You are on page 1of 28

DKS Group

http://www.embestdks.com
1.Bắt đầu tạo một project :
Để tạo một project mới,khởi tạo OrCad Capture và click File ->New->Project.Bạn sẽ
thấy xuất hiện hộp thoại sau

Browse tới thư mục bạn vừa tạo và đặt tên cho project.Bây giờ bạn đã có một không gian
trống cho project vừa tạo.Bạn sẽ thấy một cửa sổ có dạng như sau :

2.Tạo một thư viện linh kiện

1
DKS Group
http://www.embestdks.com
OrCad cho phép bạn tạo một thư viện linh kiện để sử
dụng cho các sơ đồ.Thư viện này được lưu ở những file
riêng biệt ở trong các project. Điều này cho phép bạn sử
dụng lại thư viện trong các project khác.
Chú ý:khi bạn thay thế một linh kiện trong thiết kế không
nên thay đổi trực tiếp trên schematic mà nên sửa đặc tính
của linh kiện trong thư viện rồi mới thay thế vào sơ đồ.

Trước tiên chúng ta phải tạo một thư viện mới.Click File-
>New->Library.Cửa sổ project sẽ xuất hiện giống như
hình bên.Click phải chuột vào file library và chọn Save
as... Đặt tên cho file đó và đưa nó vào thư mục Lib (Đây
là folder do bạn tạo ra để chứa file library).Bước tiếp theo
là chuẩn bị them linh kiện vào thư viện

3.Tạo linh kiện


Để thêm một linh kiện mới vào thư viện ,click phải chuột vào file library và chọn New
part.Một hộp thoại sẽ hiện ra như sau :

Trong phần Name đặt tên cho linh kiện.Trong Part Reference Prefix là loại linh
kiện.Click OK một cửa sổ như sau sẽ xuất hiện :

2
DKS Group
http://www.embestdks.com

Các công cụ để tạo linh kiện nằm ở phía phải màn hình .Nếu muốn tạo linh kiện có nhiều
chân thì phải kéo dãn các viền ngoài để đủ khoảng trống cho các chân này
Sử dụng công cụ Place Pin để đưa các chân vào linh kiện

Lưu ý: các linh kiện này được tạo ra dựa vào datasheet
của các linh kiện trên thực tế (download trên internet
:datasheetarchive.com)
Các mặc định về hình dạng (Shape) và loại (Type) phù
hợp với hầu hết các linh kiện.Ngoài các chân thông
thường có thể đưa vào chân power và Groud (phải check
vào phần Pin Visible.)Thông thường chân power nên để
phía trên và chân Groud nên để phía dưới.Sau khi hoàn
thành các bước ta sẽ có linh kiện có dạng như sau :
Save lại và đóng cửa sổ.Có rất nhiều loại linh kiện đã có
sẵn trong OrCad,bạn có thể sử dụng trực tiếp hoặc sửa lại sơ đồ chân một chút cho phù
hợp với thiết kế của mình.
4.Vẽ sơ đồ nguyên lý

3
DKS Group
http://www.embestdks.com
Sau bước tạo thư viện linh kiện bây giờ bạn đã sẵn sang cho việc vẽ một sơ đồ nguyên
lý.Bạn có thể nhìn thấy từ cửa sổ project là bạn đã có một trang schematic gọi là Page1
trong folder Schematic1.Nếu bạn không nhìn thấy thì click vào dấu “+” cạnh file
dsn.Nếu sơ đồ của chúng ta không vẽ đủ trong một trang thì có thể thêm vào trang tiếp
theo (sử dụng nhiều trang ). Để thêm một trang schematic mới click phải chuột vào folder
gốc và chọn New page.Sau đó một hộp hội thoại hiện ra nhắc bạn đặt tên cho trang mới
này. Để cho tiện bạn đặt tên theo chức năng của sơ đồ nguyên lý,page 1 cũng có thể đổi
tên theo cách này (right click and rename).
Bây giờ trở lại page 1 bằng cách double-click trên cửa sổ project.Trước khi lấy linh kiện
bạn có thể mở rộng trang so với mặc định bằng cách chọn Options Schematic Page
Properties...click vào custom và điền giá trị mới vào (chẳng hạn width=11,heigh=15)
4.1Lấy linh kiện và tạo liên kết
Click vào place part trên toolbar (thường ở phía mép phải của màn hình )Sẽ có
một hộp thoại hiện ra cho phép bạn chọn các linh kiện.

chọn linh kiện cần dùng -> OK.


