You are on page 1of 378

Ha Xuan Truong

090.6561078
TruongHaXuan@gmail.com
Tai Lieu Suu Tam

ÁP DỤNG
PSS/ADEPT 5.0
TRONG
LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI

The Power System Simulator/Advanced


Distribution Engineering Productivity TooL

Tài liệu tập huấn

HÀ HỘI – THÁNG 10 NĂM 2007


ÁP DỤNG
PSS/ADEPT 5.0
TRONG
LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI

The Power System Simulator/Advanced


Distribution Engineering Productivity TooL

Phần 1
Kiến thức chuẩn bị

HÀ HỘI – THÁNG 10 NĂM 2007


Ha Xuan Truong
Phone : 090.656.1078
Email : TruongHaXuan@gmail.com

GIÁO TRÌNH TẬP HUẤN

Áp dụng
PSS-ADEPT 5.0
trong lưới điện phân phối
Biên soạn-Trình bày:
Nguyễn Hữu Phúc
Đặng Anh Tuấn
Nguyễn Tùng Linh
Chủ biên:
PGS. TS. Nguyễn Hữu Phúc
Lời nói đầu
Kế hoạch phát triển của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam trước đây nay là
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đến năm 2010 là thách thức lớn cho EVN
trong việc quản lý hiệu quả hệ thống lưới Điện hiện tại, vừa phải mở rộng phát
triển. Trong vòng 5 năm tới, EVN dự tính sẽ xây lắp thêm 280.000 km đường dây
Điện phân phối, 14.000 km Truyền tải, 5.000 trạm biến áp mới; tăng gấp đôi số
lượng thiết bị Viễn thông, nhằm đáp ứng được việc tăng 360% nhu cầu phụ tải
trong nước. Tốc độ tăng trưởng này đưa ra nhu cầu thông tin cấp bách về công
tác vận hành hệ thống Điện hiện có, và về các dự án mới đối với các nhà quản lý
của EVN. Tự động hóa thông tin sẽ đẩy mạnh công suất các nhà máy điện, nâng
cao độ chính xác, và giảm thiểu nhân công trong các quy trình. EVN đã cam kết
thực hiện những dự án cung cấp thông tin cho việc đưa ra các quyết định tốt hơn.
Những dự án này bao gồm: Hệ thống Thông tin Quản lý Tài chính (FMIS), Hệ
thống Thông tin chăm sóc Khách hàng (CCIS), Hệ thống Thông tin Địa lý (GIS)
và triển khai áp dụng các phần mềm phân tích tính toán lưới điện.
Về việc áp dụng các phần mềm phân tích và tính toán lưới điện, từ năm 2004
EVN đã chỉ đạo áp dụng các phần mềm chuyên ngành để tính toán lưới điện cho
tất cả các đơn vị trực thuộc.
Trong các phần mềm tính toán và phân tích lưới điện hiện nay, có nhiều
phần mềm phân tích tính toán như: Phân bố cống suất, ngắn mạch, đặt tụ bù tối
ưu, phối hợp bảo vệ.v.v…Với các sản phẩm thương mại như: APEN Oneliner, họ
PSS/*, CYME, EMTP, VPro.v.v…Các phần mềm này có thuật toán phức tạp và
thường phải qua tập huấn mới sử dụng được. Phần mềm PSS/ADEPT của Shaw
Power Technologics, Inc được sử dụng rất phổ biến.
Chúng tôi được biết Trường Đại học Điện lực Hà Nội là trường Đại học đào
tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và chủ yếu cho EVN. Trường Đại học Điện
lực Hà Nội luôn hướng đến việc đẩy mạnh các nghiên cứu triển khai nhằm giúp
cho sinh viên của trường nắm vững những kiến thức cơ bản và có kỹ năng thực
hành trong các lĩnh vực công tác chuyên môn nói chung và áp dụng các phần
mềm chuyên ngành tiên tiến nói riêng. Hiện nay, trườngđang triển khai nhiều
chương trình đào tạo nhằm trang bị kiến thức và kỹ năng sử dụng phần mềm
chuyên ngành Điện cho EVN.
Với việc đào tạo áp dụng phần mềm PSS/ADEPT, các sinh viên và kỹ sư
điện sau khi học xong các khoá học có thể đảm nhận được việc khai thác và quản
lý trực tiếp các hệ thống lưới điện phân phối và có thể làm tốt công tác quản lý

I
nghiên cứu, có khả năng thích ứng trước sự phát triển của khoa học, kỹ thuật và
giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành điện trong quá trình áp dụng các
phần mềm cùng chức năng.
Hơn nữa, do lưới điện không ngừng phát triển mở rộng, theo đó các yêu cầu
cung cấp điện liên tục cho khách hàng với chất lượng điện năng ngày càng cao
cũng gia tăng. Thiết bị trên lưới điện phân phối hiện nay vốn có đặc điểm là đa
dạng về chủng loại, phức tạp về cấu tạo. Quá trình vận hành nhằm thực hiện
những thao tác mang tính lập đi lập lại nhiều lần nhưng lại đòi hỏi độ chính xác
cao vì vậy rất cần thiết phải tự động hóa bằng cách đưa nhiều thiết bị tự động, xử
lý thông tin tự động nhằm tăng khả năng truyền đạt và xử lý thông tin. Bằng máy
tính và các phần mềm chuyên dùng chúng ta có thể ngăn chặn trước và hạn chế
hỏng hóc trong quá trình vận hành lưới điện. Những thành tựu mới về Công nghệ
Thông tin như về khả năng lưu trữ của phần cứng, tốc độ tính toán, các phương
pháp hệ chuyên gia, mạng neuron,…đã cung cấp những phương tiện và công cụ
mạnh để tăng cường nghiên cứu mở rộng ứng dụng trong lĩnh vực điện năng.
Đảm bảo và giữ vững mối liên hệ hữu cơ của các thành phần trong hệ thống sản
xuất truyền tải, phân phối và sử dụng điện năng.
Trường Đại học Điện lực Hà Nội đã phối hợp cùng Khoa Điện-Điện tử
trường Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh nghiên cứu áp dụng phần
mềm này. Trường Đại học Điện lực Hà Nội thực hiện tập huấn cho các đơn vị
trực thuộc nhằm trang bị khả năng sử dụng phần mềm chuẩn tính toán và phân
tích lưới điện dựa trên phần mềm PSS/ADEPT. Điều này, nhằm giúp các đơn vị
Điện lực tham dự từng bước hệ thống hoá, chuẩn hoá kiến thức áp dụng tính toán
về điện trong các hoạt động của mình nhất là công tác quản lý kỹ thuật vận hành
lưới điện. Ưu tiên là các bài toán: phân bố công suất trên lưới, ngắn mạch, bù
công suất phản kháng, độ tin cậy.
Phần mềm PSS/ADEPT được phát triển dành cho các kỹ sư và nhân viên kỹ
thuật trong ngành điện. Nó được sử dụng như một công cụ để thiết kế và phân
tích lưới điện phân phối. PSS/ADEPT cũng cho phép chúng ta thiết kế, chỉnh sửa
và phân tích sơ đồ lưới và các mô hình lưới điện một cách trực quan theo giao
diện đồ họa với số nút không giới hạn. Tháng 04-2004, hãng Shaw Power
Technologies đã cho ra đời phiên bản PSS/ADEPT 5.0 với nhiều tính năng bổ
sung và cập nhật đầy đủ các thông số thực tế của các phần tử trên lưới điện.
Trường Đại học Điện lực Hà Nội sẽ trang bị kiến thức Công nghệ Thông tin
nói chung và phần mềm tính toán kỹ thuật chuyên ngành điện nói riêng cho các
đơn vi tham dự khoá học. Trường Đại học Điện lực Hà Nội thông qua các khoá

II
đào tạo kết hợp với trường Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh, triển
khai ứng dụng các phần mềm tính toán kỹ thuật điện theo yêu cầu của EVN. Tạo
điều kiện để các đơn vị trong EVN tìm hiểu các phương pháp tính toán các bài
toán điện cơ bản và cách xây dựng thuật toán tính toán áp dụng trong phần mềm
tính toán chuyên nghiệp là phần mềm PSS/ADEPT của hãng Shaw Power
Technologics Inc-USA. Đánh giá, theo dõi và giám sát hiệu quả công tác phát
triển xây dựng mới, đại tu cải tạo, quản lý kỹ thuật và vận hành lưới điện của các
đơn vị dựa vào công cụ hiệu quả là phần mềm tính toán kỹ thuật điện
PSS/ADEPT. Làm cơ sở để đội ngũ cán bộ kỹ thuật các đơn vị dễ dàng tiếp thu và
nắm bắt các phầm mềm khác sau này, ví dụ như PSS/E. EasyPower,…
Các khoá đào tạo sử dụng phần mềm do trường Đại học Điện lực tổ chức, sẽ
góp phần nâng cao khả năng ứng dụng máy tính, nhất là sử dụng các phần mềm
tính toán chuyên ngành điện cho các đơn vị trực thuộc các Công ty Điện lực
trong EVN. Qua khóa học, sẽ phổ biến kinh nghiệm và triển khai các kết quả
nghiên cứu các phần mềm, để các đơn vị tiếp tục áp dụng vào thực tế công tác tại
đơn vị. Góp phần hoàn thành tốt công tác sản xuất kinh doanh của đơn vị trên cơ
sở các kết quả tính toán từ các phần mềm mạnh. Tạo ra sự phối hợp sẵn sàng dựa
trên quan hệ tốt đẹp vốn có giữa các Công ty Điện lực-đơn vị quản lý lưới điện và
trường Đại học Điện lực-đơn vị giáo dục đào tạo đều là các thành viên trực
thuộc EVN.
Và giáo trình này được biên soạn nhằm mục đích phục vụ cho các buổi tập
huấn phần mềm PSS/ADEPT 5.0 như trên.
Nhóm biên soạn rất cám ơn sự hợp tác mà Trường Đại học Điện lực Hà Nội
đã dành cho nhóm nói riêng cũng như cho Khoa Điện-Điện tử trường Đại học
Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh nói chung. Đặc biệt, nhóm biên soạn chân
thành cám ơn Khoa Công nghệ Thông tin của Trường Đại học Điện lực Hà Nội
nhất là Thầy Nguyễn Hữu Quỳnh đã nhiệt tình hỗ trợ chúng tôi thực hoàn thành
giáo trình tập huấn này cũng như cơ hội được tham gia giảng dạy tại Trường Đại
học Điện lực Hà Nội .
Nhóm biên soạn cũng cám ơn một số công tác viên đã hỡ trợ xây dụng giáo
trình này.
Nhóm biên soạn

III
Tóm tắt nội dung
Giáo trình này được biên soạn phục vụ cho các buổi tập huấn sử dụng phần
mềm phân tích và tính toán lưới điện PSS/ADEPT 5.0. Giáo trình gồm các phần:
¾ Phần 1: Kiến thức chuẩn bị yêu cầu-ôn tập kiến thức
¾ Phần 2: Hướng dẫn sử dụng PSS/ADEPT
¾ Phần 3: Các kỹ năng sử dụng phần mềm PSS/ADEPT
Ngoài ra còn có Giáo trình điện tử lưu trữ trên đĩa CD-ROM: Gồm các tài
liệu đa phương tiện (Multimedia) hỗ trợ thêm cho các học viên chuẩn bị bài học
trước khi lên lớp, ôn tập sau khóa học về địa phương công tác.
Các chương trình chuyển đổi:
1. Chương trình Chuyển Excel Æ DAT File.
2. Chương trình Chuyển DAT File Æ Excel.
3. Chương trình xử lý số liệu đầu vào
4. Chương trình Tính Công Suất Nguồn.
5. Chương trình Tính Tổng Trở Máy Biến Thế.
6. Chương trình thi kết thúc khoá học bằng trắc nghiệm trực tiếp trên máy
tính
Và các CD-ROM:
-CD1: Giáo trình điện tử hỗ trợ
-CD2: Các bài giảng và bài tập
-CD3: Dữ liệu lưới điện
-CD4: Dữ liệu lưới điện (tt) và source các chương trình họ PSS/*
-CD5: Các chương trình hỗ trợ khoá học
Gồm các tài nguyên học tập như: tài liệu tham khảo, User’s Guide, website
PTI (offline, xem không cần kết nối internet), web documents, source software
PSS/ADEPT and untilities, các phần mềm chuyển đổi dữ liệu và demo phục vụ
ứng dụng tính toán bằng PSS/ADEPT, …
Qua kinh nghiệm tập huấn và để giúp các học viên thuộc các đơn vị Điện lực
áp dụng nhanh phần mềm PSS/ADEPT. Chúng tôi chú trọng chính vào 4 mục
tiêu áp dụng triển khai PSS/ADEPT như sau:

IV
Thiết lập thông số mạng lưới
Program, network settings

Tạo sơ đồ
Creating diagrams

Chạy 8 bài toán phân tích


Power System Analysis

BÁO CÁO
Reports, diagrams

Và các nội dung nâng cao:


¾ Biểu diễn trạng thái lưới điện trước và sau khi giải các bài toán phân
tích.
¾ Sử dụng các lớp dữ liệu.
¾ Tổ chức và quản lý phụ tải và khách hàng sử dụng điện.
¾ Khả năng hỗ trợ các cơ sở dữ liệu khác.
¾ Bổ sung các thông số dây dẫn vào từ điển cấu trúc dây dẫn.
¾ Mở rộng bài toán phân tích cho lưới điện qui mô lớn, nhiều cấp điện
áp
¾ Đánh giá lưới điện trước và sau khi giải các bài toán phân tích.
¾ Áp dụng kết quả tính toán làm cơ sở để vận hành lưới điện. Thực hiện
lập và bảo vệ các kế hoạch tiểu, trung và đại tu hay phát triển mới lưới
điện.
Những nội dung này giúp học viên tìm hiểu thêm một số kiến thức hữu ích
liên quan.
Tóm lược nội dung sẽ được trình bày trang đầu tiên của các phần và các
chương các tập giáo trình.
Nhóm biên soạn

V
Thuật ngữ, ký hiệu và viết tắt.

CAD: Computer Aided Design


CAM: Computer Aided Manufacture
CNPM: Công nghệ phần mềm
CNTT: Công nghệ thông tin.
CSDL: Cơ sở dữ liệu.
GUI: Graphic user interface.
GIS: Hệ thống thông tin địa lý-Geographic Information System
IA: Trí tuệ nhân tạo-Inlelligence Artificielle
MIS: Hệ Thông Tin quản lý
NNLT: Ngôn ngữ lập trình.
PC: Personal computer
SQL: Structured query language.
CB: Cán bộ
DS: Disconect Swicth-Dao cách ly.
EVN: Tập đoàn Điện lực Việt Nam
Hộ sử dụng điện: Hộ sử dụng điện qua câu lại, qua điện kế phụ.
HTĐ: Hệ thống điện.
IEC: Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế-International Electro-
technical Commission.
ISO: Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế-International Organization for
Standardization
Khách hàng: Hộ sử dụng điện theo hợp đồng cung ứng sử dụng điện với
ngành điện qua điện kế chính.
LBS: Load break switch-Dao cách ly đóng cắt có tải.
LĐPP: Lưới điện phân phối.
LTD: Dao cách ly chịu sức căng-Line Tenson Disconect
MBA: Máy biến áp
ĐLKV: Điện lực khu vực.
PC HCMC: Công ty điện lực TP HCM
EPU Trường Đại học Điện lực Hà Nội
REC: Máy cắt tự động đóng lại-Recloser
SCADA: Hệ thống điều khiển và giám sát thu thập dữ liệu.
TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
VHLĐ: Vận hành lưới điện.
KĐĐC: Khởi động động cơ
Network: Lưới điện

VI
Chú ý

Liên quan

Ví dụ, bài tập

Lưu tập tin ví dụ mẫu


Dữ liệu mẫu có sẵn trên CD-ROM/DATA

Hết chương ! Hết chương

VII
Mục lục tổng quát
Phần Một: Kiến thức chuẩn bị

CHƯƠNG 1: MÔ HÌNH LƯỚI ĐIỆN


CHƯƠNG 2 PHÂN BỐ CÔNG SUẤT
CHƯƠNG 3: NGẮN MẠCH
CHƯƠNG 4: BÀI TOÁN KHỞI ĐỘNG ĐỘNG CƠ VÀ XÁC ĐỊNH ĐIỂM DỪNG TỐI ƯU
CHƯƠNG 5: PHỐI HỢP BẢO VỆ
CHƯƠNG 6: SÓNG HÀI
CHƯƠNG 7: XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ BÙ TỐI ƯU
CHƯƠNG 8: ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY
CHƯƠNG 9: CÁC VẤN ĐỀ KHÁC CỦA LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI
Phần Hai: Hướng dẫn sử dụng phần mềm

CHƯƠNG 1: HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT PHẦN MỀM PSS/ADEPT


CHƯƠNG 2: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM PSS/ADEPT

Phần Ba: Kỹ năng áp dụng

CHƯƠNG 1: DỮ LIỆU CHUẨN BỊ


CHƯƠNG 2: CÁC BƯỚC THỰC HIỆN
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KẾT QUẢ ÁP DỤNG
CHƯƠNG 4: XỬ LÝ SỐ LIỆU
CHƯƠNG 5: BỔ SUNG THÔNG SỐ DÂY DẪN VÀO TỪ ĐIỂN DÂY DẪN
CHƯƠNG 6: BIỂU DIỄN, PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TÍNH TOÁN HỖ TRỢ
RA QUYẾT ĐỊNH
CHƯƠNG 7: ĐÚC KẾT KINH NGHIỆM ÁP DỤNG TẠI MỘT SỐ LƯỚI ĐIỆN CỦA CÁC
ĐIỆN LỰC KHU VỰC

VIII
ÁP DỤNG PSS/ADEPT 5.0
TRONG
LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI

Phần Một
Kiến thức chuẩn bị

01
MỤC LỤC CHI TIẾT PHẦN 1
MỤC LỤC CHI TIẾT PHẦN 1 ........................................................................ 1
CHƯƠNG 1: MÔ HÌNH LƯỚI ĐIỆN............................................................. 6
I. Lưới điện phân phối ....................................................................................... 7
I.1. Lưới điện phân phối .................................................................................................... 8
I.2. Các loại sơ đồ hệ thống lưới phân phối:...................................................................... 9
I.2.1. Sơ đồ hình tia: .................................................................................................... 10
I.2.2. Sơ đồ hình tia được cải tiến................................................................................ 11
II. Mô hình lưới điện của phần mềm PSS/ADEPT 5.0 ................................... 13
II.1. Nút ........................................................................................................................... 13
II.2. Nguồn....................................................................................................................... 14
II.2.1. Nhiều nguồn hoạt động..................................................................................... 14
II.2.2. Nguồn 3 pha...................................................................................................... 15
II.3. Phụ tải ...................................................................................................................... 16
II.4. Tụ bù ........................................................................................................................ 17
II.5. Đường dây................................................................................................................ 17
II.6. Máy biến thế ............................................................................................................ 18
II.6.1. Máy biến thế lực ............................................................................................... 19
II.6.2. Máy biến thế lực được kết nối thành máy biến thế tự ngẫu.............................. 22
II.6.3. Bộ điều áp ......................................................................................................... 23
II.7. Mô hình máy điện .................................................................................................... 30
CHƯƠNG 2: PHÂN BỐ CÔNG SUẤT ......................................................... 38
I. Phương trình đại số phi tuyến ...................................................................... 39
I.1. Phương pháp Gauss – Seidel..................................................................................... 39
I.2. Phương pháp Newton – Raphson.............................................................................. 40
II. Phân bố công suất trong lưới điện .............................................................. 41
II.1.1. Phương trình cân bằng công suất...................................................................... 41
II.1.2. Phương pháp Gauss – Seidel ............................................................................ 41
II.1.3. Phương pháp Newton – Raphson giải bài toán phân bố công suất................... 42
III. Phương pháp tính phân bố công suất của phần mềm PSS/ADEPT 5.0 .... 44
III.1.1. Nguồn .............................................................................................................. 45
III.1.2. Dây và cáp ....................................................................................................... 45
III.1.3. Máy biến thế .................................................................................................... 45
III.1.4. Mô hình máy điện............................................................................................ 46
CHƯƠNG 3: NGẮN MẠCH......................................................................... 49
I. Lý thuyết bài toán ngắn mạch...................................................................... 50
I.1. Phương pháp đơn vị tương đối.................................................................................. 50
I.2. Tổng trở tương đương Thevenin ............................................................................... 51
I.3. Sự cố không đối xứng ............................................................................................... 53
I.4. Xây dựng mạng thứ tự của hệ thống điện ................................................................. 55
I.5. Sự cố trên đường dây phân phối hình tia: ................................................................. 56
II. Phương pháp tính ngắn mạch của phần mềm PSS/ADEPT 5.0 ................. 57
II.1.1. Nguồn................................................................................................................ 57
II.1.2. Đuờng dây và cáp ............................................................................................. 57
II.1.3. Máy biến áp ...................................................................................................... 58
II.1.4. Mô hình máy điện ............................................................................................. 58
II.1.5. Mô hình tải tĩnh................................................................................................. 59
II.1.6. Tổng trở tương đương Thevenin....................................................................... 59
CHƯƠNG 4: BÀI TOÁN KHỞI ĐỘNG ĐỘNG CƠ VÀ XÁC ĐỊNH ĐIỂM
DỪNG TỐI ƯU .............................................................................................. 62
I. Khảo sát và tính toán máy điện.................................................................... 63
I.1. Máy điện đồng bộ...................................................................................................... 63
I.2. Máy điện không đồng bộ........................................................................................... 63
I.3. Tính khởi động động cơ của phần mềm PSS/ADEPT 5.0 ........................................ 66
I.3.1. Nguồn ................................................................................................................. 66
I.3.2. Máy điện đang hoạt động ................................................................................... 66
I.3.3. Khởi động máy điện ........................................................................................... 66
I.3.4. Khởi động máy biến thế tự điều chỉnh ............................................................... 66
I.3.5. Các phương pháp tính khởi động động cơ ......................................................... 67
I.3.6. Gia tốc động cơ .................................................................................................. 68
I.3.7. Khởi động động cơ tĩnh...................................................................................... 68
I.3.8. Khởi động động cơ với khảo sát ổn định quá độ................................................ 69
I.3.9. Những đặc trưng khác của khảo sát khởi động động cơ .................................... 69
II. Tính toán xác định điểm dừng tối ưu của phần mềm PSS/ADEPT 5.0 ..... 70
II.1. Giới thiệu ................................................................................................................. 70
II.2. Thiết đặt thông số kinh tế cho bài toán TOPO ........................................................ 72
II.3. Đặt các tùy chọn cho bài toán TOPO....................................................................... 72
CHƯƠNG 5: THIẾT BỊ BẢO VỆ VÀ PHỐI HỢP CÁC THIẾT BỊ BẢO VỆ
TRÊN LƯỚI PHÂN PHỐI ............................................................................. 75
I. Các thiết bị bảo vệ........................................................................................ 76
I.1. Cầu Chì...................................................................................................................... 76
I.1.1. Giới thiệu............................................................................................................ 76
I.1.2. Đặc tính bảo vệ: ................................................................................................. 77
I.1.3. Phân loại............................................................................................................. 77
I.1.4. Phạm vi ứng dụng của cầu chì ........................................................................... 80
I.2. Máy Cắt và Relay...................................................................................................... 81
I.2.1. Giới thiệu: .......................................................................................................... 81
I.2.2. Đặc tính và phân loại máy cắt ............................................................................ 81
I.2.3. Relay: ................................................................................................................. 86
I.3. Recloser..................................................................................................................... 88
I.3.1. Giới thiệu chung:................................................................................................ 88
I.3.2. Phân loại:............................................................................................................ 88
I.3.3. Vị trí lắp đặt Recloser ........................................................................................ 91
I.3.4. Các thông số chính của Recloser ....................................................................... 91
II. Phối hợp các thiết bị bảo vệ........................................................................ 91
II.1. Cơ sở phối hợp:........................................................................................................ 91
II.2. Các phương pháp phối hợp giữa cầu chì với cầu chì:.............................................. 92
II.2.1. Giới thiệu .......................................................................................................... 92
II.2.2. Các phương pháp phối hợp giữa cầu chì với cầu chì........................................ 92
II.2.3. Cầu chì cho máy biến áp................................................................................... 96
II.3. Phối hợp Recloser với cầu chì ................................................................................. 97
II.3.1. Các nguyên tắc phối hợp Recloser.................................................................... 97
II.3.2. Sử dụng đặc tuyến TCC có hiệu chỉnh. ............................................................ 98
II.4. Phối hợp Relay với cầu chì .................................................................................... 100
II.4.1. Phối hợp cầu chì phía nguồn với relay ........................................................... 101
II.4.2. Phối hợp relay với cầu chì phía tải ................................................................. 102
II.5. Phối hợp Recloser với Recloser............................................................................. 103

2
II.5.1. Phối hợp bằng cách sử dụng đặc tuyến TCC .................................................. 103
II.5.2. Nguyên tắc phối hợp cơ bản của Recloser điện tử.......................................... 103
II.5.3. Những trạng thái đặc biệt và phụ trợ của Recloser điện tử............................. 104
CHƯƠNG 6: SÓNG HÀI ............................................................................ 108
I. Lý thuyết sóng hài...................................................................................... 109
I.1. Các nguồn gây sóng hài trong lưới điện: ................................................................ 109
I.1.1. Tải phi tuyến: ................................................................................................... 109
I.1.2. Bão hòa mạch từ máy biến áp: ......................................................................... 113
I.1.3. Máy phát cấp cho tải không đối xứng:............................................................. 114
I.1.4. Lưới điện: ......................................................................................................... 114
I.2. Ảnh hưởng của sóng hài đến các thiết bị điện: ....................................................... 115
I.2.1. Máy điện quay:................................................................................................. 115
I.2.2. Máy biến áp:..................................................................................................... 115
I.2.3. Dây trung tính: ................................................................................................. 116
I.2.4. Dây dẫn điện: ................................................................................................... 117
I.2.5. Nhiễu điện từ:................................................................................................... 117
I.2.6. Tụ điện: ............................................................................................................ 117
I.2.7. Ảnh hưởng đến các thiết bị khác:..................................................................... 119
I.3. Phương pháp khắc phục họa tần: ............................................................................ 120
I.3.1. Dùng cuộn kháng triệt sóng hài: ...................................................................... 120
I.3.2. Dùng các mạch lọc: .......................................................................................... 122
I.3.3. Dùng bộ chuyển đổi xung trong thiết bị đổi điện, điều khiển:......................... 124
II. Phương pháp tính sóng hài của phần mềm PSS/ADEPT 5.0 ................... 125
II.1. Phương pháp phân tích .......................................................................................... 125
II.1.1. Tải tĩnh ............................................................................................................ 125
II.1.2. Động cơ không đồng bộ.................................................................................. 127
II.1.3. Động cơ đồng bộ............................................................................................. 128
II.1.4. Tụ điện mắc shunt........................................................................................... 129
II.1.5. Đường cây và cáp ........................................................................................... 130
II.1.6. Máy biến áp .................................................................................................... 132
II.2. Tính toán sóng hài.................................................................................................. 133
II.2.1. Tổng dẫn và tổng trở....................................................................................... 133
II.2.2. Tính toán sóng hài........................................................................................... 134
CHƯƠNG 7: XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ BÙ TỐI ƯU........................................... 137
I. Lý thuyết bù cho lưới phân phối:............................................................... 138
II. Phương pháp tính xác định vị trí bù tối ưu của phần mềm PSS/ADEPT 5.0
....................................................................................................................... 140
II.1. Thiết lập các thông số kinh tế lưới điện cho CAPO .............................................. 140
II.2. Cách PSS/ADEPT tính các vấn đề kinh tế trong CAPO ....................................... 142
II.3. Thiết lập các tùy chọn cho phép phân tích CAPO ................................................. 142
II.4. Cách PSS/ADEPT tìm vị trí đặt tụ bù tối ưu ......................................................... 144
II.5. Cách chạy bài toán tìm vị trí đặt tụ bù tối ưu......................................................... 146
II.6. Report sau khi phân tích và tính toán .................................................................... 146
CHƯƠNG 8: ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY..................................................... 149
I. Lý thuyết bài toán đánh giá độ tin cậy....................................................... 150
I.1. Độ tin cậy là gì ........................................................................................................ 150
I.2. Có 4 phần liên quan đến độ tin cậy ......................................................................... 150
I.3. Độ tin cậy của hệ thống điện................................................................................... 150
I.4. Đáp ứng hệ thống ................................................................................................... 150
I.5. An ninh hệ thống ..................................................................................................... 150

3
I.6. Các lĩnh vực chức năng ........................................................................................... 150
I.7. Các mức đánh gía độ tin cậy đáp ứng tĩnh. ............................................................. 151
I.7.1. Mức thứ nhất: ................................................................................................... 151
I.7.2. Mức thứ hai: ..................................................................................................... 151
I.7.3. Mức thứ ba: ...................................................................................................... 151
I.8. Các ký hiệu trong độ tin cậy: .................................................................................. 151
I.9. Chỉ số hệ thống (System Indices)............................................................................ 152
I.10. Xác định các chỉ số tin cậy- .................................................................................. 153
I.11. Các thuật ngữ cơ bản của hỏng hóc, cắt thiết bị và ngừng cung cấp điện ............ 153
I.11.1. Sự cố hỏng hóc:............................................................................................. 153
I.11.2. Cắt thiết bị: ..................................................................................................... 153
I.11.3. Ngừng cung cấp điện: .................................................................................... 153
I.12. Các chỉ số tại nút tải –hệ thống phân phối ............................................................ 154
I.13. Tính toán λ, r và U ................................................................................................ 154
I.14. Khả năng sẳn sàng làm việc của thiết bị ............................................................... 155
I.15. Tổng quan cơ bản về độ tin cậy của hệ thống phân phối ...................................... 156
I.16. Định nghĩa các chỉ tiêu độ tin cậy:........................................................................ 156
I.17. Các tính toán cơ bản cho mạng hình tia ................................................................ 159
I.18. Nguyên tắc tính toán: ........................................................................................... 159
I.19. Các chỉ số độ tin cậy cơ bản –tại nút tải: .............................................................. 159
II. Phương pháp tính đánh giá độ tin cậy của phần mềm PSS/ADEPT 5.0 .. 159
II.1.1. Hệ số SAIFI (Tần suất ngắt điện trung bình trong hệ thống) ......................... 159
II.1.2. Hệ số SAIDI (Thời gian ngắt điện trung bình trong hệ thống)....................... 160
II.1.3. Hệ số CAIDI (Thời gian ngắt điện trung bình một vụ) .................................. 160
II.1.4. Hệ số CAIFI (Số lần ngắt điện trung bình trên một khách hàng) ................... 160
II.1.5. Hệ số ASAI (Mức độ cung cấp điện).............................................................. 160
II.1.6. ENS = Σ La(i)ui............................................................................................. 160
II.1.7. Phương pháp tính ............................................................................................ 161
II.1.8. Sử dụng module DRA trong PSS/ADEPT...................................................... 161
II.1.9. Tính toán chỉ số tin cậy................................................................................... 162
TÀI LIỆU THAM KHẢO:............................................................................ 165

Ha Xuan Truong
Phone : 090.656.1078
Email : TruongHaXuan@gmail.com

4
CHƯƠNG 1:
MÔ HÌNH LƯỚI ĐIỆN
CHƯƠNG 1:
MÔ HÌNH LƯỚI ĐIỆN
Phần mềm PSS/ADEPT 5.0 là công cụ hiệu quả giúp cho các đơn vị Điện lực
phân tích và tính toán lưới điện trên địa bàn quản lý. Qúa trình áp dụng phần mềm
cho thấy, phần mềm sử dụng rất tốt cho các qui trình phân tích lưới điện phân phối.
Chương đầu của giáo trình tập trung giới thiệu hai chủ đề chính đó là lưới điện
phân phối và mô hình thể hiện các phần tử của lưới điện phân phối trong phần
mềm. Phần kiến thức về lưới phân phối đã trở nên rất quen thuộc với các Điện lực
khu vực thuộc các Công ty Điện lực, do vậy được trình bày ngắn gọn. Phần mô hình
hoá các phần tử lưới điện được trình bày chi tiết. Khối kiến thức này rất quan
trọng, giúp chúng ta bước đầu tìm hiểu về quá trình mô hình hoá về lưới điện trên
máy tính. Đảm bảo tính chính xác về mặt toán học trong quá trình mô phỏng không
chỉ trên máy tính mà còn thể hiện đầy đủ các tính chất về điện học của mô hình
phần tử lưới điện được mô phỏng.
Mô hình hóa và mô phỏng bằng máy tính đang là một kỹ thuật được áp dụng
cho tất cả các ngành khoa học kỹ thuật và kinh tế. Nếu trước kia việc thiết lập một
mô hình, triển khai các dự toán, tính toán thống kê và trình bày số liệu, đòi hỏi có
kiến thức về toán ứng dụng nhiều, giải các phương trình vi phân, tính các tính tích
phân, các phương pháp thống kê thì hiện nay với sự giúp đỡ của máy tính và nhất là
các ngôn ngữ lập trình bậc cao (như Matlab, Mapple…), các kiến thức toán này đã
tích hợp hoàn toàn trong các hàm và lệnh của các ngôn ngữ, tạo điều kiện cho
người dùng tiếp cận trực tiếp và tập trung vào vấn đề mình nghiên cứu mà không
phải dành quá nhiều thời gian cho kỹ thuật lập trình hay công cụ toán lý thuyết.
Hiện nay có hai phương pháp mô phỏng để mô hình hóa các phần tử trong kỹ thuật
mô hình hóa bằng máy tính. Đó là mô phỏng qua mô hình tính toán và qua mô hình
đồ họa trực quan. Về phương pháp mô phỏng qua mô hình tính toán chỉ cho phép
người dùng thiết kế thành những sơ đồ đơn tuyến, thường dùng trong các phần mềm
kỹ thuật, đòi hỏi người sử dụng có những hiểu biết cơ bản về lĩnh vực họ đang
nghiên cứu. Đối với mô phỏng qua mô hình đồ họa trực quan thì ngược lại, phần
lớn các phần mềm đi theo hướng này tập trung vào tính phổ biến, dễ sử dụng cho
người dùng. Tuy nhiên, cả hai phương pháp đều có đặc điểm chung là người dùng
chỉ cần tập trung sâu vào các nội dung kỹ thuật và thuật toán giải bài toán. Điều
này làm cho nhiều người không có chuyên môn sâu về công nghệ thông tin có thể
giải quyết những vấn đề của chuyên môn mình bằng máy tính.
Phần mềm PSS/ADEPT sử dụng phương pháp mô phỏng qua mô hình tính
toán. Các phần tử trên lưới điện được mô hình chỉ những người làm việc trong
ngành mới sử dụng đuợc. Người sử dụng chỉ cần hiểu sâu về vấn đề kỹ thuật và các

6
thuật toán về tính toán phân bố công suất, ngắn mạch, bù công suất v.v..Và đó là
thế mạnh của các phương pháp mô phỏng thông qua các mô hình bằng máy tính.

I. Lưới điện phân phối


Lưới hệ thống: Lưới hệ thống bao gồm các đường dây tải điện và trạm biến
áp khu vực, nối liền các nhà máy điện tạo thành hệ thống điện, có các đặc điểm:
- Lưới có nhiều mạch vòng kín để khi ngắt điện bảo quản đường dây hoặc sự
cố l đến 2 đường dây vẫn đảm bảo liên lạc hệ thống.
Vận hành kín để bảo đảm liên lạc thường xuyên và chắc chắn giữa các nhà
máy điện với nhau và với phụ tải.
- Điện áp từ l10 kV đến 500 kV.
Lưới truyền tải: Lưới truyền tải làm nhiệm vụ tải điện từ các trạm khu vực
đến các trạm trung gian (TTG). Các đặc điểm của lưới truyền tải:
- Sơ đồ kín có dự phòng: 2 lộ song song, có dự phòng ở lưới phân phối. Vận
hành hở vì lý do hạn chế dòng ngắn mạch. có thiết bị tự đóng nguồn dự trữ khi sự
cố. Điện áp 35, l10, 220 kV.
Thực hiện bằng đường dây trên không là chính, trong các trường hợp không
thể làm đường dây trên không thì dùng cáp ngầm. Phải bảo quản định kỳ hàng năm.
Lưới phân phối: Lưới phân phối làm nhiệm vụ phân phối điện năng từ các
trạm trung gian (hoặc TKV hoặc thanh cái nhà máy điện) cho các phụ tải.
+ Lưới phân phối gồm 2 phần
- Lưới phân phối trung áp có điện áp 6,10,15,22kV phân phối điện cho các
trạm phân phối trung áp / hạ áp và các phụ tải trung áp.
Lưới hạ áp cấp điện cho các phụ tải hạ áp 380/220 V.
Đối tượng quan tâm chính của giáo trình tập huấn này là lưới điện phân phối,
sau đây trình bày kiến thức ôn tập về lưới điện phân phối.

Hình 1: Sơ đồ khối cấp điện áp

7
Hình 2: Lưới điện truyền tải cao thế

I.1. Lưới điện phân phối


Đặc điểm chính của hệ thống lưới phân phối là cung cấp điện trực tiếp đến
người sử dụng. Trong công cuộc phát triển đất nước hiện nay, việc cung cấp điện
năng là một trong những ngành quan tâm hàng đầu của Chính Phủ nói chung và của
Thành Phố nói riêng. Vì vậy để đảm bảo chất lượng điện năng thì việc nghiên cứu,
thiết kế hệ thống lưới điện phân phối là hết sức quan trọng.
Hệ thống phân phối điện năng được xây dựng và lắp đặt phải đảm bảo nhận
điện năng từ một hay nhiều nguồn cung cấp và phân phối đến các hộ tiêu thụ.
Lưới phân phối trung áp có điện áp 6, 10,15,22, 35KV phân phối điện cho các
trạm phân phối trung hạ áp, lưới hạ áp 220/380V cấp điện cho các phụ tải hạ áp.

Hình 3: Lưới điện phân phối trung thế

8
Hình 4: Lưới điện phân phối hạ thế

Hình 5: Trạm hạ thế


Đảm bảo cung cấp điện tiêu thụ ít gây ra mất điện nhất. Bằng các biện pháp cụ
thể như có thể có nhiều nguồn cung cấp, có đường dây dự phòng, có nguồn thay thế
như máy phát …
Lưới điện phân phối vận hành dễ dàng linh hoạt và phù hợp với việc phát triển
lưới điện trong tương lai.
Đảm bảo chất lượng điện năng cao nhất về ổn định tần số và ổn định điện
áp.Độ biến thiên điện áp cho phép là ± 5% Uđm
Đảm bảo chi phí duy tu, bảo dưỡng là nhỏ nhất.

I.2. Các loại sơ đồ hệ thống lưới phân phối:


Khi thiết kế xây dựng lưới phân phối có thể chọn một trong các hệ thống điện
chính sau:
Hệ thống hình tia đơn giản.
Hệ thống hình vòng phía cao áp – hình tia phía hạ áp

9
Hệ thống chọn lọc phía cao áp – hệ thống chọn lọc phía hạ áp.
Hai nguồn phía cao áp – hệ thống chọn lọc phía hạ áp.
Hệ thống mang hình nút.
I.2.1. Sơ đồ hình tia:
* Điều thuận lợi hình tia đơn giản nhận điện ở cấp điện áp cơ bản tại một trạm
đơn và hạ điện áp xuống cấp sử dụng.
Trong trường hợp này khách hàng nhận điện từ hệ thống cao áp và thông qua
cơ cấu đóng cắt cao áp, máy biến áp cùng với tủ phân phối phía hạ áp, thiết bị có
thể tháo ra bằng cầu dao, cách ly phía cao áp, cách ly máy biến áp và cách ly tủ
phân phối phía hạ áp. Đường dây phía hạ áp chạy từ tủ phân phối nối với các
Panelboard, ở đây là nơi tiếp nhận tải của nó. Mỗi đường dây được nối với tủ phân
phối thông qua máy cắt hay thiết bị quá dòng.
Từ đường đó toàn bộ tải được cung cấp điện từ một nguồn đơn, điều thuận lợi
ở đây là có thể cấp điện cho nhiều loại tải khác nhau làm giảm tối đa việc lắp đặt
máy biến áp. Tuy nhiên độ sụt áp cao và hiệu quả sử dụng lại thấp bởi vì những
đường dây cấp điện bên hạ áp là nguồn cung cấp đơn. Giá thành của đường dây và
máy cắt bên hạ áp rất cao khi dây dẫn và công suất MBA trên 1000KVA.
Khi có sự cố ở thanh cái thứ cấp hay trong máy biến áp nguồn thì sẽ cắt toàn
bộ tải. Không thể phục vụ cấp điện cho đến khi việc sửa chữa kết thúc. Sự cố ở
đường dây hạ áp sẽ cắt toàn bộ tải trên đường dây đó.
Một sơ đồ hình tia cải tiến để có thể cung cấp điện tốt hơn cho hộ tiêu thụ
được trình bày trong sơ đồ sau đây:
52 Máy cắt chính

52 52 52 52 52 52
Máy cắt đường dây
phía sơ cấp

Trạm biến áp
phía thứ cấp

Cáp truyền tải

Hình 6: Một sơ đồ hình tia cải tiến

10
I.2.2. Sơ đồ hình tia được cải tiến
Từ máy biến áp chính, các đường dây được nối đến các trạm hạ áp thông qua
những máy cắt phân phối. Mỗi vùng phụ tải sẽ nhận được điện năng từ trạm hạ áp
đơn vị. Điện áp cao từng bước được hạ xuống ở cấp điện áp thấp hơn phù hợp với
từng phụ tải. Máy biến áp được nối đến các thanh cái phụ tải của chúng thông qua
một máy cắt.
Mỗi trạm hạ áp đơn vị là sự kết hợp giữa máy biến áp ba pha, cầu chì bên cao
áp và tủ phân phối bên hạ áp. Tất cả được nối với máy cắt hoặc cầu chì. Những
mạch này được kết nối với tải qua những thiết bị bảo vệ.
Mỗi máy biến áp xác định rõ một vùng phụ tải và phải có khả năng đáp ứng
trong trường hợp tải lớn nhất. Nếu có bất kỳ sự thay đổi giữa các vùng phụ tải, đòi
hỏi các máy biến áp phải có công suất lớn hơn so với trong trường hợp sơ đồ hình
tia đơn giản. Tuy nhiên do công suất được phân phối đến tải ở điện áp cao nên tổn
thất điện năng, chi phí lắp đặt giảm xuống, độ ổn định điện áp được cải thiện.
So với sơ đồ hình tia chưa cải tiến, sơ đồ này sẽ giảm được chi phí đầu tư khi
công suất yêu cầu lớn hơn 1000kVA. Một sự cố ở phía thứ cấp hoặc ở máy biến áp
phân phối chỉ làm mất điện trong phạm vi phụ tải mà máy biến áp đó đảm trách.
Việc giảm số lượng máy biến áp trên đường dây phía sơ cấp sẽ làm tăng tính
linh hoạt cung cấp điện của hệ thống. Tối ưu hóa về vận hành cũng như chi phí lắp
đặt hệ thống phải được tính toán sao cho mức độ an toàn và tính liên tục cung cấp
điện nằm trong các tiêu chuẩn đề ra.
Hình vòng phía cao áp – hình tia phía hạ áp:
Hệ thống này bao gồm một hay nhiều vòng ở phía cao áp với hai hay nhiều
máy biến áp nối trên một vòng. Hệ thống này là loại có hiệu quả nhất. Khi có hai
vòng phục vụ không ảnh hưởng đến nhau.

11
Máy cắt chính Máy cắt chính
phía sơ cấp 52 Máy cắt phân đoạn 52 phía sơ cấp
52
52 52 52 52

NC NO NC NC

Mạch vòng
Cảm biến phát hiện
sự cố

NC NC NO NC NC NC

Hình 7: Sơ đồ hình vòng phía cao áp - hình tia phía hạ áp


Mỗi vòng phía cao áp được vận hành khi có một cầu dao phân đoạn ở vị trí mở
để ngăn sự hoạt động song song của những nguồn. Khi trạm đơn vị bên hạ áp được
dùng, mỗi máy biến áp có hai dao cách ly phân đoạn và cầu chì của tải bên cao áp.
Bằng cách đóng cầu dao phân đoạn thích hợp, nó có thể không nối với một vài phần
còn lại của hệ thống. Bằng cách mở cơ cấu đóng ngắt máy biến áp, nó có thể không
nối một vài máy biến áp của vùng.
Cơ cấu khoá thường được dùng để ngăn ngừa sự hoạt động song song của hai
đường dây nguồn. Một cơ cấu tự động có thể được điều khiển giữa hai máy cắt
chính và máy cắt liên kết.
Sơ đồ này rất đảm bảo và phục hồi nhanh chóng khi có sự cố:
1. Việc cách ly thiết bị cơ bản xảy ra trên một đường dây đến, máy cắt chính
liên quan được mở ra và sau đó máy cắt liên kết được đóng lại có thể bằng tay hay
bằng cơ cấu chuyển đổi tự động.
2. Khi một đường dây phía cao áp bị sự cố, máy cắt vòng liên quan được mở
ra và thiết bị cắt toàn bộ tải tính đến dao cách ly vòng thường mở. Xác định chính
các phần cáp bị sự cố, sau đó dao cách ly phân đoạn vòng khác đóng lại và việc cấp
điện cho trạm đơn vị hạ áp được phục hồi trong khi đường dây bị sự cố được thay
thế.
3. Nếu sự cố xảy ra trên đường dây dẫn đến phía tải của một máy cắt đường
dây vòng, máy cắt vòng sẽ được giữ vị trí mở sau khi nó cắt và dao cách ly phân
đoạn được thao tác mở ra vì thế đoạn dây sự cố có thể được phân ra và thay thế.

12
Dưới tình trạng này tất cả các trạm đơn vị hạ áp được cung cấp thông qua một
máy cắt đường dây vòng khác. Vì thế tất cả đường dây nối của vòng phải được chọn
đủ cung cấp cho toàn bộ tải của vòng ấy.
4. Khi máy biến áp bị sự cố hay bị quá tải, cầu chì cao áp của máy biến áp sẽ
chảy ra, và sau đó cơ cấu đóng ngắt được thao tác mở ra, không nối máy biến áp với
vòng nữa và việc tách ra với tất cả các tải của những trạm đơn vị khác không bị ảnh
hưởng.

II. Mô hình lưới điện của phần mềm PSS/ADEPT 5.0


PSS/ADEPT làm việc với mô hình hệ thống ba pha, bốn dây với dạng tổng
quát. Hệ thống được mô tả bằng các thành phần tổng trở cân bằng thứ tự thuận và
thứ tự không. Các phần tử trong hệ thống điện được mô phỏng bao gồm:
• Các nút
• Nguồn ba pha cân bằng và không cân bằng
• Đường dây và thiết bị ngắt
• Máy biến thế
• Động cơ và máy phát
• Tải
Các phần đường dây, thiết bị ngắt, và máy biến thế của hệ thống hình thành
kết nối giữa các nút. Nguồn, tải, và các tụ shunt được gắn tại nút.
Ba pha của hệ thống là được đặt tên là A, B, và C. Tất cả ba pha, hai pha, hay
một pha có thể thể hiện trong mỗi đường dây hay máy biến thế. Vì vậy có thể mô
hình một phát tuyến phân phối từ một nguồn ba pha, với mạch chính ba pha, với các
nhánh rẽ hai và một pha, và với tải ba, hai, và một pha. Nếu hệ thống nối đất tại
trung tính thì PSS/ADEPT giả thiết rằng dây trung tính liên tục, được kết nối tốt, và
được kết nối tới tất cả nút. Hệ thống không nối đất có thể được mô hình trong
PSS/ADEPT bằng các qui cách kỹ thuật thích hợp của máy biến thế và các tổng trở
đường dây, và quy cách kỹ thuật thích hợp của các loại tải.

II.1. Nút
Tất cả các mối nối của thiết bị được qui định là nút. Mỗi nút trong mô hình
hệ thống PSS/ADEPT bao gồm:
• Điểm trung tính (nếu có nối đất)
• Ba, hai, hay một điểm của pha A, B, và C

13
Các pha có trong một nút được xác định bằng sự hiện diện của chúng trong
đường dây, máy biến thế, hay thiết bị ngắt nuôi nó, và không được qui định như là
thuộc tính của các nút. Do đó, một nút có thể bao gồm ban đầu chỉ một điểm pha A,
và sau đó các điểm pha thứ hai và ba theo hệ thống nuôi nó khi được nâng cấp từ
một lên nhiều pha.

Hình 8: Mô hình nút


Mỗi điểm nút phải được đặt một tên có từ một đến tám ký tự. “Tên” này có
thể là số, số và chữ, hay một chuỗi ký tự. Tên nút có thể được đặt theo sơ đồ nhất
quán với cơ sở dữ liệu của người sử dụng. Tên nút không được diễn dịch về số
lượng hay chữ vì mục đích báo cáo hay liệt kê danh sách dữ liệu.Ngoài ra, thứ tự
liệt kê các nút được qui định bằng cách liệt kê chúng một cách tuần tự trong file dữ
liệu thô ba pha. Thứ tự tên nút được liệt kê trong file sẽ thực hiện việc thiết lập thứ
tự tên nút liệt kê trong báo cáo, và ảnh hưởng đến thứ tự nhánh rẽ trong bản sơ đồ
topo và được giải thích trong phần kế.

II.2. Nguồn
Nhiều nguồn có thể được sử dụng cùng lúc trong PSS/ADEPT. Tuy nhiên, hệ
thống phải có ít một nguồn hoạt động (chẳng hạn, một nút có biên độ điện áp thứ tự
thuận là hằng số và góc là hằng số). Nguồn là tập hợp các nguồn áp nối sao cân
bằng được nối đất cố định tại điểm trung tính. Nguồn có tổng trở sao cho nó có
dạng thứ tự thuận và không.
Trong bài toán phân bố công suất, nguồn được xem là có điện áp hằng số
trong thứ tự thuận, bỏ qua tổng trở thứ tự thuận. Trong tính toán khởi động động cơ
và ngắn mạch, nguồn được xem là có điện áp hằng số sau khi nhập vào tổng trở
trong thứ tự thuận. Tổng trở thứ tự nghịch và không được sử dụng cho tất cả các
tính toán.
II.2.1. Nhiều nguồn hoạt động
Ví dụ khi người sử dụng PSS/ADEPT muốn phân tích hệ thống có nhiều hơn
một một nguồn hoạt động, chẳng hạn, trong nghiên cứu kế hoạch phân phối. Mặc
dù PSS/ADEPT chỉ cho phép một nguồn hoạt động thì có vài kỹ thuật mô hình hệ
thống có nhiều nguồn hoạt động.

14
Kỹ thuật đơn giản là giữ lại một nguồn như nút nguồn và mô hình nguồn còn
lại như các máy cùng phát tương đương, nghĩa là các máy điện đồng bộ có tải kW
âm. Dữ liệu thứ tự của các nguồn này là được phản ảnh trong dữ liệu thứ tự của các
máy cùng phát riêng tương ứng.
II.2.2. Nguồn 3 pha
Một nguồn 3 pha bao gồm 3 nguồn điện áp 1 pha được đấu nối hình Y. Mỗi
nguồn điện áp 1 pha có trở kháng và giá trị điện áp xác định. Nguồn 3 pha có cùng
biên độ điện áp cả 3 pha nhưng các pha lệch nhau 1200 và 3 tổng trở pha cũng bằng
nhau. Một nguồn 3 pha còn được thể hiện qua tổng trở tương thứ tự thuận, nghịch
và zero.

Hình 9: Các thành thứ tự của nguồn 3 pha


Mô hình một nguồn 3 pha được trình bày ở hình 10. Nguồn có thể nối với tổng
trở đất Zg = Rg + jXg, mổi cuộn dây của mổi pha có trở kháng riêng là Zs và trở
kháng hỗ cảm giữa 2 pha là Zm. Chúng ta có 2 cách để tính toán một nguồn: một là
thông mô hình 3 pha ABC hoặc thông qua các trở kháng thứ tự thuận, ngịch và
zero. Cả 2 cách đều có sự tương đương lẫn nhau. Trở kháng thứ tự thuận Z1=Zs–Zm
và thứ tự 0 là Z0=Zs+2Zm, trở kháng thứ tự nghịch Z2=Z1. Khi nguồn được nối với
đất, tổng trở thứ tự 0 được xác định là Z0=Zs+2Zm+3Zg

15
Hình 10: Mô hình nguồn 3 pha

II.3. Phụ tải


Phụ tải chính là các khách hàng sử dụng điện. Có 2 loại: phụ tải 1 pha và phụ tải
3 pha và được biểu diễn như hình 11 dưới đây:

Hình 11: Mô hình tải 1 pha và 3 pha


Phụ tải trong PSS/ADEPT có thể nối giữa 2 node (line-to-line or line-to-neutral)
hoặc giữa pha và đất (line-to-ground). Một node trong PSS/ADEPT có thể đặt được
nhiều phụ tải (không hạn chế). Phụ tải 3 pha nối Wye còn có trở kháng đất Rg+jXg
Các tải tĩnh có thể được qui định là có công suất bằng hằng số, tổng trở hằng
số, hay đặc tính dòng là hằng số. Ngoài ra, tải có thể được qui định có nối đất hay
không nối đất. Đối với loại tải được nối đất, tải được nêu trong PSS/ADEPT như

16
được kết nối giữa pha và trung tính, trong khi đó, tải không nối đất được nhập vào
trong pha A thì thực tế là được kết nối giữa pha A – B, tải không nối đất nhập vào
trong pha B là được kết nối giữa pha B – C, và tải không nối đất nhập vào trong pha
C là được kết nối giữa pha C – A. Vì thế, pha thích hợp cần phải hiển thị trên nhánh
nối với nút mà tải không được nối đất được qui định.

II.4. Tụ bù
Chúng ta khảo sát tụ bù ngang như sau:
Tụ bù ngang dùng để giảm độ sụt áp trong một vùng xác định bằng cách phát
công suất kháng lên đường dây. Ngoài ra, bù ngang còn làm tăng khả năng truyền
tải trên lưới, giảm tổn thất công suất và nâng cao hệ số cống suất.
Các tụ bù ngang thường được lắp đặt thành các giàn tụ bù và dể dàng trong việc
đóng cắt các tụ khi vận hành lưới điện.
Tụ bù ngang 3 pha có 2 cách đấu nối là sao và tam giác Y. Trong trường hợp
đấu Y, trung tính được nối với trở kháng đất Rg+jXg

Hình 12 Mô hình tụ bù ngang

II.5. Đường dây


Đoạn dây chạy giữa hai nút. Một đoạn dây luôn bao gồm ít nhất một dây pha.
Nó có thể có một, hai, hay ba dây pha. Một đoạn dây thường bao gồm một dây
trung tính, nhưng dây trung tính có thể không có trong trường hợp của hệ thống
không được nối đất.
Đường dây truyền tải được qui định bằng các tổng trở đối xứng thứ tự thuận
và không, và bằng các giá trị nạp thứ tự thuận và không. Vì vậy, tính bất đối xứng
của đường dây truyền tải do vị trí của các dây dẫn trên trụ không cụ thể rõ ràng đối
với PSS/ADEPT; đúng hơn là tất cả các đường dây được giả thiết là được hoán vị
hay các dây dẫn được đặt sao cho có thể bỏ qua sự bất đối xứng.

17
Các đoạn dây một hay hai pha phải được qui định như thể nó là đường dây
ba pha với các pha bị mất. Vì thế, nếu một đường dây hai pha được xây dựng như
hình 13a, tổng trở thứ tự thuận và không của nó phải được qui định như thể nó được
xây dựng như hình 13b. Tương tự, đường dây một pha được xây dựng như hình 13c
phải được qui định như thể nó là đường dây ba pha có bố trí như hình 13d.

Hình 13 Mô hình các đường dây

II.6. Máy biến thế


PSS/ADEPT có khả năng mô hình nhiều loại kết nối máy biến thế kể cả máy
biến thế lực, máy biến thế tự ngẫu, bộ điều áp và máy biến thế ba cuộn dây. Một số
kết nối máy biến thế là được mô hình ngầm trong PSS/ADEPT và được phân biệt
bởi mã LOẠI máy biến thế như được trong hình 14. Đối với mỗi loại kết nối được
minh hoạ, PSS/ADEPT chấp nhận dữ liệu tổng trở thứ tự thuận và không từ Tự điển
xây dựng hay Tập tin dữ liệu thô và tự động sử dụng các điện áp và dòng điện khi
giải bài toán kết nối máy biến thế. Người sử dụng có trách nhiệm qui định tổng trở
mà có tổng trở thật của dãy máy biến thế hợp lệ trong các kết nối đặc biệt.
Các kết nối máy biến thế mà có thể không được mô tả trực tiếp bằng một
trong các loại được cho trong hình 14 thường có thể được mô hình bằng cách kết
hợp của các mô hình tuyệt đối. Chẳng hạn, mô hình một dãy máy biến thế ba pha,
cần thiết phải nhận biết được cách mà từng máy biến thế một pha riêng lẽ được kết

18
nối, và xây dựng lên một mô hình điện tương ứng sử dụng 1, 2, hay 3 mô hình máy
biến thế riêng lẽ và các giá trị thích hợp cho các tổng trở thứ tự thuận và không của
dãy. Máy biến thế ba cuộn dây có thể được trình bày trong PSS/ADEPT dùng mô
hình sao tương đương.
II.6.1. Máy biến thế lực
Các loại máy biến thế 1, 2, 3, và 11 sử dụng các kết hợp thích hợp của hai
dây tương đương được trình bày trong hình 14. Tổng trở thứ tự của máy biến thế
được mô hình theo kiểu ngược lại vị trí điều áp của máy biến thế và vẫn không đổi
bất kể vị trí của điều áp. Các máy biến thế ba, hai, hay một pha có điện áp cơ bản sơ
cấp là khác điện áp cơ bản thứ cấp phải được đưa ra bằng cách sử dụng các loại máy
biến thế đó.

19
Hình 14 Mô hình các máy biến áp
Tỷ số vòng dây đơn vị của máy biến thế, t, phải là
n
n 2nom
t =
n1
n1nom

trong đó
n1nom Số của các vòng dây cuộn sơ cấp để có điện áp hở mạch bằng với điện
áp cơ bản của nút sơ cấp với thông lượng định mức trong máy biến thế.
n2nom Số của các vòng dây cuộn thứ cấp để có điện áp hở mạch bằng với
điện áp cơ bản của nút thứ cấp với thông lượng định mức trong máy biến thế.
n1 Số vòng thực tế của cuộn sơ cấp.
n2 Số vòng thực tế của cuộn thứ cấp.
Một định nghĩa khác của tỷ lệ vòng dây, t, là
v 20c
n 2nom
t =
n1oc
n1nom

Trong đó
V1oc điện áp tương ứng với vị trí nấc điều áp sơ cấp với thông lượng định
mức trong máy biến thế.

20
V2oc điện áp tương ứng với vị trí nấc điều áp thứ cấp với thông lượng định
mức trong máy biến thế.
V1nom điện áp tương ứng với nấc điều áp sơ cấp danh định với thông lượng
định mức trong máy biến thế.
V2nom điện áp tương ứng với nấc điều áp thứ cấp danh định với thông lượng
định mức trong máy biến thế.
Trong hầu hết nhưng không trong tất cả các trường hợp, V1nom và V2nom
sẽ bằng các điện áp cơ bản của các nút mà các cuộn dây sơ cấp và thứ cấp kết nối.
Bất chấp việc kết nối của dãy máy biến thế hay vị trí vật lý của các nấc điều
áp trên các cuộn dây sơ cấp và thứ cấp, PSS/ADEPT yêu cầu vị trí nấc đó được định
rõ bằng tỷ lệ các vòng dây đơn vị thực tế, như được định nghĩa ở trên. Bởi vì tỷ lệ
các vòng dây đơn vị liên kết điện áp sơ cấp và thứ cấp với các giá trị điện áp danh
định của các điện áp đó, hệ số 1.7320508 (√3) không xuất hiện trong tỷ lệ các vòng
dây được qui định cho các dãy sao tam giác hay tam giác sao trong PSS/ADEPT. Vì
vậy tỷ lệ các vòng dây đơn vị của một máy biến thế được kết nối cho:
13.8 kV pha-pha và 7.969 kV pha-đất sơ cấp
4.8kV pha-pha và 2.771 kV pha-đất thứ cấp
Hình sao sơ cấp-tam giác thứ cấp được kết nối, và được điều áp cộng 5%
phía thứ cấp là
(4.8 * 1.05/4.8)/(13.8/13.8) = 1.05 đơn vị
Trong khi tỷ lệ các vòng dây thực tế cho mỗi máy biến thế riêng lẻ là
(4.8 * 1.05)/(13.8/1.7320508) = 1.05 * (4.8/7.967)
Khi dãy máy biến thế ba pha là được hình thành từ ba máy biến thế một pha
riêng lẽ trong mỗi bồn dầu của nó, các tổng trở thứ tự thuận và không của dãy thông
thường phải cài đặt bằng tổng trở rò đơn vị của một máy biến thế riêng một pha
kVA cơ bản. (Ghi chú: kích cỡ máy biến thế luôn luôn được qui định trong
PSS/ADEPT theo kVA/pha và tổng trở được nhập vào theo đơn vị cơ bản máy biến
thế). Khi máy biến thế được chế tạo với các cuộn pha cho ba pha trên một lõi đơn,
các tổng trở thứ tự thuận và không của từng đơn vị bình thường sẽ được cho trong
bản tên của nó và có thể được qui định trực tiếp trong PSS/ADEPT, và kích thước
máy biến thế phải được nhập PSS/ADEPT như một phần ba định mức tổng kVA.
Tự động xử lý kết nối dãy máy biến thế trong PSS/ADEPT được áp dụng chỉ
khi tất cả các máy biến thế riêng biệt được kết nối thành dãy là có cùng kích thước.
Khi sử dụng các máy biến thế pha có kích thước không đồng đều, cần thiết phải đưa
ra các nút ảo cho phần cài đặt PSS/ADEPT, và đưa ra cách trình bày dãy “không
đối xứng” bằng hai hay nhiều kết nối.

21
Người sử dụng cần phải nhận biết và qui định cả kết nối được dùng trong dãy
máy biến thế và pha của nó. Pha được qui định qua PSS/ADEPT có tham chiếu tới
quy ước. Trong quy định pha:
• Các pha A, B, và C là luôn luôn được xác định bởi các số 1, 2, và 3,
tương ứng.
• Các cặp pha AB, BC, và CA là luôn luôn được xác định bởi các số 1,
2, và 3, tương ứng.
• Các máy biến thế riêng biệt, hay các cặp cuộn dây trong máy biến thế
ba pha luôn luôn có cặp đối với các pha A, B, và C. Chính là, cuộn dây A-đến-trung
tính luôn luôn có cặp với A-đến-trung tính hay cuộn A-đến-B tương ứng, v.v… Chỉ
có sự thay đổi pha +30 độ trong máy biến thế sao-tam giác có thể được mô hình với
PSS/ADEPT; các sự sắp xếp thay đổi pha 120 độ có thể được bằng cách cặp cuộn
dây A-đến-trung tính/cặp dây B-đến-C chẳng hạn, là không được nhận biết.
Sự chuyển đổi pha từ 30 độ tới âm 30 độ là có được bởi đảo dấu mã loại máy
biến thế.
II.6.2. Máy biến thế lực được kết nối thành máy biến thế tự ngẫu
Máy biến thế lực được kết nối trong cấu hình tự động phải được mô hình
bằng cách sử dụng loại 1, 2, 3, hay 11.
Tổng trở của máy biến thế tự ngẫu ít hơn của một máy biến thế được kết nối
trong cấu hình hai cuộn dây thông thường và vì vậy nên được nhập vào
PSS/ADEPT một cách thích hợp. Cũng vậy, việc chuyển đổi kVA của một máy
biến thế tự ngẫu được tăng nhờ được so sánh tới máy biến thế hai cuộn dây chuẩn
và phải được nhập vào tương ứng. Thay đổi cấp tải tự động
Máy biến thế lực có thể được mô hình với bộ điều tải (LTC) trong
PSS/ADEPT. Cách thức điều chỉnh LTC được định rõ nhờ vào tình trạng nhánh của
máy biến thế.
Mỗi máy biến thế trong PSS/ADEPT có thể được cho một dãy mục tiêu điện
áp, tỷ lệ các vòng dây cao nhất có thể đơn vị, và tỷ lệ các vòng dây thấp nhất có thể,
và bước điều áp đơn vị. Các máy biến thế có thể được thiết kế để trực tiếp điều
khiển điện áp tại nút sơ cấp hay thứ cấp của nó. Nút ‘TO’ trong hồ sơ minh họa nút
nào được hiệu chỉnh mặc định. Cách khác, một máy biến thế có thể được mô hình
để điều khiển điện áp tại một nút ở xa đã qui định từ vị trí máy biến thế xuống
đường dây hay giữ cho điện áp nút ‘TO’ bù áp rơi trên dây. Tất cả các máy biến thế
điều áp, tỷ lệ các vòng dây đơn vị là được điều chỉnh, trong giới hạn qui định, để
giữ điện áp giám sát hay bù trong dãy mục tiêu đã định.

22
Đối với các máy biến thế LTC, các điều áp có thể được đặt phía cao hay phía
hạ áp. Người sử dụng có thể qui định vị trí đặt bằng cách xác định điểm nút ‘TO’
trong dữ liệu máy biến thế là phía điều áp, như được trình bày trong hình 15

Hình 15 Xác định nút TO trong dữ liệu máy biến áp


Máy biến thế điều chỉnh điện áp với cuộn dây nối sao ở vị trí ‘TO’ của nó sẽ
luôn điều chỉnh điện áp pha-trung tính. Máy biến thế điều chỉnh điện áp với cuộn
dây nối tam giác ở vị trí ‘TO’ của nó sẽ luôn điều chỉnh điện áp pha-pha.
Bộ bù điện áp rơi trên đường dây là một dụng cụ mô hình thay đổi điện áp
thứ cấp máy biến thế trước khi nó đến sensor điện áp. Chức năng của bộ bù điện áp
rơi đường dây là cho điện áp được định trước tăng lên giảm biến động điện áp dọc
đường dây do thay đổi tải đến mức tối thiểu.
Bù điện áp rơi đường dây được thực hiện bằng cách tính toán các điện áp
biểu kiến cho bởi
VAPP = (điện áp pha-đất nút “TO”) – ZCOMP * (dòng phía ‘TO’)
đối với mỗi pha và sau đó xem xét biên độ của VAPP (AN, BN, hay CA) cho
máy biến thế nối sao hay của VAPP (AB, BC, hay CA) cho máy biến thế nối delta.
Điều áp tương ứng được di chuyển nếu điện áp biểu kiến dưới dãy được qui
định trong dữ liệu máy biến thế hay nó được đi chuyển trở xuống ngược lại.
Nếu sử dụng nút ở xa, các tổng trở đền bù sẽ được tính toán để người sử
dụng xem xét. Ghi chú, tổng trở đền bù đứng trước trên điều khiển nút ở xa.
Dãy mục tiêu điện áp của máy biến thế không được hẹp hơn kích thứơc của
bước điều áp máy biến thế, vì điều này có thể khiến cho việc điều chỉnh điện áp
máy biến thế phải tìm kiếm tiếp tục. Dãy điện áp hợp lý quy ước là một phần trăm
đối với máy biến thế có bước 5/8%.
II.6.3. Bộ điều áp
Ngược với máy biến thế lực thay đổi bước điện áp từ bước này tới bước
khác, Bộ điều áp đơn thuần tăng hay giảm điện áp thứ cấp theo yêu cầu bởi các điều

23
kiện tải. Các bộ điều áp hiện đại thường cung cấp một dãy +10% điện áp điều chỉnh
trong các bước 32/0.00625. Đây là các giá trị mặc định cho việc điều chỉnh máy
biến thế trong PSS/ADEPT. Các loại máy biến thế 4 tới 10 và 12 tới 15 là các mô
hình tuyệt đối được dùng cho các bộ điều áp giới thiệu. Tổng trở của các máy biến
thế này là được chỉnh đổi với vị trí điều áp ngược với các loại 1, 2, 3 và 11 với tổng
trở là hằng số. Tổng trở là được mô tả là zero lúc bộ đổi nấc máy biến thế là danh
định vì bộ điều áp cho đặc tính dòng thẳng. Lúc bộ điều áp tại mức điện áp đầy đủ
thì sẽ sử dụng tổng trở nhập vào. Đối với các bộ chuyển đổi trung gian, điện trở là
một hàm của số vòng dây, và điện kháng là một hàm của các vòng dây bình
phương.
Bộ điều áp có định mức quy ước theo kVA điều chỉnh hay amp.

Ví dụ, một bộ điều áp ba pha, +10%, 750 kVA thực sự có thể được áp dụng cho
mạch ba pha định mức 8250 kVA và có thể thay đổi điện áp đường dây dương hay âm
10% định mức. Nếu được áp dụng tới một phát tuyến cơ bản 13.2 kV, dòng định mức sẽ là:
750kVA
≅ 328A
3 × 13.2kV × 0.1
Tổng định mức kVA ba pha của bộ điều áp là:
3 × 13.2kV × 1.1 × (328)A = 8250kVA
Định mức một pha phải được nhập vào mô hình PSS/ADEPT:
8250kVA
≅ 2750kVA
3
Tổng trở của một bộ điều áp đặc biệt rất nhỏ vì cấu hình tự động được dùng.

Ví dụ minh hoạ như thế nào tính gần đúng tổng trở của bộ điều áp được mô tả ở trên:
Nếu máy biến thế đã được kết nối như máy biến thế hai cuộn dây tiêu chuẩn, ta sẽ có cho
mỗi pha:

Hình 16 Mô hình bộ điều áp


Máy biến thế phân phối quy ước có tổng trở khoảng 2%. Nghĩa là, nếu thứ cấp của máy
biến thế ở trên đã bị ngắt mạch, tổng trở của máy biến thế khoảng chừng 2% trên cơ sở 250
kVA và điện áp định mức 0.762 kV.
Nếu máy biến thế đó được kết nối trong cấu hình tự động, ta có:

24
với tổng kVA là 2750 cho từng pha.
Với thử nghiệm ngắn mạch như ở trên, cùng tổng trở sẽ được xác định, tuy nhiên, cơ bản
mới là 2750 kVA và 8.38 kV. Vì vậy, tổng trở trên các giá trị cơ bản là:
2750kVA (0.762kV )
2

X = (2% ) × × = 0.18%
250kVA (8.38kV )2
Giá trị 0.0018 phải được nhập vào đối với kháng thứ tự thuận (X1) trong PSS/ADEPT để
mô hình bộ điều áp này. Giả thiết rằng bộ điều áp được nối đất cố định, kháng thứ tự
không(X0) sẽ có cùng giá trị.
II.6.3.1. Mô hình tổng trở trung tính trong máy biến thế
Mô hình tổng trở trung tính của một máy biến thế được xử lú trong
PSS/ADEPT bằng cách chỉnh đổi tổng trở thứ tự không máy biến thế. Một máy biến
thế được nối đất cố định, tổng trở thứ tự không (Z0) là cài đặt bằng tổng trở thứ tự
thuận (Z1). Khi tổng trở trung tính có (Zg), tổng trở thứ tự không được định nghĩa
như sau đây:
Z0 = Z1 + 3Zg
Vì tổng trở cần phải được nhập vào theo đơn vị trong PSS/ADEPT, tổng trở
trung tính cần phải chuyển đổi thành đơn vị cơ bản kVA của máy biến thế và điện
áp cơ bản của cuộn dây mà tổng trở nối đất được kết nối.

Ví dụ sau phác thảo thủ tục tính toán tổng trở thứ tự không của máy biến thế ba
pha, 12 MVA, 69 kV/13.2 kV, 8%, nối tam giác sao với điện trở trung tính 10 ohm:
Trên cơ bản máy biến thế chúng ta có: Z1 = 0.0+j0.08p.u.
Chuyển đổi tổng trở nối đất (Rg) thành đơn vị như sau:

II.6.3.2. Máy biến thế 3 cuộn dây


Mặc dù PSS/ADEPT không có các mô hình riêng cho máy biến thế ba pha,
chúng có thể được mô hình chính xác dùng tương đương hình Y. Các thông số
tương đương có thể có từ nhà sản xuất hay từ một thử nghiệm. Trong phần thử
nghiệm này, một cuộn dây được ngắn mạch và một để hở mạch trong khi một điện
áp được áp dụng cho cuộn dây còn lại. Thử nghiệm này cho ta biết ba trở kháng rò

25
rỉ biểu kiến khi ở trên điện áp cơ bản của từng cuộn dây tương ứng và cơ bản MVA
chung, các tổng trở này là: Zlh, Zlt, và Zht.
Liên hệ các tổng trở này với mạch tương đương, Zlh là tổng của tổng trở rò rỉ
cuộn dây điện áp cao và thấp Xi+Xh, v.v…
Các thông số thử nghiệm này là được đo tại vị trí nấc điều áp danh định,
theo, có liên quan đến tổng trở nhánh điều áp danh định của mạch tương đương,
như được thiết kế trong hình 17 bởi:
ZLH = Zl+Zh
ZLT = Zl+Zt
ZHT = Zh+Zt
Bài toán yêu cầu là:
Zl = (ZLH+ZLT-ZHT)/2
Zh = (ZLH+ZHT-ZLT)/2
Zt = (ZLT+ZHT-ZLH)/2
Trong đó tất cả các tổng trở là dạng đơn vị đối với cùng một cơ bản kVA.

