You are on page 1of 8

TÁC ĐỘNG CỦA SINH VẬT NGOẠI LAI ĐẾN HỆ

SINH THÁI
I. SINH VẬT NGOẠI LAI
1. Giới thiệu:
 Sinh vật ngoại lai: là một loài, phân loài hoặc một taxon (bậc phân loại) thấp hơn, kể cả bất
kỳ một bộ phận, giao tử hoặc chồi mầm có khả năng sống sót và sinh sản nào, xuất hiện bên
ngoài vùng phân bố tự nhiên và phạm vi phát tán tự nhiên của chúng.
 Sinh vật ngoại lai xâm hại: là một loài sinh vật ngoại lai đã thích nghi và phát triển trong
một hệ sinh thái, nơi sống tự nhiên hoặc nửa tự nhiên mới và là nguyên nhân gây ra sự thay đổi
và de dọa da dạng sinh học bản địa,
Theo (IUCN, 2001)
 Đặc điểm chung:
- Sinh sản rất nhanh (bằng cả sinh sản vô tính và hữu tính)
- Biên độ sinh thái rộng, thích ứng nhanh với những thay đổi của môi trường.
- Khả năng cạnh tranh về nguồn thức ăn, nơi cư trú lớn
- Khả năng phát tán nhanh
Những nơi sinh vật lạ dễ xâm nhập:
Sự xâm nhập của các sinh vật lạ thường bắt đầu từ những vùng dễ nhạy cảm, những hệ sinh
thái kém bền vững như: Vùng cửa sông, bãi bồi; Các vực nước nội địa; Các vùng đảo nhỏ; Các
hệ sinh thái nông nghiệp độc canh; Vùng núi cao với các hệ sinh thái bản địa thuần loại (thực
vật).
 Phương thức xâm nhập của các sinh vật lạ:
Do những đặc tính sinh học, khả năng phát tán mạnh, các sinh vật lạ xâm nhập vào các vùng
lãnh thổ mới bằng các hình thức sau:
- Gió. Theo chiều gió các hạt giống, bào tử... di chuyển nhanh và xâm nhập dần.
- Dòng chảy của nước. Các hạt giống, bào tử, đoạn thân...theo dòng chảy của nước biển di
chuyển từ lục địa này sang lục địa khác, hoặc theo dòng chảy của sông, suối để phát triển từ
vùng này sang vùng khác.
- Bám theo các phương tiện vận chuyển đường không,đường thuỷ,đường bộ (đặc biệt đối với
các loài côn trùng và động vật). Sự vận chuyển này có thể là có chủ đích hoặc không chủ đích.
- Du nhập bởi con người với nhiều mục đích: Phát triển kinh tế, làm cảnh, thức ăn chăn
nuôi...bao gồm cả du nhập có ý thức và vô ý thức.
Rất khó xác định chính xác phương thức xâm nhập của các sinh vật lạ để ngăn chặn, nhiều
trường hợp sự xâm nhập này diễn ra đồng thời bằng nhiều phương thức khác nhau.
Lợi thì có lợi nhưng…
Trên thực tế, không một quốc gia nào có đầy đủ các loài có giá trị kinh tế, do vậy, trao đổi vật
liệu di truyền giữa các địa phương là việc làm cần thiết. Nhờ vậy rất nhiều vật nuôi cây trồng
đã được các nước nhập nội và trở thành đối tượng có giá trị kinh tế, góp phần nâng cao sản
lượng cây trồng vật nuôi tại các nước nhập khẩu. Điển hình là : trong 9 tháng đầu năm 2007,
xuất khẩu tôm đông lạnh của Việt Nam ước đạt 118,5 nghìn tấn với kim ngạch xuất khẩu ước
đạt 1,11 tỉ USD, tăng 0,73% về lượng và 5,15% về kim ngạch so với 9 tháng năm 2006.
Tác hại khó lường
Các sinh vật lạ khi xâm nhập vào môi trường thích hợp, chúng có thể tiêu diệt dần các loài bản
địa bằng:
• Cạnh tranh nguồn thức ăn (động vật)
• Ngăn cản khả năng gieo giống, tái sinh tự nhiên của các loài bản địa (thực vật) do khả năng
phát triển nhanh với mật độ dày đặc.
• Cạnh tranh tiêu diệt dần loài bản địa, làm suy thoái hoặc thay đổi tiến tới tiêu diệt luôn cả
hệ sinh thái bản địa.
Hậu quả của quá trình này không dễ khắc phục, không chỉ gây tổn thất về các giá trị
ĐDSH (mất các loài,các nguồn gen và hệ sinh thái bản địa), mà còn gây tổn thất không
nhỏ về kinh tế, nhiều khi rất tốn kém và mất nhiều thời gian.
II. TÁC HẠI CỦA SINH VẬT NGOẠI LAI ĐỐI VỚI HỆ SINH THÁI:
A. TÁC HẠI:
1. Cạnh tranh nguồn thức ăn, nơi cư trú:
a. Các loài thực vật xâm lấn: một số loài mọc với mật độ rất dày nên che khuất ánh sáng, giành
chất dinh dưỡng và nước trong đất vốn đã ít ỏi,khiến một số loài bản địa giảm số lượng.
Tiêu biểu như cây Kim Tước (Ulex europaeus) được nhập từ Châu Âu đến nhiều nước
như New Zeland,Australia,Hawai…để trang trí hàng rào, chắn nạn cát bay và nuôi ong.Nhưng
chúng đã thích nghi, mọc lan nhanh ra các thảo nguyên,đồi núi và cạnh tranh, thay thế cây thân
thảo khác. Do lá kim tước có gai nên những loài động vật ăn cỏ bản địa không ăn được,từ đó
dẫn đến việc số lượng loài giảm nhiều hoặc chúng phải di chuyển đến nơi khác có thức ăn. Tuy
nhiên, việc này rất khó khăn do phần lớn nơi mới là lãnh địa sinh sống của những quần thể
khác nên những loài này khó xâm nhập để kiếm ăn.
Cây kim tước là một loài cây xâm lấn mạnh, sống được trên nhiều loại đất khác nhau,
do mọc với mật dộ dày nên làm nghèo dinh dưỡng trong đất,chúng sản sinh ra một lượng hạt
rất lớn và giữ sức nảy mầm trong thời gian dài,sau khi phát hoang chúng tái sinh nhanh chóng
từ những hạt giống và gốc cây .Trong mùa khô, vì lá có chứa nhiều dầu nên chúng gây nên
nguy cơ hoả hoạn nguy hiểm ,thiêu cháy cả những cây bản địa bên cạnh.
Vì thế loại cây này gây ra những mối hiểm hoạ sinh thái khó lường.