Trong lúc vẽ sơ đồ nguyên lý bạn cũng có thể dùng các phím tắt ‘I’,’O’ để phóng to hoặc
thu nhỏ cửa sổ.Khi muốn thay đổi giá trị của linh kiện bạn chỉ việc double-click lên nó và

4
DKS Group
http://www.embestdks.com
sửa.Sau khi lấy xong linh kiện cửa sổ của bạn sẽ có dạng như sau :

Bây giờ chúng ta cần tạo các đường dây để liên kết các linh kiện
với nhau.Click place wire và nối các linh kiện lại với nhau.Sử
dụng các công cụ Place bus và Place bus entry để tạo các đường bus.Sau khi thực hiện
các bước sau bạn sẽ có sơ đồ có dạng :

5
DKS Group
http://www.embestdks.com

Tiếp theo là việc thêm nguồn(power) và đất(ground) cho một số thành phần trong sơ đồ.

4.2 Tạo liên kết cho các trang và đặt tên cho các net
Chúng ta có thể làm điều này bằng cách sử dụng công cụ off-page connector.Click Place
Off-Page Connector. Off-page connector được liên kết bởi một tên chung. Để đặt
tên cho một connector chỉ việc double-click vào nó. Để đặt tên cho net ta click
vào công cụ Place Net Alias. Điều này là vô cùng hữu ích khi sơ đồ nguyên lý của
bạn phức tạp và có sử dụng các đ ường Bus.
5.Chuẩn bị cho việc thiết kế mạch in :
5.1. Đổi tên linh kiện
Sau khi vẽ xong sơ đồ nguyên lý,bạn đã sẵn sàng cho việc layout.Từ bây giờ bạn sẽ làm
việc ở cả 2 cửa sổ Capture và Layout.Bước đầu tiên trong việc chuẩn bị layout là ghi
tên cho các linh kiện theo một trật tự nhất định. Điều này sẽ rất có ích khi ta muốn sắp
xếp linh kiện một cách hợp lý và giúp cho việc tìm kiếm linh kiện được dễ dàng
hơn,không những thế nó còn giúp cho quá trình đặt tên các linh kiện không bị trùng
lặp.Hai hình sau sẽ minh hoạ điều đó :

6
DKS Group
http://www.embestdks.com

Hierarchy View Before Annotation Hierarchy View After Annotation

Để làm việc này ta sử dụng một số công cụ Annotation.Trong cửa sổ project, đánh dấu
vào file đang thiết kế(với đuôi mở rộng là dsn) sau đó chọn Tool ->Annotate.Bạn sẽ
nhìn thầy hộp thoại Annotate như sau:

Trong một thiết kế mới,nên đổi tên tất cả các linh kiện . Để làm việc này click vào ô
Reset part referênc to “?” ->OK.Bạn sẽ được hỏi nếu bạn muốn save vào thiết kế của
bạn trước khi tiếp tục bước tiếp theo.Tất cả các linh kiện của bạn sẽ được đánh dấu hỏi
thay vì đánh số như ban đầu.Bây giờ,mở lại hộp thoại Annotate và đánh dấu vào

7
DKS Group
http://www.embestdks.com
Incremental reference update và click OK.Sau bước này với mỗi loại linh kiện sẽ được
đánh số theo thứ tự bắt đầu từ 1,các linh kiện của bạn đã được đặt tên theo một quy luật
nhất định.
5.2. Đặt tên cho các net
Bước tiếp theo là đặt tên cho các net trong sơ đồ nguyên lý.( Điều này thể hiện các net ở
các trang (pages) khác nhau được kết nối.)Nó rất giá trị trong suốt quá trình thiết kế và
debug bởi vì nó giúp ta theo dõi được các net trong các thiết kế lớn (có nhiều trang khác
nhau).Mở hộp thoại Annotate và chọn Add intersheet references.Sẽ có một hộp thoại
tiếp theo mở ra ->OK.
5.3.Tạo thư viện chân cho linh kiện
Bây giờ chúng ta đã thực sự sẵn sàng cho việc thiết kế layout.Việc đầu tiên cần làm là tạo
thư viện chân cho linh kiện để sử dụng trong PCB layout.Việc tạo thư viện chân cũng
tương tự như việc tạo linh kiện trong sơ đồ nguyên lý. Để bắt đầu ta chọn Tool->Library
Manager.Một cửa sổ sẽ hiện ra :

