You are on page 1of 5

ÔN TẬP: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC DẠNG BÀI TẬP

TOÁN A2 - C2

CHƯƠNG 3: KHÔNG GIAN VECTƠ

1. Xét một tập hợp W là không gian con của một


không gian vecto Rn
Cách 1: Chứng minh W thỏa 2 điều kiện sau: ( W phải là
tập con của Rn )
"x, y �W ; "k �R ta có :
+ x + y �W
+ kx �W
Cách 2: Chứng minh W thỏa điều kiện sau:
"x, y �W ; "k �R ta có : k x + y �W

2. Tìm cơ sở của một không gianW; Tìm số chiều của


không gian con W
+ Nếu W cho dưới dạng tập hợp:
Lập ma trận gồm các vec tơ của W( hoặc chọn các véc tơ có
dạng vec tơ đơn vị) , sau đó tìm hạng của hệ véc tơ này để
suy ra các vec tơ độc lập tuyến tính. Từ đó có cơ sở của W
→ số chiều của W ( số chiều bằng số vecto cơ sở )
+ Nếu W cho dưới dạng hệ sinh: Lập ma trận gồm các vec tơ
sinh ra W và làm tương tự như trên
3. Xác định một vec tơ x thuộc hay không thuộc
không gian vec tơ W đã cho
B1: Xác định tính chất chung của các vec tơ có trong W;
B2: Kiểm tra xem véc tơ x có tính chất chung đó không :
Nếu có thì x là vec tơ thuộc W ; Ngược lại x không thuộc W
4. Tìm điều kiện của tham số để một vec tơ x thuộc
không gian W đã cho:
Tìm điều kiện để vec tơ x thỏa mãn tính chất chung của
các vec tơ có trong W
5. xét một hệ véc tơ nào đó là cơ sở của một không gian W; là hệ sinh.
B1: Chứng minh hệ véc tơ đó ĐLTT
B2: Chứng minh một véc tơ bất kỳ thuộc W biểu thị được
qua hệ đã cho
( Thường bước này được bỏ qua nếu biết số chiều
của W )
6. Xác định số vec tơ của một không gian cho bởi hệ sinh;
cho bởi một tập hợp vec tơ
+ Nếu cho bởi hệ sinh: Có vô số vecto
+ Nếu cho bởi tập hợp dưới dạng tính chất đặc trưng:
1
xác định số phần tử của tập hợp để kết luận
+ Nếu cho bởi tập hợp gồm các vecto cụ thể : Đếm xem có
bao nhiêu vec to để kết luận
7. Xét một hệ vec tơ độc lập tuyến tính; phụ thuộc
tuyến tính
Trong Rn : Có thể dùng một trong các cách sau:
- Hệ có nhiều hơn n vec tơ thì không độc lập tuyến tính
- Hệ chứa vec tơ không thì không ĐLTT
- Hệ có Một Vec tơ là tổ hợp tuyến tính của các vec tơ khác
thì không ĐLTT
- detA ≠ 0 thì hệ ĐLTT
- r(A) = n thì hệ ĐLTT

8. Xét một vec tơ x là tổ hợp tuyến tính của các véc tơ ui


đã cho
Nếu véc tơ x biểu thị tuyến tính được qua các vec tơ ui đã
cho thì kết luận x là tổ hợp tuyến tính của ui . Ngược lại thì x
không là tổ hợp tuyến tính của các véc tơ ui
(nghĩa là x = a1u1 +…+ an un thì x là tổ hợp tt )
9. Xét một hệ véc tơ là cơ sở của Rn ; là cơ sở trực
giao của Rn
B1: Chứng minh hệ véc tơ ấy ĐLTT : Kết luận hệ là cơ sở
( nếu số vecto bằng n)
B2: Chứng minh hai véc tơ bất kỳ của hệ vuông góc với nhau
(Tích vô hướng bằng 0 ): Kết luận hệ trực giao
10.Tìm hạng của một hệ vec tơ M
B1: Lập ma trận A: có các dòng là các vecto đã cho
B2: Biến đổi A về ma trận bậc thang dòng
B3: Kết luận- số dòng khác 0 của ma trận bậc thang là số
hạng của hệ vecto đã cho
11.Tìm điều kiện của tham số để hạng của hệ thỏa điều kiện
đề bài
Lập ma trận A ( gồm các vecto đã cho ) sau đó biến đổi A về
bậc thang, dựa vào đề bài để tìm tham số
12.Tìm tọa độ của một véc tơ đối với một cơ sở cho trước
B1: Biểu thị vec tơ qua cơ sở
B2: Giải hệ để tìm các hệ số biểu thị
B3: Trả lời
13.Tìm ma trận chuyển từ cơ sở B sang B/
B1: Tìm tọa độ của các vectơ trong B/ đối với cơ sở B
B2: Viết ma trận gồm các cột tọa độ của các vectơ trên

2
CHƯƠNG 4 : ÁNH XẠ TUYẾN TÍNH

1. Xét xem ánh xạ f: U � V là AXTT


Kiểm tra f thỏa điều kiện sau: f (ax + by ) = af(x) + bf ( y )
với "x; y �U và "a; b �R
2. Tìm ma trận của AXTT f trong cặp cơ sở B và B/ cho trước
B1: Tìm tọa độ ảnh của các vecto trong cơ sở B đối với cơ sở B/
( Biểu thị tuyến tính các vecto ảnh của B theo các vecto của B/ )
B2: Lập ma trận A của f: A có các cột là tọa độ của các vec
tơ ảnh vừa tìm được
3. Tìm kerf r
Tìm vecto x sao cho f(x) = 0 ( đưa về giải hệ phương trình)