Hình 17 Mô hình máy biến áp 3 cuộn dây

26
Hình 18 Mô hình tương đương máy biến áp 3 pha 3 cuộn dây
Các tổng trở Zh, Zl, và Zt là thứ tự thuận được xác định như đã trình bày ở
trên. ZNh, ZNl, và ZNt là các tổng trở nối đất đơn vị của cuộn dây cao, hạ và thứ ba
tương ứng. Vì vậy, nếu cuộn dây hình sao được nối đất cố định, ZN bằng 0. Nếu
cuộn dây hình sao không được nối đất ZN là vô cực.

Ví dụ như định mức ba pha của máy biến thế ba cuộn dây là:
Sơ cấp nối Y, 66 kV, 1500 kVA, nối đất cố định.
Thứ cấp nối Y, 13.2 kV, 1000 kVA, 10 ohm điện trở nối đất.
Thứ ba nối Δ, 2.3 kV, 500 kVA
Các thông số thử nghiệm là:
ZHL = 0.004 + j0.07, cơ bản 1500 kVA, 66-kV
ZHT = 0.005 + j0.09, cơ bản 1500 kVA, 66-kV
ZLT = 0.005 + j0.08, cơ bản 1000 kVA, 13.2 kV
Chuyển đổi ZLT thành cơ bản cuộn dây phía cao kVA:

dạng đơn vị trên cơ bản 1500 kVA, ta có:

Đối với thứ tự không:

Trong PSS/ADEPT mỗi nhánh của ba cuộn dây tương đương được thể hiện bởi một
máy biến thế nối tới nút “ảo”. Điện áp của nút “ảo” là tuỳ ý.

27
Đối với ví dụ ở trên, các kết nối được trình bày trong hình 19

Hình 19 Ví dụ một máy biến áp 3 pha 3 cuộn dây


II.6.3.3. Máy biến thế nối đất
Trong một hệ thống khi thứ cấp hoàn toàn được kết nối delta, không có tải
một pha vì hệ thống trung tính nối đất không tồn tại. Trong hệ thống đó, khi được
đề nghị phục vụ tải một pha, các máy biến thế nối đất được dùng để thiết lập một hệ
thống trung tính nối đất. Hầu hết các loại máy biến thế nối đất thông thường là loại
sao-tam giác hay zig-zag. Cả hai loại cung cấp một đường dẫn tổng trở thấp cho
dòng thứ tự không và đường dẫn tổng trở cao cho sự cài đặt được cân bằng các
dòng ba pha và có thể mô hình trong PSS/ADEPT dùng máy biến thế lực sao-tam
giác. Vị trí hình sao của máy biến thế cần phải được kết nối tới hệ thống delta như
được minh họa ở dưới để cung cấp đường dẫn cho dòng đất. Thứ cấp tam giác của
dãy nối đất có thể được tải, nhưng thường thì không.

Hình 20 Máy biến thế nối đất


Từng pha kVA và bản tên các tổng trở của máy biến thế nối đất phải được
nhập vào trực tiếp trong PSS/ADEPT cho các loại hình sao tam giác. Tuy nhiên cho
các loại zig-zag, nếu kích cỡ kVA là định mức của cuộn dây riêng lẻ của nhánh,
kVA phải được nhân √3 khi nhập vào trong PSS/ADEPT. Cách khác, luôn luôn

28
nhập vào tổng dung lượng kVA một pha của dãy. Cho hai loại máy biến thế nối đất,
bất kỳ tổng trở trung tính nào phải được mô hình trong PSS/ADEPT bằng cách hiệu
chỉnh tổng trở thứ tự không.
II.6.3.4. Máy biến thế lực 1 pha
Máy biến thế lực một pha có thể được mô hình trong PSS/ADEPT bằng cách
dùng loại 1(sao-sao), 2 (sao-delta), 3 (delta-sao) hay 11 (delta-delta) và qui định pha
nhánh thích hợp. Định mức một pha kVA phải được nhập vào trong PSS/ADEPT
với bản tên các tổng trở. Sau đây minh hoạ vài loại máy biến thế lực một pha và
thảo luận cách trình bày trong PSS/ADEPT và các sự hạn chế đặt biệt có thể áp
dụng:
Mô hình máy biến thế loại 1(sao-sao) và qui định pha nhánh là pha máy biến
thế kết nối. Pha nhánh phải là B đối với ví dụ đã cho. Ghi chú, tất cả tải được nuôi
bởi máy biến thế này phải được nối đất và chỉ nhập vào trong pha đối với máy biến
thế được kết nối.
Mô hình máy biến thế loại 3 (tam giác-sao) và qui định pha nhánh là pha
hiện hữu phía sao (dây-trung tính) của máy biến thế. Pha nhánh phải là A cho ví dụ
đã nêu và pha AB cần phải tồn tại phía sơ cấp của máy biến thế.
Tất cả tải được nuôi bởi máy biến thế này phải được nối đất và chỉ nhập vào
pha được qui định cho pha nhánh máy biến thế.
Mô hình máy biến thế loại 2 (sao-tam giác) và qui định pha nhánh là pha
hiện diện phía sao (dây-trung tính) của máy biến thế. Pha nhánh phải là A cho ví dụ
đã nêu và pha A phải tồn tại phía sơ cấp máy biến thế.
Tất cả tải được nuôi từ phần thứ cấp phải không được nối đất, được kết nối
giữa hai pha được nối từ máy biến thế. Đối với ví dụ minh hoạ, tải thứ cấp phải là
loại không được nối đất và chỉ nhập vào trong pha A.
II.6.3.5. Máy biến thê lực hình sao mở tới tam giác mở
Kết nối máy biến thế hình sao mở tới hình tam giác mở cho phép tải ba pha
được phục vụ bởi phát tuyến hai pha nối đất như đã được trình bày ở đây:

Hình 21 Máy biến áp lực hình sao mở

29
Máy biến thế này được theo mô hình trong PSS/ADEPT cho tính toán dòng
công suất và khởi động động cơ. Các sự tính toán ngắn mạch cho nút phía thứ cấp
của loại máy biến thế này không được xử lý thích hợp bởi các thuật toán
PSS/ADEPT.
Máy biến thế hình sao mở tới hình tam giác mở phải được mô tả trong
PSS/ADEPT bằng cách qui định một máy biến thế loại 2 (sao – tam giác) với pha
nhánh máy biến thế được định nghĩa là có hai pha phía sao của máy biến thế. Đối
với ví dụ được trình bày ở trên, pha nhánh máy biến thế phải nhập vào như AB. Các
bố trí pha hợp lệ là:
Các pha được qui định cho máy biến thế cần phải tồn tại trên nút chính. Tất
cả tải nối từ máy biến thế này phải qui định không được nối đất.
Định mức kVA của máy biến thế một pha phải nhập vào trong PSS/ADEPT
cùng với tổng trở qui định trên kVA cơ bản.

II.7. Mô hình máy điện


Các máy điện ba pha đồng bộ và không đồng bộ có thể được mô hình rõ ràng
với PSS/ADEPT. Cả hai loại có thể được thiết kế như máy phát điện hay động cơ
bằng cách lựa chọn dấu hiệu thích hợp cho thông số tải kW trong hồ sơ dữ liệu tải
thô. Các đặc tính đặc trưng của máy điện được mô hình bởi PSS/ADEPT phải được
nhập vào trong Tập tin Tự điển Dữ liệu Máy điện. Các loại tải là được dùng để phân
biệt các loại máy điện:
Các loại máy điện không đồng bộ:
Loại tải 51 – 70, 151 – 170 được nhập vào theo kW
Định mức theo kVA. Loại tải 71 – 90, 171 – 190 được nhập vào theo hp cơ
Định mức theo hp cơ. Các loại máy đồng bộ. Loại tải 91 – 99, 191 – 199
được nhập vào theo kW
Định mức theo kVA
Máy điện có thể được mô hình tại nút ba pha trong bất kỳ nhóm tải nào. Máy
điện được xem như trực tuyến lúc loại tải là dương. Bằng cách thêm dấu âm loại tải
(chẳng hạn như -51), máy sẽ được xem như phi trực tuyến.
II.7.1.1. Máy điện đồng bộ
Trong bài toán dòng công suất và sau khởi động động cơ của PSS/ADEPT,
mô hình máy đồng bộ (các loại 90 – 99 hay 190 – 199) sẽ giữ điện áp cực bằng
hằng số tại giá trị người sử dụng qui định. Đầu ra hay hấp thu công suất phản kháng
sẽ được điều chỉnh tương ứng với điện áp cực. Nếu yêu cầu phản kháng của mô
hình vượt giới hạn khả năng phản kháng được qui định, điện áp cực sẽ được chỉnh

30
sao cho các giới hạn không bị vượt quá. Điểm thiết lập điện áp và giới hạn phản
kháng của loại máy đặc trưng được qui định trong file Tự điển Máy điện. Điểm thiết
lập điện áp có thể được định nghĩa khác đi cho máy đồng bộ riêng lẽ trong hồ sơ dữ
liệu tải thô. Điều này sẽ bỏ qua giá trị từ Tự điển Máy điện.
Nếu máy đồng bộ là được vận hành trên dòng định mức của nó hay trên điện
áp cực thì mức tăng nhiệt độ định mức của đồng và sắt sẽ được vượt quá tương ứng.
Vòng cung từ B tới C, với bán kính bằng kVA định mức của máy điện và tâm tại
điểm gốc, cho ta giới hạn dòng điện phần ứng định mức tại điện áp định mức. Điểm
B cho ta hệ số công suất định mức của máy điện. Vòng cung từ A tới B cho ta giới
hạn dòng điện phần cảm của máy điện. Khi vận hành máy đồng bộ dưới kích thích,
có một từ thông biên độ cao ở các đầu lõi máy điện. Vòng cung từ C tới D cho ta
giới hạn nhiệt theo từ thông này.
Đường cong công suất phản kháng như được trình bày trong hình 22 có thể
được sử dụng để xác định các giới hạn phản kháng của máy như được yêu cầu bởi
PSS/ADEPT. Giới hạn công suất phản kháng cực đại và cực tiểu quy ước tương
đương với các điểm B và C tương ứng. Ghi chú, tuy nhiên, các giới hạn phản kháng
có thể thay đổi tùy theo mức công suất thực.
Trong tính toán ngắn mạch và khởi động động cơ tức thời tiêu chuẩn trong
PSS/ADEPT, máy đồng bộ đang chạy được xem là có điện áp hằng số sau tổng trở
sau quá. Trong tính toán ngắn mạch, điện áp được giữ cố định là 1 đơn vị. Trong
tính toán khởi động động cơ tức thời, điện áp được giữ hằng số như được xác định
từ dòng tải trước đó, hay được giữ là 1 đơn vị.

Hình 22 Mô hình máy điện


Khi ngắn mạch được đưa ra với hậu tố TR, các máy đồng bộ đang chạy được
xem như có điện áp hằng số phía sau tổng trở quá độ trong thứ tự thuận.

31
Trong quá trình tính toán dòng tải, khởi động động cơ và ngắn mạch, các
máy đồng bộ đang chạy được mô tả như được minh hoạ trong hình 23 trong thứ tự
nghịch và không tương ứng.
Đối với máy đồng bộ có các cuộn dây nối tam giác, tổng trở thứ tự không
phải được cài đặt là 99. +j99. để mô tả mối nối hở.

Hình 23 Các thành phần thứ tự trong máy điện


II.7.1.2. Máy điện cảm ứng
Trong tính toán dòng công suất và sau khi khởi động động cơ của
PSS/ADEPT, máy điện cảm ứng đang chạy được xem như tải công suất hằng số. Hệ
số công suất đang chạy được xác định từ đường cong điện áp và hệ số công suất
như được qui định trong Tập tin Tự điển Máy điện.
Máy điện cảm ứng đang chạy được mô tả giống như các máy đồng bộ trong
bài toán giải ngắn mạch và khởi động động cơ tức thời; tức là chúng được xem xét
như hằng số điện áp phía sau tổng trở trong thứ tự thuận. Tổng trở là tổng trở sau
quá độ quy ước như được trình bày trong hình 23. Tổng trở quá độ được dùng khi
ngắn mạch và máy điện cảm ứng đang chạy được mô tả như được trình bày trong
hình 23. Sự trình bày thứ tự nghịch và thứ tự không được minh họa trong hình 23.
Hầu hết các máy điện cảm ứng không được nối đất, tổng trở thứ tự không thường
cài đặt là 99. +j99. đơn vị.
Dữ liệu mô tả máy điện cảm ứng sẽ thừơng ở trạng thái ổn định tương
đương. Mạch tương đương hai nhánh quy ước được trình bày trong hình 24. Biểu
thức sau có thể được dùng để biến đổi dữ liệu từ mô hình này tới dữ liệu như được
yêu cầu trong Tập tin Tự điển Dữ liệu Máy điện trong PSS/ADEPT:

32
Hình 24 Mạch điện tương đương của động cơ không đồng bộ
II.7.1.3. Khởi động động cơ tức thới và khởi động lại
Khởi động một động cơ lớn trong công nghiệp hay hệ thống công suất yếu có
thể dẫn tới việc điện áp không chấp nhận được giảm trong hệ thống. Khi điện áp
giảm thấp tại nút động cơ khởi động, thời khoảng khởi động sẽ kéo dài và trong một
vài trường hợp bất lợi, động cơ có thể không có đủ lực gia tốc để đạt tốc độ định
mức. Phạm vi thời gian khởi động động cơ quy ước từ một vài giây tới mười giây
hay nhiều hơn. Việc nghiên cứu khởi động động cơ trong PSS/ADEPT cho phép
người sử dụng xác định phạm vi của sụt áp trong hệ thống.
Trong PSS/ADEPT, động cơ khởi động được mặc định nối tiếp với bộ khởi
động của máy biến thế tự ngẫu để giảm dòng động cơ cao liên tục (tỷ lệ với điện áp
cực của nó) vì vậy làm giảm sụt áp. Động cơ đang khởi động được mô tả bởi tổng
trở rotor bị khoá. Đối với động cơ ba pha, tổng trở rotor bị khóa là:

với Ilr là dòng rotor bị khóa tại điện áp định mức, cách khác:

33
với Ifl là dòng đầy tải tại điện áp định mức vuông góc với điện áp cực động
cơ. Quy ước, Ilr là khoảng chừng 6 lần Ifl.
Bằng cách mô tả khởi động động cơ như một tải tổng trở hằng số, sụt áp
mạng có thể được tính toán với bài toán dòng tải.
PSS/ADEPT cho phép người sử dụng xem hai cách khởi động động cơ khác
nhau trên mạng với máy đang chạy.
Khi khởi động động cơ ‘tức thời’, tất cả các máy đang chạy được giả sử vẫn
giữ vững từ thông hằng số và vì thế giúp cho động cơ được khởi động. Tất cả máy
đang chạy được mô hình như nguồn điện áp phía sau tổng trở thứ tự thuận của nó và
tổng trở của nó đến trung tính trong các thứ tự khác. Giả sử việc khởi động động cơ
‘tức thời’ kéo dài trong khoảng thời gian rất ngắn, có lẽ 3-5 chu kỳ trong hệ thống
60 Hz. Từ thông của máy đang chạy phân tán đến một mức cân bằng mới khá xa
trước khi khởi động động cơ đạt đến tốc độ định mức.
Khi khởi động động cơ ‘lại’, giả thiết từ thông của máy đang chạy bị phân
tán. Trong tình trạng này, tất cả các máy đang chạy được mô hình như các tải tương
đương và vì thế không thể hỗ trợ động cơ khởi động. Hiển nhiên, thực tế sụt áp
nghiêm trọng hơn và là đặc tính khởi động động cơ lớn trong hệ thống điện công
nghiệp.
Thứ tự khởi động động cơ như sau:
1. Động cơ cần khởi động được tách khỏi mạng bằng cách cài đặt giá trị
âm cho loại của nó.
2. Khởi động động cơ ‘tức thời’ được thực hiện. Kết quả dòng tải có thể
được liệt kê, trưng bày, in, hay vẽ ra.
3. Khởi động động cơ ‘lại’ có thể được thực hiện. Kết quả dòng tải có
thể được liệt kê, trưng bày, in, hay vẽ ra.
4. Với động cơ được khởi động tại tốc độ chạy, bài toán dòng tải thông
thường có thể được thực hiện và kết quả có thể được so sánh với các bước 2 và 3.
Khi khởi động động cơ ‘tức thời’ trong bước 2, việc khởi động động cơ ‘tức
thời’ thành công với tỉ lệ nấc máy biến thế khởi động khác nhau có thể được thực
hiện. Điều này cũng đúng trong bước 3 khi khởi động động cơ lại.
Nếu người sử dụng chỉ quan tâm đến khởi động động cơ ‘tức thời’ hay khởi
động ‘lại’, thứ tự 1, 2, 4, hay 1, 3, 4 cần được thực hiện. Người sử dụng được cảnh
báo dùng thứ tự 1, 3, 2, 4 để xem cả hai trường hợp khởi động động cơ ‘tức thời’

34
hay khởi động ‘lại’ bởi vì các điều kiện tiền khởi động là không còn trong bộ nhớ
sau khi khởi động động cơ ‘lại’.
II.7.1.4. Phương pháp khởi động động cơ
Trong PSS/ADEPT động cơ khởi động được giả sử mắc nối tiếp với máy
biến thế tự ngẫu lý tưởng (bù khởi động). Tổng trở máy biến thế tự ngẫu được qui
định trong Tập tin Tự điển Máy điện trên cơ bản của máy biến thế và mặt định đến
zero đơn vị. Nấc điều áp máy biến thế tự ngẫu được giả sử ở phía máy điện và mặc
định là tỷ số định mức (1.0) như trong hình 25:

Hình 25 Khởi động động cơ


Nếu các giá trị mặt định của tổng trở máy biến thế tự ngẫu và nấc điều áp
được sử dụng, động cơ được mô tả khi khởi động với điện áp đầy được áp dụng cho
các cực. Điều này thỉnh thoảng tham chiếu đến việc khởi động chéo. Chú ý, máy
biến thế tự ngẫu được giả sử được ngắt ra (bỏ qua) trong tính toán dòng công suất
và ngắn mạch.

II.7.1.4.1. Điện áp khi khởi động động cơ bị giảm


Khởi động các máy biến thế tự ngẫu tổng quát có các nấc chuyển đổi 50%,
65%, và 80% có thể được chọn để giảm điện áp cực động cơ dưới mức bình thường
trong khi khởi động nhằm giảm dòng lớn vào. Để trình bày nấc chuyển đổi 65%
trong PSS/ADEPT chẳng hạn, một nấc chuyển đổi 0.65 phải được qui định khi khởi
động máy điện.

II.7.1.4.2. Khởi động tụ mắc shunt


Trong một vài trường hợp, các tụ mắc shunt được đóng cắt trực tuyến khi
một động cơ bắt đầu được khởi động để giảm sụt áp trên hệ thống. Phương pháp
này có thể được mô hình trong PSS/ADEPT đơn giản bằng cách thêm tụ là một dãy
cố định và chỉ đóng cắt trực tuyến. Nếu tụ phi trực tuyến khi tính toán tiền khởi
động và đóng vào trước khi tính toán khởi động. Một khi động cơ đã chạy, tụ phải
được ngắt ra (cài trạng thái= 0) cho tính toán dòng công suất và ngắn mạch.

II.7.1.4.3. Khởi động mềm SCR


Phương pháp khởi động này điều khiển dòng khởi động động cơ hay gia tốc
với thiết bị mô tả trạng thái. Tổng trở động cơ thực tại điểm dừng được tính như là

35
nghịch đảo của dòng động cơ đơn vị tại điểm dừng. Nếu, ví dụ, dòng giới hạn khởi
động động cơ cao tới 3 đơn vị (300%), tổng trở rotor thực bị khoá là ZLR = 0.33 pu.

II.7.1.4.4. Khởi động động cơ dây quấn


Động cơ dây quấn có hơn một mạch mắc song song trong dây quấn stator
(thông thường là hai). Nó được khởi động khi áp dụng điện áp định mức vuông góc
chỉ một mạch. Mạch song song còn lại được đóng điện khi gia tốc. Tổng trở động
cơ phải hiển thị phần cuộn dây được đóng điện khi gia tốc. Tổng trở động cơ phải
hiển thị phần cuộn dây được đóng điện đầu tiên. Nếu, ví dụ 50% của cuộn dây được
đóng điện đầu tiên, tổng trở rotor thực bị khoá là ZLR = 2.0 * ZLR cơ bản.
Hai phương pháp khởi động sau có ảnh hưởng đến giá trị ZLR. Các sự thay
đổi tới ZLR có thể được thực hiện trực tiếp trong Tập tin Tự điển Máy điện cho các
loại máy với bộ khởi động đặt biệt hay Tập tin Tự điển Máy điện đầy đủ phải được
tạo để sử dụng khi khởi động động cơ được thay đổi các giá trị ZLR. Cách khác, giá
trị của nấc chuyển đổi máy biến thế tự ngẫu có thể được qui định để thực sự trình
bày ZLR thay đổi. Tổng trở khởi động động cơ thực được trình bày trong
PSS/ADEPT như:
Z LR
Zeff =
(tap )2
với tap là tỉ số nấc chuyển đổi của máy biến thế tự ngẫu theo đơn vị. Vì thế,
để thực sự nhân đôi tổng trở rotor bị khóa thì qui định tap = 0.707.

Hết chương !

36
CHƯƠNG 2:
PHÂN BỐ CÔNG SUẤT
CHƯƠNG 2:
PHÂN BỐ CÔNG SUẤT
Chúng ta biết rằng có ba phương pháp tính phân bố công suất thường được sử
dụng là: phương pháp Newton-Raphson, phương pháp phân lập nhanh, và phương
pháp Gauss-Seidel. Mỗi phương pháp có những đặc tính hội tụ khác nhau, thường
thì ta chọn phương pháp có khả năng thực hiện tốt nhất. Việc lựa chọn phương
pháp tính nào còn tuỳ thuộc vào cấu hình hệ thống, máy phát, đặc tính tải và mức
điện áp tại ban đầu tại các nút.

Trong chương này, chúng ta ôn tập lại các kiến thức cần thiết phục vụ cho việc
tìm hiểu cách giải bài toán phân bố công suất trong phần mềm PSS/ADEPT. Các
kiến thức cơ sở về phương pháp giải bài toán phân bố công suất như phương trình
đại số phi tuyến, sau đó là bài toán phân bố công suất trong lưới điện và sau cùng
là tìm hiểu về phương pháp giải bài toán phân bố công suất trong phần mềm
PSS/ADEPT.

Trong bài toán phân bố công suất trong lưới điện thường dùng phương trình
liên lạc giữa điện áp nút và dòng nút thông qua ma trận tổng dẫn nút. Nếu biết
dòng nút, có thể tìm được điện áp nút. Tuy vậy, trong lưới điện thường cho công
suất hơn là dòng điện. Như vậy, phương trình liên quan là phương trình phi tuyến
và là phương trình phân bố công suất được giải bằng phương pháp lặp. Sau đây ta
ôn tập về phương trình đại số phi tuyến.

38
I. Phương trình đại số phi tuyến
Sau đây, chúng ta ôn lại các phương pháp giải phương trình đại số phi tuyến.
I.1. Phương pháp Gauss – Seidel
Từ phương trình f(x) = 0 ta suy
ra x = g(x)
Ví dụ: Cho f(x) = x3 – 6x2 + 9x – 4 = 0
Như vậy quan hệ giữa lần lặp thứ k 1 6 4
− x3 + x2 +
và k+1 là x(k+1) = g(x(k)) x= 9 9 9 = g(x)
Kết quả chấp nhận khi x(0) = 2
x ( k +1) − x ( k ) ≤ ε x(1) = g(2) = 2.2222
x(2)=(2.2222)= 2.5173
x(3) = 2.8966
x(4) = 3.3376
x(5) = 3.7398
x(6) = 3.9568
x(7) = 3.9988
=> Nhận xét: Tốc độ x(8)=4.0000
hội tụ chậm, vì thế có thể
làm tăng tốc hội tụ bằng cách dùng thuật toán gia tốc với hệ số gia tốc α:
x(k+1) = x(k) + α[g(x(k)) – x(k)]
Nếu có n phương trình với n ẩn số:
f1(x1,x2,…,xn) = c1 => x1 = c1 + g1(x1,x2,,…,xn)
f2(x1,x2,…,xn) = c2 => x2 = c2 + g2(x1,x2,,…,xn)
……
fn(x1,x2,…,xn) = cn => xn = cn + gn(x1,x2,,…,xn)
Bằng phương pháp lặp, ta có được: x1(0); x2(0);…; xn(0)
Ö x1(1); x2(1);…; xn(1)
Ö …
Trong phương pháp Gauss – Seldel, các giá trị mới của các ẩn số xi vừa được
tính trong các phương trình trên liền được thay thế ngay vào các phương trình kế
tiếp. Hội tụ sẽ đạt được khi sai biệt giữa các giá trị cần tính sau so với lần tính trước
nhỏ hơn một hệ số quy định. Có thể dùng hệ số gia tốc x(k+1) = x(k) + α(xi(k+1) – xi(k))

39
I.2. Phương pháp Newton – Raphson
Cho
phương trình f(x)
Ví dụ: Giải phương trình f(x) = x3 – 6x2 + 9x – 4 = 0
= c, ta xây dựng x(0)
=6
được như sau: (0)
⎛ df ⎞ 2
x(k+1) = x(k) + ⎜ ⎟ = 3(6) – 12(6) + 9 = 45
dx
⎝ ⎠
c − f (x ( k ) ) 0 − [(6) 3 ] − 6(6) 2 + 9(6) − 4
(k)
và đại x(1) = 6 + = −1.1111
⎛ df ⎞ 45
⎜ ⎟
⎝ dx ⎠ tại cuối lần lặp thứ 1: x1(1) = x(0) + Δx(0) = 6 – 1.1111 = 4.8889
Các lần lặp kế tiếp:
c − f (x ( k ) ) 13.4431
lượng (k) x(2) = x(1) + Δx(1) = 4.8889 - = 4.2789
⎛ df ⎞ 22.037
⎜ ⎟
⎝ dx ⎠ 2.9981
x(3) = x(2) + Δx(2) = 4.2789 - = 4.0405
gọi là sai số lần 12.5797
0.3748
lặp thứ k Δx(k) x(4) = x(3) + Δx(3) = 4.0405 - = 4.0011
9.4914
0.0095
=> Nhận xét: x(5) = x(4) + Δx(4) = 4.0011 - = 4.000
9.0126
Phương pháp hội
tụ rất nhanh
⎧f1 (x 1 , x 2 ,..., x n ) = c1
⎪f (x , x ,..., x ) = c

Nếu có n phương trình với n ẩn số: ⎨ 2 1 2 n 2

⎪...
⎪⎩fn (x 1 , x 2 ,..., x n ) = c n

Suy ra X(k+1) = X(k) + ΔX(k)


⎛ Δx 1 ( k ) ⎞
⎜ ⎟
(k) ⎜ Δx 2 ( k ) ⎟ Δc ( k )
Với ΔX = ⎜ ⎟ =
⎜ ... ⎟ J(k)
⎜ Δx ( k ) ⎟
⎝ n ⎠
⎛ c1 − (f1 ) ( k ) ⎞
⎜ ⎟
(k) ⎜ c 2 − (f 2 ) ( k ) ⎟
Δc = ⎜ ⎟
⎜ ... ⎟
⎜ c − (f ) ( k ) ⎟
⎝ n n ⎠

40
⎛ ⎛ ∂f ⎞ ( k ) ⎛ ∂f1 ⎞
(k)
⎛ ∂f1 ⎞ ⎞⎟
(k)
⎜⎜ 1 ⎟ ⎜⎜ ⎟⎟ ... ⎜⎜ ⎟⎟
⎜ ⎝⎜ ∂x 1 ⎟⎠ ⎝ ∂x 2 ⎠ ⎝ ∂x n ⎠ ⎟
⎜ (k) (k) (k) ⎟
⎜ ⎛⎜ ∂f2 ⎞⎟ ⎛ ∂f2 ⎞ ⎛ ∂f2 ⎞ ⎟
(k)
J = ⎜ ⎜ ∂x ⎟ ⎜⎜ ⎟⎟ ... ⎜⎜ ⎟⎟ ⎟ là ma trận Jacobian
⎜⎝ 1 ⎠ ⎝ ∂x 2 ⎠ ⎝ ∂x n ⎠ ⎟
⎜ ... ( k ) ...
(k)
... ...
(k)

⎜ ⎛ ∂fn ⎞ ⎛ ∂fn ⎞ ⎛ ∂fn ⎞ ⎟
⎜ ⎜⎜ ⎟⎟ ⎜⎜ ⎟⎟ ... ⎜⎜ ⎟⎟ ⎟
⎝ ⎝ ∂x 1 ⎠ ⎝ ∂x 2 ⎠ ⎝ ∂x n ⎠ ⎠

II. Phân bố công suất trong lưới điện


Phân bố công suất trong lưới điện nhằm quy hoạch, hoạch định kinh tế, dự kiến
tương lai,…. Mục đích là tìm giá trị điện áp, góc pha tại mỗi nút và công suất tác
động, phản kháng chạy trên mỗi nhánh (|V|, δ,P,Q). có 3 loại nút:
‰ Nút nguồn: Được chọn làm cơ sở khi điện áp và góc pha tại đó biết

trước. Nút này cân bằng khác nhau giữa tải tiêu thụ và công suất phát
ra do có tổn thất trên lưới điện
‰ Nút phụ tải: Tại đó P, Q của tải được biết, còn điện áp, góc pha chưa

biết, còn gọi là nút P - Q


‰ Nút điều chỉnh điện áp: Tại đó, P, V được xác định, góc pha và Q cần

được xác dịnh, còn gọi là nút P – V

II.1.1. Phương trình cân bằng công suất


Ii = yi0Vi + yi1(Vi – V1) + yi2(Vi – V2) + … + yin(Vi - Vn)
= (yi0 + yi1 + yi2 + … + yin)Vi – yi1Vi1 – yi2V1 - … - yinVn
n n
Ö Ii = Vi ∑ y ij − ∑ y ij Vj với j ≠ i
j= 0 j=1

Ö Công suất tại nút i:


Pi − jQ i
Pi + jQi = Vi I *i hay Ii =
Vi*
n n
Pi − jQ i
Î = Vi ∑ y ij − ∑ y ij Vj với j ≠ i
Vi* j=1 j=1

II.1.2. Phương pháp Gauss – Seidel


Sch (k)
Pi − jQ * n
+ ∑ y ij Vj
i (k)
(k)
V* j=1
Vi(k+1) = i
trong đó (j ≠ i)
∑y ij

41
Với PiSch – jQiSch: công suất tác dụng và phản kháng (với nút nguồn, PiSch
và QiSch có giá trị dương; với nút tải, PiSch và QiSch có giá trị âm
⎧ n n ⎫
Ö Pi(k+1) = Real ⎨Vi *( k ) [Vi ( k ) ∑ y ij − ∑ y ij Vj ( k ) ]⎬
⎩ j= 0 j=1 ⎭
⎧ n n ⎫
Ö -Qi(k+1) = Image ⎨Vi *( k ) [Vi ( k ) ∑ y ij − ∑ y ij Vj ( k ) ]⎬
⎩ j= 0 j=1 ⎭
⎧ ⎫
⎪ *( k ) ( k ) n (k) ⎪
Hay: Pi (k+1)
= Real ⎨Vi [Vi + ∑ Yij Vj ]⎬
⎪ j=1 ⎪
⎩ j≠ i ⎭
⎧ n

⎪ *( k ) ( k ) (k) ⎪
Qi (k+1)
= -Image ⎨Vi (Vi Yii + ∑ Yij Vj )⎬
⎪ j=1 ⎪
⎩ j≠ i ⎭
Có thể dùng thêm hệ số gia tốc α: Vi(r+1)có thể chấp nhận = Vi(r) + α(Vi(r+1) – Vi (r))
Vi(k+1)có thể chấp nhận = Vi(k) + α(Vi(k+1) – Vi (k)) với α = 1.3 ÷ 1.7
Quá trình hội tụ khi so sánh giữa phần thực, phần ảo của điện áp nút giữa các
lần lặp sát nhau trong vòng cho phép:
| ei(k+1) – ei(k)| ≤ ε và | fi(k+1) – fi(k)| ≤ ε
Tính toán dòng chảy công suất và tổn thất:
Iij = Il + Ii0 = yij(Vi - Vj) + yi0Vi
Iji = -Il + Ij0 = yij(Vj - Vi) + yj0Vj
Dòng công suất Sij từ nút i đến nút j và Sji ø từ nút j đến nút i lần lượt là Sij =
ViIij và Sji = VjIji*
*

Tổn thất trên đường dây nối nút i và j là: SLij = Sij + Sji

II.1.3. Phương pháp Newton – Raphson giải bài toán phân bố công suất
Do hội tụ bậc hai, phương pháp Newton – Raphson thường được dùng. Số
lần hội tụ không phụ thuộc vào số nút
n n
Ii = Vi ∑ y ij − ∑ y ij Vj với j ≠ i
j= 0

n
Viết lại: Ii* = ∑ Y V với j có thể bằng i
j=1
ij j

n
Viết dưới dạng cực: Ii = ∑Y j=1
ij Vj ∠θ ij + δ j

n
Công suất tại nút i: Pi –jQi = Vi* Ii = Vi ∠ − δ i ∑Y
j=1
ij Vj ∠θ ij + δ j

Tách riêng phần thực và phần ảo, ta có:


n
Pi = ∑V
j=1
i Vj Yij cos(θ ij − δ i + δ j ) (1)

42
n
Qi = - ∑ Vi Vj Yij sin(θ ij − δ i + δ j ) (2)
j=1

Đây là phương trình phi tuyến theo các biến độc lập, điện áp được tính theo
đơn vị tương đối, góc pha là rad. Ta có 2 phương trình cho mỗi nút tải cho bởi (1)
và (2) và 1 phương trình cho mỗi nút điều khiển điện áp cho bởi (2)
Theo phương pháp Newton – Raphson:
⎛ ∂P2 ( k ) ∂P2
(k)
∂P2
(k)
∂P2
(k)

⎜ ... ... ⎟
⎜ ∂δ ∂δ n ∂ V2 ∂ Vn ⎟
(k)
⎛ ΔP2 ⎞ ⎜ 2 ⎛ Δδ 2 ( k ) ⎞
⎜ ⎟ ... ... ... ... ... ... ⎟ ⎜ ⎟
⎜ ... ⎟ ⎜ ∂Pn ( k ) ∂Pn
(k)
∂Pn
(k)
∂Pn
(k) ⎟ ⎜
... ⎟
⎜ ΔPn ( k ) ⎟ ⎜ ... ... ⎟ ⎜ Δδ ( k ) ⎟
⎜ = ⎜ ∂δ 2 ∂δ n ∂ V2 ∂ Vn ⎟ ⎜ n

(k) ⎟
⎟ ⎜ ∂Q ( k ) Δ V2 ⎟
⎜ Δ Q ∂Q 2 ⎟⎟ ⎜
(k) (k) (k)
2 ∂Q 2 ∂Q 2
⎜ ... ⎟ ⎜ 2 ... ... ⎜ ... ⎟
⎜ (k) ⎟
⎜ ∂δ 2 ∂δ n ∂ V2 ∂ Vn ⎟ ⎜ (k) ⎟
⎝ ΔQ n ⎠ ⎜ ∂Q ( k ) ( k ) ⎟ Δ Vn
∂Q n ⎟ ⎝ ⎠
(k) (k)
⎜ n ∂Q n ∂Q n
⎜ ∂δ ... ...
⎝ 2 ∂δ 2 ∂ V2 ∂ Vn ⎟⎠
Trong phương trình trên, nút i được coi là nút cơ sở
⎛ ΔP ⎞ ⎛ J 1 J 2 ⎞⎛ Δδ ⎞
=> ⎜⎜ ⎟⎟ = ⎜⎜ ⎟⎜ ⎟
⎝ ΔQ ⎠ ⎝ J 3 J 4 ⎟⎠⎜⎝ Δ V ⎟⎠
Thành phần J1:
∂Pi n
= ∑ Vi Vj Yij sin(θ ij − δ i + δ j ) (3)
∂δ i i ≠ j
∂Pi
= − Vi Vj Yij sin(θ ij − δ i + δ j ) với i ≠ j (4)
∂δ j
Thành phần J2:
∂Pi n
= 2 Vi Yii cos θ ii + ∑ Vj Yij cos(θ ij − δ i + δ j ) (5)
∂ Vi j≠ i

∂Pi
= Vi Yij cos(θ ij − δ i + δ j ) với i ≠ j (6)
∂ Vj
Thành phần J3:
∂Q i n
= ∑ Vi Vj Yij cos(θ ij − δ i + δ j ) (7)
∂δ i i≠ j

∂Q i
= − Vi Vj Yij cos(θ ij − δ i − δ j ) (8)
∂δ j
Thành phần J4:
∂Q i n
= −2 Vi Yii sin θ ii − ∑ Vj Yij sin(θ ij − δ i − δ j ) (9)
∂ Vi j≠ i

∂Q i
= − Vi Yij sin(θ ij − δ i + δ j ) với i ≠ j (10)
∂ Vj

43
Các số hạng ΔPi(k) và ΔQi(k) là sai biệt giữa giá trị tính toán và giá trị đặt sẵn,
gọi là sai biệt công suất
ΔPi(k) = PiSch – Pi(k) (11)
(k) (k)
ΔQi = QiSch – Qi (12)
Các giá trị mới của điện áp nút:
(k+1)
δi = δi(k) + Δδi(k) (13)
(k+1) (k) (k)
| Vi | = | Vi | + Δ| Vi | (14)
™ Như vậy, giải thuật Newton – Raphson như sau:
¾ Đối với nút tải, PiSch, QiSch đã cho sẵn, điện áp và pha tại nút nguồn đặt
bằng 1 và 0, suy ra | Vi |(0) = 1.0 và δi(0) = 0. đối với điều chỉnh điện áp, | Vi |
và PiSch- cho sẵn, góc pha được cho bằng góc pha của nút nguồn, nghĩa là
δi(0) = 0
¾ Đối với nút tải, Pi(k) và Qi(k) được tính từ (1) và (2) và ΔPi(k) và ΔQi(k) từ (11)
và (12)
¾ Đối với nút điều khiển điện áp, Pi(k) và ΔPi(k) tính từ (1) và (11)
¾ Các phần tử của ma trận Jacobian (J1, J2, J3, J4) được tính từ (3), (4), ….,(10)
⎛ ΔP ⎞ ⎛J J ⎞⎛ Δδ ⎞
¾ Giải phương trình ⎜⎜ ⎟⎟ = ⎜⎜ 1 2 ⎟⎟⎜⎜ ⎟ trực tiếp bằng phương pháp khử

⎝ ΔQ ⎠ ⎝ J 3 J 4 ⎠⎝ Δ V ⎠
Gauss hay thừa số tam giác được sắp xếp tối ưu
¾ Tính toán các giá trị mới của | Vi | và δi từ (13), (14)
¾ Tiếp tục cho đến khi | ΔPi(k) | và | ΔQi(k) | nhỏ hơn một sai số ε cho trước

III. Phương pháp tính phân bố công suất của phần


mềm PSS/ADEPT 5.0
Khảo sát mô hình cơ bản giải bài toán phân bố công suất của PSS/ADEPT
liệt kê dưới đây.
Trong PSS/ADEPT, các bộ phận của lưới điện được chia thành nhiều loại:
• Điểm nối (còn gọi là nút bus): là nơi các bộ phận khác trong lưới điện gặp
nhau. Điểm nối có thể có hoặc không tương ứng với thiết bị trong thực tế.
• Thiết bị nối Shunt tượng trưng cho bộ phận vật lý đặt tại một điểm nối.
• Thiết bị nhánh tượng trưng cho bộ phận vật lý tồn tại giữa hai (hay nhiều)
điểm nối với nhau.
Hệ thống điện đề cập ở đây thường là hệ thống ba pha, và trong PSS/ADEPT
mỗi bộ phận trong lưới ba pha bao gồm thông tin cho cả ba pha và có thể thao tác
như một bộ phận một pha.

44
Một nút, chẳng hạn như cho ba điểm nối, mỗi điểm có ba pha A, B và C.
Tương tự vậy, mỗi nhánh cũng có ba pha (giữa A với B hoặc C) giữa hai nút.
Số lượng thực của dây dẫn hoặc pha là thuộc tính của nhánh. Vì thế, một
nhánh ba pha có thể tượng trưng cho cả một, hai hoặc ba pha.
Thiết bị mắc Shunt, trừ tụ điện mắc Shunt, đều được định nghĩa tương tự như
nhánh, cũng có 3, 2, hay 1 pha.
III.1.1. Nguồn
Bài toán mạng điện giải trong PSS/ADEPT phải có tối thiểu một nguồn ba
pha cân bằng. PSS/ADEPT, có thể giải bài toán có nhiều nguồn hoạt động cùng một
lúc.
Một nguồn được đặt trưng bởi điện áp, tổng trở thứ tự thuận và thứ tự không.
Chỉ khi biết được công suất ngắn mạch của nguồn thì mới có thể chuyển sang tổng
trở thứ tự thuận và thứ tự không.
III.1.2. Dây và cáp
Dây nối liền hai nút với nhau và tối thiểu phải có ít nhất một dây pha. Một
dây có thể có 1, 2 hoặc 3 dây pha. Dây chuyển vị được đặt trưng bởi tổng trở thứ tự
thuận và thứ tự không, và bởi điện nạp thử tự thuận và không.
Dây một và hai pha còn được đặt trưng bởi thành phần thứ tự thuận và không
của tổng trở/độ dẫn nạp. Dây một pha chỉ có một tổng trở nối tiếp và một thành
phần độ dẫn nạp. Khi nhập liệu cho dây một pha, đặt thành phần thứ tự thuận và
không của tổng trở/độ dẫn nạp bằng nhau.
Dây dẫn hai pha có tổng trở tự cảm Zs và hổ cảm Zm. Khi nhập liệu cho dây
hai pha đặt thành phần tổng trở thứ tự thuận và không như cách đặt cho dây ba pha
(vd Z1 = Zs – Zm và Z0 = Zs + 2 × Zm). Dây hai pha có hai thành phần độ dẫn nạp,
Bs đặc trưng cho mỗi dây dẫn đến đất, Bm đặc trưng cho hai dây dẫn với nhau.
Tương tự, rút ra cách làm cho dây ba pha, B1 = Bs + 2 × Bm, B0 = Bs. Cách
đơn giản để nhập vào tổng trở/độ dẫn nạp là sử dụng luôn giá trị của dây ba pha; sai
số nếu có cũng sẽ rất nhỏ. Hiện nay, dữ liệu cho cáp thường được nhập giống như
dây trên không, bằng cách chỉ định thành phần thứ tự thuận và không. Đối với cáp
ngầm, thành phần độ dẫn nạp thứ tự thuận và thư tự không thông thường bằng nhau.
III.1.3. Máy biến thế
PSS/ADEPT mô hình nhiều dạng nối dây máy biến thế gồm: Y-Y, Y-∆, ∆-∆,
điều chỉnh điện áp.v.v.
Mỗi máy biến áp có thành phần tổng trở thứ tự thuận và không, giá trị này
ghi bên ngoài hoặc trong bản hướng dẫn.

45
Thành phần tổng trở thứ tự không đặt trưng cho tổng trở nối đất trong sơ đồ
nối dây dạng sao – tam giác. Nếu máy biến thế không có tổng trở nối đất, đặt thành
phần tổng trở thứ tự không bằng với thứ tự thuận.
Đối với máy biến thế đấu dạng ∆-∆, hoặc dạng Y-∆ bên phần Y nối đất trực
tiếp, đặt thành phần tổng trở thứ tự không bằng với thứ tự thuận; PSS/ADEPT khảo
sát dòng thứ tự không, dòng thứ tự không nối Shunt qua đất.v.v.
Vì PSS/ADEPT quản lý các loại máy biến thế và cách nối dây khác với
PSS/U, sẽ có vài thay đổi trong chuyển đổi dữ liệu khi sử dụng file dữ liệu thô raw
data (*.dat) giữa các chương trình này.
III.1.4. Mô hình máy điện
Máy điện đồng bộ và không đồng bộ đêu được mô hình hoá trong
PSS/ADEPT.
Cả hai loại này đều được thiết kế sẵn cho cả dạng máy phát lẫn động cơ bằng
cách chọn đặc trưng thích hợp thông qua công suất thực tổng thể, giá trị âm cho biết
là máy phát.
III.1.4.1. Máy điện đồng bộ
Trong bài toán phân bố công suất, mô hình máy điện đồng bộ trong
PSS/ADEPT giữ cố định giá trị điện áp là hắng số bằng với giá trị người dùng đưa
vào. Lượng công suất phản kháng phát ra hay thu vào được sử dụng để điều chỉnh
điện áp.Nếu lượng công suất yêu cầu của mô hình vượt quá giới hạn khả năng cho
phép thì khả năng điều khiển điện áp cũng sé mất theo, và máy điện đồng bộ lúc đó
trở thành tải tiêu thụ công suất.
Nếu máy điện đồng bộ hoạt động ở dòng lớn hơn dòng định mức, thì nhiệt
độ trong đồng và sắt sẽ lần lượt tăng vượt mức theo. Những hạn chế này được đặt tả
như là hàm của công suất phản kháng theo công suất thực.
Cung tròn từ B đến C, có bán kính bằng công suất định mức của máy điện,
biểu thị đạt được dòng định mức ở điện áp định mức. Điểm B biểu thị hệ số công
suất định mức của máy điện. Cung từ A đến B biểu thị dòng kích từ định mức của
máy điện.
Khi máy điện hoạt động trong miền dưới kích từ, tồn tại biên độ từ thông lớn
trong lõi sắt. Cung từ C đến D biểu thị giới hạn nhiệt gây ra do từ thông.
Đường cong công suất phản kháng dùng để xác định giới hạn công suất phản
kháng của máy điện. Giá trị tới hạn lớn nhất và nhỏ nhất lần lượt tương ứng với hai
điểm B và C. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, giới hạn công suất phản kháng có thể thay
đổi tuỳ theo mức công suất thực

46
Khi một máy điện khởi động, nó thể hiện qua tổng trở rotor. Nếu một máy
điện đang hoạt động, và có một máy điện khác cũng khởi động, thì máy điện đang
hoạt động đó sẽ được mô hình bởi một nguồn ghép sau tổng trở quá độ.
Giá trị của điện áp nguồn và góc pha được xác định bằng cách cho chạy
chương trình tính toán mạng điện ở điều kiện trước khi đóng khóa nối động cơ vào
mạng điện.
Trong mô phỏng sự cố ngắn mạch, một máy điện mô hình bởi một nguồn
dòng gắn theo sau tổng trở quá độ hay sau quá độ, tuỳ thuộc vào chế độ nào ta
muốn khảo sát.
Giá trị của nguồn được xác định tương tự như cách làm đối với khởi động
động cơ (vd chạy bài toán phân bố công suất trước sự cố).
III.1.4.2. Động cơ không đồng bộ
Trong khi mô phỏng bài toán phân bố công suất, động cơ không đồng bộ
(DCKDB) thể hiện bởi công suất thực nó sử dụng. Lượng công suất phản kháng tiêu
thụ và độ trượt được xác định từ mô hình máy điện. Có 5 loại DCKDB trong
PSS/ADEPT, tương ứng với các mẫu thiết kế A, B, C, D, và E.
Tuy nhiên, nếu DCKDB đi ra bên ngoài vùng có Momem lớn nhất, nó sẽ bị
giữ lại. Khi điều đó xảy ra, DCKDB sẽ được biểu thị bởi tổng trở khoá Rotor
(locked rotor impedance).
Khi một DCKDB khởi động, nó thể hiện qua tổng trở khoá rotor. Nếu một
DCKDB đang hoạt động, và có một DCKDB khác cũng khởi động, thì DCKDB
đang hoạt động đó sẽ được mô hình bởi một nguồn ghép sau tổng trở, tương tự như
trường hợp máy điện đồng bộ.
Trong mô phỏng sự cố ngắn mạch, một DCKDB mô hình bởi một nguồn gắn
theo sau tổng trở quá độ hay sau quá độ, tương tự như trường hợp máy điện đồng
bộ.

Hết chương !

47
CHƯƠNG 3:
NGẮN MẠCH
CHƯƠNG 3:
NGẮN MẠCH
Tính toán ngắn mạch để xác định ảnh hửơng của sự cố trên lưới điện (ví dụ: 1
hoặc nhiều pha chạm nhau, chạm đất, chạm vào cây cối…)
• Tính toán sự cố.
• Chuỗi sự cố.
- Trong tính toán sự cố, tất cả điện áp, dòng điện nhánh và dòng điện sự
cố khi sự cố xảy ra tại một hoặc nhiều nút trên mạng lưới.
- Trong tính toán chuỗi sự cố: áp dụng tính toán một chuỗi các sự cố
liên tục và riêng lẽ. Tính toán chuổi sự cố cho tất cả các loại sự cố được ứng
dụng liên tục và riêng lẽ tại mỗi nút trong toàn hệ thống điện.
Tính toán ngắn mạch sẽ sử dụng trạng thái hệ thống trước khi sự cố xúât hiện.
Khi không có sự cố, dòng tải sẽ được tìm và điện áp tại các nút trước sự cố được
tính.
Đối với tải tĩnh thì được quy đổi thành kháng trở không đổi tính theo công
súât và điện áp tại nút mà tải được nối..
Máy phát được nối nguồn điện áp nối tiếp một kháng trở, độ lớn và góc của
nguồn được xác định từ lời giải dòng tải.
Mỗi chương trong phần kiến thức ôn tập gồm 2 chính: phần kiến thức lý
thuyết và phầnkiến thức áp dụng triển khai xây dựng thành thuật toán trong phần
mềm PSS/ADEPT. Với cách trình bày như vậy sẽ giúp các học viên ôn tập tốt hơn
và tiếp thu nhanh các kiến thức trong các phần khác.
Sau đây trình bày phần lý thuyết bài toán ngắn mạch.

49
I. Lý thuyết bài toán ngắn mạch
I.1. Phương pháp đơn vị tương đối
Xét phương trình đơn giản giữa điện áp, dòng điện và tổng trở:
E = IZ
E, I, Z được tính theo đơn vị Vôn, Ampe và ohm. Chia cả 2 vế của phương
trình trên cho cùng một số do đó sự cân bằng không bị phá vỡ, gọi số này là điện áp
cơ bản EB:
E I.Z
=
E cb E cb
Xác định dòng điện cơ bản IB và tổng trở cơ bản ZB phụ thuộc vào điều kiện:
Ecb = Icb.Zcb
suy ra:
E I.Z
=
E cb I cb .Z cb
Cuối cùng, các đại lượng trong đơn vị tương đối được xác định như sau:
E
E ñvtñ = E ∗ =
Ecb
I
I ñvtñ = I ∗ =
I cb
Z
Z ñvtñ = Z∗ =
Z cb
Do đó: Eđvtđ = Iđvtđ.Zđvtđ
Lấy phương trình biểu diễn mối quan hệ giữa công suất, điện áp và dòng điện
S = E.I
và xác định công suất cơ bản SB theo Vôn, Ampe như sau:
Scb = Ecb. Icb
S E I
Suy ra: = .
Scb E cb I cb
Từ đó, công suất trong đơn vị tương đối S được xác định như sau:
S
Sñvtñ =
Scb
Do đó: Sđvtđ = Eđvtđ. Iđvtđ

™ Tính toán trong hệ thống điện một pha:

Đối với hệ thống điện 1 pha hay hệ thống điện 3 pha, dòng điện pha, điện áp
pha và công suất mỗi pha được tính như sau:
Scb = kVAcb: công suất cơ bản mỗi pha hoặc công suất cơ bản 1 pha
Ecb: điện áp pha cơ bản, điện áp 1 pha, tính bằng kV
kVA cb
I cb = : Dòng điện dây cơ bản tính bằng A
E cb

50
1000.E 2cb
Z cb = : Tổng trở cơ bản tính bằng Ω
kVA cb

™ Tính toán trong hệ thống điện 3 pha:

Scb = kVAcb: công suất cơ bản 3 pha kVA


Ecb: điện áp dây cơ bản, kV
kVA cb
I cb = : Dòng điện pha cơ bản tính bằng A
3.E cb
1000.E 2cb
Z cb = : Tổng trở cơ bản tính bằng Ω
kVA cb
Tổng trở trong đơn vị tương đối của một thành phần trong mạch được tính như sau:

( Ω ).( kVA ) Z . S cb
Z ñvtñ = =
( kV ) .1000 1000.E cb2
2

Với: giá trị cơ bản có thể là điện áp pha và công suất 1 pha hoặc điện áp dây
và tổng công suất 3 pha.
Đổi từ tổng trở trong đơn vị tương đối theo hệ cơ bản đã cho sang tổng trở
trong đơn vị tương đối theo hệ cơ bản mới:
2
⎛ U cbcuõ ⎞ ⎛ S môùi ⎞
Z môùi
ñvtñ =Z cuõ
ñvtñ . ⎜⎜ môùi ⎟
⎟ . ⎜⎜ cbcuõ ⎟

⎝ U cb ⎠ ⎝ S cb ⎠

I.2. Tổng trở tương đương Thevenin

Node
Node RTh + jXTh

V +
-

Full network

Hình 26 Mạch tương đương Thevenin.


Tổng trở tương đương Thevenin là tổng trở phức nhìn từ một điểm (nút) về hệ
thống.Trong hệ thống tất cả tải và nguồn được thay thế bởi một nguồn áp tương
đương nối tiếp với một tổng trở tương đương.

51
Mạch tương đương Thevenin được sử dụng thay thế toàn bộ hệ thống để tính
toán ngắn mạch.
Trong hệ thống mạng ba pha không đối xứng.Tổng trở Thevenin là một ma
trận phức chớ không phải là một số đơn phức tạp.Tương tự điện áp tương đương là
một vecto phức thay vì là một số đơn phức.
Trong thành phần đối xứng (không, thuận, nghịch) tổng trở tương đương
Thevenin cũng là một ma trận phức và điện áp tương đương cũng là một vecto
phức.
⎡Z0 0 0⎤ ⎡V0 ⎤
Z012 = ⎢⎢ 0 Z1 0 ⎥⎥ V012 = ⎢V ⎥
⎢ 1⎥
⎢⎣ 0 0 Z 2 ⎥⎦ ⎢⎣V2 ⎥⎦
Tỉ số kháng trở và điện trở là một đại lượng quan trọng và có thể tính được
trực tiếp từ tổng trở tương đương Thevenin.
Thứ tự không: X0/R0
Thứ tự thuận: X1/R1
Thứ tự nghịch: X2/R2

Dòng ngắn mạch

Khi tổng trở tương đương Thevenin được xác định ta có thể tính tóan dòng
ngắn mạch.
Sự cố được biệu diễn bằng tổng trở của chính nó và phần còn lại của hệ
thống được thay thế bằng một điện áp nối tiếp với tổng trở tương đương Thevenin.

I.2.1.1. Ngắn mạch đối xứng


Xét một hệ thống điện n nút vận hành ở tình trạng xác lập
Các bước cho việc tính toán ngắn mạch:
¾ Bước 1: Tính điện áp tại tất cả các nút và dòng điện trên các đường dây
trước khi xảy ra sự cố thông qua việc tính toán phân bố công suất.
Biểu diễn vectơ điện áp nút trước sự cố như sau:
⎡ V10 ⎤
⎢ 0 ⎥
⎢ V2 ⎥
0
Vnuù t =⎢ M ⎥
⎢ 0 ⎥
⎢ Vk ⎥
⎢ V0 ⎥
⎣ n ⎦
Giả sử sự cố xảy ra tại thanh cái thứ k qua tổng trở sự cố Zf = Rf + jXf
Vectơ điện áp nút khi sự cố được cho bởi công thức:
f 0
Vnuù t = Vnuùt + ΔV
Với ΔV là vectơ độ lệch điện áp nút do sự cố

¾ Bước 2: Lập ma trận tổng trở thanh cái (nút) của mạng điện:

52
⎡ Z11 L L Z1n ⎤
⎢ M O M ⎥⎥
Z nuùt =⎢
⎢ M Z kk M ⎥
⎢ ⎥
⎣ Z n1 L L Z nn ⎦
¾ Bước 3: Tính dòng ngắn mạch
Dòng ngắn mạch 3 pha:
Vr0
If =
Z kr + Z f
Với: Zkr là tổng trở tương đương Thevenin nhìn từ nút sự cố k
về hệ thống
¾ Bước 4: Tính điện áp
Điện áp nút r khi sự cố:
Vrf = Vr0 + ΔVr0 = Vr0 − Z rr I f
Điện áp tại nút i:
Vif = Vi0 − Z ir I f (i = 1, 2, …, n)

I.3. Sự cố không đối xứng

Tổng trở thứ tự và mạng thay thế của đường dây:

I1 Z1 I2 Z2 Io Z0

a/Mạng thứ tự thuận b/Mạng thứ tự nghịch c/Mạng thứ tự zero

Hình –Mạng thứ tự của đường dây.

Z1=j(Xs -Xm)
Z2=j(Xs - Xm)
Z0=j(Xs+Xm)
Xs –điện kháng tự thân của đường dây
Xm –điện kháng tương hỗ của cặp dây dẫn
Giả sử đường dây có hoán vị
+ Kháng trở thứ tự thuận và thứ tự nghịch bằng nhau.
+ Kháng trở thứ tự không lớn hơn so với thứ tư thuận và nghịch.

53
Tổng trở thứ tự thuận và mạng thay thế của máy điện động bộ:

Z1 Z2
Z0
3ZN

Mạng thứ tự của máy phát


Z1 = jX”d Nếu tinh tóan trong chu ky đầu tiên.
= jX’d Nếu tinh toán ở chu kỳ 3-4.
= jXd Nếu tính toán ở chế độ xác lập.

X"q + X"d
Z2 = j ; Z 2 ≤ Z1
2

Z og < Z 2 < Z1
Zn-tổng trở máy phát, motor.

Tổng trở thứ tự và mạng thay thế của máy biến áp.

Z1(Z2)
Tổng trở thứ tự thuận và nghịch máy biến áp:
Z1 = Z2 = Zleakage
Thực tế chúng ta giả sử rằng tổng trở của các mạng thứ tự bằng nhau bất kể
loại máy biến áp nào:
Z=Z1 = Z2 Mạng thứ tự không phụ thuộc vào tổ đấu dây của máy biến áp:

Bảng mạng thứ tự không của các máy biến áp:

54
Hình 27 Sơ đồ thay thế thứ tự không của các loại MBA.

I.4. Xây dựng mạng thứ tự của hệ thống điện

Người ta sử dụng mạng thứ tự của những phần tử riêng biệt hệ thống điện
khác nhau như động cơ đồng bộ, máy biến áp, đường dây, từ đó xây dựng mạng thứ
tự của hệ thống điện một cách dễ dàng. Bắt đầu với mạng thứ tự thuận được xây
dựng từ sơ đồ đơn tuyến của hệ thống. Từ mạng thứ tự thuận suy ra mạng thứ tự
nghịch dễ dàng.

55
Từ mạng thứ tự không của cac phần tử trong hệ thống điện có thể dễ dàng kết
hợp với nhau để hoàn thành sơ đồ mạng thứ tự không của hệ thống. Bất kỳ tổng trở
nối trung tính nào gồm cả máy phát, máy biến áp có trung tính đều bằng 3 lần giá trị
của nó ở mạng thứ tự không. Đặc biệt cần chú ý đến tổ đấu dây của máy biến áp ở
mạng thứ tự không.
Từ những mạng trên của hệ thống điện, chúng ta xây dựng ma trận tổng trở
1
[ 2
][ 0
thứ tự thanh cái của mạng: Z bus , Z bus , Z bus ][ ]
Ngắn mạch 1 pha chạm đất:
a F
b Ia
c

Zf

Hình 28a ngắn mạch 1 pha chạm đất.


3Vf0
Ia =
( Z kk1 + Z kk 2 + Z kk 0 ) + 3Z f
Ngắn mạch 2 pha:
a
b
c

Ib Ic
Zf

Hình 29b ngắn mạch 2 pha chạm nhau.


− j 3Vf0
I b = −I c =
Z kk1 + Z kk 2 + Z f

I.5. Sự cố trên đường dây phân phối hình tia:

ZS ZT ZL

Hình 30 Trạm phân phối và đường dây hình tia

56
Loại sự cố Dòng điện sự cố
3PH VF
I=
ZS + ZT + ZL + ZF

L-L − j 3VF
Ib = -Ic =
2( Z S + Z T + Z L ) + Z F

1LG 3VF
Ia =
2 Z S + 3Z T + (2 + k 0 )Z L + 3Z F

Trong đó:
VF : điện áp tương đương Thevenin(1÷1,1).
ZS : kháng trở tương đương Thevenin của nguồn.
ZT : kháng trở máy biến áp.
ZF : kháng trở sự cố.
ZL : kháng trở đường dây phân phối.
30÷40 Ω cho trường hợp sự cố cực tiểu.
0Ω cho trường hợp sự cố cực đại.
k0 : hệ số nhân.

Giá trị ước lượng của k0

k0 Các điều kiện giữa đất và dây trung tính


1 Đất dẫn điện tốt
4 Dây nối đất cùng cỡ với dây pha
4.6 Dây nối đất một cỡ nhỏ hơn dây pha

II. Phương pháp tính ngắn mạch của phần mềm


PSS/ADEPT 5.0
Khảo sát mô hình cơ bản giải bài toán tính ngắn mạch trong PSS/ADEPT
được liệt dưới đây.
II.1.1. Nguồn
Trong bài toán tính ngắn mạch, các nguồn được xem như có điện áp không đổi
và tổng trở phải được xác định rõ. Tổng trở nguồn dựa trên hệ đơn vị cơ bản của hệ
thống (kVA).
II.1.2. Đuờng dây và cáp
Dây nối liền hai nút với nhau và tối thiểu phải có ít nhất một dây pha. Một dây
có thể có 1, 2 hoặc 3 dây pha. Dây chuyển vị được đặt trưng bởi tổng trở thứ tự
thuận và thứ tự không, và bởi điện nạp thứ tự thuận và không.

57
Dây một và hai pha còn được đặt trưng bởi thành phần thứ tự thuận và không
của tổng trở/độ dẫn nạp. Dây một pha chỉ có một tổng trở nối tiếp và một thành
phần độ dẫn nạp. Khi nhập liệu cho dây một pha, đặt thành phần thứ tự thuận và
không của tổng trở/độ dẫn nạp bằng nhau.
Dây dẫn hai pha có tổng trở tự cảm Zs và hổ cảm Zm. Khi nhập liệu cho dây
hai pha đặt thành phần tổng trở thứ tự thuận và không như cách đặt cho dây ba pha
(vd Z1 = Zs – Zm và Z0 = Zs + 2 × Zm). Dây hai pha có hai thành phần độ dẫn nạp,
Bs đặc trưng cho mỗi dây dẫn đến đất, Bm đặc trưng cho hai dây dẫn với nhau.
Tương tự, rút ra cách làm cho dây ba pha, B1 = Bs + 2 × Bm, B0 = Bs. Cách
đơn giản để nhập vào tổng trở/độ dẫn nạp là sử dụng luôn giá trị của dây ba pha; sai
số nếu có cũng sẽ rất nhỏ.
Hiện nay, dữ liệu cho cáp thường được nhập giống như dây trên không, bằng
cách chỉ định thành phần thứ tự thuận và không. Đối với cáp ngầm, thành phần độ
dẫn nạp thứ tự thuận và thứ tự không thông thường bằng nhau.
II.1.3. Máy biến áp
PSS/ADEPT mô hình nhiều dạng nối dây máy biến thế gồm: Y-Y, Y-∆, ∆-∆,
điều chỉnh điện áp.v.v.
Mỗi máy biến áp có thành phần tổng trở thứ tự thuận và không, giá trị này ghi
bên ngoài hoặc trong bản hướng dẫn.
Thành phần tổng trở thứ tự không đặt trưng cho tổng trở nối đất trong sơ đồ
nối dây dạng sao – tam giác. Nếu máy biến thế không có tổng trở nối đất, đặt thành
phần tổng trở thứ tự không bằng với thứ tự thuận.
Đối với máy biến thế đấu dạng ∆-∆, hoặc dạng Y-∆ bên phần Y nối đất trực
tiếp, đặt thành phần tổng trở thứ tự không bằng với thứ tự thuận; PSS/ADEPT khảo
sát dòng thứ tự không, dòng thứ tự không nối Shunt qua đất.v.v.
Vì PSS/ADEPT quản lý các loại máy biến thế và cách nối dây khác với
PSS/U, sẽ có vài thay đổi trong chuyển đổi dữ liệu khi sử dụng file dữ liệu thô raw
data (*.dat) giữa các chương trình này.
II.1.4. Mô hình máy điện
Trong tính toán ngắn mạch, máy điện đồng bộ được xem như có điện áp
không đổi và có tổng trở. Chúng ta có thể chọn tổng trở quá độ hoặc siêu quá độ tùy
theo yêu cầu của chúng ta trong việc tính ngắn mạch.
Động cơ không đồng bộ đang hoạt động được biểu trưng như động cơ đồng bộ
trong tính ngắn mạch, có nghĩa cũng có điện áp không đổi và tổng trở.

58
II.1.5. Mô hình tải tĩnh
Trong PSS/ADEPT, tải tĩnh được mô hình bởi công suất không đổi, dòng
không đổi hay tổng trở không đổi.
Thêm vào đó, PSS/ADEPT cho phép ta cách chỉ định tải đó có nối đất hay
không nối đất.
Với loại tải có nối đất: đó là tải có nối dây pha và dây trung tính với nhau.
Trái lại, với tải không nối đất: khi nhập vào cho pha A thật ra là nối giữa pha
A với pha B, khi nhập vào cho pha B thật ra là nối giữa pha B với pha C, và khi
nhập vào cho pha C thật ra là nối giữa pha C với pha A.
II.1.6. Tổng trở tương đương Thevenin
Tổng trở tương đương Thevenin là tổng trở từ một nút đến hệ thống điện cần
tính toán. Trong hệ thống, tất cả các tải và nguồn được thay thế bằng tổng trở tương
đương và điện áp tương đương như hình sau:

Hình 31 Tổng trở tương đương Thevenin


Trong hệ thống điện 3 pha không cân bằng, tổng trở tương đương Thevenin là
một ma trận phức tạp chứ không đơn giản là một số cố định. Điện áp tương đương
là dạng vectơ, cụ thể như dưới dây trong hệ thống 3 pha (ABC)

Trong hệ thống đối xứng (012), tổng trở Thevenin cũng ở dạng ma trận và
điện áp cững là một ma trận phức tạp:

59
Trong đó các thành phần Z01, Z02, Z10, Z12, Z20 và Z21 thường không quan
trọng và bỏ qua.
Hệ số tỷ lệ giữa điện kháng và điện trở là một hệ số quan trọng dùng trong
việc tính toán tổng trở tương đương Thevenin:

Dòng ngắn mạch:


Tổng trở tương đương Thevenin được xác định để tính dòng ngắn mạch và
biểu trưng như hình vẽ dưới dây:

Hình 32 Tổng trở tương đương Thevenin


Tính toán ngắn mạch theo phương pháp này có ưu điểm là rất nhanh, đặc biệt
là trong việc tính toán nhiều loại ngắn mạch khác nhau trên cùng một hệ thống (lưới
điện). Chú ý rằng nó không tính được dòng ngắn mạch trong máy biến áp, thiết bị
đóng cắt, trên đường dây,… mà chỉ tính được dòng ngắn mạch tại các nút.

Hết chương !

60
CHƯƠNG 4:
KHỞI ĐỘNG ĐỘNG CƠ VÀ
XÁC ĐỊNH ĐIỂM DỪNG
TỐI ƯU
CHƯƠNG 4:
BÀI TOÁN KHỞI ĐỘNG ĐỘNG CƠ VÀ XÁC
ĐỊNH ĐIỂM DỪNG TỐI ƯU

Trong thời gian gần đây, do thiếu hụt công suất nguồn, ngành điện thường
huy động các đơn vị có máy phát để gia tăng công suất phát. Các phụ tải lớn trong
các khu công nghiệp nhà máy cũng là các đối tượng cần quan tâm khi ngưng hay
cấp nguồn. Do vậy, bài toán khởi động động cơ cần được quan tâm. Phần mềm
PSS/ADEPT là công cụ mạnh giúp chúng ta có thể thực hiện khảo sát đẩy đủ các
yêu cầu của bài toán khởi động động cơ.
Khi vận hành vận hành mạng điện hình tia hở thì tổn thất năng lượng và chất
lượng điện năng luôn kém hơn một lưới phân phối được vận hành kín, hơn nữa khi
có sự cố, phạm vi mất điện của lưới phân phối hình tia thường rộng hơn. Để khắc
phục các nhược điểm này và tạo tính linh hoạt trong vận hành hở, hầu hết các
mạng hình tia được thiết kế liên kết với nhau thông qua các nối tuyến, do đó giảm
thiểu được phạm vi và thời gian mất điện trong lúc khắc phục sự cố lưới và phần
nào cải thiện chất lượng điện năng. Việc thay đổi các phương thức vận hành hay
chuyển tải, chọn lựa và sa thải phụ tải theo yêu cầu của điều độ trung tâm là các
yêu cầu cần được thường xuyên giải quyết trong quá trình vận hành.
Lưới điện này được vận hành hở (radially) và được liên kết với nhau bằng các
nối tuyến thông qua các khóa điện. Các lý do chính để vận hành hở lưới phân phối
có thể nêu vắn tắt như sau:
-Phối hợp bảo vệ relay trở nên dễ dàng
-Giảm dòng ngắn mạch khi có sự cố trên một tuyến dây gần trạm nguồn
-Điều khiển điện áp trên từng tuyến dây dễ dàng hơn và giảm được phạm vi
mất điện trong thời gian giải trừ sự cố.
Nếu chỉ xem xét giá thành xây dựng mới lưới phân phối thì phương án kinh tế
là các lưới hình tia. Vấn đề đặt ra là xác định các trạng thái đóng/cắt của các khoá
điện như: Recloser, LBS, DS như thế nào để cực tiểu hoá tổn thất điện năng hay
một hàm chi phí F định trước.
Tất cả các yêu cầu này có thể được khảo sát thực hiện thông qua phần mềm
PSS/ADEPT.

62
I. Khảo sát và tính toán máy điện.
Khi dữ liệu bản tên thực tế cho mô hình các máy phát điện và các động cơ là
không có sẵn, người sử dụng có thể dùng hướng dẫn sau đây để có dữ liệu điển hình
sử dụng trong nghiên cứu.

I.1. Máy điện đồng bộ


Giá trị cho trở kháng sau quá độ, X”d, thường từ.1 tới.3 theo kVA cơ bản máy
điện. Giá trị thường được dùng cho X”d là.2. Từ giá trị này người sử dụng có thể giã
sử tổng trở rotor bị khoá, Xr, trở kháng thứ tự thuận, X1, và trở kháng thứ tự nghịch,
X2, sẽ bằng X”d.
Trở kháng thứ tự không, X0, cho máy đồng bộ dãy điển hình từ.1 tới.7 giá trị
của X”d, giá trị thông thường được dùng là.4 * X”d.
Để có các giá trị khác nhau của tổng trở (X0, X1, X2), người sử dụng có thể
cho điện trở (R0, R1, R2) của tổng trở bằng zero hay ước tính nó từ tỷ lệ X/R theo
hình 1.
Các máy được nối đất qua điện trở, giá trị (3* điện trở nối đất) cần phải được
chuyển đổi thành đơn vị tương đối p.u. theo kVA cơ bản máy điện và được thêm
vào trong R0. Đối vớ hệ thống hkông được nối đất R0 và X0 phải được cài đặt là
999.

I.2. Máy điện không đồng bộ


Khi tải đầy và dòng rotor được khoá, X”d có thể được ước tính bởi:

Từ giá trị này của X”d, người sử dụng có thể có các giá trị khác của X như
được mô tả trước đây. Nếu người sử dụng không có thông tin này, thì người sử

63
dụng có thể dùng một giá trị của X”d =.2. Để tính toán điện trở trong tổng trở cho
các máy không đồng bộ, người sử dụng phải dùng đồ thị được trình bày trong hình
2 cho các tỷ lệ X/R.

THÔNG SỐ ROTOR
Các tiêu chuẩn khởi động kVA cho các máy điện cảm ứng. Trên các động cơ
tiêu chuẩn (nhiều động cơ không phải tiêu chuẩn) điều này được định nghĩa bởi các
ký tự thông số đóng trên bản tên động cơ. Từ giá trị tương ứng SKVA/HP của thông
số, có thể xác định dòng tăng cao bởi:

Bảng 1 trình bày một danh sách của các thông số rotor được khoá và dãy
tương ứng của SKVA/HP.

