You are on page 1of 32

PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

Câu 1: Phân tích nguồn gốc, bản chất, chức năng của Nhà nước?
Câu 2: Phân tích các kiểu NN?
Câu 3: Phân tích các hình thức NN?
Câu 4: Khái niệm bộ máy NN, đặc điểm các cơ quan NN?
Câu 5: Bản chất của NN CHXHCN VN và các nguyên tắc cơ bản trong tổ chức hoạt động của bộ máy NN
CHXHCN VN?
Câu 6: Phân tích vị trí pháp lý, chức năng, thẩm quyền, cơ cấu tổ chức của:
- QUốc hội
- Chủ tịch nước
- CHính phủ
- Tòa án ND
- Viện KS ND
- Hội đồng nhân dân
- Ủy ban nhân dân
- Hội đồng bầu cử quốc gia
- Kiểm toán NN
Câu 6.1: Phân tích mối quan hệ giữa quốc hội và chính phủ, giữa chính phủ với tòa án nhân dân tối cao,
giữa chính phủ với VKSND tối cao?
Câu 7: Phân biệt cơ quan của CP và cơ quan thuộc CP về: vị trí pháp lý, cách thức thành lập, thẩm
quyền. Có bao nhiêu cơ quan của CP, cơ quan thuộc CP?
Câu 7.1: Phân biệt hệ thống cơ quan quyền lực NN và hệ thống cơ quan quản lý NN?
Câu 8: Phân tích nguồn gốc, khái niệm, bản chất , chức năng và vai trò của Pháp luật?
Câu 9: Khái niệm, đặc điểm, cơ cấu của Quy phạm pháp luật?
Câu 9.1: Phân biệt pháp luật với đạo đức?
Câu 10: Khái niệm, đặc điểm của quan hệ pháp luật?
Câu 11: Phân biệt quan hệ pháp luật và quan hệ xã hội?
Câu 11.1: Phân biệt chủ thể là cá nhân, pháp nhân?
Câu 11.2: Trình bày các loại chủ thể của quan hệ pháp luật. Tại sao nhà nước lại là một chủ thể đặc biệt?
Câu 11.3: Phân tích khái niệm và các điều kiện để một tổ chức có tư cách pháp nhân? Hãy lấy ví dụ về 1
tổ chức có tư cách pháp nhân và chứng minh?
Câu 12: Cấu thành của quan hệ pháp luật?
Câu 13: Khái niệm thực hiện pháp luật, các hình thức thực hiện pháp luật?
Câu 14: Đặc điểm áp dụng pháp luật, các TH áp dụng pháp luật?
Câu 14.1: Khái niệm ý thức pháp luật?
Câu 15: Khái niệm, đặc điểm, phân loại vi phạm pháp luật?
Câu 16: Cấu thành vi phạm pháp luật?
Câu 17: Khái niệm, đặc điểm, phân loại trách nhiệm pháp lý? Cho ví dụ?
Câu 18: So sánh trách nhiệm hành chính và trách nhiệm hình sự?
Câu 19: Khái niệm hình thức pháp luật? Các loại nguồn pháp luật?
Câu 20: Các nguồn của PLVN?
Câu 21: Khái niệm VBQPPL? Đặc điểm? Hệ thống VBQPPL VN? Nguyên tắc ban hành VBQPPL?
Câu 22: Phân biệt VB QPPL và VB áp dụng QPPL?
Câu 23: Hiệu lực, nguyên tắc áp dụng VB QPPL?
Câu 24: Khái niệm hệ thống pháp luật? Cấu thành của hệ thống pháp luật các quốc gia trên thế giới?
Câu 25: Cấu thành của hệt hống pháp luật VN? Một số lĩnh vực PL chủ yếu ở VN?
Câu 26: Khái niệm Luật Hành chính? Các quan hệ xã hội do luật hành chính điều chỉnh? Phương pháp
điều chỉnh?
Câu 27: Đặc điểm của quan hệ pháp luật hành chính?
Câu 28: Khái niệm, đặc điểm và phân loại cơ quan hành chính nhà nước?
Câu 29: Khái niệm cán bộ, công chức? Đặc trưng cơ bản của cán bộ, công chức so với các đối tượng lao
động khác? So sánh cán bộ với công chức?
Câu 30: Khái niệm, đặc điểm vi phạm hành chính, trách nhiệm hành chính?
Câu 31: Phân biệt vi phạm hành chính với tội phạm hình sự? Lấy ví dụ?
Câu 32: Các hình thức xử lý vi phạm hành chính?
Câu 33: Khái niệm, đặc điểm, đối tượng khiếu nại?
Câu 34: Khái niệm, đặc điểm tố cáo?
Câu 35: Phân biệt khiếu nại, tố cáo?
Câu 36: Khái niệm luật hình sự, đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh trong luật hình sự?
Câu 37: Các nguyên tắc cơ bản của luật hình sự Việt Nam?
Câu 38: Hiệu lực của luật Hình sự VN?
Câu 39: Khái niệm, đặc điểm của tội phạm?
Câu 40: Phân tích các yếu tố cấu thành tội phạm?
Câu 41: Khái niệm, phân loại đồng phạm?
Câu 42: Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự?
Câu 1: Phân tích nguồn gốc, bản chất, chức năng của Nhà nước?
- NN là tổ chức xã hội,nắm giữ quyền lực công đặc biệt, tựa hồ như đừng ngoài XH để quản lý XH.
- Nguồn gốc NN:
+ Sự phát triển của lực lượng sản xuất và năng suất lao động làm thay đổi cơ cấu tổ chức xã hội CSNT.
+ 3 lần phân công lđ XH và sự tác động đến đời sống KT-XH CSNT: chăn nuôi tách khỏi trồng trọt, nghề thủ
công tách khỏi nông nghiệp, thương nghiệp xuát hiện
=> Chế độ tư hữu xuất hiện, sự phân chia giai cấp và mâu thuẫn không thể điều hòa
=> Nhà nước ra đời để dập tắt xung đột.
=> Các hình thức xuất hiện nhà nước điển hình:
+ NN nảy sinh chủ yếu và trực tiếp từ sự đối lập giai cấp phát triển ngay trong nội bộ xã hội thị tộc.
+ NN là kết quả của cuộc cách mạng với thắng lợi của bình dân với quý tộc
+ NN nảy sinh trực tiếp từ việc chinh phục đất đai rộng lớn
+ NN ra đời do yêu cầu bảo vệ lợi ích công cộng và chống giặc ngoại xâm
- Bản chất của NN: NN là một thể thống nhất mang tính giai cấp và tính xã hội:
+ Tính giai cấp: NN bảo vệ lợi ích và vị thế của giai cấp cầm quyền
=> NN mang bản chất của giai cấp thống trị, là cơ quan/công cụ thống trị của giai cấp cầm quyền.
+ TÍnh xã hội: NN sinh ra còn do nhu cầu quản lý XH
=> NN còn thiết lập các thiết chế quyền lực công -> giải quyết vấn đề chung của toàn XH
=> Mức độ thể hiện tính XH ở các NN khác nhau, ở các giai đoạn khác nhau do phụ thuộc điều kiện kinh
tế, văn hóa, bối cảnh quốc tế,...
- Chức năng của NN: Căn cứ vào phạm vi hoạt động, CN của NN được chia thành:
+ Chức năng đối nội: là những hoạt đông chủ yếu trong nội bộ đất nước như đảm bảo trật tự an toàn XH,
trấn áp những phần tử chống đồi, bảo vệ chế độ chính trị - XH, xây dựng và phát triển đất nước...
+ Chức năng đối ngoại: là những hoạt động của NN trong quan hệ với các NN khác trên thế giới và các dân
tộc khác như phòng thủ đất nước, chống xâm lược từ bên ngoài, thiết lập mối bang giao với quốc gia khác,...

Câu 2: Phân tích các kiểu NN?


Kiểu NN là tổng thể những dấu hiệu (đặc điểm) cơ bản đặc thù của NN, thể hiện bản chất của NN và
những điều kiện tồn tại phát triển của NN trong 1 hình thái KT-XH nhất định. Có 4 kiểu NN:
- NN chủ nô:
+ Cơ sở: Chế độ chiếm hữu nô lê (KT tự nhiên -> KT sản xuất), phân công lđ XH, chiếm hữu tư nhân về
TLSX (cơ sở kinh tế), phân hóa xã hội -> giai cấp
+ Giai cấp: chủ nô, nô lệ.
- NN phong kiến:
+ Là công cụ chuyên chế của giai cấp phong kiến với nông dân và tầng lớp lđ khác
+ Cơ sở kinh tế: Quan hệ sản xuất phong kiến => sở hữu tư nhân về TLSX (chủ yếu ruộng đất) và sự bóc lột
1 phần sức tlđ cả nông dân (tô, thuế)
+ Giai cấp: địa chủ, quý tộc phong kiến và nông dân
- NN tư sản:
+ Bản chất là công cụ thiết lập và bảo vệ chế độ dân chủ tư sản
+ Cơ sở kinh tế: quan hệ sản xuất TBCN <= tư hữu về TLSX và chế độ bóc lột bằng thặng dư và lợi nhuận.
+ Giai cấp: tư sản và công nhân (ngoài ra còn có nông dân, tiểu thương, trí thức,...)
- NN XHCN – Kiểu NN ‘nửa NN’
+ Bản chất khác với các kiểu NN trước đó
+ Nhiệm vụ: thực hiện dân chủ XHCN, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện công bằng XH
+ Là kết quả của cuộc CM do giai cấp vô sản và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng CS.
- NN Cộng sản: Hình thái nhà nước trong mơ (không có NN)

Câu 3: Phân tích các hình thức NN?