Cũng cần lưu ý rằng trong thư viện có sẵn của OrCad đã có rất nhiều sơ đồ chân của các
linh kiện trên thị trường.Bạn chỉ nên tạo một thư viện mới khi thực sự cần thiết với thiết
kế của bạn. Để tạo một thư viện mới bạn cần tham khảo datasheet của chúng để có được
các thông tin về cấu trúc cũng như đặc tính của các linh kiện.
Trong Library Manager click Create new footprint.Một hộp thoại sẽ xuất hiện

8
DKS Group
http://www.embestdks.com

Bạn cần đặt tên cho linh kiện và chọn hệ đơn vị chuẩn để thiết kế.(Có thể chọn theo hệ
mét hoặc inch).Click OK.
Chú ý:khi chọn hệ mét thì ta cũng phải đổi trong option của thiết kế.Chọn Option->
System setting để thay đổi :

Sau khi thay đổi xong,click OK.


Để chỉnh sửa đặc tính của chân linh kiện,double-click vào nó.Một hộp thoại Edit
padstack hiện ra

9
DKS Group
http://www.embestdks.com

.
Ta có thể đổi tên trong ô Padstack.Tiếp theo chọn Undefined ->OK.Trong bảng
Spreadsheet bạn sẽ thấy

Để thiết kế cho từng lớp riêng lẻ right-click ->Properties...


Sau khi tạo xong thư viện chân,click Save as
Khi mới bắt đầu tạo Library ta chỉ có 1 chân (Padstack). Để thêm các chân khác có một
số cách nhưng cách dễ nhất là sử dụng footprint spreadsheet.Một chú ý quan trọng là
luôn để chân 1 ở toạ độ (0,0). Để tạo ra chân mới,click vào chân 1 trong spreadsheet và
Ctrl-C,hộp thoại sau sẽ mở ra :

10
DKS Group
http://www.embestdks.com

Nó cho phép bạn điền tên,toạ độ và độ lớn của chân cần tạo.Sau khi chỉnh sửa xong click

OK.
Mặc dù đã tạo được các chân tuy nhiên bạn vẫn chưa hoàn thành được footprint.Bạn cần
tạo thêm outline cho chúng (outline nói nôm na là xác định vị trí của linh kiện này với
các linh kiện khác trên bản mạch in để chúng không đè lên nhau). Để làm việc này chúng
ta sử dụng Obstacle tool.Right-click vào vùng cửa sổ làm việc,chọn New.Right-
click again và chọn Properties,hộp thoại sau sẽ xuất hiện:

11
DKS Group
http://www.embestdks.com

Trong ô Obstacle name :Chọn tên.Các thông số còn lại chọn như hình vẽ.Riêng với
Height có thể thay đổi.Click OK.Cuối cùng click chuột trái vào các góc của linh kiện để
tạo outline.

5.4.Gán chân cho các linh kiện:

12
DKS Group
http://www.embestdks.com
Mỗi một loại linh kiện trong sơ đồ nguyên lý có một loại footprint khác nhau.Có một vài
cách thực hiện.Xin giới thiệu một cách :Mở Property Editor bằng cách double-click lên
linh kiện trong sơ đồ nguyên lý.Nó sẽ hiện ra tất cả các thuộc tính của linh kiện

Chọn OrCad-Layout,bạn có thể nhìn thấy cột PCB footprint để gán tên cho sơ đồ chân
mà bạn vừa vẽ.
Bây giờ hãy tưởng tượng rằng bạn có hàng trăm linh kiện trong sơ đồ nguyên lý.Sẽ rất
mất công để thực hiện với từng linh kiện.He he,thế cho nên phải làm kiểu khác
thôi.Trước tiên đóng cửa sổ Property editor,nhấn Ctrl-A trong trang sơ đồ nguyên lý để
đánh dấu tất cả các linh kiện.Nhấn Ctrl-E để mở trở lại cửa sổ Property editor.Bây giờ
chỉ cần 1 lần là bạn có thể gán các footprint cho các linh kiện.