Trong thư mục EXAMPLES của PSS/ADEPT, tập tin tự điển động cơ có tên
là MOTYP1.MOT, có các tổng trở cho các thông số rotor khác nhau. Nội dung của

64
tập tin này được làm lại trong bảng 2 cho định mức kVA (loại 51 tới 68) và HP (loại
71-88) của máy điện cảm ứng.

Các tổng trở rotor được khoá cho bảng 1 và tập tin MOTYP1.MOT được tính
toán theo điều kiện giả thiết sau đây:
Hệ số công suất được khoá.3 p.u.
Hệ số công suất định mức.88 p.u.
Giá trị cao hơn của dãy SKVA/HP cho trong bảng 1.
Dùng các giá trị ở trên, tổng trở rotor được khoá được cho bởi:

Chú ý X”d đượcgiả thiết là.2 và các máy không được nối đất cho tập tin
MOTYP1.MOT. Nếu người sử dụng được thông tin chính xác hơn về Z0, Z1, và Z2,
hãy thay thế chúng.

65
I.3. Tính khởi động động cơ của phần mềm PSS/ADEPT 5.0
Các mô hình khảo sát cơ bản của chương trình phân tích khởi động động cơ
trong PSS/ADEPT gồm:
I.3.1. Nguồn
Nguồn được mô tả giống như trong phần phân tích ngắn mạch.
I.3.2. Máy điện đang hoạt động
Máy điện đang hoạt động được mô tả giống như trong phần phân tích ngắn
mạch, ngoại trừ là luôn dùng tổng trở quá độ.
Khởi động máy điện
I.3.3. Khởi động máy điện
Khi khởi động động cơ, động cơ đồng bộ được mô hình bởi tổng trở khoá
rotor (locked rotor impedance), thường thì sử dụng tổng trở quá độ. Để mô tả tổng
trở khởi động phụ, ta có thể thay đổi giá trị tổng trở trong machine dictionary
Một máy điện không đồng bộ được mô hình bởi tổng trở khoá rotor (locked
rotor impedance). Giá trị tổng trở khoá rotor có thể thay đổi trong bảng thuộc tính
máy điện không đồng bộ. Khởi động máy biến thế tự điều chỉnh
I.3.4. Khởi động máy biến thế tự điều chỉnh
Trong PSS/ADEPT, ta có thể chọn cách khởi động động cơ nối tiếp với máy
bíên thế tự đièu chỉnh (khởi động có bù) để hạn chế dòng khởi động, dưới thẻ Start-
up của bảng thuộc tính máy điện đồng bộ, chọn chức năng Use autotransformer
(check vào hộp kế bên)
Đối với máy điện đồng bộ, tổng trở của máy biến thế được lấy ra từ Machine
Dictionary và không thể chỉnh sửa được. Đối với máy điện không đồng bộ, tổng trở
khởi động của máy biến thế được điền trực tiếp trong phần cung cấp. Tổng trở máy
biến thế đưa ra là 0.65 dvtd.
Giá trị đặt vào thực cho khởi động động cơ nằm trong phần field provided.

66
Hình 33 Hộp thoại thuộc tính và biểu đồ bài toán khởi động động cơ
I.3.5. Các phương pháp tính khởi động động cơ
Thường sử dụng hai phương pháp khởi động động cơ:
Gia tốc động cơ động và Khởi động động cơ tĩnh.
Cả hai phương pháp được thực hiện mô phỏng trong miền thời gian và đều
cho bảng báo cáo ở dạng văn bản và đồ thị.
Mục đích việc khảo sát khởi động động cơ gồm hai phần: Kiểm tra xem có thể
khởi động động cơ trong miền hoạt động đó không và xem nó có cản trở các hoạt
động của các tải khác trong hệ thống không.

67
Phương pháp khởi động gia tốc động cơ động và Khởi động động cơ tĩnh khác
nhau ở cách ta mô hình động cơ khởi động.
Trong khởi động gia tốc động cơ động, một mô hình động được sử dụng trong
suốt toàn bộ tiến trình mô phỏng gia tốc động cơ. Trong khảo sát này, ta cần chỉ
định moment tải mà động cơ đó phải kéo.

I.3.6. Gia tốc động cơ


Trong khởi động gia tốc động cơ động, một mô hình động được sử dụng trong
suốt toàn bộ tiến trình mô phỏng gia tốc động cơ. Trong khảo sát này, ta cần chỉ
định moment tải mà động cơ đó phải kéo.
Vì có sự khác nhau trong cách mô hình hoá việc khởi động động cơ, ta có thể
chọn cách khởi động tĩnh nếu như ta quan tâm đến các tác động của việc khởi động
động cơ đến các loại tải khác trong hệ thống hay nếu như số liệu của mô hình động
không đầy đủ.
Mặc Khác, nếu ta quan tâm đến thời gian gia tốc thực hoặc động cơ khởi động
được hay không, thì ta nên chọn mô hình gia tốc động cơ động (dynamic motor
acceleration)
I.3.7. Khởi động động cơ tĩnh
Trong phương pháp khởi động động cơ tĩnh, ta ngầm hiểu rằng động cơ luôn
khởi động thành công. Ta đưa ra thởi gian gia tốc ở 0% và 100% tải và chương trình
sẽ tự động nội suy ra thời gian gia tốc dựa trên hai giá trị này.

68
Trong khoảng thời gian gia tốc, động cơ được mô hình bởi tổng trở locked-
rotor, nó thể hiện khả năng mang dòng lớn nhất từ hệ thống và và có tác động to tác
nhất đến các tải khác trong hệ thống. Khi đã qua khoảng thời gian gia tốc, động cơ
được xem như một tải có công suất không đổi (tính bằng KVA).
I.3.8. Khởi động động cơ với khảo sát ổn định quá độ
Tính toán khởi động động cơ chính là khảo sảt hoạt động của việc khởi động
động cơ và những ảnh hưởng của nó đối với hệ thống, và đơn giản hoá nó bằng các
thiết bị khởi động…
Tính toán ổn định quá độ có thể mô phỏng quá trình động cơ khởi động, quan
tâm đến các tác động động của toàn hệ thống dưới ảnh hưởng của việc khởi động
động cơ.
Sự khác nhau giữa các đối tượng trong hai cách tính toán dẫn đến việc mô
hình hoá khác nhau các phần tử trong hệ thống điện, như trong bảng sau:

I.3.9. Những đặc trưng khác của khảo sát khởi động động cơ
Nhiều đặc trưng được sử dụng trong khảo sát khởi động động cơ để đơn giản
hoá việc mô hình và phân tích hệ thồng, như:
- Một tải tĩnh có thể đóng vào hay ngắt ra lặp đi lặp lại ở bất cứ thời điểm mô
phỏng nào.
- Một động cơ có thể đóng vào hay ngắt ra lặp đi lặp lại ở bất cứ thời điểm mô
phỏng nào

69
- Khóa của động cơ có thể được chỉ định bởi 1 tải riêng hay bus và loại khởi
động.
Trong quá trình khởi động động cơ, khi đã qua khoảng thời gian gia tốc, động
cơ được xem như một tải có công suất không đổi. Mức tải có thể thay đổi theo yêu
cầu người sử dụng.

II. Tính toán xác định điểm dừng tối ưu của phần mềm
PSS/ADEPT 5.0
II.1. Giới thiệu
Bài toán TOPO (Tie Open Point Optimization) sẽ phân tích, tính toán, định
hình hệ thống hình tia để có tổn thất công suất tác dụng nhỏ nhất, đóng khóa để hình
thành mạng vòng trong hệ thống, tách riêng điện kháng trong mạng vòng và giải hệ
thống điện, mở khóa mạng vòng với dòng nhỏ nhất. TOPO thực hiện cho đến khi
mở khoá cũng giống như đóng khoá.
Nếu quá tải trong quá trình phân tích, thì thuật toán sẽ lưu lại cho đến khi đạt
đến điều kiện không có điểm nào quá tải. Nếu trong hệ thống ban đầu có các nhánh
quá tải thì hệ thông sau khi giải xong cũng chứa các nhánh quá tải.
TOPO tối ưu hoá từng phần hệ thống hinh tia nối với nút gốc. Vì thế, trong tất
cả mọi cấu hình mạng hình tia, TOPO định ra cấu hình có tổn thất công suất tác
dụng nhỏ nhất. Hiện tại, TOPO chỉ tính được cho hệ thống mạng điện hình tia. Nút
gốc thường là nút nguồn đầu tiên, nhưng ta có thể chỉ định nút khác bằng cách chọn
Network>Properties từ thực đơn chính (Main Menu).
Giải thuật điểm dừng tối ưu sử dụng phương pháp heuristic dựa trên sự tối ưu
phân bố công suất. Một đặc tính của giả thuật heuristic là nó không thể định ra điểm
tối ưu thứ hai, thứ ba được. Thực ra nó cũng không thể chứng minh được lời giải
điểm dừng tối ưu là lời giải tốt nhất. Những bằng chứng đưa ra dựa trên việc khảo
sát tất cả những khả năng kết hợp các mạng hình tia, nên đây là một số lượng rẩt
lớn.
Khoá điều khiển TOPO được mô tả trong bảng thuộc tính các khoá. Bẩt kỳ
khoá nào, ban đầu đều ở trạng thái mở, và khi đóng thì tạo thành mạng vòng. Nếu
chúng không tạo mạng vòng thì hoặc là chúng đứng tách biệt hoặc là nối với một
mạng tách biệt. Các khoá không tạo thành mạng vòng sẽ bị chương trình TOPO loại
bỏ trước khi phân tích và chương trình chỉ tính cho các khoá có tạo thành mạng
vòng khi đóng. Như thế, khoá điều khiển là một bộ phận của lưới điện trên cây nút
gốc; các khoá ở các mạng tách biệt sẽ bị loại bỏ.

70
Với các loại tải nhanh (snapshot) và không có nhánh quá tải nào, thì chương
trình tính điểm dừng tối ưu hoạt động đơn giản. Bắt đầu với hệ thống hình tia ban
đầu, TOPO dóng một trong các khoá điều khiển để hình thành mạng vòng. Thủ tục
tối ưu phân bố công suất được thực hiện trong mạng vòng để xác định việc mở khoá
nào là tổt nhất và chuyển mạng điện trở về lại dạng hình tia. Tiến trình này tiếp tục
cho đến khi khoá mở ra luôn là khoá đã đóng, khi đó TOPO ngừng lại. Kết quả
mạng có được là mạng hình tia có tổn hao công suất thực nhỏ nhất.
TOPO có thể thực hiện với nhiều tải nhanh (snapshot); và định ra cấu hình
mạng điện đơn có tổn hao công suất thực nhỏ nhất trên tất cả các snapshot. Khi đó
việc đặt một khoá không thể tối ưu cho bất kỳ tải đặc biệt snapshot nào, nhưng phù
hợp cho việc kết hợp các khoá. Khi phân tích cùng lúc nhiều snapshot, TOPO sử
dụng tổn thất công suất tác dụng mỗi đồ thị phụ tải với những khoảng thời gian liên
quan.
TOPO xuất ra bảng tổn thất ban đầu và cuối cùng của mạng điện và số tiền tiết
kiệm từ tổn hao đó. Lượng tổn hao tiết kiệm được tính trên đơn vị thời gian là năm
và chương trình tính cả năng lượng (tác dụng và phản kháng) và nhu cầu (tác dụng
và phản kháng), bằng cách sử dụng giá trị ta chỉ định trong mục
Network>Economics từ thực đơn chính (Main Menu).

71
II.2. Thiết đặt thông số kinh tế cho bài toán TOPO
Tính kinh tế của mạng điện được sử dụng trong quá trình phân tích để tính chi
phí năng lượng và nhu cầu: giá điện, giá năng lượng phản kháng, giá nhu cầu điện,
và giá nhu cầu năng lượng phản khán.
Để đặt tuỳ chọn kinh tế (economics): Ta chọn Network>Economics. Thông số
kinh tế trong bài toán TOPO cũng giống như trong bài toán tính CAPO. Cả 2 bài
toán sử dụng cùng những thông số này để tính toán.

II.3. Đặt các tùy chọn cho bài toán TOPO


Chọn Analysis>Options, chọn Tag TOPO, ta có hộp thoại sau:

Hình 34 Hộp thoại thiết đặt thông số cho TOPO


Khi ta chọn Consider branch overload limits, TOPO sẽ tính toán cho tất cả
các nhánh quá tải trước đó. Trong hộp thoại Option này, ta có thể chọn những đồ thị
phụ tải mà ta cần tính toán (đã tạo trong Category).

72
Hiển thị thông tin chi
tiết trạng thái các khóa
sau khi phân tích.

Hình 35 Kết quả tính toán khởi động động cơ

Hết chương !

73
CHƯƠNG 5:
PHỐI HỢP BẢO VỆ
CHƯƠNG 5:
THIẾT BỊ BẢO VỆ VÀ PHỐI HỢP CÁC THIẾT
BỊ BẢO VỆ TRÊN LƯỚI PHÂN PHỐI
Phối hợp giữa các thiết bị bảo vệ trên lưới phân phối là công việc rất quan
trọng nhằm đảm bảo cho các thiết bị hoạt động một cách nhịp nhàng và hiệu quả.
Do vậy chúng ta không thể bỏ qua những nguyên tắc phối hợp giữa các thiết bị bảo
vệ cho dù đó là những nguyên tắc cơ bản nhỏ nhất.
Bảo vệ quá dòng cần quan tâm hai phạm vi chính liên quan nhau
- Bảo vệ đoạn xuất tuyến cụ thể hay một thiết bị
- Bảo vệ toàn bộ xuất tuyến hay hệ thống phân phối.
Chính phạm vi thứ hai cần đến sự phối hợp các thiết bị bảo vệ, nhưng ngay cả
cách bảo vệ được thiết kế cơ bản cho một máy biến áp đơn giản hay một thiết bị
khác, cũng có thể cần có sự phối hợp của hai hay nhiều thiết bị bảo vệ nhằm đảm
bảo thích ứng với những loại sự cố khác nhau, để tránh mối nguy hiểm tiềm ẩn có
thể xảy ra cho thiết bị và đường dây dẫn lân cận.
Việc ứng dụng và phối hợp thiết bị bảo vệ quá dòng sẽ ảnh hưởng đến tính
liên tục của việc cung cấp điện. Điều này có nghĩa là hạn chế bất kỳ việc mất điện
do sự cố càng ít nhất và trong thời gian ngắn nhất thì càng tốt. Song song với các
điều kiện kỹ thuật, một yếu tố cần phải xét đến trong việc chọn lựa các thiết bị bảo
vệ là vấn đề về kinh tế, phải chọn lựa làm sao vừa đủ để bảo đảm kỹ thuật đề ra và
chi phí đầu tư (bao gồm chi chí ban đầu mua sắm thiết bị và chi phí dự phòng duy
tu bảo dưỡng thiết bị) phải ít tốn kém nhất.

75
I. Các thiết bị bảo vệ
I.1. Cầu Chì
I.1.1. Giới thiệu.
Cầu chì là các thiết bị bảo vệ đơn giản nhất đang dùng để bảo vệ quá dòng trên
hệ thống phân phối. Chức năng đầu tiên của cầu chì được sử dụng là các dây chảy
rẻ tiền đặt trong mạch điện. Các dây chảy này sẽ mở, ngắt các quá dòng điện và bảo
vệ thiết bị tránh quá tải và ngắn mạch. Ngoài ra, các cầu chì còn dùng để phân đoạn
đường dây.
Hiện nay cầu chì có rất nhiều loại, thuận cho việc chọn các đặc tính vận hành
phù hợp như: cầu chì dây chảy, cầu chì tự rơi, cầu chì chân không và cầu chì hạn
dòng.
Dây chảy có thể chảy đứt ở các thiết bị bảo vệ kiểu bật. Loại thông dụng nhất
là thiết bị bảo vệ dạng tự rơi. Các dây chảy là các phần tử được thay thế sau một lần
tác động bảo vệ như các cầu chì dùng trong gia đình được thay thế, không ảnh
hưởng đến các hộp cầu chì.
Thành phần cơ bản của cầu chì dây chảy là một phần tử chảy được chế tạo từ
nhiều loại khác nhau để có các đặc tính thời gian - dòng điện (TCC) khác nhau. Một
dây chịu lực nối song song với phần tử chảy để chịu lực kéo của dây chảy. Cấu trúc
dây chảy sử dụng một đầu dạng nút và một đầu rời được thiết kế để có thể lắp lẫn về
cơ khí ở các cầu chì tự rơi hay các thiết bị có sử dụng dây chảy. Quanh phần tử chảy
là một ống phụ trợ sinh khí để dập tắt các dòng sự cố nhỏ.
Ống phụ cung cấp khi
Phần tử cầu chì được chế tạo để cắt chính
để cắt dòng điện nhỏ
xác, khi dùng một phần tử thiếc để vận hành
ở nhịp độ thấp hơn

Chuôi cấu tạo bằng đồng Dây dẫn xoắn để có độ


Dây căng làm giảm độ căng
đổ dễ hàn, dẫn điện và bền và mềm dẻo
bất thường quá tiêu chuẩn
bền hơn

Hình 36 Cấu trúc một phần tử


Một số loại dây chảy sử dụng hai phần tử chảy để giảm dòng điện chảy nhỏ
nhất thời gian dài và không làm giảm các dòng điện chảy nhỏ nhất thời gian ngắn
của dây chảy. Các loại này có sự ứng dụng đặc biệt trong các bảo vệ quá dòng.
Ngược lại, các dây chảy ở các cầu dao không có phần tử chảy và được chuyển đổi
ống chứa dây chảy thành cầu dao cách ly nếu cần thiết.

76
Vành chuôi giữ ống để Dây dẫn xoắn để
Đầu tròn bảo đảm cắt dòng điện có độ bền và mềm
nhỏ dẻo

Phần tử cầu chì được thiết kế để có đặc tính chịu


xung cao, tốc độ thấp Ống phụ cấp khí để cắt
dòng điện nhỏ
Hình 37 Cấu trúc hai phần tử

Hình 38 Một loại dây chảy thông dụng

I.1.2. Đặc tính bảo vệ:


Đặc tính của một dây chảy được xác định bởi các đặc tuyến dòng điện – thời
gian (TCC) của nó. Tổng thời gian cắt là thời gian chảy trung bình với sai số cộng
của nhà sản xuất cộng với thời gian dập hồ quang với sai số âm. Trên đường TCC,
đặc tuyến chảy nhỏ nhất là khả năng chịu đựng trung bình thấp nhất.
Thông thường cầu chì được chế tạo theo tiêu chuẩn ASNI C37.43.
Dây chảy loại K tương ứng với loại cắt nhanh và loại T tương ứng với loại cắt
chậm, hai loại này đã được tiêu chuẩn hoá. Với loại K, ấn định tỉ số tốc độ là 6 – 8
và loại T là 10 – 13. Tỉ số tốc độ là tỉ số giữa dòng chảy nhỏ nhất tại 0.1s và 300s
(hoặc 600s) tùy thuộc vào dòng định mức của dây chảy.

I.1.3. Phân loại

I.1.3.1. Cầu chì tự rơi


Các dây chảy của cầu chì ở lưới phân phối phải điện kèm với thiết bị khác để
có sự vận hành phù hợp. Thiết bị tiêu biểu nhất là các cơ cấu tự rơi được sử dụng ở
các dạng hộp, dạng hở và dạng dây chảy hở.
Các thiết bị này vận hành theo nguyên lý “bật” bởi tác động của dây chảy và
một ống dâp hồ quang, cùng với một dây thủy tinh sợi để khử ion hóa khi phần tử
chảy của dây chảy bị chảy. Dây thủy tinh sợi sẽ chảy sinh ra các khí khử ion hóa
tích lũy bên trong các ống. Hồ quang bị kéo dài, nén lại và được làm nguội trong
ống và khí thoát ra ở hai đầu ống mang theo một phần các phần tử hồ quang duy trì.

77
Việc phát sinh hồ quang sau khi dòng đạt giá trị zero sẽ bị ngăn ngừa bởi các khí
khử ion hóa và áp suất tăng cao bởi sự chuyển động hỗn loạn của khí. Các nhân tố
này nâng cao cường độ cách điện của khe hở không khí trong ống. Khi áp suất cao
sau đó đẩy các ion do hồ quang sinh ra còn lại trong ống.
Cầu chì tự rơi được chế tạo được chế tạo theo tiêu chuẩn ANSI 37.42.

Hình 39 FCO (Fuse Cut Out)

Cầu chì dạng hộp LBFCO (Loaded Break Fuse Cut Out)
Hình 40 Một vài cầu chì tự rơi

I.1.3.2. Cầu chì chân không.


Dây chảy của loại cầu chì này được đặt trong môi trường chân không. Cấu tạo
bên trong gồm các đường dẫn hồ quang, một màng, và vỏ cách điện gốm. Đối với

78
dòng sự cố nhỏ, cần một vài chu kỳ để phục hồi chức năng của dây chảy. Sau đó,
các hoạt động tương tự đối với dòng sự cố lớn.
Khi xuất hiện dòng sự cố lớn, dây chảy bị bốc hơi ngay lập tức và hình thành
plasma dạng hồ quang. Sự sai khác về áp suất đối với chân không hấp thụ các hơi
kim loại và các phần tử do hồ quang sinh ra sẽ bám vào thành vỏ. Các đường rãnh
hồ quang sẽ hướng các đường dẫn hồ quang, kéo dài trong các rãnh, duy trì hồ
quang và dập tắt hồ quang hoàn toàn khi dòng điện qua trị số không.

I.1.3.3. Cầu chì giới hạn dòng.


Các cầu chì giới hạn dòng là loại cầu chì không bật mà chỉ giới hạn năng
lượng đi qua thiết bị nhằm tránh gây hư hỏng thiết bị. Cầu chì giới hạn dòng có ba
dạng cơ bản sau:
- Cầu chì hạn dòng dự phòng: được sử dụng với một cầu chì loại bật hay một
vài thiết bị khác. Do vậy, loại này chỉ có khả năng ngắt dòng đến một giá trị nhất
định (thông thường là 500A)
- Cầu chì hạn dòng đa năng: có khả năng cắt tất cả các dòng sự cố từ dòng cắt
ngắn mạch định mức ngắt xuống đến các dòng gây nên chảy phần tử chảy trong một
giờ.
- Cầu chì hạn dòng nhiều cấp: có nhiệm vụ cắt tất cả các dòng liên tục (đến
dòng cắt định mức). Các dòng này sẽ làm chảy phần tử chảy.
Đầu mũ gắn vào ống cầu chì dùng
CẤU TRÚC kỹ thuật tạo từ tính trong đó tụ điện
CHUẨN có năng lượng lớn phóng điện vào
Đầu tiếp điểm mạ bạc hay thiếc, lõi tự tính để tạo lực không đổi
đồng, đồng thau để dẫn điện và quanh chu vi mũ
nhiệt tốt
Vành Êpoxy tăng cường lực giữ
Băng bạc tinh chất dung sai 5% đầu mũ
để đặc tính chảy chính xác
CẤU TRÚC Phần tử phụ dây bạc chảy
PHÓNG ĐẠI nhanh khi dòng thấp
Mạng điện sinh khí để làm nguội
khi dây chảy tác động và dễ dập
hồ quang ở dòng thấp Điểm giảm nhiệt độ chảy của
dây bạc ở dòng thấp
Cát Silic (tính chất 99,5%)
trong kết cấu ống thủy tinh, lúc
cầu chì hoạt động, phát tán Ống chịu nhiệt và áp lực cầu
nhiệt năng, hồ quang chì tác động

Nút chỉ báo khi nhô ra chứng tỏ


cầu chì đã cắt

Hình 41 Các thành phần cơ bản của cầu chì giới hạn dòng loại MCGraw - Edison NX

79
- Cầu chì hạn dòng như giới thiệu ở hình trên, gồm một phần tử chảy bằng một
dây bạc hay một băng bạc. Băng được quấn quanh một khung để “mạng nhện”
khung này có thể sinh khí hoặc không sinh khí để cắt dòng hồ quang. Cầu chì được
nạp đầy cát và đặt trong ống cách điện thường làm bằng sứ, thủy tinh hoặc epoxy.
- Vận hành của cầu chì phụ thuộc vào từng loại, tuy nhiên đối với tất cả các
loại thì việc ngắt dòng sự cố lớn cơ bản là giống nhau. Dòng sự cố sẽ làm chảy một
đoạn dài dây chảy và hồ quang sinh ra làm cho dây chảy bị bật và nung chảy cát tạo
thành kênh thủy tinh hạn chế hồ quang. Kênh thủy tinh được tạo thành tức thời này,
hạn chế hồ quang bằng việc tăng điện trở. Dòng được giảm xuống và cưỡng bức
đến gần giá trị không.

I.1.4. Phạm vi ứng dụng của cầu chì

I.1.4.1. Cầu chì dây chảy


Nếu cầu chì được sử dụng như một thiết bị bảo vệ, sự lựa chọn hoàn toàn phụ
thuộc vào đặc tính TCC của cầu chì và phải phối hợp với các thiết bị khác trên lưới
phân phối.
Hai loại cầu chì thường dùng là loại chậm (T) và loại nhanh (K) được chọn tuỳ
thuộc vào quan điểm của nhà thiết kế. Cầu chì loại K có thể giải trừ sự cố nhanh
chóng và phối hợp rất tốt với relay công suất ngược. Cầu chì loại T có khả năng
chịu đựng được dòng quá độ và dòng xung kích. Tùy theo đặc điểm riêng của mạng
điện và quan điểm của nhà thiết kế mà chọn một hoặc cả hai loại trên.
Dòng tải cực đại qua cầu chì quyết định sự lựa chọn dòng làm việc liên tục lâu
dài. Ngoài ra cũng cần chú ý đến dòng xung kích và dòng tải lúc khởi động nguội.
Khi chọn đặc tuyến TCC phải quan tâm đến nhiệt độ trước khi có tải và nhiệt độ
môi trường xung quanh.

I.1.4.2. Chọn cầu chì tự rơi


Đầu tiên chúng ta phải lựa chọn các thông số định mức của cầu chì một cách
thích hợp. Căn cứ vào điện áp lưới, cấp cách điện, dòng sự cố cực đại, tỉ số X/R,
dòng tải cực đại mà ta ghi nhận được. Từ những thông số này ta có thể xác định loại
cầu chì có dòng hoạt động liên tục lâu dài, điện áp định mức, công suất thích hợp.
Dòng hoạt động liên tục lâu dài định mức của cầu chì phải được chọn lớn hơn
dòng tải cực đại đi qua cầu chì bao gồm cả dòng tải bình thường, dòng quá tải và
các thành dòng hài.
Điện áp của cầu chì được chọn dựa vào điện áp pha hay điện áp dây, hệ thống
nối đấy hay không và theo kiểu nào, mạng điện là một pha hay ba pha.

80
Trong hệ thống không nối đất điện áp định mức cực đại của cầu chì nên chọn
bằng hay lớn hơn điện áp dây của hệ thống. Trong hệ thống có nối đất trên các
nhánh một pha ta nên chọn điện áp định mức cực đại của cầu chì bằng hay lớn hơn
điện áp pha của hệ thống. Dòng ngắt đối xứng định mức nên chọn bằng hay lớn hơn
nhiều dòng sự cố cực đại xảy ra tại cầu chì.

I.1.4.3. Chọn cầu chì giới hạn dòng


Thông thường cầu chì giới hạn dòng được chọn theo điện áp định mức. Chi
tiết quan trọng là phải biết được hệ thống thuộc dạng nào. Nếu cầu chì dùng để bảo
vệ máy biến áp, cần xác định điện áp cực đại của hệ thống, điều kiện làm việc của
cuộn dây máy biến áp, trung tính có nối đất hay không và loại tải như thế nào.
Tổng quát, đối với mạch một pha điện áp định mức của cầu chì được chọn lớn
hơn nhiều điện áp pha của hệ thống, với mạch ba pha thì phải là điện áp dây. Cầu
chì được chọn phải có khả năng phối hợp được với các thiết bị bảo vệ khác trên
lưới. Đặc biệt khi có cầu chì dự phòng và một cầu chì tự rơi, cầu chì giới hạn dòng
phải đảm trách giải trừ sự cố dòng thấp.

I.2. Máy Cắt và Relay


I.2.1. Giới thiệu:
Máy cắt (Circuit Breakers) và Relay là một bộ thiết bị luôn đi cùng với nhau
về đặc tính thiết bị và các thông số ứng dụng chung bởi các loại Relay thường được
dùng phối hợp với máy cắt nhằm thực hiện việc đóng cắt tự động các tiếp điểm của
máy cắt trong việc bảo vệ quá dòng. Các vấn đề chính được nêu trong phần này
gồm có: phân loại máy cắt và lựa chọn các giá trị định mức cắt thích hợp cùng với
kiểu của Relay thường được sử dụng trong việc bảo vệ hệ thống lưới phân phối và
đặc tính TCC của chúng.

I.2.2. Đặc tính và phân loại máy cắt


Máy cắt thường được sử dụng ở các trạm trong các ứng dụng bảo vệ quá dòng
của hệ thống lưới điện phân phối. Theo tiêu chuẩn ANIS C37 – 100 thì máy cắt là
một thiết bị đóng ngắt cơ khí có khả năng đóng, mang và cắt dòng điện ở điều kiện
vận hành bình thường của mạch điện, đồng thời có khả năng đóng, mang trong thời
gian xác định và cắt dòng điện trong điều kiện không bình thường của mạch điện
như ngắn mạch. Máy cắt có thể cắt, đóng bằng tay hay sử dụng các Relay hoặc các
bộ điều khiển điện tử bên ngoài. Do có khả năng cắt dòng ngắn mạch lớn và dòng
liên tục cao nên các máy cắt tương đối đắt tiền và cồng kềnh so với các thiết bị bảo
vệ hệ thống phân phối khác.

81
Máy cắt có thể phân loại theo môi trường dập hồ quang và phương pháp tích
trữ năng lượng. Sự dập tắt hồ quang khi tách tiếp điểm có thể thực hiện theo các
dạng sau:
a. Dập hồ quang bằng dầu.
b. Dập hồ quang bằng chân không.
c. Dập hồ quang bằng cách thổi không khí
d. Dập hồ quang bằng khí SF6
e. Dập hồ quang bằng không khí kết hợp với từ trường ở các máy cắt trong nhà
(ngăn bọc kim loại)
Trong các ứng dụng ở hệ thống phân phối, các máy cắt thường là dầu, chân
không hay không khí kết hợp với từ trường.
Máy cắt còn có một cơ cấu truyền động dự trữ năng lượng cho phép các tiếp
điểm máy cắt đóng lại nhiều lần sau khi nguồn ngoài đã mất điện. Kiểu cơ cấu
truyền động dự trữ năng lượng và số lần thao tác đóng mở tương ứng theo tiêu
chuẩn ANSI 37.12 – 1982 như sau:
a. Không khí nén hay các loại khí khác: Hai lần thao tác đóng / mở.
b. Khí nén hay thủy lực: Năm lần thao tác đóng / mở.
c. Lòxo nén bằng motor: Một lần thao tác đóng / mở với sự phục hồi của lò xo trong
khoảng 10 giây.
a. Tủ đóng cắt bằng cầu chì:

Hình 42 Tủ đóng cắt bằng cầu chì


Cấu tạo:
Tủ được làm bằng thép cấu thành từ 5 khoang và được ngăn cách bởi các vách ngăn
kim lọai hoặc cách điện. chiều cao 1600mm, rộng 375mm, sâu 940mm, nặng 120 Kg

82
1. Cầu chì (3 cái rời) bảo vệ dạng ống với chốt tác động lọai UTE hoặc DIN được
đặt trên giàn đỡ đóng cắt chắc chắn.
2. Thanh cái: tất cả nằn trên cùng mặt phẳng nằm ngang, do đó cho phép mở rộng
trạm trung thế và kết nối với các thiết bị khác.
3. Đầu nối cáp ở đầu dưới của bộ phận gắn cầu chì. Bộ phận này trang bị một dao
nối đất khi bộ phận gắn cầu chì được cắt ra.
4. Cơ cấu họat động: là bộ cơ để thao tác giàn đóng cắt chứa 3 cầu chì – nối đất
và các chỉ thị tương ứng vị trí của chúng. Bộ cơ này lắp thêm mô tơ (tùy chọn).
5. Khoang hạ áp: Gồm hàng kẹp nếu có mô tơ, cầu chì hạ thế và các thiết bị relay
hợp bộ. Nếu cần không gian lớn hơn, có thể lắp đặt thêm một khoang hạ thế
trên nóc tủ.
6. Bộ phận dao nối đất.
b. Tủ đóng cắt có máy cắt SM6
− Chống sét

0
6

Hình 43 Tủ đóng cắt SM6


c. Tủ đóng cắt có máy cắt RMU-8DJ10

Tủ được làm bằng thép hàn không rỉ và được làm như một hình hộp chữ nhật
1. Nắp có bản lề cho hộp cầu
chì.
2. Mặt phía trước cho những
thao tác cơ bản.
3. Tấm trùm cho gian chứa
cáp.
4. Sơ đồ điện.
5. Tấm vận chuyển.

83
6. Định vị chỉ báo thiết bị
nối đất (trái) và ngắt điện
(phải).

7. Chỉ thị trạng thái sẵn sàng


(có đủ SF6).
8. Đo điện áp
9. Đo điện áp
10. Chỉ thị báo ngắn mạch
(màu đỏ xuất hiện)
1. Hộp cầu chì đơn cực.
2. Đầu nối cáp.
3. Hộp chứa SF6.
4. Công tắc 3 vị trí.
5. Cáp.
6. Cáp.
7. Khung.
8. Cơ chế chuyển đổi 3 vị
trí.

Hình 44 Tủ đóng cắt RMU


Các giá trị định mức của máy cắt
Điện áp định mức lớn nhất
- Điện áp định mức lớn nhất là điện áp mà máy cắt đã được thiết kế và không
được vận hành ở các giá điện áp cao hơn.
Hệ số mức điện áp định mức K
- K là tỉ số giữa điện áp định mức lớn nhất với giới hạn thấp nhất của mức điện
áp vận hành mà ở mức điện áp này cho phép khả năng dòng điện cắt ngắn mạch đối
xứng và không đối xứng thay đổi tỉ lệ nghịch với điện áp.
Điện áp thử nghiệm chịu đựng định mức tần số thấp
- Điện áp chịu đựng ở tần số thấp định mức (khô) là điện áp thử nghiệm một
máy cắt mới khi thử nghiệm khô với các điều kiện quy định phải có khả năng chịu
đựng trong một phút không có phóng điện bề mặt hay đánh thủng cách điện.
- Điện áp chịu đựng ở tần số thấp định mức (ướt) là điện áp thử nghiệm một
máy cắt mới khi thử nghiệm ướt với các điều kiện quy định, máy cắt mới loại ngoài
trời và các thành phần bên ngoài phải có khả năng chịu đựng trong mười giây không
có phóng điện bề mặt hay đánh thủng cách điện.
Điện áp thử nghiệm chịu đựng định mức xung
- Điện áp thử nghiệm chịu xung định mức bao gồm xung đầy đủ và xung cắt.
Một máy cắt mới phải có khả năng chịu đựng cả hai xung trên không có phóng điện
bề mặt hay đánh thủng cách điện.

84
Dòng liên tục định mức ở 60Hz
- Đây là dòng lớn nhất ở 60Hz mà một máy cắt có thể mang liên tục mà không
được vượt quá giá trị nhiệt độ cho phép.
Dòng ngắn mạch định mức
- Dòng ngắn mạch định mức là khả năng cắt ngắn mạch dòng đối xứng của
máy cắt tại điện áp định mức lớn nhất.
Điện áp phục hồi quá độ
- Tại điện áp định mức cực đại, mỗi máy cắt phải có khả năng cắt các sự cố tại
các đầu cực ba pha không nối đất ở dòng ngắn mạch định mức, trong các mạch có
điện áp phục hồi quá độ ba pha không nối đất không được vượt quá đường bao điện
áp phục hồi.
Thời gian cắt ngắn mạch định mức
- Thời gian cắt ngắn mạch định mức của máy cắt là khoảng thời gian cho phép
lớn nhất từ khi nạp dòng cắt tại điện áp điều khiển định mức đến khi hoàn thành cắt
ngắn mạch ở tất cả các pha trong thao tác mở. Dòng điện được cắt phải nhỏ hơn khả
năng cắt ngắn mạch của máy cắt vá phải lớn hơn hoặc bằng 25%khả năng cắt không
đối xứng của máy cắt ở điện áp định mức lớn nhất.
Thời gian cắt trễ cho phép định mức
- Thời gian cắt trễ cho phép định mức là giá trị thời gian lớn nhất mà máy cắt
có thể mang K lần dòng điện ngắn mạch định mức sau khi đóng và trước khi cắt
dòng điện này.
Điện áp định mức lớn nhất chia hệ số K
- Trong dãy điện áp của máy cắt, định mức cắt ngắn mạch tăng lên khi điện áp
giảm xuống và ngược lại, thiết lập nên quan hệ giữa điện áp và dòng điện. Giá trị
điện áp thấp nhất nghĩa là định mức dỏng cắt không thay đổi khi sử dụng ở điện áp
thấp hơn.
Khả năng cắt ngắn mạch đối xứng lớn nhất
- Với các sự cố nhiều pha, pha-pha, khả năng cắt ngắn mạch đối xứng yêu cầu
là giá trị lớn nhất của thành phần đối xứng của dòng ngắn mạch (tính bằng ampere
hiệu dụng ở thời điểm tách hồ quang đầu tiên) mà máy cắt được yêu cầu để cắt ở
những điện áp vận hành chỉ định theo chu kỳ thao tác chuẩn và không xét đến thành
phần một chiều trong dòng ngắn mạch tổng. Giá trị số học ở một điện áp vận hành
nằm trong khoảng 1/K lần điện áp định mức lớn nhất và điện áp định mức lớn nhất
được xác định theo công thức sau:

85
Khả năng cắt ngắn mạch đối xứng không vượt quá K lần dòng ngắn mạch định
mức.
Khả năng mang dòng ngắn hạn 3s
- Khả năng mang dòng ngắn hạn là giá trị dòng ngắn mạch hiệu dụng mà máy
cắt có khả năng mang trong ba giây. Giá trị hiệu dụng này, được xác định từ đường
bao của sóng dòng điện tại thời điểm đỉnh lớn nhất không vượt quá 1.6K lần giá trị
dòng ngắn mạch định mức, hay giá trị đỉnh lớn nhất của nó không vượt quá 2.7K
lần dòng điện ngắn mạch định mức và giá trị hiệu dụng được xác định trong toàn bộ
thời gian 3s không vượt quá K lần dòng ngắn mạch định mức.

I.2.3. Relay:
Relay là một thiết bị dùng để nhận biết dòng sự cố, định thời gian và đóng trở
lại, nói chung là điều khiển việc vận hành của máy cắt. Các Relay là các thiết bị bên
ngoài máy cắt và bản thân máy cắt không có khả năng nhận biết được sự cố. Có
nhiều loại Relay khác nhau để cảm nhận và đáp ứng sự tương hỗ giữa điều kiện hệ
thống và các đại lượng, bao gồm các loại như: Relay quá dòng, Relay quá áp, Relay
bảo vệ so lệch, Relay tổng trở, Relay thứ tự pha (bảo vệ ngược nhau…). Relay bảo
vệ quá dòng và Relay tự đóng lại hay chung cả hai là hai loại Relay được dùng phổ
biến nhất trong việc bảo vệ hệ thống phân phối.

I.2.3.1. Relay bảo vệ quá dòng:

Hình 45 Relay bảo vệ quá dòng điện tử (UM30 3 pha, DIN61)

I.2.3.2. Đặc tính TCC:


Đặc tính TCC của một Relay quá dòng được đặc trưng bởi một họ các đường
cong. Vị trí của mỗi đường cong được xác định bởi sự lựa chọn các nấc đặt và điều
chỉnh đòn bẩy thời gian. Các nấc được cài đặt để xác giá trị nhỏ nhất của dòng thứ
cấp đầu vào, khi vượt quá giá trị này sẽ gây sự chuyển mạch Relay. Dòng của hệ

86
thống gây chuyển mạch Relay được xác định là dòng cắt nhỏ nhất và được xác định
theo công thức sau:
Dòng cắt nhỏ nhất = Tỉ số biến dòng (CT) x Mức đặt(TAP)
Thời gian cắt được xác định từ mức đặt thời gian. Mức đặt thời gian cao hơn
làm cho đĩa quay với khoảng cách lớn hơn nên thời gian cắt lâu hơn.
Có nhiều dạng đường đặc tính TCC khác nhau và việc chọn đường nào tùy
thuộc vào từng ứng dụng cụ thể.
Nhìn chung, các Relay có đặc tính rất dốc và siêu dốc được dùng bảo vệ cho
mạng phân phối, vì độ lớn của dòng sự cố thường là hàm của nơi xảy ra sự cốvà ít
phụ thuộc vào nguồn phát và điều kiện điện áp, nó cho phép phối hợp rất tốt các cầu
chì và Recloser, cung cấp bổ sung khả năng đột biến tải sau khi mất điện thời gian
dài.
Các Relay có đặc tính dốc và ít dốc, nói chung được áp dụng khi độ lớn dòng
sự cố là hàm của điều kiện nguồn phát ở thời điểm sự cố.
Các Relay ngắn hạn dốc được áp dụng để bảo vệ các thiết bị như các bộ nguồn
chỉnh lưu khi cần cân nhắc đến sự cắt nhanhnhưng không quá nhanh như cắt tức
thời.
Các Relay dài hạn dốc dùng bảo vệ motor chống quá tải khi không thể ứng
dụng thiết bị nhiệt.

I.2.3.3. Cắt tức thời:


Relay quá dòng có hệ thống cắt tức thời bằng cơ khí được hoạt động theo
nguyên tắc cảm ứng điện từ. Giá trị dòng cắt nhỏ nhất được điều khiển bằng một
nút bên trong ống dây. Những nấc điều chỉnh tinh được điều khiển bởi những phần
tử tức thời khác nhau. Dòng cắt nhỏ nhất là một hàm của dòng thứ cấp và mức đặc,
được xác định theo công thức sau:
Dòng cắt nhỏ nhất = Tỉ số biến dòng x trị số của nấc cài đặt tức thời
Nên chọn tỉ số biến dòng sao cho dòng liên tục (kể cả trong trường hợp khẩn
cấp) không vượt quá giá trị định mức của biến dòng. Thông thường chọn tỉ số 1.25
đến 1.5 lần dòng tải đỉnh để chấp nhận các tình huống tăng tải khẩn cấp.

I.2.3.4. Sự khôi phục


Một đặc tính quan trọng cuối cùng của đặc tuyến TCC của Relay là có được sự
khôi phục. Khôi phục là trạng thái của Relay khi toàn bộ các đáp ứng đầu vào được
thực hiện đầy đủ sau khi xảy ra sự cố. Khi đó đĩa quay trở về trạng thái cái đặt ban
đầu. Thời gian khôi phục đĩa của Relay điện cơ được quy định do nhà sản xuất và
nó rất quan trọng trong việc phối hợp với Relay tự đóng lại.

87
I.2.3.5. Relay tự đóng lại
Relay tự đóng lại chỉ có thêm chức năng định thời khi máy cắt mở và gởi tín
hiệu đã định trước này để đóng máy cắt. Có hai loại Relay đóng lại: Relay định thời
bằng động cơ đồng bộ và Relay định thời bằng điện tử.

I.3. Recloser
I.3.1. Giới thiệu chung:
Máy cắt tự động đóng lại (Recloser) là thiết bị hợp bộ chứa trong đó một mạch
cần thiết để cảm nhận được quá dòng, thời gian xảy ra quá dòng, ngắt được quá
dòng và tự động đóng lại để kích hoạt lại đường dây. Nếu sự cố là vĩnh cửu thì
Recloser sẽ cắt hẳn sau ba hay bốn lần đóng lại và vì vậy sẽ cách ly phần bị hư hỏng
khỏi các phần chính của hệ thống. Làm việc với hiệu quả cao, nhằm phần nào giúp
phát hiện, thu hẹp và cô lập khu vực sự cố ra khỏi hệ thống đáp ứng được tính liên
tục của hệ thống điện.
Do hầu hết sự cố là tạm thời (70 – 80%) và kéo dài trong vài chu kỳ đến một
vài giây. Recloser với khả năng cắt và tự động đóng lại sẽ loại trừ việc kéo dài mất
điện trên đường dây phân phối do sự cố ngắn mạch tạm thời hay các trường hợp quá
dòng quá độ.

I.3.2. Phân loại:


Recloser được phân loại dựa vào các yếu tố sau:
Recloser một pha hay ba pha.
Recloser điều khiển bằng thủy lực hay bằng mạch điện tử.
Recloser ngắt trong môi trường dầu hay chân không.

I.3.2.1. Recloser một pha


a. Chức năng:
Recloser một pha dùng để bảo vệ cho các đường dây một pha hoặc một nhánh
rẽ của đường dây ba pha. Có thể dùng để bảo vệ cho hệ thống ba pha mà các nhành
rẽ của hệ thống phần lớn là tải một pha. Do vậy, khi có sự cố pha-đất vĩnh cữu xảy
ra thì Recloser chỉ cắt pha đó và duy trì hai pha còn lại của hệ thống. Tuy nhiên loại
này hiện nay rất ít dùng vì không kinh tế, xu hướng hiện nay dùng Recloser ba pha.

88
b. Cấu tạo Recloser một pha:

Hình 46 Cấu trúc bên ngoài và bên trong của


Recloser một pha dập hồ quang bằng dầu

Hình 47 Cấu trúc bên ngoài và bên trong của Recloser một pha dập hồ bằng chân
không

I.3.2.2. Recloser ba pha:


Recloser ba pha được dùng để cắt sự cố vĩnh cửu ở cả ba pha hoặc chỉ một pha
của tải ba pha. Recloser ba pha có hai chế độ hoạt động: cắt một pha/cắt hẳn ba pha
và cắt ba pha/cắt hẳn ba pha.
Loại cắt một pha/cắt hẳn ba pha thường được sử dụng với ba thiết bị Recloser
một pha đặt trong một thùng với liên động cơ khí. Mỗi pha thao tác độc lập đối với
cắt quá dòng và đóng lại. Nếu một pha nào đó thao tác đến tình trạng cắt hẳn, thì
một thanh truyền động cơ khí sẽ cắt hai pha còn lại, mở và khoá chúng ở vị trí mở,
nhờ vậy ngăn ngừa các tải ba pha có điện không đủ ba pha.
Tất cả các Recloser ba pha còn lại thao tác theo phương thức cắt ba pha/cắt
hẳn ba pha. Khi bất cứ sự cố nào xảy ra, tất cả các tiếp điểm đều mở tức thời cho

89
mỗi thao tác cắt ba pha. Ba pha được nối cơ khí đối với thao tác cắt và đóng lại và
được truyền động bởi một cơ cấu duy nhất.

Hình 48 Recloser ba pha

I.3.2.3. Recloser điều khiển bằng thủy lực


Recloser điều khiển bằng thủy lực là một bộ phận trong tổng thể của các loại
Recloser, cảm nhận một quá dòng bởi các cuộn dây cắt nối tiếp đấu nối tiếp với
đường dây. Khi dòng điện vượt quá dòng điện cắt nhỏ nhất, của cuộn dây, chạy qua
cuộn dây thì một piston được hút vào cuộn cắt, mở các tiếp điểm của Recloser. Sự
định thời gian và định chu trình được thực hiện bởi sự bơm dầu qua một buồng thủy
lực độc lập.
Một trong hai phương pháp đóng tiếp điểm được sử dụng ở Recloser điều
khiển bằng thủy lực, một pha định mức đến 280A và ba pha định mức đến 200A là
các tiếp điểm được đóng bởi các lò xo bị nén do sự di chuyển của piston ở cuộn dây
cắt nối tiếp trong thao tác cắt quá dòng điện. Ở Recloser định mức từ 560A trở lên
và ba pha định mức từ 400A trở lên, năng lượng đóng được cung cấp từ một cuộn
đóng độc lập lấy điện từ biến điện áp ở phía nguồn của Recloser. Một sự lắp đặt
cuộn đóng tùy chọn có thể được sự dụng để đóng từ nguồn bên ngoài 120 hay 240
VAC

I.3.2.4. Recloser điều khiển bằng điện tử:


Phương pháp điều khiển Recloser bằng điện tử thì linh động hơn, dễ dàng điều
chỉnh và kiểm tra, có độ chính xác cao hơn phương pháp điều khiển bằng thủy lực.
Nhờ có tủ điều khiển nằm độc lập bên ngoài Recloser, bộ điều khiển bằng điện tử
cho phép thay đổi các đặc tính TCC, các mức dòng cắt và trình tự tác động một
cách thuận lợi và dễ dàng hơn mà không cần phải cắt điện hay lấy Recloser ra khỏi

90
thùng. Một phạm vi điều chỉnh rộng, có thể thay đổi các chức năng cơ bản nhằm
giải quyết vấn đề phức tạp.

I.3.2.5. Kiểu buồng dập hồ quang


Recloser sử dụng dầu hay chân không làm môi trường dập hồ quang. Khi sử
dụng dầu, dầu này dùng cho cả dập hồ quang lẫn cách điện cơ bản. Vài loại
Recloser với bộ điều khiển thủy lực cũng sử dụng dầu này cho chức năng định thời
gian và chức năng đếm.
Dùng chân không làm môi trường dập hồ quang có thuận lợi, giảm bảo dưỡng
và tác động bên ngoài. Các Recloser chân không có thể dùng dầu hay không khí
như là môi trường cách điện cơ bản.

I.3.3. Vị trí lắp đặt Recloser


Recloser có thể đặt bất cứ nơi nào trên hệ thống, nơi mà các thông số định
mức của Recloser thỏa mãn các đòi hỏi của hệ thống. Những vị trí hợp lý có thể là:
- Đặt ngay tại trạm như là thiết bị bảo vệ chính của hệ thống.
- Trên đường dây chính nhưng cách xa trạm để phân đoạn các đường dây dài
và vì vậy ngăn chặn sự cố đến toàn bộ hệ thống khi có sự cố tại cuối đường dây.
- Trên các nhánh rẽ của đường dây chính nhằm bảo vệ đường dây chính khỏi
các sự cố trên các nhánh rẽ.

I.3.4. Các thông số chính của Recloser


Có sáu thông số chính cần quan tâm để sử dụng Recloser một cách thích hợp:
* Điện áp hệ thống.
* Dòng sự cố lớn nhất tại nơi lắp đặt Recloser.
* Dòng tải lớn nhất.
* Dòng sự cố nhỏ nhất trong phạm vi được bảo vệ bởi Recloser.
* Phối hợp với các thiết bị bảo vệ khác ở phía nguồn và tải của Recloser.
* Cảm nhận sự cố chạm đất.

II. Phối hợp các thiết bị bảo vệ


II.1. Cơ sở phối hợp:
Nguyên tắc đầu tiên đó là các thiết bị phải được mắc nối tiếp sao cho phạm vi
bảo vệ của chúng nối tiếp nhau, để khi sự cố xảy ra, thiết bị bảo vệ gần sự cố nhất

91
phải tác động bảo vệ, trước các thiết bị đặt phía trước và các thiết bị bảo vệ dự
phòng.
Sự phối hợp các thiết bị được lắp đặt và lựa chọn phải phù hợp theo các quy
luật cơ bản sau về bảo vệ hệ thống phân phối.
* Tạo cho tất cả các sự cố thành sự cố thoáng qua, vì phần lớn sự cố là sự cố
thoáng qua chiếm từ 70% đến 80%.
* Chỉ cắt điện hẳn đối với sự cố vĩnh cữu.
* Phạm vi mất điện do sự cố phải là phần nhỏ nhất của đường dây bảo vệ.
II.2. Các phương pháp phối hợp giữa cầu chì với cầu chì:
II.2.1. Giới thiệu
Phối hợp giữa cầu chì với cầu chì cũng tuân theo ba nguyên tắc đã nêu ở phần
trên.
Khi sự cố xảy ra hai hay nhiều cầu chì có thể tác động vì một sự cố. Một quy
tắc được chấp nhận đối với phối hợp dây chảy cầu chì là thời gian cắt lớn của dây
chảy bảo vệ không được vượt quá 75% thời gian chảy nhỏ nhất của dây chảy được
bảo vệ. Điều này đảm bảo dây chảy sẽ ngắt và xóa cố trước lúc dây chảy dự phòng
(được bảo vệ) bị hư hại bằng bất cứ cách nào.
Có ba phương pháp có thể dùng trong phối hợp giữa cầu chì với cầu chì:
* Phương pháp ứng dụng những đặc tuyến TCC.
* Phương pháp dùng bảng phối hợp.
* Phương pháp phối hợp theo kinh nghiệm (theo quy luật xếp lớp).
Trong ba phương này phương pháp ứng dụng những đặc tuyến TCC là phương
pháp chính xác nhất và phải được dùng trong những vùng phối hợp tới hạn (những
vùng cần bảo vệ chính xác). Phương pháp dùng bảng được rút ra từ sự phối hợp
phương pháp TCC nên tương đối chính xác và có thể dùng trong những tình huống
lặp lại. Phương pháp phối hợp theo kinh nghiệm là ít chính xác nhất và sẽ đạt được
sự phối hợp trong một số ứng dụng giới hạn.

II.2.2. Các phương pháp phối hợp giữa cầu chì với cầu chì

II.2.2.1. Phương pháp phối hợp dùng đặc tuyến TCC


Trong nhiều trường hợp, sự phối hợp toàn hệ thống dựa vào các đặc tuyến
TCC cho một kiểu cầu chì đặc trưng (K, T, N, …) xuyên suốt toàn hệ thống. Như
vậy, việc phối hợp phần nào được đơn giản hóa.

92
Khi sử dụng dây chảy làm thiết bị bảo vệ, sự phối hợp cần bảo vệ là dây chảy
dự phòng của phía nguồn không bị ảnh hưởng gì khi sự cố xảy ra ở vùng dây chảy
bảo vệ phía tải. Các yếu tố cần quan tâm để thực hiện điều này là:
* Sai số của thiết bị
* Nhiệt độ môi trường xung quanh
* Các hiệu ứng khi có tải
* Các hiệu ứng trước khi sự cố xảy ra
Thông thường, nên dùng một yếu tố hạ định mức khoảng 75% hơn là đi sâu
phân tích chi tiết những yếu tố này. Điều này giúp chúng ta đạt được sự phối hợp
như mong muốn (và ngăn ngừa những tổn hại cho dây chảy dự phòng) bằng cách
chọn thời gian cắt điện tối đa của dây chảy bảo vệ không lớn hơn 75% thời gian
chảy nhỏ nhất của dây chảy dự phòng.
Sai số của thiết bị trong các các đặc tuyến TCC thường tự động xem xét theo
TCC chuẩn. Đơn giản là dựa vào vùng bảo vệ của các đặc tuyến và so sánh dòng cắt
tối đa của dây chảy bảo vệ với dòng chảy tối thiểucủa dây chảy được bảo vệ.
Các TCC được trình bày dựa trên một nhiệt độ môi trường xung quanh là
25oC. Nhiệt độ môi trường xung quanh cao hơn sẽ giảm thời gian chảy và ngược lại
giảm nhiệt độ sẽ tăng thời gian chảy. Do nhiệt độ biến động hàng ngày và hàng năm
nên chúng ta có thể xây dựng một dãy dựa trên nhiệt độ hàng năm lớn nhất và nhỏ
nhất.
Aûnh hưởng của dòng tải trước đó, theo mức độ dòng điện chạy qua dây chảy
sẽ làm tăng nhiệt độ dây chảy và do đó giảm thời gian chảy.
Các ảnh hưởng của hiệu ứng trước sự cố rất khó xác định, mức độ mà đặc tính
xóa sự cố của cầu chì có thể bị ảnh hưởng khi dòng điện tiếp cận mức chảy nhỏ nhất
của đặc tuyến TCC. Để tránh các ảnh hưởng của sự hư hại trước, trong bất kỳ
trường hợp nào dây chảy dự phòng không được phép có dòng điện trong phạm vi
90% cuả đặc tuyến chảy nhỏ nhất của nó đi qua.
Ví dụ về phối hợp giữa các cầu chì:
Cho sơ đồ như hình vẽ. Giá trị dòng ngắn mạch cực đại và dòng tải được cho
trên sơ đồ. Các cầu chì sử dụng đều là loại K.

93
Hình 49 Sự phối hợp giữa cầu chì với cầu chì

II.2.2.2. Phương pháp tra bảng


Trong một số trường hợp, việc phối hợp giữa các cầu chì là quá trình lặp đi lặp
lại, các đặc tuyến TCC chồng lặp lên nhau sẽ rất khó khăn trong việc phối hợp. Nếu
có một hệ số thích hợp được như là một đặc trưng của hệ thống và xác định được
dòng sự cố qua các cầu chì thì việc dùng bảng tra để phối hợp sẽ dễ dàng hơn, tuy
nhiên độ chính xác sẽ kém hơn so với phương pháp phối hợp dùng đặc tuyến TCC.
Các bảng trình bày sau đây là các loại K và T của EEI-NEMA có thời gian
ngắt lớn nhất của cầu chì bảo vệ không lớn hơn 75% thời gian chảy nhỏ nhất của
cầu chì dự phòng tại dòng sự cố cực đại.
Bảng 1: Dây chảy loại K EEI-NEMA
Dòng định mức dây chảy (A)
Dòng định mức
8K 10K 12K 15K 20K 25K 30K 40K 50K 65K 80K 100K 140K 200K
dây chảy (A)
Bảo vệ dòng sự cố lớn nhất được cung cấp bởi dây chảy bảo vệ (A)
6K 190 350 510 650 840 1060 1340 1700 2200 2800 3900 5800 9200
8K 210 440 650 840 1060 1340 1700 2200 2800 3900 5800 9200
10K 300 540 840 1060 1340 1700 2200 2800 3900 5800 9200
12K 320 710 1060 1340 1700 2200 2800 3900 5800 9200
15K 430 870 1340 1700 2200 2800 3900 5800 9200
20K 500 1100 1700 2200 2800 3900 5800 9200
25K 660 1350 2200 2800 3900 5800 9200
30K 850 1700 2800 3900 5800 9200
40K 1100 2200 3900 5800 9200
50K 1450 2500 5800 9200
65K 2400 5800 9200
80K 4500 9200
100K 2400 9100
140K 4100

94
Bảng 2: Dây chảy loại T EEI-NEMA
Dòng định mức Dòng định mức dây chảy (A)
dây chảy (A) 8T 10T 12T 15T 20T 25T 30T 40T 50T 65T 80T 100T 140T 200T
Bảo vệ dòng sự cố lớn nhất được cung cấp bởi dây chảy bảo vệ (A)
6T 350 680 920 1200 1500 2000 2540 3200 4100 5000 6100 9700 15200
8T 375 800 1200 1500 2000 2540 3200 4100 5000 6100 9700 15200
10T 530 1100 1500 2000 2540 3200 4100 5000 6100 9700 15200
12T 680 1280 2000 2540 3200 4100 5000 6100 9700 15200
15T 730 1700 2540 3200 4100 5000 6100 9700 15200
20T 990 2100 3200 4100 5000 6100 9700 15200
25T 1400 2600 4100 5000 6100 9700 15200
30T 1500 3100 5000 6100 9700 15200
40T 1700 3800 6100 9700 15200
50T 1750 4400 9700 15200
65T 2200 9700 15200
80T 7200 15200
100T 4000 13800
140T 7500

II.2.2.3. Phương pháp phối hợp theo kinh nghiệm.


Phối hợp theo kinh nghiệm được thiết lập để phối hợp các dây chảy cầu chì
EEI-NEMA có cùng loại và cấp, chẳng hạn dủng dây chảy khuyến khích loại T với
dây chảy khuyến khích loại T hoặc dây chảy không khuyến khích loại K với dây
chảy không khuyến khích loại K.
Dây chảy loại K có thể được phối hợp thỏa mãn giữa các định mức kề cận
trong cùng một nhóm lên đến giá trị dòng 13 lần định mức của dây chảy bảo vệ.
Dây chảy loại T có thể được phối hợp thỏa mãn giữa các định mức kề cận trong
cùng một nhóm lên đến giá trị dòng 24 lần định mức của dây chảy bảo vệ. Những
ứng dụng như thế mang lại hệ số an toàn đến 75% hay lớn hơn.
Các định mức khuyến khích loại T:6, 10,15, 25, 40, 65, 100, 140, 200.
Các định mức không khuyến khích loại T:8, 12, 20, 30, 50, 80.
Tuy nhiên, phương pháp này rất ít được sử dụng vì độ chính không cao và đòi
hỏi phải có nhiều kinh nghiệm trong việc phối hợp.

II.2.2.4. Một số loại phối hợp giữa cầu chì với cầu chì
Như đã trình bày tất cả các sự phối hợp giữa cầu chì với cầu chì đều tuân theo
nguyên tắc là cầu chì bảo vệ tác động trước khi cầu chì dự phòng tác động. Hệ số
75% được xem là thích hợp để đảm bảo sự phối hợp. Tuy nhiên hệ số này có thể
hiệu chỉnh khi xem xét từng hệ thống cụ thể. Một số kiểu phối hợp như sau:
* Phối hợp cầu chì hạn chế dòng phía nguồn và cầu chì bật phía tải.
* Phối hợp cầu chì hạn chế dòng phía tải và cầu chì bật phía nguồn.

95
* Phối hợp hai cầu chì hạn chế dòng.

II.2.3. Cầu chì cho máy biến áp

II.2.3.1. Giới thiệu


Sơ đồ bảo vệ quá dòng hoàn chỉnh dành cho máy biến áp phải được thực hiện
những yêu cầu sau.
* Bảo vệ được hệ thống từ những sự cố máy biến áp.
* Bảo vệ máy biến áp từ những quá tải trầm trọng.
* Cách ly máy biến áp ra khỏi hệ thống càng nhanh càng tốt và giới hạn những
tác động có thể xảy ra ở đó.
* Chịu được những quá tải trong thời gian ngắn mà không bị hư hỏng.
* Chịu được dòng đột biến và dòng tăng cao tải lạnh.
* Chịu được sự phá hoại do các xung sét.
Các thiết bị sẵn có dành cho bảo vệ quá dòng máy biến thế bao gồm: cầu chì,
thiết bị ngắt mạch, Recloser, các buồng cắt sự cố và máy cắt. Thông thường, sự lựa
chọn các thiết bị bảo vệ máy biến áp sao cho kinh tế nhất hoặc kết hợp để mang lại
sự bảo vệ thích hợp đối với từng loại phụ tải và trong hầu hết các ứng dụng cầu chì
được xem là tiện lợi nhất. Để hiểu thấu đáo hơn về vấn đề phối các thiết bị, cần
tham khảo thêm các phần phối hợp giữa cầu chì và Recloser và giữa Relay với cầu
chì ở các phần sau.

II.2.3.2. Nguyên lý bảo vệ máy biến áp dùng cầu chì


Việc đầu tiên khi bảo vệ máy biến áp dùng cầu chì là phải nghiên cứu các
nguyên lý về sử dụng cầu chì. Nhìn chung, tỉ số dây chảy có thể tính toán bằng cách
chia dòng chảy nhỏ nhất của dây chảy cho dòng đầy tải của máy biến áp. Nếu sử
dụng tỉ số cao, nó sẽ bảo vệ hệ thống tránh khỏi sự hư hỏng máy biến áp nhưng nó
đồng thời tạo ra sự giới hạn của bảo vệ quá tải. Còn tỉ số này thấp thì sẽ bảo vệ
được quá tải lớn nhất nhưng cầu chì sẽ bị hư hỏng khi dòng điện tăng cao trong thời
gian dài hay dòng xung.
Những yếu tố tốt nhất được xem xét khi sử dụng cầu chì bảo vệ cho máy biến
áp bao gồm tính liên tục cấp điện, hư hỏng máy biến áp do quá tải, phối hợp cầu chì
máy biến áp với thiết bị phân đoạn, các ảnh hưởng của dòng điện tràn, dòng tăng
cao do tải lạnh.v.v…
Dòng điện tràn (inrush currents) là dòng quá độ xảy ra khi một máy biến áp
được khởi động. Các dòng này phụ thuộc nhiều vào từ dư trong lõi thép tại một thời
điểm đưa sóng điện áp vào máy biến áp. Để chịu đựng được các dòng đột biến này,

96
một cầu chì phải chịu được 25 lần dòng đầy tải trong thời gian 0,01 giây và 12 lần
dòng đầy tải trong 0,1 giây.
Sự tăng cao do tải lạnh xảy ra khi đóng điện trở lại sau thời gia mất điện. Sự
gia tăng này khác nhau, phụ thuộc vào hệ thống điện. Đặc tuyến của cầu chì được
chọn phải chậm hơn đặc tuyến dòng điện tràn nếu có được đặc tuyến này.
Điện áp do sét đánh có thể làm bảo hòa lõi thép máy biến áp, gây ra dòng điện
tràn. Trong trường hợp này, những kinh nghiệm thực tế sẽ được áp dụng tốt nhất vì
việc phân tích là rất phức tạp. Nói chung, nếu việc hư hỏng do sét đánh là vấn đề
lớn thì các loại cầu chì có kích thước lớn sẽ được áp dụng tốt nhất.

II.2.3.3. Các loại cầu chì dùng bảo vệ máy biến áp


Có rất nhiều loại cầu chì có thể dùng cho việc bảo vệ máy biến áp, đơn giản
như là loại đặt bên trong máy biến áp có cỡ nhỏ. Loại này có chi phí lắp đặt thấp
nhưng lại hạn chế khả năng cắt ngắn mạch. Nó không thể thay thế và thường phải
dùng chung với máy cắt thứ cấp.
Loại cầu chì tự rơi đặt bên ngoài, là sư lựa chọn tiếp theo, có tính kinh tế và có
các ưu điểm dễ dàng phục hồi bảo vệ. Tuy nhiên, nó sẽ không cung cấp việc bảo vệ
hạn chế dòng tránh sự hư hại nghiêm trọng của máy biến áp.
Loại cầu chì hạn chế dòng đặt ở sứ đầu vào hoặc đặt bên ngoài là sự lựa chọn
đắt tiền nhất và các cầu chì phải được thay thế sau mỗi sự cố. Tuy nhiên, loại cầu
chì này không có bất kỳ sự nguy hiểm do phối hợp sai hay thay thế các dây chảy
không phù hợp. Nó cũng bảo vệ được các hư hỏng nặng đối với máy biến áp.
Phối hợp một cầu chì hạn dòng với một cầu chì tự rơi có chi phí lắp đặt cao
hơn nhưng thuận lợi chỉ có dây chảy kiểu tự rơi phải thay thế khi có sự cố dòng
thấp. Đây là giải pháp có tính ưu việt nhất.
II.3. Phối hợp Recloser với cầu chì
II.3.1. Các nguyên tắc phối hợp Recloser
Recloser là thiết bị bảo vệ quá dòng thường được sử dụng khi sự cố được xem
như là thoáng qua. Để ứng dụng Recloser trên lưới phân phối cho phù hợp, cần xem
xét nguyên tắc phối hợp cơ bản sau:
1. Các thiết bị phía tải phải xóa sự cố tạm thời hay vĩnh cữu trước khi thiết bị
phía nguồn cắt mạch (cầu chì) hay vận hành cắt hẳn (Recloser).
2.Sự cắt điện do sự cố vĩnh cữu phải được hạn chế để chỉ ảnh hưởng đến phần
nhỏ nhất của hệ thống.

97
Các nguyên tắc này ảnh hưởng đến sự chọn lựa đặc tuyến bảo vệ và trình tự
hoạt động của cả thiết bị phía nguồn, phía tải và vị trí của các thiết bị này trên lưới
phân phối. Vị trí và số lượng thiết bị được xác định tuỳ trường hợp cụ thể.
* Các giá trị định mức của Recloser:
- Điện áp định mức.
- Cấp cách điện (BIL).
- Dòng liên tục lớn nhất.
- Dòng cắt tạm thời nhỏ nhất.
- Dòng cắt ngắn mạch lớn nhất.

II.3.2. Sử dụng đặc tuyến TCC có hiệu chỉnh.


Phối hợp giữa các Recloser và cầu chì được thực hiện theo phương pháp dựa
vào đặc tuyến TCC được điều chỉnh bởi các hệ số nhân.
Từ đặc tuyến của các cầu chì phía nguồn, được chọn để bảo vệ máy biến áp, sẽ
xác định được loại Recloser và đặc tuyến của Recloser. Khi lựa chọn xong Recloser
để phối hợp tốt với cầu chì phía nguồn thì mới tiến hành lựa chọn các cầu chì phía
tải phối hợp với Recloser.

II.3.2.1. Phối hợp cầu chì phía nguồn với Recloser


Cầu chì phía nguồn máy biến áp có tác dụng bảo vệ hệ thống, ngăn ngừa sự cố
ở máy biến áp và bảo vệ máy biến áp khỏi sự cố ở thanh cái thứ cấp.
Recloser được chọn phối hợp với cầu chì phía nguồn sao cho cầu chì không
cắt mạch với bất kỳ dòng sự cố nào ở phía tải Recloser. Nhiệt sinh ra do hoạt động
của Recloser phải nhỏ hơn đặc tính phá hủy của dây chảy. Điều này được thực hiện
bằng cách sử dụng một hệ số nhân vào đặc tuyến của Recloser để xác định điểm phá
hủy của dây chảy. Đặc tuyến tác động trễ của Recloser phải nhanh hơn đặc tuyến
chảy nhỏ nhất của cầu chì phía nguồn.
Đặc tuyến TCC được sử dụng phối hợp Recloser phía thứ cấp với cầu chì phía
nguồn theo các quy luật sau:
- Đối với dòng sự cố lớn nhất tại vị trí đặt Recloser, thời gian chảy nhỏ nhất
của cầu chì phía nguồn máy biến áp phải lớn hơn thời gian ngắt trung bình của đặc
tuyến trễ của Recloser nhân với hệ hiệu chỉnh.
Hệ số nhân K đối với khoảng thời gian lặp lại và trình tự hoạt động được cho
ở bảng sau:
Bảng3 Hệ số nhân K:

98
Thời gian
đóng lại Các hệ số nhân
(chu kỳ) Hai nhanh Một nhanh
Bốn chậm
Hai chậm Ba chậm
25 2.7 3.2 3.7
30 2.6 3.1 3.5
50 2.1 2.5 2.7
90 1.85 2.1 2.2
120 1.7 1.8 1.9
240 1.4 1.4 1.45
600 1.35 1.35 1.35

Giá trị dòng điện tại điểm giao nhau giữa đặc tuyến tác động trễ của Recloser
đã được hiệu chỉnh với thời gian chảy nhỏ nhất của cầu chì là dòng phối hợp lớn
nhất.
Chú ý: Đặc tuyến của cầu chì và đặc tuyến của Recloser phải vẽ trên cùng một
cấp điện áp.

Cầu chì phía nguồn

Máy biến áp

RE Recloser

Hình 50 Sơ đồ phối hợp Recloser với cầu chì phía nguồn


Khi cầu chì được đặt ở phía cao áp và Recloser ở phía hạ áp, sự so sánh đặc
tuyến TCC của cầu chì và Recloser sẽ yêu cầu đặc tuyến của thiết bị nào được dịch
chuyển ngang theo trục dòng điện theo tỉ số vòng dây của MBA. Vì cỡ dây chảy của
cầu chì thường được xác định theo dung lượng MBA, do vậy rất dễ dàng trong việc
dịch chuyển đặc tuyến dây chảy và so sánh nó với các đặc tuyến khác sẵn có của
Recloser. Sự dịch chuyển này phải bảo đảm chúng phải cùng cấp điện áp.