Hình thức NN là cách tổ chức quyền lực NN và những phương pháp để thực hiện quyền NN (lập-hành-tư
pháp). CÓ 3 yếu tố cấu thành:
- Hình thức chính thể: Là cách thức tổ chức và trình tự để lập ra cơ quan mang quyền lực tối cao của NN,
xác lập những mqh cơ bản của các cq NN
=> Cho biết NN do ai thống trị, thống trị ntn, quyền lực tập trung hay phân tán.
+ Chính thể quân chủ: quyền lực tập trung toàn bộ/1 phần trong tay người đứng đầu theo nguyên tắc
thừa kế
* QC chuyên chế (tuyệt đối): quyền lực tập trung toàn bộ trong tay người đứng đầu – vua
* QC lập hiến (tương đối): một phần quyền lực trao cho nguyên thủ quốc gia và phần còn lại cho Nghị
viện/CHính phủ/Tòa án. (NB, Anh, Đan Mạch, Bỉ, ...) => QC đại nghị và QC nhị nguyên (Butan, Qatar...)
+ Chính thể cộng hòa: quyền lực tối cao thuộc về nhân dân, người nắm giữ quyền lực do nhân dân lựa
chọn, tổ chức NN được PL quy định.
*CH quý tộc: cơ quan đại diện do quý tộc bầu ra
* CH dân chủ: cơ quan đại diện do nhân dân bầu ra
=> CH đại nghị: nghị viện do dân bầu ra, có vai trò lớn,nắm giữ quyền lực trung tâm, lập ra chính phủ và
điều khiển chính phủ.
CH tổng thống: nguyên thủ QG do nghị viện bầu ra,đứng đầu chính phủ và điều khiển chính phủ, tổng
thống đứng đầu hệ thống hành pháp
CH lưỡng tính: mang đặc điểm của cả 2 nền CH trên
- HÌnh thức cấu trúc NN: là cách xác lập các đơn vị hành chính lãnh hổ QG để tổ chức vận hành quyền lực
NN
+ Cơ sở: đk tự nhiên, xã hội và giá trị truyền thống, lịch sử
+ Có 2 hình thức:
* NN đơn nhất: có chủ quyền chung, hệ thống cơ quan quyền lực và quản lý thống nhất từ TW -> địa
phương (VN, lào, Ba Lan, Pháp...)
=> Đặc trưng: i, Có duy nhất một bản hiến pháp
ii, Có 1 hệ thống pháp luật
iii, Có 1 hệ thống cơ quan NN ở TW: lập-hành-tư pháp
iv, Lãnh thổ quốc gia được phân chia thành các đơn vị hành chính trực thuộc
=> Lãnh thổ hành chính: tự nhiên (theo đặc điểm dân cư, địa lý, văn hóa) và nhân tạo (theo như cầu quản
lý, cai trị)
* NN liên bang: Do 2 hay nhiều nước thành viên có chủ quyền hợp lại, có 2 hệ thống cq quyền lực và quản
lý (chung-riêng), có chủ quyền chung và riêng (Hoa Kỳ, Nga, Đức, Canada, THụy sĩ,...)
=> Phân chia quyền lực: i, Liên bang: ngoại giao, ngoại thương, tiền tệ...
ii, Thành viên: bầu cử, quan hệ thương mại tiểu bang...
iii, Chung: đạo luật, thuế, tòa án, giáo dục...
=> Dấu hiệu: i, Lãnh thổ liên bang hình thành từ lãnh thổ nhiều nước thành viên tự nguyện
ii, Nhà nước thành viên không tồn tại thao NN có chủ quyền
iii, NN thành viên có hệ thống chính quyền riêng nhưng tương đồng với hệ thống liên bang.
=> Liên minh các nhà nước => liên kết tạm thời với mục đích nhất định => Giải tán/Liên bang
- Chế độ chính trị:
+ Là tổng thể các phương pháp, thủ đoạn mà giai cấp cầm quyền sd để thực hiện quyền nhà nước.
+ Có 2 phương pháp:
* Phương pháp dân chủ: tuân theo PL, bình đằng => đề cao quyền lực của số đông nhân dân lao động
=> Dân chủ là bàn chất của quyền lực, phải thực thi quyền lực trên thực tế
=> Bao gồm: giáo dục, thuyết phục, trao quyền, nhượng bộ, thỏa hiệp
* Phương pháp phản dân chủ: áp đặt ý chí chủ quan của giai cấp cầm quyền, hạn chế khả năng tham gia
vào chính trị của nhân dân
=> Bao gồm: từ chối thỏa hiệp, đàn áp bằng bạo lực, phân biệt chủng tộc...
***** Hình thức nhà nước CHXHCN VN:
- Hình thức chính thể của nước ta: Chính thể Cộng hòa xã hội chủ nghĩa. Điều này thể hiện thông qua các
quy định của Hiến pháp và pháp luật, theo đó, quyền lực tối cao của Nhà nước Việt Nam được trao cho Quốc
hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước. Chủ tịch
nước đứng đầu nhà nước, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; đứng đầu Chính phủ là Thủ
tướng, Thủ tướng chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội.
- Hình thức cấu trúc của nước ta: đơn nhất. Trong đất nước chỉ tồn tại 1 chế độ công dân, một cơ quan
quyền lực nhà nước cao nhất (Quốc hội) và một cơ quan quản lý nhà nước cao nhất (Chính phủ). Các đơn vị
hành chính lãnh thổ được phân định: Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;Tỉnh chia thành
huyện, thị xã vàthành phố thuộ c ti ̉nh; thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện, thị xã và đơn vị
hành chính tương đương; Huyện chia thành xã, thị trấn; thị xã vàthành phố thuộ c ti ̉nh chia thành phường và
xã; quận chia thành phường. (Theo điều 110 HP2013). Tại các đơn vị hành chính này thành lập HĐND và UBND
là cơ quan địa phương chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan cấp trên.
Câu 4: Khái niệm bộ máy NN, đặc điểm các cơ quan NN?
- BMNN: hệ thống các cơ quan NN được thiết lập ra theo những nguyên tắc, trình tự, thủ tục luật định để
vận hành quyền lực NN, thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của NN được đặt ra trong từng thời kỳ
cụ thể.
- Đặc điểm của CQNN:
+ Có kết cấu thống nhất gồm nhiều bộ phận hợp thành. Mỗi cq có địa vị pháp lý riêng, vai trò cụ thể, khác
biệt trong BMNN
+ Có quyền nhân danh NN và mang quyền lực NN khi thực thi nhiệm vụ
+ Công chức, viên chức NN phải tận tụy phục vụ nhân dân, nhân danh quyền lực NN, hưởng lương từ ngân
sách NN
+ Được thành lập theo ý chí của NN...

Câu 5: Bản chất của NN CHXHCN VN và các nguyên tắc cơ bản trong tổ chức hoạt động của bộ
máy NN CHXHCN VN?
- Bản chất của NN CHXHCN VN:
+ Là NN pháp quyền XHCN
+ Là NN của dân, do dân, vì dân (Đ2-HP2013)
+ Tính giai cấp sâu sắc, tính nhân dân (XH) rộng rãi
+ Là NN thống nhất các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước VN.
+ Thực hiện chính sách bình đẳng, hữu nghị với các nước trên TG.
- Nguyên tắc trong tổ chức và hoạt động của BMNN VN:
i, Đảm bảo chủ quyền nhân dân (Đ3-HP2013, K2Đ2-HP 2013)
ii, Nguyên tắc: Quyền lực NN là thống nhất. ... (K3Đ2 – HP 2013) => tập quyền
iii, Nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của ĐCSVN ... (K1Đ4)
iv, Tập trung dân chủ (K1Đ8)
v, Pháp chế XHCN (K1Đ8)

Câu 6: Phân tích vị trí pháp lý, chức năng, thẩm quyền, cơ cấu tổ chức của:
- QUốc hội
- Chủ tịch nước
- CHính phủ
- Tòa án ND
- Viện KS ND
- Hội đồng nhân dân
- Ủy ban nhân dân
- Hội đồng bầu cử quốc gia
- Kiểm toán NN
a) Quốc hội:
- VTPL, chức năng: Đ1 – Luật tổ chức QH => Tính đại biểu cao nhất của nhân dân (đại diện cho nhân dân ở
đơn vị bầu cử và nhân dân cả nước làm việc trong cơ quan quyền lực cao nhất); tính quyền lực nhà nước cao
nhất (lập-hành-tư pháp)
- Thẩm quyền: Điều 70-HP2013
- HÌnh thức làm việc: kỳ họp
- CƠ cấu tổ chức: Gồm Ủy ban thường vụ QH, Hội đồng dân tộc, Các ủy ban và cơ quan chuyên trách của
QH (Luật tổ chức QH)
b) Chủ tịch nước:
- Điều 86-88 – HP 2013
c) Chính phủ:
- Điều 94-96 – HP 2013
d) Tòa án nhân dân:
- Điều 102 – HP 2013
- Điều 2 – Luật tổ chức tòa án nhân dân
e) Viện kiểm sát nhân dân:
- Điều 107 – HP 2013
- Điều 2,3 – Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân
f) Hội đồng nhân dân + Ủy ban nhân dân:
Hội đồng nhân dân Ủy ban nhân dân
K1Đ 113 – HP 2013 và K1Đ 6 – Luật tổ chức CQĐP K1Đ 114 – HP 2013
Vị trí
2015
Chức năng K2Đ 113 – HP 2013 K2Đ 114 – HP 2013
- Là cơ quan quyền lực của nhà nước ở địa phương, - UBND chịu trách nhiệm trước
quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để HĐND cùng cấp và cơ quan nhà
phát huy tiềm năng của địa phương, xây dựng và phát nước cấp trên, đối với mọi hoạt
triển địa phương về kinh tế - xã hội, củng cố quốc động của mình nhằm đảm bảo thực
phòng, an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất hiện chủ trương, biện pháp phát
và tinh thân của nhân dân địa phương,làm tròn nghĩa vụ triển KT_XH, củng cố quốc phòng an
Thẩm
của địa phương đối với cả nước ninh và thực hiện các chính sách
quyền
- Thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của khác trên địa bàn.
Thường trực HĐND, UBND, TAND, VKSND cùng cấp, - Là cơ quan hành chính nhà
giám sát việc thực hiện các nghị quyết của HĐND, giám nước ở địa phương, UBND cấp dướ
sát việc tuân theo PL của cơ quan nhà nước, tổ chức chịu sự chỉ đạo của UBND cấp trên,
kinh tế, tổ chức XH, đơn vị ngũ trang nhân dân và công UBND cấp tỉnh chịu sự chỉ đạo của
dân ở địa phương. CHính phủ
Cơ cấu tổ + HĐND các cấp có Thường trực HĐND do HĐND + UBND do HĐND cùng cấp bầu,
chức cùng cấp bầu ra gồm có CHủ tịch, phó CT và ủy viên
+ Thường trực HĐND cấp tỉnh, cấp huyện gồm, Chủ + Chủ tịch UBND là đại biểu
tịch, phó CT, ủy viên thường trực HĐND, các thành viên khác không
+ Thường trực HĐND cấp xã gồm: Chủ tịch,phó CT nhất thiết là đại biểu HĐND.
+ Thành viên của Thường trực HĐND không thể
đồng thời là thành viên của UBND cùng cấp
+ HĐND cấp tỉnh có 3 ban (nơi có nhiều dân tộc thì
có thêm Ban dân tộc): Ban Kinh tế và Budget, Ban VH-
XH, Ban pháp chế
+ HĐND cấp huyện có 2 ban: Ban KT-XH, Ban pháp
chế
g) Hội đồng bầu cử quốc gia:
- Điều 117 – HP 2013
h) Kiểm toán nhà nước:
- ĐIều 118 – HP 2013.

Câu 6.1: Phân tích mối quan hệ giữa quốc hội và chính phủ, giữa chính phủ với tòa án nhân dân
tối cao, giữa chính phủ với VKSND tối cao?
a) Mối quan hệ giữa chính phủ và quốc hội:
- Quốc hội: Thành lập, giám sát, xét báo cáo công tác, quy định tổ chức hoạt động của Chính phủ; quyết
định thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ của Chính phủ; có thẩm quyền bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Thủ
tướng Chính phủ, phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng
và thành viên khác của Chính phủ; bãi bỏ các văn bản của Chính phủ trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của
Quốc hội (Theo điều 70 HP2013)
- Chính phủ: là cơ quan chấp hành của Quốc hội, do Quốc hội thành lập và chịu trách nhiệm, báo cáo
công tác trước Quốc hội. Chính phủ tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; đề xuất xây
dựng các chính sách, dự án, quyết định thành lập, bãi bỏ các cơ quan, quyết định liên quan đến việc chia địa
giới trước Quốc hội. Thủ tướng CP có quyền đề nghị UBTVQH triệu tập Quốc hội họp bất thường (Theo điều 95,
96 HP2013)
b) Mối quan hệ giữa chính phủ với TAND tối cao:
- Chính phủ:
+ Kinh phí hoạt động do Tòa án dự toán và đề nghị Chính phủ trình Quốc hội quyết định (Theo điều 96
Luật tổ chức TAND)
+ Công tác thi hành án, đào tạo, bồi dưỡng, hỗ trợ xét xử của cơ quan hành pháp có tác động đến hoạt
động xét xử của TAND.
+ Chính phủ ban hành nhiều nghị định – VBQPPL cơ sở cho Tòa án xét xử.
- TANDTC: Có quyền xét xử thành viên Chính phủ.
c) Mối quan hệ giữa chính phủ với VKSND tối cao:
- Chính phủ:
+ Kinh phí hoạt động do Viện kiểm sát dự toán và đề nghị Chính phủ trình Quốc hội quyết định (Theo điều
94 Luật tổ chức VKSND).
+ VKSND chỉ thực hiện tốt quyền công tố khi có sự hỗ trợ của cơ quan điều tra thuộc hệ thống hành pháp.
- VKSND: Có quyền truy tố thành viên Chính phủ.