5.5.Importing và Exporting các thuộc tính (properties) tới và từ sơ đồ nguyên lý

13
DKS Group
http://www.embestdks.com
Để export các thuộc tính, ở cửa sổ project explorer(đuôi mở rộng là dsn) chọn Tool-
>Export Properties... Xuất hiện hộp thoại:

Click OK.Nó sẽ tạo ra trong thư mục mà bạn vừa Browse một file với đuôi mở rộng là
exp.Chúng ta có thể chỉnh sửa file này và nhập (import) trở lại Capture.Bạn có thể chỉnh
sửa file bằng một chương trình khác.Chẳng hạn Microsoft Excel.
Khởi động Excel,chọn File->Open... browse tới vị trí của file mà bạn vừa export trước
đó.

Click Next.Trong ô Text quanlifier chọn None (rất quan trọng,nếu không chọn bạn
không thể import trở lại OrCad).->Click Finish.

14
DKS Group
http://www.embestdks.com

Bạn có thể sắp xếp lại linh kiện theo giá trị(Value) hay
tên(Part reference)...bằng cách chọn Data->Sort...
Việc sắp xếp này sẽ làm cho việc chọn footprint được
thuận tiện hơn. Ở cột cuối cùng điền tên cho footprint
tương ứng với từng loại linh kiện.Chú ý điền đúng tên
với footprint trong library

"Part Reference" "Value" "PCB Footprint"


"C10" "0.1uF" "CAP-NP"
"C11" "0.1uF" "CAP-NP"
"C4" "0.1uF" "CAP-NP"
"C5" "0.1uF" "CAP-NP"
"C6" "0.1uF" "CAP-NP"
"C7" "0.1uF" "CAP-NP"
"C8" "0.1uF" "CAP-NP"
"C9" "0.1uF" "CAP-NP"
"C1" "100uF" "CE_RAD"
"C2" "10uF" "CAP-POL100"
"C3" "10uF" "CAP-POL100"
"R2" "150" "RES-AXIAL"
"R1" "1K" "RES-AXIAL"
"C12" "2.2uF" "CAP-POL100"
"D1" "BLUE" "LED"
"J2" "CONN-2x10" "CONN-2x10"
"J3" "CONN-2x3" "CONN-2x3"
"U1" "MAX603/4" "DIP-8"
"Y1" "OSC 1MHz" "OSC"
"J1" "PJ-002A" "PJ-002A"
"SW1" "PUSHBUTTON" "PB"
"U2" "TIL311" "DIP-14"
"U3" "XC9536-PLCC44" "PLCC-44"
Save lại. Excel sẽ có một vài cảnh báo,kệ nó -->OK!Có một bước nhỏ mà chúng ta cần
làm trước khi import trở lại OrCad.Trong quá trình chỉnh sửa ở trên Excel thay thế các
dấu nháy kép “ bằng dấu nháy ba ‘’’.Vì vậy ta cần mở file vừa tạo bằng một trình soạn
thảo bất kỳ và thay thế các dấu ‘’’ bằng “.Save lại.

15
DKS Group
http://www.embestdks.com
Bây giờ bạn có thể Import file Properties trở lại OrCad.Trong cửa sổ Capture đánh dấu
file thiết kế (trong phần Project explorer).Chọn Tool->Import Properties...Browse
properties file và click OK.Nếu có lỗi xảy ra thì có thể là do bạn chọn sai tên footprint
hoặc thiếu dấu nháy “.Bạn cần sửa lại chúng trước khi tiếp tục.

