You are on page 1of 8

MUST READ] Cách kiếm 1M$ từ 100$ với Bitcoin.

----
Vâng, sau đây thì Hoàn xin giới thiệu đến các bạn trong list friend của Hoàn cách kiếm 1 triệu Trump chỉ
với số vốn 100$.
...
Đùa nhau à :)) làm gì có chuyện Hoàn chia sẻ cho các cậu cách kiếm 1 triệu Trump nếu tớ làm được
điều đó. Nhưng Hoàn có thể chia sẻ cái khác. Lần trước có viết bài về Blockchain nhưng từ đó tới nay
không viết thêm, vì có vẻ như bản thân mình cũng chưa hiểu lắm, nhưng may sao nay đã hiểu thêm
được 1 chút ít, mạnh dạn chia sẻ với bạn bè :D có kiến thức thì tiền chỉ là vấn đề thời gian. (hy vọng
thế.)
----
WHAT IS BLOCKCHAIN?
----
Hãy tưởng tượng có 1 nhóm 10 người không còn muốn phụ thuộc vào ngân hàng hay các bên thứ 3 cho
các giao dịch của họ, và họ đứng ra lập 1 blockchain riêng về các giao dịch tài chính.
1⃣. Việc đầu tiên, mỗi người sẽ chuẩn bị 1 hộp đựng tài liệu.
2⃣. Khi xảy ra 1 giao dịch.
Tiếp theo đó, mỗi người sẽ có chuẩn bị 1 tờ giấy và bút, để có thể ghi chép lại các giao dịch diễn ra.
Ví dụ, khi thành viên #3 chuyển 10$ cho #5 => #3 sẽ thông báo: “Tôi muốn chuyển 10$ cho #5, mọi
người hãy ghi lại giao dịch này”.
Mọi người bắt đầu cùng nhau kiểm tra xem #3 có đủ 10$ để chuyển cho #5 không, nếu tài khoản của #3
đủ 10$ thì lúc này mọi người sẽ cùng nhau viết lên trên tờ giấy của mỗi người:
【 #3 ------ 10$------> #5 】
Đó là cách 1 giao dịch (transaction) được diễn ra.
3⃣. Các giao dịch cứ thế tiếp diễn.
Nhưng trang giấy có kích thước hạn chế ( kích thước khối ). Sẽ đến lúc khi không thể viết thêm các giao
dịch mới vào tờ giấy, mọi người sẽ phải đặt nó vào trong chiếc hộp ở bước 1, và các giao dịch mới sẽ
được viết lên 1 tờ giấy mới khác.
4⃣. Các tờ giấy được đặt vào chiếc hộp.
Trước khi làm việc này, để đảm bảo không ai thay đổi nội dung trên tờ giấy, mọi người cần niêm phong 1
con số lên trên tờ giấy. Con số này sẽ là dấu hiệu để mọi người biết rằng nội dung của tờ giấy này là
chính xác đúng như những người mọi người đã ghi lại trước đó, không bị thay đổi.
Note: Việc niêm phong trên thực tế được gọi bằng thuật ngữ “mining”.
*****
Chúng ta sẽ tạm thời dừng lại 1 chút ở đây. Trước khi tìm hiểu làm cách nào mọi người niêm phong lên
các trang, hãy hiểu cách mà mọi người sử dụng để tạo ra con số niêm phong này.
Mọi người sẽ sử dụng 1 chiếc máy thần kì, khi bạn đưa 1 dữ liệu ở đầu vào, thì ở đầu ra chiếc máy sẽ trả
lại 1 dữ liệu khác bất kì.
Ví du khi bạn đưa vào con số 4 ở đầu input, đầu output sẽ đưa ra kết quả: “93c7a”. Cho dù bạn lặp lại
điều này bao nhiêu lần.
Không ai biết làm thế nào chiếc máy chuyển đổi con số 4 kia thành cụm 93c7a. Và nếu chỉ đưa cho bạn
cụm “93c7a” ở output, bạn cũng không thể biết cái gì đã đi vào ở đầu input.
Note: đây là ví dụ đơn giản cho Hash Function. Để ngắn gọn, sẽ được viết thành hash(4)=93c7a
Hãy thử trả lời 1 câu hỏi: “Con số nào mà khi đưa vào đầu input, kết quả trả ra ở đầu output sẽ có dạng 1
chuỗi với 3 số 0 ở đầu, ví dụ 000ab hoặc 00045 …”
Nếu như bạn hiểu đúng cách hoạt động của chiếc máy trên, thì không có 1 cách này nhanh chóng để tìm
ra câu trả lời. Chúng ta chỉ có 1 phương pháp duy nhất đó là đoán mò, thử hết tất cả các con số, đưa
