You are on page 1of 4

Phần giải trình của tác giả về các ý kiến của phản biện

Tên bài báo:


Thuật toán bầy ong giải bài toán cây khung với chi phí định tuyến nhỏ nhất
Phan Tấn Quốc, Nguyễn Đức Nghĩa

Chúng tôi xin được trình bày giải trình về các ý kiến nhận xét của phản biện như sau:

Nhận xét chung:


Đóng góp chính của bài báo gồm hai vấn đề:
1. Áp dụng thuật toán bầy ong để giải bài toán cây khung với chi phí định tuyến nhỏ
nhất (Minimum Routing Cost Spanning Tree Problem – MRCST).
Tuy nhiên, công sức chủ yếu là: cài đặt lại thử nghiệm lại thuật toán bầy ong so sánh
với một số phương pháp khác trên bài toán MRCST, không cải tiến thuật toán, do đó,
đóng góp này không nhiều.

2. Các kĩ thuật khởi tạo cá thể (ví dụ Prim, Dijkstra), tìm kiếm lân cận. Ở phần này, có
câu hỏi đặt ra: ý tưởng dùng các kĩ thuật này do tác giả đề xuất hay đã có trong bài
báo khác ? Cần trình bày rõ trong bài báo.
Công sức chính của nằm ở phần thực nghiệm, chúng tôi, có một số nhận xét sau:
- Kết quả test đa dạng với các loại đồ thị khác nhau.
- Có so sánh kết quả với các phương pháp khác, BEE-MRCST đạt kết quả tốt hơn
các phương pháp khác trong hầu hết các test.
Tuy nhiên, cần xem lại cách trình bày kết quả (bảng 1-5 tại chỗ nào?), trong bài báo,
chỉ có bảng 6 và 7.
Giải trình:
 Chúng tôi đã hiệu chỉnh lại bài báo, cụ thể, bảng 6,7 là các bảng tổng hợp thì
chúng tôi vẫn giữ lại trong bài báo và đánh số lại là bảng 3 và 4. Trong phiên bản
trước các bảng 1,2,3,4,5 là các bảng kết quả thực nghiệm chi tiết cho 5 dạng đồ
thị. Vì khuôn khổ có hạn của bài báo, chúng tôi không đưa vào bài và đưa các
bảng này lên WEB1 cho những đồng nghiệp có quan tâm.
 Kỹ thuật khởi tạo quần thể bằng thuật toán Wong (sử dụng Dijkstra) là do chúng
tôi đề xuất, tuy nhiên điều này là tự nhiên. Thường thì khi tạo quần thể cây khung
ban đầu, các tác giả thường sử dụng kỹ thuật tựa Prim; kỹ thuật này có ưu điểm là
đảm bảo sự được tính đa dạng quần thể ban đầu và số cá thể tạo không phụ thuộc
vào số đỉnh của đồ thị. Tuy nhiên khi n đủ lớn thì kỹ thuật tựa Prim có thể bỏ qua

Trang 1
các cá thể tốt. Trong thuật toán của chúng tôi, nếu khi n lớn thì chúng tôi sẽ tạo
quần thể ban đầu bằng thuật toán Wong (sử dụng Dijkstra).
 Trong bài báo chúng tôi đã đưa ra cách tìm kiếm lân cận mới; khác với tiếp cận
trước đó của chúng tôi [11,14] và cũng khác với cách tìm kiếm lân cận của tác giả
công trình [12: trang 2493, hình 2].
 Trong bài báo chúng tôi đã đưa ra cách tìm kiếm lân cận ngẫu nhiên mới: Theo
thuật toán gốc thì mỗi vùng trong số np-vùng được thay thế bởi một vùng ngẫu
nhiên, nhưng tính toán thực nghiệm cho thấy nếu một cá thể thuộc np-vùng được
thay thế ngẫu nhiên bằng một cây khung được khởi tạo ngẫu nhiên thì xác suất để
tạo ra cây khung tiềm năng là rất thấp. Cách chúng tôi đề xuất là cho xáo trộn
cùng lúc k cạnh của cây khung.
 Trong bài báo chúng tôi đã đưa ra cách thức phân bố các cá thể vào 3 loại vùng
thông qua sắp xếp quần thể; tính toán thực nghiệm cho thấy; cách làm này là dễ
hiểu và hoàn toàn có thể thay thế được cách làm trong sơ đồ tổng quát của Pham
Duc Trong et al [4].

Nhận xét nội dung:


3. Phần giới thiệu bài toán, nhóm tác giả có trình bày bài toán cây khung với chi phí
định tuyến nhỏ nhất (MRCST), có khảo sát khảo sát một số thuật toán giải MRCST
được đề xuất trong những năm gần đây: Thuật toán xấp xỉ , Thuật toán heuristic và
metaheuristic. Trong mục 1.1, phát biểu bài toán có nêu ra hai định nghĩa về chi phí
định tuyến và tải năng định tuyến. Tuy nhiên, khi viết định nghĩa cần chỉ rõ tài liệu
tham khảo của các định nghĩa,hơn nữa, phân biệt định nghĩa với các đoạn văn khác.
Có thể dùng chữ nghiêng.
Giải trình:
 Chúng đã chỉnh sửa theo góp ý của phản biện, chúng tôi đã in nghiêng các định
nghĩa và đã bổ sung và trích dẫn tường minh tài liệu tham khảo liên quan.

