.7
EtOAc-metanol

E1.6 rửa với axeton


7:1, 3:1, 1:17:1
EtOAc-metanol

Rửa =axeton

E2.1
… NTE2.4.2 NTE3 15mg
5:1

… 8mg (32N) (35N)


E1.1
NTE2.6.1
E2.4
13mg (33N)

NTE2.6.2 NTE5.7 NTE8 NTE12
NTE1.6 NTE1.1 E2.6 (11mg) (22mg) (14mg)
40mg (34N)
14 mg 9 mg
(31N) E2.7 NTE2.7.1
(15mg)
E2.10

Sơ đồ 4.6. Quy trình phân tách phần chiết etyl axetat cây nghể trắng

94
NTB (30 g)

gradient điclometan-metanol –H2 O


(9:1:0.1; 6:1:0.1; 3:1:0.1; v/v 1:1: 0.1)

B1 B3 B5 B7 B9 B11
1-19 31-40 50-61 73-94 103-106 112-119
1,23 g 0,93 g 3,35 g 2,11 g 3,11 g 0,74 g

B2 B4 B6 B8 B10 B12
20-30 41-49 62-72 95-102 107-111 120-125
3,02 g 1,31 g 3,11 g 1,13 g 4,55 g 5,21 g

tinh lại trong etyl axetat


loại màu =metanol, kết
toluene: acetone (7:1)
Mini-C silica gel

CH2 Cl 2–MeOH (10:1)


Mini-C silica gel

H2 O/metanol (10/3)
CC, RP18

nóng
NTB8 NTB11
NTB3 NTB4 13 mg (38N)
20 mg (37N) 38mg (39N)
17 mg (36N)

Sơ đồ 4.7. Quy trình phân tách phần chiết n-butanol cây nghể trắng

MTH (70 g)

gradient n-hexan-axeton với các tỷ lệ 99:1, 20:1, 9:1, 7:1, 5:1, 3:1 và 2:1 (v/v)

H1 H4 H7 H9 H14 H17 H19


1-20 41-48 73-90 101-104 138-149 166-174 202-212
1,51 g 1,64 g 1,53 g 1,01 g 2,11 g 3,16 g 3,51 g

H2 H5 H8 H11 H13 H16 H20


21-33 49-62 91-100 108-109 119-137 158-165 213-230
0,11 g 0,11 g 1,13 g 3,78 g 4,01 g 4,51 g 0,11 g

H3 H6 H10 H12 H15 H18 H21


34-40 63-72 105-107 110-118 150-157 175-201 231-250
1,41 g 1,17g 2,08 g 1,19 g 1,09 g 10,02 g 6,11 g
CC silica gel

CC silica gel
DCM-axeton 10:1

DCM-metanol 10:1
Rửa = axeton

Rửa = n-hexan

Rửa = axeton

MTH8.1 MTH10 MTH11 MTH13 MTH16


MTH18
31 mg 35 mg 15 mg 12 mg 17 mg 205 mg
(40M) (1T) (41M) (42M) (43M) (9T)

Sơ đồ 4.8. Quy trình phân tách phần chiết n-hexan cây mễ tử liễu

95
MTE (70g)

CC, gradient etyl axetat/ metanol 99:1, 9:1, 8:1, 5:1, 1:1(v/v)

E1 E2 E3 E4 E5 E6 E8 E10
(1-10) 11-32 33-52 53-67 68-78 79-92 101-109 116-120
2,50 g 15,86 g 4,13 g 1,50 g 0,50g 4,78 g 5,41 g 8,24 g

đilometan/etyl acetat/ metanol


CC, gradient
DCM/ metanol E7 E9 E11

rửa = etyl acetat


9:1, 8:1, 4:1,

rửa = metanol
93-100 110-115 121-125

5:4:1
2:1 (v/v) 7,17 g 8,24 g 8,24 g
E2.1 … E2.4 E2.5 … E2.9 E2.10 … E2.13

CC, EtOAc / metanol 9:1, 8:1, 5:1


CC silica gel

CC silica gel

CC silica gel
DCM-Aceton 50:1

DCM-Aceton 20:1

DCM-Aceton 7:1

CC silica gel
DCM-Aceton 6:4

16 mg (50M) E8.1 … E8.5


11mg (49M)

30 mg (20T)

15 mg (51)
MTE3.4

MTE3.8

MTE4

MTE5
CC, RP-18, metanol /H2 O 1:5

MTE8.1
17 mg (45M)

14 mg (46M)

13 mg (48M)

20 mg (47M)
17 mg (44M)

MTE2.10.3

MTE2.10.1
10 mg (10T)

MTE2.9.9
MTE2.9
MTE2.4

MTE2.5

7 mg (52M)

Sơ đồ 4.9. Quy trình phân tách phần chiết etyl axetat cây mễ tử liễu

MTB (40 g)

etyl axetat: methanol/nước


99:1:1, 9:1:1, 8:1:1:, 5:1:1, 1:1:1(v/v)

B1 B3 B5 B7 B9 B11
1-4 9- 22 36 – 50 66 – 95 141 – 171 191 – 210
1,29 g 1,92 g 3,30 g 2,15 g 3,76 g 1,74 g

B2 B4 B6 B8 B10 B12
5–8 23- 35 51 – 65 96 - 140 172 - 190 211 – 230
2,03 g 5,86 g 4,50 g 1,13 g 5,95 g 4,87 g
(10:1,4:1) v/v)
CH2 Cl 2–MeOH
Mini-C silica gel

(4:1:0,1)
CH2 Cl 2–MeOH:H2 O
Mini-C silica gel
rửa bằng aceton

MTB4 MTB6 MTB10.2


35 mg 32 mg 56 mg
(53M) (54M) (55M)

Sơ đồ 4.10. Quy trình phân tách phần chiết n-butanol cây mễ tử liễu

96
4.5. CẤU TRÚC CỦA CÁC HỢP CHẤT PHÂN LẬP
4.5.1. Các hợp chất được phân lập từ thân rễ cây thồm lồm gai
Từ các phần chiết thân rễ cây thồm lồm gai đã phân lập và xác định cấu trúc
24 hợp chất bao gồm: 2 sterol là β-sitosterol (1T), daucosterol (9T), 1
polyhydroxynaphthalen là musizin (2T), 1 triterpenoid là 24(R/S)-cycloart-25-
en-3β,24-diol (3T), 1 sphingolipid là 1-O-(β-D-glucopyranosyl)-(2S,3S,4R,8E)-2-
[(2'R,10'Z)-2'-hydroxyicos-10'-enoylamino]-8-nonacosene-1,3,4-triol (4T), 1
terpenylcoumarin là 6-geranyl-7-hydroxy-8-methoxy-coumarin (5T), 5 tannin là
3'-O-methyl-3,4-methylenedioxy ellagic acid (6T), 3,3',4-trimethoxy 4'-O--L-
rhamnopyranosid ellagic acid (11T), acid chlorogenic (13T), (-)-epicatechin (16T),
(-)-epigallocatechin 3-O-gallate (19T), 1 anthraquinon là physcion (7T),
isocoumarin là 4-hydroxymellein (8T), 1 đường là maltose (17T), 7 flavonoid và
dẫn xuất là quercetin (10T), myricetin (12T), 4',5,7-trihydroxy-3',5'-
dimethoxyflavone (14T), myricetin-3-α-L-rhamnosid (15T), quercetin-3-O-β-D-
glucuronid (18T), quercetin 3-O-β-D-glucopyranosid (20T), kaempferol-3-β-D-
glucopyranosyl-(1→6)-α-L-rhamnopyranosid (22T), 1 imidazol là acid N-[(4R)-
2,5-dioxo-4-imidazolidinyl]-carbamic (21T), 1 phenyl propanoid đơn giản là 3-
diferuloyl O-Z-β-D-fructofuranosyl (1→2)-α-D-glucopyranosid (23T), 1 lignan là
lyonisid (24T).
β-Sitosterol (1T)
26

22
27 29
18 20 24
17
28
19

3 5
HO

Hợp chất 1T được phân lập từ phân đoạn TLH4. Dựa vào các tính chất vật lý
(đnc, màu sắc, dạng tinh thể) và kết hợp sắc ký đối chứng với β-sitosterol chuẩn cho
phép kết luận 1T là β-sitosterol.
Musizin (2T)

97
Hợp chất 2T được phân lập dưới dạng tinh thể hình kim màu vàng nhạt, có
nhiệt độ nóng chảy 162-163°C. Phổ 13C-NMR và DEPT của chất 2T cho 13 tín hiệu
xác định gồm 4 CH, 2 CH3, 7 C. Trong số này, một tín hiệu cacbon chuyển dịch về
trường thấp đặc trưng cho nhóm cacbonyl ở δC 204,3 (COCH3); 10 tín hiệu cacbon
δC 153,9 (C-1) 133,0 (C-2), 136,3 (C-3), 118,7 (C-4), 119,1 (C-5), 128,1 (C-6),
108,4 (C-7), 152,8 (C-8), 123,0 (C-9), 112,6 (C-10) thuộc về hai vòng thơm. Ở
vùng trường mạnh hơn có hai tín hiệu của cacbon metyl ở δC 19,7 (CH3), 32,1
(COCH3).
Trên phổ 1H-NMR, 4 tín hiệu proton δH 7,28 (1H, t , J = 7,5; 8,0 Hz, H-6),
7,20 (1H, d, J = 8,0 Hz, H-5), 7,08 (1H, s, H-4), 6,77 (1H, d, J = 7,5 Hz, H-7) đặc
trưng cho các proton trong vòng thơm; tín hiệu proton ở δH 2,54 (3H, s) đặc trưng
cho nhóm metyl liên kết với nhóm cacbonyl (COCH3) và một tín hiệu proton metyl
khác ở δH 2,25 (3H, s). Kết hợp các tín hiệu phổ proton và phổ cacbon cho ta nhận
diện ban đầu về kiểu khung naphtalen trong công thức cấu tạo của 2T. Phân tích kỹ
hằng số tương tác J = 7,5; 8,0 Hz của 3 tín hiệu proton ở δH 7,20, 7,28, 6,77 cho
thấy chúng phải thuộc về cùng một vòng benzen và phải nằm ở vị trí octo với nhau
(H-5, H-6, H-7). Một tín hiệu proton singlet khác thuộc về vòng benzen còn lại δH
7,08 (1H, s, H-4).
OH OH O
8 9 1
7 2

6 10 3
5 4

Từ việc phân tích các dữ kiện phổ trên kết hợp với tham khảo tài liệu [128]
cho phép kết luận hợp chất 2T là một dẫn xuất của naphtalen có tên gọi 2-acetyl-3-
methyl-1,8-naphthalenediol hay musizin. Đây là lần đầu tiên hợp chất này được
phân lập từ cây thồm lồm gai.
24(R/S)-cycloart-25-en-3β,24-diol (3T)
Phổ 1H-NMR của 3T cho tín hiệu singlet của các proton thuộc về sáu nhóm
metyl thế ba lần ở δH 1,73 (3H, s, H-18), 0,97 (6H, s, H-21 & H-28), 0,87 (3H, s, H-
27), 0,80 (3H, s, H-29), 0,89 (3H, s, H-30); hai proton của vòng cyclopropane cho

98
tín hiệu doublet rất đặc trưng tại δH 0,33 (1H, d, J = 4,5 Hz, H-19a), 0,55 (1H,d, J =
4,0 Hz, H-19b). Một proton metin cộng hưởng chuyển dịch về trường thấp hơn (δH
4,10) chứng tỏ nó phải liên kết với cacbon gần dị tố (ở đây là nguyên tử oxi của
nhóm hydroxyl). Tín hiệu proton của một nối đôi đầu mạch δH 4,83 và 4,93. Thêm
vào đó, sự có mặt của proton ở δH 3,28 (1H, m, H-3) chứng tỏ rằng 3T là một
triterpene có khung cycloartane.
21 OH
22
18 25 27
20 24
17 23
19 13
26
14
1 9
10 8
3 30
HO 5

28 29

Kết hợp phổ 13C-NMR và DEPT cho thấy 3T gồm 6 CH3, 11 CH2, 6 CH và 6
C. Sự xuất hiện của nối đôi đầu mạch (>C=CH2) cũng được khẳng định bởi các tín
hiệu tại δC 147,5 (24S) (C-25), 147,8 (24R) (C-25), 110,9 (24S) (C-26), 111,4 (24R)
(C-26) tương ứng với hai tín hiệu proton ở δ 4,83 và 4,93. Điều đặc biệt ở đây là sự
xuất hiện của các pic cacbon theo cặp đôi của C-25 và C-26 ở δC 147,5 (24S) (C-
25), 147,8 (24R) (C-25) và 110,9 (24S) (C-26), 111,4 (24R) chứng tỏ rằng hợp chất
3T là một hỗn hợp epimer R/S gây ra bởi nguyên tử cacbon bất đối ở C-24.
Từ việc phân tích trên, kết hợp với so sánh các dữ kiện phổ đã công bố [82]
cho phép kết luận về cấu trúc của 3T là 24(R/S)-cycloart-25-en-3β,24-diol. Hợp
chất này lần đầu tiên được phân lập từ cây thồm lồm gai.
1-O-(β-D-glucopyranosyl)-(2S,3S,4R,8E)-2-[(2'R,10'Z)-2'-hydroxyicos-10'-
enoylamino]-8-nonacosene-1, 3, 4-triol (4T)
Hợp chất 4T phân lập được dưới dạng chất rắn màu trắng.
Phân tích các dữ kiện phổ 1H và 13C-NMR của chất 4T cho thấy sự có mặt của chức
amid đặc trưng bởi một nhóm metin liên kết với nitơ ở δH 4,27 (1H, m, H-2) và tín
hiệu cacbon cacbonyl ở δC 177,1 (C-1'); hai mạch cacbon dài với các tín hiệu proton
metylen ở δH 1,31 (60 H) và proton metyl đầu mạch δH 0,92 (6H, t, J = 6,5 Hz, H-20'

99
& H-29); hai nối đôi được đặc trưng bởi các tín hiệu proton và cacbon ở δH 5,44 (m,
H-8, H-9) tương ứng với δC 131,5 (C-8), 131,4 (C-9) và 5,38 (m, H-10', H-11')
tương ứng với δC 130,8 (C-10'), 130,9 (C-11').

Tín hiệu cacbon anome δC 104,7 (C-1') cùng các tín hiệu cacbon khác nhau ở
δC 62,7 (C-6''), 71,6 (C-4''), 75,0 (C-2''), 78,0 (C-5'') và 77,9 (C-3''), kết hợp với tín
hiệu proton anome δH 4,30 (d, J = 7,5 Hz, H-1'') cho thấy sự có mặt của glucose
trong cấu trúc của chất 4T. Các dữ kiện trên cho ta giả thiết hợp chất 4T là một
glycosphingolipid tự nhiên [119]. Glycosphingolipid này bao gồm các hợp phần
acid béo và bazơ mạch dài cùng với đường glucose.

Phân tích tiếp phổ 1H-NMR còn cho tín hiệu của ba proton hydroxymetin khác
chuyển dịch về trường thấp ở δH 3,62, 3,53, 4,04. Phổ COSY quan sát được tương
tác của hai proton metylen ở δH 4,08 (H-1a) và 3,82 (H-1b) với proton metin ở δH
4,27 (H-2), tương tác của hai proton metin ở δH 4,27 với δH 3,62 (H-3), tương tác

100
của proton metin δH 3,62 với proton metin ở δH 3,53 (H-4). Bên cạnh đó, tương
quan HMBC quan sát được của proton ở δH 4,27 (H-2) và cacbon δC 177,1 (C-1'),
75,6 (C-3); δH 3,62 (H-3) và δC 69,9 (C-1), 51,7 (C-2), 72,9 (C-4); δH 4,04 (H-2') và
δC 177,1 (C-1') cho phép xác định vị trí liên kết chính xác của ba nhóm hydroxy ở
các vị trí C-3, C-4 và C-2'. Độ chuyển dịch của các cacbon ở δC 69,9 (C-1), 51,7 (C-
2), 75,6 (C-3), 72,9 (C-4), 177,1 (C-1'), 72,9 (C-2') trong hợp chất 4T giống với độ
chuyển dịch của các cacbon ở vị trí tương ứng của khung (2S,3S,4R,2'R)-
20
phytosphingosine đồng thời độ quay cực riêng của chất 4T được xác định là αD
= + 11,3° (0,5M/pyridin) [156], [163].

Phổ COSY của chất 4T

Phổ HMBC của chất 4T

101
Proton anome δH 4,30 (H-1'') tương tác HMBC với cacbon δC 69,9 (C-1) cho
phép khẳng định vị trí của liên kết glucosid giữa đường và amid. Các phân tích trên
cho phép dự đoán sơ bộ về cấu trúc của sphingoglycolipid này như sau:
O
2'
HN 1' R2
OH
R1, R2: Mach dài
OH
GlcO 3 R1
2 4
OH

Để xác định độ dài hai mạch cacbon R1 và R2 luận án sử dụng phương pháp
thủy phân và kết hợp khảo sát phổ khối lượng của chất 4T cũng như của sản phẩm
như sau: Hợp chất 4T (15 mg) được hòa tan trong hỗn hợp dung môi metanol-acid
HCl (5ml, 1M HCl trong 82% aq. MeOH), đun hồi lưu ở 80°C trong 18 giờ [163].
Để nguội phản ứng và chiết với n-hexan. Phần chiết n-hexan sau đó được cô loại
dung môi thu được sản phẩm là metyl este của hợp phần acid béo (4.1). Độ dài
mạch của hợp phần 4.1 được xác định bởi phổ ESI-MS (neg) với píc ion m/z 339
[M-H]- cho thấy mạch acid béo phải có 20 cacbon và chứa một nối đôi. Như vậy,
nối đôi còn lại thuộc về hợp phần amid. Vị trí của nối đôi trong phần acid béo được
xác định tại C-10'/C-11' dựa trên các phân mảnh MS/MS của 4.1: m/z 227 [M-H-
C8H18]ˉ, m/z 213 [M-H-C9H18]ˉ, m/z 187 [M-H-C11H21]ˉ, m/z 173 [M-H-C12H23]ˉ.
2'
4' 6' 8' 2'
O 10' 11' - 4' 6' 8'
-
1'
O
3' 5' 7' 12' 1' 7'
3' 5' 9'
O m/z=227
OH O
OH m/z=187

2' -
4' 6' 8' 13'
O 10' 11'
1' 7'
3' 5' 12' 20'

O m/z=339 [M-H]-
OH

2' - 2'
4' 6' 8' 10' 11' O
4' 6' 8' -
O
1' 1' 7'
3' 5' 7' 3' 5'

O O
OH m/z=213 OH
m/z=173

102
Cấu hình của nối đôi này là Z do sự chuyển dịch về trường cao của hai cacbon
kề bên C-9 (δC 28,3) và C-12 (δC 28,4) [154], [163].
O
3' 5' 7' 12'
11' 20'
2' 18'
HN 1'
4' 8' 13' 19'
6' 10'
OH
H-H COSY HMBC

Trên phổ khối của 4T cho pic ion m/z 962 [M+Na]+, m/z 938 [M-H]ˉ tương
ứng với khối lượng phân tử M=939 và công thức phân tử C55H105NO10. Kết hợp với
việc xác định được phần acid béo ở trên, ta xác định được độ dài của hợp phần bazơ
là 29 cacbon [36]. Phân tích tỉ mỉ các phân mảnh trên phổ khối của 4T như sơ đồ
dưới đây, các tương tác COSY và HMBC xác định được vị trí của nối đôi trong
mạch bazơ là ở vị trí C-8.
- -
3' 5' 7'
OH 11' 12' 20'
OH 9 18'
4' 8' 13' 19'
3 6' 10'
4 8
m/z = 252
m/z= 142
O 3' 5' 7' 12'
11' 20'
2' 18'
HN 1'
4' 8' 13' 19' -
6' 10'
HOH OH
O OH 8 10
HO O 3
12
HO 2 23
OH 4 9 11
1
29
HO H
m/z=938 [M-H]-

NH OH -
8 10 8 10 12
-
12
3 29
2 5 29
4 16 9 11 16
1 9 11
m/z=436 m/z=350
Cấu hình của nối đôi này được xác định là E dựa trên sự chuyển dịch về
trường thấp của hai cacbon bên cạnh C-7 (δC 33,8) và C-10 (δC 33,7) [154].
O 3'
2'
HN 1' R2
4'
OH
OH 8 10 12
O 3
Glc 2
4
23
1 9 11
29
OH

H-H COSY HMBC

103
Từ các phân tích ở trên, kết hợp với việc đối chiếu, so sánh các dữ kiện phổ
của chất 4T với hợp chất codonocerebroside A là hợp chất có cấu trúc tương tự chất
4T chỉ khác ở độ dài mạch cacbon [163] cho phép kết luận cấu trúc hợp chất 4T là
1-O-(β-D-glucopyranosyl)-(2S,3S,4R,8E)-2-[(2'R,10'Z)-2'-hydroxyicos-10'-
enoylamino]-8-nonacosene-1,3,4-triol.
O 3' 5' 7' 12'
11' 20'
2' 18'
HN 1'
4' 8' 13' 19'
6' 10'
OH
HOH
O OH 8 10
HO O 3
12
HO 2
4
23
OH 1 9 11
29
OH

Theo các tài liệu được cập nhật đây là lần đầu tiên hợp chất này được công
bố phân lập từ tự nhiên.
6-Geranyl-7-hydroxy-8-methoxy coumarin (5T)
Hợp chất 5T phân lập ở dạng tinh thể hình kim, màu vàng. Hợp chất này được
xác định là một geranyl coumarin dựa trên các đặc trưng của phổ cộng hưởng từ.
Phổ 1H-NMR của 5T xuất hiện tín hiệu của ba proton thơm của vòng coumarin tại
δH 6,16 (1H, d, J = 9,5 Hz, H-3), 7,31 (1H, s, H-5), 7,88 (1H, d, J = 9,5 Hz, H-4),
mạch nhánh geranyl với các proton ở δH 3,26 (2H, d, J = 7,0 Hz, H-1'), 5,28 (1H, d,
J = 14,0 Hz, H-2'), 1,99 (2H, d, J= 15,0 Hz, H-4'), 2,05 (2H, d, J = 14,5 Hz, H-5'),
5,07 (1H, d, J = 15,0 Hz, H-6'), 1,66 (3H, s, H-8'), 1,54 (3H, s, H-9'), 1,61 (3H, s,
13
H-10'). Phổ C-NMR của 5T cho tín hiệu của 20 nguyên tử cacbon, bao gồm 9
cacbon của vòng coumarin δC 111,3 (C-3), 111,4 (C-10), 121,6 (C-5), 125,8 (C-6),
135,8 (C-4), 146,1 (C-7), 144,9 (C-9), 151,3 (C-8), 159,9 (C-2) và nhóm metoxy
gắn vào C-8 ở δC 60,9 (-OCH3); mạch geranyl với δC 27,5 (C-1'), 122,6 (C-2'),
133,8 (C-3'), 39,7 (C-4'), 26,1 (C-5'), 124,0 (C-6'), 130,7 (C-7'), 25,4 (C-8'), 15,5
(C-9'). Phổ ESI-MS của 5T cho pic ion giả phân tử tại m/z 327 [M-H]- và phù hợp
với công thức phân tử C20H24O4.

104
9' 10'

7' 5' 3' 1' 5 4


6 10 3
8'
6' 4' 2'
7 2
HO 9 O O
8
OCH3

Từ việc phân tích các dữ kiện phổ trên, so sánh với tài liệu tham khảo [97] cho
phép xác định cấu trúc của 5T là 6-geranyl-7-hydroxy-8-methoxy-coumarin. Đây là
công bố đầu tiên về sự có mặt của hợp chất này trong P. perfoliatum cũng như chi
Polygonum.
3'-O-methyl-3,4-methylenedioxy ellagic acid (6T)
Phổ 1H-NMR của 6 chỉ xuất hiện 2 tín hiệu singlet tại δH 7,535 (1H, s, H-5') và
7,533 (1H, s, H-5) được xác định là hai proton của vòng benzen. Tín hiệu singlet tại
δH 6,38 (2H, s, H-3a) cho thấy sự có mặt của 2 proton methylenedioxy. Ngoài ra,
nhóm methoxy được xác định bởi tín hiệu ở δH 4,05 (3H, s).
Phổ 13C-NMR và DEPT của 6T cho thấy hợp chất này có 15 C trong đó 12 tín
hiệu δC 110,9 (C-1'), 112,1 (C-5'), 103,8 (C-5), 116,0 (C-6'), 116,0 (C-6), 112,7 (C-
1), 140,2 (C-3'), 131,0 (C-2), 138,3 (C-3), 141,6 (C-2'), 150,0 (C-4), 150,0 (C-4')
thuộc về hai vòng benzen với 10 C và 2 CH. Ngoài ra, hai tín hiệu cacbon cacbonyl
xuất hiện tại δC 157,6 (C-6'a), 158,3 (C-6a), rất đặc trưng cho cặp este vòng (lacton)
trong các dẫn xuất của acid ellagic. Sự có mặt của nhóm CH2 liên kết với 2 nguyên
tử O và nhóm methoxy lần lượt tại δC 104,3 (C-3a) và 60,9 (s, 3-OCH3).
O
6a
O OCH3
6

1' 3'
O 1 OH
3

3a 6'
O O
6'a
O

Căn cứ vào các phân tích ở trên đồng thời so sánh với các dữ kiện phổ đã được
công bố trước đó [20], [94], cấu trúc của chất 6T được xác định là 3'-O-methyl-3,4-
methylenedioxyellagic acid. Đây là công bố đầu tiên về sự có mặt của hợp chất này
trong chi Polygonum.

105
Physcion (7T)
Phổ 1H-NMR của chất 7T cho hai tín hiệu proton singlet ở δH 12,27 (1H, s, 8-
OH), 12,08 (1H, s, 1-OH) đặc trưng cho hai nhóm hiđroxi tạo liên kết hiđro với
nhóm cacbonyl; tín hiệu của hai cặp proton meta của vòng thơm δH 7,33 (1H, s, H-
4), 7,59 (1H, s, H-5), 6,65 (1H, d, J = 2,5 Hz, H-2), 7,05 (1H, s, H-7); một nhóm
metyl vòng thơm của một anthraquinon δH 2,44 (3H, s, CH3) và một nhóm metoxi
δH 3,93 (3H, s, OCH3). Sự có mặt của 2 nhóm cacbonyl liên hợp ở δC 190,7 (C-9),
181,9 (C-10), 6 nối đôi ở δC 106,7 (C-4), 108,1 (C-2), 110,2 (C-9a), 113,6 (C-8a),
121,2 (C-5), 124,4 (C-7), 133,2 (C-10a), 135,2 (C-4a), 148,4 (C-6), 162,5 (C-8),
13
165,1 (C-1), 166,5 (C-3) được nhận ra khi tiếp tục khảo sát phổ C-NMR, DEPT
của chất 7T. Các dữ kiện phổ trên cho giả thiết về một anthraquinon có các nhóm
peri-hiđroxi ở vị trí C1 và C8.
OH O OH
8 1
8a 9a
9

10 3
H3C 6 10a 4a OCH3
5 4
O

Kết hợp với tài liệu tham khảo [34] vị trí chính xác của các proton và cacbon
được khẳng định và cấu trúc của 7T đã được xác định là 1,8-dihydroxy-3-methoxy-
6-methylanthraquinon hay physcion.
4-Hydroxymellein (8T)
Phổ 1H-NMR của chất 8T cho sáu tín hiệu proton thuộc về một coumarin
khung mellein, trong đó ba tín hiệu proton đặc trưng cho vòng thơm ở trường thấp
với δH 7,09 (1H, d, J= 7,5 Hz, H-5), 7,58 (1H, t, J = 7,5 Hz, H-6), 6,95 (1H, dd, J =
1,0, 7,5 Hz, H-7) và ba tín hiệu proton chuyển dịch về trường cao hơn δH 4,55-4,58
13
(2H, H-3 & H-4), 1,48 (3H, d, J = 6,5 Hz, 3-CH3). Phổ C-NMR và DEPT cho
nhận định rõ nét hơn về cấu trúc của hợp chất 8T với tín hiệu của cacbon cacbonyl
ở δC 170,2 (C-1), hai nhóm metin chuyển dịch về trường thấp do nằm cạnh dị tố
(oxy) δC 81,6 (C-3), 69,5 (C-4), nhóm metyl δC 18,2 (3-CH3) và cacbon vòng thơm
δC 144,1 (C-4a), 117,7 (C-5), 137,8 (C-6), 117,8 (C-7), 162,9 (C-8), 108,0 (C-8a).

106
Các dữ kiện phổ trên được so sánh với tài liệu tham khảo [18] cho kết luận về cấu
trúc của 8T là 4-hydroxymellein.
OH
5

4 3

1 O
8
OH O

Hợp chất này lần đầu tiên được phân lập từ cây thồm lồm gai.
Daucosterol (9T)
Hợp chất 9T được phân lập dưới dạng chất rắn màu trắng, đnc. 283-285°C. Rf =
0,41 (TLC, silica gel, điclometan/metanol 9/1, v/v), hiện màu tím với thuốc thử
vanilin/H2SO4 1%.

