You are on page 1of 6

NHÓM 7_LỚP 10DKN

1. Vai trò của nhà nước trong việc cân bằng các mối quan hệ
2. Thực tiễn về biểu hiện vai trò của nhà nước trong việc cân bằng các mối quan hệ
3. Quan điểm riêng về vai trò của nhà nước trong vệc cân bằng các mối quan hệ
I. Mối quan hệ giữa nhà nước, doanh nghiệp và dân cư
A .Giữa nhà nước với doanh nghiệp
1.Vai trò
• Nhà nước cấp phát hỗ trợ vốn và góp vốn cổ phần theo những nguyên tắc và
phương thứcnhất định để tiến hành sản xuất kinh doanh và phân chia lợi nhuận
đưa ra mức lãi trần doanh nghiệp.
• Trong mối quan hệ tài chính cũng phản ánh những quan hệ kinh tế dưới hình
thức giá trị phát sinh trong quá trình phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã
hội và thu nhập quốc dân giữa ngân sách nhà nước và các doanh nghiệp được thể
hiện thông qua các khoản thuế mà doanh nghiệp phải nộp vào ngân sách nhà nước
theo luật định

2.Thực tiễn
• Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 30/2009/QĐ-TTg, theo đó
các doanh nghiệp gặp khó khăn suy giảm kinh tế trong năm 2009, chưa có khả
năng thanh toán tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội và tiền trợ cấp mất việc làm
hoặc trợ cấp thôi việc theo quy định cho người lao động bị mất việc làm thì được
Nhà nước cho vay để thanh toán.
(nguồn:tài chính điện tử ngày 24-2-2009 )
• Hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài:
• Khi nhiều nguồn nguyên, nhiên liệu đang dần cạn kiệt tại Việt Nam, nhiều
tập đoàn khai thác khoáng sản lớn đã nhanh chân kiếm tìm những mỏ mới tại
nhiều thị trường tiềm năng trên thế giới.
• Theo báo cáo của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản (TKV), hiện
Tập đoàn có 5 dự án đầu tư tại Lào và Campuchia với tổng vốn đầu tư đăng ký
trên 25 triệu USD, tổng vốn thực hiện đạt 6,6 triệu USD. Tương tự là các lĩnh vực
viễn thông, thủy điện, cao su…
• Thống kê 300 dự án đầu tư ra nước ngoài cho thấy, lợi nhuận lũy kế chuyển
về nước đến nay mới chỉ đạt 39 triệu USD. Cũng theo cơ quan này, tỷ suất lợi
nhuận và khả năng thu hồi vốn đầu tư của nhiều dự án không cao, bình quân chỉ
đạt tỷ lệ 0,46% cho giai đoạn 1989-2010.
(nguồn:doanh nhân Sài Gòn online ngày 29-10-2010)

3.Quan điểm
• Trong tình hình chung nền kinh tế VN vẫn đang khát vốn mà đòi hỏi Chính
phủ ban hành sớm chiến lược đầu tư ra nước ngoài e rằng khó thành hiện thực
trong tương lai gần.
• Tuy nhiên, với trường hợp những doanh nghiệp đã và đang đầu tư có hiệu
quả, và những ngành có triển vọng cao, thì Chính phủ cũng nên dành cho một cơ
chế đặc biệt hơn để tạo điều kiện cho những doanh nghiệp này có thể cạnh tranh.
Việc làm này rất thiết thực, vì nếu không có sự hỗ trợ kịp thời, có thể sẽ làm chậm
chân doanh nghiệp VN, và khi ấy cơ hội sẽ rơi vào tay doanh nghiệp của nước
khác
B.Giữa nhà nước với dân cư
1.Vai trò
• Dân cư vay vốn từ nhà nước,gửi tiết kiệm và đóng các khoản thuế lệ phí cho
nhà nước
• Bên cạnh đó nhà nước là người cho vay thực hiện các trợ cấp xã hội thông
qua việc thu thuế và lệ phí