Câu 7: Phân biệt cơ quan của CP và cơ quan thuộc CP về: vị trí pháp lý, cách thức thành lập,
thẩm quyền. Có bao nhiêu cơ quan của CP, cơ quan thuộc CP?
CQ của CP CQ thuộc CP
-Bộ, cơ quan ngang bộ là cơ quan của Chính - có chức năng phục vụ nhiệm vụ quản lý
phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về nhà nước của Chính phủ; thực hiện một số
VT pháp một hoặc một số ngành, lĩnh vực và dịch vụ công dịch vụ công có đặc điểm, tính chất quan trọng
lý thuộc ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc mà Chính phủ phải trực tiếp chỉ đạo.
- Cơ quan thuộc Chính phủ chịu sự quản
lý nhà nước của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực.
- Chính phủ trình Quốc hội quyết định thành - Do Chính phủ thành lập
Cách thức
lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ
thành lập
- Do Quốc hội quyết định việc thành lập
Nghị định số 123/2016 quy định cụ thể nhiệm - Về chiến lược, chương trình, quy hoạch,
vụ, quyền hạn của Bộ về pháp luật; về chiến lược, kế hoạch;
quy hoạch, kế hoạch; về hợp tác quốc tế; cải cách - Về tổ chức thực hiện dịch vụ công được
hành chính; về quản lý nhà nước các dịch vụ sự Chính phủ giao;
nghiệp công; về doanh nghiệp, hợp tác xã và các - Về hợp tác quốc tế;
loại hình kinh tế khác; về hội, tổ chức phi chính - Quyết định và chỉ đạo việc thực hiện
phủ; tổ chức bộ máy, biên chế trong đơn vị sự chương trình cải cách hành chính theo mục
nghiệp công lập; cán bộ, công chức, viên chức; tiêu và nội dung chương trình cải cách hành
THẩm kiểm tra, thanh tra và về quản lý tài chính, tài sản. chính nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ
quyền Trong đó: phê duyệt.
- Về pháp luật: Nghị định 123/NĐ-CP quy - Về chế độ thông tin, báo cáo theo Nghị
định các Bộ có nhiệm vụ trình Chính phủ dự án định 10/2016;
luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết; dự thảo nghị - Về tổ chức bộ máy, biên chế công chức,
định và các nghị quyết, dự án, đề án theo phân số lượng người làm việc, vị trí việc làm, cơ cấu
công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Có ý công chức, viên chức theo ngạch, chức danh
kiến đối với các dự án luật, pháp lệnh; ban hành nghề nghiệp;
các Thông tư trong lĩnh vực, ngành mình quản lý. - Về quản lý tài chính, tài sản;
- Về cải cách hành chính: Các Bộ trình Chính - Được giao thực hiện một số nhiệm vụ
phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định việc phân quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực theo quy
cấp nhiệm vụ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực định.
cho chính quyền địa phương; quyết định, tổ chức - Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác
thực hiện kế hoạch cải cách hành chính, công khai do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và
thủ tục hành chính thuộc ngành, lĩnh vực. theo quy định của pháp luật.
Số lượng 22 bộ,cơ quan ngang bộ 8 cơ quan thuộc chính phủ

Câu 7.1: Phân biệt hệ thống cơ quan quyền lực NN và hệ thống cơ quan quản lý NN?
Hệ thống cơ quan quyền lực NN Hệ thống cơ quan quản lý NN
- Do cử tri VN bầu ra theo nguyên tắc - Được thành lập trong kỳ họp thứ nhất của
phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu Quốc hội mỗi khóa. CHính phủ do Quốc hội bầu
Nguồn
kín. Các đại biểu được bầu chịu trách nhiệm ra, UBND các cấp do HĐND cùng cấp bầu ra
gốc
trước cử tri bầu ra mình và trước cử tri cả - Được thành lập theo hiến pháp và pháp
nước luật
+ Là cơ quan lập pháp + Là cơ quan hành pháp
Chức + Quyết định các chính sách, quan hệ xã + Là cơ quan chấp hành cơ quan quyền lực
năng, hội và hoạt động của công dân NN
nhiệm vụ + Giám sát toàn bộ hoạt động của Nhà + Trực tiếp hoặc gián tiếp phụ thuộc và cơ
nước quan quyền lực nhà nước.
Hoạt động theo ngành dọc, tức cơ quan Hoạt động theo nguyên tắc song trùng trực
Chế độ cấp dưới chịu sự kiểm tra giám sát của cơ thuộc, vừa chịu sự giám sát của cơ quan NN cấp
hoạt quan cấp trên trên, vừa chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan
động quyền lực cùng cấp và có trách nhiệm báo cáo
với cơ quan đó.
- Cấp TW: Quốc hội - Cấp TW: Chính phủ, các bộ và cơ quan
Cơ cấu tổ - Cấp địa phương: HĐND các cấp (tỉnh, ngang bộ
chức huyện, xã) - Cấp địa phương: UBND các cấp (tỉnh,
huyện, xã)

Câu 8: Phân tích nguồn gốc, khái niệm, bản chất , chức năng và vai trò của Pháp luật?
- Nguồn gốc:
+ Trong XH CSNT: chưa có PL
=> duy trì trật tự XH bằng phong tục, tập quán, đạo đức, các tín điều tôn giáo
+ Cuối CSNT: thị tộc tan rã
=> Xuất hiện giai cấp và mâu thuẫn giai cấp
=> Nhà nước ra đời để điều hòa mâu thuẫn đó bằng cách đặt ra những quy tắc xử sự chung bắt buộc và
dùng quyền lực để bắt buộc mọi người trong xã hội tuân theo
=> Những quy tắc ấy trở thành PL – PL ra đời
- Khái niệm PL: PL là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do NN ban hành hoặc thừa nhận
nhằm điều chỉnh các mqh XH theo mục tiêu, định hướng cụ thể, được NN đảm bảo thực hiện bằng cưỡng chế
NN
=> PL thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, nhu cầu tồn tại của XH, giúp điều chỉnh các qh XH, tạo lập trật
tự, ổn định cho sự phát triển XH.
- Bản chất của PL:
+ TÍnh giai cấp: PL là sự thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, là công cụ điều chỉnh quan hệ giữa các giai
cấp, các lực lượng XH theo chiều hướng bảo vệ quyền và lợi ích hợp của giai cấp thống trị => PL là ý chí của giai
cấp cầm quyền.
+ Tính xã hội: XH được cấu tạo bởi nhiều thành phần,giai tầng khác nhau => PL còn phản ánh ý chí và bảo
vệ lợi ích của các giai tầng trong XH ở mức độ nhất định
=> PL là công cụ điều chỉnh các qh XH nhằm thiết lập, củng cố và bảo vệ trật tự chung trong các lĩnh vực
của đời sống, bảo vệ lợi ích chung của quốc gia, dân tộc, vì sự phát triển chung của toàn XH.
- Đặc điểm của PL:
+ Tính quyền lực NN: do NN ban hành, thừa nhận và đảm bảo thực hiện bằng cưỡng chế NN
+ TÍnh quy phạm phổ biến: là tiêu chuẩn để đánh giá, hướng dẫn cách xử sự cho mọi chủ thể trọng XH
+ Tính bắt buộc chung: với mọi chủ thể trong XH
+ TÍnh hệ thống: PL là một hệ thống các quy tắc xử sự chung, các quy tắc này không tồn tại độc lập mà có
mối quan hệ nội tại và thống nhất, tạo nên một hệ thống PL là một chỉnh thể thống nhất
+ Tính xác định về hình thức: Hình thức biểu hện của PL chính là các nguồn luật, đó là các tập quán pháp,
tiền lệ hay văn bản QPPL
- Chức năng của PL:
+ Điều chỉnh quan hệ XH: kiềm chế hành vi
+ Bảo vệ quan hệ XH: (VD – bán dược phẩm phải có chứng chỉ hành nghề)
+ Giáo dục: chuyển tải những quy phạm đạo đức
- Vai trò (trong mối quan hệ khác nhau -> đóng vai trò gì)
+ Là công cụ quản lý XH của NN
+ Là cơ sở để thực hiện quyền lực NN
+ Là công cụ thực hiện quyền làm chủ của nhân dân
+ Là công cụ thực hiện đường lối, chính sách của Đảng.

Câu 9: Khái niệm, đặc điểm, cơ cấu của Quy phạm pháp luật?
- Khái niệm: K1Đ 3 – Luật ban hành VBQPPL
- Đặc điểm:
+ Mang tính quyền lực NN
+ Là các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung
+ Các QPPL có mqh mật thiết với nhau tạo thành hệ thống nhất.
- Cơ cấu của QPPL:
+ Giả định: Nêu lên (dự liệu) điều kiện, hoàn cảnh và khi chủ thể ở trong điều kiện hoàn cảnh đó sẽ phải
chịu sự tác động của QPPL
-> Ai? Khi nào? Trong những điều kiện, hoàn cảnh nào?
=> Giả định tuyệt đối, giả định tương đối
+ Quy định: Cách xử sự mà NN yêu cầu trong QPPL này là gì? (được phép hay bắt buộc phải thực hiện)
-> Được làm gì? Phải làm gì? Không được làm gì? Làm như thế nào?
=> Mệnh lệnh, tùy nghi, giao quyền
+ Chế tài: Nêu rõ hậu quả pháp lý bất lợi mà chủ thể trong giả định sẽ phải gánh chịu nếu không xử sự
đúng như hành vi khuôn mẫu trong quy định.
=> Tính răn đe, tính phòng ngừa, tính cưỡng chế
=> 4 hình thức chế tài:
* HÌnh sự: gồm hình phạt hành chính (tù, tử hình, cảnh cáo, cải tạo, tiền, trục xuất....) và hình phạt bổ
sung (tịch thu tài sản, cấm cư trú...)
* Hành chính: gồm hình thức xử phạt và biện pháp xử lý (tịch thu giấy tờ, tiền...)
* Kỷ luật: gồm hình thức kỷ luật và chế độ trách nhiệm vật chất -> xuất phát từ quan hệ lao động, do
người sử dụng lao động áp dụng với người lao động
* Dân sự: gồm bồi thường thiệt hại, trả lại tài sản bị xâm hại, hủy bỏ 1 xử sự không đáng.