99
II.3.2.2. Phối hợp Recloser với cầu chì phía tải
Sự phối hợp tốt nhất giữa Recloser và cầu chì phía tải đạt được khi chọn
Recloser có chế độ hoạt động: hai lần tác động nhanh - hai lần tác động chậm.
Trong thực tế, sự lựa chọn này phụ thuộc vào tỉ lệ phần trăm sự cố xảy ra và đặc
điểm của từng hệ thống. Để minh họa, giả sử Recloser ngắt lần đầu tiên với 70% sự
cố là thoáng qua và ngắt lần thứ hai là 10%. Nếu sự cố kéo dài hay vĩnh cữu vẫn
còn thì cầu chì sẽ tác động xoá sự cố trước khi Recloser thao tác lần thứ ba và thứ
tư.
Sự phối hợp sẽ đạt hiệu quả thấp hơn nếu ta cài đặt Recloser ở chế độ một lần
tác động nhanh – ba lần tác động chậm. Chế độ này cũng xóa được 70% sự cố trong
lần ngắt đầu tiên của Recloser, nhưng nó được sử dụng khi có các thiết bị phân đoạn
tự động được đặt giữa Recloser và cầu chì.
Không thể chọn chế độ cài đặt cho Recloser tất cả là nhanh hoặc tất cả chậm,
nếu tất cả là nhanh thì không đủ thời gian để cầu chì tác động còn nếu tất cả là chậm
thì cầu chì sẽ tác động ngay ở sự cố đầu tiên.
Hai qui tắc sau đây để chọn cầu chì bảo vệ phía tải Recloser:
* Tất cả giá trị dòng sự cố có được tại vị trí đặt cầu chì, thời gian chảy nhỏ
nhất của cầu chì phải lớn hơn thời gian tác động nhanh của Recloser khi đã hiệu
chỉnh (nhân với hệ số K). Việc nhân hệ số sẽ đảm bảo một giới hạn an toàn giữa
thời gian cắt nhanh của Recloser và thời gian chảy của cầu chì nhằm ngăn ngừa sự
phá hỏng hay đứt của cầu chì.
* Tất cả các giá trị dòng điện sự cố có thể có trên nhánh rẽ được bảo vệ bằng
cầu chì thì thời gian cắt lớn nhất của cầu chì không được lớn hơn thời gian tác động
chậm của Recloser, khi Recloser có ít nhất hai lần tác động chậm. Nếu các đặc
tuyến phối hợp gần nhau, Recloser có thể ngắt khi cầu chì tác động, nhưng sau đó
đóng lại khôi phục sự cấp điện cho phần hệ thống còn lại.
Phạm vi phối hợp giữa Recloser và cầu chì được cố định theo hai nguyên tắc
trên. Nguyên tắc 1 tạo ra dòng phối hợp lớn nhất, nguyên tắc 2 tạo ra dòng phối hợp
nhỏ nhất. Dòng phối hợp lớn nhất có được khi đặc tuyến chảy nhỏ nhất của cầu chì
cắt đặc tuyến thời gian tác động nhanh của Recloser đã hiệu chỉnh. Dòng phối hợp
nhỏ nhất là giao điểm giữa đặc tuyến thời gian cắt lớn nhất của cầu chì với đặc
tuyến tác động trễ của Recloser. Nếu đặc tuyến thời gian cắt lớn nhất của cầu chì
không cắt và nằm dưới đường cong tác động trễ của Recloser thì dòng phối hợp nhỏ
nhất sẽ là giá trị dòng ngắt nhỏ nhất của Recloser.
II.4. Phối hợp Relay với cầu chì
Sự phối hợp giữa relay và cầu chì có hai ứng dụng chính:

100
* Phối hợp relay với cầu chì phía nguồn.
* Phối hợp relay với cầu chì phía tải.
Trong cả hai trường hợp trên, relay được xem như một bộ điều khiển dòng cắt
và thời gian của máy cắt, nhưng mục đích phối hợp của hai ứng dụng này hoàn toàn
khác nhau.
Khi phối hợp giữa relay với cầu chì phía nguồn là khi máy cắt được điều chỉnh
bằng relay thực hiện toàn bộ các tác động mà không gây hư hỏng hay chảy của cầu
chì, nói cách khác là relay phải ngắt trước khi cầu chì tác động, để chỉ một phần nhỏ
của mạch được cách ly. Ngược lại khi phối hợp relay với cầu chì phía tải, thường
cho phép đặc tuyến TCC của relay chậm hơn đặc tuyến của cầu chì, để cầu chì tác
động trước và ngăn cách sự cố trước khi relay tác động máy cắt, ở trường hợp này
nếu thêm vào các relay tác động tức thời nhanh hơn tác động của cầu chì phía tải ở
chu kỳ tác động dầu tiên của máy cắt sẽ cung cấp bảo vệ sự cố thoáng qua.

II.4.1. Phối hợp cầu chì phía nguồn với relay

Cầu chì phía nguồn

Máy biến áp

Relay Relay

Hình 51 Sơ đồ phối hợp cầu chì phía sơ cấp và relay phía thứ cấp
Mục đích cơ bản của việc phối hợp là cầu chì bảo vệ mạch phía sơ cấp MBA
cùng với một máy cắt, được điều khiển bằng relay, bảo vệ mạch phía thứ cấp.Việc
thực hiện phối hợp bằng một trong hai phương pháp:phương pháp tổng thời gian
tích lũy hoặc phương pháp các hệ số làm nguội. Để so sánh đặc tuyến TCC của cầu
chì và relay, cả hai phải được biểu thị trên cùng điện áp cơ bản bằng cách dịch
chuyển một trong hai đặc tuyến, tương tự như phần phối hợp giữa Recloser và cầu
chì phía nguồn.

101
II.4.1.1. Phương pháp tổng thời gian tích lũy
Phương pháp phối hợp đơn giản và lâu đời nhất là thêm vào bộ đếm thời gian
các sự cố, thời gian độc lập nhỏ hơn 10s, một khoảng thời gian tiêu biểu theo yêu
cầu để làm nguội hoàn toàn và so sánh thời gian tổng này với đặc tuyến của cầu chì.
Một thời gian dự phòng khoảng 50% của đặc tuyến chảy nhỏ nhất của cầu chì phía
nguồn được cho phép mang tải trước, nhiệt độ môi trường, sự phá hoại trước và tính
không lặp lại của relay. Một vài nơi sử dụng 0.3s làm thời gian dự phòng thay vì
chọn theo %.

II.4.1.2. Phương pháp hệ số nguội


Khi sự phối hợp yêu cầu chặt chẽ hơn thì dùng phương pháp hệ số nguội.
Phương pháp này liên quan đến việc sử dụng các hệ số làm nguội của các dây chảy
và sự đánh giá khoảng thời gian đóng lại thực tế của relay.
Công thức sử dụng là: Teff = TF(N) + CN x TF(N-1) + CN-1 x CN x TF(N-2) +...
Trong đó: Teff: là khoảng thời gian sự cố ảnh hưởng của relay phối hợp với
các ảnh hưởng đốt nóng đóng lại thành công.
CN: Hệ số làm nguội của dây chảy trong khoảng thời gian đóng lại (mở) thứ
10. Giá trị này thay đổi từ 1,0 ở các thời gian đóng lại nhanh, đến 0,0 ở các thời
gian đóng lại dài.
TF(N): Khoảng thời gian sự cố thứ N của thiết bị đóng lại.
Việc sử dụng công thức trên đòi hỏi phải biết về các đặc tính phục hồi của
relay. Thời gian phục hồi 10s (khi tải còn lại 0%) đối với nấc 2.

II.4.2. Phối hợp relay với cầu chì phía tải

110/15-22 KV
40 MVA

Breaker
/ Relay

Fuse

Hình 52 Sơ đồ phối hợp cầu chì với relay

102
Trường hợp đơn giản nhất, một relay quá dòng có đặc tuyến đơn và mục đích
của việc phối hợp relay với cầu chì phía tải là đảm bảo cho đặc tuyến relay chậm
hơn đặc tuyến cầu chì. Vì vậy khi cầu chì tác động trong trường hợp sự cố cuối
đường dây thì máy được bảo vệ tránh sự cố vĩnh cữu và chỉ một phần nhỏ của
đường dây bị mất điện.
* Các phương pháp tiếp cận với bảo vệ sự cố thoáng qua.
Một ứng dụng khác cũng cần quan tâm là bảo vệ sự cố thoáng qua. Bảo vệ sự
cố thoáng qua bằng cách thêm một phần tử tức thời vào relay. Phạm vi bảo vệ có
thể mở rộng bằng cách hạ thấp mức cài đặt tức thời. Tuy nhiên, giới hạn nhỏ hơn
thường được xác định bởi dòng tăng vọt và sự phối hợp giữa các thiết bị phía sau và
giới hạn cao hơn được xác định bởi tốc độ của máy cắt.
II.5. Phối hợp Recloser với Recloser
II.5.1. Phối hợp bằng cách sử dụng đặc tuyến TCC
Sự phối hợp Recloser với Recloser được thực hiện bằng cách chọn lựa các giá
trị dòng cắt nhỏ nhất khác nhau ở Recloser điện tử. Sự lựa chọn thích hợp được xác
định dựa vào đặc tuyến TCC của các Recloser.
Các đặc tuyến TCC được chọn để sử dụng tốt nhất chỉnh định thời gian kép,
một đặc điểm của tất cả Recloser, mà có thể lập trình để một hay các tác động đầu
tiên của Recloser là tác động nhanh và sau đó là các tác động chậm.
Một điều cần quan tâm khi phối hợp Recloser với Recloser là thời gian (chu
kỳ) giữa các đặc tuyến của hai Recloser phải có thời gian tối thiểu khác nhau giữa
các đặc tuyến nhằm ngăn ngừa việc tác động đồng thời của hai Recloser.

II.5.2. Nguyên tắc phối hợp cơ bản của Recloser điện tử


Recloser điều khiển điện tử luôn đáp ứng được khả năng phối hợp rộng thỏa
mãn yêu cầu của từng hệ thống riêng biệt. Với các Recloser cần phối hợp, cần chú ý
đến dòng cắt nhỏ nhất đối với sự cố chạm đất và chạm pha, cũng như việc chọn các
đặc tuyến TCC, chu trình thao tác, khoảng thời gian tác động và các yếu tố phụ
khác.
Các Recloser điện tử kề cận có thể phối hợp sát nhau vì không có sự vô hiệu
hoá hay sự trôi (follow – through) của mạch điện tử. Nếu Recloser phía tải giải trừ
sự cố nhanh hơn Recloser phía nguồn thì sự phối hợp được bảo đảm. Thời gian cắt
phía sự cố phía tải cộng với sai số phải nhỏ hơn thời gian cắt sự cố phía nguồn trừ
đi sai số.
Việc phối hợp Recloser với Recloser trên hệ thống lưới phân phối sau khi đã
được xác định theo điện áp định mức, công suất cắt, công suất dòng liên tục, sau đó
xác định dòng cắt nhỏ nhất và đặc tuyến TCC.

103
Đối với Recloser điện tử việc chọn dòng cắt nhỏ nhất không thể thay thế cho
công suất dòng liên tục lớn nhất của Recloser, dòng cắt nhỏ nhất được lập trình
trong mạch điều chỉnh không phụ thuộc vào các định mức dòng liên tục lớn nhất
của Recloser. Tuy nhiên, dòng cắt nhỏ nhất được chọn theo giá trị dòng tải đỉnh đã
được dự đoán trước và đảm bảo Recloser tác động đối với bất cứ dòng sự cố nào
trong vùng bảo vệ của nó.
Vì việc bảo vệ sự cố thoáng qua là cần thiết cho đường dây, giữa Recloser tại
trạm biến áp và Recloser phía tải nên Recloser tại trạm phải có ít nhất một lần tác
động nhanh. Recloser phía tải sẽ phối hợp với Recloser phía nguồn nếu nó có số lần
tác động nhanh bằng hay lớn hơn số lần tác động nhanh của Recloser phía nguồn.
Các đặc tuyến tác động chậm được chọn để cho Recloser phía tải tác động cắt hẳn
sự cố vĩnh cữu mà không có phần dự trữ cắt sau khi nó thực hiện tác động nhanh.
Việc cắt đồng thời có thể bị loại trừ bằng cách chọn các đặc tuyến phù hợp và dùng
các ứng dụng phối hợp khác (chế độ tuần tự của Mc Graw Edison).

II.5.3. Những trạng thái đặc biệt và phụ trợ của Recloser điện tử
Khi sử dụng Recloser vào những phối hợp ohức tạp, có thể ứng dụng các đặc
tính và các phụ trợ khác nhau sẵn có của Recloser điện tử, sẽ làm tăng tính linh hoạt
và sự phối hợp. Các phối hợp có thể phức tạp hơn nhưng các phụ trợ sẽ cung cấp
nhiều thuận lợi cho việc vậb hành hệ thống.

II.5.3.1. Phối hợp tuần tự


Đặc điểm sử dụng phối hợp tuần tự nhằm nâng cao tính phục vụ liên tục trên
những đường dây được bảo vệ bằng Recloser nối tiếp. Nó ngăn ngừa các thao tác
nhanh không cần thiết của Recloser phía nguồn khi những sự cố có thể bị xóa bởi
Recloser phía tải. Vì khi Recloser phía nguồn và Recloser phía tải có cùng đặc
tuyến TCC thì chúng sẽ tác động nhanh đồng thời khi xảy ra sự cố vĩnh cữu ở phía
tải, ngay cả khi chúng không cắt đồng thời thì Recloser phía nguồn sẽ cắt hai lần
nhanh trên đặc tuyến nhanh của nó khi Recloser phía tải đang hoạt động ở đặc tuyến
tác động chậm của nó. Do đó việc hạn chế số lần tác động nhanh của Recloser phía
nguồn là cần thiết.
Trong việc phối hợp tuần tự, Recloser phía nguồn chỉ thực hiện đếm số lần tác
động nhanh của Recloser phía tải nhưng sẽ không cắt. Vì vậy, khi sự cố bị phát hiện
bởi Recloser phía nguồn thì nó không thực hiện thao tác cắt và khi Recloser phía tải
đạt đến thời gian tác động chậm thì nó tự cắt giải trừ sự cố ở dưới Recloser phía tải,
nên sự cắt điện khu vực ở giữa hai Recloser sẽ được hạn chế.
Sự phối hợp tuần tự chỉ hoạt động dựa trên số lần tác động nhanh, vì vậy số
lần tác động trong khi phối hợp tuần tự sẽ được xác định dựa trên số lần tác động

104
nhanh của Recloser phía nguồn. Đặc tuyến TCC nhanh của Recloser phía nguồn
phải có phản ứng chậm hơn đặc tuyến TCC tác động nhanh phía tải.

II.5.3.2. Chức năng cắt dòng tức thời.

Các bước tuần tự của chương


ACR1 trình, nhưng tiếp điểm của
Recloser vẫn đóng

ACR1 Đóng
Mở
Ngắt hẳn
ACR2
ACR2
A A B B
Sự cố
Thời gian

ồ ố ầ ầ
Hình 53 Trình tự cắt tức thời
Ở mức dòng sự cố cao hơn, đặc điểm cắt tức thời sẽ mở rộng tầm phối hợp của
Recloser với các thiết bị bảo vệ phía nguồn. Đặc điểm này cho phép bộ điều khiển
các đặc tính dòng sự cố được lập trình tác động Recloser lập tức cắt dòng sự cố mà
không cần thực hiện khoảng thời gian trễ trong chế độ hoạt động theo đặc tuyến
TCC đã cài đặt trước đó, nhằm tránh gây hư hỏng thiết bị trên lưới phân phối.
Khả năng cắt tức thời có thể được lập trình thực hiện khi dòng sự cố vượt quá
dòng cắt nhỏ nhất một bội số đã được chọn tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.
Trạng thái cắt tức thời có thể cài đặt một hay nhiều lần tùy theo thứ tự phối hợp.
Khi sử dụng chức năng này để cắt dòng sự cố chạm đất thì bội số này không nhất
thiết phải bằng bội số dòng sự cố pha.
Khi ứng dụng Recloser cho hệ thống phân phối và sử dụng trạng thái cắt tức
thời thì bội số này có thể thay đổi bất kỳ trong phạm vi có sẵn của nhà sản xuất.

II.5.3.3. Chức năng khóa tức thời


Đặc điểm khoá tức thời làm cho Recloser trở nên linh động hơn, nó cho phép
bộ điều khiển tự động cắt ngắn chu trình khi gặp dòng sự cố cao hơn một mức đặt
trước. Với chức năng phụ trợ này cho phép giảm tối đa ảnh hưởng của sự cố có
cường độ lớn, các sự cố gần nơi mà sự cố vĩnh cữu có xác xuất cao và không yêu
cầu có sự phối hợp với các thiết bị phía cuối đường dây. Khả năng hư hại thiết bị
hay dây dẫn sẽ giảm đáng kể khi giảm số lần tác động cắt sự cố trên mức đã đặt
trước.

105
Khóa tức thời hoạt giống như cắt tức thời. Đặc tính này được đặt để cắt hẳn bộ
điều khiển sau một, hai hay ba lần tác động.

II.5.3.4. Sự kết hợp giữa cắt tức thời và khóa tức thời.
Sự kết hợp cắt tức thời và khóa tức thời tạo ra một ứng khác cho bộ điều khiển
đó là khả năng cung cấp ba khu vực bảo vệ.
Hoạt động điều khiển sự cố ở vùng 3 là Recloser được cài đặt 2 nhanh 2 chậm,
theo sự phối hợp Recloser với cầu chì khi xảy ra sự cố bình thường ở F2.
Cài đặt cắt dòng tức thời ởù bội số cắt dòng nhỏ nhất là 4, các sự cố ở khu vực
2, nơi mà có thể vượt quá mức 1600A có thể sẽ gây ra 4 lần thao tác cắt tức thời.
Tuy nhiên, sự cố xảy ra ở sau thiết bị phân đoạn, do có sự phối hợp với thiết bị phân
đoạn, nên hoạt động bị giới hạn đến lần hoạt động thứ 3 của Recloser thì thiết bị
phân đoạn sẽ cắt sự cố F1 hoàn toàn.
Vì vùng 1 ở gần sự cố F1, nơi dòng sự cố lớn gây chảy dây dẫn hay hư hỏng
thiết bị ở vùng 1, nên khoá tức thời sẽ tác động không làm việc theo thứ tự điều
khiển cài đặt trước. Đặt trạng thái khóa tức thời với bội số cắt nhỏ nhất là 16, tức là
trạng thái khóa tức thời xảy ra khi dòng sự cố vượt mức 6400A. Do giảm tối đa số
lần dòng sự cố cao được cảm nhận nên giảm được khả năng hư hại thiết bị và dây.
Khi xác suất sự cố quá cao có thể xảy ra ở vùng 1 thì khoá tức thời cho phép hai lần
thao tác ở vùng1.

II.5.3.5. Thời gian tự đóng lại


Thời gian giữa thao tác mở tiếp điểm và thao tác đóng tiếp điểm tiếp theo của
Recloser (không xem xét cắt hẳn) là khoảng thời gian tự đóng lại. Các tiếp điểm của
Recloser mở trong khoảng từ 0.5s đến 60s tùy thuộc vào loại Recloser va øtừng hệ
thống. Thông thường, người ta cài đặt thời gian đóng trở lại là 2s trong hầu hết các
ứng dụng thực tế.
Recloser điện tử cho phép ta lập trình thời gian đóng lại với phạm vi rất rộng,
từ đóng lại tức thời cho đến thời gian đóng lại có thể đến 60s và thông thường người
ta chọn thời gian bằng cách nhân thời gian chuẩn với hệ số nhân do ta định trước.

Hết chương !

106
CHƯƠNG 6:
SÓNG HÀI
CHƯƠNG 6:
SÓNG HÀI
Ta biết rằng theo lý thuyết các nguồn tác động (là những tín hiệu được đưa
đến mạch) tồn tại trên lưới điện là các hàm điều hòa. Thực tế các nguồn tác động
này trong lưới điện không phải lúc nào cũng là hàm điều hòa, mà nó có thể có hình
dạng bất kỳ, bao gồm nhiều thành phần tần số trong đó có các thành phần tần số
nào đó (họa tần) khác với thành phần tần số cơ bản mà ta mong muốn sẽ ảnh
hưởng nhất định cho sự hoạt động của mạch và các phần tử trong lưới điện. Khi đó
các đáp ứng trong mạch cũng sẽ là các quá trình nhiều tần số.

108
I. Lý thuyết sóng hài
I.1. Các nguồn gây sóng hài trong lưới điện:
Trong những năm gần đây, các thiết bị điện tử (như bộ điều chỉnh tốc độ động
cơ, các bộ chỉnh lưu điều khiển, máy vi tính,...) đã gây ra nhiều vấn đề liên quan
đến sóng họa tần trong lưới điện. Đối với hệ thống truyền tải điện thì ảnh chủ yếu
do cảm kháng từ hóa phi tuyến của máy biến áp, thiết bị hồ quang như: các lò điện
hồ quang, các máy hàn, các cuộn kháng điện trong các thiết bị hoạt động trên cơ sở
cảm ứng điện từ.
Đối với điều kiện vận hành không cân bằng giữa các pha như điện áp hệ thống
không cân bằng, tổng trở hệ thống hay tải không cân bằng mỗi thành phần sóng hài
có thể xảy ra trong ba thành phần (thuận, nghịch, không). Ngoài ra các tụ bù trong
lưới điện thường kết hợp với cảm kháng lưới tạo ra mạch cộng hưởng làm khuếch
đại các dòng hài có tần số lân cận tần số cộng hưởng tồn tại trong lưới. Sau đây đi
xem xét chi tiết các nguồn họa tần.
I.1.1. Tải phi tuyến:
Do ? tải phi tuyến tổng trở của nó thay đổi, dòng mà nó hấp thu sẽ không sin
mặc dù điện áp đặt vào có tính sin và từ đó có thể tạo nên nguồn dòng họa tần bơm
vào hệ thống. Các tải phi tuyến thường gặp như:
o Các quá trình chỉnh lưu điện áp.
o Thiết bị văn phòng và dân dụng như: UPS, máy tính, máy photocopy TV,
đèn huỳnh quang...
o Bộ điều chỉnh tốc độ động cơ.
o Thiết bị thuộc lĩnh vực điện công nghệ: máy hàn, lò hồ quang...
I.1.1.1. Các quá trình chỉnh lưu điện áp:
Những tiến bộ vượt bậc của lĩnh vực điện tử công suất tạo cơ sở cho các bộ
chuyển đổi điện và chúng trở thành nguồn gây sóng hài chính trong hệ thống.
Các bộ chỉnh lưu được sử dụng rộng rãi như:
+ AC/DC
+ AC/DC/AC
Ví dụ: cho một hệ thống có chỉnh lưu:

109
I dc

Vac
I ac
Vdc

Hình 54 Sơ đồ của hệ thống chỉnh lưu

Với tính phi tuyến của bộ chỉnh lưu tạo ra sóng hài làm méo dạng các điện áp
VAC và dòng điện cung cấp iAC.
Hình 55 Dạng sóng và phổ điện áp do ảnh hưởng của chỉnh lưu:
10

A 4

-2
0 0.02 0.04 0.06 0.08 0.1
Time (s)
3

2.5

A 1.5

0.5

0
0 100 200 300 400 500 600
Hz

Bộ chỉnh lưu cung cấp nguồn cho các tải thông thường được mô tả bằng số
xung của chúng như 3, 6,12, 24 xung và hơn nữa. Bậc của sóng hài được sinh ra từ
bộ chỉnh lưu phụ thuộc vào số xung của bộ chỉnh lưu theo biểu thức:
h = kn ± 1, k =1, 2, 3...
Khi đó giá trị của dòng hài trong điều kiện lý tưởng do các bộ chỉnh lưu này
có thể xác định theo biểu thức:
I1
Ih = ;
h I1: độ lớn hài cơ bản
Ví dụ: Giá trị phần trăm của cầu chỉnh lưu 6 xung
Theo lí thuyết, dòng điện có dạng sóng hình chữ nhật.

110
Trong thực tế, dạng dòng điện của chỉnh lưu 6 xung không hoàn toàn vuông,
do đó giá trị thực của sóng hài nhỏ hơn giá trị lý thuyết. Giá trị này có thể được tính
xấp xỉ bằng công thức:
I1
Ih = 1. 2
với 5 ≤ h ≤ 31
⎛ 5⎞
⎜h − ⎟
⎝ h⎠
Bảng 1.1: Giá trị phần trăm của cầu chỉnh lưu 6 xung
I1 I5 I7 I11 I13 I17 I19 I23 I25 I29 I31
100% 18.9% 11% 5.9% 4.8% 3.4% 3% 2.3% 2.1% 1.8% 1.6%
I.1.1.2. Nguồn cung cấp dòng điện DC cho computer:
Dạng sóng dòng điện bộ cấp nguồn cho máy tính:

V(t)

I(t)

Dòng hài gây ra bởi nguồn này cao hay thấp còn phụ thuộc vào tải và tổng trở
của mạng điện phía trên nguồn. Giá trị của dòng hài ở hai cấp độ cao và thấp được
cho ở bảng 1.2:
I1 I3 I5 I7 I9 I11
Cao 100% 130% 70% 50% 30% 10%
Thấp 100% 65% 35% 25% 15% 5%
I.1.1.3. Tải chiếu sáng:
Giá trị dòng hài sinh ra bởi đèn huỳnh quang và đèn chấn lưu điện từ được
cho theo bảng sau:
Bảng 1.3: Giá trị % của dòng hài của đèn huỳnh quang
I1 I3 I5 I7 I9 I11 I13 I15
100% 35% 27% 10% 2.5% 3.5% 1.5% 1.5%

111
Các loại dèn phóng điện chấn lưu điện tử sinh ra nguồn hài tương tự như bộ
nguồn cung cấp điện cho máy vi tính.

I.1.1.4. Bộ lưu điện (UPS):


Hiện nay nhu cầu dùng UPS để bảo đảm liên tục trong sử dụng điện của
khách hàng đang gia tăng. Do đó UPS cũng là 1 nguồn hài quan trọng ảnh hưởng
đến hệ thống.
Bảng 1.4: Giá trị % của dòng hài của bộ UPS model GALAXY:
I1 I5 I7 I11 I13 I17 I19
100% 33% 2.5% 6.1% 2.4% 2.5% 1.6%
I.1.1.5. Bộ điều tốc:
Bộ điều tốc dùng các mạch điện tử công suất để điều khiển tốc độ động cơ,
đặc biệt thường sử dụng cho động cơ không đồng bộ. Do đó bộ điều tốc cũng phát
sinh dòng hài như các tải chỉnh lưu.
Đối với bộ điều tốc điều khiển tốc độ cho động cơ không đồng bộ, kết quả
khảo sát cho biết dòng hài của chúng sinh ra phụ thuộc vào:
+ Tỷ số công suất ngắn mạch của hệ thống (SSC) và công suất biểu kiến của
bộ điều tốc (Sn).
+ Tỷ lệ phần trăm giữa công suất biểu kiến động cơ Sm so với công suất biểu
kiến của bộ điều tốc.
Bảng 1.5: Giá trị dòng hài bộ điều tốc động cơ không đồng bộ với
Sm=1OO%Sn
Sm =100%Sn I1 I5 I7 I11 I13 I17 I19 I23 I25
SSC=250%Sn 100% 85% 72% 41% 27% 8% 5% 6% 5%
SSC=100%Sn 100% 73% 52% 16% 7% 7% 5% 3% 3%
SSC=50%Sn 100% 63% 35% 6.2% 1.3% / / / /
Giá trị dòng hài bộ điều tốc động cơ không đồng bộ với Sm=1OO%Sn
Sm=50%Sn I1 I5 I7 I11 I13 I17 I19 I23 I25
SSC=250%Sn 100% 90.5% 82% 59.5% 48% 25.5% 16.5% 6% 4.5%
SSC=100%Sn 100% 82% 66.5% 33% 19.5% 7% 6.5% 5% 3.5%
SSC=50%Sn 100% 74.3% 53.9% 18.3% 7.9% 1.9% 2.5% / /
Công suất động cơ càng lớn thì giá trị dòng hài càng nhỏ do:
Ih Sm
Ih = *100 ; I 1 =
I1 3 *U 1 Ha Xuan Truong
Phone : 0906561078
Email : TruongHaXuan@gmail.com

112
I.1.1.6. Lò hồ quang:
Trong thực tế các lò quang thường dùng trong ngành công nghiệp thép có sơ
đồ nguyên lý như Hình1.4.
Với lò hồ quang xoay chiều, sóng hài tạo ra là phi tuyến, bất đối xứng và
không ổn định. Nó sinh ra dòng hài bậc chẵn, lẻ và phổ liên tục.
Với lò hồ quang một chiều, được cấp điện qua bộ chỉnh lưu tĩnh dùng
Thyristor thì sinh các dòng hài bậc cao như bộ chỉnh lưu và tính liên tục của phổ
dòng điện ở mức nhỏ hơn lò hồ quang dung điện AC.

HV HV

Transformer Transformer

Cable Cable

Rectifier
Furnace

Cable
Hình
Furnace

Hình 2.4b

Hình 56 a) Lò hồ quang được cấp nguồn AC


b) Lò hồ quang được cấp nguồn DC

I.1.2. Bão hòa mạch từ máy biến áp:


Khi từ hóa lõi thép máy biến áp, do mạch từ bão hòa sẽ làm xuất hiện những
hiện tượng mà trong một số trường hợp ảnh hưởng đến trạng thái làm việc của máy
biến áp. Ở đây xét những ảnh hưởng đáng kể đó khi máy biến áp làm việc không
tải.
Ta biết rằng khi đặt vào dây quấn sơ cấp điện áp hình sin thì sẽ sinh ra dòng
điện không tải io chạy trong nó, dòng điện không tải io này sinh ra từ thông Φ chạy
trong lõi thép. Ở đây nếu không kể đến tổn hao trong lõi thép thì dòng điện không
tải io thuần túy là dòng điện phản kháng dùng để từ hóa lõi thép. Khi đó quan hệ
Φ =f(io) cũng chính là quan hệ từ hóa B=F(H). Trên cơ sở lý thuyết mạch, do hiện
tượng bão hòa của lõi thép, nếu Φ là hình sin thì io không hình sin và có dạng nhọn

113
đầu và trùng pha với Φ , nghĩa là dòng điện io ngoài thành phần sóng cơ bản còn có
các thành phần sóng hài bậc cao 3, 5, 7..., trong đó đáng chú ý là thành phần hài bậc
3 lớn nhất và đáng kể hơn cả, còn các thành phần khác khá nhỏ.

Hình 57 Hiện tượng từ trễ và bão hòa mạch từ làm méo dạng sóng dòng điện.

I.1.3. Máy phát cấp cho tải không đối xứng:


Trong quá trình cung cấp điện có thể xảy ra các trường hợp tải các pha không
bằng nhau. Như vậy máy phát điện đồng bộ làm việc ở tải không đối xứng, trong
máy điện đồng bộ sẽ sinh ra một số hiện tượng bất lợi như điện áp không đối xứng,
các sóng hài sức điện động và dòng điện bậc cao. Và đặc biệt khi có dòng họa tần
phát sinh mạch ngoài tác động lên đầu cực máy phát từ đó có sự biến thiên từ trở
phản ứng giữa các khe hở của stator và rotor của máy làm chuyển đổi bậc dòng họa
tần này lan truyền vào trong hệ thống.

I.1.4. Lưới điện:


Lưới điện tồn tại các hài áp do ảnh hưởng của các tải tiêu thụ (công nghiệp và
dân dụng). Đây là căn cứ để đánh giá chất lượng sóng hài của lưới điện. Kiểm soát
các nguồn nhiễu họa tần tác động lên hệ thống để nâng cao chất lượng điện năng
cho khách hàng.

114
I.2. Ảnh hưởng của sóng hài đến các thiết bị điện:
Sóng hài ảnh hưởng đến tất cả các thiết bị trong lưới điện, sự tồn tại của chúng
làm giảm chất lượng điện năng gây ra một số vấn đề sau:
I.2.1. Máy điện quay:
Vấn đề quan tâm trước tiên về các dòng điện và điện áp điều hòa là sự tăng
nhiệt độ. Các thành phần họa tần ảnh hưởng đến hiệu suất máy, gia tăng nhiệt, tổn
thất điện năng.
Tổn hao do dòng điện Foucault tỷ lệ với bình phương tần số:
PFe=keB2f2
Tổn hao do hiện tượng từ trễ tỉ lệ với tần số:
Erms=4,44kdqwphf
Do đó, khi máy phát nuôi tải phi tuyến, dòng hài bậc cao sẽ tạo ra tổn thất
phụ và môment đập mạch trong máy phát do tổn thất dòng Foucault tỉ lệ với bình
phương tần số, còn tổn thất do từ trễ tỉ lệ với tần số, gây cho máy điện nóng lên,
gây ra tổn thất điện năng và giảm hiệu suất của máy phát.
Khi họa tần điện áp xuất hiện thì tồn tại dòng họa tần động cơ ảnh hưởng tốc
độ quay của động cơ gây nên hiện tượng rung trong máy điện do từ trường đập
mạch phát sinh bởi dòng thứ tự không. Nguy hiểm hơn là trong một số trường hợp
khi tần số rung gây ra bởi họa tần trùng với tần số dao động cơ học của máy điện
dễù dẫn đến phá hủy máy.
Sự tác động khác nhau giữa các sóng hài, mật độ từ thông phát sinh tổng hợp
trong khe hở không khí trong cảm ứng ba pha khi điện áp không sin sẽ làm ra tiếng
ồn.
I.2.2. Máy biến áp:
Máy biến áp cũng bị ảnh hưởng của sóng hài bậc cao. Sóng hài bậc cao gây
ra tổn hao và gây nhiễu lên mạch từ của nó.
*Tổn hao Joule:
Ta có: PCu=R.I2rms

Mà: I 2rms = I12 + ∑ I 2p
p =2
=> Dòng họa tần bậc cao càng lớn thì tổn hao Joule càng tăng.
*Tổn hao sắt từ gồm tổn hao do dòng điện xoáy và tổn hao do từ hóa:
Tổn hao do dòng điện xoáy: Pxoáy = keB2f2
Tổn hao do từ hóa: Erms=4,44kdqwphf
=> Khi tần số hài càng cao gây nên tổn hao sắt từ càng cao.

115
Khi có dòng hài bậc cao, tổn thất sắt và tổn thất từ thông tản sẽ tăng lên. Tổn
thất đồng do tỉ lệ với bình phương dòng điện nên cũng tăng và hiện tượng từ trễ các
sóng hài gây bão hòa mạch từ và tất cả chúng làm gia tăng nhiệt độ, làm cho MBA
làm việc bị quá tải gây ra cháy máy.
o Tổn hao cách điện: Khi làm việc với tần số cao dẫn đến các quá trình hoá lý
xảy ra liên tục tổn thất điện môi mau chóng già cỗi hơn so với làm việc ở điện áp
hình sin. Độ phân cực tg δ tăng gấp đôi sau hai năm làm việc với nguồn có độ méo
dạng THD=5%.
Pe=U2.ω.C.tgδ
Với U: điện áp đặt lên hai đầu cách điện
C =εr.ε.S/d ;
ω tần số góc;
tgδ hệ số tổn hao điện môi.
Do ảnh hưởng của các yếu tố trên MBA hoạt động dưới công suất định mức.
Thường người ta sử dụng hệ số suy giảm công suất:
1
k= <1
2

⎛I ⎞ 1,6
1 + 0,1∑ ⎜⎜ h ⎟⎟ p
h=2 ⎝ I1 ⎠
với h: bậc hài;
I1: dòng điện hài cơ bản
Qua đó ta thấy MBA có công suất định mức Sn thì chỉ được phép cung cấp
cho tải có công suất là k.Sn
Ví dụ: tải dạng Switchmode Power Supply được cung cấp bởi MBA công
suất 250KVA
Bảng 1.6: Giá trị dòng hài của bộ Computer Switch Power Supply
I1 I3 I5 I7 I9 I11
100% 130% 70% 50% 30% 10%
Khi đó hệ số MBA theo (1.4) được xác định:
=> k = 0,532 và công suất MBA tối thiểu là 470KVA
Theo tiêu chuẩn IEE57 1200-1980 đưa ra giới hạn đối với các sóng hài dòng
điện tải trong máy biến áp 0,05pu giá trị hệ số điều hòa dòng điện. Tiêu chuẩn của
giá trị điện áp hiệu dụng cực đại mà MBA phải chịu đựng ở trạng thái xác lập là 5%
ở tải định mức và 10% ở chế độ không tải. Các trị số hiệu dụng của các thành phần
điều hòa trong điện áp sử dụng không vượt quá giá trị định mức này.
I.2.3. Dây trung tính:
Dòng chạy trong dây trung tính có thể coi bằng không. Tuy nhiên, lưới 3 pha
cung cấp cho các tải không đối xứng luôn có dòng chạy trong dây trung tính. Do đó
nếu hệ thống cân bằng khi xuất hiện sóng hài trong lưới điện nhất là hài bội ba chạy
trong dây trung tính sẽ được khuếch đại lên 3 lần theo biểu thức dưới có thể vượt
quá giá trị phát nóng cho phép của dây dẫn theo biểu thức:

116

I N = 3I o + ∑ 3I k cos(kωt − θ k )
k =3, 6 , 9 ,...

Trong hệ thống nối đất TN-C, khi dòng hài bậc 3 và bội 3 tồn tại thì độ an
toàn của hệ thống giảm và ta phải tránh xa chỗ nối đất để không bị điện giật.
I.2.4. Dây dẫn điện:
Cùng một công suất tiêu thụ nhưng khi dây dẫn dòng hài tổn hao nhiệt trên
dây dẫn cao hơn do:
o Gây phát nóng quá mức cho phép của dây dẫn do giá trị hiệu dụng sẽ tăng
lên.
o Do ảnh hưởng của hiệu ứng bề mặt, điện trở của dây dẫn càng tăng khi tần
số càng lớn.
I.2.5. Nhiễu điện từ:
Dòng hài bội ba chạy trong dây trung tính của các sơ đồ TN-C sẽ tạo sự
chênh lệch thế trên dây. Điều này có thể dẫn đến tăng dòng trên các liên kết thông
tin giữa vỏ của hai thiết bị, có thể bức xạ nhiễu điện từ lên màn hình của máy tính.
I.2.6. Tụ điện:
Đối với các bộ tụ điện, dung kháng của các tụ giảm khi tần số tăng lên. Do
đó các tụ thường rất nhạy với tần số của nguồn cung cấp. Trong thực tế, điều này có
nghĩa là chỉ một giá trị nhỏ của sóng hài điện áp có thể tạo nên dòng điện lớn đi qua
mạch chứa tụ. Ảnh hưởng của các thành phần điều hòa trên bộ tụ điện đó là sự gia
tăng nhiệt của điện môi cao hơn.
Tiêu chuẩn của ANSI/IEEE 18-1980 qui định các giới hạn về điện áp, dòng
điện và công suất phản kháng của các bộ tụ điện. Nó được dùng để xác định các
mức điều hòa tối đa cho phép.
Tiêu chuẩn này tối đa cho phép các tụ điện có thể sử dụng trong các giới hạn
sau đây, bao gồm các thành phần điều hòa:
o 110% điện áp hiệu dụng định mức.
o 120% điện áp đỉnh định mức.
o 180% dòng điện hiệu dụng định mức.
o 135% công suất phản kháng định mức.
Để nâng cao hệ số công suất thường được sử dụng tụ bù công suất phản
kháng. Các tụ điện và điện kháng của mạng điện khi kết hợp với nhau tạo ra mạch
cộng hưởng khuếch đại các dòng hài có tần số gần tần số cộng hưởng.
Các dạng cộng hưởng thường gặp:

117
o Cộng hưởng nối tiếp: Ở các trường hợp bù dọc cộng hưởng nối tiếp
có thể làm tăng dòng hài của hệ thống
Sơ đồ:

XL XC
Power
Ih System

Hình 58 Mạch cộng hưởng nối tiếp

o Cộng hưởng song song:


Sơ đồ:
XL
Power
Ih System
XC

Hình 59 Mạch cộng hưởng song song

Khi đó ta có:
+ Tần số cộng hưởng:

XC
fr =
XL

+Hệ số khuếch đại:

R C Qbu S SC
K= =R =
LSC ωh LSC P

Hài áp bậc h cộng hưởng làm tăng biên độ dòng hài qua tụ lên K lần.
Nhận thấy trong lưới điện công nghiệp K có thể rất lớn, khi xảy ra cộng
hưởng thì sẽ gây quá áp trên tụ điện gây hư hỏng tụ điện.
o Cộng hưởng phân bố: Dạng cộng hưởng này thường gặp trong mạng
điện có đường dây dài.
Sơ đồ:

Substation XL

XC Ih

Hình 60 Mạch cộng hưởng phân bố

118
Nổ lực này nhằm sử dụng quá định mức các tụ điện trong các điều kiện
không bình thường, chẳng hạn trong các điều kiện có sóng hài. Liên quan đến việc
tụ bù cho phụ tải, các giàn tụ bù công suất phản kháng thường được ghép song song
lưới điện tại thanh góp các trạm bù. Tụ bù không trực tiếp sinh ra sóng họa tần,
nhưng nó kết hợp cảm kháng của lưới để tạo nên mạch cộng hưởng, mạch này có
thể khuếch đại các sóng họa tần bậc cao có sẵn trong lưới điện.
Các hệ thống tụ bù này khi mà tần số dao động riêng của hệ thống này đạt
giá trị gần bằng với một sóng hài riêng biệt nào đó, hiện tượng cộng hưởng riêng sẽ
xảy ra. Lúc này, điện áp và dòng điện của sóng hài liên quan sẽ được khuếch đại
lên. Trong trường hợp đặc biệt này, dòng điện đạt giá trị cao làm nóng quá mức tụ
điện, làm giảm chất lượng điện môi và hậu quả kéo theo là gây hỏng tụ điện.
I.2.7. Ảnh hưởng đến các thiết bị khác:
Gây chỉ thị sai đối với thiết bị đo lường ví dụ như thiết bị kiểm tra cách điện
thường trực (PIM) thì khi có hài bội bậc cao có thể có dòng trên dây trung tính, PIM
có thể nhận thấy và báo tín hiệu sai hoặc đối với các CB điện tử khi có sóng hài có
thể làm CB tác động không mong muốn.
Làm tăng nhiệt máy cắt, ảnh hường khả năng cắt dòng của máy cắt do dòng
hài tồn tại làm tăng dòng hiệu dụng qua máy cắt dẫn đến máy cắt tác động sai lệch.
Các máy cắt hoạt động cắt không được do các cuộn cắt không có khả năng
vận hành thích hợp trong điều kiện hiện diện các sóng hài phức tạp.
Sóng hài gây nên trạng thái vận hành không mong muốn của cầu chì (do là
đặc tính thời gian và dòng điện của các dây chì).
Sự xuất hiện các dòng điện trong dây trung tính gây tác động chức năng của
các relay (như relay phát hiện dòng rò, dòng chạm đất...).
Sóng hài trong hệ thống làm relay có thể tác động sai. Do relay hoạt động
phụ thuộc vào trị đỉnh của điện áp và dòng điện. Do đó chúng chịu ảnh hưởng trực
tiếp bởi sự méo dạng của sóng hài. Các loại relay bảo vệ có thể tác động sai do hiện
tượng méo dạng dòng hay áp.
Đối với các đèn chiếu sáng trong các chấn lưu có tụ và cuộn cảm sóng hài
gây cộng hưởng tạo nên sự gia tăng nhiệt gây hư hỏng.
Gây kích dẫn không đúng thời điểm cho các thiết bị công suất, hư hỏng các
phần tử trong bộ lọc của đường dây sử dụng trong hệ thống thông tin.
Các thiết bị truyền dẫn để điều khiển từ xa sẽ vận hành sai nếu tần số sóng
hài gần với tần số truyền dẫn.

119
I.3. Phương pháp khắc phục họa tần:
Sóng hài tồn tại và gây nên những tác hại ngiêm trọng đến lưới điện và các
thiết bị sử dụng điện. Chúng ta không thể khử được hoàn toàn sóng hài nhưng với
nhiều biện pháp khác nhau, người ta có thể giảm ảnh hưởng sóng hài đến giá trị cho
phép. Trong mục này sẽ giới thiệu một số biện pháp thực tiễn dùng để giảm ảnh
hưởng của sóng hài.
I.3.1. Dùng cuộn kháng triệt sóng hài:
+ Nguyên lý lắp đặt:
Bằng cách đặt cuộn cảm mắc nối tiếp với tụ C và đặt tại thanh cái trạm giảm
áp chính. Khi đó điều kiện cộng hưởng song song dịch chuyển khỏi tần số khảo sát
về tần số thấp hơn.

LSC

L R Tải phi tuyến


LSC L R V Ih
C h
C

a)Sơ đồ đơn tuyến b)Sơ đồ tương đương


Hình 61 Sơ đồ đơn tuyến và sơ đồ tương đương LC

Trong đo:ù
R: Điện trở đặc trưng cho công suất tác dụng của tải tuyến tính
Lsc: Điện cảm ngắn mạch từ hệ thống
L: Điện cảm của cuộn kháng triệt hài
C: Điện dung của tụ bù
Ih: Nguồn hài thay thế cho tải phi tuyến
Cuộn cảm mắc nối tiếp với tụ tạo mạch cộng hưởng nối tiếp LC ở tần số fr.
Tần số của mạch bao gồm LSC mắc song song với nhánh LC được gọi là tần
số chống cộng hưởng far, tại tần số này trở kháng tương đương của mạng điện là R.
Trở kháng tương đương của mạch điện:
⎛ ⎞
1 ⎜ 1 1 ⎟ 1
= − j⎜ + ⎟+
Z eq ⎜ LSC ω Lω − 1 ⎟ R
⎜ ⎟
⎝ Cω ⎠
Cộng hưởng nối tiếp nhánh LC:
1
fr =
2π LC

Tần số chống cộng hưởng:

120
1
f ar =
2π ( L + LSC )C
Zeq(Ω)
Tổng trở của
mạng điện

Tổng trở
nguồn

f(Hz)
far fr Dãi tần số các hài không mong muốn
Hình 62 Tổng trở của mạng điện khi lắp đặt cuộn cảm triệt hài
o Dòng cộng hưởng chạy qua mạch lọc, không chạy về nguồn. Các hài áp có
sẵn trên thanh cái kết nối với mạch lọc LC mà cùng tần số với tần số cộng hưởng
đều bị loại bỏ. Có thể đặt nhiều mạch lọc LC để khử các bậc hài cần quan tâm nhằm
đạt được hệ số méo dạng áp mong muốn.
o Tại các tần số hài, trở kháng tương đương có giá trị gần bằng trở kháng
ngắn mạch. Vì thế, hệ số méo dạng điện áp có giá trị hầu như không đổi so với
trường hợp không có nhánh LC có nghĩa là việc lắp đặt tụ bù và cuộn cảm chống
hài không làm tăng trở kháng nguồn. Vì thế không làm tăng sự méo dạng điện áp.
o Tại các tần số hài, trở kháng nhánh LC cao hơn trở kháng ngắn mạch nhiều
nên dòng hài chỉ chạy qua trở kháng ngắn mạch về nguồn mà không chạy qua tụ
nên không cần bảo vệ tụ điện.
o Đối với tần số cộng hưởng song song ít chịu ảnh hưởng của trở kháng
nguồn do điện cảm của cuộn chống hài thường lớn hơn trở kháng nguồn (từ 2->9
lần).
o Mạch điện sẽ cộng hưởng ở hai tần số khác nhau (far<fr). Để cộng hưởng
không xảy ra hoàn toàn thì cần thiết bảo đảm hai tần số cộng hưởng này nhỏ hơn
hai tần số hài cần được bảo vệ. Vì khi đó ở tần số cao hơn tần số cộng hưởng nối
tiếp thì XL lớn hơn XC tức là nhánh nối tiếp LC gần như chỉ có cuộn cảm. Nhánh
này mắc song song với cảm kháng nguồn Xsc nên không có điều kiện xảy ra cộng
hưởng.
Khi lắp đặt cuộn cảm triệt hài cần lưu ý:
o Công suất bù phản kháng của nhánh LC lớn chỉ có tụ:

121
p r2
Q= Qn
p r2 − 1

pr là bậc cộng hường


Qn: Công suất phản kháng bù định mức của tụ
Bảng 1.7: Công suất bù ứng với bậc cộng hưởng

pr 2,7 3,8 4,3 4,8

Q/Qn 1,16 1,07 1,06 1,05

o Điện áp của tụ khi mắc nối tiếp với cuộn kháng triệt hài lớn hơn
điện áp bình thường tụ hoạt động độc lập.
p r2
VC = Vn
pr2 − 1

o Khi đóng điện cho nhóm mạch lọc LC thì cần thiết phải đóng tuần tự mạch
lọc thấp nhất đến mạch lọc có bậc cao hơn, để tránh vấn đề chống cộng hưởng trong
suốt quá trình đóng mạch lọc. Giả sử khi ta cấp nguồn cho mạch lọc 13 trước mạch
lọc bậc 11, thì sẽ có nguy cơ hài bậc 11 bị tác động bởi sự chống cộng hưởng gây
quá tải trên mạch lọc bậc 11.
o Tại tần số cơ bản, dung kháng của mỗi bộ lọc thường lớn hơn cảm kháng
nên hầu hết điện áp tần số công nghiệp sẽ xuất hiện trên tụ. Vì vậy mạch LC cũng
đóng góp vào việc hiệu chỉnh hệ số công suất.
I.3.2. Dùng các mạch lọc:

I.3.2.1. Mạch lọc thụ động:


oMạch lọc LC:
Bao gồm một nhánh L, C với tần số được điều chỉnh đến tần số của
sóng hài (Hình 1.9a trường hợp trên) xong sự cộng hưởng của nó xảy ra ở một tần
số hoặc tại một áp hài nào đó. Khi đó các dòng hài sẽ đi vào mạch LC và không đi
vào phần lưới phía trước. Có thể đặt nhiều mạch lọc LC để khử các bậc hài tại tần
số mong muốn. Tại tần số cơ bản dung kháng của bộ lọc thường lớn hơn cảm kháng
của nó nên mạch lọc cũng góp phần hiệu chỉnh hệ số công suất.
oMạch lọc cản:
Các nguồn họa tần có phổ liên tục sẽ có một phần phổ mà tần số của
nó gần với với tần số chống cộng hưởng của mạch lọc, điều này làm tăng biên độ
hài áp. Để khắc phục điều đó có thể đặt thêm một điện trở R song song với cuộn
dây trong mạch lọc ở đầu vào.

122
oMạch lọc kép:
Mạch lọc kép được tạo từ hai mạch lọc LC kết nối với nhau qua điện
trở R. Hoạt động của mạch lọc này là giảm tần số chống cộng hưởng đang tồn tại
giữa hai tần số điều chỉnh của hai nhánh song song

oCác mạch lọc thụ động chỉ áp dụng trong các trường hợp nguồn hài
có biên độ ổn định số bậc thấp (5,7, 9), giải quyết không hiệu quả các nguồn hài có
phổ liên tục. Để tăng hiệu quả của lọc sóng hài dùng bộ lọc tích cực.

I.3.2.2. Mạch lọc tích cực:


Hiện nay đây là phương pháp đang được phát triển để hạn chế sóng hài. Các
bộ lọc này là các bộ nghịch lưu dựa trên kỹ thuật biến đổi độ rộng xung PMW và
nguyên lý mô tả như Hình 1.11. Vai trò của bộ lọc tích cực là cung cấp vào mạng
một dòng hài vừa đúng bằng dòng hài được tạo phía sau nhưng ngược pha. Bộ lọc
này giải quyết rất hiệu quả các nguồn hài có phổ liên tục. Nhưng nó không lọc được
những hài có sẵn trên lưới.

123
Hình 63 Nguyên lý của Mạch lọc tích cực

Hình 64 Kết quả của mạch lọc tích cực


Kết quả là ta sẽ triệt được đáng kể dòng hài bơm vào hệ thống làm cho dòng
cung cấp ít biến dạng hơn.
I.3.3. Dùng bộ chuyển đổi xung trong thiết bị đổi điện, điều khiển:
Ngoài ra biện pháp cũng hữu hiệu để hạn chế các sóng điều hòa bậc cao do
các bộ đổi điện gây ra là sử dụng các sơ đồ biến đổi nhiều xung. Ví dụ bộ biến đổi n
xung chỉ có thành phần hài bậc (nk-l) (k số nguyên) tồn tại.
Các bộ chuyển đổi nhiều xung kết hợp, cách đấu dây của MBA (như đấu tam
giác kiểu Zig-Zag hạn chế hài bội ba) cũng góp phần giảm sóng hài. Khi đó chỉ có
các dòng hài bậc cao thì các thành phần hài có biên độ lớn được triệt tiêu.

124
II. Phương pháp tính sóng hài của phần mềm
PSS/ADEPT 5.0
Với các phụ tải tĩnh, động cơ không đồng bộ, động cơ đồng bộ, tụ điện mắc
shunt, đường dây và cáp, và máy biến áp, mô hình sóng hài thường được dùng để
xác định giá trị tổng trở ở một hài cho trước.
Mỗi thành phần của lưới điện có phương trình tính giá trị tổng trở tương ứng.

II.1. Phương pháp phân tích


II.1.1. Tải tĩnh
Tải tĩnh được mô hình hoá thành 2 phần, một là điện trở và điện kháng mắc
nối tiếp, và một là điện trở và điện kháng mắc song song.
Với phần tải tĩnh mắc nối tiếp, điện trở và điện kháng ở tần số cơ bản là:

(14)
với:

125
V = điện áp Fs = tần số cơ bản (phần nối tiếp)
R = điện trở S* = liên hợp phức của công suất
X = điện kháng tải P – jQ (trên mỗi pha)

Sự biến đổi tổng trở theo bậc của hài được tính theo công thức:

(15)
Với:
Z(H) = tổng trở ở hài bậc H
Đối với phần tải tĩnh mắc song song, điện trở và điện kháng ở tần số cơ bản là:

(16)
với:
R = điện trở
X = điện kháng
V = điện áp
Fp = tần số cơ bản (phần song song)
P = kW
Q = kvar
Sự biến thiên của tổng trở theo bậc của hài được cho bởi công thức:

(17)
với:

(18)
với:
Cp1 = hệ số mũ hiệu ứng bề mặt của tải (phần song song của tải)
126
Cp2 = hệ số mũ điện kháng của tải (phần song song của tải)
II.1.2. Động cơ không đồng bộ
Động cơ không đồng bộ được biểu diễn bởi mô hình lồng sóc đôi có tổng trở thay
đổi theo tần số ở độ trượt cho trước. Điện trở động cơ không đồng bộ thay đổi theo sóng
hài như sau:

(19)

với:
R0(H) = điện trở thứ tự không ở hài bậc H
Điện kháng động cơ không đồng bộ thay đổi theo sóng hài như sau:

(20)
X0(H) = điện kháng thứ tự không ở hài bậc H
C4 = hệ số mũ điện kháng động cơ
Tổng trở tương đương ở độ trượt cho trước được tính bằng cách sử dụng điện trở và
điện kháng đã được điều chỉnh theo tần số như trên đã nói. Ờ tần số sóng hài, độ trượt
được tính như sau:

(21)
với:
s(H) = độ trượt ở hài bậc H
s1 = độ trượt ở tần số cơ bản
Khi động cơ không đồng bộ được nối đất, tổng trở nối đấy được tính như sau:

(22)
với:
Zg(H) = tổng trở nối đất ở hài bậc H

127
Rg = điện trở nối đất
Xg = điện kháng nối đất
C1 = hệ số mũ hiệu ứng bề mặt nối đất
C2 = hệ số mũ điện kháng nối đất
Điện trở và điện kháng nối đất mắc nối tiếp.
II.1.3. Động cơ đồng bộ
Động cơ đồng bộ được biểu diễn bởi điện kháng siêu quá độ và thứ tự không của nó
và bởi điện trở phần ứng và thứ tự nghịch. Điện trở động cơ đồng bộ biến thiên theo sóng
hài như sau:

(23)
với:
Ra(H) = điện trở phần ứng ở hài bậc H
R2(H) = điện trở thứ tự nghịch ở hài bậc H
Điện kháng động cơ đồng bộ biến thiên theo sóng hài như sau:

với:
X"d(H) = điện kháng siêu quá độ ở hài bậc H
X0 = điện kháng thứ tự không
C4 = hệ số mũ điện kháng động cơ
Tổng trở động cơ đồng bộ ở thứ tự thuận, nghịch và không là:

(24)
với:
Z0 = tổng trở thứ tự không
128
Z1 = tổng trở thứ tự thuận
Z2 = tổng trở thứ tự nghịch
Khi động cơ đồng bộ được nối đất, tổng trở nối đất được tính như sau:

(25)
với:
Zg(H) = tổng trở nối đất ở hài bậc H
C1 = hệ số mũ hiệu ứng bề mặt nối đất
C2 = hệ số mũ điện kháng nối đất
Điện trở và điện kháng nối đất mắc nối tiếp.
II.1.4. Tụ điện mắc shunt
Tụ điện mắc shunt được định nghĩa bởi công suất phản kháng (kvar) mà nó cung cấp
ở điện áp danh định. Reactor mắc shunt tiêu thụ công suất phản kháng. Tổng trở của tụ
điện/reactor mắc shunt biến thiên theo sóng hài như sau:

(26)
với:
kV = kV cơ bản của tụ điện
KVAra = công suất phản kháng của tụ điện
Khi tụ điện/reactor mắc shunt được nối đất, tổng trở nối đất được tính như sau:

(27)
với:
Zg(H) = tổng trở nối đất ở hài bậc H
C1 = hệ số mũ hiệu ứng bề mặt nối đất
C2 = hệ số mũ điện kháng nối đất
Điện trở và điện kháng nối đất mắc nối tiếp.

129
II.1.5. Đường cây và cáp
Có 3 mô hình sóng hài cho đường dây. Đó là:
Đường dây IEEE
Cáp IEEE
Hiệu chỉnh đường dây dài tuỳ ý có thể áp dụng cho cả 3 mô hình.
Đường dây IEEE (Mô hình 1)

(28)
Cáp IEEE (Mô hình 2)

(29)
Đường dây và cáp tự tạo (Mô hình 3)

(30)
Với: b0 = tổng dẫn nhánh thứ tự không
r1 = điện trở thứ tự thuận
x1 = điện kháng thứ tự thuận C1 = hệ số mũ hiệu ứng bề mặt thứ
b1 = tổng dẫn nhánh thứ tự thuận tự thuận

r0 = điện trở thứ tự không C2 = hệ số mũ hiệu ứng bề mặt thứ


tự không
x0 = điện kháng thứ tự không

130
C3 = hệ số mũ điện kháng thứ tự C5 = hệ số mũ điện nạp thứ tự
thuận thuận
C4 = hệ số mũ điện kháng thứ tự C6 = hệ số mũ điện nạp thứ tự
không không
II.1.5.1. Hiệu chỉnh đường dây dài
Hiệu chỉnh đường dây dài phải được áp dụng cho [r1(H), x1(H), b1(H)] và [r0(H),
x0(H), b0(H)] để thu được các thông số tập trung của đường dây [R1(H), X1(H), G1(H),
B1(H)] và [R0(H), X0(H), G0(H), B0(H)] như sau:

(31)
Thông số tập trung tương đương được tính như sau:

(32)
với:

131
R1 = điện trở thứ tự thuận B0 = tổng dẫn nhánh thứ tự không
X1 = điện kháng thứ tự thuận G0 = thông số tập trung điện dẫn
B1 = tổng dẫn nhánh thứ tự thuận shunt thứ tự không

R0 = điện trở thứ tự không G1 = thông số tập trung điện dẫn


shunt thứ tự thuận
X0 = điện kháng thứ tự không
II.1.6. Máy biến áp Tổng trở rò được cho bởi:
Có hai mô hình sóng hài cho máy
biến áp:
Mô hình IEEE (33)
Mô hình tự tạo (custom) Tổng trở nối đất, nếu có, được tính
Máy biến áp IEEE giống nhau cho tất cả các mô hình của
Tổng trở rò được cho bởi: máy biến áp:

(34) (35)

Máy biến áp tùy ý với:

R1 = điện trở
X1 = điện kháng
H = bậc của hài
C3 = hệ số mũ hiệu ứng bề mặt
máy biến áp
C4 = hệ số mũ điện kháng máy biến áp
C1 = hệ số mũ hiệu ứng bề mặt nối đất
C2 = hệ số mũ điện kháng nối đất

132
II.2. Tính toán sóng hài
II.2.1. Tổng dẫn và tổng trở
Mỗi biểu diễn tuyến tính của lưới điện mô hình hóa từng phần tử bằng một
tổng dẫn tính ở tần số hài tương ứng.
Nguồn của sóng hài được xem như không hấp thu bất cứ sóng hài dòng điện
nào.
Ở mỗi tần số, ma trận tổng dẫn và thừa số sử dụng kỹ thuật thao tác trên ma
trận thưa. Sự thừa số hoá ở mỗi tần số là cần thiết vì tổng dẫn của mỗi phần tử thay
đổi theo tần số.
Ma trận tổng dẫn được tính theo số pha. Các phần tử mô tả bởi dữ liệu chuỗi
được chứa trong ma trận con 3x3 (trong phân tích 3 pha). Bậc của ma trận được tính
lúc bắt đầu phép tính.

Ở mỗi tần số, từng hàng của ma trận tổng trở được tính bằng cách sử dụng ma
trận tổng dẫn được thừa số hóa.
Dòng điện đơn vị được đẩy vào:
I(f) = [0 0 0... 0 1 0 0... 0]
Vector V(f) được giải cho:
Y(f)×V(f) = I(f)
Tổng trở tương đương Thevenin ở nút “k” và tần số “f” được cho bởi:
Zkk(f) = Vk(f)
Tổng trở giữa nút “k” và nút “j” ở tần số “f” là:
Zkj(f) = Vj(f)
Điện áp và dòng điện
Nếu nguồn sóng hài dòng điện được xét đến trong lưới điện, biên độ và góc
pha dòng điện tại mỗi tần số được tính tương ứng với loại thiết bị và việc giải cùng
phương trình tổng dẫn sẽ cho điện áp tại nút cần tìm.
Dòng điện trên đường dây được tính bởi:
Ijk = [Y] × [ Vk - Vj ]t
Với [Y] là ma trận tổng dẫn của đường dây giữa nút “j” và “k”.
Độ nhạy
Biến thiên tổng dẫn của một thành phần lưới điện trong một khoảng giá trị,
thay đổi ma trận tổng trở [Z] của lưới điện bằng một lượng tăng thêm [dZ] mà có
thể xác định được từ ma trận tổng dẫn của thành phần được sửa đổi, [dY]:
[Znew] = [Zold + dZ] = [Y + dY]-1
với
[Zold] = [Y]-1 là ma trận tổng trở cơ bản, được tính từ [Y], ma trận tổng dẫn
cơ bản.
[dY] = [A]t ×[y]×[A] là ma trận tổng dẫn của các thành phần được sửa đổi.
[y] là một đại lượng vô hướng hoặc một ma trận, thành phần của [A] là 0, -1,
or 1.
Bất cứ thành phần nào của ma trận tổng trở được sửa đổi có thể được tính bởi:
[Znew] = [Zold]×[A]×{[y]-1 + [A]t ×[Zold]×[A]}-1×[A]t ×[Zold]
Phương trình này dùng để tính tổng trở được sửa đổi và độ nhạy của điện áp
nút để thay đồi của các thành phần nhánh.
II.2.2. Tính toán sóng hài
Phần tính toán sóng hài trước tiên sẽ tính phân bố công suất ở tần số cơ bản.
Kết quả của phần phân bố công suất cơ bản sẽ là nền của điện áp nút và dòng
điện nhánh được sử dụng để tính các chỉ số sóng hài về sau.
Sau đó, với mỗi tần số sóng hài có sự tồn tại của nguồn sóng hài tương ứng
trong lưới điện, kết quả phân bố công suất trực tiếp được tìm bằng phương pháp đẩy
dòng.
Các tần số sóng hài được xem xét đều là tần số có bậc thấp, từ 2 đến 15, cộng
với hài đặc trưng từ 17 đến 73.
Tổng trở của các thành phần được điều chỉnh dựa trên tần số hài và loại thành
phần.
Với tần số hài bội ba, một tổng trở thứ tự không được hiệu chỉnh tương ứng
với tần số và mạng thứ tự không được sử dụng.
Từ kết quả tính phân bố công suất sóng hài tìm được các thành phần hài của
điện áp nút và dòng điện nhánh, sau đó tất cả các chỉ số sóng hài cũng được tính
tương tự. Đại lượng THD và IHD của nút được so sánh với giới hạn của nó, giới
hạn này do người sử dụng nhập vào ở phần Bus Editor, nếu không thỏa giới hạn thì
hình lá cờ được thêm vào trong phần báo cáo dạng văn bản kế bên nút tương ứng
trong phần Thông tin Sóng hài.
Kết quả tính phân bố công suất sóng hài sẽ cho ra báo cáo dạng văn bản chứa
dữ liệu vào của hệ thống, kết quả phân bố công suất cơ bản, thông tin sóng hài trong
134
hệ thống, và bảng điện áp nút và dòng điện nhánh với tất cả các thành phần sóng
hài. Các kết quả này cũng có thể được xem trực tiếp từ sơ đồ đơn tuyến sử dụng
chương trình Harmonic Load Flow Slider và Harmonic Display Options Editor.
Cùng với báo cáo dạng văn bản và sơ đồ đơn tuyến, đồ thị điện áp nút và dòng điện
nhánh cũng có dưới dạng điện áp và dòng điện trong miền thời gian và phổ sóng hài
dưới dạng biểu đồ hình thanh.
Một vấn đề rất được quan tâm khi phân tích sóng hài là điều kiện cộng hưởng
trong lưới điện. Vì sự có mặt của cả hai thành phần điện cảm và điện dung trong
lưới điện, ở một số tần số nhất định, điều kiện cộng hưởng có thể xảy ra ở một số
nút. Nếu cộng hưởng xảy ra ở một nút có dòng điện hài được bơm vào hệ thống thì
quá áp và quá dòng xuất hiện.
Chương trình Phân tích tần số là công cụ tốt nhất để khảo sát vấn đề cộng
hưởng của lưới điện. Chương trình này tính toán và vẽ đồ thị biên độ và góc pha của
tổng trở điểm lái nút trong khoảng tần số do người sử dụng chỉ định; do đó, có thể
xác định dễ dàng bất kỳ điều kiện cộng hưởng song song nào và tần số trigger của
nó. Phần phân tích tần số sóng hài cũng cho phép người sử dụng hiệu chỉnh thông
số mạch lọc sóng hài và thử lại kết quả cuối cùng.
Khoảng tần số cần phân tích được nhập vào bởi người sử dụng, có thể bắt đầu
từ tần số cơ bản đến tần sô cao nhất mà người sử dụng muốn.
Kết quả phân tích tần số được xuất ra báo cáo dạng văn bản có chứa dữ liệu
đầu vào hệ thống, kết quả phân bố công suất cơ bản, và một bảng các tổng trở điểm
lái nút. Kết quả cũng có dưới dạng sơ đồ đơn tuyến và đồ thị.

Hết chương !

135
CHƯƠNG 7:
XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ BÙ
TỐI ƯU
CHƯƠNG 7:
XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ BÙ TỐI ƯU

Bài toán tính dung lượng bù quan trọng trong quá trình quản lý, vận hành
lưới điện bởi những lợi ích ưu thế của nó mang lại: Nâng cao khả năng tải của dây
dẫn, giảm công suất nguồn, giảm được tổn thất điện năng lưới điện,…..
Với đặc điểm của lưới điện trung thế các Điện lực khu vực của Công ty Điện
lực 2, trãi rộng trên địa bàn lớn với chiều dài mỗi phát tuyến trung bình (có thể lớn
hơn 10km). Do vậy, theo định tính, tổn thất cuối đường dây lớn, nhu cầu công suất
kháng cao và cải thiện điện áp cho lưới.
Trước đây, Công ty Điện lực 2 chưa có công cụ mạnh, các phần mềm chuyên
dùng để tính các bài toán này. Thường sử dụng các biểu thức tính tay, do vậy độ
chính xác chưa cao.
Phần mền PSS/ADEPT với chức năng tính toán xác định vị trí bù tôi ưu trên
lưới, có thể áp dụng để tính toán cho lưới điện trên địa bàn.
Có thể đánh giá rằng, việc áp dụng phần mềm này, sẽ mang lại hiệu quả thiết
thực. Đặc biệt việc áp dụng thành công bài toán tính dung lượng bù sẽ giúp Điện
lực xác định nhu cầu công suất kháng cho toàn lưới, kiểm tra các vị trí bù hiện hữu
và phục vụ công rà soát đánh giá tổng thể bài toán bù theo đặc thù riêng của lưới
điện do các Điện lực khu vực quản lý. Bài toán này giúp Điện lực áp dụng ngay các
kết quả tính toán từ PSS/ADEPT vào công tác cụ thể đang triển khai tại Điện lực.

137
I. Lý thuyết bù cho lưới phân phối:
Để tính toán dung lượng bù cho từng phát tuyến, ta phải dựa vào phát tuyến
đó để xét xem có bao nhiêu nhánh lớn cần bù. Nếu phát tuyến không có nhánh rẽ
lớn thì việc tính toán bù chỉ xét trên phát tuyến đó mà thôi. Còn nếu phát tuyến đó
có nhiều nhánh lớn thì ta phải tiến hành tính toán bù trên các nhánh đó coi như các
nhánh rẽ đó là một phát tuyến mới.
Sau đây là cách tính toán dung lượng bù cho từng phát tuyến:
Xác định dung lượng bù tổng cho từng phát tuyến:
QbùΣ = P (tgϕ1 - tgϕ2) (KVAr).
Dung lượng bù tổng của phát tuyến:
Qbù max= Pmax(tgϕ1 - tgϕ2) (KVAr).
Dung lượng bù ở tải cực tiểu (bù nền):
Qbù min = Qbù nền = Pmin(tgϕ1 - tgϕ2) (KVAr).
Dung lượng bù ở tải cực đại (ứng động):
Qbù ưđ = Qbùmax - Qbù min (KVAr).
Trong đó: Công suất tác dụng của phát tuyến là:
Pmax= 3 .U.Imax cosϕ1 (KW)

Pmin= 3 .U.Imin cosϕ1 (KW)


Imaxvà Imin xác định từ đồ thị phụ tải của phát tuyến:
Hệ số công suất yêu cầu trên phát tuyến:

1 − cos2 ϕ1 1 − 0,952
cosϕ2=0,95 ⇒ tgϕ 2 = = = 0,328
cos ϕ 1 0,95

Xác định hệ số phụ tải của phát tuyến:


Stt max Pmax
+ β max = =
S∑ ñm S∑ ñm .cos ϕ1

Stt min Pmin


+β min = =
S∑ ñm S∑ ñm .cos ϕ1

Trong đó:
Pmax
+ Stt max =
cos ϕ1

138
Pmin
+ Stt min =
cos ϕ1

n
+ S ñm = ∑ Sñmi : Công suất đặt của các máy biến áp trên phát

i =1
tuyến
Xác định vị trí đặt tụ bù tối ưu:
+ Trường hợp đặt một vị trí:
+ Phương trình độ giảm tổn thất khi đặt một tụ bù trên phát tuyến:
Δ P= 3.c.α.x1[(2 - x1)+λ.x1 - c]
Đạo hàm Δ P theo x1 và cho bằng không:
∂ΔP
= 3. c. α[(2 − x1 + x1 . λ − c) + ( λ − 1)] = 0
∂x1
2−c
suy ra x1 =
2(1 − λ )
Để đơn giản trong việc tính toán, ta áp dụng công thức tỷ số bù tối ưu ở
trường hợp tổng quát:
2
c=
2n + 1
Khi đặt một tụ bù trên phát tuyến, thì tỷ số bù tối ưu sẽ là: c=2/3
Đối với phụ tải phân bố đều, dòng phản kháng ở cuối đường dây bằng
không: I2=0 λ=0, α=1.
2
Vậy vị trí đặt tụ bù tối ưu là: x1 = chiều dài phát tuyến.
3
+ Trường hợp đặt hai vị trí:
+ Phương trình độ giảm tổn thất khi đặt một tụ bù trên phát tuyến:
Δ P=3.c.α.{[x1(2 - x1)+λ.x1 - 3c]+x2[(2-x2)+x2.λ - c]}
Đạo hàm Δ P theo x1,x2 và cho bằng không:

139
⎧ ∂ΔP
⎪ ∂x = 3. c. α[(2 − x 1 + λ. x 1 − 3. c) + x 1 ( λ − 1)] = 0
⎪ 1

⎪ ∂ΔP = 3. c. α[(2 − x 2 ) + λ. x 2 − c + x 2 ( λ − 1)] = o
⎪⎩ ∂x 2
Suy ra
⎧ 2 − 3c
⎪⎪ x 1 = 2(1 − λ )

⎪x 2 = 2 − c
⎪⎩ 2(1 − λ )

Khi đặt một tụ bù trên phát tuyến, thì tỷ số bù tối ưu sẽ là: c=2/5
Đối với phụ tải phân bố đều, dòng phản kháng ở cuối đưởng dây bằng không
I2=0 λ=0, α=1.
2 4
Vậy, vị trí đặt tụ bù tối ưu là: x1 = vaø x 2 = chiều dài phát tuyến.
5 5

II. Phương pháp tính xác định vị trí bù tối ưu của phần
mềm PSS/ADEPT 5.0
CAPO đặt tụ bù trên lưới sao cho kinh tế nhất (nghĩa là sao cho số tiền tiết
kiệm được từ việc đặt tụ bù lớn hơn số tiền phải bỏ ra để lắp đặt tụ bù).
CAPO chọn nút cho tụ bù thứ n để số tiền tiết kiệm được là lớn nhất.
Đồ thị phụ tải được sử dụng trong PSS/ADEPT để cung cấp cho ta sự mô
hình hóa các biến thiên phụ tải theo thời gian, nhiệt độ hoặc các yếu tố khác.
Khi đặt các tụ bù ứng động, CAPO cũng tính luôn độ tăng của nấc điều chỉnh
tụ bù ứng với từng đồ thị phụ tải.