2.Thực tiễn
• Bộ lao động thương binh xã hội đã q uy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật Người khuyết tật, trong đó dự kiến mức trợ cấp hàng tháng
thấp nhất cho người khuyết tật từ 180.000 đồng – 360.000 đồng vào tháng 10-2010
(nguồn:báo Quảng Ngãi online 10-2010)
• Học sinh, sinh viên là NKT nặng và đặc biệt nặng được miễn học phí và chi
phí đào tạo tập trung trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;
còn NKT nhẹ được giảm 50% học phí.
(nguồn:báo lao động ngày 29-10-2010)
• Nhưng bên cạnh đó còn có những mặt chưa được, tính đến đầu tháng 3
-2010, số người đăng kí thất nghiệp tại TP.HCM lên đến 5.700 nhưng chỉ có hơn
1400 người có quyết định trợ cấp thất nghiệp.và có quyết định trợ cấp rồi nhưng
nhận tiền trợ cấp không dễ…
(nguồn: tuoitre online)

3.Quan điểm
• Các chính sách hỗ trợ người dân còn chưa thực đi sâu và có quá nhiều khe
hở dẫn đến việc trợ cấp hay các khoản phúc lợi không đến hoặc khi đến đã không
còn nguyên giá trị ban đầu
=> Vì vậy mà chính phủ phải có những bước cải tổ thích hợp để giúp ổn định
cuộc sống người dân.xử lí nghiêm các sai phạm gây ảnh hưởng đến cuộc sống
người dân qua các khe hở

II. Mối quan hệ giữa các định chế tài chính trung gian với các tổ
chức phi tài chính và dân cư
1.Vai trò:
• Chính phủ giao tiền cho các ngân hàng để từ đó các ngân hàng có thể dùng
số tiền đó để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ngoài ra ngân hàng cũng có thể
thông qua các nguồn quỹ để hỗ trợ cho người nghèo….
• Đồng thời trong mối quan hệ tài chính cũng phản ánh những mối quan hệ
kinh tế dưới hình thức giá trị phát sinh trong quá trình phân phối và phân phối lại
tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân giữa ngân sách nhà nước với doanh
ghiệp thông qua các khoản thuế mà doanh nghiệp phải nộp.
• Mặt khác nhà nước sẽ trích ngân sách nhà nước để nâng cao cơ sở hạ tầng
ở các trường học, bệnh viện , các trung tâm sức khỏe…để nâng cao chất lượng
cuộc sống cho người dân

2.Thực tiễn
• Nguồn kinh phí xóa đói giảm nghèo, theo chương trình 5 năm, do T.Ư chi
theo dự toán khoảng 2.140 tỷ. Nhưng trong 2 năm vừa rồi, chúng ta bố trí đạt có
16%, tức là khoảng 344 tỷ và dự kiến như phân bổ lần này là 331 tỷ. Như thế trong
3 năm chi 675 tỷ, đạt 31,5% kế hoạch 5 năm.
(nguồn:việt báo ngày 1-11-2007)
• Nhà nước rãi ngân các chương trình như trái tim cho em,xây nhà tình
thương…
• Một số địa phương bị kiểm toán nhà nước kiến nghị thu hồi hoặc xuất toán
do phân bổ vượt mức đầu tư, phân bổ sai kinh phí phải nộp trả ngân sách TƯ như
Quảng Ngãi 1256 tỉ, Hà Giang 960 triệu đồng, Lạng Sơn 2061 tỉ…

3.Quan điểm
• Cơ cấu và chính sách thích hợp tránh tình trạng quan liêu, “chỉ tay năm
ngón”
• Nhà nước cần tập trung vào mục tiêu quản lí rủi ro để đạt mục tiêu hiệu
quả,cân bằng ổn định kinh tế vĩ mô Quan tâm hơn đến đời sống người dân và thúc
đẩy hơn về chiều sâu

III. Mối quan hệ giữa doanh nghiệp với dân cư và nội bộ


A. Mối quan hệ giữa doanh nghiệp với dân cư:
1/ Vai trò của nhà nước:
• Khi có sự việc xảy ra ảnh hưởng đến đời sống, tinh thần, sức khoẻ của NTD,
các cơ quan có thẩm quyền phải có chế độ công khai thông tin cũng như xử lý
thông tin sai lệch, lừa gạt NTD của doanh nghiệp.
• Khách hàng có thể khởi kiện các nhà sản xuất, doanh nghiệp gây sai phạm
và đòi bồi thường.
(nguồn: vietbao.com)