chúng vào input và kiểm tra xem kết quả có thỏa mãn yêu câu không.
Hash(24)= 78bc4
Hash(340)=c54ay
Hash(8902)=09loe
….
Hash(72562)=000ca . BINGO
Bây giờ hãy thử trả lời 1 câu hỏi khác: “ Con số 72562 này khi đưa vào chiếc máy có trả về kết quả là 1
chuỗi bắt đầu bằng 3 số 0 không?”
Việc này quá đơn giản, bạn chỉ cần đưa con số 72562 này vào để kiểm tra kết quả.Hãy thử 1 lần nữa.
Hash(72562)=000ca.
Vậy làm thế nào để tạo ra 1 con số niêm phong với chiếc máy thần kì này?
Hãy bắt đầu 1 tình huống giả định khác. Hãy tưởng tượng tờ giấy trên kia được đưa vào 1 chiếc phong
bì và được đánh số 20893.
Note: Trên thực tế, các dữ liệu được chuyển thành các ngôn ngữ dạng số (hệ nhị phân gì đó…) để máy
tính có thể hiểu được. Nên việc con số trên phong bì có thể hiểu rằng nó tượng trưng cho nội dung đã
được chuyển đổi thành dạng số học.
Và bây giờ ,1 câu hỏi tương tự như trên: “Hãy tìm ra 1 số mà khi cộng với 20893 sẽ cho ra kết quả là 1
con số mà khi đưa vào chiếc máy, kết quả đầu ra sẽ là chuỗi bắt đầu với 3 số 0.”
Sau khi đoán mò và thử nhiều lần, cuối cùng bạn đã tìm thấy:
Hash(42084)=000hc
Và chúng ta có: 42084 – 20893 = 21191, vậy 21191 chính là con số cho chiếc phong bì số 20893 này.
Note: Con số này được gọi là “Proof Of Work”, nó là mình chứng cho việc bạn đã nỗ lực thử nhiều lần để
tìm ra được nó.
***
Bây giờ hãy trở lại bước 4⃣: Đặt các tờ giấy vào chiếc hộp.
Lúc này mọi người đều đã hiểu về con số.
Các thành viên bắt đầu ngồi dò để tìm xem con số nào là con số cho tờ giấy đã được ghi kín các giao
dịch ở trên kia, trước khi niêm phong và đưa nó vào trong hộp tài liệu.
Giả dụ #5 thông báo rằng anh ấy đã tìm ra được con số cho tờ giấy này là 93827, mọi người sẽ ngưng
tìm kiếm và sẽ thử đóng con số này lên chiếc phong bì của mình và đưa nó vào trong chiếc máy. Nếu kết
quả output trả về là 1 chuỗi bắt đầu bằng 3 số 000, thành viên đó được phép để tờ giấy của mình vào
trong chiếc hộp tài liệu.
❗Nhưng, sẽ thế nào nếu có 1 thành viên, ví dụ #8 nói rằng con số trên khi đóng vào phong bì của anh
ta nhưng không cho ra kết quả thỏa mãn khi đưa vào chiếc máy . Trường hợp này không thường xuyên
xảy ra nhưng sẽ do 2 nguyên nhân:
- #8 đã vô tình không nghe được, hoặc ghi thiếu những giao dịch đã được thông báo trong nhóm, dẫn
đến nội dung sai lệch.
- Hoặc #8 cố tính gian lận khi viết các giao dịch vì lợi ích cá nhân hoăc ai khác đó trong nhóm.
Cho dù vì bất cứ lí do gì đi chăng nữa, #8 cũng chỉ có 2 lựa chọn: 1 là sao chép lại tờ giầy đó từ 1 thành
viên khác và tiếp tục quá trình hoặc bị loại bỏ khỏi nhóm.
❓Vậy tại sao các thành viên lại phải lao vào đoán mò trong khi họ biết rằng rồi sẽ có 1 ai đó tìm ra con
số? Động cơ thúc đẩy họ chính là phần thưởng “(reward). Giả dụ nếu #8 ở trên tìm ra con số đầu tiên,
các thành viên sẽ chấp nhận thưởng cho anh ấy, ví dụ 1$ - từ không khí :v , nói cách khác là tài khoản
của #8 tăng lên 1$ nhưng không một ai bị trừ đi $1 cả. Đó cũng chinh là cách Bitcoin – crypto currency
đầu tiên ra đời.
Các thành viên sẽ tiếp tục ghi các giao dịch vào các tờ giấy (block), niêm phong chúng và xếp chúng vào
hộp tài liệu. Quy trình cứ tiếp tục diễn ra như vậy. Đó là cách hoạt động của Blockchain.