II.1. Thiết lập các thông số kinh tế lưới điện cho CAPO
Các thông số kinh tế lưới điện được sử dụng trong quá trình tính toán vị trí
đặt tụ bù tối ưu.
Để thiết lập các thông số kinh tế này, chọn Network>Economics từ trình
đơn chính. Bảng các thông số kinh tế sẽ hiện ra trên màn hình.
Giá điện năng tiêu thụ, cP, tính bằng đơn vị /kWh. Nhìn vào đơn vị ta có thể
thấy đây là năng lượng “thực”. Ở Mỹ thường sử dụng đơn vị tiền tệ là dollar, tuy
nhiên cả PSS/ADEPT và CAPO đều không bắt buộc đơn vị tiền tệ phải sử dụng,
chúng ta có thể sử dụng bất cứ đơn vị tiền tệ nào miễn sao đảm bảo tính nhất quán
giữa các biến số.
140
Giá điện năng phản kháng tiêu thụ, cQ, cũng có đơn vị tuỳ chọn giống với
giá điện năng tiêu thụ. Giá trị này (cũng như các giá trị khác) sẽ được đặt là 0 nếu
không có giá trị trên thực tế.
Giá công suất thực lắp đặt, dP, là giá của công suất phát phải trả để thay thế
tổn hao hệ thống. Hiện tại CAPO không sử dụng giá trị này.
Giá công suất phản kháng lắp đặt, dQ, giống với giá công suất thực lắp đặt.
Hiện tại CAPO cũng không sử dụng giá trị này.
Tỷ số trượt giá, r, được sử dụng để quy đổi số tiền tiết kiệm được và chi phí
từ tương lai về thời điểm hiện tại. Nếu nguồn tài chính của việc mua và lắp đặt tụ bù
được vay từ ngân hàng thì tỷ số trượt giá sẽ bằng hoặc gần bằng lãi suất cho vay của
ngân hàng. Khi đã sử dụng tỷ số trượt giá CAPO không tính đến thuế và những yếu
tố khác. Sau khi các thông số kinh tế đã được giải thích, ta sẽ biết các phương trình
được CAPO sử dụng để tính toán.

Hình 65 Hộp thoại thiết đặt thông số kinh tế trong CAPO


Tỷ số lạm phát, i, là sự tăng giá điện năng và tiền bảo trì tụ bù hàng năm.
Lưu ý là tỷ số này tính bằng đơn vị tương đối (pu) chứ không phải phần trăm (%).
Thông thường giá trị này trong khoảng 0.02 đến 0.08 cho 1 năm.
Thời gian tính toán, N, là khoảng thời gian mà tiền tiết kiệm được từ việc lắp
tụ bù bằng với tiền lắp đặt và bảo trì tụ bù (nghĩa là thời gian hoàn vốn). Nếu thực tế
có chính sách là đầu tư phải hoàn vốn trong 5 năm thì giá trị này được đặt là 5.
141
Giá lắp đặt tụ bù cố định, cF, có đơn vị là /kvar của kích cỡ tụ bù; giá trị này
cần được tính để phù hợp với thực tế của người sử dụng. Có thể nó sẽ bao gồm cả
tiền vỏ bọc tụ bù, tiền vận chuyển, tiền công lao động, v.v…
Giá lắp đặt tụ bù ứng động, cQ, giống với tụ bù cố định, tuy nhiên có thể tụ
bù ứng động sẽ có giá cao hơn, vì vậy nó được để thành giá trị riêng.
Tỷ giá bảo trì tụ bù cố định, mF, là tiền để duy trì hoạt động của tụ bù hàng
năm. Tỷ giá này tính bằng /kvar-yr. Tiền bảo trì tăng theo tỷ số lạm phát.
Tỷ giá bảo trì tụ bù ứng động, mS, giống với tụ bù cố định. Vì tiền bảo trì
này cao hơn nên nó được để riêng.

II.2. Cách PSS/ADEPT tính các vấn đề kinh tế trong CAPO


Các tính toán kinh tế trong CAPO được giải thích ở đây ứng với 1 tụ bù cố
định ở 1 đồ thị phụ tải đơn.
Giả sử CAPO đang tính toán lắp đặt tụ bù thứ n, độ lớn sF. Tất cả các nút
hợp lệ trong lưới điện được xem xét để tìm vị trí đặt tụ bù sao cho số tiền tiết kiệm
được là lớn nhất; giả sử công suất thực tiết kiệm được là xP (kW) và công suất phản
kháng tiết kiệm được là xQ (kvar). Năng lượng tiết kiệm và quá trình bảo trì diễn ra
trong một khoảng thời gian, vì vậy chúng ta sử dụng một đại lượng thời gian tương
đương, gọi là Ne:

n
N
⎡ 1+ i ⎤
Ne = ∑ ⎢ ⎥ (1)
n =1 ⎣1 + r ⎦

Như vậy giá trị của năng lượng tiết kiệm được là:
SavingsF = 8760 Ne x (xP x cP + xQ x cQ) (2)
Giá trị của chi phí mua tụ bù là:
CostF = sF x (cF + Ne x mF) (3)
Nếu tiền tiết kiệm được lớn hơn chi phí, CAPO sẽ xem xét đến tụ bù thứ (n+1), nếu
tiền tiết kiệm được nhỏ hơn thì CAPO bỏ qua tụ bù thứ n và ngừng tính toán.

II.3. Thiết lập các tùy chọn cho phép phân tích CAPO
PSS/ADEPT cho phép chúng ta sửa đổi các tuỳ chọn trong phần tìm vị trí tụ bù tối
ưu.
Các bước để sửa các tùy chọn cho CAPO:
- Bước 1: Chọn Analysis>Options từ trình đơn chính. Bảng các tuỳ chọn sẽ
hiện ra
- Buớc 2: Chọn thẻ CAPO.
142
Nếu chúng ta không mua bản quyền phần CAPO thì thẻ này sẽ không hiện ra.

Hình 66 Hộp thoại thiết đặt thông số trong CAPO


- Buớc 3: Chọn tuỳ chọn mà chúng ta muốn cho phép phân tích CAPO:
Loại đấu nối: chọn tụ có loại đấu nối phù hợp: sao hoặc tam giác. Loại đấu nối
có thể chọn cho cả 2 loại tụ cố định và ứng động trên tất cả các nút trong lưới điện.
Chọn loại đồ thị phụ tải: có thể chọn bất cứ loại đồ thị phụ tải nào trong quá
trình tính toán: đánh dấu vào ô tương ứng trước tên loại đồ thị. Những đồ thị phụ tải
này có sẵn cho một khoảng thời gian xác định và đươc sử dụng trong quá trình tính
toán để xác định tính khả thi của việc đặt một tụ bù lên lưới điện.
Vì phép phân tích CAPO dựa trên thời gian là từng năm nên khoảng thời gian
dùng để tính toán là phân số của năm trên đồ thị phụ tải. Thường thì tổng thời gian
tính toán của tất cả đồ thị phụ tải mà chúng ta sử dụng trong CAPO là 1.0; tuy nhiên
điều này không phải là bắt buộc. Ví dụ nếu thiết bị của chúng ta chỉ hoạt động 10
tháng trong 1 năm thì CAPO vẫn có thể chạy được.
Số dải tụ cho phép: đây là số tụ cố định và ứng động mà chúng ta có thể có để
đặt lên lưới (ví dụ như là số tụ đang có trong kho). Ban đầu thì số tụ này được đặt
bằng 0. Nếu vẫn để số tụ này là 0 thì khi chạy CAPO chúng ta sẽ thấy trên phần
Xem Tiến trình câu thông báo “Không có tụ nào để đặt lên lưới”.
Kích thước tụ 3 pha: là tổng độ lớn dải tụ 3 pha tính bằng kvar cho cả 2 loại tụ
cố định và ứng động đặt trên lưới. Ví dụ: nếu thiết lập là đăt 1 dải tụ cố định 100

143
kvar thì chương trình sẽ đặt các tụ cố định 100 kvar cho đến khi tìm được điều kiện
tối ưu. Tương tự như vậy cho tụ bù ứng động.
Các nút hợp lệ: chọn các nút hợp lệ tại đó có thể đặt tụ cố định và ứng động
bằng cách đánh dấu vào ô trước tên của nút. Ban đầu tất cả các nút trong lưới điện
đều phù hợp để đặt các dải tụ cố định và ứng động. (tất cả các ô đều được đánh dấu
sẵn)
Đánh dấu chọn hoặc bỏ chọn các nút liên tiếp nhau: nhấn chuột vào nút đầu tiên,
nhấn và giữ phím Shift, nhấn chuột vào nút cuối cùng trong dãy các nút mà ta muốn
chọn.
Đánh dấu chọn hoặc bỏ chọn các nút không liên tiếp nhau: nhấn và giữ nút Ctrl,
nhấn chuột vào ô bên cạnh các nút muốn chọn.

II.4. Cách PSS/ADEPT tìm vị trí đặt tụ bù tối ưu


Đầu tiên, tính phân bố công suất cho mỗi đồ thị phụ tải để biết nấc điều chỉnh
của máy biến áp và nấc chỉnh của tụ bù ứng động đang có trên lưới. Các nấc chỉnh
này được lưu lại cho từng trường hợp. Các máy biến áp và tụ bù này sẽ không được
điều chỉnh nữa khi CAPO chạy.
Trước hết CAPO xem xét các tụ bù cố định, theo định nghĩa thì các tụ bù này
luôn được đóng vào lưới trong tất cả các trường hợp phụ tải. Tất cả các nút hợp lệ
trên lưới sẽ được kiểm tra xem tại nút nào thì số tiền tiết kiệm được là lớn nhất. Vì
có rất nhiều trường hợp phụ tải nên số tiền tiết kiệm này sẽ được xem như là tổng
trọng số của từng trường hợp phụ tải, trong khi đó hệ số trọng lượng là thời gian
tính toán của mỗi trường hợp phụ tải.
Tụ bù sẽ không được đặt tại nút đang xem xét trong những trường hợp sau:
Tiền tiết kiệm được không bù đắp được chi phí bỏ ra. Khi có nhiều trường hợp
phụ tải thì tiền tiết kiệm được tính tương tự như ví dụ đơn giản ở trên, hệ số trọng
lượng lúc này là tổng trọng số của tất cả các trường hợp.
Không còn tụ bù cố định thích hợp để đóng lên lưới. (thực tế có thể kiểm tra
điều này cho tất cả các nút trước khi tính toán, vì vậy chỉ nêu lên ở đây cho đầy đủ).
Vượt quá giới hạn trên của điện áp cho phép trong một trường hợp tải nào đó
(giới hạn điện áp này được thiết lập trong thẻ General của bảng Analysis Options
Property).
Các tụ bù cố định được đặt lên lưới cho đến khi một trong các trường hợp trên
xảy ra; khi đó việc đặt tụ bù cố định kết thúc và chương trình chuyển qua đặt tụ bù
ứng động. Quá trình này thực sự diễn ra phức tạp hơn, do đó trước khi bắt đầu xem
xét thì một số chú thích được nêu ra ở đây. Nếu chỉ có một trường hợp phụ tải được
xem xét thì có thể sẽ không phải đặt tụ bù ứng động sau khi đặt xong tụ bù cố định.

144
Điều này là không đúng trong ít nhất 4 trường hợp sau:
- Chỉ còn một vài tụ bù cố định và vẫn có thể tiết kiệm được khi cắt hết các tụ
bù cố định này ra.
- Những nút phù hợp cho việc đặt tụ bù ứng động lại khác với các nút phù hợp
với tụ bù cố định.
- Thiết lập giá tiền của tụ bù ứng động rẻ hơn tụ bù cố định, khi đó sau khi tụ
bù cố định được đặt lên lưới thì vẫn có thể tiết kiệm chi phí nếu đặt tụ bù ứng
động.
- Thiết lập độ lớn của tụ bù ứng động nhỏ hơn tụ bù cố định.
Những nút phù hợp (cho tụ bù ứng động) trên lưới được xem xét để tìm nút cho
ra số tiền tiết kiệm lớn nhất trong tất cả các trường hợp.
Có 2 sự tinh tế trong quá trình tính toán này. Một là, nếu đặt tụ bù ứng động gây
ra quá điện áp trong một trường hợp tải nào đó thì tụ bù này sẽ được cắt ra trong
suốt quá trình tính toán. Hai là, nếu tụ bù gây ra chi phí quá cap cho một trường hợp
tải nào đó thì nó cũng được cắt ra khỏi lưới trong trường hợp tải đó. Chỉ thực hiện
việc tính tiền tiết kiệm được trong các trường hợp tải mà tụ bù được đóng lên lưới.
Việc tính toán được thực hiện đến khi:
- Tiền tiết kiệm không bù đắp được chi phí cho tụ bù ứng động.
- Không còn tụ bù ứng động để đóng lên lưới.
Để tham khảo, tất cả các phương trình có trong quá trình tính toán CAPO sẽ
được liệt kê bên dưới. Chi phí của tụ bù, bao gồm tiền lắp đặt và bảo trì, được liệt
kê cho loại tụ bù cố định trước. Công thức là tương tự cho tụ bù ứng động.
CostF = sF x (cF + Ne x mF) (4)
Nếu có nhiều trường hợp phụ tải, sẽ có nhiều biến cần được định nghĩa hơn. Giả
sử có K trường hợp phụ tải trong CAPO, mỗi trường hợp có khoảng thời gian là dk.
Gọi switchk là trạng thái đóng cắt của tụ bù ứng động, switchk = 1 nghĩa là tụ bù
đóng lên lưới trong suốt trường hợp tải và = 0 là tụ bù được cắt ra.
Tiền tiết kiệm cho mỗi tụ bù cố định (luôn được đóng vào lưới) là tổng tiền tiết
kiệm của tất cả các trường hợp tải.
⎛ K K

SavingsF = 8760 × Ne × ⎜ cP × ∑ xPk + cQ × ∑ xQk ⎟ (5)
⎝ k =1 k =1 ⎠
Tiền tiết kiệm cho tụ bù ứng động cũng liên quan đến lịch đóng cắt của tụ.

⎛ K K

SavingsS = 8760 × Ne × ⎜ cP × ∑ switchk × xPk + cQ × ∑ switchk × xQk ⎟
⎝ k =1 k =1 ⎠
(6)
Để hoàn tất ta xét đến phương trình tính Ne:
145
n
N
⎡1+ i ⎤
Ne = ∑ ⎢ ⎥ (7)
n =1 ⎣1 + r ⎦
Nói tóm lại, CAPO đặt tụ bù cố định lên lưới cho đến khi xảy ra điều kiện dừng.
Sau đó tụ bù ứng động được đặt lên lưới cho đến khi xảy ra điều kiện dừng tương
ứng của tụ bù ứng động. Tổng chi phí của quá trình tối ưu là chi phí lắp đặt và bảo
trì của tất cả các tụ đã được đóng lên lưới; chi phí tiết kiệm tổng là tổng của các chi
phí tiết kiệm thu lại được của từng tụ bù.
CAPO có thể đặt nhiều tụ bù cố định và/hoặc nhiều tụ bù ứng động tại mỗi nút.
PSS/ADEPT sẽ gộp các tụ bù này thành một tụ bù cố định và/hoặc một tụ bù ứng
động. Tụ bù ứng động đơn sẽ có nấc điều chỉnh tương ứng và lịch đóng cắt tụ sẽ
biểu diễn các bước đóng cắt của từng tụ bù đơn.

II.5. Cách chạy bài toán tìm vị trí đặt tụ bù tối ưu


Để chạy bài toán phân tích vị trí đặt tụ bù tối ưu ta có thể thực hiện một trong 2
cách sau:
- Chọn Analysis>CAPO từ trình đơn chính.
- Nhấp chuột vào nút CAPO trên thanh công cụ Analysis.
Nếu ta không có bản quyền phần CAPO thì nút này sẽ không tồn tại.
Trong quá trình tối ưu hoá, các thông báo được viết ra trong cửa sổ “Progress
View” cho ta biết độ lớn và loại dải tụ được đặt cũng như nút tương ứng và tổn thất
hệ thống. Khi quá trình tối ưu hóa thực hiện xong, sơ đồ mạng điện với các tụ bù
cần đặt lên lưới được vẽ lại với độ lớn của dải tụ và ký hiệu “FX” cho tụ bù cố định
và “SW” cho tụ bù ứng động cần đặt lên lưới. Hình biểu diễn một sơ đồ lưới điện
mẫu và cửa sổ “Progress View” sau khi thực hiện xong tối ưu hoá.

II.6. Report sau khi phân tích và tính toán


Để có bảng báo cáo kết quả dạng bảng chứa các tham số đầu và kết quả phân
tích, chọn Report>Capacitor Placement Optimization từ trình đơn chính.

146
Hình 67 Kết quả tính toán CAPO

Hết chương !

147
CHƯƠNG 8:
ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY
CHƯƠNG 8:
ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY
Hiện nay, trong các Công ty Điện lực đang theo dõi mất điện, thống kê số vụ,
thời gian mất điện nhưng chưa áp dụng các chỉ số cụ thể để đánh giá độ tin cậy
cung cấp điện của lưới điện. Các số liệu báo cáo như 347 vụ/278.66 giờ sự cố,
1094 vụ/859.34 giờ cắt điện đột xuất,... chưa thể hiện được mức độ, phạm vi mất
điện, trình độ quản lý lưới điện.
Các công ty điện lực trên thế giới thường xây dựng một số chỉ số định lượng
cụ thể để đánh giá. Các thông số báo cáo như bình quân khách hàng khu vực sinh
hoạt bị mất điện 3 vụ/năm, 120 phút/năm,... sẽ cụ thể, dễ hiểu, dễ đánh giá hơn.
Mục tiêu của báo cáo là giới thiệu các chỉ số này, cách đánh giá (dự đoán) và
thống kê các chỉ số trên lưới điện. Mỗi đơn vị (Công ty Điện lực hoặc Hiệp hội điện
lực) tự xây dựng các chỉ tiêu để đánh giá. Các tổ chức điện lực uy tín như IEEE,
EEI (Edison Electric Institue), EPRI (Electric Power Reasearch Institute) và CEA
(Canadian Electric Association) xây dựng nhiều chỉ số được nhiều đơn vị áp dụng.
Trong đó, hệ thống chỉ số của IEEE là phổ biến nhất. Các chỉ số tin cậy của hệ
thống truyền tải như BPII (Bulk Power Interruption Index), BPECI (Bulk Power
Energy Curtailment Index), MPBCI (Modified Bulk Power Curtailment Index),...
không nằm trong phạm vi báo cáo này.
Theo IEEE, các chỉ số tin cậy (Reliability Index - RI) của lưới phân phối bao
gồm SAIFI, SAIDI, CAIDI, ASAI, ASUI, ENS và AENS.
Chương này trình bài lý thuyết và nhiều ví dụ về độ tin cậy và phương pháp
tính. Cách triển khai giải bài toán độ tin cậy lưới điện trong phần mềm PSS/ADEPT
cũng được trình bày tíêp theo. Học viện cần nắm vững các kiến thức này để có thể
thực hiện tốt các bài tập trong các buổi thực hành phần mềm.

149
I. Lý thuyết bài toán đánh giá độ tin cậy
I.1. Độ tin cậy là gì
Độ tin cậy là xác suất làm việc tốt của một thiết bị trong một chu kỳ dưới các
điều kiện vận hành đã được thử nghiệm.
I.2. Có 4 phần liên quan đến độ tin cậy
Định nghĩa sau đây được chia thành 4 phần cơ bản:
Xác suất tự nhiên
Chế độ làm việc thích hợp (tuỳ thuộc vào các yêu cầu)
Thời gian cung cấp công suất liên tục
Các điều kiện vận hành (có thể khác nhau)
I.3. Độ tin cậy của hệ thống điện
Phân loại thành hai hướng cơ bản
Đáp ứng hệ thống
An ninh hệ thống
I.4. Đáp ứng hệ thống
Liên quan đến khả năng làm việc của máy phát, lưới truyền tải, lưới phân phối
trong việc cung cấp điện tới khách hàng.
Sự đáp ứng sẽ liên quan đến các điều kiện tĩnh của hệ thống.
I.5. An ninh hệ thống
An ninh hệ thống nói lên khả năng đáp ứng với các nhiễu loạn xảy ra trong
chính hệ thống đó, do vậy liên quan với hệ thống ở trạng thái động. Chú ý rằng hầu
hết tất cả các kỹ thuật hiện có dùng vào việc tính toán độ tin cậy của hệ thống điện
nằm trong phạm vi đánh giá đáp ứng tĩnh.
I.6. Các lĩnh vực chức năng
Các phần khác nhau của hệ thống điện được đánh giá riêng biệt với nhau theo
khu vực chức năng tính toán.

150
I.7. Các mức đánh gía độ tin cậy đáp ứng tĩnh.

I.7.1. Mức thứ nhất:


Nghiên cứu về khả năng của hệ máy phát cấp điện cho tải. Hệ thống truyền tải
không được xét đến ở mức này. Chỉ số tin cậy của mức thứ nhất là Chỉ Số Dự Báo
Mất Tải (LOLE) và Chỉ Số Dự Báo Thiếu Năng lượng Cung Cấp (LOEE).
I.7.2. Mức thứ hai:
Nghiên cứu về hệ thống phát và hệ thống truyền tải cung cấp năng lượng tại
các nút tải. Các nghiên cứu này là đánh giá hỗn hợp của hệ thống. Chỉ số của mức II
mang tính toàn cục hay tại một thanh cái cung cấp điện gồm có tần suất, thời gian,
phụ tải và năng lượng.
I.7.3. Mức thứ ba:
Liên quan tới cã phát điện, truyền tải, phân phối để xác định sự tương xứng
của toàn hệ thống cung cấp đến khách hàng.
Chỉ số của mức thứ ba này la tại điểm tiêu thụ và các chỉ số hệ thống gồm có
tần suất, thời gian, tải và năng lượng.
I.8. Các ký hiệu trong độ tin cậy:
S = hệ thống (system)
A = trung bình (average)
151
C = khách hàng (customer)
Tính toán
Hằng năm
Bởi hệ thống
Bởi điều độ miền.
Bởi các Điện Lực.
Phân loại
Duy trì
Thoáng qua
Khách hàng
Phụ tải
Trung bình.
Xác định.
I.9. Chỉ số hệ thống (System Indices)
Có thể tính các chỉ tiêu hoạt động cung cấp để miêu tả có tính thống kê những
hoạt động trước đó của hệ thống.
Các chỉ số bổ sung này có thể được tính toán bằng cách sử dụng các chỉ số cơ
bản và số lượng khách hàng và tải kết nối tại mỗi điểm trong hệ thống.
Các chỉ số bổ sung của hệ thống là:
Chỉ tiêu tần suất mất điện trung bình của hệ thống (SAIFI)
Chỉ tiêu thời gian mất điện trung bình hệ thống (SAIDI)
Chỉ tiêu thời gian mất điện trung bình khách hàng (CAIFI)
Chỉ tiêu tần suất mất điện trung bình khách hàng (CAIDI)
Chỉ tiêu khả năng sẳn sàng cung cấp (ASAI)
Chỉ tiêu khả năng khôngsẳn sàng cung cấp (ASUI)
Chỉ tiêu thiếu hụt điện năng (ENS)
Chỉ tiêu thiếu hụt điện năng trung bình (AENS)
Các chỉ tiêu trên cũng có thể á được tính toán để dự báo khả năng làm việc
trong tương lai.

152
I.10. Xác định các chỉ số tin cậy-
I.11. Các thuật ngữ cơ bản của hỏng hóc, cắt thiết bị và ngừng cung cấp
điện
Sự cố hỏng hóc.
Cắt điện, do thao tác người vận hành: Cưỡng bức, từng phần, theo lịch, Quá
độ.
Mất điện, do sự cố: lâu dài, thoáng qua, tạm thời.
I.11.1. Sự cố hỏng hóc:
Sự cố hỏng hóc là trạng thái của một phần tử hệ thống mà nó không hoạt
động như mong muốn. Kết quả là phải cắt phần tử đó ra khỏi hệ thống. Tuy nhiên
không phải mọi hỏng hóc đều đưa đến cắt điện.
I.11.2. Cắt thiết bị:
Mô tả trạng thái của thiết bị khi nó không được hoạt động vì một số các lý do
liên quan đến thiết bị đó.
Cắt cưỡng bức: là hậu quả do các điều kiện khẩn cấp liên quan đến thiết bị cần
phải cắt tức thời, hoặc tự đông như thiết bị bảo vệ rơle, hoặc thao tác đóáng cắt,hoặc
do tác động sai của thiết bị bảo vệ hay người vận hành thao tác sai.
Cắt theo lịch: thiết bị đưa ra khỏi vận hành theo thời gian định trước, thông
thường khi có bảo trì, sửa chữa hoặc xây dựng.
Cắt cưỡng bức ngắn hạnä: do các sự cố thoáng qua gây ra, các thiết bị có thể
được đưa vào vận hành trở lại tự động khi các CB, máy cắt tự đóng lại, hoặc khi
thay thế cầu chì.
Cắt cưỡng bức do vận hành: do các sự cố không thể tự giải trừ được cần phải
sửa chữa thiết bị trước khi đưa vào vận hành. Ví dụ: khi xảy ra phóng điện làm chọc
thủng cách điện, vì vậy cần sửa chữa hay thay thế trước khi đưa vào vận hành.
I.11.3. Ngừng cung cấp điện:
Mất điện một hay nhiều khách hàng. Nguyên nhân là do một hay nhiều thiết
bị cắt khỏi vận hành.
Mất điện định kỳ: Mất điện gây ra do cắt theo lịch.
Mất điện cưỡng bức: gây ra do cắt cưỡng bức.
Thời gian mất điện: khoảng thời gian từ lúc bắt đầu cắt điện khách hàng cho
đến khi phục hồi lại cho khách hàng đó.
Mất điện thoáng qua: Mất điện có thời gian nhỏ, thiết bị được đưa vào vận
hành trở lại, do bộ phận giám sát điều khiển tự động hay bằng tay bởi người vận
hành có thể thao tác tức thờiù.

153
Mất điện duy trì: là các trường hợp còn lại không thuộc loại mất điện thoáng
qua.
I.12. Các chỉ số tại nút tải –hệ thống phân phối
Độ tin cậy liên quan đến hoạt động tại điểm cung cấp cho khách hàng, có
nghĩa là ở tại các nút tải.
Các chỉ số cơ bản được sử dụng để ước lượng độ tin cậy của lưới phân phối là:
Cường độ sự cố nút tải (lamda)
Thời gian cắt trung bình (r) – (để sửa chữa)
Thời gian cắt hàng năm (U)
I.13. Tính toán λ, r và U
Sử dụng thông số cường độ sự cố và thời gian sửa chữa cuả phần tử cùng kết
hợp với thời gian phục hồi của hệ thống khác.
Các chỉ số này được dùng để ước lượng hoạt động của hệ thống trong tương
lai.
Chúng cũng đo lường hoạt động trong quá khứ.å
Biết rằng các chỉ số này tại nút tải không thõa mãn toàn bộ sự hiểu biết về
hoạt động của hệ thống.
Do đó cần thiết phải mở rộng các chỉ số, gồm có: gián đoạn tải trung bình (L)
và năng lượng trung bình không được cung cấp (E) tại mỗi nút tải.
Các đặc điểm hỏng hóc của phần tử.

Giai ñoaïn
Giai ñoaïn
môùi xuaát Giai ñoaïn
laõo hoaù
xöôûng oån ñònh

Thôøi gian

Cường độ hỏng hóc của phần tử λ:


Cường độ hỏng hóc λ(t): Xác suất có điều kiện đểø một thiết bị làm việc trước
thời gian t và phát triển thành sự cố trong đỏn vị thời gian At thời điểm t.
Hàm cường độ hỏng hóc của thiết bị công suất. Dạng hình “lòng máng”và
được chia thành 3 giai đoạn: thời kỳ đầu, thời kỳ vận hành, thời kỳ thoái hóa
Trong khoảng thời gian vận hành, cướng độ hỏng hócá là hằng số.

154
Cường độ hỏng hócá: là số sự cố trên đơn vị thời gian. Cường độ hỏng hóc
thường đượcá biểu diễn số sự cố xảy ra trên mỗi km chiều dài trong một năm.
Các thiết bị điện lực như máy phát,máy biến áp,đường dây đều có thể sửa
chửa để làm việc lại.Trong thời gian phục vụ chúng có các trạng thái như:vận
hành,sự cố,sửa chửa,quy hoạch,bảo trì,…
Cường độ sửa chửa của phầnà tử:
Cường độ sửa chửa được xác định tương tự như cường độ hỏng hóc.

Thời gian trung bình giửa hỏng hóc hay thời gian trung bìnhvận hành an toàn
(MTBF).
m = 1/λ
Thời gian sửa chữa trung bình (MTTR)
r = 1/μ
Chu kỳ sự cố
T=m+r
UP (in)

1 1
r m

Down (out) Down


m1 r1 m2 r2 m3

T1 T2 T3
Fig:Moâ hình hai traïng thaùi

I.14. Khả năng sẳn sàng làm việc của thiết bị


Hệ số sẵn sàng:
μ
A= λ+μ
Hệ số không sẵn sàng (FOR):
λ
A = U = FOR = λ + μ

155
Ví dụ:
Công ty phân phối có 7500 máy biến áp phân phối đang vận hành trong chu kỳ 10 năm,
140 máy biến áp bị hỏng vì nhiều lý do khác nhau. Một số lượng nhỏ của chúng có thể
được sửa chữa, nhưng hầu hết các số còn lại đều phải thay bằng máy mới. Thời gian thay
thế hoặc sửa chữa sẽ được ghi lại. Cộng tất cả các thời gian sửa chữa của 140 máy sẽ cho
thời gian tổng cộng là 7500 giờ.
Từ các số liệu này chúng ta tính:
140
λ= = 0,0191/giờ
10 × 7500
1
m = = 530 giờ
η
7360
r= = 52,6giờ = 0,006 năm
140
1
μ = = 1671/năm.
r
530
A= = 0,999989
0,006 + 530
0,006
Δ= = 0,000011 = 6phút/năm
0,006 + 530
.Điều này có thể được giải thích như sau:
Mỗi máy biến áp co xác suấtù 0.0019 xảy ra hư hỏng trong năm tới.
Sau khi xảy ra sự cố, thời gian sửa chữa hoặc thay thế là 52.6 giờ.
Mỗi máy biến áp sẽ không vận hành, tính trung bình là 6 phút 1 năm.
Chú ý rằng chú ta đã sử dụng các số liệu đã hoạt động trước đó để dự đoán kết quả tương
lai. Đây là cơ sở cho việc phân tích độ tin cậy: giả sử rằng hoạt động bình quân trong quá
khứ sẽ đánh giá các hoạt động trong tương lai

I.15. Tổng quan cơ bản về độ tin cậy của hệ thống phân phối
Độ tin cậy được xác định bởi số lượng và thời gian xảy ra sự cố trong hệ
thống.
Giảm thiểu các sự cố sẽ làm tăng độ tin cậy
Độ tin cậy được kiểm tra bằng cách sử dụng các chỉ số dựa trên cường độ sự
cố và thời gian sửa chữa trung bình.
I.16. Định nghĩa các chỉ tiêu độ tin cậy:
SAIFI(Tần suất ngừng cung cấp điện trung bình hệ thống)
SAIFI cho biết thông tin về tần suất trung bình các lần mất điện duy trì trên
mỗi khách hàng của một vùng cho trước.

Toång soá khaùch haøng bò maát ñieän


=
∑NC
=
∑λ N
i i
Toång soá khaùch haøng coù ñieän ∑N i ∑N i

λi – cường độ sự cố
156
Ni – số lượng khách hàng tại nút thứ i
SAIDI(Thời gian ngừng cung cấp điện trung bình của hệ thống)
Cho biết thời gian trung bình của mất điện duy trì.

Thôøi gian khaùch haøng bò maát ñieän


=
∑ N .d = ∑ u N
C i i
Toång soá khaùch haøng coù ñieän ∑N ∑N i i

ui – thời gian cắt điện hàng năm


Ni – số lượng khách hàng tại nút thứ i
CAIFI(Tần suất mất điện trung bình của khách hàng)
Cho biết tần suất trung bình của các lần mất điện duy trì đã xảy ra đối với
khách hàng. Trong phép tính này ta chỉ quan tâm tới số lượng khách hàng và lờ đi
số lần mất điện.

Toång soá khaùch haøng bò maát ñieän


=
∑N C
=
∑λ N i i
Toång soá khaùch haøng bò aûnh höôûng maát ñieän ∑N' c ∑N' c

CAIDI(thời gian mất điện trung bình của khách hàng)


Thể hiện thời gian phục hồi của mất điện duy trì

Toång thôøi gian khaùch haøng bò maát ñieän


=
∑N C
=
∑u N i i
Toång soá khaùch haøng bò maát ñieän ∑N a ∑λ N i i

Đối với khách hàng thực sự trải qua mất điện duy trì, chỉ số này nói lên tổng
thời gian trung bình không được cấp điện. Đây là thông số hỗn hợp của CAIDI và
được chấp nhận tính bằng số khách hàng nhân với số lần mất điện được đếm chỉ
một lần.
ASAI
(Khả năng sẳn sàng vận hành)
Chỉ tiêu này được biểu diễn dưới dạng phân số của thời gian (thường là phần
trăm), nói lên thời gian có điện của khách hàng trong năm hay trong thời gian được
định trước.

Soá giôø khaùch haøng yeâu caàu caáp ñieäncoù theå ñöôïc
=
∑ N .8760 −∑ u .N
i i i
Soá giôø khaùch haøng yeâu caàu caáp ñieän
∑ N .8760 i

ASUI = 1 – ASAI
ENS = ∑ La(i).ui
Tổng điện năng không được cung cấp bởi hệ thống
La(i) – Công suất tải trung bình tại nút thứ i
ui – thời gian cắt điện hằng năm.
AENS
157
Điện năng trung bình không được cung cấp
Toång ñieän naêng khoâng ñöôïc cung caáp
=
∑L u
a(i) i
Toång soá khaùch haøng ñöôïc caáp ñieän ∑N i

ACCI

Chỉ tiêu cắt xén điện năng trung bình của khách hàng
Toång ñieän naêng khoâng ñöôïc cung caáp
ACCI = Toång soá khaùch haøng bò aûnh höôûng

ASIFI
Chỉ số này chủ yếu tính toán độ tin cậy dựa trên công suất thay vìø dựa trên số
lượng khách hàng. Chỉ số này quan trọng đối với phần lớn các khách hàng công
nghiệp hay thương mại. Nó còn được dùng cho các mạng công cộng ở đó thể loại
khách hàng không đa dạng lắm. Tương tự như SAIFI, nó cho biết thông tin về tần
suất trung bình mất điện duy trì.
Soá kVA keát noái vaøo heä thoáng bò maát
ASIFI = Toång soá kVA noái vaøo heä thoáng ñöôïc caáp ñieän

ASIDI – Load Based


Chỉ số này được xây dựng có cùng ý tưởng với ASIFI, nhưng nó thông tin về
thời gian trung bình mất điện duy trì của hệ thống.
Soá phuùt maát ñieän
ASIDI = Toång soá kVA noái vaøo heä thoáng ñöôïc caáp ñieän

MAIFI
Chỉ số này tương tự như SAIFI, nhưng nó là tần suất trung bình của mất điện
thoáng qua.
Soá khaùch haøng bò maát ñieän thoaùng qua
MAIFI =
Toång soá khaùch haøng ñöôïc caáp ñieän
CEMIn
Chỉ số này dùng để theo dõi số lượng n khách hàng mất điện thoáng qua của
một tập các khách hàng riêng biệt. Mục đích của nó là giúp nhận biết những khó
khăn của khách hàng mà không thể thấy được khi sử dụng chỉ số trung bình. Nó
được xác định bằng:
Soá khaùch haøng traûi qua n laàn maát ñieän thoaùng qua
CEMIn =
Toång soá khaùch haøng ñöôïc caáp ñieän
CEMSMIn
Chỉ số này dùng để theo dõi số lượng n khách hàng mất điện kéo dài và mất
điện thoáng qua của một tập các khách hàng riêng biệt. Mục đích của nó là giúp

158
nhận biết những khó khăn của khách hàng mà không thể thấy được khi sử dụng chỉ
số trung bình.

Soá khaùch haøng traûi qua n laàn maát ñieän duy trì
CEMSMIn =
Toång soá khaùch haøng ñöôïc caáp ñieän

I.17. Các tính toán cơ bản cho mạng hình tia


Đa số các mạng phân phối đều vận hành hình tia. Một hệ thống có thể tạm thời
vận hành theo mạch vòng trong khi sửa chữa nhưng cũng sẽ trở lại vận hành hình
tia bởi một máy cắt phân đoạn bình thường mở.

NO
Source

Tất cả các phần tử đều nối tiếp.


I.18. Nguyên tắc tính toán:
Khi tính toán các chỉ số độ tin cậy, nguyên tắc tính toán của các thành phần
mắc nối tiếp có thể áp dụng trực tiếp cho hệ thống hình tia.
Thành phần tham số cơ bản khi tính tóan độ tin cậy là: cường độ hỏng hóc
trong năm λi và thời gian sửa chữa trung bình MTTRi hay ri.
I.19. Các chỉ số độ tin cậy cơ bản –tại nút tải:

Cường độ sự cố trung bình, λs


λs = ∑ λi
Thời gian mất điện trung bình hàng năm Us:
Us = ∑ λI ri
Thời gian sửa chữa trung bình, rs

II. Phương pháp tính đánh giá độ tin cậy của phần
mềm PSS/ADEPT 5.0
II.1.1. Hệ số SAIFI (Tần suất ngắt điện trung bình trong hệ thống)
SAIFI - System Average Interruption Frequency Index
159
(Average Annual Number of Outages - Số lần mất điện trung bình trong năm)
∑ Customer − Interruptions ∑ λi N i
SAIFI = = (36)
∑ Customers served N
λ : cường độ sự cố
i
Ni: số khách hàng tại nút thứ i
N: Tổng số khách hàng
(Interrptions/Customer – số lần/khách hàng)
II.1.2. Hệ số SAIDI (Thời gian ngắt điện trung bình trong hệ thống)
SAIDI - System Average Interruption Duration Index
(Average Customer Minutes Outage per year – Thời gian mất điện trung bình trong
năm)
∑ Customer − Interruption.Durations ∑ U i N i
SAIDI = = (37)
∑ Customers Served N
Ui: Thời gian cắt điện hàng năm
(Minutes or Hours/Customer – thời gian/khách hàng)
II.1.3. Hệ số CAIDI (Thời gian ngắt điện trung bình một vụ)
CAIDI - Customer Average Interruption Duration Index
(Average Duration of Outage – Thời gian mất điện trung bình một vụ)
SAIDI ∑ Customer − Interruption.Durations ∑ U i N i
CAIDI = = = (38)
SAIFI ∑ Customer − Interrupted ∑ λi N i
(Minutes or Hours/Interruption – thời gian/vụ)
II.1.4. Hệ số CAIFI (Số lần ngắt điện trung bình trên một khách hàng)
∑ Customer − Interruptions
CAIFI = (39)
∑ Customer − Interrupted
(Interruption/Customer Interrupted - Số sự cố/ Trên một khách hàng)
II.1.5. Hệ số ASAI (Mức độ cung cấp điện)
ASAI - Average Service Availability Index
(Availability of Service – Mức độ cung cấp điện)
Customer Hours Service Availability ∑N i × 8760 − ∑ U i N
i
ASAI = = (40)
Customers Hours Service Demand ∑N i × 8760
(ASAI<1)
Chỉ tiêu này được biểu diễn dưới dạng phân số của thời gian (thường là phần trăm),
nói lên thời gian có điện của khách hàng trong năm hay trong thời gian được định
trước.
II.1.6. ENS = Σ La(i)ui
Tổng điện năng không được cung cấp bởi hệ thống
La(i): công suất tải trung bình tại nút i
Ui: thời gian cắt điện hằng năm
Trong bài toán phân tích DRA, PSS/ADEPT chỉ nhấn mạnh ở 4 chỉ số đầu tiên
để đánh giá độ tin cậy của một lưới điện.

160
II.1.7. Phương pháp tính
Trong các công thức nêu trên, N là tổng số khách hàng khảo sát. N có thể là số
khánh hàng của một tuyến đường dây, 1 quận, 1 điện lực khu vực hay của cả Công
ty. Khách hàng có thể là từng trạm phân phối hoặc là từng điện kế, tùy mục đích
đánh giá.
Ni là số khách hàng bị mất điện trong sự kiện λi.
Giá trị của λi có thể là 1 cho 1 lần mất điện hoặc một số lần nào đó, kể cả số lẻ
trong trường hợp thống kê.
Ui là thời gian mất điện của sự kiện đó.
Nếu các thông số được thu thập theo thực tế thì kết quả tính toán chính là các
chỉ báo độ tin cậy thực sự của lưới điện. Nếu các thông số là các thống kê thì kết
quả tính toán là dự báo. Và nếu so sánh các chỉ số dự báo tương ứng với từng kết
cấu lưới và/hoặc vị trí của các thiết bị bảo vệ đóng cắt thì kết quả của công việc
chính là thiết kế.
II.1.8. Sử dụng module DRA trong PSS/ADEPT
Tính toán các chỉ số độ tin cậy phụ thuộc vào các thông số độ tin cậy như tần
suất sự cố và thời gian sử chữa được chỉ định trong từng phần tử trong lưới điện.
Các thông số tin cậy này cũng được xem là những thông số của các thiết bị nhánh
được quy định trong thư viện cấu trúc hoặc thông số lưới điện. Những thông số tin
cậy được chỉ định này được sử dụng để tính toán các chỉ số độ tin cậy cho toàn hệ
thống và mỗi vùng bảo vệ. Một vùng bảo vệ bao gồm nhiều thiết bị bảo vệ trên đó.
Minh họa dưới đây cho thấy hệ thống có 3 vùng được bảo vệ:

161
II.1.9. Tính toán chỉ số tin cậy
Để minh họa cho việc tính toán độ tin cậy, hãy xem một ví dụ đơn giản của lưới
phân phối được cho dưới đây:

Lưới phân phối bao gồm 1 Recloser (B1), 3 cầu chì (F1, F2, F3) và 4 nhóm khách
hàng (C1, C2, C3, C4). Giả định rằng Re có thiết đặt thông số cho đường cong cắt
nhanh. Để cho đơn giản, giả định rằng không có hiện tượng sự cố nào xảy ra trên
nhánh và các thiết bị. Các thông số tin cậy của các thiết bị là zero. Do đó, tất cả các
chỉ số tin cậy lưới điện là zero. Giả định rằng kW/ mỗi khách hàng theo mặc định là
3.

162
Giả sử có hiện tượng ngắn mạch xảy ra trên nhánh thứ 9 (line 9, chiều dài
2pu), nơi có tải C2:

Sẽ có những hiện tượng sau xảy ra:


- Recloser B1 sẽ tác động với đường cong cắt nhanh để cô lập dòng ngắn
mạch, khi đó C1, C2, C3, C4 tạm thời bị ngắt điện
- Sự cố vẫn duy trì, cầu chì F2 tác động làm ngắt điện lâu dài cho nhóm tải C2.
- Một nhóm công tác được cử đến nơi xảy ra sự cố để khắc phục cho nhóm tải
C2 và thời gian sửa chữa tổng cộng là 1 giờ 45 phút
Nếu chỉ có sự cố tại nơi đường dây này thì các chỉ số tin cậy được tính như sau:
SAIFI = 0.17
SAIDI = 0.29
CAIFI = 1.00
CAIDI = 1.75
Giả sử một tháng sau đó, có sự cố ngắn mạch tương tự lúc trước tại nơi nào đó trên
Line3 (4pu).
Các hiện tượng xảy ra như sau:
- Recloser B1 sẽ tác động với đường cong cắt nhanh để cô lập dòng ngắn
mạch, khi đó C1, C2, C3, C4 tạm thời bị ngắt điện
- Sự cố vẫn duy trì sau hơn 2 lần cắt nhanh và Re B1 mở, gây ra sự cố lâu dài
cho các nhóm tải C1, C2, C3 và C4.
- Một nhóm công tác được cử đến nơi xảy ra sự cố để khắc phục cho nhóm tải
C2 và thời gian sửa chữa tổng cộng là 3 giờ 30 phút

163
Nếu đây là sự cố duy nhất trên đoạn dây này, tần suất sự cố là 0.25, tổng thời gian
sửa chữa là 3.5 giờ. Sự kiện này không gây ảnh hưởng đến tần suất sự cố trong lần
trước. Tuy nhiên nó sẽ ảnh hưởng đến các chỉ số tin cậy của lưới điện. Chí số tin
cậy sau 2 lần là:
SAIFI = 1.17
SAIDI = 3.79
CAIFI = 1.17
CAIDI = 3.25

Việc phân tích sẽ trở nên phức tạp trong những lưới điện lớn và có nhiều loại thiết
bị bảo vệ. DRA được thiết kế để thực hiện việc phân tích tính toán các lưới điện lớn
hơn, phức tạp hơn.

Hết chương !

164
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
[01]. Jacobus Jan Meeuwsen, “Reliability evaluation of electric transmission and
distribution systems”, 1998
[02]. A.S. Pabla, “Electric Power Distribution”, 1997
[03]. Scott & Scott, Computerize Mapping and Engineering Data Software
Program, Seatle 1991.
[04]. Nguyen Ngoc Tuyen , “Protection and Reliability Improvement in the
Distribution Network of Ho Chi Minh City”, 2000
[05]. Tính toán lưới điện sử dụng phấn mền PSS/ADEPT (tài liệu tập huấn tập 2
tập) của Phòng CNTT-VT Cty ĐLTP.HCM và Khoa Điện - Điện Tử Trường
ĐHBK.
[06]. Bù công suất phản kháng lưới cung cấp và phân phối điện. Nhà xuất bản khoa
học kỹ thuật Hà Nội.
[07]. Adrian A. Hopgood, Knowledge - Base systems, 1993. CRC Press.
[08]. Cooper Power Systems, Capacitor switch - How and why, 1980, Cooper
Power Systems.
[09]. Cooper Power Systems, Power - Electrical distribution system protection,
1994, Cooper Power Systems.
[10]. Dan Rahmel, Visual Basic programmer's reference, 1998, Mc Graw - Hill
Companies Incorporated.
[11]. Siemens, Power engineering guide : Transmission and Distribution, 1996,
Siemens
[12]. Tender document for HCMC District control centre SCADA project, phase 2,
1996. Ho Chi Minh city power company.
[13]. Turan Gonen, Electric power distribution system engineering, 1986, Mc Graw
- Hill Companies Incorporated.
[14]. Trần Bách, Lưới điện & Hệ thống điện, Tập 1, 2000. Nhà xuất bản Khoa học
kỹ thuật.
[15]. Hệ thống kiểm tra giám sát và thu thập dữ liệu - SCADA, 1996. Swedpower.
[16]. Nguyễn Ngọc Hồ, Đặng Anh Tuấn, Hệ thống hóa cơ sở dữ liệu phục vụ hệ
thống thông tin địa lý, 1997, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp EVN - DLHCM
- 97 - 001.
[17]. Trần Lộc Hùng, Cơ sở mô phỏng ngẫu nhiên, 1997, Nhà xuất bản Giáo dục.

165
[18]. Hoàng Kiếm (Chủ biên), Kỹ thuật lập trình mô phỏng : Thế giới thực và ứng
dụng, 1997, Nhà xuất bản Thống kê.
[19]. Trần Đình Long, Qui hoạch hệ thống năng lượng, 1999, Nhà xuất bản Khoa
học kỹ thuật.
[20]. Trần Đình Long, Lý thuyết hệ thống, 1999, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật.
[21]. Nguyễn Văn Đạm, Mạng lưới điện, Tập 1, 2, 2000. Nhà xuất bản Khoa học kỹ
thuật.
[22]. Nguyễn Hồng Thái, Phần tử tự động trong hệ thống điện, 2000. Nhà xuất bản
Khoa học kỹ thuật.
[23]. Cao Hào Thi, Mô hình mô phỏng, 1999, Tập bài giảng chuyên đề.
[24]. Lã Văn út, Phân tích & Điều khiển ổn định hệ thống điện, 2000. Nhà xuất bản
Khoa học kỹ thuật.
[25]. Nguyễn Ngọc Hồ, Đặng Anh Tuấn, Mô phỏng vận hành lưới điện, 2000, Hội
nghị tin học lần I, Công ty Điện lực TP HCM.
[26]. Nguyễn Ngọc Hồ, Đặng Anh Tuấn, Ứng dụng công nghệ GIS quản lý lưới
điện phân phối, Hội nghị tin học lần I, Công ty Điện lực TP HCM.
[27]. PSS/ADEPT 5.0, User’s Guide – Shaw Power Technologies - 04 / 2004
[28]. Hồ Văn Hiến - Hệ thống điện truyền tải và phân phối – NXB Đại học quốc gia
TP. Hồ Chí Minh – 2003
[29]. Vũ Ngọc Tước – Mô hình hóa và mô phỏng bằng máy tính – NXB Giáo dục –
2001
[30]. Nguyễn Hoàng Việt – Bảo vệ Rơle và tự động hóa – NXB Đại học Quốc Gia
TPHCM – 2003
[31]. C.Russell Mason – The Acrt and Science of protective relaying – 1967
[32]. Cooper power system – Electrical Distribution system Protection – 1990
[33]. Công ty Điện lực TPHCM – Báo cáo chuyên đề PSS/ADEPT – Phòng kỹ thuật
công ty- Tháng 08- 2004
[34]. Copper Power Systems- Overcurrent Protection For Distribution System-
Seminar Notes and Reference Materials - 1995
[35]. URL http://www.pti-us.com

166
ÁP DỤNG
PSS/ADEPT 5.0
TRONG
LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI

The Power System Simulator/Advanced


Distribution Engineering Productivity TooL

Phần 2
Hướng dẫn sử dụng

HÀ HỘI – THÁNG 10 NĂM 2007


GIÁO TRÌNH TẬP HUẤN

Áp dụng
PSS-ADEPT 5.0
trong lưới điện phân phối
Biên soạn-Trình bày:
Nguyễn Hữu Phúc
Đặng Anh Tuấn
Nguyễn Tùng Linh
Chủ biên:
PGS. TS. Nguyễn Hữu Phúc
Lời nói đầu
Kế hoạch phát triển của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam trước đây nay là
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đến năm 2010 là thách thức lớn cho EVN
trong việc quản lý hiệu quả hệ thống lưới Điện hiện tại, vừa phải mở rộng phát
triển. Trong vòng 5 năm tới, EVN dự tính sẽ xây lắp thêm 280.000 km đường dây
Điện phân phối, 14.000 km Truyền tải, 5.000 trạm biến áp mới; tăng gấp đôi số
lượng thiết bị Viễn thông, nhằm đáp ứng được việc tăng 360% nhu cầu phụ tải
trong nước. Tốc độ tăng trưởng này đưa ra nhu cầu thông tin cấp bách về công
tác vận hành hệ thống Điện hiện có, và về các dự án mới đối với các nhà quản lý
của EVN. Tự động hóa thông tin sẽ đẩy mạnh công suất các nhà máy điện, nâng
cao độ chính xác, và giảm thiểu nhân công trong các quy trình. EVN đã cam kết
thực hiện những dự án cung cấp thông tin cho việc đưa ra các quyết định tốt hơn.
Những dự án này bao gồm: Hệ thống Thông tin Quản lý Tài chính (FMIS), Hệ
thống Thông tin chăm sóc Khách hàng (CCIS), Hệ thống Thông tin Địa lý (GIS)
và triển khai áp dụng các phần mềm phân tích tính toán lưới điện.
Về việc áp dụng các phần mềm phân tích và tính toán lưới điện, từ năm 2004
EVN đã chỉ đạo áp dụng các phần mềm chuyên ngành để tính toán lưới điện cho
tất cả các đơn vị trực thuộc.
Trong các phần mềm tính toán và phân tích lưới điện hiện nay, có nhiều
phần mềm phân tích tính toán như: Phân bố cống suất, ngắn mạch, đặt tụ bù tối
ưu, phối hợp bảo vệ.v.v…Với các sản phẩm thương mại như: APEN Oneliner, họ
PSS/*, CYME, EMTP, VPro.v.v…Các phần mềm này có thuật toán phức tạp và
thường phải qua tập huấn mới sử dụng được. Phần mềm PSS/ADEPT của Shaw
Power Technologics, Inc được sử dụng rất phổ biến.
Chúng tôi được biết Trường Đại học Điện lực Hà Nội là trường Đại học đào
tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và chủ yếu cho EVN. Trường Đại học Điện
lực Hà Nội luôn hướng đến việc đẩy mạnh các nghiên cứu triển khai nhằm giúp
cho sinh viên của trường nắm vững những kiến thức cơ bản và có kỹ năng thực
hành trong các lĩnh vực công tác chuyên môn nói chung và áp dụng các phần
mềm chuyên ngành tiên tiến nói riêng. Hiện nay, trườngđang triển khai nhiều
chương trình đào tạo nhằm trang bị kiến thức và kỹ năng sử dụng phần mềm
chuyên ngành Điện cho EVN.
Với việc đào tạo áp dụng phần mềm PSS/ADEPT, các sinh viên và kỹ sư
điện sau khi học xong các khoá học có thể đảm nhận được việc khai thác và quản
lý trực tiếp các hệ thống lưới điện phân phối và có thể làm tốt công tác quản lý

I
nghiên cứu, có khả năng thích ứng trước sự phát triển của khoa học, kỹ thuật và
giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành điện trong quá trình áp dụng các
phần mềm cùng chức năng.
Hơn nữa, do lưới điện không ngừng phát triển mở rộng, theo đó các yêu cầu
cung cấp điện liên tục cho khách hàng với chất lượng điện năng ngày càng cao
cũng gia tăng. Thiết bị trên lưới điện phân phối hiện nay vốn có đặc điểm là đa
dạng về chủng loại, phức tạp về cấu tạo. Quá trình vận hành nhằm thực hiện
những thao tác mang tính lập đi lập lại nhiều lần nhưng lại đòi hỏi độ chính xác
cao vì vậy rất cần thiết phải tự động hóa bằng cách đưa nhiều thiết bị tự động, xử
lý thông tin tự động nhằm tăng khả năng truyền đạt và xử lý thông tin. Bằng máy
tính và các phần mềm chuyên dùng chúng ta có thể ngăn chặn trước và hạn chế
hỏng hóc trong quá trình vận hành lưới điện. Những thành tựu mới về Công nghệ
Thông tin như về khả năng lưu trữ của phần cứng, tốc độ tính toán, các phương
pháp hệ chuyên gia, mạng neuron,…đã cung cấp những phương tiện và công cụ
mạnh để tăng cường nghiên cứu mở rộng ứng dụng trong lĩnh vực điện năng.
Đảm bảo và giữ vững mối liên hệ hữu cơ của các thành phần trong hệ thống sản
xuất truyền tải, phân phối và sử dụng điện năng.
Trường Đại học Điện lực Hà Nội đã phối hợp cùng Khoa Điện-Điện tử
trường Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh nghiên cứu áp dụng phần
mềm này. Trường Đại học Điện lực Hà Nội thực hiện tập huấn cho các đơn vị
trực thuộc nhằm trang bị khả năng sử dụng phần mềm chuẩn tính toán và phân
tích lưới điện dựa trên phần mềm PSS/ADEPT. Điều này, nhằm giúp các đơn vị
Điện lực tham dự từng bước hệ thống hoá, chuẩn hoá kiến thức áp dụng tính toán
về điện trong các hoạt động của mình nhất là công tác quản lý kỹ thuật vận hành
lưới điện. Ưu tiên là các bài toán: phân bố công suất trên lưới, ngắn mạch, bù
công suất phản kháng, độ tin cậy.
Phần mềm PSS/ADEPT được phát triển dành cho các kỹ sư và nhân viên kỹ
thuật trong ngành điện. Nó được sử dụng như một công cụ để thiết kế và phân
tích lưới điện phân phối. PSS/ADEPT cũng cho phép chúng ta thiết kế, chỉnh sửa
và phân tích sơ đồ lưới và các mô hình lưới điện một cách trực quan theo giao
diện đồ họa với số nút không giới hạn. Tháng 04-2004, hãng Shaw Power
Technologies đã cho ra đời phiên bản PSS/ADEPT 5.0 với nhiều tính năng bổ
sung và cập nhật đầy đủ các thông số thực tế của các phần tử trên lưới điện.
Trường Đại học Điện lực Hà Nội sẽ trang bị kiến thức Công nghệ Thông tin
nói chung và phần mềm tính toán kỹ thuật chuyên ngành điện nói riêng cho các
đơn vi tham dự khoá học. Trường Đại học Điện lực Hà Nội thông qua các khoá

II
đào tạo kết hợp với trường Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh, triển
khai ứng dụng các phần mềm tính toán kỹ thuật điện theo yêu cầu của EVN. Tạo
điều kiện để các đơn vị trong EVN tìm hiểu các phương pháp tính toán các bài
toán điện cơ bản và cách xây dựng thuật toán tính toán áp dụng trong phần mềm
tính toán chuyên nghiệp là phần mềm PSS/ADEPT của hãng Shaw Power
Technologics Inc-USA. Đánh giá, theo dõi và giám sát hiệu quả công tác phát
triển xây dựng mới, đại tu cải tạo, quản lý kỹ thuật và vận hành lưới điện của các
đơn vị dựa vào công cụ hiệu quả là phần mềm tính toán kỹ thuật điện
PSS/ADEPT. Làm cơ sở để đội ngũ cán bộ kỹ thuật các đơn vị dễ dàng tiếp thu và
nắm bắt các phầm mềm khác sau này, ví dụ như PSS/E. EasyPower,…
Các khoá đào tạo sử dụng phần mềm do trường Đại học Điện lực tổ chức, sẽ
góp phần nâng cao khả năng ứng dụng máy tính, nhất là sử dụng các phần mềm
tính toán chuyên ngành điện cho các đơn vị trực thuộc các Công ty Điện lực
trong EVN. Qua khóa học, sẽ phổ biến kinh nghiệm và triển khai các kết quả
nghiên cứu các phần mềm, để các đơn vị tiếp tục áp dụng vào thực tế công tác tại
đơn vị. Góp phần hoàn thành tốt công tác sản xuất kinh doanh của đơn vị trên cơ
sở các kết quả tính toán từ các phần mềm mạnh. Tạo ra sự phối hợp sẵn sàng dựa
trên quan hệ tốt đẹp vốn có giữa các Công ty Điện lực-đơn vị quản lý lưới điện và
trường Đại học Điện lực-đơn vị giáo dục đào tạo đều là các thành viên trực
thuộc EVN.
Và giáo trình này được biên soạn nhằm mục đích phục vụ cho các buổi tập
huấn phần mềm PSS/ADEPT 5.0 như trên.
Nhóm biên soạn rất cám ơn sự hợp tác mà Trường Đại học Điện lực Hà Nội
đã dành cho nhóm nói riêng cũng như cho Khoa Điện-Điện tử trường Đại học
Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh nói chung. Đặc biệt, nhóm biên soạn chân
thành cám ơn Khoa Công nghệ Thông tin của Trường Đại học Điện lực Hà Nội
nhất là Thầy Nguyễn Hữu Quỳnh đã nhiệt tình hỗ trợ chúng tôi thực hoàn thành
giáo trình tập huấn này cũng như cơ hội được tham gia giảng dạy tại Trường Đại
học Điện lực Hà Nội .
Nhóm biên soạn cũng cám ơn một số công tác viên đã hỡ trợ xây dụng giáo
trình này.
Nhóm biên soạn

III
Tóm tắt nội dung
Giáo trình này được biên soạn phục vụ cho các buổi tập huấn sử dụng phần
mềm phân tích và tính toán lưới điện PSS/ADEPT 5.0. Giáo trình gồm các phần:
¾ Phần 1: Kiến thức chuẩn bị yêu cầu-ôn tập kiến thức
¾ Phần 2: Hướng dẫn sử dụng PSS/ADEPT
¾ Phần 3: Các kỹ năng sử dụng phần mềm PSS/ADEPT
Ngoài ra còn có Giáo trình điện tử lưu trữ trên đĩa CD-ROM: Gồm các tài
liệu đa phương tiện (Multimedia) hỗ trợ thêm cho các học viên chuẩn bị bài học
trước khi lên lớp, ôn tập sau khóa học về địa phương công tác.
Các chương trình chuyển đổi:
1. Chương trình Chuyển Excel Æ DAT File.
2. Chương trình Chuyển DAT File Æ Excel.
3. Chương trình xử lý số liệu đầu vào
4. Chương trình Tính Công Suất Nguồn.
5. Chương trình Tính Tổng Trở Máy Biến Thế.
6. Chương trình thi kết thúc khoá học bằng trắc nghiệm trực tiếp trên máy
tính
Và các CD-ROM:
-CD1: Giáo trình điện tử hỗ trợ
-CD2: Các bài giảng và bài tập
-CD3: Dữ liệu lưới điện
-CD4: Dữ liệu lưới điện (tt) và source các chương trình họ PSS/*
-CD5: Các chương trình hỗ trợ khoá học
Gồm các tài nguyên học tập như: tài liệu tham khảo, User’s Guide, website
PTI (offline, xem không cần kết nối internet), web documents, source software
PSS/ADEPT and untilities, các phần mềm chuyển đổi dữ liệu và demo phục vụ
ứng dụng tính toán bằng PSS/ADEPT, …
Qua kinh nghiệm tập huấn và để giúp các học viên thuộc các đơn vị Điện lực
áp dụng nhanh phần mềm PSS/ADEPT. Chúng tôi chú trọng chính vào 4 mục
tiêu áp dụng triển khai PSS/ADEPT như sau:

IV
Thiết lập thông số mạng lưới
Program, network settings

Tạo sơ đồ
Creating diagrams

Chạy 8 bài toán phân tích


Power System Analysis

BÁO CÁO
Reports, diagrams

Và các nội dung nâng cao:


¾ Biểu diễn trạng thái lưới điện trước và sau khi giải các bài toán phân
tích.
¾ Sử dụng các lớp dữ liệu.
¾ Tổ chức và quản lý phụ tải và khách hàng sử dụng điện.
¾ Khả năng hỗ trợ các cơ sở dữ liệu khác.
¾ Bổ sung các thông số dây dẫn vào từ điển cấu trúc dây dẫn.
¾ Mở rộng bài toán phân tích cho lưới điện qui mô lớn, nhiều cấp điện
áp
¾ Đánh giá lưới điện trước và sau khi giải các bài toán phân tích.
¾ Áp dụng kết quả tính toán làm cơ sở để vận hành lưới điện. Thực hiện
lập và bảo vệ các kế hoạch tiểu, trung và đại tu hay phát triển mới lưới
điện.
Những nội dung này giúp học viên tìm hiểu thêm một số kiến thức hữu ích
liên quan.
Tóm lược nội dung sẽ được trình bày trang đầu tiên của các phần và các
chương các tập giáo trình.
Nhóm biên soạn

V
Thuật ngữ, ký hiệu và viết tắt.

CAD: Computer Aided Design


CAM: Computer Aided Manufacture
CNPM: Công nghệ phần mềm
CNTT: Công nghệ thông tin.
CSDL: Cơ sở dữ liệu.
GUI: Graphic user interface.
GIS: Hệ thống thông tin địa lý-Geographic Information System
IA: Trí tuệ nhân tạo-Inlelligence Artificielle
MIS: Hệ Thông Tin quản lý
NNLT: Ngôn ngữ lập trình.
PC: Personal computer
SQL: Structured query language.
CB: Cán bộ
DS: Disconect Swicth-Dao cách ly.
EVN: Tập đoàn Điện lực Việt Nam
Hộ sử dụng điện: Hộ sử dụng điện qua câu lại, qua điện kế phụ.
HTĐ: Hệ thống điện.
IEC: Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế-International Electro-
technical Commission.
ISO: Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế-International Organization for
Standardization
Khách hàng: Hộ sử dụng điện theo hợp đồng cung ứng sử dụng điện với
ngành điện qua điện kế chính.
LBS: Load break switch-Dao cách ly đóng cắt có tải.
LĐPP: Lưới điện phân phối.
LTD: Dao cách ly chịu sức căng-Line Tenson Disconect
MBA: Máy biến áp
ĐLKV: Điện lực khu vực.
PC HCMC: Công ty điện lực TP HCM
EPU Trường Đại học Điện lực Hà Nội
REC: Máy cắt tự động đóng lại-Recloser
SCADA: Hệ thống điều khiển và giám sát thu thập dữ liệu.
TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
VHLĐ: Vận hành lưới điện.
KĐĐC: Khởi động động cơ
Network: Lưới điện

VI
Chú ý

Liên quan

Ví dụ, bài tập

Lưu tập tin ví dụ mẫu


Dữ liệu mẫu có sẵn trên CD-ROM/DATA

Hết chương ! Hết chương

VII
Mục lục tổng quát
Phần Một: Kiến thức chuẩn bị

CHƯƠNG 1: MÔ HÌNH LƯỚI ĐIỆN


CHƯƠNG 2 PHÂN BỐ CÔNG SUẤT
CHƯƠNG 3: NGẮN MẠCH
CHƯƠNG 4: BÀI TOÁN KHỞI ĐỘNG ĐỘNG CƠ VÀ XÁC ĐỊNH ĐIỂM DỪNG TỐI ƯU
CHƯƠNG 5: PHỐI HỢP BẢO VỆ
CHƯƠNG 6: SÓNG HÀI
CHƯƠNG 7: XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ BÙ TỐI ƯU
CHƯƠNG 8: ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY
CHƯƠNG 9: CÁC VẤN ĐỀ KHÁC CỦA LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI
Phần Hai: Hướng dẫn sử dụng phần mềm

CHƯƠNG 1: HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT PHẦN MỀM PSS/ADEPT


CHƯƠNG 2: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM PSS/ADEPT

Phần Ba: Kỹ năng áp dụng

CHƯƠNG 1: DỮ LIỆU CHUẨN BỊ


CHƯƠNG 2: CÁC BƯỚC THỰC HIỆN
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KẾT QUẢ ÁP DỤNG
CHƯƠNG 4: XỬ LÝ SỐ LIỆU
CHƯƠNG 5: BỔ SUNG THÔNG SỐ DÂY DẪN VÀO TỪ ĐIỂN DÂY DẪN
CHƯƠNG 6: BIỂU DIỄN, PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TÍNH TOÁN HỖ TRỢ
RA QUYẾT ĐỊNH
CHƯƠNG 7: ĐÚC KẾT KINH NGHIỆM ÁP DỤNG TẠI MỘT SỐ LƯỚI ĐIỆN CỦA CÁC
ĐIỆN LỰC KHU VỰC

VIII
ÁP DỤNG PSS/ADEPT 5.0
TRONG
LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI

Phần Hai:
Hướng dẫn sử dụng
phần mềm

02
MỤC LỤC CHI TIẾT PHẦN 2
MỤC LỤC CHI TIẾT PHẦN 2 ........................................................................ 1
CHƯƠNG 1: HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT PHẦN MỀM PSS/ADEPT .............. 3
I. Yêu cầu về cầu hình máy tính ........................................................................ 4
II. Kiểm tra các phân hệ PSS/ADEPT .............................................................. 4
III. Tiến hành cài đặt ......................................................................................... 4
III.1. Chuẩn bị.................................................................................................................... 4
III.2. Chọn kiểu cài đặt ...................................................................................................... 5
III.3. Màn hình Welcome .................................................................................................. 6
III.4. Đọc khuyến cáo về bản quyền .................................................................................. 6
III.5. Mã nhận diện khách hàng ......................................................................................... 6
III.6. Chọn thư mục cài đặt ................................................................................................ 7
III.7. Cơ sở dữ liệu bảo vệ và phối hợp ............................................................................. 8
III.8. Chọn thư mục đặt chương trình ................................................................................ 8
III.9. Qúa trình cài đặt ....................................................................................................... 9
III.10. Khoá cứng............................................................................................................... 9
III.11. Hoàn thành cài đặt ................................................................................................ 10
IV. Gỡ PSS/ADEPT ........................................................................................ 11
CHƯƠNG 2: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM PSS/ADEPT........... 13
I. Chức năng .................................................................................................... 14
I.1.1. Các chức năng ứng dụng:................................................................................... 14
I.1.2. Các phân hệ của PSS/ADEPT:........................................................................... 14
I.1.3. Các cửa sổ ứng dụng của PSS/ADEPT:............................................................. 15
I.1.4. Khóa cứng .......................................................................................................... 15
II. Các cửa sổ View: ........................................................................................ 16
II.1.1. Diagram View:.................................................................................................. 17
II.1.2. Cửa sổ Equipment List View :.......................................................................... 18
II.1.3. Cửa sổ Progress View:...................................................................................... 20
II.1.4. Cửa sổ Report Preview: .................................................................................... 20
III. Các thanh công cụ ..................................................................................... 21
III.1. Thanh trạng thái ( Status Bar): ............................................................................... 21
III.2. Thanh menu chính ( Main Menu):.......................................................................... 22
III.3. Thanh công cụ ( Tool Bars):.................................................................................. 22
III.4. File Toolbar: ........................................................................................................... 24
III.5. Diagram Toolbar .................................................................................................... 25
III.6. Analysis Toolbar: ................................................................................................... 26
III.7. Zoom Toolbar:........................................................................................................ 26
IV. Tạo báo cáo ............................................................................................... 27
IV.1. Results Toolbar: ..................................................................................................... 27
IV.2. Reports Toolbar:..................................................................................................... 27
V. Thiết đặt các thông số chương trình PSS/ADEPT: .................................... 28
V.1. Thiết đặt thông số lưới điện chương trình của PSS/ADEPT: .................................. 28
V.2. Thiết đặt thông số cho cửa sổ Diagram View: ........................................................ 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO:.............................................................................. 31

1
CHƯƠNG 1:
HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT
PHẦN MỀM PSS/ADEPT
CHƯƠNG 1:
HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT PHẦN MỀM
PSS/ADEPT
Trong các phần mềm tính toán và phân tích lưới điện hiện nay, phần mềm
PSS/ADEPT của Shaw Power Technologics, Inc được sử dụng rất phổ biến. Mỗi
phiên bản tùy theo yêu cầu người dùng được bán kèm khóa cứng dùng chạy trên
máy đơn hay máy mạng. Với phiên bản chạy trên đơn và khóa cứng kèm theo, chỉ
chạy được trên một máy tính duy nhất.
Hiện nay có nhiều phần mềm giải tích lưới điện với các chức năng phân tích
tính toán như: Phân bố cống suất, ngắn mạch, đặt tụ bù tối ưu, phối hợp bảo
vệ.v.v…Với các sản phẩm thương mại như: APEN Oneliner, họ PSS/*, CYME,
EMTP, VPro.v.v…Các phần mềm này có thuật toán phức tạp và thường phải qua
tập huấn mới sử dụng được.
Phần mềm PSS/ADEPT (Shaw Power Technologies, Inc) là một phần mềm
phân tích và tính toán lưới điện rất mạnh, phạm vi áp dụng cho lưới điện cao thế
cho đến hạ thế với qui mô số lượng nút không hạn chế và hoàn toàn có thể áp dụng
rộng rãi trong các công ty Điện lực.
Phần mềm PSS/ADEPT được phát triển dành cho các kỹ sư và nhân viên kỹ
thuật trong ngành điện. Nó được sử dụng như một công cụ để thiết kế và phân tích
lưới điện phân phối. PSS/ADEPT cũng cho phép chúng ta thiết kế, chỉnh sửa và
phân tích sơ đồ lưới và các mô hình lưới điện một cách trực quan theo giao diện đồ
họa với số nút không giới hạn. Tháng 04-2004, hãng Shaw Power Technologies đã
cho ra đời phiên bản PSS/ADEPT 5.0 với nhiều tính năng bổ sung và cập nhật đầy
đủ các thông số thực tế của các phần tử trên lưới điện.
Sau đây hướng dẫn cách cài đặt và gỡ phần mềm khi sử dụng với hệ thống
máy tính đơn và mạng.

3
I. Yêu cầu về cầu hình máy tính
Để cài đặt và chạy PSS/ADEPT, máy tính cần đáp ứng cấu hình như sau”
Bộ vi xử lý Pentium III hay Pentium IV 1.6 Hz.
RAM 256 MB.
50 MB dung lượng ổ cứng còn trống để cài đặt chương trình.
Hệ điều hành Windows 2000, Windows XP hay Windows Vista.
Cổng parallel hay USB để cắm khóa cứng.
Màn hình với độ phân giải SVGA (1024 × 768 hay cao hơn) .

II. Kiểm tra các phân hệ PSS/ADEPT


Sản phẩm phần mềm PSS/ADEPT được cung cấp với các chức năng tính
toán thông qua các phân hệ (module) tuỳ chọn.
• Module Base: Gồm 2 chức năng cơ bản là: Phân bố công suất và tính ngắn
mạch.
• Các Module phân tích khác: Phối hợp bảo vệ, phân tích sóng hài, khởi động
động cơ, xác định vị trí bù tối ưu, xác định điểm dừng tối ưu, tính toán độ tin cậy
thực hiện các bài toán tương ứng.
• Các Module hỗ trợ: Tính toán thông số đường dây, máy biến thế,….
EVN đã mua bản quyền Phần mềm PSS/ADEPT 5.0 trang bị cho các đơn vị.
Phiên bản này gồm đầy đủ các các phân hệ tính toán kèm theo.