HOH
O
HO
HO O
OH

Dựa vào các tính chất vật lý, dữ kiện phổ 1H-NMR, kết hợp sắc ký đối chứng
với hợp chất β-sitosterol-3-O-β-D-glucopyranosid chuẩn, tham khảo tài liệu [109]
cho phép kết luận về cấu trúc của hợp chất 9T là β-sitosterol-3-O-β-D-
glucopyranosid hay daucosterol.
Quercetin (10T)
Phân tích phổ 1H-NMR, 13C-NMR và DEPT của chất 10T cho các tín hiệu đặc
trưng của một flavonol. Phổ 1H-NMR xuất hiện tín hiệu của 5 proton vòng thơm
trong đó 3 tín hiệu tương tác ABX ở δH 7,82 (1H, d, J = 2,0 Hz, H-2'), 7,69 (1H, dd,
J = 8,5; 2,0 Hz, H-6'), 6,99 (1H, d, J = 8,5 Hz, H-5') thuộc về vòng thơm B, hai tín
hiệu proton tương tác meta ở δH 6,51 (1H, d, J = 2,0 Hz, H-8) và 6,26 (1H, d, J =
2,0 Hz, H-6) thuộc về vòng thơm A.

107
OH
4' OH
8 1'
HO O
2 6'
6 4
10 3 OH
OH O

Phổ 13C-NMR và DEPT chỉ ra chất 10T gồm 15 cacbon với 5 CH nhân thơm ở
δC 99,1 (C-6), 94,4 (C-8), 115,7 (C-2'), 116,2 (C-5') và 121,4 (C-6'), 10 C trong đó
tín hiệu δC 176,5 ppm đặc trưng cho nhóm cacbonyl, bốn cacbon có độ chuyển dịch
δC 145,8, 148,3, 162,3, 164,9 ppm đặc trưng cho dạng liên kết của nhân thơm với
nhóm OH của các cacbon C-3', C-4', C-5, C-7. Ngoài ra, tín hiệu của cacbon ở δC
136,7 (C-3) đặc trưng cho cacbon của nối đôi liên kết với một nhóm hydroxyl.
Dựa vào dữ kiện phổ trên đồng thời so sánh điểm nóng chảy và so sánh với
các dữ liệu phổ đã được công bố trước đó [14], cấu trúc của chất 10T được xác định
là 3,3',4',5,7-pentahydroxyflavone hay quercetin.
3,3',4-Trimethoxy 4'-O--L-rhamnopyranosid ellagic acid (11T)
Hợp chất 11T nhận được dưới dạng chất rắn không màu, nhiệt độ nóng chảy
221-222oC. Phổ 1H-NMR của 11T xuất hiện 2 tín hiệu singlet của hai proton vòng
benzen tại H 7,70 (1H, s, H-5') và 7,41 (1H, s, H-5). Phân tử đường rhamnose được
đặc trưng bởi tín hiệu doublet tại H 5,54 với hằng số J = 1,0 Hz của proton anome
ở vị trí α, tín hiệu của nhóm metyl bậc một H 1,15 (3H, d, J = 6,0 Hz, H-6''), và các
tín hiệu của nhóm oximetin khác tại H 3,97 (1H, brs, H-2''), 3,71 (1H, dd, J = 3,0;
9,0 Hz, H-3''), 3,36 (1H, H-4''), 3,52 (1H, m, H-5''). Ngoài ra 3 nhóm metoxi được
xác định tại H 4,05 (2x3H, s, 4-OCH3 & 3'-OCH3), 4,03 (3H, s, 3-OCH3).
13
Phổ C-NMR và DEPT của 11T chỉ ra sự có mặt của 23 nguyên tử cacbon,
trong đó tín hiệu 10 C và 2 CH thuộc về hai vòng benzen được xác định tại C 114,2
(C-1'), 111,6 (C-5'), 111,6 (C-5), 112,4 (C-6'), 111,8 (C-6), 110,8 (C-1), 141,8 (C-
3'), 140,9 (C-2), 140,1 (C-3), 141,4 (C-2'), 152,8 (C-4), 150,3 (C-4'). Ngoài ra, 3
nhóm metoxi tại C 60,9 (s, 3-OCH3), 61,5 (3'-OCH3), 61,5 (4-OCH3). Phân tử
đường rhamnose xác định tại C 17,9 (C-6''), 70,1 (C-2''), 70,3 (C-5''), 70,5 (C-3''),

108
71,6 (C-4''), 99,9 (C-1''). Hai tín hiệu tại C 158,1 (C-7'), 158,3 (C-7) rất đặc trưng
cho cacbon của cặp este vòng (lacton) trong các dẫn xuất của ellagic acid. Thông
thường khi tạo este nội vòng, giá trị C đều xuống thấp, nhưng phổ biến vẫn phải có
giá trị lớn hơn 164-165 ppm; riêng các dẫn xuất của ellagic acid, cặp hai giá trị C
của cacbon cacbonyl đều từ 158-160 ppm do đặc trưng cấu trúc riêng biệt của nó.
Mặt khác, với 14 nguyên tử cacbon (nếu chưa xét đến phân tử đường và 3 nhóm
metoxi) nhưng chỉ có 2 tín hiệu CH chứng tỏ hai vòng benzen đã thế tới 10 vị trí.
Điều này cho phép nhận định hợp chất 11T là một dẫn xuất của ellagic acid với 4
nhóm thế vào các vị trí OH trong đó có 3 nhóm metoxi và 1 phân tử đường
rhamnose. Các giá trị C của chất 11T ở vùng đường C 99,9 (C-1''), 70,1 (C-2''),
75,0 (C-3''), 71,6 (C-4''), 70,3 (C-5''), 17,9 (C-6'') cho thấy các giá trị này phù hợp
với đường rhamnose. Các giá trị C và H được xác định thông qua phân tích các
phổ HMBC.
Phổ HMBC chỉ ra tương tác của H-5 với C-4, C-6, C-3, C-1, C-7 cũng như
tương tác của hai proton metoxi với C-4 và C-3, chứng tỏ hai nhóm metoxi nối với
C-3 và C-4 đồng thời khẳng định các giá trị C của C-1 đến C-7. Tương tự như vậy,
tương tác HMBC của H-5' với C-1', C-3', C-4' C-6', C-7', tương tác của H-1'' với C-
4' và proton metoxi với C-3' khẳng định các giá trị độ dịch chuyển hóa học của
vòng benzen thứ hai cũng như vị trí nối của phân tử đường vào C-4' và nhóm
metoxi vào C-3'.
O O
7
O OCH3 O OCH3
5 6 2' 3' 1''
H3CO 4 1 1' 4' O 2''
3 2 OH H3CO 1 O OH
6' 5'
O 3'' O
7'
H3CO O 5'' OH H3CO O OH
4''
O CH 3
6'' O CH3
HO OH

Từ các dữ kiện phổ trên kết hợp với tài liệu tham khảo [157] hợp chất 11T
được xác định là 2,3,8-trimethylether 4'-rhamnosid ellagic acid hay 3,3',4-
trimethoxy 4'-O--L-rhamnopyranosid ellagic acid. Hợp chất này lần đầu tiên được
phân lập từ cây thồm lồm gai.

109
Myricetin (12T)
Phổ ESI-MS của hợp chất 12T cho pic ion ở m/z 319 [M+H]+, 317 [M-H]¯,
tương ứng với khối lượng phân tử M=318, phù hợp với công thức phân tử C15H10O8.
Phổ 1H-NMR xuất hiện tín hiệu đặc trưng của một flavonol với hai tín hiệu của
vòng A tương tác meta ở δH 6,37 (1H, d, J = 2,0 Hz, H-8) và 6,18 (1H, d, J = 1,5
Hz, H-6), một tín hiệu singlet có δH 7,24 (2H, s, H-2' & 6') là các proton trên vòng
B đối xứng, không mang nhóm thế.
13
Phổ C-NMR của hợp chất 12T cho 12 tín hiệu cộng hưởng ứng với 15
cacbon gồm δC 175,7 ppm đặc trưng cho cacbon cacbonyl. Ngoài ra, tín hiệu của
cacbon ở δC 135,8 (C-3) đặc trưng cho cacbon nối đôi liên kết với một nhóm OH.
OH
3'
2' OH
1
HO 7 9 O OH
2 1'
6'
4
5 10 3 OH

OH O

Các tín hiệu cacbon còn lại đều phù hợp với dữ liệu phổ đã công bố [40] cho
hợp chất 3',4',5',5,7-pentahydroxyflavonol hay myricetin. Từ đây kết luận hợp chất
12T là myricetin.
Acid chlorogenic (13T)
Hợp chất 13T được phân lập dưới dạng bột màu trắng.
Phổ 1H-NMR của 13T cho các tín hiệu proton của một vòng benzen thế 1,3,4
ở δH 7,15 (1H, d, J = 2,0 Hz, H-2'), 7,03 (1H, dd, J = 2,0; 8,0 Hz, H-5'), 6,87 (1H,
d, J = 8,5 Hz, H-6'). Cặp tín hiệu proton δH 7,53 (1H, d, H-7'), 6,25 (1H, d, H-8') với
hằng số ghép cặp J = 16,0 Hz chứng tỏ sự có mặt của một liên kết đôi với cấu hình
trans. Ngoài ra trên phổ 1H-NMR còn xuất hiện tín hiệu của ba proton liên kết với
cacbon cạnh dị tố (CH-O) ở δH 5,38 (1H, m, H-3), 3,78 (1H, dd, J = 3,0; 9,0 Hz, H-
4), 4,23 (1H, quartet, H-5) và tín hiệu của một cặp proton metylen ở δH 2,25 (1H,
brd, H-2b), 2,02 (1H, brd, H-2a).

110
13
Phổ C-NMR của 13T xuất hiện tín hiệu của 16 nguyên tử cacbon bao gồm
hai nguyên tử cacbon cacbonyl với δC 175,1 (C-7), 167,1 (C-9'); hai cacbon olefin
và sáu cacbon thơm δC 127,6 (C-1'), 115,2 (C-2'), 145,8 (C-3'), 148,7 (C-4'), 116,4
(C-5'), 122,5 (C-6'), 146,3 (C-7'), 115,9 (C-8'), bốn cacbon CH-O- ở 76,2 (C-1),
71,3 (C-3), 73,5 (C-4), 71,6 (C-5) và hai cacbon metylen 37,9 (C-6), 39,1 (C-2).
O
HO
1 OH
2 6 O
3 5 7' 2'
4 1' OH
HO O 9' 3'
8'
OH 6'
4' OH
5'

Từ các dữ kiện phổ trên cho ta hình dung về cấu trúc một dẫn xuất của acid
caffeic, kết hợp tham khảo tài liệu [135] hợp chất 13T được khẳng định là 3-(3,4-
dihydroxycinnamoyl)quinate hay acid chlorogenic.
4',5,7-Trihydroxy-3',5'-dimethoxyflavone (14T)
Hợp chất 14T thu được dưới dạng chất rắn màu vàng.
Phổ ESI-MS xuất hiện các píc ion m/z 329 [M-H]-, 353 [M+Na]+, 331 [M+H]+
ứng với công thức phân tử C17H14O7.
Phổ 1H-NMR của 14T cho các tín hiệu đặc trưng của một flavonoid với cặp
hai tín hiệu tại H 6,20 và 6,55 đều dưới dạng doublet (J = 2,0 Hz) điển hình của hai
proton H-6 và H-8 của vòng A, tín hiệu singlet H 6,95 (1H, H-3) được xác định là
proton thuộc vòng C. Tín hiệu singlet tương ứng với 2H tại H 7,31 cho thấy vòng B
thế các vị trí C-3', C-4', C-5' và còn lại hai proton H-2' và H-6'. Căn cứ vào tín hiệu
singlet tại H 3,88 (6H, s, 2 x OCH3) có thể thấy hai nhóm metoxy này phải nối với
C-3' và C-5', như vậy tại các vị trí C-5, C-7, C-4' sẽ là các nhóm hydroxyl.
Phổ 13C-NMR của 14T cho thấy hợp chất này có 17 nguyên tử cacbon, trong
đó 15 cacbon thuộc vào khung flavon và 2 cacbon còn lại là của nhóm metoxi. Tín
hiệu cacbon cacbonyl tại C 181,8 cho thấy sự có mặt của nối đôi C-2/C-3. Tại các
vị trí C-3', C-4' và C-5', giá trị C của C-4' thấp hơn C-3', C-5' phù hợp với sự metyl
hóa nhóm hydroxyl trong phổ NMR.

111
OCH3
3'
2' OH
1
HO 7 9 O OCH3
2 1'
6'
4
5 10 3

OH O

Tất cả các dữ kiện phổ NMR của 14T hoàn toàn phù hợp với các dữ liệu đã
công bố trong tài liệu tham khảo [91] cho phép kết luận về cấu trúc của 14T là
4',5,7-trihydroxy-3',5'-dimethoxyflavone. Hợp chất này lần đầu tiên được phân lập
từ cây thồm lồm gai.
Myricetin 3-O-α-L-rhamnopyranosid (15T)
Phổ ESI-MS của chất 15T cho pic ion ở m/z 463 [M-H]-, 487 [M+Na]+ tương
ứng với khối lượng phân tử M = 464, phù hợp với công thức phân tử C21H20O12.
Khảo sát phổ 1H-NMR và 13C-NMR của hợp chất này và so sánh với các tín
hiệu phổ của hợp chất 12T (myricetin) cho nhận định chất 15T là một myricetin
glycosid. Ở vùng trường thấp trên phổ 1H-NMR, hai tín hiệu doublet của vòng A tại
δH 6,22 (1H, d, J = 2,5 Hz, H-6) và 6,38 (1H, d, J = 2,5 Hz, H-8), và bốn tín hiệu
cộng hưởng với tương tác spincoupling dạng ABX của vòng B thế tại các vị trí
1,3,4,5 tại δH 6,97 (2H, d, J= 3,0 Hz, H-2', 6') thuộc về khung myricetin. Điều này
13
được khẳng định chắc chắn hơn qua các tín hiệu cacbon trên phổ C-NMR với
cacbon cacbonyl tại C 179,7 (C-4), các tín hiệu của vòng B lần lượt tại C 121,9
(C-1'), 109,6 (C-2'), 146,8 (C-3'), 137,9 (C-4'), 146,8 (C-5'), 109,6 (C-6'), các tín
hiệu thuộc vòng A lần lượt tại C 163,2 (C-5), 99,8 (C-6), 165,8 (C-7), 94,7 (C-8),
158,5 (C-9), 105,9 (C-10).
Ở vùng trường cao hơn trên phổ 1H-NMR là các tín hiệu proton đặc trưng cho
một phân tử đường, trong đó tín hiệu của proton anome xuất hiện tại δH 5,34 (1H, d,
J = 1,0 Hz, H-1''), các tín hiệu proton còn lại của phân tử đường H 4,24 (1H, q, J =
1,5 Hz, H-2''), 3,81 (1H, dd, J = 3,0; 9,0 Hz, H-3''), 3,54 (1H, m, H-5''), 3,36 (1H, t,
J = 9,5 Hz, H-4''), 0,99 (3H, d, J = 6,5 Hz, H-6''). Kết hợp phân tích các tín hiệu

112
cacbon vùng đường trên phổ 13C-NMR tại C 103,6 (C-1''), 71,9 (C-2''), 72,1 (C-3''),
73,4 (C-4''), 72,0 (C-5''), 17,7 (C-6'') cho phép nhận biết đây là L-rhamnopyranose.
OH
3' OH
1 1'
HO 7 9 O
OH
2 6'
4 3
10
5 O
OH O 6'' 1''
H3C O H
HO 4''
2''
HO OH

Tương quan HMBC giữa proton anome H-1'' của đường với C-3 khung myricetin
được quan sát thấy, đồng thời giá trị hằng số ghép cặp J = 1,0 Hz của proton anome tại C
5,34 chứng tỏ đường này liên kết với C-3 theo liên kết α-O-glycosid.
Căn cứ vào việc phân tích các dữ kiện phổ ở trên kết hợp với tham khảo tài
liệu [138] cho phép kết luận hợp chất 15T là myricetin 3-O-α-L-rhamnopyranosid.
(-)- Epicatechin (16T)
Hợp chất 16T kết tinh màu vàng nhạt, đnc. 216-218 oC. Phổ 13C-NMR của 16T
xuất hiện tín hiệu 15 cacbon của một hợp chất flavonoid. Tuy nhiên không có tín
hiệu của nhóm cacbonyl ở vùng trường thấp, đồng thời lại xuất hiện tín hiệu CH2 tại
δC 29,2 (C-4) và hai tín hiệu cacbon nối với nguyên tử oxy tại δC 67,5 (C-3) và 79,9
(C-2). Dữ liệu phổ nêu trên cho thấy đây là một hợp chất flavan có nhóm hydroxy
tại C-3, không có nhóm C=O tại C-4.
Nhận định trên được làm sáng tỏ hơn bởi các tương tác spin-spin của các
proton H-2/H-3 và H-3/H-4 trên phổ 1H-NMR. Trên phổ 1H-NMR proton H-3 xuất
hiện là một multiplet tại δH 4,19 và hai proton H-4 xuất hiện dưới dạng hai tín hiệu
doublet doublet với hiệu ứng mái nhà δH 2,75 (1H, dd, J4a,3 = 3,0 Hz; J4a,4b 17,0 Hz,
H-4a), 2,88 (1H, dd, J4a,3= 4,5 Hz; J4b,4a=16,5 Hz, H-4b) chứng tỏ nhóm OH tại C-3
nằm sau mặt phẳng vòng C và proton H-3 nằm trước mặt phẳng vòng C. Proton H-2
xuất hiện là một doublet tại δH 4,83 với J2,3 =6,0 Hz, chứng tỏ H-2 nằm ở vị trí cis
so với H-3. Hơn nữa ta đã xác định được cấu hình của proton H-3 nằm trước mặt
phẳng vòng C. Do đó proton H-2 cũng nằm trước mặt phẳng vòng C. Từ đây ta đưa

113
ra kết luận về cấu hình của C-2 và C-3 là 2R, 3R. Ba tín hiệu δH 7,00 (1H, d, J = 1,5
Hz, H-6'), 6,78 (1H, d, J = 8,0 Hz, H-3'), 6,82 (1H, dd, J = 3,5; 8,0 Hz, H-2') chứng
tỏ vòng B đã bị thế tại các vị trí 1', 4', 5'. Ngoài ra, tín hiệu proton tại δH 5,97 (1H, d,
J = 7,5 Hz), 5,94 (1H, d, J = 7,5 Hz) chứng tỏ hai proton này nằm ở vị trí meta với
nhau và phù hợp với H-8 và H-6 của vòng A. Thêm vào đó độ quay cực của hợp
chất này đo được αD 25 = -76° (0,5M/CH3OH).
3'
OH
4'
HO 9 O 1'
7 2 6' OH

10 3 OH
5 4
OH

Căn cứ vào các phân tích dữ kiện phổ trên, đặc trưng vật lý và tham khảo tài
liệu [28] cho phép kết luận về cấu trúc của hợp chất 16T là (2R,3R)-2-(3,4-
dihydroxyphenyl)-3,4-dihydro-2H-chromene-3,5,7-triol hay (-)-epicatechin.
Maltose (17T)
Phổ khối lượng cho pic ion phân tử ở m/z 341 [M-H]- tương ứng với khối
lượng phân tử M = 342 và công thức phân tử C12H22O11. Phổ 1H-NMR của 17T cho
các tín hiệu proton cộng hưởng trong vùng đặc trưng của của một disaccharid. Một
đơn vị đường có cấu hình α xác định bởi proton anome ở δH 5,12 (1H, d, J = 3,5 Hz,
H-1), và đường còn lại có cấu hình β với proton anome ở δH 4,49 (1H, d, J = 7,5 Hz,
H-1'). Các proton còn lại của cả hai đơn vị đường này nằm chồng chập trong vùng
13
δH 3,13-3,88. Phổ C-NMR của 17T cho 12 tín hiệu cacbon. Phân tích kỹ các tín
hiệu cacbon này có thể nhận ra chúng đặc trưng cho hai đơn vị đường là α-D-
glucopyranose với δC 93,9 (C-1), 73,8 (C-2), 74,8 (C-3), 71,9 (C-4), 72,9 (C-5),
62,7 (C-6) và β-D- glucopyranose với δC 98,2 (C-1'), 76,3 (C-2'), 78,1 (C-3'), 71,8
(C-4'), 78,0 (C-5'), 62,8 (C-6').
HOH
O 1'
HO
HO HOH
OH 4 O
O HO OH
OH

114
Trong tự nhiên hai đường này thường tạo liên kết (1→4)- O-glycosid.
Kết hợp tham khảo tài liệu [16] chúng tôi đưa ra giả thuyết về cấu trúc của hợp
chất 17T là α-D-glucopyranosyl(1→4)β-D-glucopyranose hay còn gọi là maltose.
Quercetin-3-O-β-D-glucuronid (18T)
Phổ khối lượng ESI-MS của chất 18T cho pic ion phân tử m/z 479 [M+H]+
tương ứng với khối lượng phân tử M= 478, phù hợp công thức phân tử C21H18O13.
Phân tích phổ 1H-NMR, 13
C-NMR, DEPT của chất 18T và so sánh với chất 10T
(quercetin) nhận thấy chất 18T là một dẫn xuất quercetin glycosid. Phần aglycon
được khẳng định là quercetin bởi tín hiệu của 5 proton trong 2 vòng thơm ở δH 7,98
(1H, d, J = 2,0 Hz, H-2'), 7,51 (1H, dd, J = 2,5; 8,5 Hz, H-6'), 6,88 (1H, d, J = 8,5
Hz, H-5'), δH 6,40 (1H, d, J = 2,0 Hz, H-8), 6,21 (1H, d, J = 2,0 Hz, H-6). Tín hiệu
của 5 CH thơm ở δC 99,9 (C-6), 94,7 (C-8), 116,2 (C-2'), 118,1 (C-5') và 122,8 (C-
6'). Ngoài ra, còn xuất hiện tín hiệu của 4 C có độ chuyển dịch δC 166,1, 162,9,
149,8, 145,9 đặc trưng cho dạng liên kết của nhân thơm với nhóm OH ở C-7, C-5,
C-4', C-3'.
Điểm khác biệt của chất 18T so với chất 10T là các tín hiệu của một gốc acid
glucuronic với δH 5,33 (1H, d, J = 7,5 Hz, H-1'') và 3,51-3,64 (H-2'', H-3'', H-4'', H-
5''), δC 104,4 (C-1''), 78,1 (C-5''), 75,6 (C-2''), 77,6 (C-3''), 73,4 (C-4''), 176,3 (C-6'').
Tương quan HMBC giữa H-1'' (δH 5,33) với C-3 (δC 135,8) khẳng định acid
glucuronic tạo liên kết O-glycosid với aglycon quercetin ở vị trí C-3.
OH
OH
2' OH
2' OH
8
8 HO O 2
HO O 2 6'
6' 6
6
O
O OH O
OH O
6''COOH
6''COOH
O
O 4'' OH
4'' OH 1''
1'' OH
OH
OH
OH

115
Căn cứ vào các phân tích dữ kiện phổ trên kết hợp so sánh các dữ kiện phổ đã
được công bố [14], cấu trúc của chất 18T được xác định là quercetin-3-O-β-D-
glucuronid.
(–)-Epigallocatechin 3-O-gallate (19T)
Phổ 1H-NMR của hợp chất 19T cho các đặc trưng của một flavonoid khung
flavan-3-ol có cấu hình của C2, C3 là 2R, 3R tương tự như của hợp chất 16T (-)-
epicatechin với δH 5,55 (1H, t, J = 1,5 Hz, H-2 ), 4,99 (1H, s, H-3), 3,01 (1H, dd, J =
4,5; 17,0 Hz, H-4'b), 2,87 (1H, dd, J = 2,5; 17,0 Hz, H-4'a). Tuy nhiên, nếu ở vòng
B của hợp chất 16T xuất hiện ba tín hiệu proton thơm thì hợp chất 19T chỉ xuất
hiện một tín hiệu singlet của 2 proton 6,52 (2H, s, H-2' & H-6') chứng tỏ vòng B đã
bị thế bốn lần ở các vị trí 1, 3, 4, 5. Từ đây nhận định nhân flavan-3-ol là (–)-
epigallocatechin. Trên phổ 1H-NMR của hợp chất này còn cho thêm hai tín hiệu
proton của một hợp phần gallate với δH 6,97 (1H, s, H-9'), 6,97 (1H, s, H-13').
Phổ 13C-NMR của 19T xuất hiện tín hiệu của 22 cacbon với 7 tín hiệu cacbon
của gốc gallate ở δC 167,7 (C-7'), 121,6 (C-8'), 110,3 (C-9'), 146,3 (C-10'), 139,8
(C-11'), 146,3 (C-12'), 110,3 (C-13'). Ngoài ra, 15 tín hiệu còn lại thuộc về nhân
flavan-3-ol với δC 78,6 (C-2), 69,9 (C-3), 26,8 (C-4), 157,2 (C-5), 96,6 (C-6), 157,9
(C-7), 95,9 (C-8), 157,8 (C-9), 99,5 (C-10), 133,8 (C-1'), 106,9 (C-2'), 146,7 (C-3'),
130,8 (C-4'), 146,7 (C-5'), 106,9 (C-6').
Các phân tích trên cho ta giả thiết về cấu trúc (–)-epigallocatechin-3-O-
gallate của hợp chất 19T.
OH
3'
OH

HO O 1'
9
7 2 6' OH

5
10 3 O
7' 9'
OH O OH
8'
13'
11' OH
OH

116
Khi so sánh kết quả phổ của 19T với tài liệu tham khảo [12] cho kết quả phù
hợp hoàn toàn. Từ đây cho phép kết luận cấu trúc của 19T là (–)-epigallocatechin-
3-O-gallate.
Quercetin 3-O-β-D- glucopyranosid (20T)
So sánh phổ NMR của hợp chất 20T với của các chất 10T và 18T cho thấy
chúng đều có chung phần aglycon là quercetin. Các đặc trưng phổ NMR cho dự
đoán về cấu trúc quercetin-O-glycosid của hợp chất này. Ngoài phần aglycon được
xác định là quercetin, phần glycosid cho các tín hiệu proton anome ở δH 5,29 (1H,
d, J = 7,5 Hz, H-1''), và các proton khác ở 3,97 (1H, brs, H-2''), H-3'', H-4''), 3,81
(1H, d, J = 1,5 Hz, H-5''), 3,88 (1H, d, J = 3,0 Hz, H-6''b); 3,67 (1H, m, H-6''a),
cùng với 6 cacbon δC 104,9 (C-1''), 73,1 (C-2''), 75,0 (C-3''), 69,9 (C-4''), 77,2 (C-
5''), 61,9 (C-6'') cho khẳng định đường này là β-D-glucopyranose. Có thể thấy rõ,
khác với 18T phần glycosid trong 20T không phải là nhóm cacboxyl (ở δC 176,3
ppm, C-6) mà thay bởi nhóm hydroxymetyl (-CH2OH) với δC 61,9 ppm. Thêm vào
đó, proton anome H-1'' của đường glucose (δH 5,29) cho tương tác HMBC với C-3
(δC 135,6) của nhân quercetin cho phép khẳng định hợp chất 20T phân lập được là
quercetin 3-O-β-D-glucopyranosid.
OH OH
OH 2' OH
2'
8 8
HO O 2 HO O 2
6'
6' 6
6 O
O
OH O OH O

6'' CH2OH 6'' CH2OH

O O
OH 4'' OH
4'' 1'' 1''

OH OH
OH OH

Các dữ kiện phổ của 20T hoàn toàn phù hợp với kết quả công bố trước đó cho
hợp chất này [102].
N-[(4R)-2,5-dioxo-4- imidazolidinyl]-carbamic acid (21T)
Hợp chất 21T có dạng tinh thể hình trụ màu trắng, hiện màu tím với thuốc thử
ninhydrin cho giả thiết về sự có mặt của nhóm amino trong cấu trúc của 21T. Phổ

117
1
H-NMR và 13C-NMR chỉ ra sự có mặt của 5 proton ở δH 10,52 (1H, s), 8,04 (1H,
s), 6,87 (1H, d, J = 8,0 Hz), 5,24 (1H, d, J = 8,0 Hz), 5,77 (1H, s) và 4 tín hiệu
cacbon (δC 173,6, 157,3, 156,7 và 62,3). Tuy nhiên trên phổ HSQC chỉ quan sát
thấy duy nhất một tương tác của cacbon ở δC 62,4 và proton ở δH 5,24. Như vậy
khung cấu trúc của hợp chất 21T không chỉ chứa cacbon và hydro mà còn có chứa
các nguyên tử khác, ở đây là N, O. Phổ HMBC chỉ ra tương tác của proton ở δH
8,04 với cacbon ở δC 62,4, 156,7, 173,6; của proton δH 6,87 với cacbon δC 62,4,
157,3, 173,6; proton ở δH 5,24 với cacbon δC 157,3, 173,6; proton δH 5,77 và cacbon
δC 62,4.
Phổ MS của 21T không chỉ ra pic ion phân tử mà cho các phân mảnh ở m/z:
158 [M-H], 141 [M-HOH], 130 [M-H-CO], 115 [M-CH2O2] và 87 [M-C2H2NO2].
O
O
130 [M-H-CO]
5
6 4 1 NH
HO 7 N 3 2
H HN
O
115
87 [M-C2H2NO2]