Về cơ bản là mọi người đã nhìn thấy “block”, còn“chain” ở đâu?
⚠Hãy đặt ra 1 tình huống khác. Nếu giả sử mọi người đang giao dịch đến tờ giấy thứ 12, nhưng #4
lục lại tờ giấy số 4 trong hộp tài liệu và chỉnh sửa các giao dịch trong đó. Đồng thời #4 cố gắng tìm ra 1
con số khác thỏa mãn điều kiện. Vậy thì khi tranh chấp xảy ra, các thành viên khác kiểm tra tờ giấy của
#4 , với 1 con số khác, và vẫn thấy thỏa mãn kết quả của chiếc máy thần kì. Lúc này mọi chuyện chắc
chắn sẽ rối tung lên.
Để ngăn chặn điều này, một thủ thuật đã được sử dụng. Đó là thay vì kiểm tra kết quả bằng tờ giấy đó +
con số niêm phong, các thành viên sẽ kiểm tra kết quả bằng tờ giấy hiện tại + con số output của tờ giấy
trước đó + con số niêm phong mới. Đó là lí do tại sao nó được là “chain”.
Note: Tờ giấy đầu tiên được sử dụng được gọi là “genesis block” do Shatoshi Nakamoto viết.
Bằng cách này, nếu một ai đó muốn thay đổi dữ liệu trong quá khứ, đồng nghĩa với việc anh ta phải thay
đổi toàn bộ dữ liệu từ thời điểm đó đến thời điểm hiện tại.
Cho rằng năng lực tính toán trung bình của mỗi người là như nhau thì 1 thành viên không thể thay đổi dữ
liệu đuổi kịp 9 thành viên còn lại vì 9 người còn lại vẫn tiếp tục viết các giao dịch mới, tính ra con số niêm
phong mới.
Cho dù có 4 thành viên đi chăng nữa họ cũng không thể đuổi kịp 6 người còn lại. Nhưng họ có 1 lựa
chọn khác, đó là tự lập ra cho mình 1 nhóm mới, với lịch sử giao dịch giống nhóm cũ tính đến thời điểm
họ muốn chỉnh sửa dữ liệu. Và chúng ta có “fork”. Ví dụ nhóm 4 thành viên cho rằng việc ghi 10 giao dịch
trên 1 tờ giấy là quá ít và họ muốn 1 tờ giấy to hơn để có thể ghi 20 giao dịch chẳng hạn, và thế là xảy ra
sự không đồng thuận dẫn đến chia tách.
Vậy nếu điều gì xảy ra nếu 6 thành viên muốn thay đổi, nó tạo ra 1 “ 51% attack”. Dĩ nhiên lúc đó 4 còn
lại người kia sẽ trở thành thiểu số cho dù họ vẫn sử dụng blockchain được tạo từ lâu đời nhất..
Hãy nhớ rằng, Blockchain được tạo nên nền tảng cộng đồng, do vậy số đông luôn đúng.
---
Cuối cùng, nếu đã đọc đến dòng này và hiểu tương đối những gì ở trên :D chúc mừng vì bạn đã hiểu
về blockchain hơn 97% phần còn lại của thế giới rồi đó.
Hoàn đã được khai sáng tại đây: https://hackernoon.com/wtf-is-the-blockchain-1da89ba19348
Bitcoin - thứ mà dạo gần đây người ta nghe đến rất nhiều nhưng rất ít người - kể cả nhưng người mua
nó, cũng chưa chắc hiểu nó là gì?
Còn chưa đầy 24h nữa là diễn ra sự kiện "phân tách" Bitcoin lần thứ 2, có thể đưa giá bitcoin lên 1 đỉnh
mới hoặc sẽ là lúc kết thúc chu kỳ tăng của Bitcoin. Nhân dịp ngồi hóng tiện thể viết 1 vài bài viết giới
thiệu về Bitcoin thông qua chút hiểu biết của mình:
---
Phần 1: Blockchain - linh hồn của Bitcoin.
Đơn giản thì Bitcoin là 1 hình thức tiền kỹ thuật số mà bạn có thể gửi cho bất cứ ai bằng mạng internet.
Gửi tiền thông qua internet banking cũng là gửi tiền dưới dạng kỹ thuật số. Tuy nhiên nếu trong giao dịch
banking có ngân hàng đứng ra làm trung gian - có nhiệm vụ xác nhận và đảm bảo số dư của người gửi
bị trừ đi và số dư của người nhận tăng lên, thì với Bitcoin, có 1 hệ thống được gọi là Blockchain được tạo