PSS/ADEPT có thể cài đặt cho máy chủ hay máy đơn. Cách cài đặt cho máy
đơn sẽ được hướng dẫn say đây, phần cài đặt cho máy chủ sẽ được hướng dẫn trực
tiếp trong khóa đào tạo.

III. Tiến hành cài đặt


III.1. Chuẩn bị
Bạn cần biết trước các thông tin về bản quyền trước khi cài đặt. CD-ROM
được cung cấp kềm có chức năng tự chạy khi bạn đặt nó vào ổ CD-ROM trên máy
tính của bạn.

4
Trong trường hợp không kích hoạt được chức năng này, bạn có thể gõ vào
dòng lệnh sau khi kích hoạt menu Start>Run, D:\PSS-ADEPT5\SETUP.EXE, nếu
D: là ký tự của ổ CD-ROM. Màn hình tự chạy xuất hiện như sau:

Hình 1 màn hình tự chạy của phần mềm


III.2. Chọn kiểu cài đặt

Hình 2 hộp thoại chọn kiểu cài đặt

5
III.3. Màn hình Welcome
Xuất hiện hộp thoại Welcome, ấn nút “Next” để tiếp tục tiến trình cài đặt.

Hình 3 hộp thoại Welcome


III.4. Đọc khuyến cáo về bản quyền
Shaw PTI yêu cầu chúng ta chấp nhận các khuyến cáo về bản quyền được
trưng ra trong hộp thoại sau.
Sau đó bạn ấn nút “Yes” để tiếp tục tiến trình cài đặt. Ấn “No” để huỷ cài đặt.

Hình 4 hộp thoại chứa thông tin khuyến cáo về bản quyền
III.5. Mã nhận diện khách hàng
Qúa trình cài đặt sẽ yêu cầu bạn một vài thông tin về người dùng. Tại hộp
thoại sau, bạn nhập vào tên công ty và số CD key được cấp bởi PSS/ADEPT. Ấn
nút “Next” để tiếp tục tiến trình cài đặt.

6
Hình 5 hộp thoại nhập thông tin nhận diện khách hàng
Nếu bạn nhập không đúng mã, thông báo sau sẽ xuất hiện và bạn sẽ quay trở
lại để thực hiện lại bước này.

Hình 6 thông báo không đúng CD key


III.6. Chọn thư mục cài đặt
Chọn thư mục đến cho PSS/ADEPT; thư mục mặc định sẽ là C:\Program
Files\PTI\PSS-ADEPT5 bạn nên chấp nhận đường dẫn mặc định này, đừng thay đổi
gì tại bước này. Ấn nút “Next” để tiếp tục tiến trình cài đặt.

7
Hình 7 hộp thoại chọn thư mục đến
III.7. Cơ sở dữ liệu bảo vệ và phối hợp
Nếu bạn chọn Access sẽ xuất hiện thông báo chấp nhận, số CD key được cấp
sẽ xác định bạn có được quyền cài đặt thành phần dữ liệu thiết bị bảo vệ và phối
hợp.

Hình 8 thông báo chấp nhận cơ sở dữ liệu access

III.8. Chọn thư mục đặt chương trình


Chọn thư mục chương trình cho PSS/ADEPT; PSS-ADEPT5 là thư mục mặc
định trong thư mục program flies. Ấn nút “Next” để tiếp tục tiến trình cài đặt .

8
Hình 9 hộp thoại chọn thự mục chương trình
III.9. Qúa trình cài đặt
Bạn sẽ thấy hộp thoại mô tả diễn tiến của quá trình cài đặt như dưới đây.

Hình 10 hộp thoại theo dõi tình trạng cài đặt


III.10. Khoá cứng
PSS/ADEPT thường được bảo vệ bằng khoá cứng, ta hay gọi là dongle. Bạn
chọn đúng các tập tin nhận diện thiết bị (driver) của khoá cứng được cấp. Ấn nút
“Next” để tiếp tục tiến trình cài đặt.

9
Hình 11 hộp thoại chọn loại khoá cứng

Hình 12 khuyến cáo các khoá cứng cắm vào cổng USB

Thông báo cho biết thành phần Crystal Reports được cài đặt cùng
PSS/APEPT-5

Hình 13 cài đặt thành phần Crystal Reports


III.11. Hoàn thành cài đặt
Khi cài đặt hoàn tất. Nếu cần chạy PSS/ADEPT ngay lập tức, bạn có thể chọn
khởi động lại máy sau đó.

10
Hình 14 hộp thoại hoàn tất cài đặt

Hình 15 Thư mục tập tin nguồn

IV. Gỡ PSS/ADEPT
Bạn có thể gỡ bỏ phần mềm PSS/ADEPT ra khỏi máy bằng cách vào Control
Panel>Settings chọn nút Add/Remove. Sau đó cá thành phần và các thông tin đăng
ký của phần mềm sẽ được gỡ bỏ ra khỏi máy tính của bạn

Hết chương !

11
CHƯƠNG 2:
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
PHẦN MỀM PSS/ADEPT
CHƯƠNG 2:
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM
PSS/ADEPT
PSS/ADEPT (The Power System Simulator/Advanced Distribution
Engineering Productivity Tool) là công cụ phân tích lưới điện phân phối.
PSS/ADEPT gồm có các chức năng sau :
™ Phân bố công suất.
™ Tính toán ngắn mạch tại 01 điểm hay nhiều điểm.
™ Phân tích khởi động động cơ.
™ Tính toán xác định vị trí bù tối ưu (ứng động hay cố định).
™ Tính toán phân tích sóng hài.
™ Phối hợp các thiết bị bảo vệ.
™ Tính toán xác định điểm dừng tối ưu.
™ Phân tích đánh gia độ tin cậy.
PSS/ADEPT giúp phân tích và tính toán lưới điện. Tính toán và hiển thị các
thông số về dòng (I), công suất (P, Q) của từng tuyến dây (đường trục và nhánh rẽ),
đáng giá tình trạng mang tải của tuyến dây thông qua chức năng phân bố công suất
(Load Flow Analysis). Tính toán xác định vị trí bù tối ưu (CAPO, tối ưu hóa việc
đặt tụ bù). Tính các thông số SAIFI, SAIDI, CAIFI, CAIDI đánh giá độ tin cậy của
tuyến dây thông qua chức năng DRA. Tính toán dòng ngắn mạch thông qua chức
năng Fault, Fault All. Chọn điểm dừng lưới tối ưu (TOPO): chương trình cho ta
biết điểm dừng lưới ít bị tổn thất công suất nhất trên tuyến dây đó. Khởi động động
cơ (Motor Starting): chương trình tính toán phân tích các quá trình xảy ra, ảnh
hưởng như thế nào đến tuyến dây, khi có động cơ (đồng bộ hay không đồng bộ) với
công suất lớn, khi khởi động trong tuyến dây. Phân tích sóng hài (Harmonics). Phối
hợp các thiết bị bảo vệ (Protection Coordination). Hỗ trợ cho công tác thiết kế,
phát triển lưới điện bằng cách sử dụng kết quả tính toán của chương trình tại mọi
thời điểm. Dự đoán được quá tải các phần tử trên lưới điện.

13
I. Chức năng
I.1.1. Các chức năng ứng dụng:
PSS/ADEPT cung cấp đầy đủ các công cụ ( Tools) cho chúng ta trong việc
thiết kế và phân tích một luới điện cụ thể. Với PSS/ADEPT, chúng ta có thể:
™ Vẽ sơ đồ và cập nhật lưới điện trong giao diện đồ họa
™ Việc phân tích mạch điện sử dụng nhiều loại nguồn và không hạn chế số nút
™ Hiển thị kết quả tính toán ngay trên sơ đồ lưới điện
™ Xuất kết quả dưới dạng report sau khi phân tích và tính toán
™ Nhập thông số và cập nhật dễ dàng thông qua data sheet của mỗi thiết bị trên
sơ đồ
I.1.2. Các phân hệ của PSS/ADEPT:
Nhiều module tính toán trong hệ thống điện không được đóng gói sẵn trong
phần mềm PSS/ADEPT, nhưng chúng ta có thể mua từ nhà sản xuất từng module
sau khi cài đặt chương trình. Các module bao gồm:
Bài toán tính phân bố công suất (Load Flow – module có sẵn): phân tích và
tính toán điện áp, dòng điện, công suất trên từng nhánh và từng phụ tải cụ thể.
Bài toán tính ngắn mạch (All Fault- module có sẵn): tính toán ngắn mạch tại
tất cả các nút trên lưới, bao gồm các loại ngắn mạch như ngắn mạch 1 pha, 2 pha và
3 pha.
Bài toán TOPO (Tie Open Point Optimization), phân tích điểm dừng tối ưu:
tìm ra những điểm có tổn hao công suất nhỏ nhất trên lưới và đó chính là điểm dừng
lưới trong mạng vòng 3 pha
Bài toán CAPO (Optimal Capacitor Placement), đặt tụ bù tối ưu : tìm ra những
điểm tối ưu để đặt các tụ bù cố định và tụ bù ứng động sao cho tổn thất công suất
trên lưới là nhỏ nhất
Bài toán tính toán các thông số của đường dây (Line Properties Culculator):
tính toán các thông số của đường dây truyền tải
Bài toán phối hợp và bảo vệ ( Protection and Coordination)
Bài toán phân tích sóng hài (Hamornics): phân tích các thông số và ảnh hưởng
của các thành phần sóng hài trên lưới.
Bài toán phân tích độ tin cậy trên lưới điện (DRA- Distribution Reliability
Analysis): tính toán các thông số độ tin cậy trên lưới điện như SAIFI, SAIDI,
CAIFI, CAIDI…

14
I.1.3. Các cửa sổ ứng dụng của PSS/ADEPT:
Cửa số ứng dụng của PSS/ADEPT bao gồm nhiều thành phần chính như sau:
™ Cửa sổ View: bao gồm các thông tin cho các ứng dụng, đồ họa và 3 cửa
sổ chính để thiết kế và phân tích một sơ đồ mạch điện
™ Thanh trạng thái (StatusBar) để hiển thị thông tin trạng thái của chương
trình khi PSS/ADEPT đang tính toán
™ Thanh menu chính ( Main Menu) gồm các hàm chức năng trong
PSS/ADEPT
™ Thanh công cụ (ToolBar) cung cấp tool giúp cho việc vẽ sơ đồ mạch
điện thực hiện nhanh chóng và dễ dàng
I.1.4. Khóa cứng
Có 2 loại khóa cứng để bảo vệ bản quyền cho phần mềm này: loại parallel
gắn ở cổng máy in và loại USB. Hiện nay, hãng Shaw Power Technologies cũng có
2 loại khóa cứng cho máy đơn và máy mạng. Chúng ta lưu ý không được gắn khóa
cứng vào trong quá trình cài đặt vì sẽ làm hư khóa cứng ( theo khuyến cáo của nhà
sản xuất).

Hình 16 Các cửa sổ View trong PSS/ADEPT


Cửa số ứng dụng của PSS/ADEPT bao gồm nhiều thành phần chính như sau:
™ Cửa sổ View: bao gồm các thông tin cho các ứng dụng, dồ họa và 3
cửa sổ chính để thiết kế và phân tích một sơ đồ mạch điện
™ Thanh trạng thái (StatusBar) để hiển thụ thông tin trạng thái của
chương trình khi PSS/ADEPT đang tính toán

15
™ Thanh menu chính ( Main Menu) gồm các hàm chức năng trong
PSS/ADEPT
™ Thanh công cụ (ToolBar) cung cấp tool giúp cho việc vẽ sơ đồ mạch
điện thực hiện nhanh chóng vả dễ dàng

II. Các cửa sổ View:


Cửa sổ ứng dụng View bao gồm 4 cửa sổ chính:
Diagram View ( luôn luôn xuất hiện)
Equipment List View ( chúng ta có thể hiển thị hoặc ẩn)
Progress View (chúng ta có thể ẩn đi)
Report Preview ( xuất hiện khi chúng ta thực report)

Hình 17 Các cửa sổ View trong PSS/ADEPT


Mỗi cửa sổ hiển thị những thông tin cụ thể khác nhau của nội dung dữ liệu
trong một ứng dụnh của PSS/ADEPT.
Diagram View là cửa sổ chính trong ứng dụng của PSS/ADEPT. Nó luôn
xuất hiện khi chúng ta bắt đầu một ứng dụng, ví dụ như ta tiến hành tạo một sơ đồ
lưới. Cửa sổ Report Preview chỉ xuất hiện khi ta cần report một thống số cụ thể (
như điện áp nút, dòng nhánh, công suất nhánh, tổn thất công suất, tổn thất điện
áp…). Chúng ta có thể ẩn hoặc hiện các cửa sổ Equipment List hay Progress View.

16
II.1.1. Diagram View:
Cửa sổ này hiển thị một cách trực quan các thiết bị của một sơ đồ lưới điện.
Chúng ta chỉ viện click vào các biểu tượng trên thanh công cụ và đặt vào cửa sổ để
thực hiện việc tạo sơ đồ lưới. Hơn nữa, chúng ta còn có thể quan sát kết quả tính
toán và phân tích trên giao diện này. Pop-up menu ( cửa sổ khi click chuột phải) của
cửa này còn cung cấp cho người sử dụng các chức năng riêng trong Diagram View.

Hình 18 Diagram Pop-up menu


Cut: cho phép cắt một đối tượng đã được chọn (sơ đồ hoặc chỉ một đối tượng
trong sơ đồ) và dán vào clipboard chỉ dành riêng cho ứng dụng PSS/ADEPT
Copy: cho phép copy một đối tượng đã được chọn (sơ đồ hoặc chỉ một đối
tượng trong sơ đồ) và dán vào clipboard chỉ dành riêng cho ứng dụng PSS/ADEPT
Copy to Clipboard: cho phép copy toàn bộ hình ảnh trong ứng dụng
PSS/ADEPT và chúng ta có thể paste vào các ứng dụng khác, chẳng hạnh như
Word v.v…
Paste: dán nội dung của clipboard
Delete: chó phép xóa một đối tượng khi đố tượng đó không còn kết nối vào
các đối tượng khác trên sơ đồ lưới, ví dụ như khi ta muốn xóa một node thì ta phải
xóa các dây nối với node đó.

17
Select All: cho phép chọn tất cả các đối tượng
Toggle: cho phép bật tắt, hiển thị hoặc ẩn các đối tượng
+ In-service: chỉ ra rằng đối tượng đó đang kích hoạt hay không kích hoạt.
+ Autoposition: cho phép tắt hay mở chức năng định vị trí tự động của các
đối tượng trong ứng dụng
Add Item(s) to:
+ Group: đưa một đối tượng được chọn vào Group
+ Layer: đưa một đối tượng được chọn vào Layer
+ Load Category: đưa một đối tượng được chọn vào Load Category
+ Motor Starting: đưa một đối tượng được chọn vào việc phân tích Motor
Starting
+ CAPO: đưa một đối tượng được chọn vào việc phân tích đặt tụ bù tối ưu
Re-phase: chọn lại các pha cần cho việc tính toán
Properties: hiển thị thông số của một thiết bị trên sơ đồ lưới
Load Flow: thực hiện việc tính toán phân bố công suất
Fault: thực hiện việc tính toán ngắn mạch
Motor Starting: thực hiện việc tính toán bài toán khởi động cơ
Diagram Properties: hiển thị tài nguyên của cửa sổ
Lock Diagram: khóa các chức năng thực hiện trong cửa sổ như thêm một đối
tượng, định vị lại hay xóa một đối tượng…
Print: in ấn nhanh một sơ đồ lưới

II.1.2. Cửa sổ Equipment List View :


Các chức năng trong cửa sổ này được trình bày một cách trật tự và dễ hiểu
khi sử dụng.
Branches: bao gồm line/cables, switches, transformers và series capacitors
Shunt devices: bao gồm capacitors, machines, static loads, MWH loads,
harmonics injections, harmonics filters và standard faults
Defaults bao gồm các thông số mặc định của một số đối tượng như node,
nhánh, các thiết bị nối song song.

18
Hình 19 Cửa sổ Equipment List
The Equipment List pop-up menu cung cấp những chức năng phụ trợ tùy
thuộc vào vị trí mà ta chọn pop-up menu. Ví dụ như:
Click chuột phải lên Network, ta có pop-up menu như sau
Ở đây, chúng ta có thể dock hoặc hide Equipment List View.

Hình 20 Cửa sổ Equipment List pop-up


Click chuột phải lên Static Loads, ta có pop-up menu như sau:

19
Hình 21 Cửa sổ Equipment List pop-up mở rộng

II.1.3. Cửa sổ Progress View:


Hiển thị các message khi chương trình thực hiện. Các messages này có thể là
những thông báo lỗi hay những cảnh báo về một hoạt động của chương trình, và
cũng có thể là kết quả hiển thị khi thực thị một chức năng tính toán cụ thể như tính
phân bố công suất, tính ngắn mạch, tính toán khởi động động cơ.

Hình 22 Cửa sổ Progress View

II.1.4. Cửa sổ Report Preview:


Hiển thị các kết quả report sau khi phân tính và tính toán một bài toán cụ thể,
từ đây ta có thể in ấn các kết quả này một cách dễ dàng thông qua File\Print.

20
Hình 23 Cửa sổ Report Preview
Trên cửa sổ Report Preview có hẳn một menu riêng của nó.

III. Các thanh công cụ


III.1. Thanh trạng thái ( Status Bar):
Hiển thị các thông tin giải thích khi thực hiện PSS/ADEPT. Ví dụ như khi ta
chọn một đối tượng trên thanh công cụ hoặc trên menu lựa chọn, tên của đối tượng
hay của menu sẽ hiển thị trên thanh trạng thái.

21
Hình 24 Cửa sổ Application View sau khi tính phân bố công suất

III.2. Thanh menu chính ( Main Menu):


Thanh menu chính được trình bày như dưới đây:

Hình 25 Menu chính và các thanh công cụ


PSS/ADEPT sử dụng các menu để quản lý và thực thi các chức năng ứng
dụng. Tùy thuộc vào từng menu cụ thể sẽ có các chức năng khác nhau. Tất cả các
cửa sổ khác nhau như Diagram, Equipment View, Progess View cùng chia sẻ cùng
một Main Menu.

III.3. Thanh công cụ ( Tool Bars):


PSS/ADEPT có 7 thanh công cụ như sau:
File
Diagram
Analysis
Zoom

22
Results
Reports
Harmonics ( if licensed for this option)
Mỗi thanh công cụ bao gồm các nút cung cấp nhanh các chức năng trong
PSS/ADEPT. Khi chúng ta rê chuột trên các nút trên thanh công cụ, mộ text box sẽ
hiển thị giải thích chức năng của nút lệnh đó.

Hình 26 Network Diagram với Tooltips


Hơn nữa chúng ta có thể di chuyển các thanh công cụ từ nơi này đến nơi
khác trên màn hình, tạo một thanh công cụ mới, ẩn một hay tất cả thanh công cụ,
copy một nút lệnh từ thanh công cụ này đến thanh công cụ khác và cũng có thề xóa
một toolbar.
Để chọn những thanh công cụ mà chúng ta muốn hiển thị trên màn hình, ta
làm như sau:
Chọn Tools>Customize từ Main Menu, hộp thoại Customize hiển thị:

23
Hình 27 Cửa số tùy chọn
Chọn Toolbars Tag
Khi muốn hiển thị một toolbar, ta chỉ check vào trước mỗi toolbar cần chọn,
chọn Show Tooltips để hiển thị.
Để tạo một toolbar mới, ta làm nhu sau:
Chọn Tools>Customize từ Main Menu, hộp thoại Customize hiển thị:
Chọn Toolbars Tag
Chọn New, hộp thoại Toolbar mới xuất hiện
Đặt tên cho Toolbar, click OK
Chọn Tag Commands
Trong cột Categories, chọn một toolbar category, các nút lệnh sẽ hiển thị
trong thanh toolbar
Rê chuột đặt icons vào toolbar
Bấm Ok để kết thúc

III.4. File Toolbar:


Thanh File Toolbar bao gồm những chức năng cơ bản cho việc tạo sơ đồ, mở
hoặc lưu một tập tin cả những file được định dạng của họ PSS/U (.dat) hay của họ
PSS/ADEPT (.adp).

24
Hình 28 Thanh công cụ File

III.5. Diagram Toolbar


Thanh công cụ Diagram Toolbar cung cấp nhiều icon để biểu diễn các phần
tử của một lưới điện trên Diagram View

Hình 29 Thanh công cụ Diagram


Để kiểm tra các thông số của chương trình, ta làm như sau:
Chọn File>Program Settings từ Main Menu, hộp thoại xuất hiện. Chọn thư
viện dây dẫn cho lưới điện thông qua hộp thoại Construction Dictionary. Thoát và
restart lại ứng dụng để update toolbar

Hình 30 Hộp thoại thiết đặt thông số chương trình

25
III.6. Analysis Toolbar:
Thanh công cụ cung cấp nhiều chức năng phân tích và tính toán trên lưới
điện, bao gồm như sau:
Load Flow Culculation: tính toán phân bố công suất khi ở trạng thái ổn định
Flat Transformers
Fault Culculation: tính toán ngắn mạch tại tất cả các nút trong lưới điện
Toggle Fault Status
Clear Fault: Xóa các thiết bị gây ra ngắn mạch trên mạch điện
Motor Starting Culculation: tính toán bài toán khởi động động cơ
CAPO Analysis: tính toán bài toán đặt tụ bù tối ưu
TOPO Analysis: tính toán điểm dừng tối ưu
DRA Analysis: Tình toán độ tin cậy lưới điện
Harmonics Culculation: phân tích, tính toán sóng hài
Coordination: tính toán phối hợp các thiết bị bảo vệ
Load SnapShots
Analysis Options: hiển thị hộp thoại Option trước khi tính toán và phân tích
Network Validation

Hình 31 Thanh công cụ Analysis

III.7. Zoom Toolbar:


Bao gồm các nút lệnh điều khiển cho phép phóng to hay thu nhỏ theo một tỷ
lệ tùy chọn như Pan, Zoom In, Zoom Out, Zoom Area, Zoom Previous, Zoom
100%, Zoom Extent, Diagram Properties.

26
Hình 32 Thanh công cụ Zoom

IV. Tạo báo cáo


IV.1. Results Toolbar:
Thanh công cụ này cho phép chúng ta tùy chọn để hiển thị kết quả trên sơ đồ.
Show phase A: Hiển thị kết quả cho pha A
Show phase B: Hiển thị kết quả cho pha B
Show phase C: Hiển thị kết quả cho pha C
Show Max (A,B,C) : Hiển thị kết quả lớn nhất trong 3 pha A,B,C
Show Min (A,B,C) : Hiển thị kết quả nhỏ nhất trong 3 pha A,B,C

Hình 33 Thanh công cụ Results

IV.2. Reports Toolbar:


Cho phép ta xem kết quả báo cáo sau khi phân tích:
Branch Current by Phase: báo cáo kết quả dòng nhánh từng pha
Node Voltage by Phase: báo cáo điện áp nút từng pha
Power Flow Detailed: báo cáo chi tiết kết quả tính toán phân bố công suất
Power Flow Summary: báo cáo tổng quát tính toán phân bố công suất
Branch Power Losses: báo cáo tổn thất công suất trên nhánh

27
Input List: hiển thị thông số đầu vào
Voltage Profile: hiển thị điện áp

Hình 34 Thanh công cụ Report

V. Thiết đặt các thông số chương trình PSS/ADEPT:

V.1. Thiết đặt thông số lưới điện chương trình của PSS/ADEPT:
Chúng ta phải thiết đặt các thông số trước khi thực hiện vẽ sơ đồ, phân tích
hay tính toán một project. PSS/ADEPT cho phép chúng ta thiết đặt thông số một
cách độc lập với từng người sử dụng (user profile). Thư viện dây dẫn Construction
dictionary (PTI.CON) trong PSS/ADEPT là file định dạng dưới mã ASCCI cung
cấp các dữ liệu cho hệ thống như trở kháng, thông số dây, máy biến áp…
Ta mở hộp thoại Program Settings:

28
Hình 35 Chọn thư viện cho thông số chương trình
Để thiết thông số cho PSS/ADEPT, ta làm như sau:
Chọn File>Program Settings từ Main Menu
Chọn các Option trong PSS/ADEPT muốn thực hiện
Working Directories: chọn đuờng dẫn cho các file đầu vào (Import), Image
File và Report File. Đường dẫn mặc định là: C:\Program Files\PTI\PSS-
ADEPT5\Example (Input File) và C:\Program Files\PTI\PSS-ADEPT5\Rpt ( report
file).
PSS/U Raw Data: đường dẫn mặc định là C:\Program Files\PTI\PSS-
ADEPT5\Example\pti.con
Chú ý: chúng ta cũng có thể tạo ra những file thư viện dây dẫn, máy biến
áp… phù hợp với lưới điện của Việt Nam, các file đó với phần mở rộng là .con.
Chúng soạn thảo trong bất kỳ một ứng dụng soạn thảo nào như Word, Notepad,
WordPad…

V.2. Thiết đặt thông số cho cửa sổ Diagram View:


1. Chọn Diagram>Properties từ Main Menu hoặc right-click trên pop-up
trong cửa sổ Diagram View và chon Diagram Properties.

Hình 36 Hộp thoại thông số sơ đồ lưới điện


Click vào thẻ General để thiết đặt các thông số cho cửa sổ Diagram View

29
Tất cả những lựa chọn này sẽ được thực thi khi nhấn nút Apply trước khi
đóng cửa sổ hộp thoại.
Grid (spacing and snap distance): điều chỉnh khoảng cách các ô trong lưới
Colors ( Symbol, Text, Background, Grid, Invalid, Flow Arrow)
Item Labels: click chọn vào từng Item nếu muốn hiển thị trên Diagram View
Click chọn thẻ Color Coding: chúng ta có thể định dạng màu sắc cho từng ý
định như điện áp ngưỡng, những nhánh quá tải, những node và nhánh có tải không
cân bằng, những nhánh có hệ số công suất thấp v.v…
Click Apply để xác nhận

Hết chương !

30
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
[01]. Jacobus Jan Meeuwsen, “Reliability evaluation of electric transmission and
distribution systems”, 1998
[02]. A.S. Pabla, “Electric Power Distribution”, 1997
[03]. Scott & Scott, Computerize Mapping and Engineering Data Software
Program, Seatle 1991.
[04]. Nguyen Ngoc Tuyen , “Protection and Reliability Improvement in the
Distribution Network of Ho Chi Minh City”, 2000
[05]. Tính toán lưới điện sử dụng phấn mền PSS/ADEPT (tài liệu tập huấn tập 2
tập) của Phòng CNTT-VT Cty ĐLTP.HCM và Khoa Điện - Điện Tử Trường
ĐHBK.
[06]. Bù công suất phản kháng lưới cung cấp và phân phối điện. Nhà xuất bản khoa
học kỹ thuật Hà Nội.
[07]. Adrian A. Hopgood, Knowledge - Base systems, 1993. CRC Press.
[08]. Cooper Power Systems, Capacitor switch - How and why, 1980, Cooper
Power Systems.
[09]. Cooper Power Systems, Power - Electrical distribution system protection,
1994, Cooper Power Systems.
[10]. Dan Rahmel, Visual Basic programmer's reference, 1998, Mc Graw - Hill
Companies Incorporated.
[11]. Siemens, Power engineering guide : Transmission and Distribution, 1996,
Siemens
[12]. Tender document for HCMC District control centre SCADA project, phase 2,
1996. Ho Chi Minh city power company.
[13]. Turan Gonen, Electric power distribution system engineering, 1986, Mc Graw
- Hill Companies Incorporated.
[14]. Trần Bách, Lưới điện & Hệ thống điện, Tập 1, 2000. Nhà xuất bản Khoa học
kỹ thuật.
[15]. Hệ thống kiểm tra giám sát và thu thập dữ liệu - SCADA, 1996. Swedpower.
[16]. Nguyễn Ngọc Hồ, Đặng Anh Tuấn, Hệ thống hóa cơ sở dữ liệu phục vụ hệ
thống thông tin địa lý, 1997, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp EVN - DLHCM
- 97 - 001.
[17]. Trần Lộc Hùng, Cơ sở mô phỏng ngẫu nhiên, 1997, Nhà xuất bản Giáo dục.

31
[18]. Hoàng Kiếm (Chủ biên), Kỹ thuật lập trình mô phỏng : Thế giới thực và ứng
dụng, 1997, Nhà xuất bản Thống kê.
[19]. Trần Đình Long, Qui hoạch hệ thống năng lượng, 1999, Nhà xuất bản Khoa
học kỹ thuật.
[20]. Trần Đình Long, Lý thuyết hệ thống, 1999, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật.
[21]. Nguyễn Văn Đạm, Mạng lưới điện, Tập 1, 2, 2000. Nhà xuất bản Khoa học kỹ
thuật.
[22]. Nguyễn Hồng Thái, Phần tử tự động trong hệ thống điện, 2000. Nhà xuất bản
Khoa học kỹ thuật.
[23]. Cao Hào Thi, Mô hình mô phỏng, 1999, Tập bài giảng chuyên đề.
[24]. Lã Văn út, Phân tích & Điều khiển ổn định hệ thống điện, 2000. Nhà xuất bản
Khoa học kỹ thuật.
[25]. Nguyễn Ngọc Hồ, Đặng Anh Tuấn, Mô phỏng vận hành lưới điện, 2000, Hội
nghị tin học lần I, Công ty Điện lực TP HCM.
[26]. Nguyễn Ngọc Hồ, Đặng Anh Tuấn, Ứng dụng công nghệ GIS quản lý lưới
điện phân phối, Hội nghị tin học lần I, Công ty Điện lực TP HCM.
[27]. PSS/ADEPT 5.0, User’s Guide – Shaw Power Technologies - 04 / 2004
[28]. Hồ Văn Hiến - Hệ thống điện truyền tải và phân phối – NXB Đại học quốc gia
TP. Hồ Chí Minh – 2003
[29]. Vũ Ngọc Tước – Mô hình hóa và mô phỏng bằng máy tính – NXB Giáo dục –
2001
[30]. Nguyễn Hoàng Việt – Bảo vệ Rơle và tự động hóa – NXB Đại học Quốc Gia
TPHCM – 2003
[31]. C.Russell Mason – The Acrt and Science of protective relaying – 1967
[32]. Cooper power system – Electrical Distribution system Protection – 1990
[33]. Công ty Điện lực TPHCM – Báo cáo chuyên đề PSS/ADEPT – Phòng kỹ thuật
công ty- Tháng 08- 2004
[34]. Copper Power Systems- Overcurrent Protection For Distribution System-
Seminar Notes and Reference Materials - 1995
[35]. URL http://www.pti-us.com

32
ÁP DỤNG
PSS/ADEPT 5.0
TRONG
LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI

The Power System Simulator/Advanced


Distribution Engineering Productivity TooL

Phần 3
Kỹ năng áp dụng

HÀ HỘI – THÁNG 10 NĂM 2007


GIÁO TRÌNH TẬP HUẤN

Áp dụng
PSS-ADEPT 5.0
trong lưới điện phân phối
Biên soạn-Trình bày:
Nguyễn Hữu Phúc
Đặng Anh Tuấn
Nguyễn Tùng Linh
Chủ biên:
PGS. TS. Nguyễn Hữu Phúc
Lời nói đầu
Kế hoạch phát triển của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam trước đây nay là
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đến năm 2010 là thách thức lớn cho EVN
trong việc quản lý hiệu quả hệ thống lưới Điện hiện tại, vừa phải mở rộng phát
triển. Trong vòng 5 năm tới, EVN dự tính sẽ xây lắp thêm 280.000 km đường dây
Điện phân phối, 14.000 km Truyền tải, 5.000 trạm biến áp mới; tăng gấp đôi số
lượng thiết bị Viễn thông, nhằm đáp ứng được việc tăng 360% nhu cầu phụ tải
trong nước. Tốc độ tăng trưởng này đưa ra nhu cầu thông tin cấp bách về công
tác vận hành hệ thống Điện hiện có, và về các dự án mới đối với các nhà quản lý
của EVN. Tự động hóa thông tin sẽ đẩy mạnh công suất các nhà máy điện, nâng
cao độ chính xác, và giảm thiểu nhân công trong các quy trình. EVN đã cam kết
thực hiện những dự án cung cấp thông tin cho việc đưa ra các quyết định tốt hơn.
Những dự án này bao gồm: Hệ thống Thông tin Quản lý Tài chính (FMIS), Hệ
thống Thông tin chăm sóc Khách hàng (CCIS), Hệ thống Thông tin Địa lý (GIS)
và triển khai áp dụng các phần mềm phân tích tính toán lưới điện.
Về việc áp dụng các phần mềm phân tích và tính toán lưới điện, từ năm 2004
EVN đã chỉ đạo áp dụng các phần mềm chuyên ngành để tính toán lưới điện cho
tất cả các đơn vị trực thuộc.
Trong các phần mềm tính toán và phân tích lưới điện hiện nay, có nhiều
phần mềm phân tích tính toán như: Phân bố cống suất, ngắn mạch, đặt tụ bù tối
ưu, phối hợp bảo vệ.v.v…Với các sản phẩm thương mại như: APEN Oneliner, họ
PSS/*, CYME, EMTP, VPro.v.v…Các phần mềm này có thuật toán phức tạp và
thường phải qua tập huấn mới sử dụng được. Phần mềm PSS/ADEPT của Shaw
Power Technologics, Inc được sử dụng rất phổ biến.
Chúng tôi được biết Trường Đại học Điện lực Hà Nội là trường Đại học đào
tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và chủ yếu cho EVN. Trường Đại học Điện
lực Hà Nội luôn hướng đến việc đẩy mạnh các nghiên cứu triển khai nhằm giúp
cho sinh viên của trường nắm vững những kiến thức cơ bản và có kỹ năng thực
hành trong các lĩnh vực công tác chuyên môn nói chung và áp dụng các phần
mềm chuyên ngành tiên tiến nói riêng. Hiện nay, trườngđang triển khai nhiều
chương trình đào tạo nhằm trang bị kiến thức và kỹ năng sử dụng phần mềm
chuyên ngành Điện cho EVN.
Với việc đào tạo áp dụng phần mềm PSS/ADEPT, các sinh viên và kỹ sư
điện sau khi học xong các khoá học có thể đảm nhận được việc khai thác và quản
lý trực tiếp các hệ thống lưới điện phân phối và có thể làm tốt công tác quản lý

I
nghiên cứu, có khả năng thích ứng trước sự phát triển của khoa học, kỹ thuật và
giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành điện trong quá trình áp dụng các
phần mềm cùng chức năng.
Hơn nữa, do lưới điện không ngừng phát triển mở rộng, theo đó các yêu cầu
cung cấp điện liên tục cho khách hàng với chất lượng điện năng ngày càng cao
cũng gia tăng. Thiết bị trên lưới điện phân phối hiện nay vốn có đặc điểm là đa
dạng về chủng loại, phức tạp về cấu tạo. Quá trình vận hành nhằm thực hiện
những thao tác mang tính lập đi lập lại nhiều lần nhưng lại đòi hỏi độ chính xác
cao vì vậy rất cần thiết phải tự động hóa bằng cách đưa nhiều thiết bị tự động, xử
lý thông tin tự động nhằm tăng khả năng truyền đạt và xử lý thông tin. Bằng máy
tính và các phần mềm chuyên dùng chúng ta có thể ngăn chặn trước và hạn chế
hỏng hóc trong quá trình vận hành lưới điện. Những thành tựu mới về Công nghệ
Thông tin như về khả năng lưu trữ của phần cứng, tốc độ tính toán, các phương
pháp hệ chuyên gia, mạng neuron,…đã cung cấp những phương tiện và công cụ
mạnh để tăng cường nghiên cứu mở rộng ứng dụng trong lĩnh vực điện năng.
Đảm bảo và giữ vững mối liên hệ hữu cơ của các thành phần trong hệ thống sản
xuất truyền tải, phân phối và sử dụng điện năng.
Trường Đại học Điện lực Hà Nội đã phối hợp cùng Khoa Điện-Điện tử
trường Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh nghiên cứu áp dụng phần
mềm này. Trường Đại học Điện lực Hà Nội thực hiện tập huấn cho các đơn vị
trực thuộc nhằm trang bị khả năng sử dụng phần mềm chuẩn tính toán và phân
tích lưới điện dựa trên phần mềm PSS/ADEPT. Điều này, nhằm giúp các đơn vị
Điện lực tham dự từng bước hệ thống hoá, chuẩn hoá kiến thức áp dụng tính toán
về điện trong các hoạt động của mình nhất là công tác quản lý kỹ thuật vận hành
lưới điện. Ưu tiên là các bài toán: phân bố công suất trên lưới, ngắn mạch, bù
công suất phản kháng, độ tin cậy.
Phần mềm PSS/ADEPT được phát triển dành cho các kỹ sư và nhân viên kỹ
thuật trong ngành điện. Nó được sử dụng như một công cụ để thiết kế và phân
tích lưới điện phân phối. PSS/ADEPT cũng cho phép chúng ta thiết kế, chỉnh sửa
và phân tích sơ đồ lưới và các mô hình lưới điện một cách trực quan theo giao
diện đồ họa với số nút không giới hạn. Tháng 04-2004, hãng Shaw Power
Technologies đã cho ra đời phiên bản PSS/ADEPT 5.0 với nhiều tính năng bổ
sung và cập nhật đầy đủ các thông số thực tế của các phần tử trên lưới điện.
Trường Đại học Điện lực Hà Nội sẽ trang bị kiến thức Công nghệ Thông tin
nói chung và phần mềm tính toán kỹ thuật chuyên ngành điện nói riêng cho các
đơn vi tham dự khoá học. Trường Đại học Điện lực Hà Nội thông qua các khoá

II
đào tạo kết hợp với trường Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh, triển
khai ứng dụng các phần mềm tính toán kỹ thuật điện theo yêu cầu của EVN. Tạo
điều kiện để các đơn vị trong EVN tìm hiểu các phương pháp tính toán các bài
toán điện cơ bản và cách xây dựng thuật toán tính toán áp dụng trong phần mềm
tính toán chuyên nghiệp là phần mềm PSS/ADEPT của hãng Shaw Power
Technologics Inc-USA. Đánh giá, theo dõi và giám sát hiệu quả công tác phát
triển xây dựng mới, đại tu cải tạo, quản lý kỹ thuật và vận hành lưới điện của các
đơn vị dựa vào công cụ hiệu quả là phần mềm tính toán kỹ thuật điện
PSS/ADEPT. Làm cơ sở để đội ngũ cán bộ kỹ thuật các đơn vị dễ dàng tiếp thu và
nắm bắt các phầm mềm khác sau này, ví dụ như PSS/E. EasyPower,…
Các khoá đào tạo sử dụng phần mềm do trường Đại học Điện lực tổ chức, sẽ
góp phần nâng cao khả năng ứng dụng máy tính, nhất là sử dụng các phần mềm
tính toán chuyên ngành điện cho các đơn vị trực thuộc các Công ty Điện lực
trong EVN. Qua khóa học, sẽ phổ biến kinh nghiệm và triển khai các kết quả
nghiên cứu các phần mềm, để các đơn vị tiếp tục áp dụng vào thực tế công tác tại
đơn vị. Góp phần hoàn thành tốt công tác sản xuất kinh doanh của đơn vị trên cơ
sở các kết quả tính toán từ các phần mềm mạnh. Tạo ra sự phối hợp sẵn sàng dựa
trên quan hệ tốt đẹp vốn có giữa các Công ty Điện lực-đơn vị quản lý lưới điện và
trường Đại học Điện lực-đơn vị giáo dục đào tạo đều là các thành viên trực
thuộc EVN.
Và giáo trình này được biên soạn nhằm mục đích phục vụ cho các buổi tập
huấn phần mềm PSS/ADEPT 5.0 như trên.
Nhóm biên soạn rất cám ơn sự hợp tác mà Trường Đại học Điện lực Hà Nội
đã dành cho nhóm nói riêng cũng như cho Khoa Điện-Điện tử trường Đại học
Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh nói chung. Đặc biệt, nhóm biên soạn chân
thành cám ơn Khoa Công nghệ Thông tin của Trường Đại học Điện lực Hà Nội
nhất là Thầy Nguyễn Hữu Quỳnh đã nhiệt tình hỗ trợ chúng tôi thực hoàn thành
giáo trình tập huấn này cũng như cơ hội được tham gia giảng dạy tại Trường Đại
học Điện lực Hà Nội .
Nhóm biên soạn cũng cám ơn một số công tác viên đã hỡ trợ xây dụng giáo
trình này.
Nhóm biên soạn

III
Tóm tắt nội dung
Giáo trình này được biên soạn phục vụ cho các buổi tập huấn sử dụng phần
mềm phân tích và tính toán lưới điện PSS/ADEPT 5.0. Giáo trình gồm các phần:
¾ Phần 1: Kiến thức chuẩn bị yêu cầu-ôn tập kiến thức
¾ Phần 2: Hướng dẫn sử dụng PSS/ADEPT
¾ Phần 3: Các kỹ năng sử dụng phần mềm PSS/ADEPT
Ngoài ra còn có Giáo trình điện tử lưu trữ trên đĩa CD-ROM: Gồm các tài
liệu đa phương tiện (Multimedia) hỗ trợ thêm cho các học viên chuẩn bị bài học
trước khi lên lớp, ôn tập sau khóa học về địa phương công tác.
Các chương trình chuyển đổi:
1. Chương trình Chuyển Excel Æ DAT File.
2. Chương trình Chuyển DAT File Æ Excel.
3. Chương trình xử lý số liệu đầu vào
4. Chương trình Tính Công Suất Nguồn.
5. Chương trình Tính Tổng Trở Máy Biến Thế.
6. Chương trình thi kết thúc khoá học bằng trắc nghiệm trực tiếp trên máy
tính
Và các CD-ROM:
-CD1: Giáo trình điện tử hỗ trợ
-CD2: Các bài giảng và bài tập
-CD3: Dữ liệu lưới điện
-CD4: Dữ liệu lưới điện (tt) và source các chương trình họ PSS/*
-CD5: Các chương trình hỗ trợ khoá học
Gồm các tài nguyên học tập như: tài liệu tham khảo, User’s Guide, website
PTI (offline, xem không cần kết nối internet), web documents, source software
PSS/ADEPT and untilities, các phần mềm chuyển đổi dữ liệu và demo phục vụ
ứng dụng tính toán bằng PSS/ADEPT, …
Qua kinh nghiệm tập huấn và để giúp các học viên thuộc các đơn vị Điện lực
áp dụng nhanh phần mềm PSS/ADEPT. Chúng tôi chú trọng chính vào 4 mục
tiêu áp dụng triển khai PSS/ADEPT như sau:

IV
Thiết lập thông số mạng lưới
Program, network settings

Tạo sơ đồ
Creating diagrams

Chạy 8 bài toán phân tích


Power System Analysis

BÁO CÁO
Reports, diagrams

Và các nội dung nâng cao:


¾ Biểu diễn trạng thái lưới điện trước và sau khi giải các bài toán phân
tích.
¾ Sử dụng các lớp dữ liệu.
¾ Tổ chức và quản lý phụ tải và khách hàng sử dụng điện.
¾ Khả năng hỗ trợ các cơ sở dữ liệu khác.
¾ Bổ sung các thông số dây dẫn vào từ điển cấu trúc dây dẫn.
¾ Mở rộng bài toán phân tích cho lưới điện qui mô lớn, nhiều cấp điện
áp
¾ Đánh giá lưới điện trước và sau khi giải các bài toán phân tích.
¾ Áp dụng kết quả tính toán làm cơ sở để vận hành lưới điện. Thực hiện
lập và bảo vệ các kế hoạch tiểu, trung và đại tu hay phát triển mới lưới
điện.
Những nội dung này giúp học viên tìm hiểu thêm một số kiến thức hữu ích
liên quan.
Tóm lược nội dung sẽ được trình bày trang đầu tiên của các phần và các
chương các tập giáo trình.
Nhóm biên soạn

V
Thuật ngữ, ký hiệu và viết tắt.

CAD: Computer Aided Design


CAM: Computer Aided Manufacture
CNPM: Công nghệ phần mềm
CNTT: Công nghệ thông tin.
CSDL: Cơ sở dữ liệu.
GUI: Graphic user interface.
GIS: Hệ thống thông tin địa lý-Geographic Information System
IA: Trí tuệ nhân tạo-Inlelligence Artificielle
MIS: Hệ Thông Tin quản lý
NNLT: Ngôn ngữ lập trình.
PC: Personal computer
SQL: Structured query language.
CB: Cán bộ
DS: Disconect Swicth-Dao cách ly.
EVN: Tập đoàn Điện lực Việt Nam
Hộ sử dụng điện: Hộ sử dụng điện qua câu lại, qua điện kế phụ.
HTĐ: Hệ thống điện.
IEC: Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế-International Electro-
technical Commission.
ISO: Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế-International Organization for
Standardization
Khách hàng: Hộ sử dụng điện theo hợp đồng cung ứng sử dụng điện với
ngành điện qua điện kế chính.
LBS: Load break switch-Dao cách ly đóng cắt có tải.
LĐPP: Lưới điện phân phối.
LTD: Dao cách ly chịu sức căng-Line Tenson Disconect
MBA: Máy biến áp
ĐLKV: Điện lực khu vực.
PC HCMC: Công ty điện lực TP HCM
EPU Trường Đại học Điện lực Hà Nội
REC: Máy cắt tự động đóng lại-Recloser
SCADA: Hệ thống điều khiển và giám sát thu thập dữ liệu.
TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
VHLĐ: Vận hành lưới điện.
KĐĐC: Khởi động động cơ
Network: Lưới điện

VI
Chú ý

Liên quan

Ví dụ, bài tập

Lưu tập tin ví dụ mẫu


Dữ liệu mẫu có sẵn trên CD-ROM/DATA

Hết chương ! Hết chương

VII
Mục lục tổng quát
Phần Một: Kiến thức chuẩn bị

CHƯƠNG 1: MÔ HÌNH LƯỚI ĐIỆN


CHƯƠNG 2 PHÂN BỐ CÔNG SUẤT
CHƯƠNG 3: NGẮN MẠCH
CHƯƠNG 4: BÀI TOÁN KHỞI ĐỘNG ĐỘNG CƠ VÀ XÁC ĐỊNH ĐIỂM DỪNG TỐI ƯU
CHƯƠNG 5: PHỐI HỢP BẢO VỆ
CHƯƠNG 6: SÓNG HÀI
CHƯƠNG 7: XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ BÙ TỐI ƯU
CHƯƠNG 8: ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY
CHƯƠNG 9: CÁC VẤN ĐỀ KHÁC CỦA LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI
Phần Hai: Hướng dẫn sử dụng phần mềm

CHƯƠNG 1: HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT PHẦN MỀM PSS/ADEPT


CHƯƠNG 2: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM PSS/ADEPT

Phần Ba: Kỹ năng áp dụng

CHƯƠNG 1: DỮ LIỆU CHUẨN BỊ


CHƯƠNG 2: CÁC BƯỚC THỰC HIỆN
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KẾT QUẢ ÁP DỤNG
CHƯƠNG 4: XỬ LÝ SỐ LIỆU
CHƯƠNG 5: BỔ SUNG THÔNG SỐ DÂY DẪN VÀO TỪ ĐIỂN DÂY DẪN
CHƯƠNG 6: BIỂU DIỄN, PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TÍNH TOÁN HỖ TRỢ
RA QUYẾT ĐỊNH
CHƯƠNG 7: ĐÚC KẾT KINH NGHIỆM ÁP DỤNG TẠI MỘT SỐ LƯỚI ĐIỆN CỦA CÁC
ĐIỆN LỰC KHU VỰC

VIII
ÁP DỤNG PSS/ADEPT 5.0
TRONG
LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI

Phần Ba:
Kỹ năng áp dụng

03
MỤC LỤC CHI TIẾT PHẦN 3
MỤC LỤC CHI TIẾT PHẦN 3 ........................................................................ 1
CHƯƠNG 1: DỮ LIỆU CHUẨN BỊ ................................................................ 6
I. Yêu cầu về dữ liệu tính toán .......................................................................... 7
I.1. Dữ liệu tổng quát......................................................................................................... 7
I.1.1. Sơ đồ lưới điện phân phối. ................................................................................... 7
I.1.2. Số liệu : ................................................................................................................ 7
I.2. Dữ liệu các phần tử lưới điện ...................................................................................... 8
I.2.1. Số liệu cần chuẩn bị nhập vào nút Source:........................................................... 9
I.2.2. Số liệu cần chuẩn bị nhập vào nút tải:.................................................................. 9
I.2.3. Số liệu cần chuẩn bị nhập vào thiết bị đóng cắt:................................................ 10
I.2.4. Số liệu cần chuẩn bị nhập vào nút:..................................................................... 11
I.2.5. Số liệu cần chuẩn bị nhập vào đoạn dây: ........................................................... 11
I.2.6. Số liệu cần chuẩn bị nhập vào thiết bị bù: ......................................................... 11
I.2.7. Số liệu cần chuẩn bị nhập vào thiết bị bảo vệ: ................................................... 12
I.2.8. Số liệu cần chuẩn bị nhập vào máy biến áp: ...................................................... 12
I.2.9. Số liệu cần chuẩn bị nhập vào thiết bị sóng hài: ................................................ 13
I.2.10. Số liệu cần chuẩn bị nhập vào máy điện: ......................................................... 13
I.3. Dữ liệu phục vụ các bài toán phân tích ..................................................................... 14
I.3.1. Load Flow Culculation: Tính toán phân bố công suất khi ở trạng thái ổn định,
Fault: thực hiện việc tính toán ngắn mạch, Fault all: Tính toán ngắn mạch tại tất cả
các nút trong lưới điện................................................................................................. 14
I.3.2. Motor Starting Culculation: Tính toán bài toán khởi động động cơ .................. 15
I.3.3. CAPO Analysis: Tính toán bài toán đặt tụ bù tối ưu ......................................... 15
I.3.4. TOPO Analysis: Tính toán điểm dừng tối ưu .................................................... 15
I.3.5. Harmonics Culculation: Phân tích, tính toán sóng hài ....................................... 15
I.3.6. Coordination: Tính toán phối hợp các thiết bị bảo vệ........................................ 15
I.3.7. DRA Analysis: Tính toán độ tin cậy lưới điện................................................... 16
II. Các bảng dữ liệu trong phần mềm PSS/ADEPT:....................................... 17
CHƯƠNG 2: CÁC BƯỚC THỰC HIỆN ....................................................... 23
I. Chu trình triển khai ...................................................................................... 24
II. Bước 1: Thiết lập thông số mạng lưới........................................................ 24
II.1. Xác định thư viện dây dẫn: ...................................................................................... 24
II.2. Xác định thông số thuộc tính của lưới điện: ............................................................ 25
II.3. Xác định hằng số kinh tế của lưới điện:................................................................... 26
III. Bước 2: Tạo sơ đồ: .................................................................................... 26
III.1. Nguồn – Source: ..................................................................................................... 27
III.2. Tải – Static Load : .................................................................................................. 27
III.3. Dây dẫn – Line : ..................................................................................................... 28
III.4. Nút – Node : ........................................................................................................... 28
III.5. Tụ bù-Capacitor:..................................................................................................... 29
III.6. Thiết bị đóng cắt_Swichs: ...................................................................................... 29
IV. Bước 3: Chạy các chức năng tính toán ..................................................... 30
V. Bước 4: Báo cáo ......................................................................................... 35
V.1. Xem hiển thị kết quả phân tích ngay trên sơ đồ ...................................................... 35
V.2. Xem kết quả tính toán trên của số progress view .................................................... 35
V.3. Xem kết quả tính toán chi tiết từ phần report của phần mềm PSS/ADEPT ............ 36

1
VI. Kết quả xây dựng lưới điện....................................................................... 37
VI.1. Số lượng các tuyến dây trung thế ........................................................................... 37
VI.2. Dữ liệu trên phần mềm PSS/ADEPT ..................................................................... 38
VI.2.1. Tuyến dây trung thế Bàu Cát........................................................................... 38
VI.2.2. Tuyến dây trung thế Thăng Long .................................................................... 39
VI.2.3. Tuyến dây trung thế Bảy Hiền ........................................................................ 39
VI.2.4. Tuyến dây trung thế Hóc Môn ........................................................................ 40
VI.2.5. Tuyến dây trung thế Thường Kiệt ................................................................... 40
VI.2.6. Tuyến dây trung thế Long Quân...................................................................... 41
VI.2.7. Tuyến dây trung thế TSF................................................................................. 41
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KẾT QUẢ ÁP DỤNG .............................................. 44
I. Tính toán phân bố công suất ........................................................................ 45
I.1. Đối tượng tính toán: .................................................................................................. 45
I.1.1. Giới thiệu............................................................................................................ 45
I.1.2. Khảo sát hiện trạng tổn thất điện năng............................................................... 45
I.2. Quy mô thực hiện và kết quả tính toán từ phần mềm PSS/ADEPT: ........................ 46
I.2.1. Số lượng các tuyến dây trung thế....................................................................... 47
I.2.2. Dữ liệu trên phần mềm PSS/ADEPT ................................................................. 47
II. Tính toán ngắn mạch .................................................................................. 52
II.1. Đối tượng tính toán:................................................................................................. 52
II.2. Quy mô thực hiện và kết quả tính toán từ phần mềm PSS/ADEPT: ....................... 52
III. Tính toán phối hợp bảo vệ......................................................................... 54
III.1. Đối tượng tính toán:................................................................................................ 54
III.1.1. Giới thiệu đối tượng tính toán ......................................................................... 54
III.1.2. Giới thiệu bài toán ........................................................................................... 54
III.1.3. Xác định thông số nguồn ................................................................................. 55
III.1.4. Hiệu chỉnh tham số rơle trong thư viện chương trình ..................................... 56
III.1.5. Chọn relay, cài đặt thông số bảo vệ................................................................. 57
III.2. Kết quả phối hợp bảo vệ......................................................................................... 59
IV. Tính toán xác định điểm dừng tối ưu – Topo ........................................... 61
IV.1. Đối tượng tính toán: ............................................................................................... 61
IV.1.1. Giới thiệu......................................................................................................... 61
IV.1.2. Công tác chuyển tải trong vận hành lưới điện:................................................ 62
IV.2. Quy mô thực hiện:.................................................................................................. 63
IV.2.1. Cơ sở lý thuyết, phương pháp tính: ................................................................. 63
IV.2.2. Xác định cấu hình lưới điện phân phối ........................................................... 64
IV.2.3. Định nghĩa phần tử phụ tải .............................................................................. 64
IV.3. Kết quả thực hiện TOPO trên PSS/ADEPT: .......................................................... 68
V. Tính toán độ tin cậy lưới điện .................................................................... 70
V.1. Đối tượng tính toán:................................................................................................. 70
V.1.1. Giới thiệu .......................................................................................................... 70
V.1.2. Xử lý số liệu đầu vào ........................................................................................ 70
V.2. Kết quả tính toán...................................................................................................... 74
VI. Tính toán xác định vị trí bù tối ưu – Capo................................................ 74
VI.1. Đối tượng tính toán: ............................................................................................... 74
VI.2. Tính toán bù tối ưu lưới điện Điện lực Cần Gìơ : .................................................. 75
VI.2.1. Quy mô và thực hiện ....................................................................................... 75
VI.2.2. Kết quả tính toán: ............................................................................................ 75
VI.3. Tính toán bù công suất kháng cho lưới điện phân phối Điện lực Tân Bình:.......... 77
VI.3.1. Quy mô thực hiện ............................................................................................ 77

2
VI.3.2. Kết quả bù trên phần mềm PSS/ADEPT......................................................... 79
VI.3.3. Tổng hợp kết quả bù........................................................................................ 86
CHƯƠNG 4: XỬ LÝ SỐ LIỆU...................................................................... 89
I. Các phương pháp thu thập số liệu................................................................ 90
II. Các phương pháp xử lý số liệu ................................................................... 90
II.1.1. Phương án công suất tiêu thụ trung bình .......................................................... 90
II.1.2. Phương án công suất tiêu thụ trung bình bổ sung............................................. 91
II.1.3. Phương án xây dựng đồ thị phụ tải từ đồ thị phụ tải hạ thế chuẩn ................... 93
II.2. Phương án sử dụng .................................................................................................. 94
III. Nhu cầu chuyển đổi dữ liệu....................................................................... 95
IV. Tìm hiểu về CSDL của PSS/ADEPT........................................................ 96
IV.1. Giao tiếp của phần mềm:........................................................................................ 96
IV.2. Kết xuất của phần mềm:......................................................................................... 98
V. Chương trình chuyển đổi và tính toán các thông số đầu vào cho
PSS/ADEPT. ................................................................................................... 99
V.1. Thu thập dữ liệu:...................................................................................................... 99
V.2. Chương trình ứng dụng: .......................................................................................... 99
VI. Chuyển đổi các lọai định dạng dữ liệu.................................................... 100
VI.1. Nhập liệu theo bảng tính Excell: .......................................................................... 100
VI.2. Sử dụng chương trình chuyển bảng tính Excel sang dữ liệu dạng .dat: ............... 101
VI.3. Sử dụng chương trình PSS/ADEPT chạy file .dat: .............................................. 101
VI.4. Chỉnh sửa dữ liệu bằng Hot Embeded Systems 2.0: ............................................ 102
CHƯƠNG 5: BỔ SUNG THÔNG SỐ DÂY DẪN VÀO TỪ ĐIỂN DÂY
DẪN. ............................................................................................................. 104
I. Các định nghĩa sử dụng trong module ....................................................... 105
II. Giao diện chương trình............................................................................. 107
II.1. Thanh công cụ của chương trình............................................................................ 107
II.2. Thiết lập các tham số của chương trình ................................................................. 107
III. Các thao tác vẽ và tính toán cơ bản......................................................... 111
IV. Khả năng kiểm tra lỗi tự động ................................................................ 115
CHƯƠNG 6: BIỂU DIỄN, PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHÂN
TÍCH HỖ TRỢ RA QUYẾT ĐỊNH.............................................................. 117
I. Biểu diễn .................................................................................................... 118
I.1. Xem các chiều phân bố công suất ........................................................................... 118
I.2. Chọn màu sắc hiển thị kết quả tính toán ................................................................. 121
II. Phân tích ................................................................................................... 122
II.1. Phân tích trên các sơ đồ tính toán .......................................................................... 122
II.2. Phân tích trên các đồ thị......................................................................................... 124
III. Đánh giá .................................................................................................. 125
IV. Tính toán lưới điện quy mô lớn, nhiều cấp điện áp ................................ 135
IV.1. Điều chỉnh toạ độ ................................................................................................. 135
IV.2. Tính toán Tính công suất nguồn, tổng trở máy biến thế ...................................... 137
CHƯƠNG 7: ĐÚC KẾT KINH NGHIỆM ÁP DỤNG TẠI MỘT SỐ LƯỚI
ĐIỆN CỦA CÁC ĐIỆN LỰC KHU VỰC ................................................... 139
I. Tổng kết áp dụng ....................................................................................... 140
I.1. Chức năng tính toán ................................................................................................ 140
I.2. Thu thập và xử lý số liệu đầu vào. .......................................................................... 140

3
II. Các kiến nghị ............................................................................................ 141
II.1. Về số liệu đầu vào.................................................................................................. 141
II.2. Về phần mềm: ........................................................................................................ 143
TÀI LIỆU THAM KHẢO:............................................................................ 145

4
CHƯƠNG 1:
DỮ LIỆU
CHUẨN BỊ
CHƯƠNG 1:
DỮ LIỆU CHUẨN BỊ

Qúa trình thu thập dữ liệu và xây dựng lưới điện cần tính toán vào phần mềm
PSS/ADEPT mất rất nhiều thời gian và công sức. Khi đã xây dựng xong dữ liệu lưới
điện cần tính toán việc thực hiện các chức năng phân tích của phần mềm rất nhanh
chóng và đơn giản.
Số liệu đầu vào trong các phần mềm tính toán kỹ thuật điện thường là P và Q.
Phần mềm PSS/ADEPT, cũng không mằm ngoài ngoại lệ đó. Để có được các giá trị
này, chúng ta sẽ sử dụng các phương pháp thu thập dữ liệu thông dụng nhất ứng
với hiện trạng thu thập và quản lý số liệu hiện hữu tại các Điện lực khu vực. Các số
liệu thu thập, sau đó được xử lý để tính toán P và Q cho từng nút sau đó theo 2 thời
điểm là cao điểm và thấp điểm của các phụ tải, sau đó nhập vào phần mềm
PSS/ADEPT để tính các bài toán yêu cầu.
Thu thập bản vẽ sơ đồ lưới điện cần mô phỏng. Sau đó dùng các công thức do
nhóm nghiên cứu ứng dụng tự xây dựng để thể hiện các bản vẽ sơ đồ lưới điện cần
mô phỏng trên phần mềm PSS/ADEPT.
Chúng ta cần tạo ra các tập tin có sơ đồ lưới điện có phần mở rộng là *.dat.
Việc này, nhằm khai thác tính sử dụng lại được của các tập tin này xuyên suốt các
phân hệ của PSS/ADEPT, cũng như xa hơn nữa là các phần mềm của hãng Power
Technologies. Các tập này dễ dàng chuyển đổi sang các dạng khác (kể cả *.adp,…)
rất tiện lợi trong quá trình sử dụng PSS/ADEPT.
Chương này trình bày việc chuẩn bị các dữ liệu cần thiết để bắt đầu áp dụng
phần mềm.

6
I. Yêu cầu về dữ liệu tính toán
Các học viên chỉ cần mang theo sơ đồ vận hành và số liệu có từ thực tế công
tác của đơn vị để tham dự khoá đào tạo mà không cần chuẩn bị trước số liệu theo
biểu mẫu qui định trước của phần mềm PSS/ADEPT 5.0.
Tất cả số liệu có sẵn tại đơn vị chỉ cần thu thập đủ (theo yêu cầu cụ thể dưới
đây), các giảng viên sẽ hướng dẫn cách xử lý và nhập vào phần mềm PSS/ADEPT
5.0. Điều này chứng tỏ khả năng dễ triển khai áp dụng rộng rãi và nhanh chóng của
phần mềm PSS/ADEPT 5.0 phù hợp với cách thu thập dữ liệu thực tế của đơn vị áp
dụng
Dữ liệu lưới điện tính toán chuẩn bị trước gồm 2 loại: Sơ đồ (bản vẽ) và các số
liệu. Các loại dữ liệu này có thể là dạng in ra giấy hay lưu trên đĩa vi tính.
Số liệu này thống nhất chung là được thu thập trong 3 tháng gần nhất.

I.1. Dữ liệu tổng quát


Trong suốt thời gian đào tạo, để phục vụ tính toán, phân tích lưới điện và để
phục vụ cho bài tập thi kết thúc khoá học, các đơn vị và học viên tham dự chuẩn bị
dữ liệu như sau

I.1.1. Sơ đồ lưới điện phân phối.


-Các sơ đồ Vận hành lưới điện được vẽ và cập nhật thường xuyên phù hợp với
thực tế của các tuyến dây trung thế (phải có): Sơ đồ nguyên lý 1 sợi, sơ đồ vận
hành, các phương thức vận hành,…
- 01 (một) sơ đồ lưới điện hạ thế (từ trạm →trụ hạ thế→dây mắc điện→nhà
khách hàng) và số liệu kinh doanh, kỹ thuật kèm theo.
- Các sơ đồ Địa dư lưới điện được xây dựng trên nền tảng hệ thống thông tin
địa lý GIS (Geographic Information System) với dữ liệu thường được thiết kế bằng
các phần mềm như Mapinfo, Arcview, v.v… (nếu có)

I.1.2. Số liệu :
Gồm số liệu quản lý kỹ thuật và kinh doanh của các tuyến dây nổi và cáp
ngầm trung thế và 1 trạm hạ thế mẫu, cụ thể là:
- Thông số quản lý kỹ thuật của đường dây và thiết bị như: Tiết diện, khoảng
cách chiều dài, thông số dây dẫn, máy biến áp, thiết bị bảo vệ đóng cắt, tụ bù, máy
điều áp,…
- Thông số vận hành, đo đạc định kỳ của đơn vị: Các thông số vận hành dòng,
áp, cos φ, công suất,…

7
- Thông số kinh doanh: Điện năng tiêu thụ của từng phụ tải, số khách hàng của
1 trạm hạ thế.
- Thông số chỉnh định bảo vệ của các thiết bị bảo vệ trên địa bàn quản lý, bao
gồm cả thông số bảo vệ phía trung thế của các trạm trung gian 110/22-15 Kv.
Để các đơn vị và học viên nắm được các yêu cầu về dữ liệu cần chuẩn bị
trước, chúng tôi liệt kê cụ thể dưới đây các hộp thoại và các giá trị thuộc tính yêu
cầu của từng phần tử lưới điện được mô hình hoá trong mô hình. Vì hiện nay, các
đơn vị chưa được trang bị phần mềm PSS/ADEPT 5.0, do vậy việc xem trước các
hộp thoại này chỉ dùng tham khảo tìm hiểu trước về các giá trị nhập vào chương
trình. Chi tiết cách nhập dữ liệu sẽ được hướng dẫn chi tiết trong khoá đào tạo.

I.2. Dữ liệu các phần tử lưới điện


Phần mềm PSS/ADEPT 5.0 cung cấp đầy đủ các công cụ giúp người sử dụng
mô phỏng lưới điện cần tính toán. Xem thanh công cụ diagram dưới đây, ta thấy các
phần tử lưới điện được mô hình hoá gồm:
1. Nút Source.
2. Nút tải: Gồm tải tĩnh và tải MWh
3. Line
4. Switch
5. Máy biến áp
6. Động cơ điện: Gồm đồng bộ, không đồng bộ
7. Thiết bị bảo vệ: Relay, Recloser, Fuse,…
8. Sóng hài.
9. Thông số đầu vào cho bài toán độ tin cậy.

8
Hình 1 Thanh công cụ tạo sơ đồ tính toán

I.2.1. Số liệu cần chuẩn bị nhập vào nút Source:


Các giá trị điện trở, điện kháng thứ tự thuận, nghịch, zero,…

Hình 2 Hộp thoại thuộc tính nút Source và mô hình nút nguồn trên sơ đồ

I.2.2. Số liệu cần chuẩn bị nhập vào nút tải:


Gồm tải tĩnh và tải MWh.

Hình 3 Hộp thoại thuộc tính nút tải và mô hình nút tải trên sơ đồ

9
- Tính chất phụ tải.
- Gía trị P, Q của phụ tải

Hình 4 Hộp thoại thuộc tính nút tải điện năng và mô hình trên sơ đồ
- Điện năng tiêu thụ trong 1 tháng.
- Số khách hàng.
- Hệ số công suất.
- Công suất tiêu thụ

I.2.3. Số liệu cần chuẩn bị nhập vào thiết bị đóng cắt:


Tên vị trí đặt, dòng định mức,…

Hình 5 Hộp thoại thuộc tính thiết bị đóng cắt và mô hình thiết bị đóng cắt trên sơ đồ

10
I.2.4. Số liệu cần chuẩn bị nhập vào nút:
Tên vị trí đặt, điện áp định mức,…

Hình 6 Hộp thoại thuộc tính nút tải và mô hình nút tải trên sơ đồ

I.2.5. Số liệu cần chuẩn bị nhập vào đoạn dây:


Tên đoạn, số pha, chiều dài, dòng định mức, loại dây, thông số đường dây,…

Hình 7 Hộp thoại thuộc tính nút tải và mô hình nút tải trên sơ đồ

I.2.6. Số liệu cần chuẩn bị nhập vào thiết bị bù:


Tên vị trí đặt, dung lượng, kiểu đấu dây, cố định, ứng động,…

11
Hình 8 Hộp thoại thuộc tính tụ bù và mô hình tụ bù trên sơ đồ

I.2.7. Số liệu cần chuẩn bị nhập vào thiết bị bảo vệ:


Tên vị trí đặt, dòng định mức, loại, đặc tuyến…

Hình 9 Hộp thoại thuộc tính chọn đặc tuyến TC thiết bị bảo vệ và mô hình thiết bị
bảo vệ trên sơ đồ

I.2.8. Số liệu cần chuẩn bị nhập vào máy biến áp:


Tên vị trí đặt, thông số máy biến áp,…

12
Hình 10 Hộp thoại thuộc tính máy biến áp và mô hình máy biến áp trên sơ đồ

I.2.9. Số liệu cần chuẩn bị nhập vào thiết bị sóng hài:


Tên vị trí đặt, các giá trị đo đạt,…

Hình 11 Hộp thoại thuộc tính thiết bị sóng hài và mô hình thiết bị sóng hài trên sơ đồ

I.2.10. Số liệu cần chuẩn bị nhập vào máy điện:


Tên vị trí đặt, thông số máy điện,…

13
Hình 12 Hộp thoại thuộc tính máy điện và mô hình máy điện trên sơ đồ

I.3. Dữ liệu phục vụ các bài toán phân tích


Các sơ đồ vận hành và các số liệu được thu thập trong 3 tháng gần nhất.
Phần mềm PSS/ADEPT 5.0 thực hiện các bài toán phân tích:
Load Flow Culculation: Tính toán phân bố công suất khi ở trạng thái ổn định
Fault: Thực hiện việc tính toán ngắn mạch, Fault all: Tính toán ngắn mạch tại
tất cả các nút trong lưới điện
Motor Starting Culculation: Tính toán bài toán khởi động động cơ
CAPO Analysis: Tính toán bài toán đặt tụ bù tối ưu
TOPO Analysis: Tính toán điểm dừng tối ưu
DRA Analysis: Tính toán độ tin cậy lưới điện
Harmonics Culculation: Phân tích, tính toán sóng hài
Coordination: Tính toán phối hợp các thiết bị bảo vệ

I.3.1. Load Flow Culculation: Tính toán phân bố công suất khi ở trạng
thái ổn định, Fault: thực hiện việc tính toán ngắn mạch, Fault all:
Tính toán ngắn mạch tại tất cả các nút trong lưới điện
Để chuẩn bị số liệu cho bài toán tính toán phối hợp các thiết bị bảo vệ lưới
điện, ta cần chuẩn bị các thông số như sau:
- Các số liệu quản lý kỹ thuật đường dây, kỹ thuật trên địa bàn quản lý như:
Tiết diện, khoảng cách chiều dài, thông số dây dẫn, máy biến áp, thiết bị bảo vệ
đóng cắt, tụ bù, máy điều áp,…

14
- Các giá trị vận hành của phát tuyến, phụ tải của tuyến dây như: Dòng, áp,
công suất P, Q, hệ số công suất,…
- Thông số kinh doanh: Điện năng tiêu thụ của từng phụ tải, số khách hàng của
1 trạm hạ thế.
- Các giá trị điện năng tiêu thụ của các phát tuyến trung thế, các phụ tải trong
phát tuyến.
- Các giá trị điện trở, điện kháng thứ tự thuận, nghịch, zero tại thanh cái trung
thế.

I.3.2. Motor Starting Culculation: Tính toán bài toán khởi động động cơ
Để chuẩn bị số liệu cho bài toán tính toán bài toán khởi động động cơ trong
lưới điện, ta cần chuẩn bị các thông số như sau:
- Thông số kỹ thuật thiết bị.
- Thông số vận hành.

I.3.3. CAPO Analysis: Tính toán bài toán đặt tụ bù tối ưu


Để chuẩn bị số liệu cho bài toán tính toán bài toán đặt tụ bù tối ưu trên lưới
điện, ta cần chuẩn bị các thông số như sau:
- Các bộ tụ bù cố định hiện hữu.
- Các bộ tụ bù ứng động hiện hữu.

I.3.4. TOPO Analysis: Tính toán điểm dừng tối ưu


Để chuẩn bị số liệu cho bài toán tính toán phối hợp các thiết bị bảo vệ lưới
điện, ta cần chuẩn bị các thông số như sau:
- Thông số vận hành các phát truyến trung thế trên địa bàn.
- Các vị trí đặt thiết bị đ1ong cắt.

I.3.5. Harmonics Culculation: Phân tích, tính toán sóng hài


Để chuẩn bị số liệu cho bài toán tính toán phối hợp các thiết bị bảo vệ lưới
điện, ta cần chuẩn bị các thông số như sau:
- Các giá trị đo sóng hài THD.

I.3.6. Coordination: Tính toán phối hợp các thiết bị bảo vệ


Để chuẩn bị số liệu cho bài toán tính toán phối hợp các thiết bị bảo vệ lưới
điện, ta cần chuẩn bị các thông số như sau:
- Các giá trị chỉnh định của relay, recloser, trên lưới.

15
- Các giá trị đặt của cầu chì (FCO, LBFCO).

I.3.7. DRA Analysis: Tính toán độ tin cậy lưới điện


Để chuẩn bị số liệu cho bài toán tính toán độ tin cậy lưới điện, ta cần chuẩn bị
các thông số thống kê vận hành của từng tuyến dây trung thế như sau:
- Cường độ sự cố.
- Cố lượng khách hàng tại nút thứ i.
- Thời gian cắt điện hàng năm.
- Số lượng khách hàng bị mất điện.
- Số lượng khách hàng bị ảnh hưởng mất điện.
Một số khái niệm trong bài toán tính toán độ tin cậy lưới điện

I.3.7.1. Sự cố hỏng hóc:


Sự cố hỏng hóc là trạng thái của một phần tử hệ thống mà nó không hoạt
động như mong muốn. Kết quả là phải cắt phần tử đó ra khỏi hệ thống. Tuy nhiên
không phải mọi hỏng hóc đều đưa đến cắt điện .