141 M= 159
C4H5N3O4

Vị trí Chất 21 Tài liệu tham khảo


13 1 13 1
C-NMR H-NMR C-NMR H-NMR
δ (ppm) δ (ppm) δ (ppm) δ (ppm)
1 8,04 (1H, s) 8,0 (1H, s)
2 156,7 156,7
3 5,77 (1H, s) 5,8 (1H, s)
4 62,3 5,24 (1H, d, J = 8,0 Hz) 62,4 5,2 (1H, d, J = 8,1 Hz)
5 157,3 157,3
6 6,87 (1H, d, J = 8,0 Hz) 6,9 (1H, d, J = 8,1 Hz)
7 173,6 10,52 (1H, s, O-H) 173,5 10,5 (1H, s, O-H)
dung môi đo DMSO-d6
Khi so sánh các dữ kiện phổ của hợp chất 21T với hợp chất 2,5-dioxo-4-
imidazolidinyl)-carbamic acid đã công bố trong tài liệu tham khảo [152] cho kết

118
quả phù hợp hoàn toàn. Từ đây, kết luận hợp chất 21T là 2,5-dioxo-4-
imidazolidinyl)-carbamic acid.
O
O
H
5
6 4 1 NH
HO 7 N 3 2
H HN
O

Đây là lần đầu tiên hợp chất này được phân lập từ cây thồm lồm gai và chi
polygonum. Trên thế giới, cho đến nay cũng mới chỉ ghi nhận một tài liệu tham
khảo về sự phân lập hợp chất này trong tự nhiên (trong cây Cistanche deserticola
Y.C.ma, một loài cây thuộc họ Orabanchaceae ở Trung Quốc).
Kaempferol-3-β-D-glucopyranosyl-(1→6)-α-L-rhamnopyranosid (22T)
Phổ ESI-MS của chất 22 cho pic ion tại m/z 595 [M+H]+, 593 [M-H]ˉ tương
ứng với khối lượng phân tử M = 594 và công thức phân tử C27H30O15
Phổ 1H-NMR và 13
C-NMR của hợp chất 22T chỉ ra đây là một flavonoid
glycosid. Tín hiệu cộng hưởng của 2 proton H 6,22 (1H, d, H-6), 6,42 (1H, d, H-8)
với hằng số tương tác J = 1,5 Hz đặc trưng cho proton thế ở vị trí meta của nhân
thơm (vòng A) của 5,7-flavonol. Cặp hai tín hiệu doublet khác tại H 8,10 (2H, d, J
= 9,0, H-2', H-6') và 6,90 (2H, d, J = 9,0 Hz, H-3', H-5') đặc trưng cho proton thuộc
vòng B thế para. Các tín hiệu tại C 158,5 (C-2), 135,7 (C-3), 179,6 (C-4), 162,9 (C-
5), 100,0 (C-6), 166,0 (C-7), 94,9 (C-8), 161,6 (C-9), 105,5 (C-10), 122,6 (C-1'),
132,5 (C-2' & C-6'), 116,1 (C-3' & C-5'), 159,4 (C-4') đặc trưng cho 15 nguyên tử
cacbon thuộc vào khung flavonol trong đó hai tín hiệu CH bị chập đôi tại C 132,5
và 116,1 với cường độ pic cao gấp đôi các tín hiệu CH khác cũng khẳng định rõ
vòng B thế para. Các dữ kiện trên cho ta giả thiết về phần aglycon của chất 22T
kaempferol.
So sánh số nguyên tử cacbon của 22T với kaempferol, kết hợp phân tích các
tín hiệu cộng hưởng của nhiều proton trong vùng H 3,29 - 5,06 ppm chứng tỏ 22T
phải chứa 2 đường. Trong đó một đường được xác định là rhamnose thông qua dữ
kiện phổ 13C-NMR với C 101,9 (C-1'''), 72,1 (C-2'''), 72,3 (C-3'''), 72,9 (C-4'''), 69,7

119
(C-5'''), 17,9 (C-6''') và tín hiệu doublet của proton metyl ở H 1,20 (3H, d, J = 6,0
Hz) rất đặc trưng cho rhamnose. Một đường khác là glucose với proton anome ở H
5,05 (H-l'', d, J = 8,0 Hz) và các cacbon ở C 105,6 (C-1''), 73,9 (C-2''), 75,4 (C-3''),
70,1 (C-4''), 75,1 (C-5''), 67,4 (C-6''); hằng số tương tác J = 8,0 Hz chứng tỏ glucose
có cấu hình β.
Sử dụng phổ HMBC đã xác định được vị trí liên kết của đường với khung
kaempferol. Tương tác H-1'' (H 5,05) với C-3 (C 135,7) chứng tỏ glucose liên kết
trực tiếp với kaempferol qua liên kết 3-O-glucosid; tương tác H-1''' (H 4,55) với C-
6'' (C 67,4) cho thấy glucose và rhamnose liên kết với nhau qua liên kết 1→6
glycosid. Vị trí chính xác của các proton và cacbon được xác định thông qua phổ
HSQC.
OH OH
2'
8
HO O 2 HO O
6'
6 O
O
OH O
OH O
OH O CH2
OH O CH2 O O
O O CH3 OH
CH3 1''' OH 1''
OH OH OH
OH OH OH OH
OH

Từ các phân tích trên, kết hợp tham khảo tài liệu [17] có thể khẳng định rằng
22T là một flavonoid có tên gọi kaempferol-3-β-D-glucopyranosyl-(1→6)-α-L-
rhamnopyranosid. Hợp chất này lần đầu tiên được công bố phân lập từ cây thồm
lồm gai và chi Polygonum.
1,3- Diferuloyl O-Z-β-D-fructofuranosyl (1→2)-α-D-glucopyranosid (23T)
Hợp chất 23T được phân lập dạng chất rắn màu vàng. Phổ 1H-NMR của 23T
chỉ ra hai cặp proton olefin ở δH 7,67 (1H, d, J = 16,0 Hz, H-7''), 6,39 (1H, d, J =
16,0 Hz, H-8'') và 7,72 (1H, d, J = 16,0 Hz, H-7'''), 6,46 (1H, d, J = 16,5 Hz, H-8''')
và proton trong hai vòng thơm hệ ABX ở δH 7,19 (1H, d, J = 1,5 Hz, H-2''), 6,82
(1H, d, J = 8,5 Hz, H-5''), 7,12 (1H, dd, J = 8,5, 2,0 Hz, H-6'') và 7,17 (1H, d, J =
14,0 Hz, H-2'''), 6,78 (1H, d, J = 8,5 Hz, H-5'''), 7,06 (1H, dd, J = 8,5; 1,5 Hz, H-

120
6'''). Hằng số tương tác J = 16,0 Hz cho thấy các proton phân bố ở vị trí trans quanh
nối đôi. Trên phổ cũng cho tín hiệu đặc trưng của proton methoxy liên kết với vòng
thơm ở δH 3,89 (3H, s, OCH3) và δH 3,85 (3H, s, OCH3). Ngoài ra, các tín hiệu của
8 proton hydroxy đặc trưng của đường cũng được quan sát thấy trên phổ 1H-NMR
δH 4,39 (1H, d, J = 12,0 Hz, H-1β), 4,32 (1H, d, J = 17,5 Hz, H-1α), 5,60 (1H, d, J =
8,5 Hz, H-3), 4,47 (1H, t, J = 8,5 Hz, H-4), 3,99 (1H, m, H-5), 3,87 (1H, H-6α),
3,91 (1H, H-6β) và: δH 5,52 (1H, d, J = 3,5 Hz, H-1'), 3,44 (1H, m H-2'), 3,44 (1H,
m, H-4'), 3,67 (1H, t, J = 9,5 Hz, H-3'), 3,98 (1H, m, H-5'), 3,82 (1H, dd, J = 4,5
Hz, H-6' β), 3,79 (1H, d, J = 4,5 Hz, H-6'α).
Trên phổ 13C-NMR xuất hiện tín hiệu của 32 cacbon với 2 cacbon cacbonyl ở
δC 168,5 (C-9''), 168,4 (C-9'''), cacbon của hai vòng thơm ở δC 127,6 (C-1''), 112,1
(C-2''), 149,3 (C-3''), 150,8 (C-4''), 116,5 (C-5''), 124,4 (C-6'') và 127,6 (C-1'''),
111,7 (C-2'''), 149,3 (C-3'''), 150,7 (C-4'''), 116,4 (C-5'''), 124,3 (C-6'''). Hai nối đôi
thế 2 lần δC 148,0 (C-7''), 115,0 (C-8'') và 147,4 (C-7'''), 114,8 (C-8'''). Ở vùng
trường cao hơn δC 103,3-62,4 là các tín hiệu của gốc đường. Ngoài ra, còn có hai
cacbon metoxy ở δC 56,5 và 56,4 ppm. Phân tích phổ HMBC cho thấy có sự tương
tác của proton olefin của nối đôi với cacbon cacbonyl H-7'' (7,67), H-8'' (6,39) với
C-9'' (168,5), H-7''' (7,72), H-8''' (6,46) với C-9''' (168,4), mặt khác proton olefin
cũng cho tương tác với cacbon của vòng thơm C-1'', C-1''' (127,6). Điều này gợi ý
cho sự có mặt của hai nhân (Z)- feruloyl trong cấu trúc của 23T. Tiếp tục phân tích
phổ NMR nhận thấy tín hiệu đặc trưng của proton anome ở δH 5,52 (H-1') với hằng
số tương tác J = 3,5 Hz cùng với 12 cacbon với hai tín hiệu của cacbon anome δC
93,7 (C-1') và 103,3 (C-2) gợi ý đến cấu trúc của một disaccharid thế trong cấu trúc
của 23T. Phân tích một cách tỉ mỉ độ chuyển dịch trên phổ 1D-NMR của các tín
hiệu proton và cacbon cho ta kết luận về cấu trúc sucrose [α-D-Glc-(1→2)-β-D-Fru]
của disaccharid này. Tiếp tục khảo sát phổ HMBC nhận thấy mỗi nhân (Z)-feruloyl
liên kết với sucrose ở vị trí C-3 và C-1 của fructose được thể hiện qua tương tác C-
9''' (168,4) với H-3 (5,60); C-9'' (168,5) với H-1β (4,39), H-1α (4,32).

121
Từ những phân tích trên có thể kết luận sơ bộ về cấu trúc của 23T là một dẫn
xuất feruloyl của sucrose ở vị trí 1,3.
OCH3
2'' 3''
7''
8''
OH
1'' 4''
9'' 6'' 5''
OH O
6' O
4' 5' O 1 OH
HO 1' O
HO 3' 2' 5
OH O 2
6
H3CO 3 4
O
3''' 2''' O OH
9'''
HO
4'''
1''' 8'''
5''' 6''' 7'''

Kết hợp với tài liệu tham khảo [21] cho phép kết luận hợp chất 23T là 1,3-
diferuloyl O-Z-β-D-fructofuranosyl (1→2)-α-D-glucopyranosid. Hợp chất này lần
đầu tiên được công bố phân lập từ cây thồm lồm gai.
Lyonisid (24T)
Hợp chất 24T thu được dưới dạng chất rắn không màu. Phổ khối lượng cho pic
ion m/z: 553 [M+H]+, 575 [M+Na]+ tương ứng với khối lượng phân tử M=552 phù
hợp công thức phân tử C27H36O12.
Phổ 1H-NMR của 24T có dạng phổ của một hợp chất lignan-glycosid. Trong
đó khung 2,7'-cyclolignan được đặc trưng bởi 2 tín hiệu proton của vòng benzen
đều dưới dạng singlet tại H 6,59 (1H) và 6,44 (2H); Một tín hiệu proton metylen
xuất hiện ở vùng trường cao nhất tại H 2,65 (1H, dd, J = 11,5; 15,0 Hz, H-7a) và
2,74 (1H, dd, J = 4,5; 15,0 Hz, H-7b), ba tín hiệu proton metin tại H 1,72 (1H, m,
H-8), 4,39 (1H, d, J = 6,5 Hz, H-7'), 2,09 (1H, m, H-8'), và hai cặp tín hiệu của hai
nhóm oximetylen tại H 3,67 (1H, dd, J = 4,5; 11,0 Hz, H-9a)/ 3,57 (1H, dd, J =
7,5; 1,0 Hz, H-9b) và 3,85 (1H, H-9'a)/ 3,44 (1H, m, H-9'b). Ngoài ra, cũng trên phổ
1
H-NMR còn có 3 tín hiệu singlet của 4 nhóm methoxy tại H 3,35 (3H, s, OCH3),
3,87 (3H, s, OCH3), 3,81 (6H, s, 2 x OCH3). Việc xuất hiện hai nhóm metin và 2
nhóm methoxy chập vào nhau chứng tỏ sự có mặt của vòng benzen đối xứng trục
bậc hai. Một phân tử đường được xác định tại H 4,23 (1H, d, J = 7,5 Hz, H-1''),

122
3,18 (1H, H-2''), 3,35 (1H, H-3''), 3,48 (1H, m, H-4''), 3,85 (1H, H-5''a), 3,18 (1H,
H-5''b).
Phổ 13C-NMR xuất hiện tín hiệu của 27 nguyên tử cacbon bao gồm 12 cacbon
thuộc vào hai vòng benzen được xác định tại C 130,0 (C-1), 107,9 (C-2), 147,7 (C-
3), 138,9 (C-4), 148,7 (C-5), 126,4 (C-6), 139,4 (C-1'), 107,1 (C-2', C-6'), 149,0 (C-
3', C-5'), 134,6 (C-4'); ba tín hiệu cacbon metin khác ở vùng trường cao tại C 40,6
(C-8), 42,9 (C-7'), 46,7 (C-8'); hai cacbon liên kết với oxy tại C 66,1 (C-9) và 71,2
(C-9'), trong đó cacbon có giá trị C 71,2 được xác định là nối với phân tử đường
qua liên kết ete. Sự hình thành liên kết này đã làm dịch chuyển mạnh tín hiệu cộng
hưởng về phía trường thấp hơn so với các cacbon CH2 nối với nhóm hydroxy tự do.
Các tín hiệu của nhóm methoxy nhận biết tại C 60,1 (OCH3), 56,6 (OCH3), 56,9 (2
x OCH3). Phân tử đường xylose được xác định qua 5 tín hiệu còn lại là C 105,5 (C-
1''), 74,9 (C-2''), 78,0 (C-3''), 71,3 (C-4''), 66,9 (C-5''). Phân tích các tương tác
HMBC khẳng định phân tử đường nối vào C-9' và các nhóm methoxy tại các vị trí
cacbon số 3,3',5,5' của khung 2,7'-cyclolignan.
7 9 H3CO
H3CO 3 1 8
OH OH
OH
6 7' 8' 9' OHO
HO O HO O OH
OCH3 5" O
1' OH 1" OCH3
6' 2' HMBC: H
OH C
OH
H3CO OCH3 H3CO OCH3
OH OH

Từ việc phân tích các dữ kiện phổ NMR của hợp chất 24T ở trên và so sánh
với các dữ kiện phổ trong tài liệu tham khảo [89] cho khẳng định về cấu trúc của
hợp chất 24T là 3,3',4,4',5,5',9,9'-octahydroxy-2,7'-cyclolignan 3,3',5,5'-tetramethyl
ether-9'-O--D-xylopyranosid hay lyonisid. Hợp chất này lần đầu tiên được phân
lập từ cây thồm lồm gai.
4.5.2. Các hợp chất được phân lập từ cây nghể trắng
Từ các phần chiết thân rễ cây nghể trắng đã phân lập và xác định cấu trúc 17
hợp chất bao gồm: 2 sterol là β-sitosterol (1T), daucosterol (9T), 1 acid béo là acid

123
margaric (25N), 1 dipeptid là asperglaucid (26N), 4 triterpenoid là methyl
maslinat (27N), acid ursolic (29N), acid oleanolic (30N), uvaol (35N), 1
sphingolipid là 1-O-(β-D-galactopyranosyl)-(2S,3S,4R,8E)-2-[(2'R,10'Z)-2'-
hydroxyditriaconta-10'-enoylamino]-8-octadecaene-1,3,4-triol (28N), 1
sesquiterpenlactone là zedoalactone B (31N), 1 flavonoid là isorhamnetin (32N),
1 phenyl propanoid đơn giản là acid isoferulic (33N), 2 tannin là acid gallic
(34N), ethyl 3,4,5-trihydroxybenzoate (36N), 3 polyphenolic đơn giản là 3-
methoxy-4-hydroxyacetophenone (37N), 3,4,5-trimethoxyphenol-1-O-β-D-
glucopyranosid (38N), acid 3,4,5-trihydroxycyclohex-1-enecarboxylic (39N).
Các hợp chất β-sitosterol (1T), daucosterol (9T) được xác định dựa trên các
đặc trưng vật lý và kết hợp sắc ký đối chứng với hợp chất β-sitosterol, daucosterol
chuẩn. Hai hợp chất này cũng được phân lập từ cây thồm lồm gai.
Acid margaric (25N)
Hợp chất 25N kết tinh trong hệ dung môi điclometan/metanol (1/1; v/v), tinh thể
màu trắng ngà, điểm nóng chảy 60-62°C. Phổ ESI-MS cho pic ion phân tử ở m/z
271 [M+H]+ phù hợp với công thức phân tử C17H34O2 (M = 270 đvC). Trên phổ 1H-
NMR, tín hiệu cộng hưởng δH 2,34 (2H, t, J = 7,5 Hz, H-2) thuộc về nhóm metylen
gắn trực tiếp với nhóm âm điện cacbonyl tương ứng với với tín hiệu cacbon ở δC
33,95 (C-2) trên phổ 13C-NMR. Trên phổ cũng cho tín hiệu của nhóm metylen khác
nằm ngay cạnh nhóm này δH 1,63 (2H, quartet, H-3). Sự có mặt của nhóm cacbonyl
13
trong acid dễ dàng nhận ra trên phổ C-NMR nhờ vào tín hiệu cộng hưởng ở δC
179,2 (C-1). Nhóm metyl đầu mạch cho tín hiệu δH 0,88 (3H, t, J = 7,0 Hz, H-17)
và δC 14,12 (C-17). Sự chồng chập của 26H trong khoảng δH 1,25-1,33 tương ứng
với 13 nhóm metylen mạch dài (H-4→H-16). Từ dữ kiện phổ 1H-NMR và 13
C-
NMR cho thấy chất 25N có 15 nhóm metylen, 1 nhóm metyl, 1 nhóm cacboxyl.
O OH
16 14 12 10 8 6 4 1
2
17 15 13 11 9 7 5 3

124
Kết hợp với tài liệu tham khảo [127] cho phép khẳng định hợp chất 25N là acid
heptadecanoic hay acid margaric. Hợp chất này lần đầu tiên được phân lập từ cây
nghể trắng.
Asperglaucid (26N)
Hợp chất 26N được phân lập dưới dạng tinh thể hình kim màu trắng. Phổ khối
ESI-MS: m/z: 445 [M+H]+ tương ứng với khối lượng phân tử M=444 đvC và phù
hợp công thức phân tử C27H28O4N2.
Phổ 13C-NMR và DEPT cho tín hiệu cộng hưởng của 27 cacbon trong đó có 21
cacbon sp2 và 6 cacbon sp 3 tương ứng với 1 CH3, 3 CH2, 15 CH, 3 C và 3 C=O.
Trên phổ 1H-NMR cho 15 tín hiệu proton cộng hưởng chuyển dịch về trường thấp
(δH 7,06-7,72) cho phép dự đoán sự có mặt của 3 vòng benzen thế một lần trong
công thức cấu tạo của chất 26N. Tín hiệu cộng hưởng của 2 proton thuộc 2 nhóm
amin bậc 2 (>NH) xuất hiện ở trường khá thấp δH 6,05 (1H, d, J = 8,5 Hz, NH-9),
6,79 (1H, d, J = 7,5 Hz, NH-17) cho biết các nhóm amin này thuộc về hai liên kết
amid (-NH-CO-) tương ứng với 2 nhóm cacbonyl ở vùng trường thấp ở δC 170,3 (C-
13
10), 167,1 (C-18) trên C-NMR. Ở vùng trường thấp xuất hiện 2 tín hiệu proton
multiplet của 2 nhóm metin nằm cạnh dị tố có độ âm điện lớn như nitơ δH 4,34 (1H,
m, H-8), 4,77 (1H, m, H-16). Tiếp đến là tín hiệu của 3 nhóm metylen trong đó có
một nhóm chuyển dịch về trường thấp hơn cho thấy nó phải liên kết với dị tố oxy δH
3,82 (1H, dd, J = 11,5; 4,0 Hz, H-12α), 3,93 (1H, dd, J = 11,0; 3,5 Hz, H-12β), một
nhóm khác cũng xuất hiện dưới dạng 2 double double δH 3,06 (1H, dd, J = 13,5; 8,5
Hz, H-21α), 3,22 (1H, dd, J = 11,0; 6,0 Hz, H-21β) và nhóm còn lại xuất hiện dưới
dạng multiplet ở δH 2,75 (2H, m, H-7). Tín hiệu singlet ở 2,02 (3H, s, 20-CH3) đặc
trưng cho proton metyl xeton (CH3-C=O). Ở vùng trường cao hơn trên 13C-NMR có
các tín hiệu cộng hưởng của 18 cacbon thơm thuộc 3 vòng benzen (δC
126,7‒136,7), 3 nhóm metylen δC 64,6 (C-12), 38,4 (C-21), 37,4 (C-7), 2 nhóm
metin δC 54,9 (C-16), 49,5 (C-8) và một nhóm metyl 20,7 (C-20). Các dữ kiện phổ
trên cho phép dự đoán cấu trúc của chất 26N là một dipeptid.

125
25

19 22
21
O O
16 10
H
N 8 13
28
18 N 9 12 O 14 CH3
H 20
31 17 O 7 1

Kết hợp tham khảo tài liệu [55] cho kết luận chính xác về cấu trúc của chất
26N là (2-[(N-benzoylphenylalanyl)amino]-3-phenylpropylacetat) hay tên khác là
asperglaucid.
Methyl maslinat (27N)
Phổ 1H-NMR và 13C-NMR của 27N cho thấy đây là một triterpen khung olean
đặc trưng bởi các nhóm metyl ở 1,18 (3H, s, H-27); 1,01 (3H, s, H-23); 1,00 (3H, s,
H-24); 0,94 (3H, s, H-30); 0,91 (3H, s, H-29); 0,81 (3H, s, H-25); 0,77 (3H, s, H-
26). Tín hiệu proton của hai nhóm hidroxymetin ở δH 3,45 (1H, d, J = 4 Hz, H-2),
δH 3,54 (1H, d, J = 3,5 Hz, H-3) và δC 68,85 (C-2), δC 83,4 (C-3). Sự có mặt của
nhóm metin olefinic thể hiện qua tín hiệu ở δH 5,26 ppm (1H, t, J = 3,5 Hz, H-12)
gắn vào nguyên tử C-12 (δC 123,1) trên phổ 13C-NMR. Tín hiệu proton metyl dịch
chuyển về trường cao ở δH 3,59 (3H, t, J = 9,0 Hz, H-31) ứng với tín hiệu cacbon δC
51,7 (C-31) chứng tỏ nó có liên kết với dị tố oxy. Nhóm cacbonyl đặc trưng bởi δC
178,1 (C-28). Tiếp tục khảo sát phổ 13C-NMR kết hợp với kỹ thuật DEPT cho thấy
hợp chất 27N bao gồm 31 nguyên tử cacbon trong đó có 8 C, 6 CH, 9 CH2, 8 CH3.
Sử dụng phổ hai chiều HMBC đã xác định được vị trí chính xác của các nhóm chức
trong khung cấu trúc của hợp chất 27N.
29 30

20

12 18 22
13
25 11 28 31
26 17
1
COOCH3
HO 2 14 OCH3
16
10 8 15 HO
3 O
4 7 27
5
HO 6
HO
23 24

126
Trên cơ sở những phân tích trên cũng như so sánh với các dữ kiện phổ đã công
bố [44] cho phép kết luận chất 27N phân lập được là este của acid maslinic có tên
gọi (2α,3β)-2,3-dihydroxy-olean-12-en-28-oic acid methyl ester hay methyl
maslinat.
1-O-(β-D-galactopyranosyl)-(2S,3S,4R,8E)-2-[(2'R,10'Z)-2'-
hydroxyditriaconta-10'-enoylamino]-8-octadecaene-1,3,4-triol (28N)
Các dữ kiện phổ 1H và 13C-NMR của chất 28N có những nét tương đồng với
hợp chất 4T được phân lập từ cây thồm lồm gai cho dự đoán về cấu trúc
glycosphingolipid của chất 28N. Cách xác định cấu trúc của hợp chất này hoàn toàn
tương tự như hợp chất 4T.
Phân tích chi tiết các dữ kiện phổ cho thấy, đơn vị đường liên kết với chức
amid ở chất 28N là galactose thay vì glucose như ở chất 4T. Đường galactose được
đặc trưng bởi bởi tín hiệu proton anome δH 4,32 (1H, d, J = 8,0 Hz, H-1'') và cacbon
anome δC 104,2 (C-1'') và các tín hiệu 13C-NMR khác nhau ở δC 61,3 (C-6''), 69,8
(C-4''), 73,3 (C-2''), 76,1 (C-5'') và 74,1 (C-3''). Tương tác giữa C-1 và H-1'' trên
phổ HMBC cho phép khẳng định vị trí của liên kết glycosid giữa đường và amid.
Chức amid đặc trưng bởi một nhóm metin liên kết với nitơ ở δH 4,23 (1H, m, H-2)
và tín hiệu cacbon cacbonyl ở δC 222,4 (C-1'); hai mạch cacbon béo đặc trưng bởi
các tín hiệu trong khoảng δH 1,27–1,34 (54 H) và δH 0,88 (6H, t, J = 6,5 Hz, H-18 &
H-32'), tín hiệu của hai nối đôi ở δH 5,36 (m, H-10', H-11') và 5,41 (m, H-8, H-9)
tương ứng với δC 129,7 (C-10'), 129,2 (C-11'), 130,4 (C-8), 129,6 (C-9). Tiếp tục
phân tích phổ 1H và 13C-NMR, HMBC ta còn thấy rõ ba proton metin khác có liên
kết với nhóm hydroxy chuyển dịch về trường thấp ở δH 3,62 (1H, t, J = 5,0 Hz, H-
3), δH 3,55 (1H, m, H-4), δH 4,04 (1H, m, H-2'). Ở vùng trường thấp trên phổ 1H-
NMR xuất hiện các cặp pic tín hiệu hướng về nhau theo hiệu ứng mái nhà, mỗi tín
hiệu tương ứng với một proton, điều này chứng tỏ các cặp đôi này thuộc về một
nhóm metylen bị phân tách tín hiệu δH 4,09 (1H, dd, J = 6,0; 10,5 Hz, H-1a); 3,80
(1H, dt, J = 2,0; 5,5; 10,5 Hz, H-1b) và δH 3,85 (1H, d, J = 12 Hz, H-6''a); 3,71 (1H,
20
dd, J = 5,0; 12,0 Hz, H-6''b). Độ quay cực của phân tử chất 28N là αD = + 11,5°

127
(0,7M/pyridin) cũng cho phép khẳng định về khung cấu trúc (2S,3S,4R,2'R)-
phytosphingosine của chất 28N [156], [163].
Trên phổ ESI-MS cho pic ion m/z [M+NH4]+ ở 972 tương ứng với khối lượng
phân tử là 953 đvC và công thức phân tử là C56H107NO10. Các phân mảnh chính ở
m/z 902 [M+3H-3HOH], 792 [M+H-Gal]+ chứng tỏ sự có mặt của 3 nhóm hydroxy
và phân tử đường có trong phân tử của chất 28N. Ngoài sự khác nhau về phần
đường, các cấu trúc glycospingolipid khác nhau còn có đặc trưng về vị trí nối đôi
trong mạch bazơ và acid béo cũng như độ dài của mỗi mạch này. Để xác định số C
và vị trí của nối đôi của mạch acid béo và mạch base của 28N, ta cũng tiến hành
như đối với hợp chất 4T. Kết quả đo phổ khối của sản phẩm metyl este của hợp
phần acid béo (28.1) cho píc ion m/z 507 [M-H]ˉ cho thấy mạch acid béo phải có 32
cacbon và chứa một nối đôi. Vị trí của nối đôi trong phần acid béo được xác định tại
C-10'/C-11' dựa trên các phân mảnh ở phổ ESI-MS (neg) của 28.1: m/z 227 [M-H-
C20H40]ˉ, m/z 213 [M-H-C21H42]ˉ, m/z 187 [M-H-C23H44]ˉ, m/z 173 [M-H-C24H46]ˉ.
Điều này cũng được khẳng định thêm với phân mảnh trên phổ khối của 28N: m/z
472 [M+H-Gal-C23H45]+•, 495 [M+H-Gal-C21H43]+• xác định vị trí nối đôi ở C-
10'/C-11'; phân mảnh m/z 478 [M+H-Gal-C18H34O3NH]+, 450 [M+H-Gal-
C18H34O3NH-CO]+• khẳng định có 32 nguyên tử C trong phần acid. Từ đây ta xác
định được số phân tử cacbon của mạch bazơ còn lại là 18 cacbon. Vị trí của nối đôi
trên mạch bazơ được xác định tại vị trí C-8/C-9 nhờ sự phân tích tỉ mỉ các tương tác
C-H trên phổ COSY, HMBC.