Câu 9.1: Phân biệt pháp luật với đạo đức?


Đạo đức Pháp luật
Đều là hệ thống các quy tắc xử sự chung, chuẩn mực xã hội, giúp con người tự
Giống
giác điều chỉnh hành vi sao cho phù hợp với lợi ích cộng đồng, xã hội
Từ thực tế cuộc sống, nhận thức Do NN ban hành. Các quy tắc xử sự
Cơ sở hình
của con người qua các thế hệ, từ đời trong đời sống XH được NN ghi nhận
thành
sống XH thành các QPPL
Tính chất Không bắt buộc, tự nguyện Bắt buộc
Khác Hình thức thể Qua các câu ca dao, tục ngữ, thành Qua các văn bản PL
hiện ngữ
Phương thức Dựa vào sự tự giác, thông qua sự Bằng các biện pháp như giáo dục,
đảm bảo thực đánh giá khách quan của dư luận, tình thuyết phục, cưỡng chế của NN
hiện cảm con người

Câu 10: Khái niệm, đặc điểm của quan hệ pháp luật?
- Khái niệm: QHPL là những QHXH (qh giữa người với người) được các QPPL điều chỉnh, trong đó các bên
tham gia được đáp ứng những điều kiện do NN quy định, có những quyền và nghĩa vụ nhất định theo quy định
của PL.
- Đặc điểm:
+ QHPL là dạng QHXH đặc biệt được điều chỉnh bởi PL: Không có QPPL thì không có QHPL. QHPL là
phương tiện thực hiện QPPL, vì QPPL được thực hiện trong đời sống thông qua QHPL
+ QHPL là quan hệ mang tính ý chí: QHPL phát sinh trên cơ sở QPPL, mà nội dung QPPL phản ánh ý chí NN.
Trong đa số các trường hợp, QHPL phát sinh, thay đổi và chấm dứt do ý chí của các bên tham gia.
+ QHPL có tính cụ thể, xác định: QHPL là sự cá biệt hóa các qh giữa những chủ thể cụ thể trong XH. Khi PL
được các lập, quyền và nghĩa vụ các chủ thể được xác định. Để tham gia QHPL, chủ thể phải đáp ứng được các
yêu cầu nhất định.
+ QHPL có nội dung biểu hiện thành quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể của các bên tham gia quan hệ và
đảm bảo thực hiện quyền, nghĩa vụ của các bên bằng ý chí NN.

Câu 11: Phân biệt quan hệ pháp luật và quan hệ xã hội?


Tiêu chí Quan hệ XH Quan hệ PL
Luôn tồn tại khách quan, không lệ Xuất hiện trên cơ sở quan hệ
Cơ sở hình thành
thuộc vào ý chí con người XH thực tế xảy ra
Việc nghiên cứu Được nhiều nhà KHXH nghiên cứu Do KH pháp lí nghiên cứu
Ý nghĩa Là nội dung vật chất của QHPL Là hình thức pháp lý của QHXH
Chịu sự điều chỉnh của quy phạm Chịu sự tác động của QPPL,
XH, quy tắc đạo đức, phong tục tập được đảm bảo thực hiện bằng sự
Phạm vi điều chỉnh quán, đảm bảo thực hiện bằng dư cưỡng chế của NN
luận XH hoặc các biện pháp đặc thù
của tổ chức XH
Quyền và nghĩa vụ trong quan Không phân biệt quyền và nghĩa Chủ thể có quyền và nghĩa vụ
hệ vụ do PL quy định và NN thừa nhận.

Câu 11.1: Phân biệt chủ thể là cá nhân, pháp nhân?


Cá nhân Pháp nhân
- Công dân VN - Tổ chức thỏa mãn những điều
Bản chất - Người nước ngoài kiện do PL quy định
- Người không có quốc tịch
Hầu hết mọi người đều được NN thừa Hầu hết mọi pháp nhân đều được
nhận có năng lực PL kể từ khi sinh ra và chấm NN thừa nhận có năng lực PL kể từ khi
Năng lực PL dứt khi cá nhân chết, trừ trường hợp bị PL hạn thành lập và chấm dứt khi pháp nhân
chế hoặc bị toà án tước đoạt chấm dứt hoạt động, trừ TH bị PL hạn
chế hoặc bị tòa án tước đoạt.
Một người được coi là đầy đủ năng lực Một pháp nhân có NL hành vi kể từ
Năng lực hành vi hành vi khi đạt đến một độ tuổi nhất định tùy khi pháp nhân đó thành lập và chấm
vào từng quan hệ PL, và không mắc các bệnh dứt khi pháp nhân chấm dứt hoạt động
khiến cho người đó không thể nhận thức,
không thể làm chủ được hành vi của mình

Câu 11.2: Trình bày các loại chủ thể của quan hệ pháp luật. Tại sao nhà nước lại là một chủ thể
đặc biệt?
* Các loại chủ thể của quan hệ pháp luật:
- Cá nhân:
+ Cá nhân là chủ thể của quan hệ pháp luật trước hết và quan trọng nhất là công dân. Khi là chủ thể của
quan hệ PL, một cá nhân có thể là chủ thể trực tiếp hoặc không trực tiếp
+ Chủ thể trực tiếp trong quan hệ PL là một chủ thể luôn luôn có đủ cả năng lực PL và năng lực hành vi,
trong đó:
- Năng lực PL: khả năng của một chủ thể được hưởng quyền và nghĩa vụ trong một quan hệ pháp luật
nhất định. Về nguyên tắc, mọi công dân đều có năng lực pháp luật, trừ một số trường hợp do PL hạn chế hoặc
do Tòa án tước đoạt.
- NL hành vi: khả năng của một chủ thể có thể bằng hành vi của mình tham gia vào các quan hệ pháp
luật để hưởng quyền và nghĩa vụ.
=> Một người được coi là đủ NL hành vi khi đạt đến một độ tuổi nhất định tùy vào từng quan hệ PL, và
không mắc các bệnh khiến cho người đó không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình. Người mắc các
bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ hành vi của mình thì có thể bị toàn án
tuyên bố mất năng lực hành vi theo yêu cầu của người có quyền và lợi ích liên quan. Một người cũng có thể bị
tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi.
=> Khi một người có NL PL mà k có NL hành vi thì trong những trường hợp cần thiết họ phải thông qua
hành vi của một người khác, đó là chủ thể không trực tiếp
+ Ngoài công dân thì cá nhân là người nước ngoài, người không có quốc tịch cũng có thể là chủ thể của
nhiều quan hệ PL
- Tổ chức:
+ Tổ chức là một tập hợp người theo một cơ cấu tổ chức nhất định, nhằm mục đích kinh tế, chính trị, xã
hội cụ thể. Một tổ chức cũng được thừa nhận có năng lực pháp luật và NL hành vi để tham gia vào quan hệ
hợp đồng, làm nguyên đơn, bị đơn của các vụ kiện.
+ Khi tham gia vào QHPL, nếu thỏa mãn những điều kiện do PL quy định, tổ chức đó có thể được thừa
nhận là một pháp nhân. Pháp nhân là một chế định quan trọng đối với nhiều ngành luật, đặc biệt là luật dân
sự và các ngành luật trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, thậm chí là luật hình sự.Điều kiện để một tổ chức
được công nhận là pháp nhân được quy định tại điều 74 của Bộ luật dân sự 2015.
* Nhà nước là một loại chủ thế đặc biệt vì NN nắm trong tay quyền lực cả về kinh tế và chính trị, có quyền
ban hành pháp luật để quy định quyền và nghĩa vụ pháp lý cho các chủ thể khác khi tham gia quan hệ pháp
luật và chịu tác động của PL do mình đề ra. Tính chất đặc biệt được thể hiện ở chỗ:
- NN chỉ tham gia vào một số QHPL nhất định, khi tham gia QHPL để thực hiện những quyền và nghĩa vụ
pháp lý của mình, NN thường sử dụng những phương pháp đặc biệt hơn so với các chủ thể khác. Tuy nhiên khi
tham gia quan hệ dân sự, thì NN có quyền và nghĩa vụ pháp lý ngang bằng với các chủ thể khác.
- NN tham gia với tư cách chủ thể vào các QHPL quan trọng như QHPL hiến pháp, QHPL quốc tế, QHPL
hình sự nhằm bảo vệ lợi ích cơ bản của XH.

Câu 11.3: Phân tích khái niệm và các điều kiện để một tổ chức có tư cách pháp nhân? Hãy lấy ví
dụ về 1 tổ chức có tư cách pháp nhân và chứng minh?
- Khái niệm: Pháp nhân là một tổ chức có đủ các điều kiện do pháp luật quy định, được PL thừa nhận có
NL PL dân sự và NL hành vi dân sự để tham gia các quan hệ PL với tư cách là một chủ thể độc lập.
=> Pháp nhân được thành lập theo quy định của Bộ luật dân sự 2015. Năng lực pháp luật dân sự của pháp
nhân tùy thuộc vào chức năng, nhiệm vụ của mỗi pháp nhân. CÒn NL hành vi dân sự của pháp nhân có từ khi
được thành lập cho đến khi chấm dứt hoạt động. NLPLDS và NLHVDS của pháp nhân xuất hiện và chất dứt
đồng thời.
- Điều kiện để một tổ chức có tư cách pháp nhân: (Đ 74 – bộ Luật dân sự 2015)
+ Được thành lập hợp pháp: Một tổ chức được coi là hợp pháp nếu có mục đích, nhiệm vụ hợp pháp và
được thành lập hợp pháp theo trình tự và thủ tục do pháp luật quy định. Việc công nhận sự tồn tại của một tổ
chức ngoài việc tổ chức đó thực hiện đúng trình tự, thủ tục thành lập còn phụ thuộc vào hoạt động của tổ
chức có hợp pháp không.
=> Các thủ tục thành lập pháp nhân: Cho phép thành lập -> Thành lập -> Đăng kí -> Công nhận.
+ Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại điều 83 của Bộ luật dân sự 2015:
=> Việc lựa chọn hình thức tổ chức thế nào căn cứ vào mục đích, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức đó, căn
cứ vào cách thức góp vốn thành tài sản của tổ chức. Pháp nhân là một tổ chức độc lập song vẫn chịu sự chi
phối bởi cá nhân, tổ chức khác hoặc NN. Sự độc lập của pháp nhân chỉ giới hạn trong quan hệ dân sự, kinh tế,
lao động với các chủ thể khác.
=> Pháp nhân phải có cơ quan điều hành. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành của
pháp nhân được quy định trong điều lệ hoặc trong quyết định thành lập của pháp nhân.
=> Pháp nhân có thể có cơ quan khác theo quyết định của pháp nhân hoặc theo quy định của PL.
+ Có tài sản độc lập cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình.
=> Tài sản riêng của pháp nhân độc lập với tài sản của cá nhân – thành viên trong tổ chức pháp nhân, độc
lập với cơ quan cấp trên của tổ chức pháp nhân đó. Pháp nhân có tải sản riêng thông qua việc góp vốn,kinh
doanh, sản xuất...
=> Pháp nhân tham gia vào QHPL như một chủ thể độc lập, khi xảy ra sự vi phạm thì pháp nhân phải chịu
trách nhiệm bằng tài sản riêng của mình. Tuy nhiên, trách nhiệm của pháp nhân thuộc dạng trách nhiệm hữu
hạn, trong phạm vitaif sản riêng của pháp nhân.
+ Nhân danh mình tham gia QHPL một cách độc lập: Với tư cách là một chủ thể đọc lập, pháp nhân có khả
năng hưởng quyền cũng như chịu trách nhiệm và thực hiện nghĩa vụ do PL quy định.
* Ví dụ: Một trường THPT công lập
- Được thành lập hợp pháp theo quyết định của Sở GD ĐT thành phố, tỉnh.
- Cơ cấu tổ chức: bộ máy làm việc của trường được tổ chức thành các phòng, ban mà đứng đầu là hiệu
trưởng, các hiệu phó.
- Có tài sản riêng: là tài sản do NN đầu từ, giao cho trường quản lý sử dụng, tài sản có được từ các khoản
thu nhập khác của trường và chịu trách nhiệm bằng tài sản đó.
- Nhà trường nhân danh mình tham gia vào các QHPL chứ không phải thông qua hay dưới danh nghĩa của
một tổ chức nào khác, có con dấu riêng,... VD: trường có thể tự ký kết hợp đồng và giữ vai trò là một bên chủ
thể của hợp đồng đó.