I.3.7.2. Cắt thiết bị :


Mô tả trạng thái của thiết bị khi nó không được hoạt động vì một số các lý do
liên quan đến thiết bị đó.
• Cắt cưỡng bức : Là hậu quả do các điều kiện khẩn cấp liên quan đến thiết bị
cần phải cắt tức thời, hoặc tự đông như thiết bị bảo vệ rơle, hoặc thao tác đóáng
cắt,hoặc do tác động sai của thiết bị bảo vệ hay người vận hành thao tác sai.
• Cắt theo lịch : Thiết bị đưa ra khỏi vận hành theo thời gian định trước, thông
thường khi có bảo trì, sửa chữa hoặc xây dựng.
• Cắt cưỡng bức ngắn hạn: Do các sự cố thoáng qua gây ra, các thiết bị có thể
được đưa vào vận hành trở lại tự động khi các máy cắt, máy cắt tự đóng lại, hoặc
khi thay thế cầu chì.
• Cắt cưỡng bức do vận hành : Do các sự cố không thể tự giải trừ được cần
phải sửa chữa thiết bị trước khi đưa vào vận hành. Ví dụ: khi xảy ra phóng điện làm
chọc thủng cách điện , vì vậy cần sửa chữa hay thay thế trước khi đưa vào vận hành.

I.3.7.3. Ngừng cung cấp điện :


Mất điện một hay nhiều khách hàng. Nguyên nhân là do một hay nhiều thiết
bị cắt khỏi vận hành.
• Mất điện định kỳ : Mất điện gây ra do cắt theo lịch.

16
• Mất điện cưỡng bức: Gây ra do cắt cưỡng bức.
• Thời gian mất điện : Khoảng thời gian từ lúc bắt đầu cắt điện khách hàng cho
đến khi phục hồi lại cho khách hàng đó.
¾ Mất điện thoáng qua: Mất điện có thời gian nhỏ, thiết bị được đưa vào
vận hành trở lại, do bộ phận giám sát điều khiển tự động hay bằng tay
bởi người vận hành có thể thao tác tức thời.
¾ Mất điện duy trì : Là các trường hợp còn lại không thuộc loại mất điện
thoáng qua.

II. Các bảng dữ liệu trong phần mềm PSS/ADEPT:


Các giá trị thuộc tính (thông số) các phần tử của mô hình lưới điện mô phỏng
trong phần mềm PSS/ADEPT lưu trữ tại các bảng dữ liệu của mô hình.
Ta co thể mở các bảng dữ liệu của mô hình bằng thao tác: Vào menu
Edit\Grid, sau đó xuất hiện giao diện sau:

Hình 13 Bảng dữ liệu về nút nguồn của mô hình

17
Hình 14 Bảng dữ liệu về nút nguồn của mô hình

Hình 15 Bảng dữ liệu về phụ tải của mô hình

18
Hình 16 Bảng dữ liệu về đoạn dây của mô hình

Hình 17 Bảng dữ liệu về thiết bị đóng cắt của mô hình

19
Hình 18 Bảng dữ liệu về tụ bù của mô hình
Kiểu dữ liệu của các phần tử trong mô hình các bạn có thể tham khảo trong
Phần 2, phụ lực 3.
Bảng dữ liệu về phụ tải của mô hình được chuyển sang excel nhờ chương
trình hỗ trợ để xử lý các giá trị P, Q của từng nút trong excel. Sau đó sẽ được
chuyển ngược vào phần mềm PSS/ADEPT 5.0 để xử lý nhanh chóng phần phập các
giá trị phụ tải cho mô hình. Các chương trình hỗ này sẽ được giới thiệu và chuyển
giao cho các học viên tham dự khoá đào tạo.

20
Hình 19 Bảng dữ liệu về phụ tải của mô hình được chuyển sang excel

Hết chương !

21
CHƯƠNG 2:
CÁC BƯỚC
THỰC HIỆN
CHƯƠNG 2:
CÁC BƯỚC THỰC HIỆN

Chúng tôi chú trọng chính vào 4 mục tiêu áp dụng triển khai PSS/ADEPT như
sau:

Thiết lập thông số mạng lưới


Program, network settings

Tạo sơ đồ
Creating diagrams

Chạy 8 bài toán phân tích


Power System Analysis

BÁO CÁO
Reports, diagrams

Hình 20 Chu trình triển khai phần mềm PSS/ADEPT theo Bốn bước căn

4 mục tiêu này chính là 4 bước căn bản thực hiện áp dụng phần mềm
PSS/ADEPT. Nắm vững 4 bước này, học viên có thể áp dụng ngay phần mềm để
tính toán và 4 bước này được trình bày chi tiết dưới đây.

23
I. Chu trình triển khai
Chu trình triển khai PSS/ADEPT gồm 4 bước như sau:

Thiết lập thông số mạng lưới


Program, network settings

Tạo sơ đồ
Creating diagrams

Chạy 8 bài toán phân tích


Power System Analysis

BÁO CÁO
Reports, diagrams

Hình 21 Chu trình triển khai phần mềm PSS/ADEPT

II. Bước 1: Thiết lập thông số mạng lưới


Trong bước này, ta thực hiện các khai báo các thông số lưới điện cần tính toán
để mô phỏng trong PSS/ADEPT gồm các nội dung:
¾ Xác định thư viện dây dẫn.
¾ Xác định thông số thuộc tính của lưới điện.
¾ Xác định hằng số kinh tế của lưới điện.

II.1. Xác định thư viện dây dẫn:


Bước này, nhằm khai báo cho phần mềm PSS/ADEPT biết thư viện thông số
các tuyến dây của lưới điện áp dụng.
Cách thao tác: Vào meu File\ Program Settings (hộp thoại Program
Settings).

24
Hình 22 Thiết lập thông số mạng lưới
Chọn nút lệnh mục Construction dictionnary để chọn thư viện dây.
Chọn file pti.con
Chọn OK.

II.2. Xác định thông số thuộc tính của lưới điện:


Bước này, nhằm khai báo cho phần mềm PSS/ADEPT thiết lập ngay từ đầu
các thuộc tính của lưới điện như: Điện áp qui ước là điện áp pha hay điện áp dây và
trị số, tần số, công suất biểu kiến cơ bản……
Sau đây ta mở tập tin lưới điện trung thế 1 Điện lực theo hình sau:

Hình 23 Hộp thoại network properties

25
Cách thao tác: Vào meu File\ Network Properties (hộp thoại Network
Properties).

II.3. Xác định hằng số kinh tế của lưới điện:


Bước này, nhằm khai báo cho phần mềm PSS/ADEPT thiết lập các giá trị
hằng số kinh tế ngay từ đầu của lưới điện như: Giá điện năng tiêu thụ (/kWH); Giá
điện năng phản kháng tiêu thụ (/kvarh); Giá công suất thực lắp đặt(/kW); Giá công
suất phản kháng lắp đặt(/kvar); Tỷ số trượt giá (pu/year); Tỷ số lạm phát (pu/year);
Thời gian tính toán (years); Giá lắp đặt cho tụ bù cố định và ứng động; Tỷ giá bảo
trì tụ bù cố định và ứng động. Trong luận văn em sử dụng các giá trị này theo mặc
định của phần mềm PSS/ADEPT cho lưới điện trung thế Điện lực Tân Bình theo
hình sau:

Hình 24 Hộp thoại network Economics)


Cách thao tác: Vào meu File\ Network Economics (hộp thoại Economics).

III. Bước 2: Tạo sơ đồ:


Vẽ sơ đồ lưới điện cần tính toán vào chương trình PSS/ADEPT.
Cập nhật số liệu đầu vào cho sơ đồ lưới điện: Từ số liệu quản lý kỹ thuật của
Điện lực chúng ta lần lượt nhập vào các giá trị thuộc tính của các phần tử như sau:

26
III.1. Nguồn – Source:

Hình 25 Thiết lập thông số nguồn

III.2. Tải – Static Load :

Hình 26 Thiết lập thông số tải

27
III.3. Dây dẫn – Line :

Hình 27 Thiết lập thông dây dẫn

III.4. Nút – Node :

Hình 28 Thiết lập thông số nút

28
III.5. Tụ bù-Capacitor:

Hình 29 Thiết lập thông số tụ bù

III.6. Thiết bị đóng cắt_Swichs:

Hình 30 Thiết lập thông số thiết bị đóng cắt

29
IV. Bước 3: Chạy các chức năng tính toán
Có 8 phân hệ tính toán trong phần mềm PSS/ADEPT 5.0. Trước khi thực hiện
giải các bài toán ta cần thiết lập các tuỳ chọn bằng cách mở hộp thoại option như
hình dưới đây.

Hình 31 Hộp thoại option-Thẻ general: Các chọn lựa tổng quát cho các bài toán phân
tích

30
Hình 32 Hộp thoại option-Thẻ load flow: Các chọn lựa cho các bài toán phân bố công
suất

Hình 33 Hộp thoại option-Thẻ short circuit: Các chọn lựa tổng quát cho các bài toán
phân tích ngắn mạch

31
Hình 34 Hộp thoại option-Thẻ motor starting: Các chọn lựa cho các bài toán phân
tích khởi động động cơ

Hình 35 Hộp thoại option-Thẻ reports: Các chọn lựa cho phần lập báo cáo

32
Hình 36 Hộp thoại option-Thẻ CAPO: Các chọn lựa cho các bài toán xác định vị trí
bù tối ưu

Hình 37 Hộp thoại option-Thẻ DRA: Các chọn lựa cho các bài toán phân tích độ tin
cậy

33
Hình 38 Hộp thoại option-Thẻ TOPO: Các chọn lựa cho các bài toán xác định điểm
dừng tối ưu

Hình 39 Hộp thoại option-Thẻ hamonics: Các chọn lựa cho các bài toán phân tích
sóng hài
Trình bày ý nghĩa các thông số xin xem trong phần 6 thuật ngữ Anh-Việt đối
chiếu qua các slide bài giảng.

34
V. Bước 4: Báo cáo
Sau khi chạy xong một trong các chức năng tính toán trên, bạn có thể xem kết
quả tính toán phân tích của phần mềm tại 3 vị trí như sau:
¾ Xem hiển thị kết quả phân tích ngay trên sơ đồ
¾ Xem kết quả tính toán trên của số progress view
¾ Xem kết quả tính toán chi tiết từ phần report của phần mềm
PSS/ADEPT

V.1. Xem hiển thị kết quả phân tích ngay trên sơ đồ
Trong phần mềm PSS/ADEPT ta có thể xem ngay các kết quả tính toán tại vị
trí các nút, tải, …

Hình 40 Xem hiển thị kết quả phân tích ngay trên sơ đồ

V.2. Xem kết quả tính toán trên của số progress view
Với của sổ progress view ta cũng có thể xem được các kết quả tính toán.

35
Hình 41 Xem kết quả tính toán trên của số progress view

V.3. Xem kết quả tính toán chi tiết từ phần report của phần mềm
PSS/ADEPT
Xem kết quả tính toán chi tiết từ phần report của phần mềm PSS/ADEPT

Hình 42 Hộp thoại option-Thẻ general: Các chọn lựa tổng quát cho các bài toán phân
tích
Hiển thị các kết quả report sau khi phân tính và tính toán một bài toán cụ thể,
từ đây ta có thể in ấn các kết quả này một cách dễ dàng thông qua File\Print.

36
Hình 43 Cửa sổ Report Preview
Trên cửa sổ Report Preview có hẳn một menu riêng của nó.

VI. Kết quả xây dựng lưới điện


VI.1. Số lượng các tuyến dây trung thế
Từ dữ liệu thực tế đã có, qua 4 bước thực hiện ta xây dựng được mô hình lưới
điện cần tính toán.
Dưới đây trình bày toàn bộ các tuyến dây trung thế cung cấp cho địa bàn Quận
Tân Bình đã được thực hiện xây dựng dữ liệu trên phần mềm PSS/ADEPT bao
gồm:
™ Bảy Hiền
™ Hóc Môn
™ Thường Kiệt
™ Long Quân
™ TSF
™ Bàu Cát

37
™ Thăng Long

VI.2. Dữ liệu trên phần mềm PSS/ADEPT


VI.2.1. Tuyến dây trung thế Bàu Cát
™ Sơ đồ đơn tuyến từ AutoCAD

™ Sơ đồ và dữ liệu mô phỏng trên phần mềm PSS/ADEPT

38
Hình 44a), b) Sơ đồ thực tế và sơ đồ mô phỏng trên phần mềm PSS/ADEPT tuyến
dây Bàu Cát

VI.2.2. Tuyến dây trung thế Thăng Long


™ Sơ đồ đơn tuyến từ AutoCAD

™ Sơ đồ và dữ liệu mô phỏng trên phần mềm PSS/ADEPT

Hình 45a), b) Sơ đồ thực tế và sơ đồ mô phỏng trên phần mềm PSS/ADEPT tuyến


dây Thăng Long

VI.2.3. Tuyến dây trung thế Bảy Hiền


™ Sơ đồ và dữ liệu mô phỏng trên phần mềm PSS/ADEPT

39
Hình 46 Sơ đồ mô phỏng trên phần mềm PSS/ADEPT tuyến dây Bảy hiền

VI.2.4. Tuyến dây trung thế Hóc Môn


™ Sơ đồ và dữ liệu mô phỏng trên phần mềm PSS/ADEPT

Hình 47 Sơ đồ mô phỏng trên phần mềm PSS/ADEPT tuyến dây Hóc Môn

VI.2.5. Tuyến dây trung thế Thường Kiệt


™ Sơ đồ và dữ liệu mô phỏng trên phần mềm PSS/ADEPT

40
Hình 48 Sơ đồ mô phỏng trên phần mềm PSS/ADEPT tuyến dây Thường Kiệt

VI.2.6. Tuyến dây trung thế Long Quân


™ Sơ đồ và dữ liệu mô phỏng trên phần mềm PSS/ADEPT

Hình 49 Sơ đồ mô phỏng trên phần mềm PSS/ADEPT tuyến dây Long Quân

VI.2.7. Tuyến dây trung thế TSF


™ Sơ đồ và dữ liệu mô phỏng trên phần mềm PSS/ADEPT

41
Hình 50 Sơ đồ mô phỏng trên phần mềm PSS/ADEPT tuyến dây TSF

Và còn rất nhiều mô hình lưới điện của các Điện lực khác có sẵn trên CD-
ROM, các bạn tham khảo thêm.

Dữ liệu mẫu có sẵn trên CD-ROM/DATA

Hết chương !

42
CHƯƠNG 3:
MỘT SỐ KẾT QUẢ
ÁP DỤNG

Ha Xuan Truong
Phone : 0907671078
Email : TruongHaXuan@gmail.com
CHƯƠNG 3:
MỘT SỐ KẾT QUẢ ÁP DỤNG
Qua 2 bước chúng ta đã xây dựng xong mô hình lưới điện cần tính toán..
Chương này trình bày kết quả tính toán áp dụng các bài toán phân tích cho 1 tuyến
dây trung thế, nhiều tuyến dây trung thế và cả địa bàn do Điện lực khu vực quản lý.
Hy vọng các kết quả áp dụng này sẽ giúp các học viên thuộc các đơn vị nhanh
chóng nắm bắt các phương pháp giải bài toán phân tích thông dụng.
Các bài toán phân tích như: phân bố công suất và tính ra tỷ lệ tổn thất, tính
ngắn mạch, bài toán tính dung lượng bù,… Các bài toán này rất quan trọng trong
quá trình quản lý, vận hành lưới điện bởi những lợi ích ưu thế của nó mang lại:
Nâng cao khả năng tải của dây dẫn, giảm công suất nguồn, giảm được tổn thất điện
năng lưới điện,…. .
Với đặc điểm của lưới điện trung thế Điện lực khu vực Công ty Điện lực 2
trãi rộng trên địa bàn lớn với chiều dài mỗi phát tuyến trung bình lớn (hơn 10km).
Do vậy, sẽ giúp các đơn vị xác định tổn thất cuối đường dây, nhu cầu công suất
kháng cao và cải thiện điện áp cho lưới,…cũng như nhiều vấn đề ích lợi khác.
Có thể đánh giá rằng, việc áp dụng phần mềm này, đã mang lại hiệu quả thiết
thực cho các đơn vị đã áp dụng. Đặc biệt việc áp dụng bài toán tính dung lượng bù
đã giúp các Điện lực khu vực xác định nhu cầu công suất kháng cho toàn lưới, kiểm
tra các vị trí bù hiện hữu và phục vụ công rà soát đánh giá tổng thể bài toán bù
theo đặc thù riêng của lưới điện Điện lực.
Tất cả mô hình lưới điện tính toán đều có sẵn trong CD-ROM phát trong buổi
học

Dữ liệu mẫu có sẵn trên CD-ROM/DATA

Sau đây là các kết quả tính toán

44
I. Tính toán phân bố công suất
I.1. Đối tượng tính toán:
I.1.1. Giới thiệu
Đối tượng áp dụng để tính toán bài toán phân bố công suất và sau đó là tổn
thất điện năng lưới điện phân phối Điện lực Tân Bình. Phần giới thiệu lưới điện
phân phối Điện lực Tân Bình không trình bày ra đây. Các bạn có thể tham khảo từ
các bạn đồng nghiệp Điện lực Tân Bình-Công ty Điện lực TP. HCM.

I.1.2. Khảo sát hiện trạng tổn thất điện năng

I.1.2.1. Tổn thất điện năng trên đường dây trung thế và máy biến
thế phân phối:
Tổn thất điện năng trên đường dây trung thế và máy biến thế phân phối được
tính toán cụ thể đối với 7 tuyến dây. Kết quả tính toán tổn thất điện năng các tuyến
trung thế nổi Điện lực Tân Bình như sau:
Sản lượng Tổn thất [kwh/tháng] Tỷứ lệ tổn
điện thất [%]
STT Tên tuyến dây [Kwh/tháng] Đường MBT Đường MBT
dây dây
1 Bảy Hiền 4,140,589.4 125,409.4 112,547.8 3.03 2.72
2 Hóc Môn 5,257,758.2 162,627.5 98,659.3 3.09 1.88
3 Thường Kiệt 5,074,861.6 144,565.9 97,383.9 2.85 1.92
4 Long Quân 3,576,484.5 94,627.7 80,672.1 2.65 2.26
5 TSF 3,964,914.8 98,318.9 72,734.7 2.48 1.83
6 Bàu Cát 3,014,484.5 87,627.7 73,672.1 2.15 2.16
7 Thăng Long 4,964,914.8 Ả98,012.9 92,734.7 2.98 2.53

Kết quả tính toán tổn thất điện năng trên đường dây trung thế và máy biến
thế phân phối của toàn lưới trung thế Điện lực Tân Bình năm 2004 như sau:
Tỉ lệ tổn thất trên đường dây trung thế là: 2,42 (%)
Tỉ lệ tổn thất trên máy biến thế phân phối là: 2,10 (%)

I.1.2.2. Tổn thất điện năng trong máy biến thế trung gian 15 KV:

Tổn thất điện năng trong máy biến thế trung gian được tính toán cụ thể cho từng
máy.
Kết quả tính toán tổn thất trong các máy biến thế trung gian KV năm 2004 trình bày
trong bảng sau:

STT Tên trạm ngắt - Công suất Tổn thất điện năng [ kwh/tháng]

45
máy biến thế 15KV [MVA] Không tải Có tải Tổng
1 Bà Quẹo 8856 23205 32061
2 Hoả Xa 9648 18291 27939
3 Trường Đua 2x4 25632 57330 82962
4 Tân Bình 1 2x4 4824 9145.5 13969.5
5 Chợ Lớn 2x4 9648 18291 27939
Tổng cộng 58608 126262.5 184870.5

Tỷ lệ tổn thất điện năng trong các máy biến thế trung gian 15 KV năm 2004:
ΔBA (%) = 184870.5 x12x100/ 7.700.000.000 = 0,023 %

I.1.2.3. Tổn thất điện năng trong tụ bù trung thế:

Bảng 7:

Số liệu Đơn vị tính Kết quả


1. Tổng dung lượng tụ bù trung thế KVAR 245,100
4. Tổn thất điện năng trong tụ bù trung thế Kwh 3.220.614
5. Tỷ lệ tổn thất điện năng trong tụ bù trung thế % 0.04

I.1.2.4. Kết quả


Tỷ lệ tổn thất trên lưới điện phân phối Điện lực Tân Bình năm 2004 như sau:
- Tổn thất trên luới điện hạ thế : 5,36 %
- Tổn thất trên lưới điện trung thế : 4.59%
+ Tổn thất trên máy biến thế phân phối : 2.10 %
+ Tổn thất trên máy biến thế trung gian : 0.03%
+ Tổn thất trên tụ bù trung thế : 0.04%
+ Tổn thất trên lưới trung thế : 2.42%
Tỷ lệ tổn thất trên toàn lưới phân phối Điện lực Tân Bình năm 2004 là: 9,97%
(Các số liệu tính toán tham khảo từ báo cáo của Điện lực Tân Bình .)

I.2. Quy mô thực hiện và kết quả tính toán từ phần mềm PSS/ADEPT:

Dữ liệu mẫu có sẵn trên CD-ROM/DATA

46
I.2.1. Số lượng các tuyến dây trung thế
Toàn bộ các tuyến dây trung thế cung cấp cho địa bàn Quận Tân Bình đã được
tính toán phân bố công suất để xác định tổn thất công suất và tổn thất điện áp trên
phần mềm PSS/ADEPT bao gồm:
™ Bảy Hiền
™ Hóc Môn
™ Thường Kiệt
™ Long Quân
™ TSF
™ Bàu Cát
™ Thăng Long

I.2.2. Dữ liệu trên phần mềm PSS/ADEPT


Tuyến dây trung thế Bàu Cát
™ Tính toán phan bố công suất trên phần mềm PSS/ADEPT

Hình 51 Tính toán tổn thất trên phần mềm PSS/ADEPT tuyến dây Bàu Cát

47
Tuyến dây trung thế Thăng Long
™ Tính toán phan bố công suất trên phần mềm PSS/ADEPT

Hình 52 Tính toán tổn thất trên phần mềm PSS/ADEPT tuyến dây Thăng Long
Tuyến dây trung thế Bảy Hiền
™ Tính toán phan bố công suất trên phần mềm PSS/ADEPT

Hình 53 Tính toán tổn thất trên phần mềm PSS/ADEPT tuyến dây Bảy Hiến

Tuyến dây trung thế Hóc Môn

48
™ Tính toán phan bố công suất trên phần mềm PSS/ADEPT

Hình 54 Tính toán tổn thất trên phần mềm PSS/ADEPT tuyến dây Hóc Môn
Tuyến dây trung thế Thường Kiệt
™ Tính toán phan bố công suất trên phần mềm PSS/ADEPT

Hình 55 Tính toán tổn thất trên phần mềm PSS/ADEPT tuyến dây Thường Kiệt
Tuyến dây trung thế Long Quân
™ Tính toán phan bố công suất trên phần mềm PSS/ADEPT

49
Hình 56 Tính toán tổn thất trên phần mềm PSS/ADEPT tuyến dây Long Quân
Tuyến dây trung thế TSF
™ Tính toán phan bố công suất trên phần mềm PSS/ADEPT

50
Hình 57 Tính toán tổn thất trên phần mềm PSS/ADEPT tuyến dây TSF

Tổng Tổn thất Công Tổn thất Điện áp Tỷ lệ tổn thất [%]
suất
STT Tên tuyến P Q ∆P ∆Q U ∆U P Q V
dây (KW) (KVAr)

1 Bảy Hiền 4,165.25 2,111.49 9.76 16.89 8,700.00 8,520.00 0.23 0.80 97.93
6,820.43 2,807.57 87.62 178.22 8,700.00 8,510.00 1.28 6.35 97.82
2 Hóc Môn
Thường 9,639.11 4,945.99 258.70 534.81 8,700.00 8,450.00 2.68 10.81 97.13
3 Kiệt
4 Long Quân 9,867.12 6,373.46 98.20 52.33 8,700.00 8,520.00 1.00 0.82 97.93

5 TSF 6,952.26 4,593.92 69.13 140.11 8,700.00 8,540.00 0.99 3.05 98.16

6 Bàu Cát 6,388.88 3,591.66 44.54 79.87 8,700.00 8,580.00 0.70 2.22 98.62

7 Thăng Long 11,780.43 5,338.98 326.64 680.63 8,700.00 8,540.00 2.77 12.75 98.16

Tổng hợp kết quả tính toán tổn thất công suất và điện áp trên phần
mềmPSS/ADEPT

Dữ liệu mẫu có sẵn trên CD-ROM/DATA

51
II. Tính toán ngắn mạch
II.1. Đối tượng tính toán:
Đối tượng áp dụng để tính toán bài toán ngắn mạch là lưới điện phân phối
Điện lực Gò Vấp. Phần giới thiệu lưới điện phân phối Điện lực Gò Vấp không trình
bày ra đây. Các bạn có thể tham khảo từ các bạn đồng nghiệp Điện lực Gò Vấp -
Công ty Điện lực TP. HCM.

II.2. Quy mô thực hiện và kết quả tính toán từ phần mềm PSS/ADEPT:
Sau đây minh hoạ giải bài toán phân tích ngắn mạch cho tuyến dây Tây Hội-Điện
lực Gò Vấp, các tuyến còn lại trình bày trong bài toán phối hợp bảo vệ.

Hình 58Tuyến dây Tây Hội-Điện lực Gò Vấp

52
Hình 59 Chọn hiển thị kết quả tính toán các kiểu ngắn mạch.

Hình 60 Xem kết quả tính ngắn mạch bằng report.

Dữ liệu mẫu có sẵn trên CD-ROM/DATA

53
III. Tính toán phối hợp bảo vệ
III.1. Đối tượng tính toán:
III.1.1. Giới thiệu đối tượng tính toán
Đối tượng áp dụng để tính toán bài toán phối hợp bảo vệ là lưới điện phân
phối Điện lực Gò Vấp. Phần giới thiệu lưới điện phân phối Điện lực Gò Vấp không
trình bày ra đây. Các bạn có thể tham khảo từ các bạn đồng nghiệp Điện lực Gò
Vấp -Công ty Điện lực TP. HCM.

III.1.2. Giới thiệu bài toán


3. MC phát tuyến - Ngắt Di Nguy

1. MC Tổng - Trạm Hỏa Xa

4. LBFCO – nhánh rẽ
2. MC tổng - Ngắt Di Nguy

Hình 61 Bài toán phối hợp bảo vệ


Yêu cầu bài toán phối hợp bảo vệ: Sử dụng sơ đồ thực của lưới điện, sử dụng
các số liệu dòng ngắn mạch theo tính toán của trung tâm điều độ, cài đặt thông số
rơle theo bản thông số TTĐĐTT.
Giới hạn bài toán:
Tính phối hợp bảo vệ cho phát tuyến Tây Hội, gồm các thiết bị bảo vệ như
trên hình vẽ. Đó là bài toán tính phối hợp bảo vệ giữa rơle máy cắt ( trạm trung gian
và trạm ngắt ), cũng như giữa LBFCO và rơle.
Tính phối hợp bảo vệ cho trường hợp ngắn mạch 3 pha 50/51 ( trường hợp
ngắn mạch 1 pha 50/51N kết qủa tương tự ).
Mục đích bài toán: Kiểm tra phối hợp bảo vệ khi có các sự cố ngăn mạch xảy
ra.

54
III.1.3. Xác định thông số nguồn
Thông số nguồn (U, Z) quyết định giá trị dòng ngắn mạch, đặt cơ sở cho bài
toán phối hợp bảo vệ.
Điện áp nguồn được xác định theo giá trị của thanh cái tại trạm trung gian
(U=15000V), đây là giá trị gần đúng.
Thông số thứ tự thuận được xác định theo dòng ngắn mạch 3 pha tại thanh cái
trạm trung gian (13583A) và thông số thứ tự không được xác định theo ngắn mạch
1 pha (18640A).
Thành phần thứ tự
thuận Giá trị ĐV
Inm 13583 A
U 15000 V

Znguồn =U/Inm 1.10 Omh

Scb 1000000 VA
Ucb 15000 V
Zcb=Ucb*Ucb/Scb 225 Omh

Z* = Znguồn/Zcb 0.0049 dvtd

Z*- pha=Z*/sqrt(3) 0.0028 dvtd

Hình 62 Xác định thông số nguồn


Kết qủa chạy ngắn mạch 3 pha so với dòng ngắn mạch do TTĐĐ thông tin
tính toán ( Bảng thông số chỉnh định rơle 50/51)

BẢNG SO SÁNH – DÒNG NGẮN MẠCH


Hạng mục PSS/ADEPT Giá trị theo TTĐĐTT
11133 12000
13817 13583

55
Hình 63 Kết quả tính ngắn mạch
Kết qủa chạy ngắn mạch 1 pha so với dòng ngắn mạch do TTĐĐ thông tin
tính toán ( Bảng thông số chỉ định rơle – 50/51 N)

BẢNG SO SÁNH – DÒNG NGẮN MẠCH


GIÁ TRỊ THEO
Hạng mục PSS/ADEPT TTĐĐTT
18720 18640
13679 11700

Hình 64 Kết quả tính ngắn mạch và so sánh

III.1.4. Hiệu chỉnh tham số rơle trong thư viện chương trình
Tham số rơle của PSS/ADEPT không giống với tham số rơle thực tế, ví dụ:
tầm cài đặt tham số TD ( time dial), tham số TAB SETTING ( pick up), …
Sử dụng file access: C:\Program Files\PTI\PSS-ADEPT4\ Database\
PTIprot.mdb để thay đổi thông số rơ le. Giao diện như sau: Thay đổi tham số rơle:

56
Hình 65 Hộp thoại thay đổi thông số thiết bị bảo vệ

III.1.5. Chọn relay, cài đặt thông số bảo vệ


Do trong thư viện không có đầy đủ các loại rơle như trong thực tế, nên ta sử
dụng một loại rơle tương ứng, nhập các thông số chỉnh định và kiểm tra thông số
trắc nghiệm.
Rơle máy cắt đầu nguồn - trạm Hỏa Xa

BẢNG SO SÁNH – RƠLE TRẠM HỎA XA


Hạng mục PSS/ADEPT THỰC TẾ

Manufacture ASEA ABB


Rơle MC tổng - Hoả Xa
Type RXIDF SPAJ-140C

Time characteristic VERY INVERSE VERY INVERSE

CT 800/5 800/5

Time dial (Td) 0.5 K=0.5

Pick up (PU) 6 I>=1.2In

I inst 60 I>>=12In

Tint 0.5 t>>0.5s

Trị số trắc nghiệm 9687A/0.5s 9600/0.5s

Trị số trắc nghiệm 13042A/0.49s 13583/0.41s

Hình 66 Các đường TC Rơle máy cắt đầu nguồn - trạm Hỏa Xa

Rơle máy cắt tổng - Ngắt Di Nguy

57
Hình 67 Các đường TC Rơle máy cắt tổng - Ngắt Di Nguy

Rơle máy cắt phát tuyến Tây Hội - Ngắt Di Nguy

58
Hình 68 Các đường TC Rơle máy cắt phát tuyến Tây Hội - Ngắt Di Nguy

Chọn cầu chì – nhánh rẽ CX.Ngân Hàng 2- Tuyến Tây Hội


BẢNG SO SÁNH – LBFCO
Hạng mục PSS/ADEPT THỰC TẾ
Manufacture CHANCE CHANCE

Type K K

Divide ID M30KA M30KA23

Norma rating 30k 30k

LBFCO – NR.Cư Xá Ngân Hàng 2

Hình 69 Các đường TC cầu chì – nhánh rẽ CX.Ngân Hàng 2- Tuyến Tây Hội

III.2. Kết quả phối hợp bảo vệ


Vị trí MC tổng – Ngắt Di Nguy

59
Hình 70 Các đường TC tại vị trí MC tổng – Ngắt Di Nguy

Vị trí MC phát tuyến Tây Hội– Ngắt Di Nguy

Hình 71 Các đường TC tại vị trí MC phát tuyến Tây Hội– Ngắt Di Nguy

Vị trí LBFCO nhánh rẽ CX.Ngân Hàng 2 - Tuyến Tây Hội

60
Hình 72 Các đường TC tại vị trí LBFCO nhánh rẽ CX.Ngân Hàng 2 - Tuyến Tây Hội

Dữ liệu mẫu có sẵn trên CD-ROM/DATA

IV. Tính toán xác định điểm dừng tối ưu – Topo


IV.1. Đối tượng tính toán:
IV.1.1. Giới thiệu
Hiện nay, Điện lực Phú Thọ quản lý lưới điện trên địa bàn Quận 10 và Quận
11, nguồn điện được cung cấp nguồn từ 03 trạm trung gian:
™ Trạm trung gian Hùng Vương:
Điện áp: 110/15 kV - công suất: (63 + 63)MVA cung cấp cho chủ yếu Quận 5
và Quận 10 gồm 8 lộ ra, trong đó có 4 lộ ra cung cấp chủ yếu cho Quận 10 bằng 2
tuyến đường dây nổi: Tri Phương, dây 3 tháng 2 và dây Hùng Vương, và 1 lộ ra cáp
ngầm: tuyến cáp Ấn Quang.
™ Trạm trung gian Chợ Lớn:
Điện áp: 110/15 kV - Công suất: (63+63)MVA cung cấp cho chủ yếu Quận 5,
6, Quận Tân Bình và Quận 11 gồm có 10 lộ ra, trong đó có 4 lộ chủ yếu cung cấp

61
điện cho Quận 11 gồm có: dây Phú Thọ Hòa, dây Bình Thới, dây Quốc Toản và cáp
ngầm Minh Phụng.
™ Trạm trung gian Trường Đua:
Điện áp: 110/15 KV - Công suất: (63+63)MVA: hiện đã có 7 lộ ra cung cấp
cho Quận 10 và Quận 11 gồm có các lộ sau:
- Lộ ra Cáp Bách Khoa cấp điện cho Quận 10.
- Lộ ra Hiến Thành cấp điện cho Quận 10 và Quận 11.
- Lộ ra Hồng Thái cấp điện cho Quận 10.
- Lộ ra Lữ Gia cấp điện cho Quận 11.
- Lộ ra Phú Bình cấp điện cho Quận 11.
- Lộ ra Cáp Lý Văn cấp điện cho Quận 11.
- Lộ ra nối tuyến Trường Đua-Ngắt Phú Thọ

IV.1.2. Công tác chuyển tải trong vận hành lưới điện:
Lập các phương án vận hành lưới trong các trường hợp bình thường và sự cố
cho TTĐĐ-TT
Chuyển tải, chọn lựa và sa thải phụ tải theo yêu cầu của điều độ trung tâm
Trực tiếp đo đạc phụ tải trên lưới phân phối
Tham gia các kế hoạch tăng cường và cải tạo lưới điện trong khu vực quản lý.
Lưới điện này được vận hành hở (radially) và được liên kết với nhau bằng các
nối tuyến thông qua các khóa điện. Các lý do chính để vận hành hở lưới phân phối
có thể nêu vắn tắt như sau:
Phối hợp bảo vệ relay trở nên dễ dàng
Giảm dòng ngắn mạch khi có sự cố trên một tuyến dây gần trạm nguồn
Điều khiển điện áp trên từng tuyến dây dễ dàng hơn và giảm được phạm vi
mất điện trong thời gian giải trừ sự cố.
Nếu chỉ xem xét giá thành xây dựng mới lưới phân phối thì phương án kinh tế
là các lưới hình tia.
Rõ ràng trong vận hành hở thì tổn thất năng lượng và chất lượng điện năng
luôn kém hơn một lưới phân phối được vận hành kín và khi có sự cố, phạm vi mất
điện của lưới phân phối hình tia thường rộng hơn. Để khắc phục các nhược điểm
này và tạo tính linh hoạt trong vận hành hở, hầu hết các mạng hình tia được thiết kế
liên kết với nhau thông qua các nối tuyến, do đó giảm thiểu được phạm vi và thời

62
gian mất điện trong lúc khắc phục sự cố lưới và phần nào cải thiện chất lượng điện
năng.

Vấn đề đặt ra là xác định các trạng thái đóng/cắt của các khoá điện như:
Recloser, LBS, DS như thế nào để cực tiểu hoá tổn thất điện năng hay một hàm chi
phí F định trước
Ở đây chúng tôi xây dựng các mô hình giả lập các tình huống các trạng thái
của các khóa điện để tìm ra phương án tối ưu khi vận hành lưới điện sau cho tổn
thất nhỏ nhất dựa trên phần mềm PSS/ADEPT.

IV.2. Quy mô thực hiện:


IV.2.1. Cơ sở lý thuyết, phương pháp tính:
Xác định công suất tiêu thụ của từng phụ tải là bài toán đầu tiên cần giải quyết
cho mọi bài toán tính toán trong lưới điện.
Các đặc tính hiện nay các lộ ra của các trạm trung gian gồm:
¾ 859 trạm biến thế với tổng công suất lắp đặt là 283.321,50 kVA
¾ Hệ số công suất lấy trung bình khoảng 0.88 tại các trạm MBT.
¾ 46 vị trí bù với dung lượng bù là 30.900 kVAr
Phương pháp tính công suất tiêu thụ trung bình:
Phương pháp này chủ yếu dự trên tỷ số giữa công suất lắp đặt của MBT hạ áp
hay điện năng tiêu thụ với đồ thị phụ tải đo được tại phát tuyến trung gian. Hay nói
cách khác giả thiết các phụ tải đều có đồ thị phụ tải giống nhau.
Công thức tính công suất phụ tải dựa trên điện kế tổng tại trạm hạ thế:
Atraïm i P(t )loära
P(t )traïm i =
Aloära
(1)
Với: Atram i : Tổng điện năng tiêu thụ tại trạm hạ thế trong tháng
A lộ ra : Điện năng tiêu thụ tại lộ ra trung thế
P(t)Lộ ra : Công suất tiêu thụ tại lộ ra trung thế thời điểm khảo sát
P(t) tram i : Công suất tiêu thụ tại trạm thời điểm khảo sát
Chi tiết các giả thiết áp dụng tính phụ tải bằng công thức (1) đã được trình bày
ở bảng tính Excel trong chương trình HOTEMB 1.0 .
Nhận xét:

63
-Ưu điểm: Tính toán phụ tải nhanh chóng đơn giản, phù hợp cho các khu công
nghiệp lớn hay phạm vi cung cấp tập trung.
-Nhược điểm: Thực tế do đường dây trung thế cung cấp điện năng trải rộng,
qua nhiều khu vực mà tính chất tiêu thụ phụ tải rất khác nhau, nên khi áp dụng công
thức (1) làm tổn thất đường dây giảm đi nhiều lần so với thực tế.
Dùng chương trình phân bố trào lưu công suất PSS/ADEPT cho lưới Phú Thọ,
các thông số lưới điện như số khách hàng, điện năng tiêu thụ, hệ số công suất, công
suất thực. đã được nhập trực tiếp vào chương trình PSS/ADEPT.

IV.2.2. Xác định cấu hình lưới điện phân phối


Phần mềm PSS/ADEPT cung cấp trình con TOPO ( Tie Open Point
Optimization) để giải quyết bài toán xác định cấu hình lưới điện phân phối tối ưu.
Tuy nhiên để chương trình chỉ đạt hiệu quả cao cần phải cần thực hiện các bước
sau:
¾ Bước 1: Xác định các phần tử phụ tải trên lưới thực
¾ Bước 2: Rút gọn lưới điện của từng phần tử phụ tải sao cho có các
thông số lưới, trạng thái gần giống với lưới thực khi mô phỏng bằng
PSS/ADEPT.
¾ Bước 3: Thành lập lưới điện phân phối từ các phần tử phụ tải nêu trên
¾ Bước 4: Xác định trạng thái khoá điện (cấu hình vận hành) bằng trình
con TOPO trong PSS/ADPT
¾ Bước 5: Kết nối các phần tử phụ tải thực dựa vào kết quả trạng thái
khoá điện, phân tích lưới điện thực bằng chương trình PSS/ADEPT.

IV.2.3. Định nghĩa phần tử phụ tải


Phần tử phụ tải là tập hợp các tải trong một nhánh, nối tuyến...được giới hạn
bằng các khoá điện. Ranh giới các phần tử phụ tải được đánh dấu bằng các khoá
điện. Khi xem xét lưới điện gồm các khoá điện có thể thao tác khi có tải, không tải
hay điều khiển từ xa thì số lượng phần tử phụ tải sẽ thay đổi.
Trong lươí điện phân phối, có hai loại: đường dây trên không và cáp ngầm để
chuyển tải điện năng đến trực tiếp các biến thế hạ áp. Tuy nhiên có sự khác nhau
giữa hai hệ thống phân phối bằng dây nổi và cáp ngầm.
-Hệ thống cáp ngầm: Lưới điện chuyển tải điện năng bằng cáp ngầm thường
được đặt trong phòng, có công suất lớn từ 300 - 1000 kVA. Với cấu trúc như trên,
lưới phân phối ngầm trung thế rất tiện lợi cho những khu vực phụ tải tập trung và ổn
định. Đứng về mặt giải tích mạch điện, các trạm biến thế hạ áp được coi là các nút
và cáp ngầm liên lạc được coi là các nhánh. Điều này khi tính toán mô phỏng, điện

64
áp nút và dòng nhánh đều hoàn toàn phù hợp với thực tế. Trong một lưới điện phức
tạp, số nút và nhánh thực sự không nhiều và hoàn toàn có thể mô phỏng thực tế.
-Hệ thống đường dây trên không: Lưới điện chuyển tải điện năng bằng đường
dây trên không thường có dạng như hình 1, các trạm biến thế thường được đặt ngoài
trời (trên nền, trên giàn hay treo), có công suất nhỏ và có các dạng 1 pha, 3 pha,
công suất từ 10 - 400 kVA. Với cấu trúc như trên, lưới phân phối trên không trung
thế rất tiện lợi cho những khu vực phụ tải không tập trung và đang phát triển.

Hình 73 Sơ đồ đơn tuyến của một phần tử phụ tải với MBT hạ áp
Đứng về mặt giải tích mạch điện, nếu các trạm biến thế hạ áp được coi là các
nút thì số lượng nhánh, nút vô cùng lớn, điều này hết sức khó khăn khi tính toán mô
phỏng tạo. Để giải quyết vấn đề này, có thể coi các tải nối trên một nhánh của
đường dây nổi là phân bố đều và nhóm những nút có thông số điện áp gần nhau tạo
thành một nút làm đơn giản hoá lưới điện. tạo gặp thuận lợi cho việc tính toán mô
phỏng tạo.
Điều này chỉ áp dụng trong việc xác định trạng thái khoá điện trên lưới trung
thế sao đạt được tổn thất bé nhất mà vẫn thoả các điều kiện vận hành.
- Đơn giản hoá số nút trong từng phần tử phụ tải: Để tạo điều kiện đơn giản
hoá số nút trong một phần tử phụ tải, các điều kiện ưu tiên lần lượt được xem xét
như sau:
¾ Các nguồn cung cấp có thể
¾ Cân bằng công suất tiêu thụ
¾ Tiêu chuẩn tổn thất công suất
¾ Tiêu chuẩn độ sụt điện áp
¾ Tiêu chuẩn quá dòng của nhánh
Thông số lưới điện rút gọn, trạng thái khoá điện được áp dụng trình con TOPO
xác định trạng thái vận hành tối ưu (bao gồm cực tiểu tổn thất công suất và thoả các
điều kiện kỹ thuật như độ sụt áp, dòng làm việc cho phép …).

65
3. Các trạng thái khóa điện ban đầu chưa thực hiện chương trình con TOPO
như sau:
Dây Hùng Vương:
Trạng Thái
stt Tên Khóa Điện
Đóng Mở
1 Máy cắt đầu nguồn X
2 DS Trụ số 1 HV X
3 DS 66 Hùng Vương X
4 Rec Nhân Tôn X
5 LBS Ngô Gia Tự X
6 DS Ngô Gia Tự X
7 LBS 18A Lê Hồng Phong X
8 LBFCO NKQTế X
9 DS Thái Tổ 400 X
10 DS Kỳ Duyên X
11 LBFCO 930 ĐBPhủ X
12 LBS Quốc Toản 407 X
13 Rec Giếng Quốc Toản 3 X
14 Rec Kỳ Hòa X
15 LBFCO Cao Thắng 3 X
16 LBFCO đầu NR Cao Thắng 3 X
17 LBS Công Binh X

Dây Tri Phương:


Trạng Thái
stt Tên Khóa Điện
Đóng Mở
1 Máy cắt đầu nguồn X
2 DS Trụ số 1 TP X
3 LBS Ngô Gia Tự X
4 DS Bà Hạt X
5 DS Kim Tân X
6 DS Chợ Cá X
7 Rec Quân Y X
8 LBS 3 tháng 2 X
9 LBS Đồng Tiến X
10 LBS Tri Phương 522 X
11 DS Kỳ Duyên X
12 Rec Z73 X
13 LBS C5 X
14 LBS Quốc Toản 407 X

Dây 3 tháng 2:
Trạng Thái
stt Tên Khóa Điện
Đóng Mở
1 Máy cắt đầu nguồn X
2 LTD 254 Nguyễn Chí Thanh X
3 DS Ngô Quyền X
4 DS Hoàng Quân 3 X

66
5 Rec Chí Thanh X
6 LTD Hoàng Quân 2 X
7 LTD 612 Nguyễn Chí Thanh X
8 LBS Công Trừng X
9 LTD N6 X
10 LBFCO Báo SGGP X
11 Rec Vĩnh Viễn X
12 LTD 539 Nguyễn Tri Phương X
13 DS Ngô Quyền 314 X
14 DS Vận Động X
15 DS Lý Nam Đế X

Dây Hiến Thành:


Trạng Thái
stt Tên Khóa Điện
Đóng Mở
1 Máy cắt đầu nguồn X
2 DS Trụ số 1 HT X
3 LTD BV Trưng Vương X
4 LBS Điện lực X
5 Rec Trường Đua X
6 DS Pacific 1 X
7 DS Pacific 2 X
8 DS Ngô Quyền 314 X
9 LBS 3 tháng 2 X
10 LBS 946 3 tháng 2 X
11 DS Lý Nam Đế X
12 LBS Lý Thường Kiệt 2B X
13 Rec Lữ Gia 2 X
14 LBS Nữ Trợ Tá X
15 LBS Tri Phương 522 X
16 LBS C5 X
17 LBS Chí Hòa X

Dây Hồng Thái:


Trạng Thái
stt Tên Khóa Điện
Đóng Mở
1 Máy cắt đầu nguồn X
2 DS Trụ số 1 HThái X
3 Rec Bắc Hải X
4 LBS Legamex X
5 Rec Chí Hoà 2 X
6 LBS Công Viên Lê Thị Riêng X
7 LBS Chí Hòa X
8 Rec Hòa Hưng X
9 LBS Công Binh X

Dây Lữ Gia:
Trạng Thái
stt Tên Khóa Điện
Đóng Mở

67
1 Máy cắt đầu nguồn X
2 Rec Đại Hành 441 X
3 LBS Quốc Toản 946 X
4 LBS Đại Hành X
5 Rec Công Trừng X
6 DS 46 X
7 DS Quan Âm X
8 LBS Công Trừng X
9 LTD Hoàng Quân 2 X
10 Rec Bình Thới 15 X
11 Rec Âu Cơ X
12 LBS Bình Thới 169 X

Dây Quốc Toản:


Trạng Thái
stt Tên Khóa Điện
Đóng Mở
1 Máy cắt đầu nguồn X
2 DS Quan Âm X

Dây Bình Thới:


Trạng Thái
stt Tên Khóa Điện
Đóng Mở
1 Máy cắt đầu nguồn X
2 DS 303 Hàn Hải Nguyên X
3 LBS 46 X
4 DS Bình Thới 2 X
5 DS Hải Thuận X
6 DS 179 H Bình Thới X
7 LBS Ông Ích Khiêm X
8 Rec Gia Cư Bình Thới X
9 LBS Lãnh Binh Thăng X
10 LBFCO Gia Cư Bình Thới 6 X

Dây Phú Thọ Hòa:


Trạng Thái
stt Tên Khóa Điện
Đóng Mở
1 Máy cắt đầu nguồn X
2 DS Hải Thuận X
3 LBS Lạc Long Quân 87 X

IV.3. Kết quả thực hiện TOPO trên PSS/ADEPT:


Sau khi áp dụng trình TOPO để xác định cấu trúc lưới điện tối ưu, kết quả
trạng thái khoá điện do chương trình PSS/ADEPT cho ta kết quả như sau:
Iteration 2
Switch LBSHHUNG [NODE41-LBSHH] closed.
Switch RecChiHoa2 [RECH2-REHHUNG] opened.
New system loss: 372.95 kW 1423.33 kvar

68
Iteration 3
Switch lbs2BLTK [LBSTK2B-NODE51] closed.
Switch lbs2BLTK [LBSTK2B-NODE51] opened.
New system loss: 372.95 kW 1423.33 kvar

Iteration 4
Switch Switch78 [LBSLGM-LBSLTRIENG] closed.
Switch Switch78 [LBSLGM-LBSLTRIENG] opened.
New system loss: 372.95 kW 1423.33 kvar

Iteration 5
Switch Switch24 [R19BC060D-LBSDH] closed.
Switch Switch24 [R19BC060D-LBSDH] opened.
New system loss: 372.95 kW 1423.33 kvar

Iteration 6
Switch RecChiHoa2 [RECH2-REHHUNG] closed.
Switch RecChiHoa2 [RECH2-REHHUNG] opened.
New system loss: 372.95 kW 1423.33 kvar

Initial system loss: 540.16 kW 1309.69 kvar


Final system loss: 372.95 kW 1423.33 kvar
Tuy nhiên trong điều kiện thực tế của lưới điện trung thế không thể điều khiển
từ xa hay bằng tay các khoá điện để đạt cực tiểu tổn thất năng lượng. Vì vậy cần xác
định cấu hình lưới điện mà qua đó tổn thất năng lượng là bé nhất trong suốt thời
gian vận hành cho đến khi cần chuyển tải để sửa chữa hay chống quá tải … cụ thể
như sau:
Bước 1: Xét một thời điểm t1, lưới điện có cấu hình c1, dùng trình TOPO xác
định cấu hình lưới điện tối ưu là c1-tối ưu
Bước 2: Dùng cấu hình tối ưu c2 xác định phân bố công suất chính xác cho
từng lộ ra.
Bước 3: Tính tổng tổn thất năng lượng trong toàn lưới điện đang khảo sát theo
c1-tối ưu
Bước 4: Lặp lại bước 1 và có cấu hình tối ưu là c2-tối ưu, … cn-tối ưu
Bước 5: So sánh các cấu hình tối ưu với nhau để lựa chọn cấu hình tốt nhất
trong suốt thời gian 24 giờ.

69
(Ghi Chú: các bước 1, 2, 3, 4, 5 vì không có khóa cứng nên chúng tôi không
thực hiện được các giả lập các cấu hình c1….cn tối ưu).

Dữ liệu mẫu có sẵn trên CD-ROM/DATA

V. Tính toán độ tin cậy lưới điện


V.1. Đối tượng tính toán:
V.1.1. Giới thiệu
Đối tượng áp dụng để tính toán bài toán độ tin cậy là lưới điện phân phối Điện
lực Gò Vấp. Phần giới thiệu lưới điện phân phối Điện lực Gò Vấp không trình bày
ra đây. Các bạn có thể tham khảo từ các bạn đồng nghiệp Điện lực Gò Vấp -Công ty
Điện lực TP. HCM.

V.1.2. Xử lý số liệu đầu vào

V.1.2.1. Cách nhập chiều dài cho từng đường dây trung thế:
Xem số liệu chiều dài của từng đoạn dây trên Sơ đồ đơn tuyến 15kV, qui đổi
ra đơn vị đo km, rồi nhập vào cho từng đoạn dây (đã vẽ) trong PSS/ADEPT.
Nếu trên Sơ đồ đơn tuyến 15kV chưa cập nhật số liệu chiều dài của đoạn dây
đó thì CBKT dựa vào Sơ đồ địa dư (tỉ lệ 1:10000) để đo chiều dài của đoạn dây đó
rồi qui đổi ra đơn vị đo km, hay đi ra ngoài hiện trường thực tế để đo chiều dài của
đoạn dây đó.

V.1.2.2. Cách nhập công suất P, Q cho từng tải:


Đầu tiên, CBKT thu thập số liệu Điện năng tiêu thụ A (Kwh) của từng tải
trong 01 tháng từ Phòng Kinh Doanh, số liệu dòng tải (thấp điểm và cao điểm)
trong 01 tháng từ Đội QLLĐ Bình Thạnh của Điện Lực Gia Định.
Từ số liệu dòng tải (thấp điểm và cao điểm) trong 01 tháng, CBKT tính được
dòng tải trung bình của từng tải trong 01 tháng.
Tính được cosϕtb qua công thức:

A
cos ϕ tb =
3 × U × I tb × T
Trong đó:

70
A: điện năng tiêu thụ của 01 tải trong 01 tháng (Kwh)
U: điện áp hạ thế của tải đó (U = 0.4 kV)
Itb: dòng tải trung bình của tải đó trong 01 tháng (A)
T: thời gian tiêu thụ điện của tải đó (giờ) (cho T = 720 giờ cho 01 tháng)
Có cosϕtb ta tính được P, Q thông qua công thức tam giác công suất:

P taûi = cos ϕ tb × S taûi


Q taûi = S 2taûi − P taû2i
Trong đó:
Stải: công suất định mức của tải đó (KVA)
cosϕtb: hệ số công suất trung bình của tải đó trong 01 tháng

V.1.2.3. Các mức đánh gía độ tin cậy đáp ứng tĩnh.

V.1.2.3.1. Mức thứ nhất:


Nghiên cứu về khả năng của hệ máy phát cấp điện cho tải. Hệ thống truyền tải
không được xét đến ở mức này. Chỉ số tin cậy của mức thứ nhất là Chỉ Số Dự Báo
Mất Tải (LOLE) và Chỉ Số Dự Báo Thiếu Năng lượng Cung Cấp (LOEE).

V.1.2.3.2. Mức thứ hai:


Nghiên cứu về hệ thống phát và hệ thống truyền tải cung cấp năng lượng tại
các nút tải. Các nghiên cứu này là đánh giá hỗn hợp của hệ thống. Chỉ số của mức II
mang tính toàn cục hay tại một thanh cái cung cấp điện gồm có tần suất, thời gian,
phụ tải và năng lượng.

V.1.2.3.3. Mức thứ ba:


Liên quan tới cã phát điện, truyền tải, phân phối để xác định sự tương xứng
của toàn hệ thống cung cấp đến khách hàng.
Chỉ số của mức thứ ba này la tạiø điểm tiêu thụ và các chỉ số hệ thống gồm có
tần suất, thời gian, tải và năng lượng.

V.1.2.4. Các ký hiệu trong độ tin cậy:


S = hệ thống (system)
A = trung bình (average)
C = khách hàng (customer)
• Tính toán

71
¾ Hằng năm
¾ Bởi hệ thống
¾ Bởi điều độ miền.
¾ Bởi các Điện Lực.
• Phân loại
¾ Duy trì
¾ Thoáng qua
• Khách hàng
¾ Phụ tải
¾ Trung bình.
¾ Xác định.

V.1.2.5. Chỉ số hệ thống (System Indices)


Có thể tính các chỉ tiêu hoạt động cung cấp để miêu tả có tính thống kê những
hoạt động trước đó của hệ thống.
Các chỉ số bổ sung này có thể được tính toán bằng cách sử dụng các chỉ số cơ
bản và số lượng khách hàng và tải kết nối tại mỗi điểm trong hệ thống.
Các chỉ số bổ sung của hệ thống là:
Chỉ tiêu tần suất mất điện trung bình của hệ thống (SAIFI)
Chỉ tiêu thời gian mất điện trung bình hệ thống (SAIDI)
Chỉ tiêu thời gian mất điện trung bình khách hàng (CAIFI)
Chỉ tiêu tần suất mất điện trung bình khách hàng (CAIDI)
Chỉ tiêu khả năng sẳn sàng cung cấp (ASAI)
Chỉ tiêu khả năng khôngsẳn sàng cung cấp (ASUI)
Chỉ tiêu thiếu hụt điện năng (ENS)
Chỉ tiêu thiếu hụt điện năng trung bình (AENS)
Các chỉ tiêu trên cũng có thể á được tính toán để dự báo khả năng làm việc
trong tương lai.

V.1.2.6. Xác định các chỉ số tin cậy:


Các thuật ngữ cơ bản của hỏng hóc, cắt thiết bị và ngừng cung cấp điện
Sự cố hỏng hóc.

72
Cắt điện, do thao tác người vận hành: Cưỡng bức, từng phần, theo lịch,
Quá độ.
Mất điện, do sự cố: lâu dài, thoáng qua, tạm thời.
¾ Sự cố hỏng hóc:
Sự cố hỏng hóc là trạng thái của một phần tử hệ thống mà nó không hoạt
động như mong muốn. Kết quả là phải cắt phần tử đó ra khỏi hệ thống. Tuy nhiên
không phải mọi hỏng hóc đều đưa đến cắt điện.
¾ Cắt thiết bị:
Mô tả trạng thái của thiết bị khi nó không được hoạt động vì một số các lý do
liên quan đến thiết bị đó.
-Cắt cưỡng bức: là hậu quả do các điều kiện khẩn cấp liên quan đến thiết bị
cần phải cắt tức thời, hoặc tự đông như thiết bị bảo vệ rơle, hoặc thao tác đóáng
cắt,hoặc do tác động sai của thiết bị bảo vệ hay người vận hành thao tác sai.
-Cắt theo lịch: thiết bị đưa ra khỏi vận hành theo thời gian định trước, thông
thường khi có bảo trì, sửa chữa hoặc xây dựng.
-Cắt cưỡng bức ngắn hạn: do các sự cố thoáng qua gây ra, các thiết bị có thể
được đưa vào vận hành trở lại tự động khi các CB, máy cắt tự đóng lại, hoặc khi
thay thế cầu chì.
-Cắt cưỡng bức do vận hành: do các sự cố không thể tự giải trừ được cần phải
sửa chữa thiết bị trước khi đưa vào vận hành. Ví dụ: khi xảy ra phóng điện làm chọc
thủng cách điện, vì vậy cần sửa chữa hay thay thế trước khi đưa vào vận hành.
¾ Ngừng cung cấp điện:
Mất điện một hay nhiều khách hàng. Nguyên nhân là do một hay nhiều thiết
bị cắt khỏi vận hành.
-Mất điện định kỳ: Mất điện gây ra do cắt theo lịch.
-Mất điện cưỡng bức: gây ra do cắt cưỡng bức.
-Thời gian mất điện: khoảng thời gian từ lúc bắt đầu cắt điện khách hàng cho
đến khi phục hồi lại cho khách hàng đó.
+Mất điện thoáng qua: Mất điện có thời gian nhỏ, thiết bị được đưa
vào vận hành trở lại, do bộ phận giám sát điều khiển tự động hay bằng tay
bởi người vận hành có thể thao tác tức thờiù.
+Mất điện duy trì: là các trường hợp còn lại không thuộc loại mất điện
thoáng qua.

73
V.1.2.7. Những biện pháp để có được độ tin cậy tốt cho lưới điện:
Cũng qua cách tính toán này, để giảm các chỉ số SAIFI, SAIDI, CAIFI, CAIDI
và tăng chỉ số ASAI, chúng ta phải:
Giảm xác suất sự cố bằng cách sử dụng các VTTB có chất lượng cao, có xác
xuất sự cố thấp, tăng cường kiểm tra định kỳ, đột xuất để ngăn ngừa sự cố (giảm λ).
¾ Giảm cắt điện định kỳ (giảm λ) bằng cách có kế hoạch chi tiết, phối
hợp tất cả các công việc có thể thực hiện được trong lần cắt điện.
¾ Giảm thời gian mất điện của một vụ bằng cách đào tạo công nhân có
tay nghề cao, sử dụng thiết bị có dụng cụ hiện đại, quy trình xử lý sự vụ
khoa học, nhanh chóng.
¾ Giảm cắt điện đột xuất (giảm λ) bằng cách tăng độ dự phòng của lưới
điện, áp dụng nối vòng trung thế khi chuyển tải.

V.2. Kết quả tính toán


¾ Kết quả phân tích Độ tin cậy của lưới điện từ phần mềm PSS/ADEPT
lưu trên CD-ROM.

Dữ liệu mẫu có sẵn trên CD-ROM/DATA

VI. Tính toán xác định vị trí bù tối ưu – Capo


VI.1. Đối tượng tính toán:
Đối tượng áp dụng để tính toán bài toán xác định vị trí bù tối ưu – Capo là lưới
điện phân phối Điện lực Cần Gìơ và Tân Bình. Phần giới thiệu lưới điện phân phối
Điện lực Cần Gìơ và Tân Bình không trình bày ra đây. Các bạn có thể tham khảo từ
các bạn đồng nghiệp Điện lực Cần Gìơ và Tân Bình -Công ty Điện lực TP. HCM.

74
VI.2. Tính toán bù tối ưu lưới điện Điện lực Cần Gìơ :
VI.2.1. Quy mô và thực hiện

Hình 74 Lập đồ thị phụ tải

- Vào menu Analysis/Options chọn thanh Capo đặt thông số tùy chọn cần đề
tính toán bù tối ưu, chọn đồ thị phụ tải, đặt số dãi tụ cố định, ứng động và chọn các
vị trí cần tính toán.

Hình 75 Hộp thoại tuỳ chọn cho bài toán CAPO


- Chạy bài toán Capo.

VI.2.2. Kết quả tính toán:

VI.2.2.1. Tính toán phân bố công suất:


Ta có kết quả như sau:

75
∑ Sđặt TT CS TT CSPK
TRẠM NGUỒN TUYẾN DÂY ∑ P(KW) ∑ Q(KVAR) TỈ LỆ % GHI CHÚ
(MVA) ∆P(KW) ∆Q(KVAR)

BÌNH KHÁNH 1016,9 554,46 8,65 7,37 0,85


TRẠM AN NGHĨA 16
CẦN THẠNH 953,28 491,99 13,31 9,93 1,40
HÀO VÕ 330,85 170,55 1,34 1,16 0,41
TRẠM CẦN GiỜ 16
HƯƠNG LỘ 1622,44 907,33 10,49 17,95 0,65
TỔNG CỘNG 32 3923,47 2124,33 33,79 36,41 0,86

VI.2.2.2. Kết quả bù như sau:

∑ Sđặt TT CS TT CSPK
TRẠM NGUỒN TUYẾN DÂY ∑ P(KW) ∑ Q(KVAR) TỈ LỆ % GHI CHÚ
(MVA) ∆P(KW) ∆Q(KVAR)

BÌNH KHÁNH 1015,37 259,04 7,12 6,05 0,70


TRẠM AN NGHĨA 16
CẦN THẠNH 950,79 199,37 10,82 8,08 1,14
HÀO VÕ 330,85 170,55 1,34 1,16 0,41
TRẠM CẦN GiỜ 16
HƯƠNG LỘ 1620,05 311,34 8,1 13,85 0,50
TỔNG CỘNG 32 3917,06 940,3 27,38 29,14 0,70

Sau khi tính toán vị trí đặt tụ bù tối ưu ta được 04 vị trí bù tối ưu nhất.
-Tuyến Bình Khánh:
+ Vị trí đặt tại trụ trục chính BK162.
+ Giá trị tụ bù: 01 bộ 300kvar.
-Tuyến Cần Thạnh:
+ Vị trí đặt tại trụ nhánh rẽ Lý Nhơn LN159.1
+ Giá trị tụ bụ: 01 bộ 300kvar.
- Tuyến Hào Võ: Không đặt tụ bù.
- Tuyến Hương Lộ:
+ Vị trí đặt tại trụ trục chính HL173 và HL143.
+ Giá trị tụ bụ: 02 bộ 300kvar.

76
VI.2.2.3. Giá trị tổn thất điện năng:
TT TT TT TT ĐIỆN NĂNG
GIẢM TT GIẢM TT GIẢM
STT TUYẾN DÂY ∆P(KW) ∆Q(KVAR) ∆P(KW) ∆Q(KVAR) TIẾT KIỆM GHI CHÚ
∆P(KW) ∆Q(KVAR) TỈ LỆ %
KHÔNG TỤ KHÔNG TỤ CÓ TỤ CÓ TỤ (KWH)
1 BÌNH KHÁNH 8,65 7,37 7,12 6,05 1,53 1,32 18 36,72
2 CẦN THẠNH 13,31 9,93 10,82 8,08 2,49 1,85 19 59,76
3 HÀO VÕ 1,34 1,16 1,34 1,16 0 0 0 0,00
4 HƯƠNG LỘ 10,49 17,95 8,1 13,85 2,39 4,1 23 57,36
TỔNG CỘNG 33,79 36,41 27,38 29,14 6,41 7,27 19 153,84

BIỂU ĐỒ SO SÁNH TỔN THẤT CÔNG SUẤT ∆P(KW)


TRƯỚC VÀ SAU KHI BÙ

1,8

1,4

1,14

0,85
0,7 0,65
0,5
0,41 0,41

0
1 Bình Khánh 2 Cần Thạnh 3 Hào Võ 4 Hương Lộ

Trước khi bù.


Sau khi bù.

Dữ liệu mẫu có sẵn trên CD-ROM/DATA

VI.3. Tính toán bù công suất kháng cho lưới điện phân phối Điện lực
Tân Bình:
VI.3.1. Quy mô thực hiện

VI.3.1.1. Số lượng các tuyến dây trung thế


Toàn bộ các tuyến dây trung thế cung cấp cho địa bàn Quận Tân Bình đã được
tính toán phân bố công suất để xác định tổn thất công suất và tổn thất điện áp trên
phần mềm PSS/ADEPT bao gồm:

77
™ Bảy Hiền
™ Hóc Môn
™ Thường Kiệt
™ Long Quân
™ TSF
™ Bàu Cát
™ Thăng Long

VI.3.1.2. Xác lập thông số


Xây dựng đồ thị phụ tải như sau:
™ Sử dụng chức năng Load Snapshot trên phần mềm PSS/ADEPT ta
xây dựng đồ thị phụ tải cho lưới điện Điện lực Tân Bình như sau:
™
™

Hình 76
Xây dựng đồ thị phụ tải cho lưới điện Điện lực Tân Bình
™ Các thông số thiết lập đồ thị phụ tải cho lưới điện Điện lực Tân
Bình theo bảng sau:
STT Feeder Base Max Note
Name Relative Scale Relative Scale
duration Factor duration Factor
(pu) (pu)

78
1 Bảy Hiền 0.70 1.00 0.30 1.50
2 Hóc Môn 0.70 1.00 0.30 1.50
3 Thường Kiệt 0.70 1.00 0.30 1.50
4 Long Quân 0.70 1.00 0.30 1.50
5 TSF 0.70 1.00 0.30 1.50
6 Bàu Cát 0.70 1.00 0.30 1.50
7 Thăng Long 0.70 1.00 0.30 1.50

Xác định số lượng tụ bù tĩnh và ứng động bao gồm: Số lượng giàn tụ bù tĩnh
và giàn tụ bù ứng động sẽ lắp trên mỗi tuyến dây được chọn như sau:

Hình 77 Xác định số lượng giàn tụ bù tĩnh và ứng động

VI.3.2. Kết quả bù trên phần mềm PSS/ADEPT.


Tuyến dây trung thế Bàu Cát
™ Tính toán xác định vị trí bù tối ưu trên phần mềm PSS/ADEPT

Hình 78 Xác định số lượng giàn tụ bù tĩnh và ứng động cho tuyến dây trung thế Bàu
Cát
™ Kết quả bù cho tuyến dây trung thế Bàu Cát:

79
Beginning CAPO analysis...
Placing 600.00 kvar fixed capacitor bank at node BC_10_2.
Placing 600.00 kvar fixed capacitor bank at node TTIN2.
Placing 600.00 kvar fixed capacitor bank at node XDET6.
Placing 600.00 kvar fixed capacitor bank at node PTRUNG2/17.
Placing 600.00 kvar fixed capacitor bank at node BAUCAT5.
Placed 5 fixed capacitor bank(s).
Placed 0 switched capacitor bank(s).
Initial system loss: 62.06 kW 116.03 kvar
Final system loss: 46.54 kW 83.82 kvar
-----------------------------------------------------
Power savings: 15.52 kW 32.21 kvar
CAPO analysis completed;
Tuyến dây trung thế Thăng Long
™ Tính toán xác định vị trí bù tối ưu trên phần mềm PSS/ADEPT

Hình 79 Xác định số lượng giàn tụ bù tĩnh và ứng động cho tuyến dây trung thế
Thăng Long

80
™ Kết quả bù cho tuyến dây trung thế Thăng Long:
Beginning CAPO analysis...
Placing 600.00 kvar fixed capacitor bank at node DETNHUOMP7.
Placing 600.00 kvar fixed capacitor bank at node D25_3.
Placed 2 fixed capacitor bank(s).
Placed 0 switched capacitor bank(s).
Initial system loss: 81.45 kW 165.92 kvar
Final system loss: 74.28 kW 150.70 kvar
-----------------------------------------------------
Power savings: 7.18 kW 15.22 kvar
CAPO analysis completed;
Tuyến dây trung thế Bảy Hiền
™ Kết quả bù cho tuyến dây trung thế Bảy Hiền:
Beginning CAPO analysis...
Placing 600.00 kvar fixed capacitor bank at node TANVIET7/1.
Placed 1 fixed capacitor bank(s).
Placed 0 switched capacitor bank(s).
Initial system loss: 81.45 kW 165.92 kvar
Final system loss: 71.28 kW 155.70 kvar
-----------------------------------------------------
Power savings: 6.18 kW 10.22 kvar
CAPO analysis completed;
Tuyến dây trung thế Hóc Môn
™ Tính toán xác định vị trí bù tối ưu trên phần mềm PSS/ADEPT

81
Hình 80 Xác định số lượng giàn tụ bù tĩnh và ứng động cho tuyến dây trung thế Hóc
Môn
™ Kết quả bù cho tuyến dây trung thế Hóc Môn:
Beginning CAPO analysis...
Placing 600.00 kvar fixed capacitor bank at node TUONGAN.
Placing 600.00 kvar fixed capacitor bank at node HOACHATTB.
Placing 600.00 kvar fixed capacitor bank at node HHIEN6N.
Placing 600.00 kvar fixed capacitor bank at node XNGBONGSO1.
Placing 600.00 kvar fixed capacitor bank at node TANSON3.
Placing 600.00 kvar switched capacitor bank at node NTHDUONG.
Placing 600.00 kvar switched capacitor bank at node TUONGAN.
Placed 5 fixed capacitor bank(s).
Placed 2 switched capacitor bank(s).
Initial system loss: 185.43 kW 385.29 kvar
Final system loss: 150.54 kW 311.32 kvar
-----------------------------------------------------
Power savings: 34.89 kW 73.98 kvar
CAPO analysis completed;
Tuyến dây trung thế Thường Kiệt
™ Tính toán xác định vị trí bù tối ưu trên phần mềm PSS/ADEPT

82
Hình 81 Các bước lặp xác định số lượng giàn tụ bù tĩnh và ứng động cho tuyến dây
trung thế Thường Kiệt
™ Kết quả bù cho tuyến dây trung thế Thường Kiệt:
Beginning CAPO analysis...
Placing 600.00 kvar fixed capacitor bank at node NGOCHAU1/1.
Placing 600.00 kvar fixed capacitor bank at node E21_4.
Placing 600.00 kvar fixed capacitor bank at node HONGTHAI3N.
Placing 600.00 kvar fixed capacitor bank at node E7_4.
Placing 600.00 kvar fixed capacitor bank at node TANHOA2.
Placing 600.00 kvar fixed capacitor bank at node TCHAUCAN.
Placing 600.00 kvar fixed capacitor bank at node CTNEETACO.
Placing 600.00 kvar fixed capacitor bank at node E19.
Placing 600.00 kvar switched capacitor bank at node DAILOI1.
Placing 600.00 kvar switched capacitor bank at node E7_6.
Placing 600.00 kvar switched capacitor bank at node HONGTHAI55/1.
Placing 600.00 kvar switched capacitor bank at node CONGHOA6.
Placing 600.00 kvar switched capacitor bank at node TL466_2.
Placing 600.00 kvar switched capacitor bank at node THANHMAU4.
Placing 600.00 kvar switched capacitor bank at node NTBINH3.
Placing 600.00 kvar switched capacitor bank at node TL466_1.
Placed 8 fixed capacitor bank(s).
Placed 8 switched capacitor bank(s).
Initial system loss: 524.06 kW 1096.42 kvar
Final system loss: 376.04 kW 782.68 kvar
-----------------------------------------------------
Power savings: 148.01 kW 313.74 kvar
CAPO analysis completed;
Tuyến dây trung thế Long Quân
™ Tính toán xác định vị trí bù tối ưu trên phần mềm PSS/ADEPT

83
Hình 82 Xác định số lượng giàn tụ bù tĩnh và ứng động cho tuyến dây trung thế Long
Quân
™ Kết quả bù cho tuyến dây trung thế Long Quân:
Beginning CAPO analysis...
Placing 600.00 kvar fixed capacitor bank at node TLAP.
Placing 600.00 kvar fixed capacitor bank at node CS_TTHANG.
Placing 600.00 kvar fixed capacitor bank at node LQ_10_2.
Placing 600.00 kvar fixed capacitor bank at node HONGDUC.
Placing 600.00 kvar fixed capacitor bank at node PT1/6.
Placing 600.00 kvar fixed capacitor bank at node LQ_21.
Placing 600.00 kvar fixed capacitor bank at node LODA2.
Placing 600.00 kvar fixed capacitor bank at node LQ_17_3.
Placing 600.00 kvar fixed capacitor bank at node LQ_2_3.
Placing 600.00 kvar fixed capacitor bank at node LQUAN4.
Placed 10 fixed capacitor bank(s).
Placed 0 switched capacitor bank(s).
Initial system loss: 190.08 kW 150.72 kvar
Final system loss: 141.94 kW 99.14 kvar
-----------------------------------------------------
Power savings: 48.13 kW 51.57 kvar
CAPO analysis completed;

84
Hình 83 Xác định số lượng giàn tụ bù tĩnh và ứng động cho tuyến dây trung thế Long
Quân (tiếp theo)
Tuyến dây trung thế TSF
™ Tính toán xác định vị trí bù tối ưu trên phần mềm PSS/ADEPT

Hình 84 Xác lập các tuỳ chọn cho bài toán bù

85
Hình 85 Xác định số lượng giàn tụ bù tĩnh và ứng động cho tuyến dây trung thế TSF
™ Kết quả bù cho tuyến dây trung thế TFS:
Beginning CAPO analysis...
Placing 600.00 kvar fixed capacitor bank at node TFS_13_3.
Placing 600.00 kvar fixed capacitor bank at node VTIEN2_TBD.
Placing 600.00 kvar fixed capacitor bank at node THOHOA5.
Placing 600.00 kvar fixed capacitor bank at node CHOVTHOAI2.
Placing 600.00 kvar fixed capacitor bank at node TFS_9_2.
Placing 600.00 kvar fixed capacitor bank at node TFS_8_1.
Placing 600.00 kvar fixed capacitor bank at node KHUCNP6.
Placing 600.00 kvar fixed capacitor bank at node TFS_2_2.
Placed 8 fixed capacitor bank(s).
Placed 0 switched capacitor bank(s).
Initial system loss: 134.42 kW 278.17 kvar
Final system loss: 98.58 kW 202.32 kvar
-----------------------------------------------------
Power savings: 35.83 kW 75.85 kvar
CAPO analysis completed;

VI.3.3. Tổng hợp kết quả bù


BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ CHẠY BÀI TOÁN CAPO
GHI
Tên tuyến dây
SỐ BÙ TĨNH BÙ ỨNG ĐỘNG TỔNG (KVAr) CHÚ
600KVAr/Bộ Cộng 600KVAr/Bộ Cộng
1 Bảy Hiền 1 600 600
2 Hóc Môn 5 3,000 2 1,200 4,200
3 Thường Kiệt 8 4,800 8 4,800 9,600
4 Long Quân 10 6,000 6,000
5 TSF 8 4,800 4,800
6 Bàu Cát 5 3,000 3,000

86
7 Thăng Long 2 1,200 1,200
CỘNG 39 23,400 10 6,000 29,400

Dữ liệu mẫu có sẵn trên CD-ROM/DATA

Hết chương !