5.6 Chèn BOM (Bill of Material) vào sơ đồ nguyên lý


OrCad là một nơi tuyệt vời để lưu trữ thông tin về nơi mua linh kiện,ai tạo ra chúng,giá
cả... OrCad có thể sử dụng các thông tin này để tự động tính toán giá của sản phẩm
(BOM ;Bill of Material).BOM sẽ giúp bạn trong việc đặt hàng các linh kiện,nó là điều cơ
bản cho những người làm mạch.Sau đây là một vài thông tin khác mà bạn có thể thấy :
.Description –mô tả các linh kiện.Thường được cung cấp ở các trang web của nhà
SX.
Manufacture:tên nhà SX
Notes :các thông tin chú ý về sản phẩm
PerUnitCost :Gía của một linh kiện
Supplier :Nhà cung cấp
...
Export lại các thuộc tính của thiết kế và điền các thông tin cho các linh kiện.Khi bạn hoàn
thành việc chỉnh sửa các thuộc tính,save lại và Import chúng vào Capture giống như đã
làm với footprint ở phần trên.Bây giờ bạn đã sẵn sàng nhận BOM từ OrCad.
Để làm điều này,bạn đánh dấu vào phần file view trong cửa sổ project.Chọn Tool ->Bill
of Materials... để hiện ra hộp thoại.

Bạn có thể chỉnh sửa các thông tin trong Header và Combined property string.Sau đó
nhấn OK để tạo ra file có đuôi mở rộng là BOM.
5.7 Tạo file mẫu của Board

16
DKS Group
http://www.embestdks.com
Bạn hầu như đã sẵn sàng để chuyển từ sơ đồ nguyên lý thành Layout.Trước khi làm điều
đó bạn cần tạo ra một file board mẫu.File này sẽ định nghĩa một số đặc tính mặc định cho
board mà bạn sẽ dùng để layout. Để tạo nó,bạn khởi động Layout và chọn File ->
New.Khi bạn thấy một hộp thoại hiện ra thì chọn Cancel.Sau đó bạn sẽ thấy hiện ra một
màn hình trống trơn (và đen ngòm)

Bạn có thể sử dụng các phím tắt để zoom màn hình (I,O,C).Trước hết ta cần tạo ra các
đường bao (outline) để xác định chu vi của board. Để tạo Board outline chọn Obstacle
tool,right-click và chọn New,right-click một lần nữa và chọn Properties.Trong ô Name :
đặt tên.Type :chọn board outline,Width :nên chọn 50 (mils) và nó nên đặt ở Global
Layer.Góc đầu tiên của hình chữ nhật nên chọn ở toạ độ (0,0),sau đó vẽ các góc tiếp
theo.Ta có thể theo dõi toạ độ ở thanh status phía dưới màn hình.Sau khi hoàn thành
Board outline của bạn sẽ có dạng như sau .

Bước tiếp theo là sắp xếp lại các lớp (layer).Layout cũng có một bảng thuộc tính giống
như trong Libraty Manager.Click View spreadsheet và chọn layers.Bảng này sẽ định

17
DKS Group
http://www.embestdks.com
nghĩa tất cả các lớp có trên board và chức năng tương ứng của chúng trong thiết kế.

Chẳng hạn ta thiết kế mạch 4 lớp thì tắc các lớp còn lại vì không sử dụng đến
chúng.Double-click lên lớp INNER1,một hộp thoại sẽ hiện ra:

Chọn Unused Routing ->OK.Tiếp tục làm tương tự với các lớp tiếp theo.Cần lưu ý với
từng mạch cụ thể mà ta xác định dùng lớp nào.Sau khi đã hoàn thành ta đóng bảng này
lại.
Việc tiếp theo chúng ta cần làm là thay đổi output setting cho file Gerber.Chọn Option-
>Post process settings...Chọn các lớp *.ASB và *.FAB.Right-click và chọn Properties

18
DKS Group
http://www.embestdks.com
để hiện ra hộp thoại Post process settings. Bỏ đánh dấu ở ô Enable for Post processing

Bây giờ chọn tất cả các lớp bằng cách click vào góc trên bên trái của bảng thuộc tính
(spreadsheet) (Plot output filename) Right-click và chọn Properties để hiện ra hộp thoại
Post Process settings.Chọn Extended Gerber . Đóng bảng này lại khi đã hoàn thành.