Câu 12: Cấu thành của quan hệ pháp luật?


a) Chủ thể:
- Là cá nhân/ tổ chức tham gia vào QHPL, mang quyền và nghĩa vụ theo quy định của PL, gồm cá nhân và
pháp nhân
- Điều kiện tham gia QHPL:
+ NLPL (đk cần): Khả năng hưởng quyền và nghĩa vụ khi tham gia QHPL
+ NLHV (đk đủ): Khả năng chủ thể bằng chính hành vi của mình xác lập quyền và nghĩa vụ: Cá nhân đạt
đến độ tuổi nhất định + Phải nhận thức và điều khiển được hành vi
=> Độc lập gánh chịu trách nhiệm pháp lý.
b) Khách thể:
- Là lợi ích vật chất/tinh thần mà các chủ thể PL mong muốn đạt được khi tham gia vào QHPL.
=> Lợi ích vật chất: ngôi nhà, ....
=> Lợi ích tinh thần: sự vận chuyển hàng hóa, quyền tác giả,...
c) Nội dung QHPL:
- Quyền của chủ thể:
+ Khả năng của chủ thể xử sự theo cách thức mà PL cho phép
+ Yêu cầu chủ thể (không) thực hiện hành vi nào đó
+ Yêu cầu cơ quan NN bảo vệ lợi ích của mình.
- Nghĩa vụ pháp lý:
+ Cần phải tiến hành 1 hành động nhất định (bắt buộc)
+ Kiềm chế không được tiến hành 1 số hành động nhất định
+ Phải chịu trách nhiệm pháp lý khi xử sự không đúng quy định PL
* Sự kiện pháp lý:
- 1 QHPL phát sinh, phát triển, kết thúc phụ thuộc QPPL, năng lực chủ thế và sự kiện pháp lý
=> Sự kiện pháp lý là những sự kiên trong thực tế mà sự xuất hiện/ mất đi của chúng được pháp luật gắn
liền với việc hình thành, phát triển, kết thúc của QHPL
- Phân loại: gồm sự biến pháp lý và hành vi pháp lý (hợp pháp, bất hợp pháp, vi phạm pháp luật)
Câu 13: Khái niệm thực hiện pháp luật, các hình thức thực hiện pháp luật?
- Khái niệm: Thực hiện PL là hoạt động có mục đích nhằm biến các QPPL thành hiện thực trong cuộc sống
để các chủ thể khi tham gia vào QHPL được PL điều chỉnh thực hiện đúng, đầy đủ các đòi hỏi của PL.
- Đặc điểm:
+ Là hình thức thực hiện chức năng NN
+ Là hành vi thực tế
+ Là hoạt động có mục đích cụ thể
+ Do chủ thể có NL hành vi thực hiện
+ ND: thực hiện quyền và nghĩa vụ
- Các hình thức thực hiện PL:
+ Tuân thủ (tuân theo PL): thực hiện hành vi hợp pháp, không thực hiện hành vi mà PL cấm
+ Thi hành (chấp hành PL): thực hiện nghĩa vụ pháp lý
+ Sử dụng PL: thực hiện các quyền pháp lý
+ Áp dụng PL: CQ có thẩm quyền => thực hiện hóa QPPL

Câu 14: Đặc điểm áp dụng pháp luật, các TH áp dụng pháp luật?
- Đặc điểm áp dụng PL:
+ Mang tính quyền lực NN
+ Thực hiện với điều kiện, quy trình được quy định chặt chẽ
+ Là hoạt động điều chỉnh cá biệt
+ Là hoạt động đòi hỏi tính chủ động, linh hoạt.
- Các TH áp dụng PL:
+ Có hành vi VPPL
+ Có sự tranh chấp về quyền và nghĩa vụ pháp lý
+ Các quy định của PL không thể tự thực hiện bởi các chủ thể (ký giấy phép kinh doanh...)
+ NN thấy cần thiết phải tham gia vào QHPL (phê chuẩn 1 quyết định của cơ quan có thẩm quyền..)

Câu 14.1: Khái niệm ý thức pháp luật?


Ý thức PL là tổng thể các quan điểm, quan niệm, tư tưởng trong XH về PL, là thái đọ, tình cảm, sự đánh giá
của con người đối với PL cũng như đối với các hành vi PL của các chủ thể trong XH.

Câu 15: Khái niệm, đặc điểm, phân loại vi phạm pháp luật?
- Khái niệm: VPPL là một loại sự kiện pháp lý đặc biệt
=> VPPL là hành vi trái PL, do chủ thể có NL hành vi thực hiện 1 cách cố ý hoặc vô ý, xâm hại đến các quna
hệ XH được PL bảo vệ và gây hậu quả/ đe dọa cho XH
- Dấu hiệu/ Đặc điểm:
+ VPPL luôn là hành vi xác định của con người
+ Hành vi đó phải là hành vi trái PL
+ Chủ thể phải có lỗi
+ Hành vi đó nguy hiểm cho HX
+ Do chủ thể có NL hành vi thực hiện.
- Phân loại VPPL:
+ Vi phạm hình sự (tội phạm). VD: trộm cắp, buôn lậu, giết người...
+ Vi phạm hành chính
+ Vi phạm dân sự. VD: tài sản
+ Vi phạm kỷ luật. VD: trong quan hệ lao động

Câu 16: Cấu thành vi phạm pháp luật?


- Chủ thể: cá nhân,tổ chức có NL hành vi
- Khách thể: là những QHXH được PL bảo vệ bị hành vi VPPL xâm hại
=> TÍnh chất của QHXH bị xâm hại phản ánh mức độ nguy hiểm của hành vi VPPL và vì thế ảnh hưởng đến
việc xác định trách nhiệm pháp lý.
=> Khác với khách thể của QHPL
- Mặt khách quan: là những biểu hiện bên ngoài của VPPL
+ Hành vi VP (VD – dùng vũ lực chiếm đoạt TS)
+ Hậu quả hành vi VP (VD - mất tiền)
+ Mối quan hệ nhân quả
+ Điều kiện, hoàn cảnh, công cụ, phương tiện...
- Mặt chủ quan: là diễn biến tâm lý bên trong của hành vi VP, gồm:
+ Lỗi: thái độ tâm lý của chủ thể với hành vi và hậu quả
=> Cố ý trực tiếp (nhận thức được và muốn hậu quả xảy ra) + Cố ý gián tiếp (Nhận thức được và không
muốn hậu quả xảy ra)
=> Vô ý do quá tự tin + Vô ý do cẩu thả.
+ Động cơ
+ Mục đích

Câu 17: Khái niệm, đặc điểm, phân loại trách nhiệm pháp lý? Cho ví dụ?
- Khái niệm: Trách nhiệm pháp lý là hậu quả pháp lý bất lợi và chủ thể VPPL phải gánh chịu trước các chủ
thể có quyền (cơ quan NN, nhà chức trách, người có quyền dân sự bị vi phạm)
- Đặc điểm:
+ TNPL được xác định trên cơ sở VPPL: để truy cứu TNPL đối với một hành vi VPPL cụ thể, trước hết phải
xác định mức độ thực tế của các mặt thuộc cấu thành của VPPL. Mỗi loại VPPL thì có một loại trách nhiệm
pháp lý tương ứng.
+ Về nội dung, TNPL là sự áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước: cơ quan NN có thẩm quyền sử
dụng các biện pháp cưỡng chế để buộc người VPPL gánh chịu hậu quả mà họ đã gây ra.
+ Về hình thức: TNPL là sự thực hiện các chế tài QPPL: các CQNN có thẩm quyền xem xét, tìm hiểu sự việc,
ra quyết định giải quyết sự việc và tổ chức thực hiện quyết định đó theo quy định của PL. Mỗi loại TNPL cũng
chính là việc vận dụng các chế tài tương ứng vào các loại vi phạm cụ thể
- Phân loại và VD:
+ Trách nhiệm pháp lý hình sự là loại trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất do Tòa án nhân danh Nhà
nước ápd ụng đối với những người có hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật hình sự.
VD: M (18 tuổi) cố ý phóng xe máy đâm chết tình định N, bị tòa án tuyên tội giết người và phạt 20 năm tù.
+ Trách nhiệm pháp lý hành chính là loại trách nhiệm pháp lý do cơ quan quản lý nhà nước áp dụng đối với
mọi chủ thể khi họ vi phạm pháp luật hành chính.
VD: Trong hoạt động sản xuất, công ty X đã xả nước thải gây ONMT, bị CQ công an phát hiện và phạt 500
triệu đồng
+ Trách nhiệm pháp lý dân sự là loại trách nhiệm pháp lý do Tòa án áp dụng đối với mọi chủ thế khi họ vi
phạm pháp luật dân sự.
VD: A (20) tuổi làm vỡ chiếc bình cổ của B trị giá 100 triệu đồng, A phải bồi thường thiệt hại cho B do hành
vi của mình gây ra
+ Trách nhiệm pháp lý kỷ luật là loại trách nhiệm pháp lý do thủ trưởng các cơ quan, xí nghiệp,… áp dụng
đối với cán bộ, công nhân viên của cơ quan xí nghiệp mình khi họ vi phạm nội quy, quy chế của nội bộ cơ quan.
VD: K là nhân viên công ty L đã có hành vi đánh cắp tài sản của công ty, K bị công ty L sa thải theo quy định
của nội quy công ty.