Hình 1: Cây kim tước


b.Động vật xâm lấn: cạnh tranh thức ăn,nơi ở,nơi làm tổ… với loài bản địa

Ốc bươu vàng có tên khoa học Pomacea caniculata. Ốc bươu vàng có đặc điểm tương tự giống
ốc bươu ta, nhưng đặc điểm khác biệt nhất là màu vỏ và ruột đều vàng hơn ốc ta, vỏ mỏng, ổ
trứng mầu hồng tươi, ốc sinh sản nhiều và phát triển nhanh. Trứng được đẻ thành từng ổ ở trên
bẹ lá lúa trên mực nước từ 0,3-0,5 m hoặc trên các cọc tre, thân cây dọc theo bờ ruộng, mương
nước hay các vật cứng, bờ cột xi măng... Điều đó cho ta thấy giá thể để cho ốc đẻ rất phong
phú. Ốc bươu vàng cái có đặc điểm là vành miệng rộng và sâu hơn ốc đực.

Ốc bươu vàng cái có thể đẻ 1.000 trứng trong 1 tháng. Một ổ trứng ốc bươu vàng có thể có từ
25-500 trứng. Tỷ lệ trứng nở trong tự nhiên rất cao (trên 80%). Sau khi đẻ 7-14 ngày, trứng bắt
đầu nở ra ốc bươu vàng con. Chỉ sau 2 ngày nở, ốc bươu vàng có vỏ cứng lại và nhanh chóng
di chuyển bằng nhiều cách như trôi nổi theo dòng nước hoặc bò để tự kiếm thức ăn. Ốc bươu
vàng ăn rất tạp, hầu hết những cây trồng trong nước, cỏ nước đều là thức ăn cho ốc bươu vàng.
Tuy vậy, ốc bươu vàng vẫn thích nhất là những mầm non của cây trồng hoặc cỏ cây như mạ
non mới gieo, lúa cấy tuổi non hoặc rau muống. Ở Lâm Đồng còn có cây củ năng lúc mới
trồng là những thức ăn rất thích hợp cho ốc bươu vàng.