4. Trong mục 1.2, Khảo sát các thuật toán giải MRCST: phần Thuật toán xấp xỉ, cần
giải thích ý nghĩa của câu « thuật toán này có độ chính xác xấp xỉ 2 và có độ phức tạp
là O(m + n log n)[7] « . Có lẽ có nhầm lẫn ở “độ chính xác xấp xỉ 2”.
Giải trình:
 Chúng tôi đã viết lại nội dung trên theo gợi ý của tác giả kèm theo giải thích cho
rõ ràng hơn: "… Thuật toán Wong là thuật toán xấp xỉ với cận tỉ lệ 2 (nghĩa là chi
phí của cây khung tìm được theo thuật toán không vượt quá 2 lần chi phí của cây
khung tối ưu) …"

Trang 2
5. Phần Thuật toán heuristic và metaheuristic, cần giải thích tính tiềm năng của » các
thuật toán metaheuristic » nếu không, phải có trích dẫn tới tài liệu tham khảo. Mục 2
trình bày về Thuật toán bày ong, phần ý tưởng chính của Thuật toán bầy ong «Trong
tự nhiên bầy ong mật tìm kiếm thức ăn….. nhiều ong được cử đến hơn. « cần nêu rõ
tài liệu trích dẫn tham khảo.
Giải trình:
 Chúng tôi đã có chú thích tài liệu tham khảo: Đây là nhận xét trong các công trình
[4][10].

6. Cần trình bày Ý tưởng thuật toán ABC dưới dạng thủ tục để rõ ràng hơn (trình bày
rất khó hiểu), Gợi ý: có thể cho vào bảng.
Giải trình:
 Thuật toán ABC –MRCST nguyên bản đã được trình bày rất chi tiết dưới dạng thủ
tục (cột trái, trang 2492 công trình [12]). Hơn nữa thuật toán ABC là khác hẳn so
với thuật toán bầy ong mà chúng tôi áp dụng, nên trong phiên bản mới, để ngắn
gọn, chúng tôi không chép lại thuật toán này.

7. Mục 3 trình bày thuật toán bầy ong giải bài toán cây khung với chi phí định tuyến
nhỏ nhất. Tuy nhiên, mục này có một số góp ý sau: không nên để các hàm dưới dạng
mã giả + code (ví dụ for…), phần trình bày thuật toán quá dài. Nên trình bày dưới
dạng bước 1,bước 2,…tham khảo các bài báo khác về cách trình bày thuật toán.
Giải trình:
 Tiếp thu ý kiến của phản biện, chúng tôi đã trình bày lại ý tưởng của các thao tác
trong thuật toán bằng ngôn ngữ tự nhiên; sau đó việc thực hiện mỗi thao tác sẽ
được gán cho một hàm để tiện đề cập trong phần mô tả sơ đồ thuật toán. Cuối
cùng, sơ đồ của thuật toán được trình bày bằng ngôn ngữ mã giả để việc theo dõi
hoạt động của thuật toán được dễ dàng hơn.

8. Mục 4 trình bày các kết quả thực nghiệm, nhìn chung, trình bày chi tiết có so sánh
với các phương pháp khác.
Giải trình:
 Theo góp ý của người phản biện, chúng tôi đã đặt tên lại các bảng có trong bài
và nêu trích dẫn về kết quả chi tiết cũng như các file dữ liệu vào/ra ở trang WEB riêng
dành cho các đồng nghiệp có quan tâm.

Trang 3
Nhận xét về trình bày:
9. Trong phần tóm tắt, nhóm tác giả trình bày là “Trong trường hợp tổng quát, bài toán
được chứng minh là NP- khó.” , nên minh chứng có câu nói này hoặc phải có trích
dẫn tài liệu tham khảo.
Giải trình:
 Bài toán MRCST được chứng minh là thuộc lớp NP-khó từ năm 1978 trong công
trình [15]. Chúng tôi đã bổ sung tài liệu [15] và thêm trích dẫn trong phiên bản
mới của bài báo.

10. Một số câu viết không rõ ý nghĩa, cụ thể trong mục 2, có câu viết “Để thấy được sự
khác biệt của một nhóm tác giả khác khi tiếp cận giải bài toán MRCST cũng bằng
thuật toán dựa trên sơ đồ thuật toán bầy ong (ABC) [16],” , cần giải thích thêm. Có
một dòng chữ “Sơ đồ tổng quát thuật toán bầy ong” nằm ở cuối Thuật toán bầy ong
được căn chỉnh ở giữa trang-> rất khó hiểu, theo tôi hiểu đây tiêu đề của thuật toán
bầy ong, cần cho cả Thuật toán vào Bảng
Giải trình:
 Chúng tôi đã hiệu chỉnh lại bài báo theo các ý kiến phản biện, liên quan đến
thuật toán ABC chúng tôi đã có giải trình như ở mục 6.

Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn các ý kiến nhận xét của phản biện đã giúp chúng tôi
hoàn thiện nội dung của bài báo.

Các tác giả

Phan Tấn Quốc, Nguyễn Đức Nghĩa

Trang 4

You might also like