Câu 18: So sánh trách nhiệm hành chính và trách nhiệm hình sự?
Trách nhiệm hành chính Trách nhiệm hình sự
+ Đều là những hậu quả pháp lý bất lợi mà chủ thể phải gánh chịu khi có
Giống những hành vi vi phạm pháp luật.
+ Đều là trách nhiệm của chủ thể trong quan hệ pháp luật đối với nhà nước.
Tính chất, + Thể hiện thông qua quyết định + Thể hiện thông qua bản án hay
đặc điểm HC hay quyết định kỷ luật của người quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa
Khác có thẩm quyền. án.
+ áp dụng để xử lý VPHC + Áp dụng để xử lý VPHS
+ Mức độ nghiêm khắc thấp hơn + Mức độ nghiêm khắc cao hơn
Đối tượng Giống Công dân, người nước ngoài
áp dụng
Khác Cá nhân hoặc tổ chức Chỉ cá nhân

Thẩm quyền Giống Chủ yếu là các cơ quan trong BMNN


áp dụng
Khác Cá nhân hoặc cơ quan Tòa án

Giống Đều tiến hành theo thủ tục do pháp luật quy định
Thủ tục áp + Tiến hành nhanh chóng ngay Theo trình tự đặc biệt, cơ quan tố
dụng sau vi phạm tụng thường mất nhiều thời gian.
Khác
+ Thời hạn ra quyết định xử phạt + Thời hạn ra quyết định xử phạt :
thường là 30 ngày, nếu cần xác minh Lâu hơn, tùy tình tiết vụ án.
thêm thì thêm 30 ngày nữa

Câu 19: Khái niệm hình thức pháp luật? Các loại nguồn pháp luật?
- HÌnh thức pháp luật: cách thức mà giai cấp thống trị sử dụng để thể hiện ý chí của mình.
- Các loại nguồn pháp luật: Trong XH loài người đã tồn tại 3 loại hình PL chủ yếu là: tập quán pháp, tiền lệ
pháp và văn bản quy phạm PL.
+ Tập quán pháp là hình thức PL ra đời sớm nhất, ở đó các phong tục tập quán lưu truyền trong xã hội phù
hợp với lợi ích của giai cấp thống trị thông qua nhà nước thừa nhận, nâng chúng lên thành PL. Các quy định
này không được ghi thành văn bản (luật bất thành văn). Chúng hình thành 1 cách tự phát, chậm thay đổi và
thường có tính cục bộ về nguyên tắc.
+ Tiền lệ pháp (án lệ pháp) là việc nhà nước thừa nhận các bản án của tòa án hoặc quyết định của cơ quan
hành chính trong quá trình xét xử một vụ án hoặc giải quyết một sự việc trước đó, lấy các bản án và quyết
định đó để làm căn cứ giải quyết các sự việc tương tự sau này.
+ Văn bản quy phạm PL xuất hiện muộn hơn 2 hình thức trên. Chúng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền
ban hành dưới hình thức văn bản (luật thành văn). Đây là hình thức PL tiến bộ nhất, phản ánh rõ nét nhất tính
giai cấp, tính quy phạm phổ biến, tính chính xác chặt chẽ về mặt hình thức và có hiệu lực cao trong việc điều
chỉnh các quan hệ xã hội.

Câu 20: Các nguồn của PLVN?


- VBQPPL: Nguồn PL chủ yếu của PL VN.
- Tập quán pháp: được nhà nước CHXHCN VN công nhận là 1 loại nguồn PL từ bộ luật Dân sự đầu tiên
1995
=> Pháp điển hóa (bình mới rượu mới)
=> Tập hợp hóa (bình mới rượu cũ)
- Tiền lệ pháp (Án lệ pháp)
- Điều ước quốc tế
-Lẽ phải, lẽ công bằng
- Hợp đồng

Câu 21: Khái niệm VBQPPL? Đặc điểm? Hệ thống VBQPPL VN? Nguyên tắc ban hành VBQPPL?
- Khái niệm: Luật Ban hành VBQPPL
=> Một VB gọi là VBQPPL khi và chỉ khi:
+ Có mặt trong điều 4 luật Ban hành VBQPPL
+ Chứa QPPL
+ Được ban hành đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục.
=> VBAD QPPL: là VB do CQNN, người có thẩm quyền ban hành, nhưng không có đủ các yếu tố của
VBQPPL
+ Không chứa quy tắc xử sự chung
+ Hạn chế số lần áp dụng
+ Phải chỉ rõ đối tượng áp dụng
- Đặc điểm:
+ VBQPPL phải do các cơ quan NN hoặc người có thẩm quyền ban hành hoặc phối hợp với những hình
thức do PL quy định
+ Việc ban hành VBQPPL phải tuân theo trình tự, thủ tục mà PL quy định, which is quy định chặt chẽ trong
1 đạo luật do QUốc hội ban hành
+ Nội dung của VBQPPL phải chứa các QPPL
+ NN đảm bảo thực hiện các VBQPPL bằng các biện pháp thích hợp: tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục,...
- Hệ thống VBQPPL VN: Luật Ban hành VBQPPL
- Nguyên tắc ban hành VBQPPL: Luật Ban hành VBQPPL

Câu 22: Phân biệt VB QPPL và VB áp dụng QPPL?


Văn bản quy phạm pháp luật VB áp dụng quy phạm pháp luật.
- Đều là văn bản pháp luật tức là văn bản do các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có
thẩm quyền theo quy định của pháp luật ban hành.
- Đều có giá trị bắt buộc phải tôn trọng hoặc thực hiện đối với các tổ chức hoặc cá
nhân có liên quan
Giống nhau
- Đều được ban hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
- Đều được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp mang tính quyền lực
nhà nước
- Đều được dùng để điều chỉnh các quan hệ xã hội
Khác Chỉ do các cơ quan tổ chức hoặc cá
Chỉ do các cơ quan, tổ chức hoặc cá
nhau Chủ thể nhân có thẩm quyền áp dụng pháp luật
nhân có thẩm quyền áp dụng pháp luật ban
ban hành ban hành ra, có thể phối hợp ban hành
hành ra
với các hình thức khác do pháp luật quy
định
Được dùng để cá biệt hóa các quy
Được dùng để ban hành, sửa đổi, bổ phạm pháp luật vào những trường hợp cụ
Mục đích sung, thay thế, bãi bỏ hoặc hủy bỏ các thể đối với các cá nhân, chức cụ thể. Quyền
ban hành quy phạm pháp luật hoặc các văn bản và nghĩa vụ pháp lý cụ thể của các chủ thể
quy phạm pháp luật. pháp luật hoặc những biện pháp trách
nhiệm pháp lý đối với người vi phạm được
ấn định
Chứa đựng các quy tắc xử sự chung Xác định rõ quyền và nghĩa vụ pháp lý
Nội dung được nhà nước bảo đảm thực hiện, tức cụ thể, hoặc các hình thức khen thưởng cụ
ban hành là các quy phạm pháp luật nên không chỉ thể, hoặc cácbiện pháp cưỡng chế nhà
rõ chủ thể cụ thể cần áp dụng và được nước cụ thể đối với các cá nhân, tổ chức cụ
thực hiện nhiều lần trong thực tế cuộc thể nên bao giờ cũng chỉ rõ chủ thể cụ thể,
sống, được thực hiện trong mọi trường trường hợp cụ thể cần áp dụng và chỉ được
hợp khi có các sự kiện pháp lý tương thực hiện một lần thực tế cuộc sống
ứng với nó xảy ra cho đến khi nó hết
hiệu lực.

Số lần tác
Áp dụng cho nhiều lần trong cuộc Thực hiện một lần đối với các cá nhân,
động
sống tổ chức liên quan

Có tính áp dụng chung, tính trừu


Đối tượng tượng, không đặt ra cho người này, Có tính chất cá biệt, thực hiện một lần
tác động người kia một cách xác định mà nhằm đối với các cá nhân, tổ chức liên quan
tới phạm vi đối tượng ít nhiều rộng
hơn,áp dụng cho tất cả mọi người
Sự xuất
Là cơ sở để ban hành các văn bản áp Được ban hành trên cơ sở các văn bản
hiện
dụng pháp luật quy phạm pháp luật.

Văn bản dưới luật: Pháp lệnh, nghị


Hình thức
Văn bản luật: Hiến pháp, luật, nghị quyết, lệnh, quyết định, nghị định, chỉ thị,
thể hiện
quyết, có mặt trong điều 4 thông tư, văn bản,bản án; quyết định, lệnh,
quy định …liên tịch

Câu 23: Hiệu lực, nguyên tắc áp dụng VB QPPL?


- Hiệu lực:
+ Hiệu lực theo thời gian: Điều 151, 152,153, 154
=> Thời điểm có hiệu lực, Hiệu lực trở về trước, Ngưng hiệu lực, Hết hiệu lực
+ Hiệu lực theo không gian và theo đối tượng: Điều 155
- Nguyên tắc áp dụng VBQPPL:
+ Áp dụng từ thời điểm văn bản bắt đầu có hiệu lực
+ Áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn
+ ÁP dụng văn bản được ban hành sau
+ Áp dụng hiệu lực trở về trước có lợi cho đối tượng áp dụng
+ Áp dụng không làm cản trở việc thực hiện điều ước quốc tế
+ Ưu tiên áp dụng luật riêng trước luật chung
Câu 24: Khái niệm hệ thống pháp luật? Cấu thành của hệ thống pháp luật các quốc gia trên thế
giới?
- Hệ thống PL: là khái niệm phản ánh cơ cấu bên trong của PL, thể hiện sự thống nhất hữu cơ của các
QPPL cấu thành hệ thống đó, thể hiện sự phân chia các QPPL ấy thành các ngành luật/lĩnh vực PL và các chế
định PL phù hợp với tính chất, đặc điểm của các QHXH mà có điều chỉnh
=> Hệ thống PL bao gồm các QPPL do NN ban hành hoặc thừa nhận có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo
thành một chỉnh thể thống nhất bao gồm các ngành luật/chế định PL khác nhau điều chỉnh các lĩnh vực/nhóm
QHXH cùng loại (giống nhau về nội dung, tính chất) tồn tại một cách khách quan phù hợp với sự phát triển của
KT-XH.
- Cấu thành của HTPL các quốc gia trên TG:
+ Luật công (Công pháp): Điều chỉnh quan hệ giữa CQNN với cả nhân hoặc giữa các CQNN với nhau
=> Bao gồm: Luật Hiến pháp, Luật Hành chính, Luật Hình sự, Luật Tố tụng, Luật Tài chính,...
+ Luật tư (tư pháp): Điều chỉnh quan hệ giữa các cá nhân với nhau.
=> Luật Dân sự, Luật lao động, Luật kinh doanh, ...

Câu 25: Cấu thành của hệ thống pháp luật VN? Một số lĩnh vực PL chủ yếu ở VN?
- Cấu thành của HTPL ở VN: HTPL -> Ngành luật -> Chế định PL -> QPPL
+ Ngành luật:
* Đối tượng điều chỉnh: những QHXH phát sinh trong cùng 1 ngành luật, có những đặc trưng giống nhau
* Phương pháp điều chỉnh: cách thức tác động pháp luật lên các QHXH => mệnh lệnh + thỏa thuận
+ Chế định PL: bao gồm các QPPL thuộc 1 ngành luật điều chỉnh những nhóm QHXH nhỏ hơn, cùng loại
nhưng có đặc điểm giống nhau hơn thuộc về 1 ngành luật
+ QPPL: là tế bào của PL – bộ phận nhỏ nhất của HTPL.
- Một số lĩnh vực PL chủ yếu ở VN:
+ Luật Hiến pháp (Luật NN): điều chỉnh các QHXH cơ bản cấu thành NN CHXHCN VN: xác định chế độ chính
trị, ghi nhận và đảm bảo quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân, xác định các chế độ KT, VH, chính sách
đối ngoại và an ninh quốc phòng, quy định tổ chức và hoạt động của các cơ quan NN trong BMNN.
+ Luật Hành chính => nguyên tắc, hình thức phương pháp quản lý NN, xác định quy chế pháp lý của các
chủ thể quản lý NN, điều chỉnh hoạt động công vụ của cán bộ công chức; quy định thủ tục hành chính và trách
nhiệm hành chính,...
+ Luật Hình sự => hành vi nguy hiểm cho XH,...
+ Luật Tố tụng hình sự => QHXH phát sinh trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án
hình sự
+ Luật Tài chính => ngân sách NN, tài chính DN, kê khai và nộp thuế, bảo hiểm...
+ Luật Dân sự => quyền dân sự, giao dịch dân sự, quyền sở hữu, nghĩa vụ dân sự, hợp đồng dân sự, thừa
kế, ...
+ Luật Kinh tế => thành lập và đăng ký kinh doanh, nguyên tắc hoạt động thương mại, thương nhân, hành
vi thương mại, thỏa thuận và hợp đồng thương mại,...
+ Luật sở hữu trí tuệ
+ Luật Lao động => QHXH giữa người làm công ăn lương với người sử dụng lao động, các QHXH liên quan
đến quan hệ lao động..
+ Luật Đất đai => xác định địa giới hành chính, khảo sát, đo đạc, quản lý kế hoạch sử dụng đất, giao đất,
cho thuê đất, quản lý tài chính về đất đai, tranh chấp về đất đai, khiếu nại tố cáo vi phạm sd đất...
+ Luật Môi trường
+ Luật Tố tụng dân sự => tranh chấp dân sự,...