Tiếp theo bạn sẽ định nghĩa kích thước của lỗ via.Click View Spreadsheet và chọn
Padstacks.Trước tiên bạn sẽ chỉnh kích thước của VIA1 (nó sẽ trở thành mặc định trong
thiết kế của bạn).Click vào VIA1 để đánh dấu.Right-click và chọn Properties để hiện ra
hộp thoại Edit padstack. Đánh dấu vào các phần Undefined và Foot Planes/Pour -
>OK. Tiếp theo bạn sẽ thiết lập thông số kích thước của mũi khoan. Đánh dấu Drill và
DRLDWG và mở hộp thoại Edit padstack. Chọn hình dạng và kích thước của nó.Chọn
các lớp Bottom,Top,INNER (đường kính thông thường khoảng 35 mils),Ground,Power
(50mils),SMTOP,SMBOT (40 mils).Chúng ta chỉ sử dụng 1 loại via trong thiết kế
nhưng OrCAD cho phép ta có thể định nghĩa tới 16 loại lỗ via khác nhau.
Khi một netlist từ Capture được nhập vào,chúng ta có thể thiết lập độ rộng mặc định và
tất cả các đặc tính khác cho các net đã được nhập.Click View Spreadsheet và chọn
Nets,bạn sẽ nhìn thấy một bảng với chỉ một net là DEFAULT.Sau khi bạn nhập netlist từ
Capture sẽ nhìn thấy tất cả các net đã thiết kế ở trong bảng (spreadsheet).Double-click

19
DKS Group
http://www.embestdks.com
vào net để hiện ra hộp thoại Edit Net.

Chọn các thông số như hình vẽ.


Điều cuối cùng chúng ta cần làm là thiết lập các
khoảng cách.Những giá trị khoảng cách này sẽ
được sử dụng khi chúng ta Layout một cách tự
động kiểm tra lỗi trong thiết kế.Chọn Option ->
Global Spacing...sẽ hiện ra bảng Route
Spacing.Click vào Layer Name để đánh dấu tất
cả các ô.Right-click và chọn Properties để hiện
ra hộp thoại Edit Spacing.Chọn các thông số
thích hợp và click OK.Bây giờ bạn đã có một
mẫu board chuẩn cho thiết kế và sẵn sàng cho
việc Layout.

5.8 Tạo Netlist


Để Layout việc trước tiên là bạn phải tạo ra một netlist.Netlist là một file mà tất cả các
thành phần linh kiện,các chân và các kết nối trong thiết kế ở một định dạng mà có thể
được đọc bởi Layout. Để tạo Netlist,chọn file có đuôi mở rộng Dsn,Tool -> Create
Netlist...

20
DKS Group
http://www.embestdks.com

Click vào tab Layout ->OK. Nó sẽ tạo ra cho bạn một file có đuôi mở rộng là .mnl.

6.Bắt đầu Layout


6.1 Tạo một board mới
Chọn File -> New. Bạn sẽ được nhắc phải chọn file board mẫu mà bạn đã tạo ra trước đó
và bạn chỉ cần Browse đến thư mục mà bạn đã tạo ra..._> OK.Tiếp đến là yêu cầu file
netlist (file có đuôi mở rộng là .mnl).Cuối cùng là đặt tên cho thiết kế và thư mục để save
thiết kế của bạn.
Nếu tất cả các sơ đồ chân trong thư viện phù hợp với thiết kế thì sẽ không có lỗi xảy ra và
bạn sẽ thấy một màn hình như sau :

21
DKS Group
http://www.embestdks.com

Thông thường nếu có lỗi xảy ra thì nó sẽ được lưu trong một file có đuôi mở rộng là .Lis.
Bạn có thể dùng một chương trình soạn thảo bất kì để đọc các lỗi xảy ra trong file này.

6.2 Sắp xếp linh kiện


Tất cả các linh kiện nên để thành một hàng ở phía trái của Board.Trước khi sắp xếp nên
làm một số bước nhỏ sau để việc sắp xếp trở nên dễ dàng hơn.
Trước tiên là tắt chức năng DRC (design Rule Checking).Tiếp theo là tắt một số
lớp không cần thiết để việc quan sát được dễ dàng hơn.

Khi một lớp đang được mở thì bạn có thể bất tắt nó bằng nút ‘-‘
Màu sắc ở trong ô sẽ thay đổi thể hiện rằng lớp bạn vừa chon đã được tắt (invisible).

Bây giờ chọn các lớp sau và tắt chúng đi SMTOP,SMBOT,ASTASB,DRD,DRL.