4. Xét một véc tơ x cho trước thuộc Imf; thuộc kerf


+ Chứng minh x =f (x/ ) ( nghĩa là chỉ ra có x/ để f(x/ ) = x)
→ kết luận x thuộc Imfr
+ Chứng minh f(x) = 0 → kết luận x thuộc kerf
5. Tìm cơ sở và số chiều của Imf; của kerf
*) Tìm cơ sở của Imf:
-Tìm ảnh của một cơ sở bất kỳ ( thường chọn En )
-Tìm cơ sở của không gian sinh gồm các vec tơ ảnh của cơ
sở trên
-Kết luận
*) Tìm cơ sở của kerf
-Tìm kerf: Giải f(x) = 0 được họ các vectơ x
-Chọn các vectơ dạng đơn vị ( vectơ cơ bản) rồi tìm hạng
của hệ vectơ này từ đó suy ra cơ sở

CHƯƠNG 5: DẠNG TOÀN PHƯƠNG


1.Tìm đa thức đặc trưng của ma trận A
B1: Lập định thức | A – λ I | : Các phần tử trên đường chéo
chính của A trừ đi λ
B2: Tính định thức trên và trả lời
2.Tìm giá trị riêng và véc tơ riêng của ma trận A
B1: Giải phương trình đặc trưng | A – λ I | = 0 để tìm nghiệm
λi → Kết luận giá trị riêng r
B2: Ứng với mỗi λi giải hệ ( A – λi I )x = 0 để kết luận
vecto riêng
3. Tìm vec tơ riêng ứng với giá trị riêng cho r trước
Ứng với giá trị λi giải hệ (A – λi I ) x = 0 để kết luận
3
vecto riêng
4. Tìm không gian riêng ứng với giá trị rriêng cho trước
Ứng với mỗi λi giải hệ (A – λi I )x = 0 để kết luận vecto
riêng
Xét sự ĐLTT của các vec tơ riêng vừa tìm được, từ đó kết
luận không gian riêng E(Tức là tìm cơ sở và số chiều của E)
5. Tìm ma trận P làm chéo hóa ma trận A cấp n
B1: Tìm các giá trị riêng λi
B2: Tìm các vecto riêng ứng với các giá tị riêng λi vừa tìm
được ( nếu có đủ n vecto riêng ĐLTT thì A chéo hóa được )
B3: Lập ma trận P : Viết các vecto riêng thành cột của P
6. Thực hiện chéo hóa ma trận A
B1: Tìm các giá trị riêng λi
B2: Tìm các vecto riêng ứng với các giá tị riêng λi vừa tìm
được ( nếu có đủ n vecto riêng ĐLTT thì A chéo hóa được )
B3: Lập ma trận P (Viết các vecto riêng thành cột )
B4: Kết luận P – 1AP : là ma trận có các phần tử nằm trên
đường chéo chính bằng λi , còn các phần tử khác đều bằng 0

7. Tìm ma trận A của dạng toàn phương Q(x)


A là ma trận có các phần tử trên đường chéo chính bằng hệ
số tương ứng của biến bình phương. Còn các phần tử nằm
ngoài đường chéo chính tương ứng bằng một nửa hệ số
của tích hai biến
8. Tìm biểu thức của dạng toàn phương khi biết ma trận
của nó
9. Tìm dạng chính tắc của dạng toàn phương
B1: Biến đổi Q(x) về dạng tổng các bình phương của các
biểu thức
( thêm bớt để đưa về dạng bình phương của tổng hoặc hiệu)
B2: Viết Q(x) thành Q(y):Q(y) chỉ chứa các biến bình phương
( Viết bằng cách đặt các biểu thức bình phương bằng biến mới
yi )

10.Xét xem dạng toàn phương nào là xác định dương,


xác định âm, nửa xác định dương
B1: Xác định ma trận A của dạng toàn phương
B2: Tính các định thức con chính D k của ma trận A
B3: Xét dấu D k để kết luận
+ Nếu mọi D k đều dương thì Q(x) là xác định dương
+ Nếu các D k đan dấu bắt đầu từ D1 < 0 thì Q(x) là xác
định âm
4
+ Nếu không thỏa hai loại trên thì Q(x) là nửa xác
định dương
Lưu ý: Nếu Q(x) là dạng chính tắc thì Q(x) là xác định
dương nếu mọi hệ số của biến đều dương;
Q(x) là xác định âm nếu mọi hệ số của biến đều âm
11.Tìm điều kiện của tham số để dạng toàn phương đã
cho là xác định dương, xác định âm, nửa xác định dương
B1: Xác định ma trận A của dạng toàn phương
B2: Tính các định thức con chính D k của ma trận A
B3: Biện luận dấu D k để kết luận
+ Với giá trị nào của tham số làm cho mọi D k đều
dương thì Q(x) là xác định dương
+ Với giá trị nào của tham số làm cho các D k đan dấu
bắt đầu từ D1 < 0 thì Q(x) là xác định âm
+ Với giá trị nào của tham số không thỏa hai loại trên
thì Q(x) là nửa xác định dương

You might also like