Câu 26: Khái niệm Luật Hành chính? Các quan hệ xã hội do luật hành chính điều chỉnh? Phương
pháp điều chỉnh?
- Luật Hành chính là một ngành luật độc lập trong hệ thống PL VN, bao gồm tổng thể các QPPL điều chỉnh
những QHXH phát sinh trong quá trình hoạt động quản lý hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước,
các QHXH phát sinh tròng quá trình cơ quan NN xây dựng và ổn định chế độ công tác nội bộ, các QHXH phát
sinh khi các cơ quan NN, tổ chức XH hoặc cá nhân thực hiện hoạt động quản lý hành chính đối với các vấn đề
cụ thể do PL quy định.
- Các nhóm QHXH do luật Hành chính điều chỉnh:
+ Các quan hệ chấp hành-điều hành phát sinh trong quá trình các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện
chức năng quản lý hành chính trên mọi lĩnh vực của đời sống XH (Chính phủ, Bộ, Sở, Phòng, Ban cấp tỉnh..)
+ Các quan hệ chấp hành-điều hành phát sinh trong quá trình các CQ hành chính NN xây dựng, củng cố
chế dộ công tác nội bộ của CQ để ổn định về tổ chức nhằm hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.
+ Các quan hệ có tính chất chấp hành – điều hành phát sinh trong hoạt động tổ chức và công tác nội bộ
của các cơ quan quyền lực NN, CQ xét xử, CQ kiểm sát (CQ NN khác) (Tòa án = CQ tư pháp -> bve PL)
+ Các quan hệ có tính chất chấp hành – điều hành phát sinh khi các cơ quan NN khác, tổ chức XH hoặc cá
nhân được NN trao quyền thực hiện những nhiệm vụ quản lý hành chính NN cụ thể do PL quy định
- Phương pháp điều chỉnh: phương pháp mệnh lệnh -> tính chất quyền lực – phục tùng

Câu 27: Đặc điểm của quan hệ pháp luật hành chính?
Đặc điểm của QHPL hành chính:
+ Quyền và nghĩa vụ của mỗi bên chủ thể tham gia QHPLHC luôn gắn liền với hoạt động chấp hành, điều
hành của quản lý NN
+ QHPLHC có thể phát sinh theo yêu cầu hợp pháp của bất kỳ bên chủ thể nào
+ QHPLHC bao giờ cũng có ít nhất một chủ thể mang quyền lực NN, nhân danh NN và để thực hiện quyền
lực NN
+ Phần lớn các tranh chấp phát sinh trong QHPLHC được giải quyết theo thủ tục hành chính (một số ...
theo tố tụng hành chính)
+ Bên chủ thể vi phạm trong QHPLHC luôn phải chịu trách nhiệm pháp lý trước NN chứ không phải trước
bên chủ thể kia.
Câu 28: Khái niệm, đặc điểm và phân loại cơ quan hành chính nhà nước?
- Khái niệm: CQHCNN là một bộ phận của BMNN, do NN thành lập để thực hiện chức năng quản lý hành
chính NN.
- Đặc điểm:
+ TÍnh quyền lực NN
+ Phạm vi thẩm quyền
+ Hoạt động của các CQ hành chính NN luôn là hoạt động chấp hành của cơ quan quyền lực.
+ Hệ thống CQHCNN có quan hệ trực thuộc với nhau: trực thuộc nganh hoặc song trùng trực thuộc.
- Phân loại:
* Theo cơ sở pháp lý của việc thành lập, các cơ quan hành chính bao gồm:
+ Cơ quan thành lập trên cơ sở hiến pháp quy định hay cơ quan hiến định, gồm có: Chính phủ, thủ tướng
chính phủ - 2 cơ quan hành chính nhà nước cao nhất; UBND địa phương là cơ quan hành chính nhà nước cấp
địa phương.
+ Cơ quan thành lập trên cơ sở các đạo luật, các văn bản dưới luật. Đó là các tổn cục, vụ, các sở, ban trực
thuộc các cơ quan hiến định.
* Căn cứ theo địa giới hoạt động, phân chia thành:
+ Các cơ quan hành chính nhà nước trung ương bao gồm Chính phủ, các bộ, các cơ quan ngang bộ, các cơ
quan quản lý nhà nước về ngành hay lĩnh vực công tác. Hoạt động của các cơ quan này bao trùm toàn quốc,
các quyết định có hiệu lực thi hành trong cả nước.
+ Các cơ quan hành chính nhà nước địa phương gồm ủy ban nhân dân các cấp, các sở, phòng, ban hoạt
động trong phạm vi lãnh thổ địa phương và các quyết định chỉ có hiệu lực trong địa phương đó, không thể ảnh
hưởng đến địa phương khác.
+ Căn cứ theo phạm vi thẩm quyền: Chia thành cơ quan có thẩm quyền chung và cơ quan có thẩm quyền
riêng. Cơ quan có thẩm quyền chung là Chính phủ và UBND các cấp, có thẩm quyền quản lý mọi ngành, mọi
lĩnh vực, mọi mặt của đời sống xã hội và phải đảm bảo phối hợp, phát triển thông nhất giữa các ngành, các
lĩnh vực. Cơ quan có thẩm quyền riêng (thẩm quyền chuyên môn) gồm các bộ, cơ quan ngang bộ, các sở
phòng ban là cơ quan trực tiếp quản lý theo tưng ngành hay từng lĩnh vực riêng biệt hoặc 1 số lĩnh vực riêng
biệt.
* Căn cứ theo chế độ lãnh đạo có thể chia thành cơ quan được lãnh đạo theo chế độ lãnh đạo tập thể và
chế độ lãnh đạo cá nhân. Thông thường cơ quan có thẩm quyền chung thì hoạt động theo chế độ lãnh đạo tập
thể và ngược lại. Tuy nhiên Chính phủ và UBND các cấp thì có sự kết hợp giữa 2 chế độ lãnh đạo vì các vấn đề
quan trọng ở mọi lĩnh vực thì cần sự đống góp trí tuệ của cả tập thể đồng thời thủ tướng chính phủ và chủ tịch
UBND cũng có thẩm quyền riêng của mình. Các cơ quan có thẩm quyền riêng có chế độ lãnh đạo cá nhân, các
cá nhân đó hoàn toàn có thể ra các quyết định cá nhân đặt ra các quy định riêng để có thể thực hiện chức
năng quyền hạn mà nhà nước giao phó..
Câu 29: Khái niệm cán bộ, công chức? Đặc trưng cơ bản của cán bộ, công chức so với các đối
tượng lao động khác? So sánh cán bộ với công chức?
- Khái niệm: Điều 4 – Luật Cán bộ, công chức
- Đặc trưng cơ bản:
+ Phải là công dân VN thiết lập quan hệ lao động với NN thông qua chế độ tuyển dụng, bổ nhiệm, bầu hay
cử; làm việc tại các CQNN, tổ chức chính trị -XH
+ Bao giờ cũng là người thực hiện 1 công vụ, nhiệm vụ nào đó của NN và chỉ được hành động trong phạm
vi quyền hạn được giao
+ Hoạt động thi hành công vụ, nhiệm vụ của CB,CC không trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất mà là
những hoạtđộng để thực hiện chức năng quản lý NN
+ Là đối tượng lao động đặc biệt, thực thi quyền lực NN trên 3 mặt: lập-hành-tư pháp => quy chế pháp lý
điều chỉnh đối với CBCC được xác định theo Luật Hành chính.
+ ĐƯợc hưởng lương và các chế độ đãi ngộ khác do ngân sách NN chi trả.

Câu 30: Khái niệm, đặc điểm vi phạm hành chính, trách nhiệm hành chính?
* Vi phạm hành chính:
- Khái niệm: Điều 2 Luật xử lý VPHC
- Đặc diểm:
+ VPHC là loại VPPL thường xảy ra trong lĩnh vực quản lý NN, nhưng mức độ nguy hiểm thấp hơn tội phạm
hình sự
+ Chủ thể VPHC rất đa dạng, có thể là các CQNN, các tổ chức và cá nhân
+ VPHC thường xâm hại các quy tắc quản lý NN trong các lĩnh vực của đời sống XH.
* Trách nhiệm HC:
- Khái niệm: Trách nhiệm pháp lý hành chính là loại trách nhiệm pháp lý do cơ quan quản lý nhà nước áp
dụng đối với mọi chủ thể khi họ vi phạm pháp luật hành chính.
- Đặc điểm:
+ Trách nhiệm HC là hình thức trách nhiệm pháp lý áp dụng để xử lý các cá nhân, tổ chức có hành vi vi
phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý NN
+ Chủ thể có thẩm quyền áp dụng trách nhiệm HC chủ yếu là các CQHCNN và cán bộ cộng chức của các CQ
đó
+ Đối tượng bị áp dụng TNHC là các tổ chức cả nhân
+ TNHC là trách nhiệm pháp lý mà tổ chức, cá nhân phải gánh chịu trước NN khi họ VPHC
+ Việc truy cứu TNHC được tiến hành trên cơ sở các quy định của PL hành chính và theo thủ tục HC.