32'
O 3' 5' 7' 12'
11'
2' 16'
HN 1'
4' 8' 13'
6' 10'
OHOH OH
O OH 8 18
10
H O 3
12
HO 2
4
OH 1 9 11
OH

H-H COSY HMBC

128
Cấu hình của các nối đôi được xác định dựa trên sự chuyển dịch về trường
thấp của hai cacbon bên cạnh với C-8/C-9 là E do có C-7 (δC 32,3) và C-10 (δC
32,2); và với C-10'/C-11' là Z do có C-9' (δC 28,9) và C-12' (δC 28,9) [154], [163].
32'

O 3' 5' 7'


11' 13'
2' 12' 16'
HN 1'
4' 6' 8' 10'
OHOH OH
O OH 8 18
10
H O 3
12
HO 2 4
OH 1 9 11
OH
Từ các luận cứ trên cho phép kết luận hợp chất 28N là 1-O-(β-D-
galactopyranosyl)-(2S,3S,4R,8E)-2-[(2'R,10'Z)-2'-hydroxyditriaconta-10'-
enoylamino]-8-octadecaene-1,3,4-triol. Theo các tài liệu được cập nhật đây là lần
đầu tiên hợp chất này được công bố phân lập từ tự nhiên.
Acid ursolic (29N)
Phổ khối lượng (EI-MS) của hợp chất 29N chỉ ra pic ion phân tử m/z 456 [M+]
(C30H48O3) và các phân mảnh ở 248, 203, 189 tương ứng với phân mảnh retro
Diels-Alder từ tritecpen urs-12-en với nhóm OH ở vòng A. Phân tích các phổ 1H-
13
NMR và C-NMR cho thấy tín hiệu của proton của nhóm hydroxymetin δH 3,20
ppm (1H, t, J = 16,5 Hz, H-3) tương ứng với tín hiệu cacbon ở δC 78,8 (C-3), nhóm
cacbonyl chuyển dịch về trường thấp đặc trưng ở δC 180,7 (C-28). Sự có mặt của
nhóm metin olefinic thể hiện qua tín hiệu ở δH 5,24 ppm (1H, t, J = 7,5 Hz, H-12) và
δC 125,4 (C-12). Kết hợp phân tích các phổ 13C-NMR và DEPT cho thấy hợp chất
29N có 30 nguyên tử cacbon với 7 CH, 7 CH3, 9 CH2 và 7 C.
30

29 20
19
12 18 22
25 26 13 17
1 14
COOH
28
9
10 8 15
3 27
4 5 7
HO 6
23 24

129
Với các phân tích trên, kết hợp so sánh với các số liệu phổ đã công bố [129]
cho phép khẳng định cấu trúc của hợp chất 29N là acid 3β-hydroxyurs-12-en-28-oic
hay acid ursolic. Hợp chất này lần đầu tiên được công bố phân lập từ cây nghể trắng.
Acid oleanolic (30N)
Phổ 1H và 13C-NMR của hợp chất 30N tương tự như hợp chất 29N phù hợp với
nhận xét rằng chất 30N là một hợp chất triterpen năm vòng với tín hiệu của proton
hydroxymetin δH 3,17 (1H, dd, J = 11,5; 5,0 Hz, H-3 ), proton metin olefinic δH 5,26
(1H, t, J = 7,5 Hz, H-12). Sự có mặt của 30 nguyên tử cacbon với 5 CH, 10 CH2,
7CH3 và 7C được khẳng đinh qua phổ 13C-NMR và DEPT. Điểm khác biệt nhận ra
giữa hợp chất 29N và 30N là ở tín hiệu của nhóm metyl ở vị trí 29. Trên phổ 1H-
NMR của chất 29N, nhóm metyl này cho tín hiệu doublet ở δH 0,86 (J = 6,5 Hz) do
nó liên kết trực tiếp với C-19 (δC 38,9) và có tương tác với proton ở vị trí C-20 (δC
38,8). Trong khi đó trên phổ của chất 30N nhóm metyl chỉ cho tín hiệu singlet δH
0,94, điều này có thể giải thích là do nhóm metyl đã chuyển vị trí sang liên kết trực
tiếp với C-20 (δC 31,4) là một cacbon bậc 4 và C-19 (δC 46,9) là một CH2.
Trên cơ sở những phân tích trên cũng như so sánh với các số liệu phổ đã công
bố [129] cho phép kết luận chất 30N phân lập được là acid oleanolic, một đồng
phân cấu tạo của chất 29N.
30
29

19 20

12 18
22
25 26 13 17
1
COOH
14 28
9
10 8 15
3 27
4 5 7
HO 6
23
24

Hợp chất này lần đầu tiên được phân lập từ cây nghể trắng.
Zedoalactone B (31N)
Hợp chất 31N nhận được dưới dạng dầu không màu, phổ ESI-MS chỉ ra pic
ion m/z 315 [M+2H2O-H]ˉ, 245 [M-2H2O+H]+ tương ứng với khối lượng phân tử
M = 280, phù hợp với công thức phân tử Cl5H20O5

130
Phổ 1H-NMR xuất hiện tín hiệu của một proton olefin ở δH 5,58 (1H, s, H-9), 3
tín hiệu singlet của proton metyl ở δH 1,92 (3H, s, H-13), 1,31 (3H, s, H-14) và 1,45
(3H, s, H-15), một proton metin δH 2,48 (1H, dd, J = 12,0; 4,0 Hz, H-5), proton
metylen ở δH 2,52 (1H, m, H-2α), 1,58 (1H, m, H-2 β), 1,77 (2H, m, H-3), 2,76 (1H,
dd, J = 12,0; 4,0 Hz, H-6α), 2,77 (1H, m, H-6β). Phổ 13C- NMR và DEPT chỉ ra sự
có mặt của 15 nguyên tử cacbon trong đó có 3 CH3, 3 CH2, 2CH và 7 C. Phổ 13C-
NMR cho thấy một nhóm cacbon cacbonyl tại δC 172,3 (C-12), ba tín hiệu C-O ở δC
83,8 (C-10), 80,5 (C-4), 75,6 (C-1). Các dữ liệu chỉ ra rằng hợp chất 31N là một
sesquiterpene chứa vòng lactone khung guaiane. Tương quan HMBC chỉ ra tương
tác của proton metyl ở δH 1,31 (H-14) với cacbon δC 80,5 (C-4), proton δH 1,45 (H-
15) với cacbon δC 75,6 (C-1) và 83,4 (C-10) cho phép xác định vị trí chính xác của
các proton và cacbon trong chất 31N.
15
OH
HO
10
1
4 5
7 8 O
12

OH 11
O
14
13

So sánh với dữ liệu phổ thu được và tài liệu tham khảo [146] hợp chất 31N
được xác định là 1,4,10-trihydroxyguai-7(11),8-dien-12,8-olide hay có tên khác là
zedoalactone B. Hợp chất này lần đầu tiên phân lập từ cây nghể trắng và chi
Polygonum
Isorhamnetin (32N)
Phổ 1H-NMR của hợp chất 32N xuất hiện 5 tín hiệu proron vòng thơm tại δH
6,19-7,75 và một tín hiệu của proton metyl methoxy ở δH 3,84. Tín hiệu singlet δH
12,46 thuộc về một proton hydroxy (5-OH), δH 6,19 (1H, d, J = 2,0 Hz, H-6) và δH
6,47 (1H, d, J = 2,0 Hz, H-8) đặc trưng cho hai proton thế meta trong vòng A của
một flavonol. Ba tín hiệu proton khác ở δH 7,75 (1H, d, J = 2,0 Hz, H-2'), 7,68 (1H,
dd, J= 8,5; 2,0 Hz, H-6') và 6,93 (1H, d, J = 8,5 Hz, H-5') thuộc về vòng thơm còn
lại (vòng B). Trên phổ 13C-NMR cho tín hiệu của 16 cacbon trong đó một cacbon
cacbonyl ở δC 175,9 (C-4), 5 CH thơm ở δC 98,2 (C-6), 93,6 (C-8), 111,7 (C-2'),

131
115,5 (C-5'),121,7 (C-6'), 9 C ở δC 146,6 (C-2), 135,8 (C-3), 160,7 (C-5), 163,9 (C-
7), 156,1 (C-9), 103,2 (C-10), 121,9 (C-1'), 147,4 (C-3'), 148,8 (C-4'), tín hiệu ở δC
55,7 đặc trưng cho nhóm metyl methoxy. Các dữ kiện phổ trên cho thấy cấu tạo của
hợp chất 32N là một flavonol có thể là rhamnetin hoặc isorhamnetin phụ thuộc vào
vị trí của nhóm OCH3.
OCH3
3'
OH
8
HO 9 O 1'
2 6'
4
5 10 3 OH
OH O

Điều này được làm rõ dựa trên phổ HMBC, ở đó có tín hiệu tương tác của
proton metyl δH 3,84 (3H, s) với tín hiệu cacbon ở δC 147,4 (C-3') chứng tỏ nhóm
OCH3 liên kết với C-3' trong vòng B. Kết hợp so sánh với tài liệu tham khảo [49] có
thể kết luận 32N là 5,7,4'-trihydroxy-3'-methoxyflavonol hay isorhamnetin. Hợp
chất này lần đầu tiên được phân lập từ cây nghể trắng.
Acid isoferulic (33N)
Trên phổ cộng hưởng từ hạt nhân 13C-NMR của 33N cho tổng số 10 tín hiệu
cacbon khác nhau, trong đó có 1 tín hiệu của nhóm methoxy δC 56,5 (OCH3), 1 tín
hiệu cacbon cacbonyl δC 170,7, các tín hiệu cacbon vòng thơm đặc trưng ở δC
112,7 (C-5), 114,9 (C-2), 122,5 (C-6), 129,0 (C-1), 147,9 (C-4), 151,3 (C-3).
Phổ 1H-NMR xuất hiện tín hiệu singlet của proton methoxy δH 3,89 (3H,
OCH3) và các tín hiệu proton thơm δH 6,93 (1H, d, J = 8,0 Hz, H-5), 7,04 (1H, d, J =
2,0 Hz, H-2), 7,08 (1H, dd, J = 2,0; 8,5 Hz, H-6). Tín hiệu doublet của cặp proton
tại δH 6,25 (H-7) và 7,55 (H-8) với hằng số ghép cặp J= 15,5 Hz chứng tỏ chúng ở
vị trí trans của nối đôi. Tương quan HMBC giữa proton H-7 (δH 6,25) với C-1 (δC
129,0), proton metyl metoxy (δH 3,89) với C-4 (δC 147,9) của nhân thơm cho phép
xác định vị trí liên kết của các nhóm chức này với vòng thơm. Các đặc trưng về phổ
1D-NMR của hợp chất 33N cho phép dự đoán về cấu trúc của một dẫn xuất của acid
cinamic với hai nhóm chức OH và OCH3 thế ở vị trí meta và para của vòng thơm
ứng với hai công thức giả thiết là acid 3-hydroxy-4-methoxy-cinnamic (acid

132
isoferulic) hoặc acid 3-methoxy-4-hydroxy-cinnamic (acid ferulic). Do đó cấu trúc
của hợp chất 33N được xác định chính xác nhờ việc so sánh các dữ kiện phổ của
33N với dữ kiện phổ của hai hợp chất trên trong tài liệu tham khảo [64], [159].
6 7 6 7
5
COOH 5
COOH
1 8 9 1 8 9

2 2
4 HO 4
H3CO 3 3

OH OCH3
acid isoferulic acid ferulic

Từ đây, kết luận 33N là acid 3-hydroxy-4-methoxy-cinnamic hay acid


isoferulic. Hợp chất này lần đầu tiên được phân lập từ cây nghể trắng.
Acid gallic (34N)
Phổ 1H-NMR của 34N cho tín hiệu singlet ở δH 7,08 (2H, s, H-2 & H-6) là cặp
proton ở vị trí para của vòng thơm. Trên phổ 13C-NMR xuất hiện 5 tín hiệu cacbon,
trong đó tín hiệu ở δC 170,4 (C-7) đặc trưng cho cacbon cacbonyl, 4 tín hiệu còn lại
δC 146,4 (C-3, C-5), 139,6 (C-4), 121,9 (C-1), 110,3 (C-2, C-6) thuộc về cacbon
vòng thơm. Điều này chứng tỏ vòng thơm có bốn nhóm thế.
7
COOH

6 2

HO 4 OH
OH

Trên cơ sở những phân tích trên cũng như so sánh với các số liệu phổ đã công
bố [96] cho phép kết luận chất 34N phân lập được là acid gallic. Hợp chất này lần
đầu tiên được phân lập từ cây nghể trắng
Uvaol (35N)
Phổ 1H-NMR của của hợp chất 35N cho các đặc điểm tương tự như của hợp
chất 29N với các vùng phổ đặc trưng của một triterpen khung ursan. Điều này thể
hiện rõ nét qua tín hiệu của proton hydroxymetin δH 3,03 (1H, m, H-3) tương ứng
với tín hiệu cacbon ở δC 76,7 (C-3). Một nối đôi thế tri-nội vòng thế hiện qua tín
hiệu của proton metin olefin ở δH 5,09 (1H, t, J = 3,5 Hz, H-12) và hai tín hiệu
cacbon δC 123,8 (C-12), 138,5 (C-13).

133
Điểm khác biệt của 35N so với 29N (acid ursolic) là sự vắng mặt của cacbon
cacbonyl mà thay vào đó là tín hiệu của một cacbon metylen chuyển dịch về trường
thấp δC 67,6 (C-28) do có gắn với dị tố oxy (ở đây là nhóm hydroxy). Từ đây đưa ra
giả thiết về sự thay thế của một nhóm metylen hydroxy thay cho nhóm cacbonyl của
acid ursolic ở vị trí C-17 của hợp chất 35N.
Kết hợp với việc phân tích tỉ mỉ các tương tác C-H trên phổ HMBC, HSQC
của 35N và tham khảo tài liệu [95] cho phép kết luận hợp chất 35N là 12-ursen-
3β,28-diol hay uvaol.
30

29
20
19
12 22
11 18
25 26
16
OH OH
14 28
1
10 8
3 5 27
6
HO HO
24 23

Hợp chất này lần đầu tiên được phân lập từ cây nghể trắng.
Ethyl 3,4,5-trihydroxybenzoate (36N)
Phổ 1H-NMR của chất 36N cho một tín hiệu singlet của hai proton trong vòng
thơm δH 7,07 (2H, s, H-2 & H-6). Sự có mặt của một etyl este thể hiện qua tín hiệu
triplet của proton metyl đầu mạch δH 1,36 (3H, t, J = 7,0 Hz, H-9) và quartet của
proton metylen chuyển dịch về trường thấp δH 4,28 (2H, quartet, J = 7,0 Hz, H-8).
Phổ 13C-NMR của 36N cho tín hiệu của 9 cacbon trong đó tín hiệu của cacbon
cacbonyl ở δC 168,6 (C-7), cacbon metyl đầu mạch δC 14,6 (C-9) và cacbon metylen
δC 61,7 (C-8). Sáu cacbon thuộc về vòng thơm xuất hiện trong khoảng chuyển dịch
δC 110,0-146,5, trong đó C-1 và C-4 cho tín hiệu tương ứng ở δC 121,8; 139,7. Tín
hiệu chồng chập của hai cacbon metin C-2 và C-6 ở δC 110,0 với cường độ mạnh.
Tương tự vậy, hai cacbon vòng thơm còn lại C-3 và C-5 xuất hiện ở δC 146,5. Các
dữ kiện phổ trên gợi ý cho ta về cấu trúc một phenolic thế tetra ở các vị trí 1,3,4,5
của hợp chất 36N, trong đó có một etyl este và ba nhóm còn lại là hydroxy.

134
9
H 3C H3C
8
O O O O
7
1

HO 3 OH HO OH
OH OH

Các tương tác HMBC cho phép xác định cụ thể từng vị trí của các nhóm chức
vào nhân thơm. Kết hợp với tài liệu tham khảo [90] cho phép khẳng định hợp chất
36N là ethyl 3,4,5-trihydroxybenzoate. Hợp chất này lần đầu tiên được phân lập từ
cây nghể trắng.
3-Methoxy-4-hydroxyacetophenone (37N)
Phổ 13C-NMR của 37N xuất hiện tín hiệu của 9 cacbon. Trong số các tín hiệu
này sáu tín hiệu thuộc vòng thơm ở δC 151,7 (C-3), 147,9 (C-4), 128,9 (C-1), 124,4
(C-6), 114,9 (C-5) và 111,1 (C-2). Ba tín hiệu cacbon khác ở δC 196,1, 56,6 và 26,2
đặc trưng cho tín hiệu cacbon cacbonyl, methoxy và metyl.
Trên phổ 1H-NMR, ba tín hiệu proton trong vòng thơm ở δH 7,50 (1H, dd, J =
8,0; 1,5 Hz, H-6), 7,43 (1H, d, J = 1,5 Hz, H-2), 6,86 (1H, d, J = 8,0 Hz, H-5) khẳng
định đây là một vòng benzen thế 1,3,4. Thêm vào đó, tín hiệu proton của nhóm
hydroxy cũng được quan sát thấy ở δH 9,96 (1H, brs, 4-OH). Ở vùng trường cao hơn
xuất hiện hai tín hiệu singlet của nhóm metyl, trong đó tín hiệu ở δH 2,48 đặc trưng
cho proton metyl liên kết với nhóm cacbonyl và tín hiệu ở δH 3,82 đặc trưng cho
proton metyl methoxy.
Phổ HMBC xuất hiện các tương tác của proton metyl ở δH 2,48 và δC 128,9
(C-1), giữa 6,86 (H-5) với δC 128,9 (C-1), δC 147,9 (C-4), δC 151,7 (C-3), giữa δH
7,50 (H-6) và δC 111,1 (C-2), δC 151,7 (C-3), δC 196,1 (C=O), giữa δH 7,43 (H-2) và
δC 124,4 (C-6), δC 128,9 (C-1), δC 147,9 (C-4), δC 151,7 (C-3), δC 196,1 (C=O) và
tương tác giữa proton metoxy ở δH 3,82 và δC 147,9 (C-4). Những tương tác này
chứng tỏ nhóm hydroxy, metoxy, và cacbonyl liên kết ở vị trí C-4, C-3 và C-1 của
vòng benzen.
Từ việc phân tích các dữ kiện phổ trên kết hợp với tài liệu tham khảo [87] cho
phép kết luận cấu trúc của chất 37N là 3-methoxy-4-hydroxyacetophenone.

135
O CH3
O CH3
1

OCH3
3 OCH 3
OH OH

Hợp chất này lần đầu tiên được phân lập từ cây nghể trắng.
3,4,5-Trimethoxyphenol-1-O-β-D-glucopyranosid (38N)
Phổ 1H-NMR của 38N chỉ xuất hiện 1 tín hiệu singlet của 2 proton vòng
benzen tại δH 6,50 chứng tỏ vòng benzen đã thế tới 4 vị trí và có trục đối xứng bậc
hai. Ba tín hiệu proton metyl methoxy đặc trưng ở δH 3,83 (3-OCH3 & 5-OCH3),
3,72 (4- OCH3). Các tín hiệu của một đơn vị glucose nằm trong vùng δH 4,83-3,94
với hai tín hiệu đặc trưng của proton anome δH 4,83 (1H, d, J = 7,5 Hz, H-1'),
proton metylen của nhóm oxymetylen δH 3,67 (1H, dd, J = 6,5, 12,0 Hz, H-6'a),
3,94 (1H, dd, J = 2,5, 12,0 Hz, H-6'b), bốn proton metin của bốn nhóm oxymetin
cacbons δH 3,32-3,49 (4H, H-2', H-3', H-4', H-5').
Phổ 13C-NMR của 38N xuất hiện 12 tín hiệu của 15 nguyên tử cacbon. Trong
đó hai cacbon CH của vòng thơm (C-2, C-6) có cùng độ chuyển dịch δC 96,2, chúng
cũng tương đương với hai proton tại δH 6,50. Bốn cacbon bậc bốn δC 154,8 (C-3 &
C-5), 134,5 (C-4), 156,0 (C-1). Ba nhóm methoxy xuất hiện ở δC 56,6 (3-OCH3 và
5-OCH3) và 61,2 (4-OCH3). Sáu tín hiệu đặc trưng cho phân tử glucose ở δC 103,2
(C-1'), 74,9 (C-2'), 78,4 (C-3'), 71,7 (C-4'), 78,1 (C-5 ') và 62,7 (C-6').
Các tương tác trên phổ HMBC giữa proton metyl methoxy δH 3,83 (3-OCH3 &
5-OCH3) và δC 154,8 (C-3 & C-5), giữa δH 3,72 (4- OCH3) và δC 134,5 (C-4) chứng
tỏ rằng ba nhóm methoxy liên kết với vòn benzen ở các vị trí C-3, C-4, C-5. Mặt
khác, để vòng benzen có trục đối xứng bậc hai thì phân tử đường phải liên kết với
vòng thơm tại C-1.
OCH3 OCH3
H3CO 3 OCH3 H3CO OCH3

HO 6' 1 HO
O 1' O O O
HO HO
HO HO
3' OH OH

136
Tương tác HMBC của proton anome δH 4,83 với C-1 (δC 156,0) chứng tỏ cho
nhận định trên là phân tử đường liên kết với vòng benzen ở vị trí C-1.
Qua các phân tích ở trên kết hợp với tài liệu tham khảo [145] cho phép khẳng
định hợp chất 38N là 3,4,5-trimethoxyphenol-1-O-β-D-glucopyranosid.
Acid 3,4,5-trihydroxycyclohex-1-enecarboxylic (39N)
Phổ 13C-NMR của hợp chất 39N chỉ ra tín hiệu của 7 cacbon trong đó một
cacbon cacbonyl acid đặc trưng bởi δC 170,1. Một nối đôi thế ba lần ở δC 137,3 (C-
1) và 129,8 (C-2). Một nhóm metylen và ba metin hydroxy đặc trưng bởi cacbon
tương ứng δC 30,4 (C-6), 71,1 (C-4), 66,6 (C-5), 65,8 (C-3).
Phổ 1H-NMR của 39N cho tín hiệu của 6 proton đặc trưng của vòng
xyclohexene thế. Trong đó, một proton metin của nối đôi thế ba lần δH 6,79 (1H, t, J
= 2,0 Hz, H-2), ba proton metin hydroxy δH 4,42 (1H, t, J = 4,0 Hz, H-3), 4,01 (1H,
m, H-5), 3,73 (1H, dd, J = 4,5; 8,0 Hz, H-4), và proton metylen bị phân tách với
hiệu ứng mái nhà δH 2,70 (1H, dd, J = 5,0; 18,0 Hz, H-6b), 2,20 (1H, dd, J = 5,0;
18,0 Hz, H-6a).
Tương quan HMBC chỉ ra các tương tác của proton metylen δH 2,70 (H-6b),
2,20 (H-6a) và δC 170,1 (C=O), δC 137,3 (C-1), 129,8 (C-2) chứng tỏ nhóm
cacboxyl phải liên kết với vòn xyclohexen ở vị trí C-1. Thêm vào đó, tương tác của
proton metin δH 4,42 (H-3) và δC 129,8 (C-2); của δH 3,73 (H-4) và δC 66,6 (C-5),
30,4 (C-6); δH 4,01 (H-5) và δC 71,1 (C-4), 65,8 (C-3) cũng được quan sát thấy
chứng tỏ ba nhóm hydroxy này liên kết với vòng xyclohexen ở vị trí 3,4,5.
Trên phổ COSY, proton olefinic H-2 (δH 6,79) cho tương tác với H-3 (δH
4,42), và cũng cho hai tương tác xa trong hệ allylic với H-6b (δH 2,70) và H-6a (δH
2,20). Bên cạnh đó còn quan sát thấy tương tác của H-3 với H-4 (δH 3,73); H-4 với
H-5 (δH 4,01) và H-6a, H-6b. Như vậy phổ COSY cho ta cái nhìn rõ nét về cách liên
kết của H2-H3-H4-H5-H6.
O OH O OH

1
3 5
HO OH HO OH
OH OH

137
Từ các dữ kiện phổ trên, tham khảo tài liệu [126], nhận định hợp chất 39N là
acid 3,4,5-trihydroxycyclohex-1-enecarboxylic hay acid shikimic.
4.5.3. Các hợp chất được phân lập từ cây mễ tử liễu
Từ các phần chiết toàn bộ cây mễ tử liễu đã phân lập và xác định cấu trúc 20
hợp chất bao gồm: 3 sterol là β-sitosterol (1T), daucosterol (9T), stigmasterol
(41M), 1 acid béo là acid montanic (40M), 14 flavonoid và dẫn xuất là quercetin
(10T), quercetin 3-O--D-glucopyranosid (20T), chrysin (44M), quercetin 3-O-β-
D-galactopyranosid (45M), kaempferol (46M), kaempferol 3-O-α-L-
rhamnopyranosid (47M), quercetin 3-O-β-D-arabinopyranosid (48M), kaempferol-
3-α-L-arabinofuranosid (49M), kaempferol 3-O-β-D-glucopyranosid (50M), vitexin
(51M), apigenin-7-O-β-D-glucopyranosid (52M), rutin (53M), isorhamnetin-3-O-
(2-rhamnosyl)-rutinosid (54M), quercetin-3-O-α-L-rhamnosyl-(1→6)-β-D-
glucopyranosyl-(1→3)-β-D-glucopyranosid (55M), 2 triterpenoid là lupeol (42M),
acid betulinic (43M),
Các hợp chất β-sitosterol, daucosterol, quercetin, quercetin 3-O--D-
glucopyranosid được xác định dựa trên các đặc trưng vật lý, dữ kiện phổ và kết hợp
sắc ký đối chứng với các hợp chất tương ứng đã được phân lập từ hai cây thồm lồm
gai và cây nghể trắng. Hợp chất 20T lần đầu tiên được phân lập từ cây mễ tử liễu.
Acid montanic (40M)
Phổ 1H-NMR của chất 40M xuất hiện các tín hiệu đặc trưng của một acid béo,
gồm một nhóm metyl đầu mạch ở δH 0,88 (3H, t, J = 6,5 Hz), một nhóm metylen
chuyển dịch về trường trung bình do có gắn với chức acid (-CH2COOH) ở δH = 2,29
(2H, t, J = 8,0 Hz) cùng với nhiều nhóm CH2 cộng hưởng trong vùng δH 1,22-1,30.
Tín hiệu của các nhóm CH2 đặc biệt chồng chập tại δH 1,26. Số liệu phổ 1H-NMR
cho biết phân tử chất 40M có chứa 55 nguyên tử hydro và một nhóm cacboxyl.
Công thức phân tử tổng của một acid béo là CnH 2n+1COOH, do đó dựa vào số
nguyên tử hydro có thể rút ra số nguyên tử cacbon của chất 40M là 28 và công thức
phân tử của nó là C27H55COOH. Công thức phân tử này hoàn toàn phù hợp với pic
ion phân tử tại m/z = 425 [M+H]+ quan sát được trong phổ ESI-MS ion dương. Các

138
số liệu phân tích trên đây kết hợp với tham khảo tài liệu đã công bố [106] cho phép
kết luận cấu trúc của chất 40M là acid n-octacosanoic hay tên khác là acid
montanic.
16 28

COOH
12 4 2

Hợp chất này cũng được chứng minh có tác dụng gây độc tế bào với dòng tế
bào HL-60 ở IC50 = 2,2 µg/mL [106]. Đây là thông báo đầu tiên về sự có mặt chất
này trong cây mễ tử liễu.
Stigmasterol (41M)
Hợp chất 41M thu được dưới dạng tinh thể hình kim màu trắng. Phổ 1H- NMR
và 13C-NMR của chất 41M cho các tín hiệu đặc trưng của một sterol với 6 tín hiệu
proton metyl ở vùng trường cao H 0,84 (3H, s, H-18), 1,03 (3H, s, H-19), 0,91 (3H,
d, J = 6,5 Hz, H-21), 0,84 (3H, t, J = 8,5 Hz, H-26), 0,81 (3H, d, J = 6,8 Hz, H-28),
0,69 (3H, d, J = 9,5 Hz, H-29). Tín hiệu proton metin ở δH 3,53 (m, H-3) cho thấy
sự có mặt của nhóm -OH tại vị trí C-3. Sự có mặt của một nối đôi thế 3 lần và một
nối đôi thế hai lần được khẳng định thông qua ba tín hiệu proton metin chuyển dịch
về trường thấp H 5,35 (1H, br d, J = 3,5 Hz, H-6), 5,15 (1H, dd, J = 8,5; 15,0 Hz,
H-22), 5,02 (1H, dd, J = 8,5; 15,0 Hz, H-23); ta cũng quan sát rõ thấy hiệu ứng mái
nhà của các proton của nối đôi thế hai lần này.
Phổ 13C-NMR xuất hiện 29 tín hiệu khẳng định thêm một lần nữa về cấu trúc
sterol của chất 41M. Căn cứ vào những tín hiệu trên các phổ DEPT ta thấy có 6
nhóm metyl tại C 11,9 (C-18), 19,4 (C-19), 21,2 (C-21), 21,2 (C-26), 19,0 (C-28),
12,3 (C-29); 9 nhóm metylen tại C 37,3 (C-1), 31,7 (C-2), 42,3 (C-4), 31,9 (C-7),
21,1 (C-11), 39,8 (C-12), 24,4 (C-15), 28,9 (C-16), 31,9 (C-25); 11 nhóm metin tại
C 71,8 (C-3), 121,7 (C-6), 31,9 (C-8), 50,2 (C-9), 56,8 (C-14), 56,1 (C-17), 40,5
(C-20), 138,3 (C-22), 129,3 (C-23), 51,2 (C-24), 25,4 (C-27) và 3 cacbon bậc 4 tại
C 140,8 (C-5), 36,5 (C-10), 42,3 (C-13).