ra để làm điều đó.
Câu hỏi là ai sẽ là người đứng ra xác nhận giao dịch. Câu trả lời là tất cả những người tham gia mạng
lưới blockchain đó.
Nếu vẫn hơi khó hiểu thì hãy xem thử ví dụ dưới đây:
Trong 1 lớp học, các học sinh sử dụng kẹo như là 1 loại tiền tệ để trao đổi với nhau.
Nếu sau mỗi cuộc giao dịch, các học sinh trực tiếp đưa kẹo của mình cho người khác, đó là hình thức
giao dịch bằng tiền mặt bình thường.
Nhưng việc giữ kẹo khá là bất tiện đối với cá nhân, bao gồm cả các vấn đề về an ninh... nên các học sinh
thống nhất gửi hết kẹo cho Lớp Trưởng. Người sẽ đứng ra giữ kẹo của tất cả mọi người trong 1 cái hòm
lớn. Giờ đây, khi học sinh A và B giao dịch (transaction) kẹo với nhau, họ sẽ không phải đưa kẹo nữa mà
lúc này chỉ cần đến nói với lớp trường. Lớp trưởng (bank) sẽ là người xác nhận chuyển số kẹo từ tài
khoản (account ) của học sinh A sang tài khoản học sinh B. Dĩ nhiên khi cần ăn kẹo :v các học sinh có
thể đến gặp lớp trường để lấy số kẹo tương ứng với số kẹo trong tài khoản của mình(balance) .
Nghe đến đây thì bạn thấy quen quen rồi đúng không?
Do lớp trưởng là người chịu trách nhiệm quản lí kẹo cho mọi người, nên lớp trưởng đòi hỏi 1 khoản lệ
phí (fee) mỗi khi thực hiện 1 giao dịch. Dĩ nhiên vì khoản phí không quá lớn nên mọi người ai cũng vui
vẻ :D Nhưng chưa hết, vấn đề lớn nhất ở đây là: Liệu lớp trưởng có phải người trung thực? Có gì đảm
bảo lớp trưởng không lấy bớt 1 phần kẹo trong hòm kẹo chung của mọi người? Vì lúc này tất cả học sinh
đều không sử dụng trực tiếp kẹo của mình mà chỉ là các giao dịch được ghi trong sổ của lớp trường, nên
giả sử lớp trưởng có lấy bớt 1 phần kẹo của mọi người, cũng rất khó để phát hiện - trừ khi tất cả mọi
người cùng đồng loạt lấy kẹo về 1 cùng lúc !
Vào 1 ngày đẹp trời, một học sinh tên là Satoshi Nakamoto đã đề ra 1 cách thức giao dịch mới.
Lúc này mọi người sẽ không gửi kẹo ở chỗ Lớp Trưởng nữa mà sẽ để kẹo vào 1 cái hòm chung, bất kì ai
cũng có thể kiểm tra cái hòm đấy.
Mỗi học sinh sẽ được cấp 1 biệt hiệu (address), và mỗi khi thực hiện giao dịch, tất cả học sinh sẽ tập
trung lại trước chiếc bảng đen lớn ( Blockchain) để cùng nhau xác nhận giao dịch đó bằng cách viết lại
giao dịch đó lên bảng bằng 1 chiếc bút không thể tẩy xóa được.
Ví dụ 1 học sinh với biệt danh Heo Hồng chuyển cho Cừu Nâu 5 chiếc kẹo, tức là số kẹo của Heo Hồng
giảm đi 5 và số kẹo của Cừu Nâu tăng lên 5. Lúc này 1 học sinh đại diện viết giao dịch không thể xóa đó
lên bảng, và các học sinh còn lại xác nhận điều đó. Và vì mỗi khi có giao dịch, cần sự xác nhận của tất
cả học sinh nên đồng nghĩa với việc mọi người đều biết học sinh với biệt danh Heo Hồng, Cừu Nâu có
bao nhiêu chiếc kẹo, đã chuyển đi hay nhận bao nhiêu chiếc kẹo vào thời gian nào, điều duy nhất mọi
người không thể biết đó là Heo Hồng và Cừu Nâu là ai trong lớp.
Mọi người khá là đồng thuận và thấy đây là 1 cách làm rất hay. Tuy chỉ có 1 người là cảm thấy khó chịu.
Và nếu đã đọc đến đây, thì chắc hẳn bạn đã biết được người duy nhất cảm thấy khó chịu là ai rồi đúng
không?