2/ Thực tiễn:
Luật bảo vệ người tiêu dùng đang được xây dựng để thay thế Pháp lệnh Bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 1999. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng nhằm
bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của người tiêu dùng.
(nguồn: vnexpress.vn)

• Vụ nước tương có chứa độc chất 3-MCPD năm 2007 gây ảnh hưởng sức
khoẻ người tiêu dùng:
• Trong số 213 mẫu nước tương, có đến 69 mẫu có hàm lượng chất 3-MCPD
vượt mức cho phép (1mg/kg - theo tiêu chuẩn của Việt Nam). (nguồn: tin247.com)
• Tạm ngừng sản xuất với các cơ sở vi phạm, xử phạt hành chính, thu hồi và
tiêu huỷ nước tương có độc chất.
• Ông Nguyễn Đức An - chánh thanh tra Sở Y tế - bị xử lý kỷ luật với hình
thức cách chức.
• Kỷ luật với hình thức khiển trách đối với ông Lê Trường Giang - Phó giám
đốc Sở Y tế TP HCM.(nguồn: vnexpress.vn)

• Vụ Vedan xả nước thải ra sông Thị Vải làm chết tôm, cá nuôi, ô
nhiễm nguồn nước sản xuất, sinh hoạt; gây hại trực tiếp đến sản xuất, đời sống,
sức khoẻ người dân:
• Ngày 13 tháng 9 năm 2008, đoàn kiểm tra liên ngành đã bắt quả tang Công
ty Vedan đóng tại huyện Long Thành , tỉnh Đồng Nai xả một lượng nước thải lớn
chưa qua xử lý ra sông Thị Vải . (nguồn: Wikipedia)
• Xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường đối với Vedan với tổng
số tiền phạt là 267,5 triệu đồng, buộc truy nộp phí bảo vệ môi trường hơn 127 tỉ
đồng.
• Buộc Vedan bồi thường chi trả hơn 45,7 tỉ đồng cho người dân ở TP.HCM,
Long An, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương,… trung bình mỗi hộ nhận
được hàng trăm triệu đồng. (nguồn: xaluan.com)

3/ Quan điểm:
• Cần có một cơ chế xử lý những doanh nghiệp vi phạm như: chế độ bảo
hành, quảng cáo sai sự thật, giải quyết khiếu nại không thoả đáng.
• Để bảo vệ người tiêu dùng phải có cơ chế pháp lý xử phạt hợp lý đảm bảo
lợi ích cho cả người tiêu dùng và doanh nghiệp.
• Cần hạn chế và có những chế tài nghiêm khắc đối với những hành vi gây ô
nhiễm môi trường, các hành vi gây hại cho dân cư (không để xuất hiện thêm Vedan
mới, hay khai thác boxit ở Tây Nguyên, làm xói mòn, lũ lụt ở miền Trung).

B. Mối quan hệ giữa nội bộ doanh nghiệp:


• Quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp liên quan mật thiết đến văn hóa
ứng xử trong doanh nghiệp.
• Đó là các mối quan hệ ứng xử giữa cấp trên với cấp dưới, giữa các
đồng nghiệp với nhau, giữa con người với công việc, được xây dựng trên những
giá trị chung của doanh nghiệp.

1/ Vai trò của nhà nước:


Nhà nước giúp các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhà nước:
• Được quản lý một cách khoa học, chứ không phải thuần tuý bằng cảm tính
(kinh nghiệm và trực giác).
• Được quản lý bằng cơ chế và quy chế, chứ không phải thuần tuý dựa vào
lòng tin.
(nguồn: tailieu.vn)
2/ Thực tiễn:
• Ở nhiều doanh nghiệp, một người không được đảm trách một giao dịch từ
đầu đến cuối.
• Người đi thu tiền hay nhận tiền phải khác với người hạch toán vào sổ sách
những món tiền đó; yêu cầu mua hàng, đặt mua hàng và nhận hàng là ba người
khác nhau; người đi đối chiếu tiền bạc để trong ngân hàng phải là người không
kiêm nhiệm bất cứ nhiệm vụ nào mà có tiếp xúc với ngân hàng hay với thủ quỹ.
(Nguồn: doanhnhan360.com)

3/ Quan điểm:
Thực hiện những bước quan trọng trong đổi mới và hiện đại hóa công nghệ
và quản lý của đại bộ phận doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhà nước.