Click View Spreadsheet và chọn Nets. Tất cả các net trong thiết kế sẽ hiện ra. Đánh dấu
tất cả các net,right-click và chọn Properties. Bỏ đánh dấu ở ô Routing Enabled -> OK.

22
DKS Group
http://www.embestdks.com

Sau khi đã hoàn tất các bước chuẩn bị ta sẽ bắt đầu sắp xếp.Chọn Component Tool.

Bạn cũng có thể thêm các thành phần khác (chẳng hạn các lỗ để bắt vít (hole)) trong khi
đang thiết kế bằng cách chọn New -> Add Component ->Footprint và chọn BUMPER
từ thư viện ->OK.Các góc còn lại làm tương tự.

23
DKS Group
http://www.embestdks.com

Trong quá trình thiết kế nếu bạn muốn các thành phần này bị xê dịch thì có thể làm như
sau :chọn tất cả các thành phần,right-click và chọn Properties sẽ hiện ra hộp thoại Edit
Component.

Bỏ dấu ở các ô Non-electric,Route Enabled và đánh dấu vào Fixed,clocked -> OK.
Cuối cùng bạn sẽ được :

24
DKS Group
http://www.embestdks.com

Bây giờ đến việc sắp xếp linh kiện.Bạn có lẽ muốn in sơ đồ nguyên lý để xem các linh
kiện liên kết với nhau như thế nào.Khi bạn click vào một linh kiện nào đó thì các liên kết
với các linh kiện khác sẽ hiện ra.Trong khi sắp xếp linh kiện có thể bạn muốn có các ô
mạng lưới để dễ xác định vị trí.Chọn Option -> System setting ->Place Grid (thông
thường chọn giá trị là 50).Sau khi sắp xếp board của bạn sẽ có dạng :

Save lại ->OK


6.3 Đi dây cho phần Power,ground và đổ đồng (Copper pour)

25
DKS Group
http://www.embestdks.com
Trong bất kì thiết kế nào,tốt nhất là nên đi dây phần power và ground trước.Mở
nets spreadsheet tìm net GND,double-click để mở hộp thoại Edit net,click Net
layers..., ở dưới phần Plane Layer, đánh dấu vào ô GND. Làm tương tự đối với
Power (Thường là Vcc).Sau khi chỉnh xong click Refresh All. Để quan sát các
phần này ta có thể chon Backspace -> 3 (hiển thị lớp Ground).

Làm tương tự với Power. Để hiện lại toàn bộ thiết kế ->F5

Để đổ đồng ta chọn Obstacle Tool,right-click vào màn hình và chọn New -


>properties ->hiện ra hộp thoại Edit Obstacle.Trong phần Obstacle type chọn
Copper pour. Trong ô Net attackment là phần mà bạn muốn liên kết (VD
Ground or Power)->OK.Vẽ một khung hình chữ nhật xung quanh các linh kiện -
>right-click ->end command.

OrCad cũng có một công cụ giúp bạn kiểm tra lại quá trình thiết kế.Click View
spreadsheets ->Statistics.

26
DKS Group
http://www.embestdks.com

6.4 Đi dây các phần khác


Mở net spreadsheet và chọn tất cả các net.Right-click và chọn Enable <-> Disable để
làm hiện hay ẩn các net.Trước khi đi dây nên chỉnh lại một số thiết lập.Mở System
setting-> Visible Grid =10,Routing Grid = 5,Via Grid =0.Chọn Option ->User
Prefrences và chọn Allow DRC errors ở dưới phần Global references
Click vào biểu tượng và tạo các kết nối.Bật Edit Segment Mode hoặc
Edit/Add Route Mode.Left vào các connection và bắt đầu đi dây.

Sau khi đi dây xong,board của bạn sẽ được như sau :

27
DKS Group
http://www.embestdks.com

Phù ! Đến đây là xong rồi đấy !Tất nhiên đây chỉ là những điều cơ bản. Để làm
được một bản mạch in đẹp thì còn cần nhiều yếu tố khác.Chúc các bạn thành công
! Nếu có gì cần thảo luận thì có thể reply lại chúng ta sẽ cùng trao đổi ! He he.

28

You might also like