139
26

21 22
27 29
18 24
17
28
19

3 5

HO

Dựa vào các kết quả phân tích trên và tham khảo tài liệu [30], hợp chất 41M
được xác định là stigmasta-5,22-dien-3-ol hay stigmasterol.
Lupeol (42M)
Phổ MS cho pic ion m/z: 427 [M+H]+ cùng với 30 tín hiệu cacbon trên phổ
13
C-NMR phù hợp với công thức phân tử của 42M là C30H50O. Phổ 1H-NMR cho
tín hiệu cộng hưởng của một proton hydroxymetin ở δH 3,21(1H, m, H-3), tín hiệu
proton vinylic của nhóm metylen đầu mạch δH 4,68 (1H, d, J = 2,0 Hz, H-29α), 4,56
(1H, d, J = 2,0 Hz, H-29β); bảy tín hiệu proton metyl ở δH 1,68 (3H, s, H-30), 1,65
(3H, s, H-26), 1,61 (3H, s, H-24), 1,03 (3H, s, H-23), 0,96 (3H, s, H-27), 0,94 (3H,
s, H-25), 0,83 (3H, s, H-28). Các tín hiệu proton trên cho chúng ta một giả thiết về
cấu trúc lupan-triterpenoid của chất 42M.
13
Trên phổ C-NMR và DEPT, các tín hiệu của cacbon olefin lai hóa sp2 đầu
mạch ở δC 151,0 (C-20) và 109,3 (C-29) đặc trưng cho sự có mặt của một triterpen
khung lupan, một cacbon metin δC 78,64 (C-3) cùng với 7 tín hiệu của cacbon metyl
δC 29,1 (C-23), 15,4 (C-24), 16,1 (C-25), 16,0 (C-26), 14,6 (C-27), 18,0 (C-28),
19,3 (C-30). Ngoài ra trên phổ còn chỉ rõ sự có mặt của 10 CH2, 5 CH, 5 C.
H
29 H
30
H3C 21
19
12 22
18 28
25 26
CH3
14 16
1 9
8
27
5
HO 3

24 23

140
Từ những phân tích ở trên cùng với việc so sánh các dữ kiện phổ thực nghiệm
với các tài liệu đã được công bố [9] cho phép khẳng định 42M là 3β-hydroxy-lup-
20(29)-en hay tên gọi khác là lupeol.
Acid betulinic (43M)
Phổ MS cho pic ion m/z: 457 [M+H]+ cùng với 30 tín hiệu cacbon trên phổ
13
C-NMR phù hợp với công thức phân tử của 43M là C30H48O3.
So sánh phổ 1H-NMR của chất 43M với chất 42M cho thấy có nhiều điểm
tương đồng với một proton hydroxymetin ở δH 3,16 (1H, t, J = 16,5 Hz, H-3), tín
hiệu proton vinylic của nhóm methylen đầu mạch δH 4,72 (1H, d, J = 2,0 Hz, H-
29α), 4,59 (1H, d, J = 2,0 Hz, H-29β); sáu tín hiệu proton metyl ở δH 1,93 (1H, m,
H-22β), 0,95 (3H, s, H-23), 0,75 (3H, s, H-24), 0,82 (3H, s, H-25), 0,94 (3H, s, H-
26), 0,97 (3H, s, H-27), 1,69 (3H, s, H-30). Tuy nhiên, ở phổ 1H-NMR của chất
43M không còn tín hiệu của nhóm metyl (δH 0,83).
H
29 H
30
H3C 21
19
12 22
18 28
25 26 COOH
14 16
1 9
8
27
5
HO 3

24 23

Phân tích các tín hiệu phổ 13C-NMR và DEPT của 43M và 42M cũng cho thấy
các nét tương đồng, sự khác biệt nằm ở tín hiệu cacbon cacbonyl ở δC 179,0 (C-28)
trên phổ của 43M thay cho tín hiệu proton metyl δC 19,0 (C-28) trên phổ của 42M.
Từ những phân tích ở trên cùng với việc so sánh các dữ kiện phổ đã được công
bố [9] cho phép khẳng định 43M là acid 3β-hydroxy-lup-20(29)-en-28-oic hay tên
gọi khác là acid betulinic.
Chrysin (44M)
Phổ 1H-NMR của 44M xuất hiện các tín hiệu đặc trưng của một flavon: hai tín
hiệu proton tương tác meta (vòng A) ở δH 6,58 (1H, d, J = 2,0 Hz, H-8) và 6,28 (1H,

141
d, J = 2,0 Hz, H-6), hai tín hiệu δH 7,59 (3H, m, H-3', 4', 5'), 8,07 (2H, dd, J = 6,5;
1,5 Hz, H-2' & H-6') thuộc về các proton vòng B không mang nhóm thế, một tín
hiệu singlet δH 6,79 thuộc về proton metin (H-3). Phổ 13C-NMR và DEPT cho các
tín hiệu cộng hưởng của 15 cacbon gồm 8 CH tại δC 94,9; 99,9; 106,2; 127,2; 129,9;
132,7 trong đó có hai tín hiệu cao gấp đôi so với các tín hiệu còn lại khẳng định tính
đối xứng trong cấu trúc của vòng B, 7 C tại δC 105,6; 132,3; 158,9; 163,4; 165,1;
164,7; 183,1 trong đó tín hiệu δC 183,1 rất đặc trưng cho cacbon cacbonyl của
flavon.
3'

8 1
HO O 1' 5'
7
4 3
6 5
OH O
Từ các dữ kiện nêu trên kết hợp với tài liệu tham khảo [109] cho phép kết luận
hợp chất 44M là 5,7-dihydroxyflavone hay chrysin. Hợp chất này lần đầu tiên phân
lập từ cây mễ tử liễu.
Quercetin 3-O-β-D-galactopyranosid (45M)
Hợp chất 45 nhận được dưới dạng chất bột màu vàng. Phổ 1H-NMR của hợp
chất này xuất hiện hai vùng phổ đặc trưng, một vùng ở trường thấp với hai tín hiệu
singlet của vòng A tại δH 6,20 (1H, d, J =2,0 Hz, H-6), 6,40 (1H, d, J =2,0 Hz, H-8);
ba tín hiệu cộng hưởng với tương tác spincoupling dạng ABX của vòng B thế tại
các vị trí 1,3,4 tại δH 7,52 (1H, d, J =2,5 Hz, H-2' ), 6,82 (1H, dd, J = 9,0 Hz, H-5'),
7,66 (1H, dd, J =2,0;8,5 Hz, H-6'). Các tín hiệu này là điển hình của một flavonoid.
Vùng trường cao hơn là các tín hiệu của một phân tử đường với proton anome tại δH
5,37 (1H, d, J = 7,5 Hz, H-1''), hằng số tương tác J = 7,5 Hz khẳng định sự có mặt
của liên kết β-O-glycosid. Các tín hiệu còn lại của phân tử đường xuất hiện tại δH
3,45 (1H, m, H-2''), 3,56 (1H, t, J = 8,5 Hz, H-3''), 3,29-3,40 (H-4'', H-5'', H-6'').
13
Phổ C-NMR xuất hiện các tín hiệu của 21 nguyên tử cacbon, trong đó 15
nguyên tử thuộc về aglycon và 6 nguyên tử thuộc về phân tử đường. Các tín hiệu
của phần aglycon rất tương tự với các tín hiệu tương ứng của hợp chất quercetin,

142
với cacbon cacbonyl tại δC 177,5 (C-4), các tín hiệu của hai vòng thơm nằm trong
khoảng δC 93,5-164,1. Các tín hiệu C 101,8 (C-1''), 71,2 (C-2''), 73,2 (C-3''), 67,9
(C-4''), 75,8 (C-5''), 60,1 (C-6'') phù hợp với các giá trị tương ứng của đường
galactopyranose. Tương tác của proton H-1'' (δH 5,37) với C-3 (δC 133,5) trên phổ
HMBC khẳng định phân tử đường liên kết với aglycon tại vị trí C-3. Từ đây ta đưa
ra giả thiết về cấu trúc của 45M là quercetin 3-O-β-D-galactopyranosid.
OH
2' OH
8
HO O 2
6'
3
6
O
OH O
CH2OH
OH O
4'' OH 1''

OH

Kết quả này hoàn toàn phù hợp khi so sánh các giá trị phổ NMR của 45M với
các dữ liệu trong tài liệu tham khảo [14] cho phép kết luận 45M là quercetin 3-O-β-
D-galactopyranosid. Hợp chất này lần đầu tiên phân lập từ cây mễ tử liễu.
Kaempferol (46M)
Hợp chất 46M nhận được dưới dạng chất bột màu vàng chanh. Phổ 1H-NMR
của hợp chất này cho các đặc trưng điển hình của một flavonoid đơn giản với hai
proton ở vị trí meta trong vòng A δH 6,21 (1H, d, J = 1,5 Hz, H-6), 6,42 (1H, d, J =
1,5 Hz, H-8). Hai tín hiệu cộng hưởng chồng chập từng đôi một δH 8,10 (2H, d, J =
8,5, H-2' & H-6'), 6,93 (2H, d, J = 9,0 Hz, H-3' & H-5') chứng tỏ vòng B có hai vị
trí thế đối xứng.
OH
3'
1'
HO 9 O 2 6'
7
3
4
5 10 OH
OH O

Từ các đặc trưng phổ trên kết hợp với tài liệu tham khảo [35] cho phép kết
luận hợp chất 46M là một flavonol có cấu trúc 3,5,7-Trihydroxy-2-(4-
hydroxyphenyl)-4H-chromen-4-one hay kaempferol

143
Kaempferol 3-O-α-L-rhamnopyranosid (47M)
Hợp chất 47M thu được dưới dạng chất rắn có màu vàng đặc trưng cho các
hợp chất flavonoid. Phổ 1H-NMR của 47M xuất hiện hai vùng tín hiệu rõ ràng, một
vùng tín hiệu của các proton vòng thơm nằm ở phía trường thấp và một vùng tín
hiệu của một phân tử đường ở vùng trường cao hơn. Sự có mặt của một vòng thơm
thế para (vòng B) được nhận biết bởi hai tín hiệu doublet tại H 7,74 (2H, d, J = 9,0
Hz, H-2' & H-6'), 6,93 (2H, d, J = 9,0 Hz, H-3' & H-5'); hai tín hiệu broadsinglet tại
H 6,17 và 6,33 phù hợp với hai proton ở vị trí C-6 và C-8 của vòng A của các hợp
chất flavonol. Ngoài ra, trên phổ này không thấy xuất hiện các proton olefin khác
chứng tỏ rằng hợp chất flavonol này có các nhóm thế tại C-3', C-5 và C-7. Sự tương
tự của các tín hiệu vùng trường thấp này với phổ của hợp chất 46M cho phép khẳng
định về cấu trúc kaempferol của phần aglycon trong 47M. Một phân tử rhamnose
cũng được xác định qua các tín hiệu đặc trưng của proton anome H 5,39 (d, J = 1,5
Hz, H-1'') và proton metyl 0,95 (t, J = 2,5 Hz, H-6'') cùng các proton khác H 4,26
(brs, H-2''), 3,75 (t, J = 5,5 Hz, H-3''), 3,36 (H-4''), 3,35 (H-5''). Hằng số tương tác J
= 1,5 Hz giữa H-1'' và H-2'' chứng tỏ cả hai proton này đều chiếm vị trí equatorial,
tức là sự có mặt của liên kết -glycosid giữa đường và khung kaempferol.
13
Phổ C-NMR của 47M xuất hiện tín hiệu của 21, trong đó 6 tín hiệu tại C
103,4 (C-1''), 72,1 (C-2''), 72,9 (C-3''), 73,2 (C-4''), 71,8 (C-5''), 17,6 (C-6'') thuộc
về phân tử đường rhamnose và 15 cacbon còn lại thuộc về phần aglycon. Hai tín
hiệu CH chồng chập có cường độ cao hơn các tín hiệu khác tại C 132,2 và 116,4
cũng rất đặc trưng cho cacbon vòng B của nhân kaempferol. Tín hiệu của cacbon
cacbonyl tại C 179,4 (C-4). Giá trị C tại C-3 (136,1) phù hợp với sự có mặt của
liên kết glycosid tại đây. Các phân tích trên đưa ra giả thiết về cấu trúc kaempferol
3-O-α-L-rhamnopyranosid của hợp chất 47M.
So sánh với các dữ kiện phổ đã được công bố [35] cho phép kết luận cấu trúc
của chất 47M là kaempferol 3-O-α-L-rhamnopyranosid.

144
2' OH
8
HO O 2
6'
6 O
OH O
OH
O
CH3 1''

OH OH

Hợp chất này lần đầu tiên phân lập từ cây mễ tử liễu.
Quercetin 3-O-β-D-arabinopyranosid (48M)
Tương tự như hợp chất 45M, các dữ kiện phổ NMR của hợp chất 48M chỉ ra
nó là một dẫn xuất 3-O-glycosid của quercetin, sự khác biệt phụ thuộc vào cấu trúc
của vòng đường với các giá trị C 104,6 (C-1''), 72,9 (C-2''), 74,1 (C-3''), 69,1 (C-
4''), 66,9 (C-5'') đặc trưng cho arabinopyranose. Giá trị hằng số ghép cặp J = 6,5 Hz
của proton anome tại H 5,16 (H-1'') chứng tỏ đường này liên kết với C-3 theo liên
kết β-O-glycosid. Các tín hiệu còn lại của phân tử đường xuất hiện tại H 4,92 (1H,
dd, J = 2,0; 8,5 Hz, H-2''), 3,66 (1H, dd, J = 3,5; 8,5 Hz, H-3''), 3,85 (1H, m, H-4''),
3,46 (1H, dd, J = 3,0; 13,5 Hz, H-5''a), 3,83 (1H, m, H-5''b).
OH
3'
OH
1'
HO 9 O
7 2

5 3
4
O
OH O
OH
5'' O
HO 4''
1''
OH
Từ việc phân tích các dữ kiện phổ trên kết hợp với tham khảo tài liệu [37] cho
phép kết luận hợp chất 48M là quercetin 3-O-β-D-arabinopyranosid. Đây là lần đầu
tiên hợp chất này được phân lập từ cây mễ tử liễu.
Kaempferol 3-O-α-L-arabinofuranosid (49M)

145
Tương tự như hợp chất 47M, các dữ kiện phổ NMR của hợp chất 49M chỉ ra
nó là một dẫn xuất O-glycosid của kaempferol. Phân tử đường gồm 5 tín hiệu tại C
109,6 (C-1''), 83,3 (C-2''), 78,6 (C-3''), 87,9 (C-4''), 62,5 (C-5'') cho thấy đây là một
furanose. Các giá trị C của phân tử đường này hoàn toàn trùng khớp với các giá trị
tương ứng của -L-arabinofuranose đã được công bố. Với -L-arabinofuranose, ba
tín hiệu dễ nhận biết nhất đó là cacbon anome và hai tín hiệu cacbon CH có độ
chuyển dịch hóa học khá cao C 109,6 (C-1''), 83,3 (C-2'') và 87,9 (C-4''). Tương tác
giữa proton anome H 5,49 (H-1'') và cacbon C 134,9 (C-3) trên phổ HMBC cho
phép xác định vị trí liên kết của arabinofuranose với khung kaempferol tại C-3.
3' OH
OH

HO 9 O HO O
7 2 1'

3
5 O O
OH O OH O
O O
4"
OH 1'' OH
5'' 2"
3"
HO HO
OH OH

Tham khảo tài liệu [77] hợp chất 49M được nhận biết là kaempferol 3-O--L-
arabinofuranosid. Hợp chất này lần đầu tiên phân lập từ cây mễ tử liễu.
Kaempferol 3-O-β-D-glucopyranosid (50M)
Tương tự như hợp chất 47M và 49M, phổ 1H-NMR của 50M cũng cho các tín
hiệu đặc trưng của dẫn xuất glycosid của kaempferol đặc trưng bởi cặp tín hiệu
doublet H 6,15 (1H, d, J = 2,0 Hz, H-6), 6,34 (1H, d, J = 2,0 Hz, H-8) thuộc vòng
A và tín hiệu doublet của hai proton tại H 7,99 (2H, d, J = 9,0 Hz, H-2' & H-6') và
6,84 (2H, d, J = 9,0 Hz, H-3' & H-5') thuộc vòng B. Các tín hiệu proton vùng
đường nằm ở H 3,16-5,19 với proton anome tại H 5,19 (1H, d, H-1''), hằng số J =
7,5 Hz điển hình cho liên kết O-β-glycosid, hai proton oximetylen H 3,65 (1H, dd, J
= 2,5; 12,5 Hz, H-6''a) và 3,49 (1H, dd, J = 5,5; 12,5 Hz, H-6''b) với những giá trị
hằng số tương tác khá đặc trưng; bốn proton còn lại H 3,41 - 3,48 (2H, H-2''& H-
3''), 3,31 (1H, H-4''), 3,16 (1H, m, H-5'') phù hợp với phân tử glucose.

146
Phổ 13C-NMR của 50M xuất hiện tín hiệu của 21 nguyên tử cacbon, trong đó
ngoài 6 tín hiệu của đường glucose tại C 104,1 (C-1''), 75,7 (C-2''), 78,0 (C-3''),
71,4 (C-4''), 78,4 (C-5''), 62,7 (C-6''), 15 tín hiệu còn lại của 15 nguyên tử cabon C
158,5 (C-2), 135,5 (C-3), 179,5 (C-4), 163,0 (C-5), 99,9 (C-6), 165,9 (C-7), 94,8
(C-8), 159,1 (C-9), 105,7 (C-10), 122,1 (C-1'), 132,3 (C-2', C-6'), 116,1 (C-3', C-5'),
161,5 (C-4') thuộc về khung kaempferol. Cặp các giá trị C 158,5 (C-2), 135,5 (C-
3), 179,5 (C-4) cho thấy phân tử đường nối với C-3 của aglycon.
2' OH
8
HO O 2
6'
6
O
OH O
6'' CH2OH
O
4'' OH 1''

OH
OH

Từ việc phân tích các dữ kiện phổ và so sánh với tài liệu tham khảo [57] có thể
khẳng định hợp chất 50M là kaempferol 3-O-β-D-glucopyranosid hay có tên gọi
khác là astragalin.
Vitexin (51M)
Hợp chất 51M được phân lập dưới dạng bột vô định hình màu vàng nhạt. Phổ
ESI-MS của chất 51M cho pic ion ở m/z 433 [M + H]+ tương ứng với khối lượng
phân tử M = 432 và phù hợp với công thức phân tử C21H20O10.
Hợp chất 51M đã được xác định là một flavon C-glucosid dựa trên các dữ kiện
1 13
phổ H-NMR, C-NMR và DEPT. Phổ 1H-NMR của hợp chất 51M cho các tín
hiệu proton trong hai vòng thơm của một flavon trong đó có một tín hiệu singlet của
proton duy nhất trong vòng A δH 6,77 (1H, s, H-6), hai tín hiệu doublet của proton
vòng B tương tác octo với nhau δH 8,02 (2H, d, J = 8,5 Hz, H-2', 6'), và 6,86 (2H, d,
J = 8,5 Hz, H-3', 5'); tín hiệu singlet của một proton metin δH 6,27 (1H, s, H-3), và
các tín hiệu ở trường thấp của nhóm 5-OH tạo liên kết hiđro với nhóm cacbonyl ở
C-4 ở δH 13,16. Trên phổ còn cho tín hiệu của gốc đường glucose liên kết với

147
aglycon qua liên kết β-C-glycosid đặc trưng bởi proton anomeric ở δH 4,69 (1H, d, J
= 10,0 Hz, H-1'') và các tín hiệu khác 3,84 (1H, t, J = 9,0 Hz, H-2''); 3,24-3,35 (3H,
m, H-3'', 4'', 5''); 3,76 (1H, br d, J = 9,0 Hz, H-6''b); 3,53 (1H, t, J = 5,5 Hz, H-6''a)
. So sánh các tín hiệu cộng hưởng từ cacbon 13 của chất 51M với của apigenin đã
xác định được chất 51M là một apigenin C-glucosid [31]. Các sự thay đổi độ
chuyển dịch hóa học quan sát được chủ yếu ở C-7 (∆δC -1,6), C-8 (∆δC +10,0) và C-
9 (∆δC -1,4). Gốc đường đã được xác định là một nhóm glucopyranosyl dựa trên các
phổ 13C-NMR và DEPT δC 61,3 (C-6''), 70,6 (C-4''), 70,8 (C-2''), 73,4 (C-1''), 78,7
(C-3'') và 81,8 (C-5''). Các giá trị δC đã hoàn toàn xác định khả năng liên kết của
nhóm glucopyranosyl vào C-8 của vòng A của apigenin gây ra sự chuyển dịch δC ở
các vị trí C-7, C-8 và C-9. Điều này được khẳng định chắc chắn hơn khi tương tác
giữa proton anome của đường δH 4,69 (H-1′′) và δC 104,6 (C-8), 155,9 (C-9), 161,1
(C-7) được quan sát thấy trên phổ HMBC.
OH
OH HO
4'' 6'' OH
HO 3''
5'' OH O
2'' 3' HO
O OH OH
HO 2' 4'
1''
8 1'
HO 7 9 O 2 5' HO O
6'
6 3
10
5 4

OH O OH O

Trên cơ sở các dữ kiện phổ của 51M, kết hợp với tham khảo tài liệu [144], hợp
chất 51M đã được xác định là apigenin 8-C-β-D-glucopyranosid hay vitexin. Hợp
chất này lần đầu tiên phân lập từ cây mễ tử liễu.
Apigenin 7-O-β-D-glucopyranosid (52M)
Phổ NMR của hợp chất 52M cho các đặc trưng của một glucosid flavonoid.
Trong đó aglycon được xác định là apigenin tương tự như hợp chất 51M. Tuy nhiên
ở hợp chất 52M đơn vị β-D-glucose liên kết với khung apigenin qua liên kết O-
glucosid tại vị trí C-7 của vòng A. Điều này được nhận ra do trên phổ của 52M ở
vòng A đã xuất hiện hai proton ở vị trí meta 6,44 (1H, d, J = 2,0 Hz, H-6), 6,83 (1H,

148
d, J = 2,0 Hz, H-8) và C-8 dịch chuyển lên trường cao hơn ở δC 94,8 so với trong
51M δC 104,6 (C-8).
OH OH
4'
O 1'
HO O 7 9 O 2
HO
OH 6'
6 3
5 4

OH O

Kết hợp tham khảo tài liệu [58] cho phép kết luận cấu trúc của 52M là
apigenin 7-O- β-D-glucopyranosid. Hợp chất này lần đầu tiên phân lập từ cây mễ tử
liễu.
Rutin (53M)
Các tín hiệu cộng hưởng của proton và cacbon trên phổ 1H-NMR và 13C-NMR
cho thấy hợp chất 53M cũng là một dẫn xuất quercetin glycosid. Tín hiệu của
aglycon quercetin đặc trưng bởi 2 proton nhân thơm thế meta của vòng A tại H
6,26 (1H, d, J = 2,0 Hz, H-6), 6,46 (1H, d, J = 2,0 Hz, H-8); 3 proton nhân thơm ở
vị trí ortho và meta của vòng B cộng hưởng tại H 7,69 (1H, d, J = 2,5 Hz, H-2'),
6,93 (1H, d, J = 8,5 Hz, H-5'), 7,64 (1H, dd, J= 8,5; 2,0 Hz, H-6'). Điều này được
khẳng định chắc chắn hơn với tín hiệu của 15 cacbon khung quercetin trên phổ 13C-
NMR. So sánh số nguyên tử cacbon của 53M (27 C) với quercetin (15 C), kết hợp
phân tích các tín hiệu cộng hưởng của nhiều proton trong vùng H 3,29 - 5,11 ppm
cho thấy 53M phải chứa 2 đường. Trong đó một đường là rhamnose đặc trưng bởi
tín hiệu doublet proton metyl cộng hưởng rất mạnh ở H 1,15 ppm (3H, d, J = 6,0
Hz). Một đường khác là glucose với proton anome ở H 5,11 (d, J = 7,5 Hz, H-l'')
liên kết trực tiếp với aglycon tại vị trí C-3; đồng thời glucose cũng liên kết với
rhamnose thông qua liên kết (6→1) O glycosid. Điều này được khẳng định thông
qua các dữ liệu phổ HMBC với tương tác của H-1'' (H 5,11) và C-3 (C 135,4), H-
1''' (H 4,55) và C-6'' (C 68,5) được quan sát thấy.

149
OH
OH
OH
OH
HO O
HO O

O
O
OH O
OH O
OH O CH2
OH O CH2 O
O O
O CH3 OH
CH3 1''' OH 1''
OH OH OH
OH OH OH OH
OH

So sánh các dữ liệu phổ của 53M với tài liệu tham khảo [116] cho kết luận
chất 53M phân lập được là quercetin 3-O-α-L-rhamnopyranosyl-(1→6))-β-D-
glucopyranosid hay rutin.
Isorhamnetin-3-O-(2-rhamnosyl)-rutinosid (54M)
Hợp chất 54M có dạng bột màu vàng, nhiệt độ nóng chảy 185-188 oC. Phổ
ESI-MS của 54M chỉ ra pic ion phân tử ở m/z 793,1 [M+Na]+, 769,1 [M-H]- tương
ứng với khối lượng phân tử M=770 đvC, công thức phân tử C34H42O20.
Trên phổ 1H-NMR cho các tín hiệu cộng hưởng của 5 proron vòng thơm tại H
6,21-7,96 và một tín hiệu của proton metyl methoxy ở δH 3,99 và tín hiệu của các
proton trong ba vòng đường H 3,24-5,74 ppm. Phân tích kỹ phổ 1H-NMR cho thấy
tín hiệu H 6,21 (1H, d, J = 2,0 Hz, H-6) và H 6,42 (1H, d, J = 2,0 Hz, H-8) đặc
trưng cho hai proton ở vị trí meta trong vòng A thế ở vị trí 5, 7 của một flavonol. Ba
tín hiệu proton khác ở H 7,96 (1H, d, J = 2,0 Hz, H-2'), 7,60 (1H, dd, J = 8,5; 2,0
Hz, H-6') và 6,93 (1H, d, J = 8,0 Hz, H-5') thuộc về vòng thơm còn lại (vòng B).
Các dữ kiện trên cho ta giả thiết 54M là một flavonoid glycosid có nhân
isorhamnetin. Nhân isorhamnetin này được khẳng định chắc chắn khi phân tích
thêm phổ 13C-NMR với tín hiệu của 16 cacbon trong đó một cacbon cacbonyl ở C
175,9 (C-4), 5 CH thơm ở C 99,8 (C-6), 94,7 (C-8), 114,5 (C-2'), 116,1 (C-
5'),123,4 (C-6'), 9 C ở C 158,4 (C-2), 134,3 (C-3), 163,1 (C-5), 165,7 (C-7), 158,6
(C-9), 105,9 (C-10), 123,7 (C-1'), 148,4 (C-3'), 150,6 (C-4'). Ngoài ra tín hiệu ở C
57,0 đặc trưng cho nhóm metyl methoxy.
So sánh số nguyên tử cacbon của 54M (34 C) với isorhamnetin (16 C), kết

150
hợp phân tích các tín hiệu cộng hưởng của ba proton trong vùng H 3,24 - 5,74 ppm
cho thấy 54M phải chứa 3 đường. Trong đó hai đơn vị rhamnose đặc trưng bởi tín
hiệu doublet của proton metyl cộng hưởng ở H 1,09 (3H, d, J = 6,5 Hz, H-6''') 0,94
(3H, d, J = 6,0 Hz, H-6''''). Đường còn lại là glucose với proton anome ở H 5,75
(1H, d, J = 7,5 Hz, H-1''). Vị trí liên kết giữa các đường và khung isorhamnetin
được xác định dựa trên dữ kiện phổ HMBC. Các tương quan HMBC quan sát được
của H-1'' với C-3, H-6'' với C-1''' và H-1'''' với C-2'' cho nhận định glucose liên kết
với aglycon theo liên kết 3-O-glucosid và liên kết với hai rhamnose theo liên kết
(1→2) -O rhamnosyl glucosid và (1→6) O-rhamnosyl glucosid. Vị trí liên kết
chính xác của các proton và cacbon trong hợp chất 54M được xác định bằng cách
phân tích kỹ các phổ HMBC và HSQC.
OCH3 OCH3
2' OH 2' OH
8 8
HO O 2 2
HO O
6' 6'
6 O 6 O
OH O OH O
OH O CH2 OH O CH2
O O O O
CH3 1''' OH 1'' CH3 OH 1''
1'''
OH O OH O
OHOH OHOH
OH OH
O O
CH3 1''''
CH3 1''''

OHOH OHOH

So sánh các dữ liệu phổ của 54M với tài liệu tham khảo [140] cho kết luận
chất 54M phân lập được là isorhamnetin-3-O-[2-α-L-rhamnopyranosyl]-α-L-
rhamnopyranosyl-(1→6))-β-D-glucopyranosid hay isorhamnetin 3-O-(2-
rhamnosyl) rutinosid. Hợp chất này lần đầu tiên được phân lập từ chi Polygonum.
Quercetin-3-O-α-L-rhamnosyl-(1→6)-β-D-glucopyranosyl-(1→3)-β-D-
glucopyranosid (55M)
Phổ 1H và 13C-NMR của hợp chất 55M cho các đặc trưng của một flavonoid
glycosid. Trong đó phần aglycon được xác định là quercetin. Khi so sánh số cacbon
của hợp chất 55M với quercetin cho thấy khả năng có mặt của 3 đơn vị đường trong