Ốc bươu vàng ăn cả ngày lẫn đêm. Vì vậy, chỉ sau khoảng thời gian rất ngắn từ 41-85 ngày là
ốc bươu vàng đã lại tiếp tục giao phối và đẻ trứng. Người ta ước tính với mức độ tăng theo cấp
số nhân, từ 1 cặp ốc bố mẹ sau 1 năm sẽ cho ra đời 40 triệu con ốc bươu vàng.

Ốc bươu vàng có thể sống tới 3 năm. Nó thích sống trong nước nhưng nếu gặp điều kiện khô
hạn thì nó chui sâu xuống bùn khô và sống ở đó trong 6 tháng. Như vậy, ở những ruộng sau khi
cày ải phơi đất và đưa nước vào để gieo trồng vụ sau, người ta lại thấy ốc bươu vàng giống như
tự nhiên được sinh ra. Ốc bươu vàng thích nhiệt độ ấm, trời mát, tuy nhiên nếu nhiệt độ xuống
thật thấp (dưới 15oC và trên 38oC), ốc bươu vàng vẫn sinh sản và sống được.

Những đặc điểm của ốc bươu vàng là: ăn tạp, ăn nhiều suốt
ngày đêm, chóng lớn, đẻ khỏe, sống lâu và chịu được những
điều kiện khí hậu môi trường bất thuận. Cũng nhờ những đặc
điểm này mà những nhà kinh doanh ốc bươu vàng đã cố gắng
khai thác triệt để nhằm thu lại lợi nhuận cao. Đồng thời, cũng
vì những đặc điểm này, ốc bươu vàng đã trở thành đối tượng
kiểm dịch của nước CHXHCN Việt Nam và một số nước
khác. Ốc bươu vàng đã làm thiệt hại rất lớn cho nền sản xuất
nông nghiệp là mối lo lắng cần giải quyết của các cấp lãnh
đạo từ trung ương đến địa phương, đặc biệt là dân trồng lúa,
Hình 2: Ốc bươu vàng trồng rau muống.
2. Động vật ngoại lai ăn thịt::rất nhiều loài ăn thịt đã tấn
công ,ăn thịt các động vật bản địa do chúng không có khả năng chống trả trước kẻ thù lạ.
Loài Kiến Đỏ( Solenopsis invicta ) là một loài côn trùng ăn thịt hung dữ,sinh sản nhanh,
số lượng con ở mỗi đàn lớn và luôn chiếm ưu thế về hầu hết các nguồn thức ăn.Do có nọc
độc,chúng có thể đánh bại con mồi và đuổi những kẻ cạnh tranh như là các động vật có xương
sống lớn hơn ra khỏi nguồn tài nguyên của nó. Thức ăn của chúng gồm động vật không xương
sống, động vật có xương sống và thực vật.Loài kiến này được du nhập đến nam Hoa Kì làm
tuyệt chủng 40 % côn trùng ở đây,làm các loài ăn côn trùng đặc hữu như chim, chồn, dơi, bò
sát….thiếu thức ăn, đẩy chúng đến bờ vực tuyệt chủng, làm xáo trộn lưới thức ăn trong quần
xã và giảm sự đa dạng sinh học. Hiện nay chúng đã mở rộng nơi cư trú đến Australia, Đài
Loan, Philipines, nam Trung Quốc.

3. Lai giống với các loài bàn địa, từ dó làm suy giảm nguồn gen:
Khi các loài nhập cư này được lai ghép với các loài bản địa, thì các kiểu gen độc nhất
của loài bản địa có thể bị loại trừ khỏi các quần thể địa phương, sự khác biệt về hình
thái trong các con lai có thể trở nên không rõ ràng. Ví dụ như khi các loài cá hồi bản địa
phải đương đầu với các loài cá thương mại. Tại miền Tây Bắc Châu Mỹ, khi khu vực
sống của loài cá hồi Apache (Oncorhynchus apache) bị thu hẹp lại do nơi cư trú và các
loài cá cạnh tranh khác được du nhập vào. Loài này đã lai với loài cá hồi cầu vồng
(O.mykiss), là loài cá mới du nhập vào với mục đích câu cá thể thao (Dowling và Childs
1992).