IV. Mối quan hệ giữa các nước trên thế giới


Hợp tác và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là kênh chuyển giao công nghệ,
thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo thêm việc làm và thu nhập,
nâng cao tay nghề cho người lao động, năng lực quản lý, tạo nguồn thu cho
ngân sách…
1/ Vai trò của nhà nước:
• Chính phủ đã ban hành chính sách đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, đồng
thời tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài.
• Thực hiện những biện pháp mạnh về cải thiện môi trường đầu tư, kinh
doanh, nâng cao trình độ nguồn nhân lực…
• Phương châm của chúng ta là thực hiện đa dạng hoá, đa phương hoá hợp
tác đầu tư nước ngoài trên cơ sở hai bên cùng có lợi và tôn trọng lẫn nhau.

2/ Thực tiễn:
• Thực hiện chính sách đối ngoại và thu hút đầu tư mở rộng, hiện nay Việt
Nam đã giao lưu thương mại với hơn 180 nước và vùng lãnh thổ, đầu tư trên 5.300
dự án với tổng vốn đầu tư khoảng 50 tỉ đôla vào Việt Nam.
• Trong 3 tháng đầu năm 2011, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu
tư vào Việt Nam 2,13 tỷ USD. (nguồn: lawvn.net)

+ Một số dự án lớn được cấp phép mới đáng chú ý như:

• Dự án Công ty TNHH Skybridge Dragon Sea của Hoa Kỳ, mục tiêu xây
dựng Khu trung tâm hội nghị triển lãm, trung tâm thương mại, kinh doanh bất động
sản tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với tổng vốn đầu tư 902,5 triệu USD.
• Dự án kho ngầm chứa xăng dầu tại Dung Quất với tổng vốn đầu tư là 340
triệu USD.
• Dự án Công ty TNHH CZ Slovakia Việt Nam của nhà đầu tư Slovakia để
kinh doanh bất động sản với tổng vốn đầu tư 100 triệu USD.
• Dự án Công ty TNHH Promenada Canany của Thái Lan với mục tiêu xây
dựng một tòa nhà trung tâm thương mại cho thuê với tổng vốn đầu tư 95 triệu
USD.
(nguồn: lawvn.net)

3/ Quan điểm:
• Chính phủ phải luôn hướng đến mục tiêu chung là mở cửa thị trường, tự do
hóa hoạt động đầu tư nước ngoài.
• Việt Nam cần tận dụng hơn nữa lợi thế nằm ở vị trí trung tâm trong vùng
kinh tế của Trung Quốc và các nước Châu Á.
• Đồng thời có một nền chính trị ổn định và một xã hội an toàn, thân thiện,
nguồn lao động có văn hóa, người dân cần cù và cầu tiến.
+ Tuy nhiên chính phủ cũng cần lưu ý: Vẫn có rất nhiều doanh nghiệp nước
ngoài lợi dụng những khe hở của pháp luật Việt Nam để tiến hành các hành
vi tiêu cực mà nếu không cẩn thận các nhà đầu tư rất dễ gặp rủi ro.

Nhóm 7:
Yến Duyên Trường Giang
Diệu Linh Xuân Anh
Thanh Hương Hồng Phước
Kim Trang Kim Tuyến
Hoàng Phước Huyền Trâm
Hải Yến

1/ Tìm tư liệu: Yến Duyên – Kim Trang – Diệu Linh – Kim Tuyến – Huyền Trâm – Hoàng Phước –
Hồng Phước – Thanh Hương – Hải Yến – Xuân Anh
2/ Làm power point: Trường Giang – Yến Duyên – Hồng Phước – Kim Trang
3/ Thuyết trình: Kim Trang

You might also like