151
cấu trúc của hợp chất này. Dựa vào việc phân tích các dữ kiện phổ 1D-NMR cho
phép xác định có 2 đơn vị đường β-glucose và một đường α-L-rhamnose. Vị trí liên
kết của các đường với nhân quercetin và giữa các đường với nhau được xác định
dựa trên phổ HMBC. Trên phổ HMBC cho tương tác của proton anome của đường
β-glucose ở δH 5,30 (1H, d, J = 7,5 Hz, H-1'') với cacbon δC 134,9 (C-3) chứng tỏ
đường β–glucose này liên kết với nhân quercetin theo liên kết 3-O-glycosid. Điểm
đáng chú ý trong vùng cộng hưởng cacbon của đường xuất hiện pic chuyển dịch ở
δC 82,6 (C-3''), cacbon này cho tương tác với proton anome của đường glucose thứ
2 ở δH 4,78 (1H, d, J = 7,5 Hz, H-1''') cho ta hình dung về mối liên kết (1→3)-
glucosid giữa hai đường này.
OH
OH
2' OH
8 2' OH
HO O 8
2 6'
HO O
6 2 6'
6
O
OH O O
OH O
OH O HO
OH O HO
O O O
OH O O O O
CH3 1''' 1'' OH O
1'''' CH3 1''
1''''
OH OH
OHOH OH OH OH OH
OHOH OH OH

Tiếp tục phân tích tương quan HMBC giữa đường rhamnose với nhân
quercetin và hai đường còn lại cho thấy đường này phải liên kết với glucose thứ hai
theo liên kết (1→6)- glycosid bởi tương tác giữa proton δH 4,51 (1H, d, J = 1,0 Hz,
H-1'''') với cacbon δC 68,1 (C-6''').
Từ các phân tích trên kết hợp với tài liệu tham khảo [150] cho phép kết luận
về cấu trúc của hợp chất 55M là quercetin-3-O-α-L-rhamnosyl-(1→6)-β-D-
glucopyranosyl-(1→3)-β-D-glucopyranosid. Đây là lần đầu tiên hợp chất này được
phân lập từ chi Polygonum
Nhận xét:
1) Các hợp chất chung tìm thấy trong cả ba loài nghiên cứu:
Hai hợp chất β-sitosterol (1T), daucosterol (9T) có mặt trong cả ba loài, đây
cũng là hai hợp chất có mặt phổ biến trong thực vật. Hai flavonoid là quercetin

152
(10T) và quercetin 3-O-β-D-glucopyranosid (20T) có mặt trong cả hai cây thồm
lồm gai và mễ tử liễu, theo đánh giá sơ bộ, hợp chất 20T chiếm hàm lượng khá cao
trong cây mễ tử liễu.
2) Các hợp chất lần đầu tiên được tìm thấy trong loài nghiên cứu:
a) Hợp chất musizin (2T), 24(R/S)-cycloart-25-en-3β,24-diol (3T), 1-O-(β-D-
glucopyranosyl)-(2S,3S,4R,8E)-2-[(2'R,10'Z)-2'-hydroxyicos-10'-enoylamino]-8-
nonacosene-1, 3, 4-triol (4T), 6-geranyl-7-hydroxy-8-methoxy coumarin (5T), 3'-O-
methyl-3,4-methylenedioxy ellagic acid (6T), 4-hydroxymellein (8T), 3,3',4-
trimethoxy 4'-O--L-rhamnopyranosid ellagic acid (11T), 4',5,7-trihydroxy-3',5'-
dimethoxyflavone (14T), N-[(4R)-2,5-dioxo-4-imidazolidinyl]-carbamic acid
(21T), kaempferol-3-β-D-glucopyranosyl-(1→6)-α-L-rhamnopyranosid (22T), 1,3-
diferuloyl O-Z-β-D-fructofuranosyl (1→2)-α-D-glucopyranosid (23T), lyonisid
(24T) lần đầu tiên được phân lập từ thồm lồm gai ( Polygonum perfoliatum L.)
b) Hợp chất acid margaric (25N), asperglaucid (26N), methyl maslinat (27), 1-O-
(β-D-galactopyranosyl)-(2S,3S,4R,8E)-2-[(2'R,10'Z)-2'-hydroxyditriaconta-10'-
enoylamino]-8-octadecaene-1,3,4-triol (28N), acid ursolic (29N), acid oleanolic
(30N), zedoalactone B (31N), isorhamnetin (32N), acid isoferulic (33N), acid gallic
(34N), uvaol (35N), ethyl 3,4,5-trihydroxybenzoate (36N), 3-methoxy-4-
hydroxyacetophenone (37N), 3,4,5-trimethoxyphenol-1-O-β-D-glucopyranosid
(38N), acid 3,4,5-trihydroxycyclohex-1-enecarboxylic (39N) lần đầu tiên được phân
lập từ cây nghể trắng (Polygonum barbatum L.)
c) Hợp chất quercetin 3-O--D-glucopyranosid (20T), acid montanic (40M),
chrysin (44M), quercetin 3-O-β-D-galactopyranosid (45M), kaempferol 3-O-α-L-
rhamnopyranosid (47M), quercetin 3-O-β-D-arabinopyranosid (48M), kaempferol-
3-α-L-arabinofuranosid (49M), kaempferol 3-O-β-D-glucopyranosid (50M), vitexin
(51M), apigenin-7-O-β-D-glucopyranosid (52M), isorhamnetin-3-O-(2-rhamnosyl)-
rutinosid (54M), quercetin-3-O-α-L-rhamnosyl-(1→6)-β-D-glucopyranosyl-(1→3)-
β-D-glucopyranosid (55M) lần đầu tiên được phân lập từ cây mễ tử liễu
(Polygonum plebeium R.Br.)

153
3) Các hợp chất lần đầu tiên được phân lập từ chi Polygonum
1-O-(β-D-glucopyranosyl)-(2S,3S,4R,8E)-2-[(2'R,10'Z)-2'-hydroxyicos-10'-
enoylamino]-8-nonacosene-1,3,4-triol (4T), 6-geranyl-7-hydroxy-8-methoxy
coumarin (5T), 3'-O-methyl-3,4-methylenedioxy ellagic acid (6T), N-[(4R)-2,5-
dioxo-4- imidazolidinyl]-carbamic acid (21T), kaempferol-3-β-D-glucopyranosyl-
(1→6)-α-L-rhamnopyranosid (22T), 1-O-(β-D-galactopyranosyl-2'-
hydroxyditriaconta-10'-enoylamino]-8-octadecaene-1,3,4-triol (28N), zedoalactone
B (31N), 3,4,5-trimethoxyphenol-1-O-β-D-glucopyranosid (38), isorhamnetin-3-O-
(2-rhamnosyl)-rutinosid (54M), quercetin-3-O-α-L-rhamnosyl-(1→6)-β-D-
glucopyranosyl-(1→3)-β-D-glucopyranosid (55M)
4) Các hợp chất lần đầu tiên được công bố phân lập:
1-O-(β-D-glucopyranosyl)-(2S,3S,4R,8E)-2-[(2'R,10'Z)-2'-hydroxyicos-10'-
enoylamino]-8-nonacosene-1,3,4-triol (4T), 1-O-(β-D-galactopyranosyl)-
(2S,3S,4R,8E)-2-[(2'R,10'Z)-2'-hydroxyditriaconta-10'-enoylamino]-8-octadecaene-
1,3,4-triol (28T)
Như vậy, lớp hợp chất tiêu biểu được phân lập từ ba loài cây là flavonoid,
acid phenolic và terpenoid. Trong khi các hợp chất phân lập từ cây nghể trắng chủ
yếu là các acid phenolic thì ở cây thồm lồm gai và mễ tử liễu là các flavonoid.
Điều này hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu trên thế giới về mối liên quan giữa
hóa học và thực vật học (chemotaxonomy) của chi Polygonum. Có thể lấy ví dụ
như, khi nghiên cứu thành phần hóa học của 5 loài thuộc chi Polygonum ở
Achentina (P. punctatum Elliot, P. persicaria L., P. acuminatum Kunth., P.
lapathifolium L. và P. hydropiperoides Michux var. hydropiperoides) M. Derita và
cộng sự đã tìm thấy chủ yếu là các flavonoid và sesquiterpen [42]. Còn thành phần
chính của hai loài (P.bellardii, P. equisetiforme) ở Ai Cập là flavonoid và acid
phenolic [70].
4.6. KẾT QUẢ THỬ HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HÓA CỦA MỘT SỐ CHẤT
TINH KHIẾT

154
14 hợp chất được lựa chọn để thử hoạt tính chống oxy hóa dựa trên tiêu chí
hoặc chưa có nhiều nghiên cứu về khả năng này, hoặc đại diện cho chất, dãy chất
được phân lập. Khả năng loại gốc tự do DPPH của 14 hợp chất này được thể hiện
qua giá trị EC50 trong bảng 4.4. Kết quả cho thấy có 5 hợp chất là 3'-O-methyl-3,4-
methylenedioxy ellagic acid (6T), acid N-[(4R)-2,5-dioxo-4-imidazolidinyl]-
carbamic (21T), ethyl 3,4,5-trihydroxybenzoate (36N), isorhamnetin-3-O-
rhamnosyl-rutinosid (54M), quercetin-3-O-α-L-rhamnosyl-(1→6)-β-D-
glucopyranosyl-(1→3)-β-D-glucopyranosid (55M) thể hiện tác dụng chống oxi hóa
tốt với giá trị EC50 <128 µg/ml. Trong số 5 chất này, hợp chất 6T thể hiện hoạt tính
mạnh nhất với giá trị EC50 3,2 (µg/ml), mạnh hơn so với chất đối chứng quercetin
EC50 10,82 (µg/ml)
Bảng 4.4. Kết quả đánh giá khả năng quét gốc tự do DPPH của các chất tinh khiết
TT Tên mẫu EC50 (µg/ml)
1 3'-O-methyl-3,4-methylenedioxy ellagic acid (6T) 3,20
2 Acid N-[(4R)-2,5-dioxo-4-imidazolidinyl]-carbamic (21T) 31,50
3 24(R/S)-cycloart-25-en-3β,24-diol (3T) >128
4 6-Geranyl-7-hydroxy-8-methoxy-coumarin (5T) >128
5 Methyl maslinat (27N) >128
6 1-O-(β-D-galactopyranosyl)-(2S,3S,4R,8E)-2-[(2'R,10'Z)-2'- >128
hydroxyditriaconta-10'-enoylamino]-8-octadecaene-1,3,4-triol (28N)
7 Zedoalacton B (31N) >128
8 Quercetin-3-O-α-L-rhamnosyl-(1→6)-β-D-glucopyranosyl-(1→3)-β-D- 45,92
glucopyranosid (55M)
9 Ethyl 3,4,5-trihydroxybenzoate (36N) 39,08
10 Kaempferol-3-β-D-glucopyranosyl-(1→6)-α-L-rhamnopyranosid (22T) >128
11 Isorhamnetin-3-O-(2-rhamnosyl)-rutinosid (54M) 50,40
12 Kaempferol 3-O-β-D-glucopyranosid (50M) >128
13 3-methoxy-4-hydroxyacetophenone (37N) >128
14 1,3-diferuloyl O-Z-β-D-fructofuranosyl (1→2)-α-D-glucopyranosid (23T) >128
Chất tham khảo: Quercetin 10,82

155
Nhận xét chung:
Có thể thấy rằng tất cả các cặn chiết từ ba loài nghiên cứu đều cho tác dụng
độc tế bào, chống oxy hóa khá tốt. Phải chăng chúng có liên quan đến các hợp chất
có mặt trong các cây này như polyphenol (flavonoid, stilbenoid, acid phenolic),
triterpen. Điều này có thể thấy rõ qua các nghiên cứu về thành phần hóa học đã
được công bố cũng như kết quả phân lập các hợp chất trong luận án từ ba loài này.
Các terpenoid phân lập từ P. barbatum như: 1T, 27N, 29N, 30N, 35N, phân
lập từ P. plebeium 1T, 41M, 42M, 43M đều là các hợp chất được công bố nhiều về
khả năng gây độc tế bào ung thư.
Các acid phenolic và dẫn xuất phân lập từ P. barbatum như: 34N, 36N → 39N
hay các polyphenol từ P. perfoliatum 6T, 8T, 10T → 16T, 18T → 20T, 22T →
24T hay flavonoid từ P. plebeium 10T, 20T, 44M → 55M là các chất có khả năng
chống oxy hóa mạnh [19], [110]. Chúng có thể có tác dụng hiệp đồng hay riêng rẽ
với nhau tùy thuộc vào từng chất. Điều này cũng có thể giải thích tại sao các cặn
chiết cho tác dụng chống oxy hóa trong khi một số chất tinh khiết chưa thể hiện tác
dụng trong cùng một mô hình thử với cùng một chất đối chứng. Các kết quả nghiên
cứu về hoạt tính sinh học cho thấy tiềm năng phát triển về thực phẩm chức năng
hoặc thuốc có tác dụng chống oxy hóa, phòng chống các bệnh tim mạch, thuốc
chống ung thư từ ba loài cây này.

156
KẾT LUẬN
Luận án tiến sĩ “Nghiên cứu thành phần hóa học 3 loài thuộc chi Polygonum,
họ Rau răm (Polygonaceae): Thồm lồm gai (Polygonum perfoliatum L.), nghể trắng
(Polygonum barbatum L.), mễ tử liễu (Polygonum plebeium R.Br.) đã thu được các
kết quả chính sau:
1. Đã xây dựng được quy trình chiết để phân bố các hợp chất hữu cơ từ bộ
phận thân rễ của thân rễ của cây thồm lồm gai (Polygonum perfoliatum L.), cây
nghể trắng (Polygonum barbatum L.) và toàn bộ cây mễ tử liễu (Polygonum
plebeium R.Br) theo độ phân cực tăng dần vào các phần chiết n-hexan (TLH-
0,68%, NTH - 1,61%, MTH - 2,87%), etyl axetat (TLE - 4,00%, NTE - 2,04%,
MTE - 2,85%), n-butanol (TLB - 1,89%, NTB - 1,43%, MTB - 1,66%) và nước
(TLW - 4,20%, NTW -3,07%, MTW - 3,84%).
2. Bằng các kỹ thuật sắc ký điều chế, dựa trên các tính chất vật lý, hóa học, các
dữ kiện quang phổ thực nghiệm (EI-MS, ESI-MS, 1H-NMR, 13
C-NMR, DEPT,
COSY, HSQC, HMBC) kết hợp so sánh với tài liệu tham khảo, và các chất đối
chiếu đã phân lập và xác định cấu trúc của 55 hợp chất, cụ thể:
24 hợp chất phân lập từ các phần chiết (TLH, TLE, TLB) thân rễ cây thồm
lồm gai bao gồm: β-sitosterol (1T), musizin (2T), 24(R/S)-cycloart-25-en-3β,24-
diol (3T), 1-O-(β-D-glucopyranosyl)-(2S,3S,4R,8E)-2-[(2'R,10'Z)-2'-hydroxyicos-
10'-enoylamino]-8-nonacosene-1,3,4-triol (4T), 6-geranyl-7-hydroxy-8-methoxy-
coumarin (5T), 3'-O-methyl-3,4-methylenedioxy ellagic acid (6T), physcion (7), 4-
hydroxymellein (8T), daucosterol (9T), quercetin (10T), 3,3',4-trimethoxy 4'-O--
L-rhamnopyranosid ellagic acid (11T), myricetin (12T), acid chlorogenic (13T),
4',5,7-trihydroxy-3',5'-dimethoxyflavone (14T), myricetin-3-α-L-rhamnosid (15T),
(-)-epicatechin (16T), maltose (17T), quercetin-3-O-β-D-glucuronid (18T), (-)-
epigallocatechin 3-O-gallate (19T), quercetin 3-O-β-D-glucopyranosid (20T), N-
[(4R)-2,5-dioxo-4-imidazolidinyl]-carbamic acid (21T), kaempferol-3-β-D-
glucopyranosyl-(1→6)-α-L-rhamnopyranosid (22T), 1-3-diferuloyl O-Z-β-D-
fructofuranosyl (1→2)-α-D-glucopyranosid (23T), lyonisid (24T).

157
17 hợp chất phân lập từ các phần chiết (NTH, NTE, NTB) thân rễ cây nghể
trắng bao gồm: β-sitosterol (1T), daucosterol (9T), acid margaric (25N),
asperglaucid (26N), methyl maslinat (27N), 1-O-(β-D-galactopyranosyl)-
(2S,3S,4R,8E)-2-[(2'R,10'Z)-2'-hydroxyditriaconta-10'-enoylamino]-8-octadecaene-
1,3,4-triol (28N), acid ursolic (29N), acid oleanolic (30N), zedoalactone B (31N),
isorhamnetin (32N), acid isoferulic (33N), acid gallic (34N), uvaol (35N), ethyl
3,4,5-trihydroxybenzoate (36N), 3-methoxy-4-hydroxyacetophenone (37N), 3,4,5-
trimethoxyphenol-1-O-β-D-glucopyranosid (38N), acid 3,4,5-trihydroxycyclohex-1-
enecarboxylic (39N).
20 hợp chất phân lập từ các phần chiết (MTH, MTE, MTB) cây mễ tử liễu
bao gồm: β-sitosterol (1T), daucosterol (9T), quercetin (10T), quercetin 3-O--D-
glucopyranosid (20T), acid montanic (40M), stigmasterol (41M), lupeol (42M),
acid betulinic (43M), chrysin (44M), quercetin 3-O-β-D-galactopyranosid (45M),
kaempferol (46M), kaempferol 3-O-α-L-rhamnopyranosid (47M), quercetin 3-O-
β-D-arabinopyranosid (48M), kaempferol-3-α-L-arabinofuranosid (49M),
kaempferol 3-O-β-D-glucopyranosid (50M), vitexin (51M), apigenin-7-O-β-D-
glucopyranosid (52M), rutin (53M), isorhamnetin-3-O-(2-rhamnosyl)-rutinosid
(54M), quercetin-3-O-α-L-rhamnosyl-(1→6)-β-D-glucopyranosyl-(1→3)-β-D-
glucopyranosid (55M).
Trong số các hợp chất này, hai sphingoglycolipid 4T, 28N chưa có công bố
trên tạp chí khoa học, 9 hợp chất 4T, 6T, 21T, 22T, 28N, 31N, 38N, 54M, 55M lần
đầu tiên được phân lập được từ chi Polygonum, 12 hợp chất 2T → 6T, 8T, 11T,
14T, 21T→ 24T lần đầu tiên được công bố phân lập từ cây thồm lồm gai, 15 hợp
chất 25N → 39N lần đầu tiên được công bố phân lập từ cây nghể trắng, 12 hợp chất
20M, 40M, 44M, 45M, 47M→ 52M, 54M, 55M lần đầu tiên được công bố phân
lập từ cây mễ tử liễu.
3. Đã tiến hành đánh giá tác dụng độc tế bào (invitro) của 11 cặn chiết
(metanol, EtOH 90%, nước) từ bộ phận khác nhau của ba loài trên các dòng tế bào
khối u trung mô ác tính (HT-1080), tế bào ung thư vú ở người (MDA-MB 231,

158
MCF-7/adr, MCF-7/TAMR), ung thư cổ tử cung ở người (Hela). Kết quả cho thấy
11 cặn chiết đều có hoạt tính ức chế các dòng tế bào ung thư nghiên cứu với giá trị
IC50 trong khoảng 5,1-19,9 µg/mL, trong đó các cặn chiết EtOH 90% của cả loài
đều thể hiện tác dụng độc tế bào mạnh hơn các cao chiết còn lại của cùng một cây
cũng như phụ thuộc vào từng dòng tế bào. Kết quả nghiên cứu lần đầu tiên được
công bố trong luận án này.
4. Đã tiến hành đánh giá tác dụng chống oxy hóa của các cặn chiết và 14 hợp
chất được chọn trong số các chất phân lập được.
Kết quả cho thấy cả ba cặn chiết EtOH 90% của ba đối tượng nghiên cứu đều
có khả năng dọn gốc tự do DPPH và ABTS+•. Trong đó khả năng dọn gốc DPPH
của cặn chiết EtOH 90% của cây nghể trắng > cây mễ tử liễu > cây thồm lồm gai

với chất đối chứng là acid ascorbic. Khả năng dọn gốc ABTS+ của cây mễ tử liễu>
cây nghể trắng > cây thồm lồm gai với chất đối chứng Trolox.
5 hợp chất thể hiện tác dụng loại bỏ gốc tự do DPPH là 6T, 21T, 36N, 54M,
55M với giá trị EC50 <128 µg/ml. Trong đó, hợp chất 6T thể hiện hoạt tính chống
oxy hóa mạnh nhất với giá trị EC50=3,2 (µg/ml), mạnh hơn so với chất đối chứng
quercetin với EC50=10,82 (µg/ml).

159
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN
1. (2014), “Nghiên cứu ban đầu về thành phần hóa học cây thồm lồm gai
(Polygonum perfoliatum L.)”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và
Công nghệ 30(5S), tr. 53-58.
2. (2014), “Preliminary study on the chemical constituents from the rhizome of
Polygonum barbatum L. in Vietnam”, Journal of Medicinal Materials 19(3), pp
309-312.
3. (2015), “Flavonoid phân lập từ cặn chiết etyl axetat cây mễ tử liễu”, Tạp
chí Hóa học 53(4e2), tr.160-165.
4. (2015), “Phytosterol và triterpen phân lập từ cặn n-hexan cây mễ tử liễu”,
Tạp chí dược liệu 20(4), tr. 231-235.
5. (2015), “Nghiên cứu thành phần hóa học của cây nghể trắng (Polygonum
barbatum L.)”, Tạp chí Hóa học 53(6e1,2), tr 27-32.
6. (2016), “Dẫn xuất kaempferol phân lập từ cây Mễ tử liễu (Polygonum
plebeium R.Br)”, Tạp chí Nghiên cứu dược và thông tin thuốc 7(1), tr.31-35.
7. (2016), “Chemical constituents from n-butanol extract of Polygonum
barbatum L. collected in Vietnam”, Journal of Medicinal Materials 21(3), pp.189 -
193.
8. (2016), “Screening for cytotoxicity activity of three Polygonum species”,
Journal of Medicinal Materials 21(5), pp.325 -329.

160
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Đỗ Huy Bích (chủ biên) (2004), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam,
NXB Khoa Học Kỹ Thuật , tập 1, tr. 529-531.
2. Đỗ Huy Bích (chủ biên) (2004), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam,
NXB Khoa Học Kỹ Thuật , tập 2, tr. 382, 577, 891.
3. Hoàng Minh Châu (chủ biên), Từ Văn Mặc, Từ Vọng Nghi (2006), Cơ sở hóa
học phân tích, NXB Khoa học và kĩ thuật.
4. Võ Văn Chi (2012), Từ điển cây thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội
5. Nguyễn Hữu Đại, Nguyễn Thị Đỏ (2007), Thực vật chí Việt Nam, NXB Khoa học
và kĩ thuật, quyển 11, tr.121-122, 142, 145-147.
6. Đỗ Tất Lợi (2004), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, tr. 506-
507, 1175-1176.
7. Phạm Hoàng Hộ (1999), Cây cỏ việt nam, NXB Trẻ, quyển 1, tr. 741-755.
8. Nguyễn Trần Giáng Hương (2003), “Nghiên cứu độc tính cấp và một số tác dụng
dược lý của cốt khí củ”, Tạp chí y học thực hành, số 5, tr. 35-38.
9. Nguyễn Thị Hoài, Nguyễn Trang Thúy, Nguyễn Minh Khởi, Phương Thiện
Thương (2011), “Triterpenoid nhóm lupan phân lập từ cây chặc chìu”, Tạp chí
dược liệu, 16 (6), tr. 379-383.
10. Nguyễn Đình Thành (2011), Cơ sở các phương pháp phổ ứng dụng trong hóa
học, NXB Khoa học và kỹ thuật.
11. Nguyễn Đình Triệu (1999), Các phương pháp vật lý ứng dụng trong hóa học,
NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
Tài liệu tiếng Anh
12. Adrienne LD, Cai Y, Alan PD and Lewis JR (1996), “1H and 13C-NMR
assignments of some green tea polyphenols”, Magnetic Resonance in chemistry
34, pp. 887-890.
13. Aggarwal BB, Bhardwa JA, Aggarwal RS, Seeram NP, Shishodia S, Takada Y
(2004), “Role of resveratrol in prevention and therapy of cancer: preclinical
and clinical studies”, Anticancer Res. 24(5A), pp. 2783-2840

161
14. Agrawal PK (1989), “Carbon-13NMR of flavonoids in Studies in organic
chemistry 39”, Elsevier Science Publishers pp. 95-172.
15. Ahmed M, Khaleduzzaman M, Islam MS (1990), “Isoflavan-4-ol,
dihydrochalcone and chalcone derivatives from Polygonum lapathifolium”,
Phytochemistry 29(6), 2009-2011.
16. Alain H, Marguerite R, Michel V, Marc V (1979), “13C-NMR spectroscopic
investigation of α- and β-1,4-D-glucose homooligomers”, Biopolymers 18,
pp.167-185.
17. Al-Musayeib N, Perveen S, Fatima I, Nasir M, Hussain A (2011), “Antioxidant,
anti-glycation and anti-inflammatory activities of phenolic constituents from
Cordia sinensis”, Molecules 16(12), pp. 10214-10226.
18. Asha KN, Chowdhury R, Hasan CM, Rashid MA (2004), “Steroids and
polyketides from Uvaria hamiltonii stem bark.”, Acta Pharm. 54, pp. 57–63.
19. Atta-ur-Rahman (2000), “Bioactive natural products derived from Polygonum
species of plants: their structures and mechanisms of action”, Studies in
Natural Products Chemistry 22, pp. 607-642.
20. Atta-ur-Rahman, Ngounou FN, Iqbal CM, Shahid M, Talat M, Nur-E-A M,
Seema Z, Lontsi D, Ayafor JF and Sondengam BL (2001), “New antioxidant
and antimicrobial ellagic acid derivatives from Pteleopsis hylodendron”,
Planta Med., 67, pp. 335.
21. Atta-ur-Rahman, Sumaira H, Iqbal CM, Bilge S, Ahmed A, Hina S, Shazia A,
Ilkay O, Ilhan G, and Filiz A (2010), “New and known constituents from Iris
Unguicularis and their antioxidant activity”, Heterocycles 82(1), pp. 813-824.
22. Ban SH, Kwon YR, Pandit S, Lee YS, Yi HK, Jeon JG (2010), “Effects of a
bio-assay guided fraction from Polygonum cuspidatum root on the viability,
acid production and glucosyltranferase of mutans streptococci”, Fitoterapia 81,
pp. 30–34.
23. Banerjee S, Bueso-Ramos C, Aggarwal BB (2002), “Suppression of 7,12
dimethylbenz(a)anthracene-induced mammary carcinogenesis in rats by
resveratrol: role of nuclear factor-kappaB, cyclooxygenase 2, and matrix
metalloprotease 9”, Cancer Res. 62(17), pp. 4945-4954.

162
24. Bashir A, Chaudhry M, Syad Y, Janbaz KH, Dasti AA and Loother BA (2003),
“Biological activities of Polygonum barbatum”, Journal of Research (Science),
Bahauddin Zakariya University, Multan, Pakistan 14(2), pp. 169-175.
25. Boik J (2001), “Natural compounds in cancer therapy: Promising nontoxic
antitumor agents from plants & other natural sources”, Oregon Medical Press,
Minnesota, USA, pp. 25.
26. Brown LL, Larson SR, Sneden AT (1998), “Vanicosides C-F, new
phenylpropanoid glycosides from Polygonum pensylvanicum”, J. Nat Prod 61,
pp. 762-766.
27. Burits M and Bucar F (2000), “Antioxidant activity of Nigella sativa essential
oil”, Phytotherapy Research 14, pp. 323-328.
28. Cai Y, Evans FJ, Roberts MF, Phillipson JD, Zenk MH, and Gleba YY (1991),
“Polyphenolic compounds from Croton lechreli”, Phytochemistry 30(6), pp.
2033-2040.
29. Calis I, Kuruuzum A, Demirezer LO (1999), “Phenylvaleric acid and flavonoid
glycosides from Polygonum salicifolium”, J. Nat Prod 62, pp. 1101-1105.
30. Chaturvedula VSP, Prakash I (2012), “Isolation of stigmasterol and β-sitosterol
from the dichloromethane extract of Rubus suavissimus”, International Current
Pharmaceutical Journal, 1(9), pp. 239-242.
31. Chen GY, Dai CY, Wang TS, Jiang CW, Han CR, and Song XP (2010), “A new
flavonol from the stem-bark of Premna fulva”, ARKIVOC pp. 179-185.
32. Chen LL, Huang XJ, Li MM, Ou GM, Zhao BX, Chen MF, Zhang QW, Wang
Y, Ye WC (2012), “Polygonflavanol A, a novel flavonostilbene glycoside
from the roots of Polygonum multiflorum”, Phytochemistry Letters 5, pp.
756–760.
33. Ching JC, Curtis LA, Thomas CKC, Robert LG, Jerry McLaughlin and David
JW (1999), “Oncogene signal transduction inhibitors from Chinese medicinal
plants”, Pure Appl. Chem. 71(6), pp. 1101-1104.
34. Chu X, Sun A, Liu R (2005), “Preparative isolation and purification of five
compounds from the Chinese medicinal herb Polygonum cuspidatum Sieb. et
Zucc by high-speed counter current chromatography”, J. Chromatogr A.
1097(1-2), pp. 33-39.