Hình 3: cá hồi Apache Hình 3: cá hồi cầu vồng


4. Sinh vật ngoại lai: tác nhân truyền bệnh
Trong nhiều trường hợp các loài ngoại lai khi xâm nhập vào một hệ sinh thái khác thường
mang theo những mầm bệnh và các sinh vật kí sinh, mặc dù những mầm bệnh và những vật kí
sinh này vô hại đối với vật chủ truyền thống nhưng chúng lại gây nguy hiểm cho các quần thể
loài bản địa do các loài bản địa không có hệ thống miễn dịch tự nhiên đối với các bệnh đó. Sốt
rét là một bệnh dịch nguy hiểm được truyền qua véc tơ truyền bệnh là muỗi Anophele. Năm
1930, loài muỗi Anopheles gambiae được du
nhập một cách vô tình vào vùng tây bắc Barasil
theo các đoàn tàu biển đến từ Châu Phi. Chưa
đến một năm sau, trong một diện tích khoảng 6
dặm vuông với số dân khoảng 12000 người đã
xuất hiện 10000 ca nhiễm bệnh sốt rét. Vào
cuối những thập niên 30, người ta đã phải tốn
hàng triệu đô la và hàng nghìn nhân công để
tiêu diệt muỗi Anopheles gambiae tại vùng này.
Hình 3: Muỗi Anopheles gambiae

B. NGUYÊN NHÂN:
1.Không có loài thiên địch khống chế ở nơi sống mới
Trong quá trình tiến hóa, mỗi loài đều có một số loài thiên địch nhất định. Nhưng do bàn tay
con người đem các sinh vật từ nơi này đến nơi khác không kèm theo loài thiên địch. Khi đến
nơi mới, do giữa loài ngoại lai và loài bản địa không cùng tiến hoá song song nên hầu hết các
loài bản địa khó lòng khống chế và tiêu thụ chúng.
Một ví dụ tiêu biểu là tình hình cây Mai Dương (Mimosa pigra) còn có tên gọi Trinh nữ
đầm lầy ,có nguồn gốc Trung Mỹ. Cây Mai dương hiện được xem là một trong số những loài
cỏ dại nguy hiểm nhất đối với các vùng đất ngập nước nhiệt đới. Được tổ chức IUCN xếp vào
danh sách 100 loài sinh vật ngoại lai nguy hiểm nhất.
-Đặc tính thực vật: cây Mai dương thuộc loại cây bụi, đa niên, thường mọc ở nơi trống,
đất ẩm ướt, vùng nhiệt đới. Thân có chiều dài lên đến 3 m, phân rất nhiều nhánh, trên thân và
cành có nhiều gai nhọn.Lá hình dạng lá kép lông chim 2 lần. Cây ra hoa từ lúc hạt nẩy mầm
khoảng 6 -8 tháng, hoa màu vàng hoặc hồng , mỗi chùm hoa có khoảng 100 hoa. Hoa thụ phấn
chủ yếu nhờ côn trùng hoặc nhờ gió,trái màu nâu, dài 3 - 8 cm, trên trái có nhiều lông và có từ
14 - 26 đốt. Mỗi đốt chứa 1 hạt.Một cây có thể sản sinh được 9.000 hạt. Ở những vùng đất
ngập nước, cây ra hoa , tạo hạt quanh năm.
-Đốt trái rất nhẹ, có lông, do đó rất dễ phát tán theo gió hay trôi theo dòng nước. Hạt có
niên trạng tốt , có thể giữ sức nẫy mầm đến 23 năm.Ở vườn Quốc gia Tràm chim, cây Mai
dương hiện đang là mối đe dọa nghiêm trọng đến đời sống của các loài động vật, thực vật bản
địa. Mức độ lây lan của chúng hiện đang ở ngưỡng báo động.
-Cây Mai dương khi phát triển mạnh, tạo thành một thảm cây bụi cao làm cho các loài
cây khác không phát triển được. Ngoài ra nó còn phát triển phủ kín cả những hồ nước cạn,cây
tuy không sinh sản vô tính nhưng nẩy tược rất mạnh từ gốc đã chặt ngang thân.Nơi loài cây
này phát triển thì mật số các loài chim, bò sát, thực vật thân thảo...giảm nhiều so với thảm thực
vật bản địa. Ở VQG Tràm Chim, cây Mai Dương hiện đang là mối đe dọa nghiêm trọng đến
đời sống của các loài động, thực vật bản địa. VQG Tràm Chim là cảnh quan thu nhỏ vùng
Đồng Tháp Mười, diện tích 7.588 ha gồm những khu rừng tràm ngập nước, những trảng cỏ năn
xanh mướt, những vùng đầm lầy hoa sen.VQG Tràm Chim có hơn 130 loài thực vật bản địa, là
nơi cư trú của trên 120 loài cá nước ngọt, gần 40 loài lưỡng cư, bò sát và hơn 200 loài chim,
trong đó có 16 loài chim quý có tên trong Sách đỏ. Đặc biệt, đây là nơi cư trú hàng năm của
những đàn Sếu đầu đỏ được ghi trong Sách đỏ việt nam và thế giới, đang có nguy cơ tuyệt
chủng cao. Mai dương chiếm lĩnh phần lớn vùng đất dành riêng cho cỏ năn mọc tự nhiên, món
ăn “đặc sản” của loài sếu đầu đỏ, do đó làm giảm diện tích kiếm ăn tự nhiên của chúng.