87
CHƯƠNG 4:
XỬ LÝ SỐ LIỆU
CHƯƠNG 4:
XỬ LÝ SỐ LIỆU
Xác định công suất tiêu thụ của từng phụ tải là bài toán đầu tiên cần giải
quyết cho mọi bài toán tính toán trong lưới điện. Đây cũng là vấn đề được nhiều
Công ty Điện lực quan tâm nhằm lựa chọn phương pháp thu thập dữ liệu khả dụng
với hiện trạng.
Do vậy để thực hiện chương trình PSS/ADEPT phục vụ cho công việc tính
toán lưới điện chúng tôi đã phải xử lý các thông số hiện tại Điện lực có được theo
phương án sẽ được trình bày trong mục 2 phần xử lý số liệu đầu vào nhập cho
chương trình PSS/ADEPT.
Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp thêm nhiều công cụ hỗ trợ xử lý dữ liệu.
Chuyển đổi nhiều định dạng dữ liệu qua lại với dữ liệu của phần mềm PSS/ADEPT.
Sau đây trình bày một số phương án thu thập, xử lý dữ liệu phục vụ cho số liệu
đầu vào các bài toán tính toán phân tích trong các phần mềm chuyên ngành điện.

89
I. Các phương pháp thu thập số liệu
Hiện nay, tại các Công ty Điện lực phổ biến 2 hình thức thu thập số liệu lưới
điện như sau:
Thu thập trực tiếp: Do các đơn vị quản lý lưới điện trực tiếp đi đến các vị trí,
dùng thiết bị đo cầm tay thu thập số liệu. Số liệu thu thu được bằng hình thức này
bao gồm: Số liệu vận hành máy biến thế như: Dòng tải (A), Cosϕ, điện thế (V),…
theo định kỳ.
Thu thập từ xa: Dựa vào hệ thống SCADA, do các đơn vị vận hành lưới điện
tại các trạm trung gian, sử dụng các thiết bị đo hiện đại thu thập số liệu. Số liệu thu
thu được bằng hình thức này bao gồm: Số liệu vận hành máy biến thế trung gian,
các phát tuyến gồm một số thông số như: Dòng tải (A), Cosϕ , điện thế (V), công
suất P,… theo qui trình vận hành.

II. Các phương pháp xử lý số liệu


II.1.1. Phương án công suất tiêu thụ trung bình

II.1.1.1. Giới thiệu


Phương án này chủ yếu dựa trên tỷ số giữa công suất lắp đặt của MBT hạ áp
hay điện năng tiêu thụ với đồ thị phụ tải đo được tại phát tuyến trung gian. Hay nói
cách khác giả thiết các phụ tải đều có đồ thị phụ tải giống nhau.

II.1.1.2. Công thức tính công suất phụ tải dựa trên điện kế tổng tại
trạm hạ thế:
Atram i P(t ) lora
P (t ) tram i = (1)
Alora

Với: Atram i : Tổng điện năng tiêu thụ tại trạm hạ thế i trong tháng
A lộ ra : Điện năng tiêu thụ tại lộ ra trung thế
P(t)Lộ ra : Công suất tiêu thụ tại lộ ra trung thế thời điểm khảo sát
P(t) tram i : Công suất tiêu thụ tại trạm thời i điểm khảo sát
Nếu việc xác định tổng điện năng tiêu thụ tại từng trạm và điện năng tiêu thụ
tại lộ ra trung thế là khó khăn, chúng ta có thể áp dụng công thức này theo tỉ lệ công
suất lắp đặt của từng máy biến thế với tổng công suất lắp đặt máy biến thế của toàn
lộ ra, với giả thiết công suất tiêu thụ tỷ lệ thuận với công suất đặt của trạm biến thế,
chi tiết công thức thể hiện ở công thức dưới đây.

90
II.1.1.3. Nhận xét:
Ưu điểm: Tính toán phụ tải nhanh chóng, đơn giản, phù hợp cho các khu công
nghiệp lớn hay phạm vi cung cấp tập trung.
Nhược điểm: Thực tế do đường dây trung thế cung cấp điện năng trải rộng,
qua nhiều khu vực mà tính chất tiêu thụ phụ tải rất khác nhau, nên khi áp dụng công
thức (1) làm tổn thất đường dây không chính xác so với thực tế.
Sử dụng công thức (1) để xác định công suất tiêu thụ của các phụ tải của lộ ra
Bờ Băng. Đồ thị phụ tải đo tại trạm Nhà Bè qua hệ thống SCADA trong 1 ngày có
dạng như hình 1.

700
600
500
400
300
200
100
0
1

11

13

15

17

19

21

23
Hình 1: Đồ thị phụ tải ngày của lộ ra Bờ Băng (dòng điện A/giờ)
(Trích dẫn từ số liệu của Trung tâm Điều độ-Thông tin, công ty Điện lực
TP. HCM)

II.1.2. Phương án công suất tiêu thụ trung bình bổ sung

II.1.2.1. Giới thiệu


Thực chất phương án này hoàn toàn tương tự như phương án trên, tuy nhiên có
thu thập thêm một số đồ thị phụ tải có được tại các Recloser và LBS tại các nhánh
rẽ. Áp dụng công thức (1) cho từng nhánh rẽ và các đoạn trục có thông số lấy được
từ Recloser.

II.1.2.2. Nhận xét:


+ Ưu điểm: Chính xác hơn phương án 1, do phạm vi cung cấp của từng nhánh
rẽ cho các khu vực không quá lớn, tính chất của đồ thị phụ tải không khác nhau
nhiều, vì vậy có thể xem xét đây là một phương án mang tính hiệu quả cao nhất khi
cần tính toán nhanh tình trạng lưới điện mà không nhất thiết cần độ chính xác cao.

91
+ Nhược điểm: Thực tế không phải đường dây trung thế nào cũng được lắp đặt
đủ số bộ ghi dữ liệu có sẵn trong các khoá điện. Đôi khi các Recloser của một số
nhà sản xuất chỉ ghi lại được các thông số Imax, hay thời điểm sự cố … chủ yếu
phục vụ cho các công tác xác định nguyên nhân sự cố …
Trình tự phương án này bao gồm các bước sau:
Bước 1: Công suất tác dụng của các trạm biến áp trong khu vực do nhánh rẽ
cung cấp được xác định theo công thức (2) như sau:
Atrami P(t ) nhanh re
P(t ) trami =
Anhanh re
(2)
Với: Atram i: Tổng điện năng tiêu thụ tại trạm hạ thế i trong tháng
A nhánh rẽ : Điện năng tiêu thụ tại lộ ra trung thế
P(t)nhánh rẽ : Công suất tiêu thụ tại lộ ra trung thế thời điểm khảo sát
P(t) tram i : Công suất tiêu thụ tại trạm i thời điểm khảo sát
Vì các chỉ số điện năng kế tổng tại các trạm trên cùng một nhánh được ghi
theo các phiên lộ trình khác nhau nên để có kết quả chính xác cần có giá trị điện
năng kế trong thời gian dài để giảm mức độ ảnh hưởng do sai biệt phiên lộ trình.
Tuy nhiên công tác ghi nhận giá trị điện năng tiêu thụ của từng trạm cũng không
phải dễ dàng cho từng thời điểm. Vì vậy có thể áp dụng công thức (3) với giả thiết
công suất tiêu thụ tỷ lệ thuận với công suất đặt của trạm biến thế.
Straïm i P(t )nhaùnh reõ
P(t )traïm i = n

∑S traïm i
i =1 (3)
Với: Stram i : Công suất lắp đặt MBA của trạm i
Stram i : Tổng công suất lắp đặt tại khu vực nhánh rẽ cung cấp
P(t)nhánh rẽ : Công suất tiêu thụ tại lộ ra trung thế thời điểm khảo sát
P(t) tram i : Công suất tiêu thụ tại trạm i thời điểm khảo sát
n : số trạm biến áp hạ thế có trên nhánh rẽ
Hệ số công suất của trạm được lấy bằng hoặc cao hơn hệ số công suất đo được
tại các nhánh rẽ hoặc lộ ra. Lý do này có thể giải thích như sau: Hầu hết lưới điện hạ
thế của các trạm biến thế hạ áp đều dùng cáp ABC có giá trị trở kháng rất bé (0.07 –
0.085 Ohm/km), có nhiều tải tiêu thụ ở từng trạm hạ thế được bù công suất phản
kháng, nhưng trở kháng đường dây trung thế cao dẫn đến hệ số công suất trên
đường dây trung thế thấp.

92
Bước 2:
Chạy chương trình các chức năng tính toán của phần mềm.
Bước 3:
Xác định các phụ tải còn lại trên trục chính, có thể xác định từ hiệu của đồ thị
tổng đo được tại lộ ra và các đồ thị phụ tải nhánh rẽ theo công thức (1)

II.1.3. Phương án xây dựng đồ thị phụ tải từ đồ thị phụ tải hạ thế chuẩn

II.1.3.1. Giới thiệu


Phương án này chủ yếu dựa vào tính chất qui định loại đồ thị phụ tải của trạm
biến thế hạ áp. Các dạng đồ thị được đo đạc trong thời gian dài để có được đồ thị
đặc trưng. Việc phân chia các loại trạm biến thế hạ áp có thể dựa vào tỷ lệ thanh
toán trên hoá đơn tiền điện. Từ các đồ thị phụ tải chuẩn, năng lượng điện năng tiêu
thụ và loại trạm, ta có thể xây dựng được đồ thị phụ tải tại nhánh rẽ hay đoạn trục
của bất cứ đường dây trung lế nào.

II.1.3.2. Nhận xét:


Có thể nói đây là phương án có độ chính xác cao nhất có thể thực hiện được
mà không cần đầu tư thêm bất cứ một thiết bị ghi dữ liệu nào lên lưới.
Các đồ thị phụ tải đo được trên các nhánh chủ yếu dùng để kiểm tra mức độ
chính xác của tính chất loại tải được xác định trên các hoá đơn thu tiền điện.
Tuy nhiên một nhược điểm hết sức lớn đấy là phải xác định đồ thị phụ tải
chuẩn thuần cho từng loại hình tiêu thụ điện như Thương nghiệp, khách sạn, nhà
hàng; Quản lý và tiêu dùng dân cư ; Công nghiệp xây dựng …. Thực tế các trạm
biến thế hạ áp cung cấp cho nhiều loại hộ tiêu thụ khác nhau. Việc đặt bộ ghi dữ
liệu tại các trạm biến thế hạ áp gặp khó khăn trong việc bảo quản, an ninh và số
lượng trạm cần khảo sát quá nhiều

93
Xây dựng

Hình 2:Xác định đồ thị phụ tải của các trạm trên trục chính
(Trích dẫn từ số liệu của Trung tâm Điều độ-Thông tin, công ty Điện lực
TP. HCM)
Đồ thị phụ tải xây dựng theo phương án 3 được trình bày tại hình trên. Trong
hình này cũng so sánh mức độ sai lệch giữa đồ thị xây dựng và đồ thị phụ tải ghi
nhận từ hệ thống SCADA. Các số liệu trong chương trích dẫn từ số liệu của Trung
tâm Điều độ-Thông tin, công ty Điện lực TP. HCM.

II.2. Phương án sử dụng


Sử dụng phương án 1: Phương án công suất tiêu thụ trung bình, theo phương
án này chủ yếu dựa trên tỷ số giữa Điện năng tiêu thụ và công suất sử dụng tại các
phát tuyến của trạm trung gian để xác định công suất sử dụng trung bình của từng
trạm biến thế, có đối chiếu với công suất định mức của từng phụ tải.
Theo công thức trên đã thu thập các dữ liệu sau:
Bước 1: Thu thập bảng phụ tải của 7 phát tuyến tại các trạm trung gian trọn
tháng (tháng 7/2004) và tính toán ra dòng tải trung bình, max, min của từng tuyến.
Bước 2: Thu thập Điện năng tiêu thụ của từng phát tuyến (tháng 7/2004)
được cung cấp từ Phòng kinh doanh của Điên lực thông qua việc đọc chỉ số điện kế
đầu nguồn vào đầu tháng, từ số liệu này Điện lực Tân Bình tính toán được cosϕtrung
bình cho mỗi phát tuyến, từ cosϕtrung bình tính toán được công suất trung bình cho

94
từng phát tuyến. Sau đó tính toán được thời gian sử dụng trung bình của toàn phát
tuyến.
Bước 3: Thu thập Điện năng tiêu thụ của từng trạm (tháng 7/2004) được cung
cấp từ Phòng kinh doanh của Điện lực thông qua tập tin hóa đơn của từng trạm
khách hàng và trạm công cộng. Từ số liệu này tính toán được công suất trung bình
của từng trạm, trường hợp trên tập tin hóa đơn không có Điện năng phản kháng thì
Điện lực Tân Bình tạm xem cosϕtrung bình của trạm bằng cosϕtrung bình của phát tuyến
đó.
Đánh giá ưu khuyết điểm của phương án công suất trung bình.
Ưu điểm: Thu thập được số liệu nhanh chóng và đầy đủ, tính toán dễ dàng và
phù hợp. Tính chính xác tại đầu nguồn cao.
Nhược điểm: Theo phương án trên tính chính xác trên từng phụ tải sẽ không
phù hợp, còn tuỳ thuộc vào sơ đồ vận hành lưới điện. Không thể xây dựng trong
thời gian ngắn vì độ chính xác của tính trung bình sẽ không cao.

III. Nhu cầu chuyển đổi dữ liệu.


PSS/ADEPT là phiên bản nâng cao trên Windows của PSS/U. Nhìn chung dữ
liệu của PSS/ADEPT gồm 02 phần:
• Phần đồ họa: minh họa trực quan sơ đồ lưới điện.
• Phần dữ liệu thuộc tính: Dạng bảng (Foxpro, Excel…). Chứa thông tin
lưới điện ứng với các phần tử đồ họa.
Để kế thừa và không lãng phí công sức của quá trình sử dụng PSS/U và tận
dụng tối đa cấu trúc dữ liệu trên PSS/ADEPT, các Công ty Điện lực đề ra một số
nhu cầu chính yếu như sau:
• Các sơ đồ Vận hành lưới điện tại các Công ty Điện lực được vẽ và cập
nhật thường xuyên nên rất phù hợp với thực tế, vì thế nếu tận dụng
ngay dữ liệu đồ họa sẵn có này để chuyển vào PSS/ADEPT thì sẽ hòa
nhập ngay vào công tác quản lý vận hành tại các Công ty Điện lực.
• Các sơ đồ Địa dư lưới điện tại các Công ty Điện lực được xây dựng trên
nền tảng hệ thống thông tin địa lý GIS (Geographic Information
System) với dữ liệu thường được thiết kế bằng các phần mềm như
Mapinfo, Arcview, v.v… Các dữ liệu này hoàn toàn có cấu trúc tương
thích với cơ sở dữ liệu PSS- Adept, vì thế đây cũng là nguồn dữ liệu để
chuyển vào PSS/ADEPT.

95
• Bản thân PSS/ADEPT không hỗ trợ thiết kế đồ họa như các phần mềm
khác (AutoCAD, ,vv…), vì thế chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn trong
việc thiết lập sơ đồ lưới điện nếu không có một sự định hình hoặc một
tham chiếu nền được xác định trước.
Ngoài ra, về phần dữ liệu thuộc tính: nếu cập nhật một cách thủ công trên
PSS/ADEPT chúng ta không tận dụng được các dữ liệu hiện có tại các Công ty
Điện lực trong các mặt quản lý Kinh doanh – Kỹ thuật và nhất là các dữ liệu này
luôn thay đổi, ngoài ra việc nhập liệu một cách thủ công như vậy sẽ dễ dẫn đến sai
sót khó kiểm soát được. Do đó chúng ta phải sử dụng PSS/ADEPT với một hướng
tiếp cận khác phù hợp với môi trường quản lý Kinh doanh – Kỹ thuật của các Công
ty Điện lực và tương thích với các hệ thống SCADA được triển khai sau này.

IV. Tìm hiểu về CSDL của PSS/ADEPT.


Do tính bảo mật của Cơ sở dữ liệu này không phải là trọng tâm nghiên cứu của
chúng tôi cho nên vấn đề đặt ra là giao tiếp, kết xuất và hỗ trợ của phần mềm này về
mặt dữ liệu là như thế nào.

IV.1. Giao tiếp của phần mềm:


Tập in chính của PSS/ADEPT có phần mở rộng là “.adb” ngoài ra còn cho
phép người dùng mở các tập tin thuộc họ PSS dưới dạng “.dat”, “.slu”, “.dmp”.
Điều này hổ trợ chúng ta được sử dụng các dữ liệu từ PSS/U.

Riêng đối với các File *.dat thì dữ liệu hoàn toàn đọc được vì nó lưu trữ dưới
dạng Text. Nội dung File này (đính kèm ở phần phụ lục) được trình bày như sau:

96
Đây là File text có bố cục trình bày theo một cấu trúc rõ ràng có thể phân
tích như sau:
.

. Nội dung phần tiêu đề.


.

END/ TITLE Kết thúc phần tiêu đề.
.
. Nội dung phần thông số thiết lập cho lưới điện.
.

END/ PARAMS Kết thúc phần thông số thiết lập cho lưới điện.
.
. Dữ liệu phần Nodes (Nút)
.

END/ NODES Kết thúc dữ liệu phần Nodes.
.
. Dữ liệu phần Source (Nguồn)
.

END/ SOURCE Kết thúc dữ liệu phần Source.
.
. Dữ liệu phần Branch (Đường dây & TBĐC)
.

END/ BRANCH Kết thúc dữ liệu phần Branch.
.
. Dữ liệu phần Transformer (MBA phân phối)
.

END/ TRANSF Kết thúc dữ liệu phần Transf.
.
. Dữ liệu phần Loads (Phụ tải)
.

97
END/ LOADS Kết thúc dữ liệu phần Loads.
.
. Dữ liệu phần Capacitor (Tụ bù)
.

END/ CAPS Kết thúc dữ liệu phần Caps.
.
. Tiếp tục cho các phần tử khác của hệ thống (nếu có)

IV.2. Kết xuất của phần mềm:


Ngoài việc giao tiếp của phần mềm như trình bày nêu trên, PSS/ADEPT cho
phép chúng ta kết xuất dữ liệu ra các file ở dạng “.XLS”. Dữ liệu của các phần tử
lưới điện (Network) được PSS/ADEPT cho phép xuất ra các file Excel (.XLS) theo
yêu cầu của người dùng gồm: Nodes, Lines, Switches, Transformers, Series
Capacitors, Static Loads, MWH Loads, Sources, Induction Machines, Synchronous
Machines, Capacitors, v.v… Các File này (đính kèm ở phần phụ lục) giúp cho
người dùng mở rộng sự thiết lập các quan hệ với dữ liệu hiện có trong quá trình
quản lý để cập nhật mới thông tin.

98
V. Chương trình chuyển đổi và tính toán các thông số
đầu vào cho PSS/ADEPT.
V.1. Thu thập dữ liệu:
Chương trình PSS/U thiết lập thông tin lưới điện và thu thập chúng vào 13
Sheet file từ Excel. Các Sheet file này có thể được tích hợp từ các dữ liệu của
Mapinfo, Esri, ArcView, AutoCAD, v.v… các lưu ý về mặt đồ họa như sau:
Một điểm bất kỳ M(x,y) được vẽ trên phần mềm AutoCAD hay các phần
mềm GIS khi thu thập và chuyển đổi:
• Đối với PSS/U: để M(x,y) thỏa yêu cầu giao diện đồ họa cho người sử
dụng (Graphical User Interface -GUI), GUI của PSS/U cần tuân thủ các
phép biến đổi hình học thỏa mãn các thông số về mặt phẳng thể hiện
lưới điện (kích thước chiều ngang, dọc); khoảng cách các đường vạch
trên trục x, y; hệ số chiếu ngang, dọc tối ưu của màn hình trên GUI và
thông số xác định độ phân giải của các đường chiếu. (Tham khảo các
công thức theo tài liệu đính kèm ở phần phụ lục).
• Đối với PSS/ADEPT: giao diện đồ họa chấp nhận trực tiếp M(x,y).
Đây là một ưu điểm mạnh của PSS/ADEPT giúp phần mềm này có thể
hòa nhập ngay vào các dữ liệu được thiết kế từ Hệ thống Thông tin Địa
lý (GIS).

V.2. Chương trình ứng dụng:


Gồm 03 chương trình:
• Chuyển Excel --> DAT File. (1)
• Tính Công Suất Nguồn. (2)
• Tính Tổng Trở Máy Biến Thế. (3)
-Chuyển Excel --> DAT File. Thực hiện chuyển đổi dữ liệu từ 13 Sheet file
của Excel thành .DAT file.
-Tính Công Suất Nguồn: Tính tổng trở nguồn từ công suất ngắn mạch 1 pha
hoặc 3 pha tại thanh cái trạm trung gian. Nhân rộng chương trình này dùng giả lập
nguồn tại các điểm giao nhận (ranh giới quản lý) nếu đường dây cung cấp cho nhiều
Điện lực.
-Tính Tổng Trở Máy Biến Thế. Chương trình tính tổng trở MBA từ các thông
số: Điện áp sơ cấp, thứ cấp; tổ đấu dây; Công suất biểu kiến; Tổn hao không tải,
ngắn mạch, điện áp ngắn mạch phần trăm (Un%).

99
VI. Chuyển đổi các lọai định dạng dữ liệu
VI.1. Nhập liệu theo bảng tính Excell:
Trước đây, Điện Lực đã sử dụng phần mềm PSS/U để tính toán phân bố công
suất trên lưới điện. Phần mềm này được nhập liệu bằng bảng tính Excel các thông
số tên nút, tọa độ nút, tên nguồn, toạ độ nguồn, nhánh liên kết nút, thông số nhánh,
số lượng tụ bù và vị trí gắn tụ, phụ tải tại nút. Bảng tính này có thể chỉnh sửa trong
giao diện PSS/U như chỉnh sửa trong Excel. Tuy nhiên, trong phần mềm
PSS/ADEPT không sử dụng bảng tính Excel trực tiếp cập nhật số liệu được. Việc
nhập liệu bằng bảng tính Excel rất tiện lợi do sử dụng được cơ sở dữ liệu sẵn có của
Điện Lực với các file dữ liệu .dbf, .xls qua các chương trình quản lý Điện Lực vẫn
đang sử dụng.

100
VI.2. Sử dụng chương trình chuyển bảng tính Excel sang dữ liệu dạng
.dat:
Chương trình PSS/ADEPT có thể đọc các file dạng .dat của chương trình
PSS/U như một cách kế thừa và sử dụng lại các dữ liệu cũ. Tận dụng khả năng này,
Trung tâm điều độ thông tin đã cung cấp chương trình chuyển dữ liệu từ file dạng
Excel (.xls) sang file dạng text (.dat). Điều này giúp ích rất nhiều cho công tác nhập
liệu của chương trình, tận dụng được các cơ sở dữ liệu đã có trước đây của Điện
Lực sử dụng phần mềm PSS/U cũng như những số liệu mới trong các cơ sở dữ liệu
dạng .dbf, .xls.
Sau khi nhập các số liệu cần thiết vào bảng tính Excel, Điện Lực Sài Gòn sử
dụng chương trình chuyển dữ liệu sang dạng .dat, sẵn sàng dùng PSS/ADEPT xử lý
dữ liệu.

VI.3. Sử dụng chương trình PSS/ADEPT chạy file .dat:


Do file dạng .dat được chuyển từ file .xls của Excel nên khi dùng chương trình
PSS/ADEPT để chạy có thể sẽ báo lỗi. Các lỗi sẽ được chương trình thông báo rõ
ràng nên người sử dụng có thể xử lý tất cả các lỗi. File .dat đã sửa lỗi chạy bình
thường trong chương trình. Người sử dụng có thể xóa, sửa, thêm, bớt cho mạng lưới
hiển thị trên giao diện của chương trình và lưu file dưới dạng .adp (file của
PSS/ADEPT) hoặc .dat (để cập nhật và sửa chữa theo bảng tính Excel).
Một tiện ích đáng chú ý của chương trình PSS/ADEPT là khả năng ráp sơ đồ
các tuyến dây lại với nhau thành một sơ đồ lớn để tính toán tổng quát.

101
VI.4. Chỉnh sửa dữ liệu bằng Hot Embeded Systems 2.0:
Hệ thống điện do Điện Lực quản lý là hệ thống có sự thay đổi liên tục về số
lượng trạm biến thế, công suất phụ tải,... Do đó cần được cập nhật, chỉnh sửa
thường xuyên. Nếu dữ liệu thay đổi không nhiều có thể chỉnh sửa trực tiếp trong
chương trình PSS/ADEPT khi xử lý file dữ liệu. Tuy nhiên, có những dữ liệu cần
chỉnh sửa với khối lượng lớn (như thay đổi hàng loạt thông số phụ tải, dời tọa độ
nhiều điểm nút, thay đổi cấp điện áp vận hành của hàng loạt điểm nút...) thì việc
chỉnh sửa trực tiếp tốn rất nhiều thời gian và có thể gặp nhiều sai sót.
Điển hình trong việc tính toán lưới điện, cần thay đổi phụ tải hàng trăm điểm
nút cho phù hợp, hoặc liên kết nhánh tương tự nhau từ điểm nút trạm ngầm ra các
điểm nút trạm nổi. Điều cần chú ý là khi đã chạy chương trình PSS/ADEPT, chỉnh
sửa những điểm sai sót cần xuất ngược dữ liệu ra dạng bảng tính EXcel để cập nhật
thì chương trình này cũng không hỗ trợ.

Hết chương !

102
CHƯƠNG 5:
BỔ SUNG THÔNG SỐ DÂY
DẪN VÀO TỪ ĐIỂN DÂY DẪN
CHƯƠNG 5:
BỔ SUNG THÔNG SỐ DÂY DẪN VÀO TỪ ĐIỂN
DÂY DẪN.
Điện trở và điện kháng (thứ tự thuận, thứ tự không) của đường dây là các
thông số quan trọng khi tính toán các bài toán trong truyền tải và phân phối điện
năng. Các giá trị này ngoài việc phụ thuộc vào bản chất của dây dẫn (hoặc cáp)
còn phụ thuộc vào cách lắp đặt của chúng như thế nào. Có nghĩa là ngoài thành
phần tự thân của dây dẫn (hoặc cáp) thì còn có thành phần tương hổ giữa các pha
trong mạch và của các mạch có vị trí lân cận. Có thể lấy VD khi thay đổi vị trí ba
pha của một mạch điệc hay khi mạch điện được lắp đặt gần một mạch điện khác thì
các giá trị dặc trưng nêu trên chắc chắn sẽ thay đổi. Để thuận tiện cho người sử
dụng trong việc tính toán các thông số đường dây, PSS/ADEPT cung cấp một
module tính toán riêng là :LINE CONSTANT. Ta có thể sử dụng module này để tính
toán các thông số của đường dây dựa trên tính chất các loại dây dẫn hay cáp trong
tập tin thư viện *.con qui định của chương trình.Trong tập tin này có liệt kê các loại
dây dẫn (theo chuẩn nào đó , thường là của MĨ ) hiện hữu cùng với các đặc tính kĩ
thuật của nó. Ta có thể dùng chương trình NOTEPAD để thay đổi các thông tin này
phù hợp với mạng điện cụ thể của chúng ta, cũng như cập nhật các loại dây dẫn
khác ko có trong thư viện. Vấn đề đó ta sẽ bàn sau, ở đây trình bày cách thức sử
dụng module LINE CONSTANT để tính toán thông số đường dây.
PSS/ADEPT cung cấp một cơ sở dữ liệu các thiết bị bảo vệ phục vụ cho bài
toán tính phối hợp bảo vệ. Ngoài việc cung cấp các thiết bị bảo vệ có sẳn trong
CSDL , PSS/ADEPT còn cho phép người dùng thay đổi các đặc tính kĩ thuật của
các thiết bị đó cũng như cập nhật thêm các thiết bị bảo vệ khác ko có trong CSDL.
Khả năng này của PSS/ADEPT rất quan trọng vì khi ứng dụng PSS/ADEPT phân
tích các mạng điện khác nhau chúng ta sẽ phải đối mặt với các thiết bị bảo vệ rất
đa dạng do nhiều hãng sản xuất khác nhau trên thế giới. Một khi trên hệ thống của
chúng ta có các thiết bị khác với các thiết bị đã có trong CSDl chúng ta dể dàng
cập nhật thêm để sử dụng. CSDL này có tên PTIProt. có địa chỉ: C:\Program
Files\PTI\PSS-ADEPT5\Database (giả sử C: là ổ đĩa cài đặt PSS/ADEPT , nếu cài
đặt PSS/ADEPT ở ổ đĩa khác thì ta có thể thay đổi tên ổ đĩa tương ứng)

104
I. Các định nghĩa sử dụng trong module
Hành lang lưới điện (coridor): một nhóm các mạch điện có vị trí song song
với nhau (vì thế một mạch có ảnh hưởng đáng kể đến các mạch khác). Chiều ngang
của hành lang này vào khoảng 30 đến 500 feet (khoảng 10 đến 150 mét) và chiều
dài rất lớn (lên đến hàng trăm Kilomet)
Vị trí mắc dây (Position) hay bó dây(bundle) : Gồm một nhóm nhiều dây dẫn
song song (hoặc chỉ một dây dẫn) cùng loại sắp xếp có trật tự xung quanh một điểm
trung tâm, được nối với nhau làm sao cho mỗi dây dẫn trong nhóm đều có điện áp
như nhau. Mỗi vị trí mắc dây có thể tương ứng với một dây pha hoặc dây nối đất.
Một nhóm các vị trí mắc dây hợp lại thành mạch điện.
Mạch điện (Circuit) : gồm một mhóm các bó dây song song dùng để truyền tải
điện năng. Mỗi bó dây tương ứng với một pha hoặc dây trung tính. Pha (A, B hay
C) tương ứng với mỗi bó dây phụ thuộc cty Điện lực và có thể thay đổi theo thời
gian. Môix bó dây trong mạch điện chỉ tương ứng với một pha nhưng một pha của
mạch điện có thể bao gồm nhiều bó dây. Nhiều mạch điện (đuờng dây) song song
gần nhau hợp thành hành lang lưới điện.
Ungrounded position : bó dây ko được tiếp đất
Grounded Position : bó dây được tiếp đất
Shield wire :tương tự như grounded position
Conductor : Dây dẫn tải dòng điện, mỗi bó dây gồm một hay nhiều dây dẫn
Conductor type :loại dây dẫn, VD: ACSR, AAC, AAAC, CU, EHS, ACAR….
Conductor Name :
Wire : cách gọi khác của dây dẫn, đặc biệt là dây nôi đất
Phase :
Conductor resistance : điện trở ac (xoay chiều) mỗi đv chiều dài dây dẫn ở
nhiệt độ thiết kế
Conductor reactance : kháng trở ac (xoay chiều) mỗi đv chiều dài dây dẫn ở
nhiệt độ và khoảng cách thiết kế.(khoảng cách thiết kế thường chọn bằng 1 foot
(~30 cm) hoặc một mét.
Conductor diameter : kích thước vật lý của dây dẫn

105
Circuit Impedance : tổng trở của một đv chiều dài đường dây (Ώ/đv chiều
dài), có hai thành phần một thành phần thực là điện trở và thành phần ảo là kháng
trở
Circuit Admittance : tổng dẫn của một đv chiều dài đường dây (siemen/đv
chiều dài hay mho/đv chiều dài), ccũng gồm hai thành phần là điện dẫn (Thành
phần thực) và điện nạp (Thành phần ảo)
Sag : Độ võng của đường dây,
Earth resistivity : điện trở suất của đất kí hiệu thường là ρ và đơn vị là Ώ*đv
chiều dài. Ngoài ra còn có khái niệm suất dẫn là nghịch đảo của điện trở suất kí hiệu
là δ.

Để hiểu rõ hơn ta xem trong hình dưới đây:

106
II. Giao diện chương trình

II.1. Thanh công cụ của chương trình

II.2. Thiết lập các tham số của chương trình


chọn mục Options/Setup từ Menu chính hoặc nút Change Default trên thanh
công cụ
Bảng Option gồm 3 tab là USER, CIRCUIT và CORIDOR như sau

107
Tab này cho phép người dùng thiết lập môi trường làm việc chung : hiển thị
hành lang lưới điện nhu thế nào, màu sắc hiển thị; Hệ đơn vị sử dụng; loại dây dẫn
mặc định làm dây tiếp đất; loại dây dẫn mặc định làm dây pha, các thông số tổng
quát về tần số ….

108
Tab này cho phép người dùng thiết lập các giá trị mặc định của mạch điện
(hay đương dây). Các giá trị mặc định này được gán cho các mạch điện được tạo
mới. Bao gồm các thông số : tên mặc định của đường dây, số lượng bó dây
(position) trên đường dây; thông số của bó dây (tên, tình trạng nối đất, toạ độ
ngang, cao độ, độ võng, khoảng cách giữa hai dây trong bó, góc nghiêng, số lượng
dây dẫn trong bó, loại dây dẫn sử dụng)

109
Tab này cho phép người dùng thiết lập các giá trị mặc định của hành lang lưới
điện. Bao gồm : điện trở suất của đất, số lượng đường dây, ghi chú thêm ….

110
III. Các thao tác vẽ và tính toán cơ bản
Để thuận tiện ta lấy ngay ví dụ sau đây (có trong USER GUILD của chương
trình).

Ở ví dụ trên ta thấy hành lang lưới điện bao gồm hai đường dây đặt gần nhau
(khoảng cách là 75 feets). Các số liệu về số lượng bó dây trên mỗi đường dây, số
lượng dây dẫn trên mỗi bó dây, cũng như các khoảng cách , vị trí đều được mô tả tỉ
mỉ và chính xác trong hình. Để thực hiện tính toán các giá trị điện trở và kháng trở
(thứ tự thuận, không) của 2 đường dây trên ta thự hiện như sau.

Vẽ một đường dây vào hành lang lưới điện. Dùng nút Add New Circuit trên
thanh công cụ.

111
Chọn tên và vị trí ngang của đường dây.Trên màn hình hành lang lưới điện
xuất hiện đường dây tại vị trí ta đã xác định .

Click chuột vào ô vuông bao quanh đường dây để nhập các thông số của
đường dây này, bao gồm: tên đuờng dây, vị tríc ủa đường dây, số lưọng bó dây trên
đương dây, tên của từng bó dây (đồng thời xác định bó dây tải pha nào hoặc là dây
trung tính); toạ độ ngang và cao độ của từng bó dây, độ võng; khoảng cách giữa các
dây dẫn trong bó dây; góc nghiêng ; số lượng dây dẫn trong từng bó dây, loại dây
dẫn sử dụng….

112
Cửa sổ chọn loại dây dẫn như sau :

Ta có thể chọn loại dây dẫn sử dụng phù hợp từ danh sách rất nhiều loại dây
dẫn này. Danh sách này được qui định trong tập tin .CON của chưong trình. Nếu ko
có loại dây dẫn phù hợp chúng ta phải tiến hành cập nhật tập tin.CON này (Dùng
NOTEPAD để thực hiện, chi tiết được đề cập sau)
Tương tự thực hiện với đường dây còn lại. Khi đó trên màn hình hành lang
lưới điện xuất hiện cả hai đường dây.

113
Tiến hành tính toán ta sử dụng nút Calculate Impedance trên thanh công cụ.
Kết quả xuất ra trong cửa sổ như sau:

114
Kết quả tính toán gồm tất cả các tham số điện trở , kháng trở, tổng trở tự thân
và tương hổ …. của từng đường dây (cả thứ tự thuận lẫn thứ tự không)

IV. Khả năng kiểm tra lỗi tự động


Module này được tích hợp khả năng kiểm tra dữ liệu nhập vào. Nếu phát hiện
lỗi sẽ thông báo cho người sử dụng. Chức năng này hạn chế tối đa sai sót khi tính
toán (Các lối thường gặp chẳng hạn như đặt độ võng của bó dây lớn quá sinh ra
chạm giữa các bó dây hay giữa bó dây với đất….)

Hết chương !

115
CHƯƠNG 6:
BIỂU DIỂN, PHÂN TÍCH VÀ
ĐÁNH GIÁ DỮ LIỆU
HỖ TRỢ RA QUYẾT ĐỊNH
CHƯƠNG 6:
BIỂU DIỄN, PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT
QUẢ PHÂN TÍCH HỖ TRỢ RA QUYẾT ĐỊNH

Trong mọi tổ chức, mọi nhà quản lý đều cần có thông tin để vạch kế hoạch, tổ
chức, để bảo đảm thực hiện chức năng của mình: Chỉ huy và kiểm soát. Hiệu quả
của quản lý liên quan chặt chẽ tới số lượng và chất lượng của thông tin mà người
quản lý nhận được. Những luồng thông tin luân chuyển trong hệ thống liên lạc của
tổ chức. Chúng không chỉ chuyển giao các phần tử cần thiết cho việc ra quyết định
mà còn phải điều phối các hoạt động của các cá nhân trong tổ chức để điều hòa
hợp lý với các mục đích của tổ chức. Thông tin được xem là thông tin quản lý nếu
được nhà quản lý cần hoặc muốn sử dụng để thực hiện tốt chức năng của họ.
Hệ thống thông tin quản lý của Điện lực hiện nay luôn được EVN đầu tư phát
triển như các chương trình CMIS, FMIS và cả phần mềm PSS/ADEPT.
Với phần mềm PSS/ADEPT, ta dễ dàng thực hiện các thao tác biểu diễn, phân
tích và đánh giá các kết quả phân tích lưới điện từ phần mềm. Với các thông tin này
giúp chúng ta quản lý và ra quyết định trong quá trình công tác. Các kết quả tính
toán của phần mềm, giúp phân tích, lập kế hoạch, quản lý và ra quyết định.
Hệ quyết định: Thực hiện các tác vụ quản lý đưa ra các quyết định chiến lược,
chiến thuật trong thời gian ngắn hạn hoặc dài hạn.
Hệ tác nghiệp: Gồm các hoạt động thực hiện các công việc có tính cạnh tranh
để mục tiêu đã xác định bởi hệ quyết định.
Hệ thông tin: Thực hiện việc liên hệ giữa 2 hệ bảo đảm cho chúng vận hành
để đơn vị đạt các mục tiêu đề ra.
Bằng các minh hoạ cụ thể được trình bày trong chương, hy vọng sẽ giúp cho
các quá trình này diễn ra hiệu quả và nhanh chóng.

117
I. Biểu diễn
I.1. Xem các chiều phân bố công suất
Ta có thể xem các chiều phân bố công suất (dòng chảy) ngay trực tiếp trên sơ
đồ sau khi thực hiện giải bài toán phân bố công suất. Chiều phân bố của công suất
thể hiện cho cả 2 thành phần: thành phần công suất thực (P) và công suất kháng (Q).
Màu sắc hiển thị của các thành phần công suất có thể được chọn lựa sau cho phù
hợp nhất trên từng sơ đồ tính toán. Để thực hiện việc này, ta thực hiện như sau:
- Mở một sơ đồ lưới điện
- Chạy bài toán phân bố công suất. Kết quả chạy bài toán phân bố công suất
như sau:

Hình 86 Mở sơ đồ hiện hữu


-Chọn popmenu\Diagram Properties...

118
Hình 87 Pop menu
Hộp thoại Diagram Properties...cho phép chọn lựa nhiều cách thể hiện sơ đồ
lưới điện

119
Hình 88 Hộp thoại Diagram Properties
Tại hộp thoại này, ta cho thể chọn lựa màu sắc phù hợp để thể hiện cho các
thành phần của cả sơ đồ hay cho để thể hiện chiều phân bố của các thành phần công
suất P, Q.
Để thể hiện theo chế độ hoạt hình (chạy và nhấp nháy), ta đánh dấu vào mục
chọn “Animate” trên hộp thoại Diagram Properties.

Hình 89 Hộp thoại chọn lựa màu sắc

Để thể hiện chiều phân bố công suất theo chế độ hoạt hình trên các
sơ đồ tính toán, bạn cần hiện 3 bước sau :
1. Chạy bài toán phân bố công suất.
2. Đánh dấu vào mục chọn ”Animate” trong hộp thoại Diagram Properties
3. Chọn ”power”trong hộp danh sách ”Display” tại thẻ ”Result”

120
Để thấy được chiều phân bổ công suất ta cần thực hiện chọn “power” trong
hộp danh sách “Display” tại thẻ “Result” như sau.

Hình 90 Chọn ”power”trong hộp danh sách ”Display” tại thẻ ”Result”

I.2. Chọn màu sắc hiển thị kết quả tính toán
Phần mềm PSS/ADEPT cung cấp khả năng dùng màu sắc để thể hiện kết quả
tính toán. Để thực hiện điều này, tại hộp thoại Diagram Properties ta chọn thẻ
“Color Coding”, trong hộp danh sách “Mode” ta thấy các chủ đề có thể được thể
hiện với các màu sắc khác nhau.

121
Sau khi chon chủ đề muốn thể hiện màu ta ấn vào nút mở màu, hộp thoại chọn
lựa màu sẽ giúp ta chọn được màu sắc thể hiện mong muốn.

Hình 91 Hộp thoại Diagram Properties, chọn chủ đề “Unbalance nodes and
Branches”

II. Phân tích


II.1. Phân tích trên các sơ đồ tính toán
Sau đây minh hoạ sử dụng màu sắc đển thể hiện các nút và các nhánh trên lưới
mất cân bằng.
Tại hộp thoại Diagram Properties ta chọn thẻ “Color Coding”, trong hộp danh
sách “Mode” ta chọn chủ đề “Unbalance nodes and Branches” và chọn màu phân
tích là màu xanh dương.

Dữ liệu mẫu có sẵn trên CD-ROM/DATA

122
Hình 92 Hộp thoại Diagram Properties, chọn chủ đề “Unbalance nodes and
Branches” sẽ thể hiện
Sau khi chạy bài toán phân tích, kết quả thể hiện trên sơ đồ, phần mất cần
bằng được thể hiện bằng màu xanh dương rất thuận tiện cho việc phân tích sơ đồ.

Hình 93 Vùng mất cân bằng trên lưới

123
II.2. Phân tích trên các đồ thị
Qúa trình phân tích các mô hình lưới điện, phần mềm cung cấp cho chúng ta
rất nhiều đồ thị để giúp phân tích nhanh kết quả tính toán. Sau đây minh họa cách
thể hiện đồ thị điện áp tại một nút đã chọn.

Hình 94 Xem đồ thị điện áp

Hình 95 Đồ thị điện áp nút được chọn

124
Hình 96 Đồ thị điện áp Bus được chọn

III. Đánh giá


Sau đây minh hoạ khả năng sử dụng phần mềm để đánh giá hiệu quả các bài
toán phân tích trước và sau cải tạo nâng cấp lưới điện.
Đối tượng đánh giá ở đây là một tuyến dây trung thế thuộc Điện lực Hà Nội.
Bài toán phân tích nhằm thể hiện tính hiệu quả đạt được khi lắp các giàn tụ bù
trên lưới.
Mô hình tính toán của tuyến dây trung thế thuộc Điện lực Hà Nội đã xây dựng
trên phần mềm PSS/ADEPT như sau:

125
Hình 97 Mở lưới điện có sẵn

Hình 98 Menu Pop

126
Để thể hiện kết quả tính toán bằng màu sắc, ta chọn màu và chủ đề thể hiện
như sau:
-Chủ đề: Kết quả tính toán các theo mức điện áp.
- Màu sắc: Điện áp cao-màu xanh dương. Điện áp trung bình-màu tím. Điện áp
thấp-màu đỏ.

Hình 99 Chọn chủ đề muốn hiển thị màu

Hình 100 Hộp thoại Diagram Properties thẻ ”Color Coding”


Sau đó thực hiện giải bài toán phân bố công suất ta nhận được kết quả như
sau:

Ha Xuan Truong
Phone : 0906561078
Email : TruongHaXuan@gmail.com

127
Vùng điện áp
cao (màu xanh
Vùng điện áp
dương)
thấp (màu đỏ)

Hình 101 Hiện trạng điện áp của tuyến dây trước khi giải bài toán CAPO
Sau đây ta thực hiện chạy bài toán xác định vị trí bù tối ưu.
Các giá trị đặt cho bài toán CAPO trong hộp thoại “Analysis Option” như sau:

128
Hình 102 Hộp thoại “Analysis Option”

Vị trí bù 1
Vị trí bù 4
Vị trí bù 2

Vị trí bù 3

Kết quả chạy bài


toán CAPO

Hình 103 Kết quả tính toán CAPO: Có 4 vị trí bù cố định được lắp trên lưới

Kết quả tính toán CAPO: Có 4 vị trí bù cố định được lắp trên lưới
Solving load flow...
Load flow solution converged after 6 iterations.
Beginning CAPO analysis...
Placing 300.00 kvar fixed capacitor bank at node NODE15.
Placing 300.00 kvar fixed capacitor bank at node NODE13.
Placing 300.00 kvar fixed capacitor bank at node NODE12.
Placing 300.00 kvar fixed capacitor bank at node NODE11.

Placed 4 fixed capacitor bank(s).


Placed 0 switched capacitor bank(s).

Initial system loss: 50.35 kW 50.06 kvar


Final system loss: 41.37 kW 39.82 kvar
-----------------------------------------------------
Power savings: 8.99 kW 10.24 kvar

CAPO analysis completed; Scroll up to view messages.


Updating network...

129
Vùng thể hiện màu sắc theo mức điện áp:
Toàn bộ tuyến dây có điện áp đạt yêu cầu (điện áp cao-màu xanh dương)

Toàn bộ
tuyến dây có
điện áp đạt
yêu cầu (điện
áp cao-màu
xanh dương)

Hình 104 Hiệu quả cải thiện điện áp khi giải bài toán CAPO

130
Phần đầu tuyến
dây:Vùng điện áp
cao (màu xanh
dương) Vị trí bù 1

Phần sau tuyến


dây:Vùng điện áp
thấp (màu đỏ)

Hình 105 Tính toán CAPO sử dụng 1 tụ bù

Kết quả tính toán CAPO: Khi chỉ có 1 vị trí bù cố định được lắp trên lưới
Beginning CAPO analysis...

Placing 300.00 kvar fixed capacitor bank at node NODE15.

Placed 1 fixed capacitor bank(s).


Placed 0 switched capacitor bank(s).

Initial system loss: 50.35 kW 50.06 kvar


Final system loss: 43.13 kW 41.91 kvar
-----------------------------------------------------
Power savings: 7.23 kW 8.15 kvar

CAPO analysis completed; Scroll up to view messages.

Updating network...

Vùng thể hiện màu sắc theo mức điện áp:


-Phần đầu tuyến dây:Vùng điện áp cao (màu xanh dương)- khoảng 50%

131
-Phần sau tuyến dây:Vùng điện áp thấp (màu đỏ)- khoảng 50%

Phần đầu tuyến


dây:Vùng điện áp
cao (màu xanh Vị trí bù 2
dương) Vị trí bù 1

Phần sau tuyến


dây:Vùng điện áp
thấp (màu đỏ)

Hình 106 Tính toán CAPO sử dụng 2 tụ bù

Kết quả tính toán CAPO: Khi chỉ có 2 vị trí bù cố định được lắp trên lưới

Beginning CAPO analysis...

Placing 300.00 kvar fixed capacitor bank at node NODE15.


Placing 300.00 kvar fixed capacitor bank at node NODE13.

Placed 2 fixed capacitor bank(s).


Placed 0 switched capacitor bank(s).

Initial system loss: 50.35 kW 50.06 kvar


Final system loss: 42.18 kW 40.80 kvar
-----------------------------------------------------
Power savings: 8.17 kW 9.26 kvar

CAPO analysis completed; Scroll up to view messages.

132
Updating network...

Vùng thể hiện màu sắc theo mức điện áp:


-Phần đầu tuyến dây:Vùng điện áp cao (màu xanh dương)- khoảng 60%
-Phần sau tuyến dây:Vùng điện áp thấp (màu đỏ)- khoảng 40%

Vị trí bù 2 Vị trí bù 1

Phần đầu tuyến


dây:Vùng điện áp
cao (màu xanh
dương)

Phần sau tuyến


dây:Vùng điện áp
thấp (màu đỏ)

Hình 107 Tính toán CAPO sử dụng 3 tụ bù


Kết quả tính toán CAPO:
Khi chỉ có 3 vị trí bù cố định được lắp trên lưới
Beginning CAPO analysis...

Placing 300.00 kvar fixed capacitor bank at node NODE15.


Placing 300.00 kvar fixed capacitor bank at node NODE13.
Placing 300.00 kvar fixed capacitor bank at node NODE12.

Placed 3 fixed capacitor bank(s).


Placed 0 switched capacitor bank(s).

Initial system loss: 50.35 kW 50.06 kvar


Final system loss: 41.93 kW 40.44 kvar
-----------------------------------------------------
Power savings: 8.43 kW 9.62 kvar

133
CAPO analysis completed; Scroll up to view messages.

Updating network..
Vùng thể hiện màu sắc theo mức điện áp:
-Phần đầu tuyến dây:Vùng điện áp cao (màu xanh dương)- khoảng 90%
-Phần sau tuyến dây:Vùng điện áp thấp (màu đỏ)- khoảng 10%

Hình 108 Tính toán CAPO sử dụng 4 tụ bù


Beginning CAPO analysis...

Placing 300.00 kvar fixed capacitor bank at node NODE15.


Placing 300.00 kvar fixed capacitor bank at node NODE13.
Placing 300.00 kvar fixed capacitor bank at node NODE12.
Placing 300.00 kvar fixed capacitor bank at node NODE11.

Placed 4 fixed capacitor bank(s).


Placed 0 switched capacitor bank(s).

Initial system loss: 50.35 kW 50.06 kvar


Final system loss: 41.37 kW 39.82 kvar
-----------------------------------------------------
Power savings: 8.99 kW 10.24 kvar

134
CAPO analysis completed; Scroll up to view messages.

Updating network...

IV. Tính toán lưới điện quy mô lớn, nhiều cấp điện áp
IV.1. Điều chỉnh toạ độ
Phần mềm PSS/ADPET được sử dụng tính toán rất hữu hiệu cho lưới phân
phối. Theo nhà cung cấp, phần mềm này có thể áp dụng tính toán cho lưới truyền
tải, siêu cao áp.
Các Điện lực khu vực, sau khi áp dụng tính toán cho lưới phân phối trung thế
có thể mở rộng tính toán hoặc lưới truyền tải nếu muốn.

Bus được chọn để vẽ thêm


lưới điện hạ thế vào

Hình 109 Sơ đồ tính toán 1 tuyến dây trung thế hiện hữu chuẩn bị mở rộng

Để thực hiện tính toán cho lưới phân phối hạ thế từ 1 tuyến dây trung thế ta
thực hiện như sau:

135
Từ sơ đố tính toán 1 tuyến dây trung thế hiện hữu ta vào menu
Diagram/Adjust Coordinates,...để mở chức năng giúp ta điều chỉnh toạ độ.
Hộp thoại Adjust Coordinates như dưới đây, sau đó ta thực hiện phóng lớn
giãn sơ đồ lên gấp 3 lần như sau:

Hình 110 Hộp thoại Adjust Coordinates

Sau đó lưới hạ thế được vẽ thêm vào như sau:

Lưới điện hạ thế


được vẽ thêm vào 1
nút trung thế

Hình 111 Mở rộng lưới điện tính toán, lưới điện hạ thế được vẽ thêm vào 1 nút trung
thế

136
IV.2. Tính toán Tính công suất nguồn, tổng trở máy biến thế
Đây là chương trình do nhóm biên soạn xây dựng, bạn liên hệ để được cấp đĩa
cài đặt chương trình

Hình 112 Giao diện chương trình tính Tính toán tổng trở máy biến thế

Hết chương !

137
CHƯƠNG 7:
ĐÚC KẾT KINH NGHIỆM ÁP
DỤNG TẠI MỘT SỐ LƯỚI
ĐIỆN CỦA CÁC ĐIỆN LỰC
KHU VỰC
CHƯƠNG 7:
ĐÚC KẾT KINH NGHIỆM ÁP DỤNG TẠI MỘT
SỐ LƯỚI ĐIỆN CỦA CÁC ĐIỆN LỰC KHU VỰC

Hiện nay, các đơn vị Điện lực khu vực trong các Công ty Điện lực chưa có
phần mềm mạnh để tính toán các thông số lưới phục vụ các công tác của đơn vị.
Chẳng hạn như: Các đơn vị đang sử dụng các chương trình theo dõi mất điện,
thống kê số vụ, thời gian mất điện nhưng chưa áp dụng các chỉ số cụ thể để đánh
giá độ tin cậy cung cấp điện của lưới điện. Các công ty điện lực trên thế giới
thường xây dựng một số chỉ số định lượng cụ thể để đánh giá. Các thông số báo cáo
như bình quân khách hàng khu vực sinh hoạt bị mất điện 3 vụ/năm, 120 phút/năm,
... sẽ cụ thể, dễ hiểu, dễ đánh giá hơn.
Trước bối cảnh như vậy, đối với các Cộng ty Điện lực đang đặt ra một số yêu
cầu sau:
Các đơn vị quản lý lưới điện cần hệ thống hoá, chuẩn hoá kiến thức áp dụng
tính toán về điện trong các hoạt động của Công ty nhất là công tác quản lý kỹ thuật
vận hành lưới điện. Ưu tiên là các bài toán: phân bố công suất trên lưới, ngắn
mạch, bù công suất phản kháng, độ tin cậy,…là các vấn đề mà các đơn vị cần giải
quyết hàng ngày, thậm chí hàng giờ. Thông tin chi tiết về sử dụng phần mềm tính
toán kỹ thuật điện chuyên ngành như PSS/U, PSS/ADEPT, PSS/E.
Trang bị kiến thức CNTT nói chung và phần mềm tính toán kỹ thuật chuyên
ngành điện nói riêng cho các đơn vi trực thuộc trong các Công ty Điện lực. Để có
thể đánh giá, theo dõi và giám sát hiệu quả công tác phát triển xây dựng mới, đại tu
cải tạo, quản lý kỹ thuật và vận hành lưới điện của các đơn vị dựa vào công cụ hiệu
quả là phần mềm tính toán kỹ thuật điện PSS/ADEPT.
Trước các hiệu quả tốt đẹp do các phần mềm đem lại, các Công ty Điện lực sẽ
trang bị phần mềm PSS/ADEPT cho các đơn vị trực thuộc.
Tuy nhiên các Công ty Điện lực cần tham khảo thêm các kinh nghiệm áp dụng
của các đơn vị bạn trước khi mua các phần mềm này. Sau đây trình bày các kinh
nghiệm đúc kết từ quá trính áp dụng của các đơn vị.

139
I. Tổng kết áp dụng
I.1. Chức năng tính toán
Phần mềm PSS/ADEPT cung cấp đầu đủ các chức năng tính toán toán phân
tích lưới điện hiện nay.
Các đơn vị đã nắm vững và sử dụng thành thạo phần mềm PSS/ADEPT bao
gồm:

™ Thiết lập thông số cho phần mềm.

™ Thiết lập thuộc tính cho lưới điện cần tính toán.

™ Mô hình hoá các phần tử lưới điện trong phần mềm

™ Xây dựng và bổ sung từ điển dữ liệu vật tư thiết bị.

™ Thu thập số liệu đo đạc thực tế, xử lý dữ liệu thô, chuyển đổi từ các phầm
mềm hỗ trợ.

™ Nhập liệu vào phần mềm.

™ Xuất dữ liệu tính toán theo 8 bài toán yêu cầu.

™ Tạo các báo cáo kết quả tính toán và phân tích lưới điện.

™ Tính toán và phân tích lưới điện theo 2 loại sơ đồ là: Sơ đồ địa dư
(bản đồ) và sơ đồ nguyên lý.

I.2. Thu thập và xử lý số liệu đầu vào.


Số liệu đầu vào cho phần mềm PSS/ADEPT chia có thể thành 2 loại:

™ Số liệu quản lý: Số liệu quản lý kỹ thuật của thiết bị như: dây dẫn, nguồn,
thiết bị bảo vệ-đóng cắt,…Số liệu này khp6ng cần xử lý tính toán trước khi
nhập vào phần mềm PSS/ADEPT .

™ Số liệu tính toán: Số liệu đầu vào của phần mềm PSS/ADEPT cần phải xử
tính trước khi đưa vào tính toán là: P, Q hay A kwh từng nút. Số liệu này
cần phải thu thập chính xác để bảo đảm kết quả tính toán của phần mềm
PSS/ADEPT .
Khi áp dụng cho bài toán vận hành lưới điện hiện hữu, công việc cập nhật lưới
điện phải chính xác đúng với thực tế; đối với đường dây đã vận hành lâu năm, phải
có kinh nghiệm đánh giá hệ số đường dây đúng mới cho kết quả tính toán đúng

140
So sánh kết quả của trạng thái trước và sau khi dùng trình TOPO để xác định
lại lưới điện, ta nhận thấy tổn thất công suất, tổn thất năng lượng giảm đáng kể,
nhưng điều đang quan tâm nhất là điện áp trung thế cung cấp được cải thiện đáng
kể. Nó phản ánh mức độ hữu ích của trình con TOPO. Trình TOPO còn cho phép
tìm cấu hình lưới điện chống quá tải, hay chống sụt áp quá mức cho phép.

II. Các kiến nghị


II.1. Về số liệu đầu vào

™ Nếu số liệu đầu vào phần mềm PSS/ADEPT gần chính xác thì bài toán thể
hiện đáp số gần đúng với số liệu thực tế.

™ Hiện nay, Công ty chưa trang bị các thiết bị do ghi dữ liệu để các đơn vị
thu thập sát với thực tế, để có thể thu thập và xây dựng đồ thị phụ tải đúng
với tính chất phụ tải. Hầu hết các cách sử lý số liệu của các đơn vị hiện
nay là khác nhau, ảnh hưởng nhiều đến kết quả tính toán và có thể kiểm
soát kết quả tính toán.

™ Dữ liệu từ chương trình PSS/ADEPT có thể chuyển sang Excel, nhờ Excel
hỗ trợ trong quá trình xữ lý và nhập dữ liệu và từ dữ liệu ở bảng Excel ta
chuyển sang chương PSS/ADEPT.

™ Phải có sự đồng bộ thời gian xác định giá trị tải của các trạm công cộng,
khách hàng và thời gian đo dòng trung thế của các nhánh. Đảm bảo kết
quả chương trình có độ tin cậy cao.

™ Nâng cao hơn tính chính xác của chương trình bằng cách kiểm tra giá trị
điện áp tại các nút cuối nguồn trên thực tế, so sánh với giá trị chương trình.

™ Kiểm tra độ chính xác của bài toán tính ngắn mạch bằng cách so sánh với
chương trình tính ngắn mạch củaTrung Tâm Điều Độ Thông Tin tại một số
nút đặc trưng. Đặt cơ sở chính xác cho bài toán phối hợp bảo vệ.

™ Có thể thiết lập lưới điện mô phỏng tính toán phù hợp với hiện trạng thực
tế lưới điện đang quản lý, vận hành với các thông số vận hành đặc trưng
như điện áp, dòng điện, công suất tiêu thụ, … để có thể tính toán tổn thất
công suất, phân bố công suất lưới điện, kiểm tra phối hợp cài đặt bảo vệ,
tính toán ngắn mạch, xác định dung lượng bù tối ưu, …;

™ Có thể hiệu chỉnh và thay đổi các thông số lưới điện luôn phù hợp thực tế
vận hành;

141
™ Có thể triển khai khảo sát tính toán các công trình ĐT, SCL, XDM… đảm
bảo phù hợp với các chỉ tiêu như suất sự cố, tổn thất điện năng, đánh giá
chính xác độ tin cậy lưới điện;

™ Thuật toán tính lặp các thông số lưới điện của phần mềm gần như không
hạn chế số lần tính;

™ Có thể sử dụng phần mềm tính toán lưới điện PSS/ADEPT để khảo sát,
tính toán dự báo tổn thất điện năng mỗi khi lưới điện có biến động về trạm
trung gian, lưới điện và phụ tải;

™ Dung lượng tập tin sơ đồ đơn tuyến toàn lưới điện lớn nên khi thực thi các
thuật toán tính toán vị trí bù tối ưu, điểm dừng tối ưu, … tốn nhiều thời
gian mới có được kết quả cụ thể;

™ Do hiện trạng lưới điện có các nhánh rẽ trung thế một pha (8,7kV) được
đấu nối vào các pha khác nhau trên tuyến dây nên khi khảo sát phân bố
công suất lưới điện còn phức tạp vì phải thực hiện nhiều lần trên các pha
khác nhau và tổng hợp lại số liệu;

™ Không giống như các phần mềm chuyên dùng khác, phân loại lớp layer
(màu sắc, đường nét) trên bản vẽ gần như không có nên không thuận lợi
quản lý và thực hiện cập nhật trên bản vẽ;

™ Phụ tải (loads) lưới điện được cập nhật vào bản vẽ chưa thật sự phù hợp do
phần trạm biến thế chưa được thể hiện;

™ Công tác cập nhật chưa được chủ động do phần mềm tính toán
PSS/ADEPT hiện phải truy cập qua mạng nên bị ảnh hưởng bởi tốc độ
truy cập cũng như hạn chế thời gian. Mặt khác các thông số lưới điện cần
phải cập nhật là quá nhiều;

™ Đánh giá độ tin cậy lưới điện không phù hợp do phần mềm bắt buộc phải
khai báo số kW/1 khách hàng nên kết quả chưa thực sự phù hợp với phụ
tải trạm biến thế công cộng và trạm khách hàng (thuê bao) hiện có trên
lưới điện đang quản lý;

™ Phụ tải lưới điện cũng như dữ liệu quản lý khách hàng từ bộ phận kinh
doanh thường xuyên biến động cần phải cập nhật liên tục nhưng khả năng
liên kết dữ liệu còn hạn chế do phải nhập số liệu thủ công đòi hỏi nhiều
nhân lực và thời gian;

™ Mục Protection equipment của phần mềm còn hạn chế về các loại thiết bị
đóng cắt bảo vệ như máy cắt đầu tuyến và recloser phân đoạn chưa có đầy
đủ so với số lượng và chủng loại thiết bị hiện có vận hành trên lưới điện.

142
™ Đối với các Điện lực dùng chung tuyến dây trung thế 15kV việc cập nhật
còn nhiều hạn chế do chưa có đầy đủ về phần lưới điện do đơn vị bạn quản
lý và cách tính toán, khai báo các thông số lưới điện vào phần mềm. Cụ
thể như các trường hợp phải giả lập nguồn đối với đơn vị nhận điện và
trường hợp phải giả lập tải đối với đơn vị quản lý MC đầu nguồn;

™ Các thông số khai báo tổng trở nguồn (trạm trung gian) khi thực hiện tính
toán phối hợp bảo vệ lưới điện chưa được chủ động;

™ Việc cập nhật lưới điện sử dụng phần mềm thực hiện còn tùy tiện chưa
theo qui tắc chung.

II.2. Về phần mềm:


Các đơn vị đều kiến nghị trang bị khoá cứng phần mềm cho các đơn vị sử
dụng. Bản quyền được mua bao gồm đầy đủ các module tính toán và yêu cầu nhà
cung cấp thực hiện hỗ trợ thêm các chức năng của phần mềm cho phù hợp đặc thù
lưới điện như: Hỗ trợ dữ liệu GIS và các cơ sở dữ liệu đang sử dụng hiện nay tại
Công ty như: oracle, SQL,….
Bổ sung đầy đủ các loại dây dẫn vào từ điển dữ liệu dây dẫn và bổ sung các
đường đặc tuyến TCC của các thiết bị bảo vệ hiện hữu đang sử dụng trên lưới phân
phối như máy cắt, recloser, cầu chì,…vào module tính toán phối hợp bảo vệ.
Giá trị trung bình của dòng điện (tính được từ giá trị Imax , Imin của Đội
QLLĐ đo được) trong 01 ngày không đủ chính xác.
Mở rộng chương trình nhập thông số P, Q của một tải tại nhiều thời điểm khác
nhau.
Chương trình hoàn toàn có khả năng giải quyết bài toán phối hợp bảo vệ một
cách đơn giản.
Do chương trình tích hợp nhiều chức năng : PF,PR, … nên tạo thuận lợi cho
việc lựa chọn thiết bị bảo vệ theo dòng định mức làm việc, ví dụ như cầu chì.
Đặc biệt việc áp dụng bài toán tính dung lượng bù đã giúp Điện lực xác định
nhu cầu công suất kháng cho toàn lưới, kiểm tra các vị trí bù hiện hữu và phục vụ
công rà soát đánh giá tổng thể bài toán bù theo đặc thù riêng của lưới điện Cần Giờ.
Bài toán này giúp Điện lực áp dụng ngay các kết quả tính toán từ PSS/ADEPT vào
công tác cụ thể đang triển khai tại Điện lực.
Thư viện đa dạng, hiệu chỉnh các tham số dễ dàng.
Vùng đồ họa làm việc rộng, hầu như không hạn chế số nút, khí cụ, thiết bị, …
thuận tiện trong việc thiết lập sơ đồ đơn tuyến lưới điện;

143
Có thể đánh giá rằng, việc áp dụng phần mềm này, đã mang lại hiệu quả thiết
thực cho các đơn vị.

Hết chương !

144
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
[01]. Jacobus Jan Meeuwsen, “Reliability evaluation of electric transmission and
distribution systems”, 1998
[02]. A.S. Pabla, “Electric Power Distribution”, 1997
[03]. Scott & Scott, Computerize Mapping and Engineering Data Software
Program, Seatle 1991.
[04]. Nguyen Ngoc Tuyen , “Protection and Reliability Improvement in the
Distribution Network of Ho Chi Minh City”, 2000
[05]. Tính toán lưới điện sử dụng phấn mền PSS/ADEPT (tài liệu tập huấn tập 2
tập) của Phòng CNTT-VT Cty ĐLTP.HCM và Khoa Điện - Điện Tử Trường
ĐHBK.
[06]. Bù công suất phản kháng lưới cung cấp và phân phối điện. Nhà xuất bản khoa
học kỹ thuật Hà Nội.
[07]. Adrian A. Hopgood, Knowledge - Base systems, 1993. CRC Press.
[08]. Cooper Power Systems, Capacitor switch - How and why, 1980, Cooper
Power Systems.
[09]. Cooper Power Systems, Power - Electrical distribution system protection,
1994, Cooper Power Systems.
[10]. Dan Rahmel, Visual Basic programmer's reference, 1998, Mc Graw - Hill
Companies Incorporated.
[11]. Siemens, Power engineering guide : Transmission and Distribution, 1996,
Siemens
[12]. Tender document for HCMC District control centre SCADA project, phase 2,
1996. Ho Chi Minh city power company.
[13]. Turan Gonen, Electric power distribution system engineering, 1986, Mc Graw
- Hill Companies Incorporated.
[14]. Trần Bách, Lưới điện & Hệ thống điện, Tập 1, 2000. Nhà xuất bản Khoa học
kỹ thuật.
[15]. Hệ thống kiểm tra giám sát và thu thập dữ liệu - SCADA, 1996. Swedpower.
[16]. Nguyễn Ngọc Hồ, Đặng Anh Tuấn, Hệ thống hóa cơ sở dữ liệu phục vụ hệ
thống thông tin địa lý, 1997, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp EVN - DLHCM
- 97 - 001.
[17]. Trần Lộc Hùng, Cơ sở mô phỏng ngẫu nhiên, 1997, Nhà xuất bản Giáo dục.

145
[18]. Hoàng Kiếm (Chủ biên), Kỹ thuật lập trình mô phỏng : Thế giới thực và ứng
dụng, 1997, Nhà xuất bản Thống kê.
[19]. Trần Đình Long, Qui hoạch hệ thống năng lượng, 1999, Nhà xuất bản Khoa
học kỹ thuật.
[20]. Trần Đình Long, Lý thuyết hệ thống, 1999, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật.
[21]. Nguyễn Văn Đạm, Mạng lưới điện, Tập 1, 2, 2000. Nhà xuất bản Khoa học kỹ
thuật.
[22]. Nguyễn Hồng Thái, Phần tử tự động trong hệ thống điện, 2000. Nhà xuất bản
Khoa học kỹ thuật.
[23]. Cao Hào Thi, Mô hình mô phỏng, 1999, Tập bài giảng chuyên đề.
[24]. Lã Văn út, Phân tích & Điều khiển ổn định hệ thống điện, 2000. Nhà xuất bản
Khoa học kỹ thuật.
[25]. Nguyễn Ngọc Hồ, Đặng Anh Tuấn, Mô phỏng vận hành lưới điện, 2000, Hội
nghị tin học lần I, Công ty Điện lực TP HCM.
[26]. Nguyễn Ngọc Hồ, Đặng Anh Tuấn, Ứng dụng công nghệ GIS quản lý lưới
điện phân phối, Hội nghị tin học lần I, Công ty Điện lực TP HCM.
[27]. PSS/ADEPT 5.0, User’s Guide – Shaw Power Technologies - 04 / 2004
[28]. Hồ Văn Hiến - Hệ thống điện truyền tải và phân phối – NXB Đại học quốc gia
TP. Hồ Chí Minh – 2003
[29]. Vũ Ngọc Tước – Mô hình hóa và mô phỏng bằng máy tính – NXB Giáo dục –
2001
[30]. Nguyễn Hoàng Việt – Bảo vệ Rơle và tự động hóa – NXB Đại học Quốc Gia
TPHCM – 2003
[31]. C.Russell Mason – The Acrt and Science of protective relaying – 1967
[32]. Cooper power system – Electrical Distribution system Protection – 1990
[33]. Công ty Điện lực TPHCM – Báo cáo chuyên đề PSS/ADEPT – Phòng kỹ thuật
công ty- Tháng 08- 2004
[34]. Copper Power Systems- Overcurrent Protection For Distribution System-
Seminar Notes and Reference Materials - 1995
[35]. URL http://www.pti-us.com

146

You might also like