163
35. Claudia ALC, Roberta GC, Neli KH, Arnildo P, Fernando RP, Clarice QFL
(2013), “Phenolic compounds and antioxidant, antimicrobial and
antimycobacterial activities of Serjania erecta Radlk. (Sapindaceae)”,
Brazilian Journal of Pharmaceutical Sciences 49(4), pp. 775-782.
36. Colsch B, Afonso C, Popa I, Portoukalian J, Fournier F, Tabet JC, and Baumann
N (2004), “Characterization of the ceramide moieties of sphingoglycolipids
from mouse brain by ESI-MS/MS: identification of ceramides containing
sphingadienine”, Journal of Lipid Research 45, 281-286.
37. Cristiane P, Cleber BBJ, Ricardo MK, Naomi KS, Cassia MS, Andrea P, Ludger
W (2012), “Flavonoids and a neolignan glucoside from Guarea macrophylla
(Meliaceae)”, Quím. Nova 35(6), pp. 1123-1126.
38. Cuendet M, Hostettmann K and Potterat O (1997), “Iridoid glucosides with free
radical scavenging properties from Fagraea blumei”, Helvetica Chimica Acta
80, pp. 1144-1152.
39. Cui JJ, Yuan JF, Zhang ZQ (2010), “Anti-oxidation activity of the crude
polysaccharides isolated from Polygonum cillinerve (Nakai) Ohwi in
immunosuppressed mice”, J. Ethnopharmacol 132(2), pp. 512-517.
40. Dajun He, Dongyu Gu, Yun Huang, Amatjan Ayupbek, Yi Yang, Haji Akber
Aisa & Yoichiro Ito (2009), “Separation and purification of phenolic acids and
myricetin from Black Currant by high speed countercurrent chromatography”,
Journal of Liquid Chromatography & Related Technologies 32(20), pp. 3077-
3088.
41. Datta B, Datta S, Khan T, Kundu J, Rashid M, Nahar L, Sarker S (2004), “Anti-
cholinergic, cytotoxic and anti-HIV-1 activities of sesquiterpenes and a
flavonoid glycoside from the aerial parts of Polygonum viscosum”, Pharm Biol
42, pp. 18-23
42. Derita MG and Zacchino SA (2011), “Chemotaxonomic importance of
sesquiterpenes and flavonoids in five argentinian species of Polygonum genus”,
Journal of Essential Oil Research 23, pp.11-14.
43. Derita MG, Leiva ML, Zacchino SA (2009), “Influence of plant part, season of
collection and content of the main active constituent, on the antifungal
properties of Polygonum acuminatum Kunth”, J. Ethnopharmacol 124(3), pp.
377-383.

164
44. Ding Y, Kinjo J, Yang CY, Nohara T (1991), “Triterpenes from Mucuna
birdwoodiana”, Phytochemistry 30(11), pp. 3703 –3707.
45. Dong QF, Jia JZ, Zhu JH, Yu RM (2009), “Biotransformation of thymol by
hairy roots of transgenic Polygonum multiflorum”, Journal of Chinese
Medicinal Materials 32(10), pp. 1495-1499.
46. Dong X, Fu J, Yin X, Li X, Wang B, Cao S, Zhang J, Zhang H, Zhao Y and Ni J
(2014), “Pharmacological and other Bioactivities of the Genus Polygonum - A
Review”, Tropical Journal of Pharmaceutical Research 13(10), pp.1749-1759.
47. Donnelly LE, Newton R, Kennedy GE, Fenwick PS, Leung RH, Ito K, Russell
RE, Barnes PJ (2004), “Anti-inflammatory effects of resveratrol in lung
epithelial cells: molecular mechanisms”, Am J Physiol Lung Cell Mol Physiol
287(4), pp. 774-783.
48. Duwiejua M, Zeitlin IJ, Waterman PG, Gray AI (1994), “Anti-inflammatory
activity of Polygonum bistorta, Guaiacum officinale and Hamamelis
virginiana in rats”, J. Pharm Pharmacol 46(4), pp. 286-290.
49. Eunjung L, Byoung-Ho M, Younghee P, Sungwon H, Sunhee L, Younggiu L,
and Yoongho L (2008), “Effects of hydroxy and methoxy substituents on NMR
data in flavonols”, Bull. Korean Chem. Soc 29(2), pp. 507-510.
50. Fan P, Hay AE, Marston A, Lou H, Hostettmann K (2009), “Chemical
variability of the invasive neophytes Polygonum cuspidatum Sieb. and Zucc.
and Polygonum sachalinensis F. Schmidt ex Maxim”, Biochemical Systematics
and Ecology 37, pp. 24–34.
51. Fan P, Terrier L, Hay AE, Marston A, Hostettmann K (2010), “Antioxidant and
enzyme inhibition activities and chemical profiles of Polygonum sachalinensis
F.Schmidt ex Maxim (Polygonaceae)”, Fitoterapia 81, pp. 124-131.
52. Feng L, Zhang LF, Yan T, Jin J, Tao WY (2006), “Studies on active substance
of anticancer effect in Polygonum cuspidatum”, Zhong Yao Cai 29(7), pp. 689-
691.
53. Feng Y, Huang SL, Dou W, Zhang S, Chen JH, Shen Y, Shen JH, Leng Y
(2010), “Emodin, a natural product, selectively inhibits 11β-hydroxysteroid
dehydrogenase type 1 and ameliorates metabolic disorder in diet-induced obese
mice”, British Journal of Pharmacology 161(1), pp. 113–126.

165
54. Fu YX, He XR, Li JC, Liu XX (2008), “Study of chemical constitution and
antibacterial effect of herb Polygonum perfoliatum L”, Progress in Veterinary
Medicine 29, pp. 45-49.
55. Giang PM, Son HV, Son PT (2007), “ Study on the chemistry and antimicrobial
activity of Psychotria reevesii Wall. (Rubiaceae)”, Journal of Chemistry 45(5),
pp. 628 – 633.
56. Granica S, Czerwińska ME, Zyżyńska-Granica B, Kiss AK (2013),
“Antioxidant and anti-inflammatory flavonol glucuronides from Polygonum
aviculare L.”, Fitoterapia 91, pp. 180–188.
57. Guo J, Chen J, Lin L and Xu F(2012), “Five chemical constituents of the ethyl
acetate fraction from ethanol extract of semen litchi”, Journal of Medicinal
Plants Research 6(1), pp. 168-170
58. Guvenalp Z, Ozbek H, Unsalar T, Kazaz C, Demirezer LO (2006), “Iridoid,
flavonoid, and phenylethanoid glycosides from Wiedemannia orientalis”, Turk
J Chem 30, pp. 391- 400.
59. Han DQ, Zhao J, Xu J, Peng HS, Chen XJ, Li SP (2013), “Quality evaluation
of Polygonum multiflorum in China based on HPLC analysis of
hydrophilic bioactive compounds and chemometrics”, Journal of
Pharmaceutical and Biomedical Analysis 72, pp. 223- 230.
60. Haraguchi H, Hashimoto K, Yagi A (1992), “Antioxidative substances in leaves
of Polygonum hydropiper”, J Agric Food Chem 40, pp. 1349-1351.
61. Haraguchi H, Ohmi I, Sakai S (1996), “Effect of Polygonum hydropiper
sulfated flavonoids on lens aldose reductase and related enzymes”, J Nat Prod
59, pp. 443-445.
62. Hasan AHMN, Roy P, Bristy NJ, Paul SK, Wahed TB, Alam MN (2015),
“Evaluation of in vitro antioxidant and brine shrimp lethality bioassay of
different extracts of Polygonum plebeium R.Br.”, International Journal of
Advanced Research 3(12), pp. 97-107.
63. Hasan MK, Kabir AKL, Mistry S (2009),“Chemical and biological investigation
of leaves of Polygonum plebeium”, S. J. Pharm. Sci. 2(2), pp. 66-71.
64. He M, Zhang JH, Hu CQ (2001), “Studies on the chemical components of
Clematis chinensis”, Journal of Chinese Pharmaceutical Sciences 10(4), pp.
180-182.

166
65. Hongfang L, Qingyun M, Yuqing L, Jinfu Q, Jun Z& Youxing Z (2009),
“Chemical constituents from Polygonum perfoliatum”, Chin J Appl Environ
Biol 15(5), pp. 615- 620.
66. Hsu CY (2006), “Antioxidant activity of extract from Polygonum aviculare L.”,
Biol Res. 39(2), pp. 281-288.
67. Huang WY, Cai YZ, Xing J, Corke H, Sun M (2008), “Comparative analysis of
bioactivities of four Polygonum species”, Planta Med. 74, pp. 43-49.
68. Huang Y, Zhang P, He F, Zheng L, Wang YL, Wu JZ (2014), “Simultaneous
determination of four bioactive flavonoids from Polygonum orientale L. in
dog plasma by UPLC–ESI-MS/MS and application of the technique to
pharmacokinetic studies”, Journal of Chromatography B 957, pp. 96–104.
69. Hussain F, Hameed I, Dastagir G, Khan I, Ahmad B (2010), “Cytotoxicity and
phytotoxicity of some selected medicinal plants of the family Polygonaceae”,
African Journal of Biotechnology 9(5), pp. 770-774.
70. Hussein SRA (2007), Chemotaxonomic studies on some selected taxa of
Persicaria and Polygonum (Family Polygonaceae) in Egypt, Ph.D. Thesis of
philosophy of science in botany, Philadelphia University, Jordan.
71. Intisar A, Zhang L, Luo H, Kiazolu JB, Zhang R, Zhang W (2012), “Anticancer
constituents and cytotoxic activity of methanol-water extract of Polygonum
bistorta L.”, Afr J Tradit Complement Altern Med. 10(1), pp. 53-59.
72. Jiang QL, Pan JY, Ma J, Li YY, Xu BL (2007), “Variances of leptin mRNA in
the adipose tissue of NAFLD rats intervened with the extracts of Polygonum
cuspidatum compound”, Zhong Yao Cai 30(8), pp. 974-977.
73. Jin SP, Guo XF, Zhang YY, Li P, He PG, Wang QJ, Fang YZ (2009),
“Determination of bioactive components in Polygonum perfoliatum L. by
capillary electrophoresis with electrochemical detection”, Chinese Journal of
Chemistry 27(4), pp. 773-776.
74. Juan ME, Alfaras I, Planas JM (2012), “Colorectal cancer chemoprevention by
trans-resveratrol”, Pharmacol Res. 65(6), pp. 584-591.
75. Karuppiah P, Manoharana, Tan K, Huat B, Daiwen Y (2005), “Cycloartane type
triterpenoids from the rhizomes of Polygonum bistorta”, Phytochemistry
66(19), pp. 2304-2308.

167
76. Khare CP (2007), Indian Medicinal Plants- An Illustrated Dictionary, Springer-
Verlag New York, pp. 510.
77. Kim HJ, Woo ER, and Park H (1994), “A novel lignan and flavonoids from
Polygonum aviculare”, Journal of Natural Products 57(5), pp. 581-586.
78. Kim JR, Oh DR, Cha MH, Pyo BS, Rhee JH, Choy HE, Oh WK, Kim YR
(2008), “Protective effect of polygoni cuspidati radix and emodin on vibrio
vulnificus cytotoxicity and infection”, J Microbiol. 46(6), pp. 737-743.
79. Kim KW, Ha KT, Park CS, Jin UH, Chang HW, Lee IS, Kim CH (2007),
“Polygonum cuspidatum, compared with baicalin and berberine, inhibits
inducible nitric oxide synthase and cyclooxygenase-2 gene expressions in
RAW 264.7 macrophages”, Vascular Pharmacology 47, pp. 99-107.
80. Kinger HK, Gupta MK (2012), “Evaluation of anti-ulcer activity of Polygonum
Barbatum Linn. (Whole Plant)”, Journal of Biomedical and Pharmaceutical
Research 1(2), pp. 34-37.
81. Kiron SS, Nizar KPL, Rajagopal, Saritha M, Narayaswamy VB (2003),
“Analgesic activity study of Polygonum glabrum willd in rodents”, Research
Journal of Pharmaceutical, Biological and Chemical Sciences 3, pp. 1157-
1164.
82. Kitajima J, Kimizuka K, Tanaka Y (1998), “New sterols and triterpenoids of
Ficus pumila fruit”, Chemical and Pharmaceutical Bulletin, 46 (9), pp. 1408-
1411.
83. Ko YC, Chang CL, Chien HF, Wu CH, Lin LI (2011), “Resveratrol enhances
the expression of death receptor Fas/CD95 and induces differentiation and
apoptosis in anaplastic large-cell lymphoma cells”, Cancer Letters 309, pp. 46-
53.
84. Kong LD, Cai Y, Huang WW, Cheng CH, Tan RX (2000), “Inhibition of
xanthine oxidase by some Chinese medicinal plants used to treat gout”, Journal
of Ethnopharmacology 73, pp. 199-207.
85. Kwak SS, Cheong SA, Jeon Y, Lee E, Choi KC, Jeung EB, Hyun SH (2012),
“The effects of resveratrol on porcine oocyte in vitro maturation and
subsequent embryonic development after parthenogenetic activation and in
vitro fertilization”, Theriogenology 78(1), pp. 86-101.

168
86. Lakshmi NB, Subburaju T, Pradeep RLA, Manogaran E, Malairajan P, Satheesh
N, Arulanandham A (2011), “Pharmacological screening of the anti-
ulcerogenic effects of Polygonum barbatum (L.) against gastric ulcers in rats”,
Ethnopharmacology 4, pp. 1-11.
87. Le MH, Phan VK, Natalya K (2009), “Chemical constituents of Belamcanda
chinensis (L.) DC.”, Journal of Chemistry 47(5), pp. 623-627.
88. Lee CC, Houghton P (2005), “Cytotoxicity of plants from Malaysia and
Thailand used traditionally to treat cancer”, J. Ethnopharmacol. 100, pp. 237-
243
89. Lee MK, Sung SH, Lee HS, Cho JH, Kim YC (2001), “Lignan and neolignan
glycoside from Ulmus davidiana var. japonica. Arch”. Pharm. Res. 24(3), pp.
198-201.
90. Leela V, Saraswathy A (2013), “Isolation and characterization of
phytoconstituents from Acacia leucophloea flowers (Roxb) Willd.”,
International Research Journal of Pharmacy 4(9), pp. 107-109.
91. Li H, Zhou C, Pan Y, Gao X, Wu X, Bai H, Zhou L, Chen Z, Zhang S, Shi S,
Luo J, Xu J, Chen L, Zheng X, Zhao Y (2005), “Evaluation of antiviral activity
of compounds isolated from Ranunculus sieboldii and Ranunculus sceleratus”,
Planta Med 71, pp. 1128-1133.
92. Li RP, Wang ZZ, Sun MX, Hou XL, Sun Y, Deng ZF, Xiao K (2012),
“Polydatin protects learning and memory impairments in a rat model of
vascular dementia”, Phytomedicine 19(8-9), pp. 677-681.
93. Li T, Zhao Y, Zhou X, Chen HG, Zhao C and Gong XJ (2013), “Studies on
chromatographic fingerprint and fingerprinting profile-Efficacy relationship of
Polygoni Perfoliati Herba”, Evidence-Based Complementary and Alternative
Medicine pp. 1-15
94. Li XC, Elsohly HN, Hufford CD, Clark AM (1999), “NMR assignments of
ellagic acid derivatives”, Magnetic Resonance in Chemistry 37, pp. 856.
95. Liao CR, Kuo YH, Ho YL, Wang CY, Yang CS, Lin CW, Chang YS (2014),
“Studies on cytotoxic constituents from the leaves of Elaeagnus oldhamii
Maxim. in non-small cell lung cancer A549 cells”, Molecules 19, pp. 9515-
9534.

169
96. Liu JX, Di DL, and Shi YP (2008), “Diversity of chemical constituents from
Saxifraga montana,” Journal of the Chinese Chemical Society 55, pp. 863-870.
97. Liu R, Sun Q, Shi Y, Kong L (2005), “Isolation and purification of coumarin
compounds from the root of Peucedanum decursivum (Miq.) Maxim by high-
speed counter-current chromatography”, Journal of Chromatography A 1076
(1-2), pp. 127-132.
98. Liu XQ, Yu LM and WuLJ (2003), “Chemical constituents of Polygonum
cupidatum”, China Journal of Chinese Materia Medica 28, pp. 47-49.
99. López SN, Furlan RL, Zacchino SA (2011), “Detection of antifungal
compounds in Polygonum ferrugineum Wedd. extracts by bioassay-guided
fractionation. Some evidences of their mode of action”, J Ethnopharmacol.
138(2), pp. 633-636.
100. Lu Y, Yang JH, Li X, Hwangbo K, Hwang SL, Taketomi Y, Murakami M,
Chang YC, Kim CH, Son JK, Chang HW (2011), “Emodin, a naturally
occurring anthraquinone derivative, suppresses IgE-mediated anaphylactic
reaction and mast cell activation”, Biochemical Pharmacology 82, pp. 1700-
1708.
101. Maharajan M and Rajendran A, Thomas B and Aravindhan V (2012),
“Antibacterial and antifungal activities of Polygonum chinense Linn, Asian
Journal of Plant Science and Research 2(5), pp. 577-580.
102. Markham KR., Ternai B, Stanley R, Geiger H and Mabry TJ (1978), “Carbon-
13NMR studies of flavonoids—III: Naturally occurring flavonoid glycosides
and their acylated derivatives”, Tetrahedron 34, pp. 1389-1392.
103. Mazid MA, Datta BK, Lutfun N, Bashar SAMK, Bachar SC, Sarker SD
(2009), “Antinociceptive, anti-inflammatory and diuretic properties of
Polygonum barbatum (L.) Hara var.barbata”, Brazilian Journal of
Pharmacognosy 19, pp. 749-754.
104. Mazid MA, Datta BK, Lutfun N, Bashar SAMK, Bachar SC, Sarker SD
(2011), “Phytochemical studies on Polygonum barbatum (L.) Hara var. barbata
(Polygonaceae)”, Records of Natural Products 5(2), pp. 143-146.
105. Mazid MA, Datta BK, Lutfun N, Bashar SAMK, Bachar SC, Sarker SD
(2011), “Potential antitumor activity of two Polygonum species”, Arch. Biol.
Sci., Belgrade 63(2), 465-468.

170
106. Mohamad H, Jamil WANWA, Abas F, Mohamad KS, and Ali AM (2009),
“Octacosanoic acid, long chains saturated fatty acid from the marine sponges
Xestospongia sp”, Pertanika Journal of Tropical Agricultural Science 32(1),
pp. 51–55.
107. Moon JK and Shibamoto T (2009), “Antioxidant assays for plant and food
components: Reviews”, J. Agric. Food Chem. 57, pp.1655-1666.
108. Mosmann T (1983), “Rapid colorimetric assay for cellular growth and
survival: application to proliferation and cytotoxicity assays”, Journal of
Immunological Methods 65, pp. 55-63.
109. Mouffok S, Haba H, Lavaud C, Long C, Benkhaled M (2012), “Chemical
constituents of Centaurea omphalotricha Coss. & Durieu ex Batt. & Trab.”,
Rec. Nat. Prod. 6(3), pp. 292-295.
110. Narasimhulu G, Reddy KK, Mohamed J (2014), “The genus Polygonum
(Polygonaceae): An ethnopharmacological and phytochemical perspectives -
Review”, Int J Pharm Pharm Sci 6(2), pp. 21-45.
111. Parekh P, Motiwale L, Naik N, Rao KV (2011), “Downregulation of cyclin D1
is associated with decreased levels of p38 MAP kinases, Akt/PKB and Pak1
during chemopreventive effects of resveratrol in liver cancer cells”,
Experimental and Toxicologic Pathology 63, pp. 167–173.
112. Park CE, Kim MJ, Lee JH, Min BI, Bae H, Choe W, Kim SS, Ha J. (2007),
“Resveratrol stimulates glucose transport in C2C12 myotubes by activating
AMP-activated protein kinase”, Exp Mol Med. 39(2), pp. 222-229.
113. Park CS, Lee YC, Kim JD, Kim HM, Kim CH (2004), “Inhibitory effects of
Polygonum cuspidatum water extract (PCWE) and itscomponent resveratrol on
acyl-coenzyme A–cholesterol acyltransferaseactivity for cholesteryl ester
synthesis in HepG2 cells”, Vascular Pharmacology 40, pp. 279- 284.
114. Peng W, Qin R, Li X, Zhou H (2013), “Botany, phytochemistry,
pharmacology, and potential application of Polygonum cuspidatum Sieb.et
Zucc.: A review”, Journal of Ethnopharmacology 148(3), pp. 729-745.
115. Peng ZF, Strack D, Baumert A (2003), “Antioxidant flavonoids from leaves of
Polygonum hydropiper L”, Phytochemistry 62, pp. 219-228.

171
116. Petrus AJA, Siva HS, Suguna G (2012),“Isolation and characterisation of the
antioxidant phenolic metabolites of Boerhaavia erecta L. leaves”, J. Pharm.
Sci. & Res. 4(7), pp. 1856-1861.
117. Pierre P (1980), “Synthesis of the antitumor dimeric indole alkaloids from
Catharanthus species (Vinblastine Group)”, Journal of natural products 43,
pp. 72-86.
118. Pillai MK, Yang D, Hsu A, Tan Kwong HB (2007), “Evaluation of
Polygonum bistorta for anticancer potential using selected cancer cell lines”,
Medicinal Chemistry 3(2), pp.121-126.
119. Pittaya T, Yupa Pootaeng O, Photchana P and Walter CT (2004),
“Cerebrosides and a Monoacylmonogalactosylglycerol from Clinacanthus
nutans”, Chem. Pharm. Bull. 52(1), pp. 27-32.
120. Qingsheng C (2012), The study of effects and mechanism of Polygonum
perfoliatum L. with hepatic fibrosis of rat, Master Thesis, Guilin Medical
College, China.
121. Queen RSX, Alex RV (2011), “In-vitro antioxidant activity of Polygonum
barbatum leaf extract”, Asian J Pharm Clin Res 4(1), pp. 113-115.
122. Queen RSX, Arockiasamy P, Alex RV (2011), “Pharmacognositic and
phytochemical investigation on leaf of Polygonum barbatum”, International
Journal of Applied Biology and Pharmaceutical Technology 2(2), pp. 174-179.
123. Queen RSX, Arockiasamy P, Jeba SD, Ilavarasan R, Alex RV (2011), “Anti-
ulcer evaluation of Polygonum barbatum linn leaf extract”, Int J Pharm Pharm
Sci 3(4), pp. 81-84.
124. Queen RSX, Arockiasamy P, Kanmani R, Charles A and Alex RV (2011),
“Isolation and characterization of flavanone compounds from the leaf extract of
Polygonum barbatum”, J. Chem. Pharm. Res. 3(2), pp. 762-764.
125. Ren H, Wan D, Zou Z (2009), “Studies on chemical constituents from roots of
Polygonum amplexicaule”, Zhongguo Zhong Yao Za Zhi 34(2), pp. 183-185.
126. Richard P, Michael E (2005), “Isolation of shikimic acid from star aniseed”,
Journal of Chemical Education 82(4), pp. 599-600.
127. Sacchi R, Addeo F and Paolillo L (1997), “1H and 13C-NMR of Virgin olive
oil. An overview”, Magnetic Resonance in Chemistry 35, pp. 133-145.

172
128. Santana DB, Costa RC, Araújo RM, Paula JE, Silveira ER, Filho RB,
Espindola LS (2015), “Activity of Fabaceae species extracts against fungi
and Leishmania: vatacarpan as a novel potent anti-Candida agent”, Revista
Brasileira de Farmacognosia 25, pp. 401- 406.
129. Seebacher W, Simic N, Weis R, Saf R, Kunert O (2003), “Complete
assignments of 1H and 13C - NMR resonances of oleanolic acid, 18α-oleanolic
acid, ursolic acid and their 11-oxo derivatives”, Magnetic Resonance in
Chemistry 41(8), pp. 636–638.
130. Sen P, Kumar P (1976), “Chemical study of the flowers of Polygonum
plebejum”, Planta Medica 30(2), pp.133-134.
131. Shan B, Cai YZ, Brooks John D, Corke H (2008), “Antibacterial properties of
Polygonum cuspidatum roots and their major bioactive constituents”, Food
Chemistry 109(3), pp. 530-537.
132. Smolarz HD ,Surdacka A ,Rolinski J (2003), “In fluence of ethyl acetate
extract and quercetin-3-methyl ether from Polygonum amphibium on activation
lymphocytes from peripheral blood of healthy donor in vitro”, Phytother Res
17, pp. 744-747.
133. Sogi DS, Siddiq M, and Dolan KD (2015), “Total phenolics, carotenoids and
antioxidant properties of Tommy Atkin mango cubes as affected by drying
techniques", LWT-Food Science and Technology. 62(1), pp. 564-568.
134. Song JH, Kim SK, Chang KW, Han SK, Yi HK, Jeon JG (2007), “In vitro
effects of a fraction separated from Polygonum cuspidatum root on the
viability, in suspension and biofilms, and biofilm formation of mutans
streptococci”, Journal of Ethnopharmacology 112, pp. 419–425
135. Sua´rez-Quiroz ML, Alonso Campos A, Valerio Alfaro G, Gonza´lez-Rı´os
O, Villeneuve P, Figueroa-Espinoza MC (2014), “Isolation of green coffee
chlorogenic acids using activated carbon”, Journal of Food Composition
and Analysis 33, pp. 55-58.
136. Sun X, Sneden AT (1999), “Neoflavonoids from Polygonum perfoliatum”,
Planta Med 65(7), pp. 671-673.
137. Takasaki M, Konoshima T, Kuroki S (2001), “Cancer chemopreventive
activity of phenylpropanoid esters of sucrose, vanicoside B and lapathoside A,
from Polygonum lapathifolium”, Cancer Letters 173, pp. 133-138.

173
138. Toan Phan NH, Dieu Thuan NT, Duy NV, Mai Huong PT, Cuong NX, Nam
NH, Thanh NV, Minh CV (2009), “Flavonoids isolated from Dipterocarpus
obtusifolius”, Vietnam journal of chemistry 53(2e), pp. 131-136.
139. Ullah R, Tanveer A, Khaliq A, Hussain S (2013), “Comparative allelopathic
potential of Fumaria indica L. and Polygonum plebejum L. against field
crops”, Pakistan Journal of Weed Science Research 19(1), pp. 15-29.
140. Vidal OE , Elias R, Faure F, Babad A, Jamian, Crespin F, Balansard G, and
Boudon G (1989), “Flavonol Glycosides from Calendula officinalis flowers”,
Planta Medica 55, pp. 73-74.
141. Wang D, Lu D (2004), “Chemical constituents in roots of Polygonum
perfoliatum ”, Subtropical Plant Science 33(2), pp. 10-12.
142. Wang KJ, Zhang YJ, Yang CR (2004), “Antioxidant phenolic compounds
from Rhizomes of Polygonum paleaceum”, J Ethnopharmacology 96, pp. 483-
487.
143. Wang KW, Zhu JR and Shen LQ (2013), “A new lignan with anti-tumour
activity from Polygonum perfoliatum L”, Natural Product Research 27(6), pp.
568-573.
144. Wen P, Han H, Wang R, Wang N, Yao X (2007), “C-glycosylfavones and
aromatic glycosides from Campylotropis hirtella (Franch.) Schindl”, Asian
Journal of Traditional Medicines 2(4), pp. 149-153.
145. Wen Q, Lin X, Liu Y, Xu X, Liang T, Zheng N, Kintoko, Huang R (2012),
“Phenolic and lignan glycosides from the butanol extract of Averrhoa
carambola L. root”, Molecules 17, pp. 12330-12340.
146. Wu H, Zheng H, Xu Y, Zhang P, Chen G and Zhu Y (2014), “Two new
sesquiterpenes from a kind of TCM Pieces, Curcumae Radix”, Rec. Nat. Prod.
8(4), pp. 334-341.
147. Wua XB, Luo XQ, Gu SY, Xu JH (2012), “The effects of Polygonum
cuspidatum extract on wound healing in rats”, Journal of Ethnopharmacology
141(3), pp. 934-937.
148. Xing WW, Wu JZ, Jia M, Du J, Zhang H, Qin LP (2009), “Dossier: High fat
diet syndromes and obesity effects of polydatin from Polygonum cuspidatum
on lipid profile in hyperlipitemic rabbits”, Biomedicine & Pharmacotherapy
63, pp. 457-462.