Leverage - đòn bẩy - 1 khái niệm quen thuộc mà bất cứ ai đầu tư vàng, chứng khoán, ngoại hối... đều
biết. Nó có sức mê hoặc bởi không ở đâu người ta lại cho bạn vay tiền để đầu tư dễ dàng như thế. Đòn
bẩy 1:1 tức là bạn có 1$ thì bạn được phép sử dụng 1$ để đầu tư, đòn bẩy 1:100 tức là bạn có 1$ nhưng
được sử dụng 100$ để đầu tư - nhân mức lợi nhuận lên 1000% (hoặc lỗ 1000% ), không cần chứng minh
khả năng, ý tưởng của bạn. (bằng cách nào người ta có thể cho bạn vay 100$ trong khi bạn chỉ cần đưa
cho người ta 1$ - không cần biết bạn là ai - có lẽ sẽ thử viết ở 1 bài khác).
Nếu có thể sử dụng đúng cách, đòn bẩy là thứ có thể rút ngắn con đường đến đích thành công của bạn.
Tuy nhiên không chỉ trong thị trường tài chính mới có đòn bẩy tài chính, mà trong bất cứ lĩnh vực nào
cũng tồn tại 4 loại đòn bẩy, mình sẽ liệt kê dưới đây theo thứ tự tăng dần về độ khó để có thể sử dụng:
1 - OPM - Other People’s Money - Dùng tiền của người khác: Là đòn bẩy về tài chính. Bạn sử dụng tiền
của người khác để tăng lợi nhuận cho ý tưởng đầu tư của bạn.
Có 1 điều mình bật cười khi tìm hiểu về nhóm đòn bẩy này là cái mà trước kia mình nghĩ là khó nhất thì
hóa ra lại là cái dễ nhất. :) vay được tiền không khó, khó ở chỗ là vay được rồi thì phải làm gì với số
tiền đó.
2 - OPE - Other People’s Experience - Học hỏi kinh nghiệm từ người khác. Trước mình nghĩ tự trải
nghiệm, tự học, tự va vấp là điều tốt nhất, vì khi đó, những thất bại của mình bị đánh đổi bằng những chi
phí cơ hội khó đo lường, vô hình chung mình không cảm thấy tiếc nuối. Tuy nhiên khi tham gia vào 1 thị
trường mà "mọi sự ngu dốt đều phải trả giá bằng tiền" thì mình mới nhận ra sự cần thiết của việc học hỏi
từ thất bại của người khác. :) Trong lĩnh vực nào cũng tồn tại các nhóm cộng đồng, trong đó chắc hẳn
sẽ có những người từng thất bại, đang thất bại. Hãy tìm kiếm những người đó bởi họ chính là người đã
trả học phí giúp bạn.
3 - OPI - Other People’s Idea - Sử dụng ý tưởng của người khác: Nếu bạn có 1 ý tưởng xuất sắc thì chắc
chắn ở nơi nào đó trên thế giới, ý tưởng đó cũng đã được nghĩ ra từ trước rồi. Những ý tưởng thì tràn
ngập nhưng đó cũng chính là những thứ ít đáng giá nhất. Do vậy, hãy tập trung khả năng xây dựng 1 kế
hoạch hoàn hảo để hiện thực hóa ý tưởng - từ người khác thay vì cố gắng nhgĩ ra 1 ý tưởng hoàn hảo,
độc đáo.
4 - OPT,W - Other People’s Time&Work - Đỉnh cao cuối cùng.
Cái này biết nhưng chưa từng(chưa đủ trình) để sử dụng nên không dám nói bừa :) nhưng chắc nhiều
người sẽ vẫn hiểu tại sao đòn bẩy này lại được xếp ở vị trí cuối cùng.