Câu 31: Phân biệt vi phạm hành chính với tội phạm hình sự? Lấy ví dụ?
Vi phạm hành chính Tội phạm hình sự
ĐỊnh nghĩa Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội
cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định được quy định trong Bộ luật hình sự, do người
của pháp luật về quản lý nhà nước mà không có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp
phải là tội phạm và theo quy định của pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc
luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính. vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống
nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm
chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa,
quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội,
quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm
phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp
pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực
khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà
theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý
hình sự.
Mức độ Thấp Cao
nguy hiểm
cho XH
VBPL quy Luật xử lý VPHC 2012 Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung
định Luật tố tụng HC 2010 2009
Luật tố tụng HC 2015 Bộ luật hình sự 2015
Đối tượng Cá nhân, tổ chức Cá nhân (BLHS1999, SĐ-BS 2009)
bị xử phạt Cá nhân, tổ chức (BLHS2015)
Cơ quan có Tùy theo từng trường hợp cụ thể, vụ việc Chỉ có thể do Tòa án xét xử
thẩm sẽ được giao cho rất nhiều cơ quan và người
quyền xử lý có thẩm quyền, trong đó chủ yếu là các cơ
quan quản lý hành chính nhà nước.
Việc xử phạt vi phạm hành chính của Tòa
án chỉ được áp dụng trong phạm vi rất hẹp.
Thủ tục xử Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính Người phạm tội bị truy tố trước Tòa án
lý phần nhiều mang tính quyền lực đơn phương theo thủ tục tố tụng tư pháp, có sự tham gia
từ phía cơ quan hành chính nhà nước, dù của luật sư nhằm bảo đảm đến mức cao nhất
pháp luật có quy định quyền khiếu nại, tố cáo quyền của công dân chỉ bị kết tội bởi bản án
của đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính hình sự khi có các chứng cứ đầy đủ, rõ ràng và
sau những thủ tục tranh tụng công khai và
bình đẳng
Chế độ xử Nhẹ Nặng
lý Chủ yếu đánh vào yếu tố vật chất, tinh Chủ yếu là hình phạt liên quan đến
thần của người vi phạm (cảnh cáo, phạt việc tước tự do của người phạm tội
tiền…)
Câu 32: Các hình thức xử lý vi phạm hành chính?
- Xử phạt hành chính:
+ Biện pháp chính: Cảnh cáo, phạt tiền
+ Biện pháp bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy phép, tịch thu tang vật, trục xuất...
- Các biện pháp khắc phục hậu quả
=> Luật Xử lý vi phạm hành chính

Câu 33: Khái niệm, đặc điểm, đối tượng khiếu nại?
- Khái niệm: Khoản 1 Điều 2 – Luật Khiếu nại 2011
- Đặc điểm:
+ Phạm vi những người có quyền khiếu nại là rất rộng: cá nhân, cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức bị kỉ
luật
+ Đối tượng của khiếu nại: các quyết định hành chính, hành vi hành chính trong quản lý NN và quyết định
kỷ luật cán bộ, công chức.
+ Mục đích của người khiếu nại: bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình
+ Các khiếu nại chủ yếu được giải quyết theo thủ tục hành chính và thuộc thẩm quyền của các cơ quan
hành chính NN

Câu 34: Khái niệm, đặc điểm tố cáo?


- Khái niệm: Khoản 1 Điều 2 Luật Tố cáo 2011
- Đặc điểm của tố cáo khác với khiếu nại:
+ Người tố cáo là cá nhân công dân thực hiện quyền tố cao, phải đích danh tố cáo
+ Đối tượng của tố cáo là những hành vi VPPL của mọi cơ quan, tổ chức và cá nhân mà người tố cao biết
được
+ Mục đích là để bảo vệ lợi ích của nhà nước, của các tổ chức và cá nhân khác.

Câu 35: Phân biệt khiếu nại, tố cáo?


Tiêu chí Khiếu nại Tố cáo
Là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc
cán bộ, công chức theo thủ tục quy định, đề
Là việc công dân theo thủ tục quy định
nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền
báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm
xem xét lại quyết định hành chính, hành vi
quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật
hành chính của cơ quan hành chính nhà nước,
Khái niệm của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào
của người có thẩm quyền trong cơ quan hành
gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi
chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ,
ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp
công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định
của công dân, cơ quan, tổ chức.
hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm
quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Luật điều Luật khiếu nại 2011 Luật tố cáo 2011
chỉnh
Mục đích Nhằm hướng tới lợi ích, đi đòi lại lợi ích mà Nhằm hướng tới việc xử lý hành vi vi
hướng tới chủ thể khiếu nại cho là họ đã bị xâm phạm phạm và người có hành vi vi phạm
- Công dân.
Chủ thể
- Cơ quan, tổ chức. - Công dân
thực hiện quyền
- Cán bộ, công chức,
- Quyết định hành chính. - Hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ
- Hành vi hành chính của cơ quan hành chính cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại
Đối tượng nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà
quan hành chính nhà nước. nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công
- Quyết định kỷ luật cán bộ, công chức. dân, cơ quan, tổ chức.
Người tố cáo phải trung thực và chịu
trách nhiệm về việc tố cáo sai sự thật nếu
Yêu cầu về Không quy định người khiếu nại chịu trách
cố tình, thậm chí có thể bị truy cứu trách
thông tin nhiệm về việc khiếu nại sai sự thật
nhiệm hình sự về tội vu cáo, vu khống theo
quy định của Bộ luật Hình sự 1999.
Thái độ xử
Không được khuyến khích Được khuyến khích

Được khen thưởng theo Nghị
định 76/2012/NĐ-CP với các giải:
- Huân chương Dũng cảm.
- Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
Khen - Bằng khen của các Bộ, cơ quan
Không có quy định
thưởng ngang Bộ…
Riêng với việc tố cáo hành vi tham
nhũng còn được xét tặng thưởng với số
tiền lên đến 3.45 tỷ đồng theo Thông tư
liên tịch 01/2015/TTLT-TTCP-BNV.
Quyết định giải quyết.
Xử lý tố cáo
(Nhằm trả lời cho người khiếu nại về những
(Nhằm xử lý một thông tin, kết quả xử
thắc mắc của họ nên phải ra quyết định giải
Kết quả giải lý thông tin và giải quyết tố cáo đó có thể
quyết thể hiện sự đánh giá và trả lời chính thức
quyết sẽ rất khác nhau.
của cơ quan nhà nước.
Xử lý tố cáo chỉ được gửi đến người tố
Quyết định giải quyết khiếu nại bắt buộc
cáo chỉ khi họ có yêu cầu)
phải được gửi đến người khiếu nại)
Thời hiệu 90 ngày kể từ ngày nhận được quyết định
Không quy định thời hiệu
thực hiện hành chính hoặc biết được quyết định hành
chính, hành vi hành chính.
15 ngày kể từ ngày cán bộ, công chức, viên
chức nhận được quyết định xử lý kỷ luật với
trường hợp khiếu nại lần đầu.
- Tố cáo về vụ việc đã được người đó
giải quyết mà người tố cáo không cung cấp
thông tin, tình tiết mới;
- Tố cáo về vụ việc mà nội dung và
Các trường những thông tin người tố cáo cung cấp
hợp không thụ Không có quy định cụ thể không có cơ sở để xác định người vi phạm,
lý đơn hành vi vi phạm pháp luật;
- Tố cáo về vụ việc mà người có thẩm
quyền giải quyết tố cáo không đủ điều kiện
để kiểm tra, xác minh hành vi vi phạm
pháp luật, người vi phạm.
Hậu quả
Cơ quan nhà nước không chấm dứt xử
pháp lý phát Cơ quan nhà nước chấm dứt giải quyết.
lý.
sinh khi rút đơn

Câu 36: Khái niệm luật hình sự, đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh trong luật hình
sự?
- Khái niệm: Luật hình sự là một ngành luật trong hệ thống PL của nơpcs CHXNCNVN, bao gồm hệ thống
những QPPL do NN ban hành, xác đinh những hành vinguy hiểm cho XH nào là tội phạm, đồng thời quy định
hình phạt đối với những tội phạm ấy.
- Đối tượng điều chỉnh: là các QHXH phát sinh giữa NN và cá nhân, pháp nhân thương mại khi họ thực
hiện 1 tội phạm.
- Phương pháp điều chỉnh: quyền uy

Câu 37: Các nguyên tắc cơ bản của luật hình sự Việt Nam?
+ Nguyên tắc pháp chế: các CQNN phải triệt để tuân theo pháp luật khi đưa ra quyết định có liên quan
đến việc truy cứu trách nhiệm hình sự, đến việc quyết định hình phạt
+ Nguyên tắc mọi cá nhân, pháp nhân thương mại đều bình đẳng trước Luật Hình sự
+ Nguyên tắc trách nhiệm cá nhân, pháp nhân thương mại =>cá thể hóa, ai làm người đấy chịu
+ Nguyên tắc trách nhiệm trên cơ sở lỗi: không chủ thể nào phải chịu trách nhiệm về hành vi nguy hiểm
cho XH của mình mà không có lỗi.
+ Nguyên tắc nhân đạo
+ Nguyên tắc công minh
Câu 38: Hiệu lực của luật Hình sự VN?
Chương II – Bộ luật Hình sự 2015

Câu 39: Khái niệm, đặc điểm của tội phạm?


- Khái niệm: Điều 8 – BLHS 2015
- Đặc điểm:
* Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho XH (tính nguy hiểm cho XH của tội phạm)
=> Là dấu hiệu cơ bản, quan trọng nhất của tội phạm
=> Hành vi nguy hiểm cho XH bị pháp luật coi là tội phạm,là hành vi gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại cho
các quan hệ XH được luật HS bảo vệ.
=> Đây là đặc điểm khách quan của tội phạm
=> Để xác định mức độ nguy hiểm cho XH của hành vi cần đánh giá các tình tiết:
+ TÍnh chất của QHXH bị xâm phạm
+ TÍnh chất của hành vi khách quan, trong đó bao gồm cả phương pháp, thủ đoạn, công cụ và phương
tiện phạm tội
+ Mức độ thiệt hại gây ra hoặc đe dọa gây ra cho QHXH bị xâm hại
+ Tính chất và mức độ lỗi
+ Động cơ mục đích của người phạm tội
+ Nhân thân của người có hành vi phạm tội
+ Điều kiện chính trị kinh tế văn hóa XH nơi phạm tội
* Tội phạm là hành vi được PLHS quy định (tính trái pháp luật của tội phạm)
=> Điều 2, BLHS
* Tội phạm là hành vi được thực hiện 1 cách co lỗi (TÍnh chất lỗi của tội phạm)
=> Nếu hành vi đó phù hợp với yêu cầu của XH, yêu cầu của PL thì không có lỗi, nếu trái dẫn tới đe dọa
hoặc gây thiệt hại cho XH thì có lỗi
* Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho XH do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân
thương mại thực hiện.
=> Tuổi chịu trách nhiệm hình sự (Điều 12 –BKHS 2015)
=> TÌnh trạng không có NL trách nhiệm hình sự (Điều 21)
=> Phạm tội do dùng rượu bia....
Năng lực trách nhiệm HS của chủ thể: khả năng nhận thức được tính chất nguy hiểm cho XH của hành vi
của mình và khả năng điều khiển được hành vi ấy
Câu 40: Phân tích các yếu tố cấu thành tội phạm?
a) Khách thể của tội phạm:
- Là QHXH được Luật Hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại
b) Chủ thể của tội phạm:
- Là cá nhân có năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi luật định hoặc pháp nhân thương mại và đã thực
hiện hành vi phạm tội cụ thể.
c) Mặt chủ quan của tội phạm
- Lỗi
-Động cơ: là động lực bên trong thúc đấy người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội cố ý
- Mục đích phạm tội: kết quả trong ý thức chủ quan mà người phạm tội đặt ra phải đạt được khi thực hiện
hành vi phạm tội

Câu 41: Khái niệm, phân loại đồng phạm?


Điều 17 – BLHS 2015

Câu 42: Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự?
Điều 20-23 – BLHS
+ Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội (Điều 24)
+ Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ KHKT và công nghệ (Điều 25)
+ Thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên (Điều 25)

You might also like