174
149. Xingzhong S, Michael LZ, Jean MC, Albert TS (2000), “New sucrose
phenylpropanoid esters from Polygonum perfoliatum”, Journal of natural
products 63(8), pp. 1094-1097.
150. Xu LR, Zhou P, Zhi YE, Wu J, Zhang S (2009), “Three new flavonol
triglycosides from Derris trifoliate”, J Asian Nat Prod Res. 11(1), pp. 79-84.
151. Xu Y, Wang Z, You W, Zhang X, Li S, Barish PA, Vernon MM, Du X, Li G,
Pan J, Ogle WO (2010), “Antidepressant-like effect of trans-resveratrol:
Involvement of serotonin and noradrenaline system”, European
Neuropsychopharmacology 20, pp. 405- 413.
152. Xu Z, Yang J, Lu R, Lu Y, Zhou J, Zheng Q and Yang S (1999), “A New
natural product from Cistanche deserticola Y.c. Ma.”, Journal of Chinese
Pharmaceutical Sciences 8(2), 61-63.
153. Yagi A, Uemura T, Okamura N (1994), “Antioxidative sulphated flavonoids in
leaves of Polygonum hydropiper”, Phytochemistry 35, pp. 885-887.
154. Yamada K, Hara E, Miyamoto T, Higuchi R, Isobe R, Honda S (1998),
“Isolation and structure of biologically active glycosphingolipids from the Sea
Cucumber Cucumaria echinata”, Eur. J. Org. Chem. pp. 371-378.
155. Yao S, Li Y, Kong L (2006), “Preparative isolation and purification of
chemical constituents from the root of Polygonum multiflorum by high-speed
counter-current chromatography”, Journal of Chromatography A 1115, pp. 64-
71.
156. Yaoita Y, Ishizuka T, Kakuda R, Machida K, Kikuchi M (2000), “Structures of
New Ceramides from the Fruit Bodies of Grifola frondasa”, Chemical and
Pharmaceutical Bulletin 48, pp. 1356-1358.
157. Ye G, Peng H, Fan M and Huang CG (2007), “Ellagic acid derivatives from
the stem bark of Dipentodon sinicus”, Chemistry of natural Compound 43(2),
pp. 125-127.
158. Yoon YS, Taesook Y, Won KY, Seung JK, Dong SK, Ho KK (2013), “The
antiobesity effect of Polygonum aviculare L. ethanol extract in High-Fat Diet-
Induced Obese Mice”, Evidence-Based Complementary and Alternative
Medicine pp. 1-11.

175
159. Yoshioka T, Inokuchi T, Fujioka S, Kimura Y (2004), “Phenolic compounds
and flavonoids as plant growth regulators from fruit and leaf of Vitex
rotundifolia”, Z. Naturforsch C. 59(7-8), 509-514.
160. Yun JM, Chien A, Jialal I, Devaraj S (2011), “Resveratrol up-regulates SIRT1
and inhibits cellular oxidative stress in the diabetic milieu: mechanistic
insights”, The Journal of nutritional biochemistry 1, pp. 1-7.
161. Zhang H, Shih A, Rinna A, Forman HJ (2011), “Exacerbation of tobacco
smoke mediated apoptosis by resveratrol: An unexpected consequence of its
antioxidant action”, The International Journal of Biochemistry & Cell Biology
43, pp. 1059– 1064.
162. Zhang H, Zhang QW, Wang L, Zhang XQ, Ye WC, Wang YT (2011), “Two
new anthraquinone malonylglucosides from Polygonum cuspidatum”, Natural
Product Research pp. 1–5.
163. Zhao B, Ren J, Yuan Z (2013), “Isolation of a new cerebroside from
Codonopsis lanceolata”, Biochemical Systematics and Ecology 46, pp. 26-32.
164. Zhong RL , Sun XC, Li WX , Wu LJ, Huang J, Sun BH (2008), “Isolation and
identification of chemical constituents of Polygonum perfoliatum”, J Shenyang
Pharm Univ 25, pp. 105-107.
165. Zhong Y, Yoshinaka Y, Takeda T, Shimizu N, Yoshizaki S, Inagaki Y,
Matsuda S, Honda G, Fujii N, Yamamoto N (2005), “Highly potent anti-HIV-1
activity isolated from fermented Polygonum tinctorium Aiton”, Antivir Res 66,
pp. 119-128.
Tài liệu tiếng Trung
166. Wang KJ, Zhang YJ, Yang CR (2006), “Recent advance on the chemistry and
bioactivity of genus Polygonum”, Nat Prod Res Dev 18, pp. 151-164.

176
PHỤ LỤC 1. KẾT QUẢ GIÁM ĐỊNH TÊN KHOA HỌC CÁC
MẪU THỰC VẬT
PHỤ LỤC 2. PHỔ CỦA CÁC HỢP CHẤT
PHỤ LỤC 2.1: PHỔ 1H-NMR, 13
C-NMR, DEPT, HMBC, HSQC, MS,
COSY CỦA CÁC HỢP CHẤT PHÂN LẬP TỪ CÂY THỒM LỒM GAI
(POLYGONUM PERFOLIATUM L.)
OH OH O
8 9 1
7 2
6
10 3
5 4

Musizin (2T)
21 OH
22
18 25
20 24 27
12
23
17
19 11 13
1 16 26
14
2 9
8 15
10
3 30
4 7
HO 5
6
28 29

24(R/S)-cycloart-25-en-3β,24-diol (3T)
HO

OH
H OH
1 5 9
O 7 11
HO 2 4 8
3 6 10 12
HO O 13
OH 18
2'
HN 4' 6' 8' 10' 12' 18'
1'
3' 5' 7' 9' 11' 13' 19'
O

OH

1-O-(β-D-glucopyranosyl)-(2S,3S,4R,8E)-2-[(2'R,10'Z)-2'-hydroxyicos-10'-
enoylamino]-8-nonacosene-1, 3, 4-triol (4T)
1-O-(β-D-glucopyranosyl)-(2S,3S,4R,8E)-2-[(2'R,10'Z)-2'-hydroxyicos-10'-
enoylamino]-8-nonacosene-1, 3, 4-triol (4T)
1-O-(β-D-glucopyranosyl)-(2S,3S,4R,8E)-2-[(2'R,10'Z)-2'-hydroxyicos-10'-
enoylamino]-8-nonacosene-1, 3, 4-triol (4T)
Metyl este của hợp phần acid béo (4.1)
9' 10'

7' 5' 3' 1' 5 4


6 10 3
8'
6' 4' 2'
7 2
HO 9 O O
8
OCH3

6-Geranyl-7-hydroxy-8-methoxy coumarin (5T)


O 6a
O OCH3
6

1' 3'
O 1 OH
3
3a 6'
O O
6'a
O

3′-O-methyl-3,4-methylenedioxy ellagic acid (6T)


OH O OH
8 1
8a 9a
9

10 3
H3C 6 5
10a 4a
4
OCH3
O

Physcion (7T)
OH
5
4 3

1 O
8
OH O

4-Hydroxymellein (8T)
29
28
22 24
25 26
18 20
17
19 27
H OH
H O
3 5
HO
HO O
H OH
H H

Daucosterol (9T)
OH
3'
2' 4' OH

8 1'
HO 9 O 5'
7 2 6'
6 10 4 3 OH
5
OH O

Quercetin (10T)
O
7
O OCH3

5 6 2' 3' 1''


H3CO 4 1 1' 4' O 2''
3 2 OH
6' 5' O
3''
H3CO O 7'
5'' OH
4''
O CH3
6''
HO

3,3′,4-Trimethoxy 4′-O--L-rhamnopyranoside ellagic acid (11T)


OH
3'
2' OH

1
HO 7 9 O
1' OH
2 6'

4
5 10 3 OH

OH O

Myricetin (12T)
O
HO
1
OH
2 6 O
3 7' 2'
5 OH
4 1'
HO O 9' 3'
8'
OH 6'
4' OH
5'

A
cid chlorogenic (13T)
OCH3

2' OH

HO 9 O
2 OCH3
7 6'
4
5 10 3
OH O

4',5,7-Trihydroxy-3',5'-dimethoxyflavone (14T)
OH
3'
OH
1
1'
HO 7 9 O OH
2 6'
4 3
10 O
5
OH O
6'' 5'' 1''
H 3C O
HO 4'' H
3'' 2''
HO OH

Myricetin-3-rhamnose (15T)
3'
OH
2'
4'
8 1'
HO 9 O
5' OH
7 2 6'
6
10 3 OH
5 4
OH

(-)-Epicatechin (16T)
H OH
O
HO 1'
HO H OH
OH 4 O
O HO OH
OH

Maltose (17T)
Maltose (17T)
OH
3'
2' 4' OH

8 1'
HO 9 O 5'
7 2 6'
6 10 4 3 O
5
OH O
6''COOH
5''
O
4'' OH 1''

OH
OH

Quercetin-3-O-β-D-glucuronid (18T)
OH
3'
OH
2'
4'
8 1'
HO 9 O
5' OH
7 2 6'
6
10 3 O
5 4 7' 9'
OH O OH
8' 10'

13'
12' 11' OH
OH

(-)-Epigallocatechin 3-O-gallate (19T)


OH
3' OH

HO 9 O 2 1'
7
2" OH 4"
HO 3"
5 4 O OH
O
OH O 6"
1'' 5''
OH

Quercetin 3-O-β-D- glucopyranosid (20T)


O
O H
5
6 4 1 NH
HO 7 N 3 2
H
HN
O

N-[(4R)-2,5-dioxo-4- imidazolidinyl]-carbamic acid (21T)


O
O H
5
6 4 1 NH
HO 7 N 3 2
H
HN
O

N-
[(4R)-2,5-dioxo-4- imidazolidinyl]-carbamic acid (21T)
N-[(4R)-2,5-dioxo-4- imidazolidinyl]-carbamic acid (21T)
OH

HO O

O
OH O
O OH

O
HO
O OH
HO
HO
OH

Kaempferol-3-β-D-glucopyranosyl-(1→6)-α-L-rhamnopyranosid (22T)
Kaempferol-3-β-D-glucopyranosyl-(1→6)-α-L-rhamnopyranosid (22T)
Kaempferol-3-β-D-glucopyranosyl-(1→6)-α-L-rhamnopyranosid (22T)
OCH3
2'' 3''
7''
8'' OH
1'' 4''
9''
OH O 6'' 5''
O
6'
4' 5' O 1 OH
HO 1' O
HO 2' 5
3'
OH O 2
6
H3CO 3 4
O
3''' 2''' O OH
9'''
HO
4'''
1''' 8'''
5''' 7'''
6'''

1-3 diferuloyl O-Z-β-D-fructofuranosyl (1→2)-α-D-glucopyranosid (23T)


1-
3 diferuloyl O-Z-β-D-fructofuranosyl (1→2)-α-D-glucopyranosid (23T)
7 9
H3CO 3 1 8
OH
8'
7' 9'
HO 6 O

OCH3 5" O
OH 1"
1'
6' 2'
OH
HO
H3CO OCH3

OH

Lyonisid (24T)
Lyonisid (24T)
Lyonisid (24T)
PHỤ LỤC 2.2: PHỔ 1H-NMR, 13C-NMR, DEPT, HMBC, HSQC, MS,
COSY CỦA CÁC HỢP CHẤT PHÂN LẬP TỪ CÂY NGHỂ TRẮNG
(POLYGONUM BARBATUM L.)
O OH
16 14 12 10 8 6 4 1
2
17 15 13 11 9 7 5 3

Acid margaric (25N)


25

19 22
O 21 O
16 H 12 13
28 10 N
18 N 9 8
O 14 CH3
H 20
31 17 O 7 1

Asperglaucid (26N)
Asperglaucid (26N)
29 30

20

12 18 22
13
25 11 28 31
26 17
COOCH3
HO 2 1 14
16
10 8 15
3
4 7 27
5
HO 6
23 24

Methyl maslinat (27N)


OH

OH
OHOH
1 3 5 9
O 11 13
H 6 8
HO 1'' O 12
2
OH 18
2'
4' 6' 8' 10' 11' 13'
HN 22'
1' 5' 7'
3' 12'
O 32'

OH

1-O-(β-D-galactopyranosyl-2′-hydroxyditriaconta-10′-enoylamino]-8-
octadecaene-1, 3, 4-triol (28N)
1-O-(β-D-galactopyranosyl-2′-hydroxyditriaconta-10′-enoylamino]-8-
octadecaene-1, 3, 4-triol (28N)
1-O-(β-D-galactopyranosyl-2′-hydroxyditriaconta-10′-enoylamino]-8-
octadecaene-1, 3, 4-triol (28N)
1-O-(β-D-galactopyranosyl-2′-hydroxyditriaconta-10′-enoylamino]-8-
octadecaene-1, 3, 4-triol (28N)

Metyl este của hợp phần acid béo (28.1)


30

29 20
19
12 18 22
25 26 13 17
1 COOH
14 28
9
10 8 15
3 27
4 5 7
HO 6
23 24

Acid ursolic (29N)


Acid ursolic (29N)
30
29

19 20

12 18 22
25 26 13 17
COOH
1 14 28
9
10 8 15
3 27
4 5 7
HO 6
23
24

Acid oleanolic (30N)


15 OH
HO 10

1 8
5 O
4 12
7 O
OH 11
14
13

Zedoalactone B (31N)
Zedoalactone B (31N)
OCH3
3'
2' OH
4'
8 1
1'
HO 7 9 O 5'
2 6'
6 4
5 10 3 OH

OH O

Isorhamnetin (32N)
6 7
COOH
5 1 9
8
2
H3CO 4 3

OH

Acid isoferulic (33N)


COOH

HO OH
OH

Acid gallic (34N)


30

29
20
19
12
13 18 22
11
25 26
1
OH
14 28
2 9
10 8 15
3 27
4 5 7
HO 6
24 23

Uvaol (35N)
Uvaol (35N)
9
H3C
8
O O
1 7

HO 3 OH
OH

Ethyl 3,4,5-trihydroxybenzoate (36N)


Ethyl 3,4,5-trihydroxybenzoate (36N)
O
CH3
1

3 OCH3
OH

3-Methoxy-4-hydroxyacetophenone (37N)
3-Methoxy-4-hydroxyacetophenone (37N)
OCH3
H3CO 3 OCH3

6' 1
HO
4' 5' O O
HO 1'
HO 2'
3' OH

3,4,5-trimethoxyphenol-1-O-β-D-glucopyranosid (38N)
3,4,5-Trimethoxyphenol-1-O-β-D-glucopyranosid (38N)
O OH
1
6
3 5
HO OH
OH

Acid 3,4,5-trihydroxycyclohex-1-enecarboxylic (39N)


Acid 3,4,5-trihydroxycyclohex-1-enecarboxylic (39N)
PHỤ LỤC 2.3: PHỔ 1H-NMR, 13C-NMR, DEPT, HMBC, HSQC, MS
CỦA CÁC HỢP CHẤT PHÂN LẬP TỪ CÂY MỄ TỬ LIỄU
(POLYGONUM PLEBEIUM R.BR.)
16 28

COOH
12 4 2

Acid montanic (40M)


26

22
27 29
18 20 24
17
28
19

3 5

HO

Stigmasterol (41M)
H
29 H

30
H3C 21
19
12 22
18 28
25 26 CH3
14 16
1 9
8
27
3 5
HO

24 23

Lupeol (42M)
H
29 H

30
H3C 21
19
12 22
18 28
25 26 COOH
14 16
1 9
8
27
3 5
HO

24 23

Acid betulinic (43M)


3'

8 1
HO O 1' 5'
7
3
6 5 4
OH O

Chrysin (44M)
OH
3'
2' 4' OH

8 1'
HO 9 O 5'
7 2 6'
6 10 4 3 OH
5
OH O

OH

OH
3'
4'
8 1'
HO 9 O 2 6'
7
3
6 4
5 10
6'' O
OH O CH2OH
OH 5'' O
OH 1''
4''

3'' 2''

OH

Quercetin 3-O-β-D-galactopyranosid (45M)


Kaempferol (46M)
3'
OH

HO O 1'
9 2
7

5 4 O

OH O OH
O

OH
OH

Kaempferol 3-O-α-L-rhamnopyranosid (47M)


OH

OH

HO O

OH O
OH O
HO

OH

Quercetin 3-O- β-D-arabinopyranosid (48M)


3'
OH

HO 9 O 2
7 1'

5 4 O
OH O
O
4" 1''
OH
5''
2"
HO
3"
OH

Kaempferol-3--L-arabinofuranosid (49M)
3'
OH

HO 9 O 2 1'
7
2" OH 4"
HO 3"
5 4 OH
O O 6"
OH O 1'' 5''
OH

Kaempferol 3-O-β-D-glucopyranosid (50M)


OH
4'' 6''
HO 3''
5'' OH
2'' 3'
O OH
HO 2' 4'
1''
8 1'
HO 7 9 O 2 5'
6'
6 3
10
5 4
OH O

Vitexin (51M)
Vitexin (51M)
3'
OH OH
2' 4'
O 8
HO O 1'
HO 7 9 O 2 5'
OH 6'
6 3
10
5 4
OH O

Apigenin-7-O-β-D-glucopyranosid (52M)
OH
2' OH
8
HO O 2
6'
6 O
OH O
OH OO CH2

1''' O
OH 1''
OH OH OH
OH

Rutin (53M)
OCH3
2' OH
8
HO O 2
6'
6 O
OH O
OH OO CH2
1''' O
OH 1''
OH OH OH
O
OH O
1''''

OH OH

Isorhamnetin-3-O-rhamnosyl-rutinosid (54M)
Isorhamnetin-3-O-rhamnosyl-rutinosid (54M)
OH
2' OH
8
HO O 2
6'
6
O
OH O
O HO
OH O
O O
OH O
1''' 1''
1'''' OH OH
OH
OH OH OH

Quercetin-3-O-α-L-rhamnosyl-(1→6)-β-D-glucopyranosyl-(1→3)-β-D-
glucopyranosid (55M)
Quercetin-3-O-α-L-rhamnosyl-(1→6)-β-D-glucopyranosyl-(1→3)-β-D-
glucopyranosid (55M)
PHỤ LỤC 3. KẾT QUẢ THỬ HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HÓA
VÀ TÁC DỤNG ĐỘC TẾ BÀO
TRẢ LỜI KẾT QUẢ
HOẠT TÍNH GÂY ĐỘC TẾ BÀO (CYTOTOXICITY ASSAY)

Người gửi mẫu: Trần Thanh Hà


Địa chỉ: Viện Dược liệu
Số lượng mẫu: 11
Loại mẫu: Mẫu thô
Ngày nhận mẫu: 01/2014
Ngày trả lời kết quả: 06/2014
Người thực hiện: Trần Thị Hiền
Số điện thoại:+46 76 970 21 42
E-mail: thi.hien_tran.3001@med.lu.se; hienhup@gmail.com
Nơi thực hiện: Department of Experimental Medical Science, Lund University, BMC
D12, SE-221 84 Lund, Sweden.

PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH


Áp dụng phương pháp MTT được biên soạn bởi tác giả Mosmann (1983)
Mẫu thử: như trong bảng kết quả thực nghiệm.
Dòng tế bào:
Tên viết tắt dòng tế bào Bệnh Nơi cung cấp
HT-1080 Ung thư mô ác tính
MDA-MB231 Ung thư tuyến vú xâm lấn
MCF-7/adr Ung thư vú người kháng American Type
(adriamycin Michigan adriamycin Culture Collection
Cancer Foundation-7 ) (ATCC, Manassas,
MCF-7/TAMR Ung thư vú người kháng Virginia, USA)
(tamoxifen-resistant tamoxifen
Michigan Cancer
Foundation-7)
Hela Ung thư cổ tử cung
Hóa chất: Dulbecco's modified Eagle’s medium (DMEM), RPMI-1640 medium, huyết
thanh phôi bò (FBS) và trypsin của GIBCO-BRL (Grand Island, NY, USA); 3-(4,5-
Dimethylthiazol-2-yl)-2,5-diphenyltetrazolium bromide, một tetrazole) (MTT) của
Sigma Chemical Company (St Louis, MO, USA), Tamoxifen của Sigma Aldrich
Nuôi cấy tế bào: Tế bào MDA-MB 231 (tế bào ung thư tuyến vú xâm lấn), MCF-7/adr
(tế bào ung thư vú người kháng adriamycin), MCF-7/TAMR (tế bào ung thư vú người
kháng tamoxifen) được nuôi cấy trong DMEM chứa 10% FBS. Tế bào Hela (ung thư
cổ tử cung) và HT 1080 (ung thư mô ác tính) được nuôi cấy trong RPMI chứa 10%
FBS. Các dòng tế bào sau đó được ủ ở 37oC trong tủ ấm chứa 5% CO2
Tiến hành thử độc tế bào (MTT assay): Mẫu thí nghiệm: Hòa mẫu thí nghiệm vào
dung dịch DMSO 100% ở các thang nồng độ gồm 5 nồng độ 1, 3, 10, 30, 50 μg/mL.
Tamoxifen được sử dụng làm chứng dương.
Quy trình nuôi cấy: Cho khoảng 2x104 tế bào/ml trong môi trường nuôi cấy. Để 2
giếng trống làm chứng trắng (blank control). Các tế bào được nuôi trong môi trường ở
37oC và 5% CO2 cho phép tế bào gắn vào đáy mỗi giếng của đĩa nuôi cấy. Nuôi tế bào
trong 24 giờ để tế bào ổn định. Sau 24 giờ nuôi cấy, thêm 10 μl thuốc thử và thuốc
chuẩn ở các nồng độ khác nhau vào mỗi giếng. Mỗi nồng độ được lặp lại ở 3 giếng.
Lắc nhẹ đĩa nuôi cấy để thuốc được tan hoàn toàn trong môi trường. Ủ đĩa nuôi cấy từ
72 giờ (37oC, 5% CO2) cho phép thuốc phát huy tác dụng. Quan sát tế bào hàng ngày
bằng kính hiển vi. Chuẩn bị dung dịch MTT nồng độ 5mg/ml. Thêm 20 μl dung dịch
MTT vào mỗi giếng của đĩa nuôi cấy. Lắc nhẹ cho MTT khuếch tán đều trong môi
trường nuôi cấy. Ủ 37oC trong 3 giờ để MTT được chuyển hóa. Loại bỏ môi trường
trong các giếng của đĩa nuôi cấy. Hoàn trả formazan (sản phẩm chuyển hóa MTT) bằng
100 μl DMSO. Lắc kỹ để formazan có thể tan hoàn toàn. Đọc mật độ quang ở bước
sóng 550 nm. Mật độ quang sẽ phản ánh số lượng tế bào sống sót. % tế bào sống sau
khi đã xử lý thuốc so với chứng trắng được tính theo công thức như sau:
% tế bào sống = [OD540 của tế bào được xử lý] / [OD540 của tế bào không được xử lý thuốc] x 100%

- Cách tính giá trị IC50: Giá trị IC50 được tính bằng phân tích hồi quy không tuyến tính
của đường cong đáp ứng liều tương ứng, sử dụng phần mềm Excel.
KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
STT Cây Bộ phận Dung môi IC50 (µg/mL)
HT-1080 MDA-MB MCF- MCF- Hela
231 7/adr 7/TAMR
1 P. barbatum thân rễ MeOH 8.5 ± 0.3 5.5 ± 0.3 7.8 ± 0.2 8.1 ± 0.4 7.1 ± 0.5
2 P. barbatum thân rễ EtOH 90% 5.1 ± 0.7 6.6 ± 0.5 5.9 ± 0.3 5.4 ± 0.3 7.2 ± 0.4
3 P. barbatum thân rễ H2O 7.4 ± 0.5 8.2 ± 0.4 9.2 ± 0.4 7.1 ± 0.6 9.4 ± 0.5
4 P. barbatum lá MeOH 11.5 ± 0.4 12.6 ± 0.5 12.5 ± 0.5 14.2 ± 0.6 13.2 ± 0.4
5 P. perfoliatum thân rễ MeOH 12.8 ± 0.6 13.7 ± 0.3 18.2 ± 0.7 15.8 ± 0.8 13.5 ± 0.4
6 P .perfoliatum thân rễ EtOH 90% 12.9 ± 0.3 13.4 ± 0.4 14.5 ± 0.7 15.4 ± 0.5 15.4 ± 0.6
7 P. perfoliatum thân rễ H2O 17.5 ± 0.4 16.4 ± 0.5 17.2 ± 0.3 19.9 ± 0.4 13.8 ± 0.5
8 P. perfoliatum lá MeOH 11.1 ± 0.5 10.6 ± 0.4 11.9 ± 0.7 12.4 ± 0.9 10.3 ± 0.4
9 P. plebeium toàn cây MeOH 12.6 ± 0.9 10.2 ± 0.4 11.7 ± 0.3 11.5 ± 0.4 10.4 ± 0.6
10 P. plebeium toàn cây EtOH 90% 14.3 ± 0.2 13.5 ± 0.3 12.6 ± 0.4 11.8 ± 0.6 10.9 ± 0.5
11 P. plebeium toàn cây H2O 11.9 ± 0.8 9.1 ± 0.5 12.4 ± 0.4 11.9 ± 0.6 12.4 ± 0.5
Tamoxifen** - 12.4 ± 0.8 10.9 ± 1.1 11.1 ± 0.8 -

Người thực hiện


(ký và ghi rõ họ tên)

Trần Thị Hiền


VIỆN DƯỢC LIỆU
KHOA HÓA THỰC VẬT 2

KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CHỐNG OXY HÓA (IN VITRO)
1. Hóa chất, thiết bị
- Hóa chất dùng cho phân tích định lượng polyphenol toàn phần gồm thuốc thử
Folin-Ciocalteau, Na2CO3 và nước cất.
- Hóa chất dùng trong đánh giá tác dụng chống oxy hóa: DPPH, ABTS, kali
persulphate, trolox và Acid ascorbic.

- Cân kỹ thuật Precisa BJ 610C, cân phân tích Precisa 262SMA-FR, cân xác định độ
ẩm Precisa HA60.
- Máy UV-VIS 1800 dải đo 190nm-800nm, hãng Shimadzu
2. Phương pháp đánh giá tác dụng chống oxy hóa invitro
2.1. Phương pháp đánh giá khả năng quét gốc tự do DPPH :
Mẫu nghiên cứu : cao chiết cồn cao độ và các phân đoạn của cao cồn cao độ.
Tiến hành: theo tài liệu [1], có chỉnh sửa nhỏ để phù hợp với điều kiện thực tế.
Pha dung dịch DPPH có nồng độ 0,06 mM trong methanol. Dung dịch này không bền
với ánh sáng, chỉ pha trước khi dùng.
Pha các dung dịch thử trong methanol có nồng độ thích hợp (từ 20-150 µg/ml).
Ống thử : 300µl dung dịch thử + 3ml dung dịch DPPH
Ống chứng : 300µl methanol + 3ml dung dịch DPPH
Lắc đều các ống trong 15 giây, để ổn định ở nhiệt độ phòng trong 30 phút và đo
quang ở bước sóng 517 nm.
Hoạt tính chống oxy hóa (I) được tính theo công thức:
I% = (A chứng – A thử) / A chứng x 100
Trong đó:
A: mật độ quang.
Thí nghiệm được tiến hành lặp lại 3 lần.
Sử dụng phương pháp đường chuẩn để tính IC50.
Acid ascorbic được sử dụng làm chứng dương.
2.2. Phương pháp định lượng ABTS:
Mẫu nghiên cứu : cao chiết cồn cao độ và các phân đoạn của cao cồn cao độ.
Phương pháp định lượng ABTS được tiến hành để xác định khả năng dọn gốc tự do
bằng cách sử dụng gốc tự do ABTS•+, theo tài liệu [1].
Dung dịch gốc ABTS•+ được pha từ 7 mM ABTS•+ và 2.45 mM kali persulfat với tỉ
lệ thể tích 1:1, sau đó được ủ trong tối trong vòng 16 giờ tại nhiệt độ phòng và được sử dụng
trong vòng 2 ngày.
Dung dịch thao tác phản ứng ABTS•+ được pha loãng từ dung dịch gốc trong đệm
phosphate 7.4 tới độ hấp thụ 0.70 ± 0.05 tại 734 nm.
Pha các dung dịch thử trong methanol có nồng độ thích hợp (từ 20-150 µg/ml).
Sau đó, 30 µL dung dịch mẫu thử được trộn với 3 mL dung dịch thao tác. Hỗn hợp
này được ủ tại nhiệt độ phòng trong 6 phút. Đo độ hấp thụ ánh sáng của hỗn hợp này tại
bước sóng 734 nm.
Khả năng dọn gốc tự do được tính theo công thức:
SA(%) = 100 x (A chứng – A thử) / A chứng
Trong đó:
A : mật độ quang
Thí nghiệm được tiến hành lặp lại 3 lần.
Sử dụng phương pháp đường chuẩn để tính IC50.
Trolox được sử dụng làm chất chứng dương.
2.3. Xử lý kết quả
Kết quả được biểu diễn dưới dạng M ± SD, tính toán bằng Excel và phần mềm thống kê
GraphPad Prism 6.0.
3. Kết quả
Kết quả đánh giá khả năng quét gốc tự do DPPH và định lượng ABTS được trình bày lần
lượt ở Bảng 1 và Bảng 2.
Bảng 1. Kết quả đánh giá khả năng quét gốc tự do DPPH
STT Tên mẫu IC50 (µg/ml)
1 EtOH 90% P. Perfoliatum 107,50 ± 3,95
2 EtOH 90% P. Barbatum 35,53 ± 2,41
3 EtOH 90% P. Plebeium 55,60 ± 3,92
4 Acid ascorbic 34,08 ± 0,36

Bảng 2. Kết quả định lượng ABTS


STT Tên mẫu IC50 (µg/ml)
1 EtOH 90% P. Perfoliatum 48,57 ± 8,874
2 EtOH 90% P. Barbatum 29,83 ± 6,60
3 EtOH 90% P. Plebeium 26,50 ± 5,92
4 Trolox 9,47 ± 0,25

TLTK:
1. Sogi, Dalbir Singh, Siddiq, Muhammad, and Dolan, Kirk D (2015), "Total
phenolics, carotenoids and antioxidant properties of Tommy Atkin mango
cubes as affected by drying techniques", LWT-Food Science and Technology.
62(1), pp. 564-568.

Hà Nội, ngày 17 tháng 7 năm 2014


Trưởng khoa Hóa thực vật 2 Người thực hiện

TS. Đỗ Thị Hà DS. Nguyễn Thúy An

Viện Dược liệu

You might also like