Phan 4

Cũng kha khá thời gian kể từ khi chính thức bước chân vào thị trường crytocurrency. Người ta vẫn gọi nó
là tiền ảo, nhưng mình thì nghĩ gọi là tiền kỹ thuật số thì nghe hợp lí hơn vì dân ta cứ cái gì không cầm
nắm được thì đều nghĩ là ảo (5 năm trước facebook chả ảo là gì, giờ ảo mà hơn cả thật).
Lại quay về chuyện thị trường này, tiềm năng thì vẫn còn tiềm năng, nhưng vì còn khá mới mẻ so với
Việt Nam nên cũng ẩn chứa nhiều rủi ro nếu cứ tham gia mà không tìm hiểu.
Dưới đây xin tổng hợp lại 1 số cách kiếm tiền (cũng như mất tiền ) từ thị trường này dựa trên số thời gian
ít ỏi lăn lộn trong thị trường này:
1. Chiếm số lượng đông đảo nhất chắc chắn là các Trader - hay được gọi là những người đầu cơ. Phần
lớn trader không quan tâm lắm đến giá trị thực của các đồng tiền kỹ thuật số mà họ chỉ phân tích xu
hướng của thị trường, đi lên hay đi xuống để mua thấp - bán cao kiếm lời (hoặc ngược lại mua cao - bán
thấp để xả bớt tiền đi ). Cách này là cách kiếm tiền nhanh nhất (so với những cách còn lại) tuy nhiên phụ
thuộc nhiều vào kinh nghiệm trading. những người từng trade forex, gold, đặc biệt chứng khoán... rất có
lợi thế trong hoạt động này.
2. Người khai thác những đồng tiền kỹ thuật số - Miner thợ mở. Một nửa các đồng tiền kỹ thuật số được
tạo ra dưới dạng giải mã các mật khẩu, và để giải mã được các mật khẩu này cần các thiết bị xử lí mạnh,
các thợ mỏ chính là người đầu tư các thiết bị đó. Phần thường dành cho các thợ mỏ chính là các đồng
tiền kỹ thuật số đó. Họ có thể kiếm được tiền thật bằng cách bán nó cho thị trường.
3. Investor - các nhà đầu tư.
Thường là những người kỳ vọng vào giá trị của đồng tiền kỹ thuật số mà họ nắm giữ. Họ mua vào khi
cho rằng giá hiện tại đang thấp hơn giá trị thực và giữ trong khoảng vài tháng đến vài năm trước khi bán
ra. Cũng có 3 dạng nhà đầu tư:
- Nhà đầu tư vào các đồng tiền đã phát hành và được niêm yết trên sàn giao dịch. Thường được gọi là
HODLer (vâng, chính xác là H-O-D-L chứ không phải hold, là 1 từ lóng có ý nghĩa là Hold On them for
Dear Life. )
- Nhà đầu tư vào các dự án ICO. Hiểu nôm na các dự án ICO cũng giống như 1 dạng crowdfunding kêu
gọi vốn từ cộng đồng, thay vì nhận được sản phẩm thì các nhà đầu tư sẽ nhận được các token - thứ mà
có thể chuyển thành các đồng tiền kỹ thuật số nếu các dự án start-up này thành công và đồng tiền của
họ được niêm yết lên sàn giao dịch. Token cũng là 1 dạng trái phiểu thời công nghệ. Nếu start-up có đội
ngũ phát triển tốt, mục tiêu định hướng rõ ràng, giải quyết các vấn đề thật sự của xã hội thì đồng tiền do
họ phát hành sẽ trở nên giá trị và đem lại khoản lợi nhuận từ vài trăm cho đến vài nghìn % cho các nhà
đầu tư ICO. Tuy nhiên lợi nhuận cao luôn đi kèm rủi ro cao, nếu các start-up chỉ làm bánh vẽ, sau đó ôm
tiền nhà đầu tư rồi đem con bỏ chợ thì các nhà đầu tư sẽ gần như là mất trắng. Các token không được
niêm yết sẽ ko được đưa lên sàn giao dịch hoặc có đưa lên sẽ bị các nhà đầu tư bán tháo để thu hồi vốn
khi biết các dự án này không khả thi.
- Nhà đầu tư vào các dự án ICO lending đa cấp. Cũng giống là hình thức ICO nhưng thứ hấp dẫn các
nhà đầu tư ở đây không phải là ideal, giải pháp mà start-up có khả năng mang lại, mà đó là hệ thống trả
thưởng khi giới thiệu những người khác đầu tư tham gia cùng. Việc của nhà đầu tư là mua các token,
đồng tiền của dự án đó, cho vay để lấy lãi, ngoài ra giới thiệu thêm các người đầu tư khác cũng sẽ được
nhận % từ tiền đầu tư của người mới. Về hệ thống này thì khỏi nói nhiều vì nó cũng tựa tựa mấy mô hình
đa cấp ở Việt Nam giờ. Tuy nhiên khi tham gia vào thị trường tài chính thì không có gì là tốt xấu tuyệt đối.
Bản chất thị trường này là tiền từ túi kẻ dại vào túi người khôn. Trading cũng vậy, có chăng trading khi
thắng thì người ra không biết là mình lấy tiền từ túi của ai nên đỡ áy náy, còn MLM thì khác. Bạn thậm
chí còn tính được bạn được bao nhiêu % khi người bạn giới thiệu tham gia.
4. Bounty hunter - nghe tên rất ngầu :)
Chính xác họ là những kẻ săn tiền thưởng. Cũng như các sản phẩm thông thường, cần được marketing
khi lauching để đạt được thành công thì với các đồng tiền kỹ thuật số cũng vậy. Nhưng bounty hunter là
người tham gia vào việc quảng bá, PR cho các đồng tiền này khi nó chuẩn bị tham gia thị trường.
Có rất nhiều công việc cho các BH như translate, share thông tin, build cộng đồng... họ đóng vị trí như 1
cầu nối để đưa thông tin từ đội ngũ phát triển đến đông đảo các nhà đầu tư.
Họ được trả thưởng bằng các đồng tiền do đội ngũ phát triển, nếu dự án phát triển tốt, đồng tiền đó có
giá trị thì số đồng tiền họ nắm giữ như là phần thường cũng trở nên có giá trị và có thể quy đổi ra tiền tệ
thật.
--
Tạm thời với hiểu biết của mình là như vậy. Trong cách hình thức này, chắc chỉ có bounty hunter là lấy
công làm lãi còn lại các hình thức khác đều cần bỏ vốn , vậy nên hy vọng các newbie khi tham gia thị
trường này hãy cân nhắn và xem xét kĩ , chớ bị FOMO (Fear Of Missing Out ) bởi cơ hội vẫn còn đó,
vuột mất cơ hội còn hơn là mất tiền.
À còn 1 cách kiếm tiền kinh điển nữa là Bán Khoá học :))

Namster Do

September 15, 2017 ·

Crypto Curency và sự sụp đổ của quyền lực hiện tại!