Bảng số liệu về diện tích cây mai dương ở Tràm Chim


Thời gian Diện tích bị xâm lấn (ha)
1999 148
2000 490
2001 958
2002 1900
2003 2200
4000
2004-2005 (50% diện tích Tràm Chim)

Không chỉ có Vườn Quốc gia Tràm chim bị nhiễm Mai Dương, còn có Vườn Quốc gia Cát
Tiên, Đồng bằng sông Cửu Long, vùng Đông Nam bộ …Nếu không tiến hành diệt trừ Mai
dương một cách hiệu quả, trong vòng năm năm tới đây, cây Mai dương sẽ bao phủ toàn bộ khu
vườn Quốc gia Tràm chim. Cứ đà này, chẳng bao lâu nữa VQG Tràm Chim sẽ trở thành VQG...
mai dương.

2. Do môi trường bị con người thay đổi tạo điều kiện cho các loài ngoại lai xâm lấn dễ dàng
hơn.
- Theo các nhà khoa học, nhiều loài ngoại lai xâm hại không thể hiện tác hại của chúng
ngay khi được du nhập vào môi trường mới, mà thường trải qua một giai đoạn "tích lũy". Giai
đoạn này dài hay ngắn tùy thuộc vào từng loài cũng như vào đặc điểm môi trường mà chúng
được du nhập. Tuy nhiên, có nhận xét chung là
các hệ sinh thái đã bị tác động và biến đổi thường dễ
bị ảnh hưởng hơn các hệ sinh thái nguyên sinh,
chưa bị tác động.
- Điển hình như loài cây Hoa Đỏ Loosestrife
(Lythrum salicaria) là một loài cây xuất xứ từ vùng
đầm lầy châu Âu va Bắc Ấn Độ. Trước dây chúng
được du nhập vào nước Mỹ những năm 1800 và
được dùng để làm cảnh. Khi mới đến chúng lan
truyền dọc theo những con đường ,các dòng
chảy,các đầm lầy… Đến nay nó đã xâm lấn hơn 40
bang của Hoa Kì và nhiều tỉnh thuộc biên giới của Canada.

Hình 4: Cây hoa đỏ


Đây là loại cây cỏ lâu năm, lá dạng mác, mọc đối, hoa có từ năm đến bảy cánh. Thân cây được
bao phủ bởi nhiều lông tơ và có thể phát triển từ 4- 10 feet chiều cao. Từ một gốc ban đầu, một
cây trưởng thành có thể có từ 30-50 nhánh.
Cây Hoa Đỏ phát triển mạnh ở những vùng đất trống trãi đã bị xáo trộn do hoạt động ủi
đất hay khai hoang của con người.Cây mọc với mật độ rất dày, cao từ 1-3m, khó có thể xuyên
qua nếu chúng mọc thành một cánh đồng.Loài cây này mọc ở đâu sẽ làm giảm số lượng loài
thực vật thân thảo ở đó. Chúng làm mất nơi kiếm ăn,nơi cư trú và làm tổ cho vịt, ngỗng trời
,chuột nước, lưỡng cư và rùa…Một cây trưởng thành có thể cho ra 2 triệu hạt giống/năm.
Chúng có khả năng tái sinh rất mạnh từ những đoạn thân sau khi phát hoang.