Dạo này Crypto Currency đang là tâm điểm của sự chú ý toàn cầu. Cũng đơn giản thôi, vì nó Sẽ thay thế
đồng tiền hiện tại. Để hiểu về nó, chúng ta cần hiểu về lịch sử của đồng tiền.
Trước đây, loài người sản xuất ra các loại hàng hoá và trao đổi trực tiếp với nhau. Sau này đổi gà lấy bò
nó khó vì giá trị nó khác nhau nên người ta mới phải dùng đến curency! Vàng và bạc được dùng rộng rãi
như một loại currency vì nó hiếm, vàng làm Được nhiều thứ và ai cũng muốn vàng. Thêm vào đó, chẳng
ai chế đc vàng, chỉ có mỗi cách đào lên. Ai thích thì đều có thể đi đào vàng và ko ai có thể tự tạo ra vàng
cả. Thế nên quyền lực ko thuộc về ai mà đc "distributed" cho cả nền kinh tế!

Chỉ từ tầm hơn 100 năm trở lại đây thế giới nó mới sinh ra cái gọi là "chính phủ". Và cái ông chính phủ
này mới quyết định in mịe nó tờ giấy ra để thay cho vàng! Tất nhiên là chả ai tin ông, đang cầm vàng giờ
chuyển sang cầm giấy, điên! Thế nên các ông ấy mới phải làm cái gọi là "bản vị vàng", cứ in ra tiền là
phải có số vàng tương ứng đem cất! Và cứ mang tiền giấy ra là các ông ấy phải đổi số vàng tương
đương cho mình! Có thế người dân mới chịu dùng tiền giấy!

Dùng dần nó quen, vì tiện hơn là đi đâu cũng phải mang bịch vàng, rồi ng dân Quên mịe nó mất là tiền
giấy là "tượng trưng" cho vàng! Thế là chính phủ bỏ mịe nó "bản vị vàng" đi, chỉ in tiền giấy! Hình như Mỹ
cũng mới bỏ cái này hôi đầu những năm 70 thôi chứ chẳng phải lâu gì lắm đâu.

Khi đã bỏ bản vị vàng rồi thì tự nhiên chính phủ lại thành oai vì họ là ng duy nhất có thể in ra tiền! Họ in
vô tội vạ để giải quyết nhu cầu chi phối nền kinh tế của mình! Lạm phát bắt đầu từ đó. Còn người dân giờ
đã quá quen với tiền giấy, quá quen với việc tiền là "centralised" nên quên hoàn toàn việc currency used
to be "decentralised"! Thế là như những con cừu ngoan ngoãn, họ bị chịu chi phối về tài chính của chính
phủ.

Thế rồi năm 2009, với sự phát triển kinh hoàng của công nghệ trong suốt nửa thế kỷ, tất cả các thành
tựu từ máy tính đến Internet, đi động ... đã hội tụ để mấy anh (hình như là sống lộn ngược ở Úc với cái
tên rất Nhật) nghĩ ra cái mà chúng ta biết đến ngày hôm nay là Bitcoin!

Bitcoin, Ethereum, Litecoin... là các loại crypto curencies khác nhau Nhưng cùng chung một mục đích đó
là "decentralised" đồng tiền. Nói nôm na nó như thế này:

Đồng tiền crypto có thể hiểu như đưa chúng ta trở lại với thời kỳ dùng vàng. Nó là vàng đc lập trình dưới
dạng một cái chương trình máy tính, dựa trên các công thức toán học đc các ông gọi Newton bằng chú
nghĩ ra từ rất lâu rồi! Cái công thức toán học này thì mở, ai cũng biết, và được dùng để "đào vàng" từ
một cái mỏ vàng hữu hạn! Có nghĩa là có cái mỏ tiền crypto định sẵn, ai cũng có thể dùng cái công thức
đc công bố cho tất cả mọi người để "đào" đc tiền crypto, và quan trọng là chả ông nào "in" ra đc một
Đống tiền với tội vạ bằng cách khác đc cả! Điều đó có nghĩa là đồng tiền đã đc "decentralised", ko phụ
thuộc vào một cá nhân, tổ chức hay chính phủ nào nữa! Và điều đó có nghĩa chúng ta sẽ không có lạm
phát!

Khi đã "decentralised" được đồng tiền, thì vấn đề nằm ở chỗ ai Sẽ là người đảm bảo cho đồng tiền đó?
Thế nên tiền crypto rất khôn, nó dùng công nghệ blockchain và distributed computing để đảm bảo việc
chứng thực! Nôm na là thay vì đồng tiền được đảm bảo bởi chính quyền và central banks thì nó được
đảm bảo bởi toàn dân! Chắc hơn vàng!

Không chỉ dừng lại ở đó, tiền crypto còn thông minh đến độ nó tự "execute" đc thông qua cái gọi là
"smart contract"! Nôm na là hai ông cá độ với nhau trưa mai mưa, đến chưa mai thời tiết ra sao tiền nó tự
chuyển từ túi ông thua sang túi ông thắng chẳng cần ông đứng giữa phân giải!