III. Kết luận


1. Các loài ngoại lai xâm hại là mối đe dọa lớn cho đa dạng sinh học và đời sống con
người.
Rõ ràng là với những tác động của sinh vật ngoại lai xâm hại nêu trên, chúng không
những làm suy giảm số loài, phá hủy các hệ sinh thái bản địa, gây ra mất mát đa dạng sinh học
rất lớn, mà còn ảnh hưởng đến nhiều đến đời sống của con người về kinh tế, sức khỏe,…
2. Sự xuất hiện của các loài ngoại lai xâm hại phần lớn là do nhân tố con người.
Do những chướng ngại địa lý như sông, núi, đại dương…và điều kiện tự nhiên đặc
trưng của từng vùng nên phần lớn các loài sinh vật không thể tự di chuyển từ vùng này tới
vùng khác được. Nhưng con người với sự phát triển của giao thông vận tải, hoạt động thông
thương và việc nhập các loài mới với nhiều mục đích khác nhau đã làm xuất hiện các loài
ngoại lai xâm hại. Ngoài ra, các hoạt động của con người đã làm suy yếu các hệ sinh thái bản
địa và làm thay đổi các yếu tố môi trường như chặt phá rừng, khí thải công nghiệp,… đã tạo
điều kiện thuận lợi cho các loài ngoại lai xâm lấn và phát triển.
3. Cần tăng cường công tác phòng chống.
Trong mọi trường hợp thì việc ngăn chặn sự xuất hiện của sinh vật ngoại lai xâm hại
vẫn luôn rẻ và hiệu quả hơn rất nhiều khi chúng đã được du nhập và phát triển:
• Nâng cao nhận thức về tác hại của sinh vật ngoại lai xâm hại đối với đa dạng
sinh học, sức khoẻ con người và kinh tế xã hội ở cả các nước phát triển và đang
phát triển.
• Ưu tiên cho công tác ngăn chặn sự du nhập của các loài sinh vật ngoại lai ở qui
mô quốc gia cũng như trên toàn thế giới.
• Giảm thiểu sự du nhập vô tình hoặc nhập lậu sinh vật ngoại lai.
• Xem xét kỹ lưỡng các tác động một loài sinh vật có thể gây ra trước khi quyết
định nhập chúng.
• Khuyến khích và thực hiện các biện pháp kiểm soát và tiêu diệt các loài sinh vật
ngoại lai xâm hại cũng như từng bước nâng cao hiệu quả của các biện pháp đã
có.
• Tăng cường khung luật pháp cũng như hợp tác quốc tế trong việc phòng ngừa
việc du nhập, kiểm soát và tiêu diệt các loài ngoại lai xâm hại.
(Theo IUCN Guidelines for the Prevention of Biodiversity Loss Caused by Invasive
Alien Species)
4. Áp dụng kịp thời các biện pháp kiểm soát và tiêu diệt thích hợp khi bị nhiễm sinh vật
ngoại lai xâm hại.
Một khi sinh vật ngoại lai xâm hại đã thích nghi và phát triển, trước hết cần tập hợp tài
liệu về các loài sinh vật lạ đó, tiến hành nghiên cứu về đặc tính
sinh thái, sinh lý của chúng. Sau đó, tùy điều kiện của từng địa
phương và đặc điểm của chúng mà quyết định áp dụng các biện
pháp kiểm soát, tiêu diệt hiệu quả và an toàn nhất. Đối với
kiểm soát, sử dụng bản đồ với tỉ lệ thích hợp, khoanh vùng,
theo dõi thường xuyên những nơi có xuất hiện sinh vật ngoại
lai. Các biện pháp tiêu diệt chính gồm: biện pháp cơ học (sử
dụng công cụ cơ giới); biện pháp hóa học (sử dụng chất hóa
học); biện pháp sinh học (sử dụng loài thiên địch); biện pháp
tổng hợp (kết hợp nhiều phương pháp để có hiệu quả cao
nhất);…
Hình 5 : Bướm (Macaria Palidata) - thiên địch của cây mai dương

You might also like