Một đồng tiền vừa đc "decentralised" vừa "self execute", lại đc chứng thực bởi toàn dân, thì là một đồng
tiền ưu việt hơn hẳn tiền giấy chúng ta đang tiêu! Mà lịch sử loài người cho thấy, cái gì ưu Việt hơn Sẽ
chiến thắng dù ai có cố gắng ngăn chặn sự phát triển của nó đến đâu! Kể cả các chính phủ, công nhận
hay ko công nhận tiền crypto thì đều dẫn đến chung một kết quả, mất kiểm soát tài chính! Nếu họ công
nhận tiền crypto là một loại tiền, thì các chính sách tiền tệ của họ ko còn hiệu lực nữa vì họ đã mất đi
công cụ mạnh nhất, đó là in ra tiền! Còn nếu họ ko chấp nhận, thì mọi ng khi bán bất kể cái gì đều
chuyển sang nhận tiền crypto, và vì crypto ko phải là tiền, tức là ko có "moneytisation" nên họ ko phải
đóng thuế, chính phủ lại ko thu đc thuế! Mệt phết!
Nói chung, crypto currency đang dần chuyển quyền lực từ chính quyền sang nhân dân một cách thực
thụ. Khi đó chúng ta có thể sẽ bắt đầu một thời kỳ mới, thời kỳ kinh tế giảm phát thay vì lạm phát! Một
đồng bitcoin mấy năm trước chưa uống được cốc trà đá, giờ này đã mua được cái xe SH.

Welcome to a truly free ecconomy where govt is not in control!

PS: bài này cố gắng dùng ngôn ngữ người thường để giải thích một vấn đề rất phúc tạp và complex một
cách đơn giản nhất nên mong các bạn chuyên gia đọc thấy chưa chính xác thì bỏ qua cho!

PS2: tiền crypto nó tăng giá thế nào, Sẽ ảnh hưởng đến những ngành gì trong tương lai và "bong bóng"
ra làm sao Sẽ cố viết trong một kỳ sau

Hiển nhiên là mọi người khi tham gia thị trường tài chính đều có chung một mục đích là kiếm tiền. Thế
nhưng khi newbie tham gia, thị trường cũng giống như cuộc đời vậy. Những bữa ăn sang chảnh, điện
thoại xịn, xe đẹp, gái xinh đầy ra đó nhưng không có thứ nào dành cho bạn, sờ vào là bị đánh gãy tay
ngay. Vì vậy, cho đến lúc bạn có thể đạt được thành quả trong trading, thì vẫn còn đó chặng đường dài
phải đi, và sẽ mất khá nhiều trước khi có thể thành công, nhưng có phải thứ duy nhất trading đem lại cho
bạn chỉ là tiền? Cho đến giờ, trading đã lấy của đi của mình"ít" tiền, ( dĩ nhiên rồi, mong đợi gì khi 1 tay
mơ tham gia 1 cuộc chiến mà trong đó toàn những cáo già, kinh nghiệm ,bản lĩnh hơn, vốn to hơn, hàng
tá công cụ tốt hơn...) nhưng bên cạnh đó, việc tham gia trade cũng đem lại 1 số lợi ích phi tài chính.
1. Rèn luyện kỷ luật
Trong cuộc sống, nếu bạn không có kỷ luật, hậu quả sẽ đến chậm, rất chậm, đôi lúc vài tháng, 1 năm, vài
năm, thậm chí đến 1 cách rất lặng lẽ mà bạn không hề nhận ra rằng tình hình đã tệ hơn nếu bạn biết giữ
kỷ luật tốt ngay từ đầu( ví dụ đơn giản là mình cũng có nghỉ học, điểm chuyên cần vẫn ở mức an toàn
nhưng điều dễ thấy đó là kết quả học ko bằng lúc đi học đầy đủ).
Thế nhưng trong trading, 1 lệnh vô kỷ luật thôi là bạn sẽ nhìn thấy hậu quả chỉ sau vài giây.
Bạn vẫn sẽ thua cho dù có 1 phương pháp, chiến lược tốt nhưng ko tuân thủ kỉ luật. Nó giống như việc
ngừoi ta được dạy rằng khi nào thì có đèn xanh thì mới được đi nhưng khi không thấy ai ở trên đường
người ta vẫn cứ đi khi đèn đang đỏ, vì không đi thì đứng làm gì, ng ta khó ngồi 1 chỗ mà không làm gì
cả. Bạn bỏ hàng giờ ngồi nhìn biểu đồ, nhưng bạn vẫn chưa thấy "đèn xanh" của mình đâu, và bạn nghĩ
rằng, cơ hội là 50/50 nên vào thử 1 lệnh cho đỡ chán, vì vào lệnh ko tuân theo quy tắc nên trong trường
hợp may mắn lệnh đó có lãi, bạn khôg biết lúc nào cần chốt lời, và nếu lỗ, bạn cũng ko biết đâu là mức
bạn cần phải "Coup de Grace". Trading lúc này trở thành cuộc chơi mà ng bạn "Cảm xúc" cũng sẽ tham
gia chơi cùng bạn và nó có 1 cái tên khác: Gambling ( cờ bạc ).
... (còn tiếp)

You might also like