You are on page 1of 13

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.

HCM

KHOA TOÁN – THỐNG KÊ

MÔN: DỰ BÁO TRONG KINH DOANH VÀ KINH TẾ


-----------------------

Đề tài: DỰ BÁO SỐ LƯỢNG KHÁCH DU LỊCH ĐẾN VIỆT NAM TRONG NĂM 2011

GVHD: Võ Thị Lan


Nhóm thực hiện:
1. Võ Anh Tuấn TD1
2. Trương Cẩm Tú TD1
3. Nguyễn Thị Thanh Trúc TD1
4. Lê Nguyễn Cẩm Hoàng TD1
5. Nguyễn Thị Ngọc Yến TD1
6. Nguyễn Anh Tú TD1

TP.HCM, tháng 3 năm 2011

page. 1
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................

MỤC LỤC

1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................................4

page. 2
2. Giới thiệu sơ lược về ngành du lịch Việt Nam...........................................................5

3. Lý luận chung về ba phương pháp: Hàm số mũ Holt, Hàm số mũ Winters và Dãy số


thời gian.......................................................................................................................6

3.1 Phương pháp hàm số mũ Holt.......................................................................6

3.2 Phương pháp hàm số mũ Winters.................................................................7

3.3 Phương pháp dãy số thời gian......................................................................9

4. Vận dụng ba phương pháp Hàm số mũ Holt, Hàm số mũ Winter và Dãy số thời gian
trong dự báo số lượng khách du lịch đến Việt Nam trong năm 2011..........................10

4.1 Phân tích đặc điểm sự biến động số lượt khách ngành du lịch phục vụ từ năm
2005 đến 2010............................................................................................................11

4.2 Dự đoán chỉ tiêu số lượt khách du lịch đến Việt Nam năm 2011 dùng 3 mô
hình: Mô hình mũ Holt, Mô hình mũ Winters và Dãy số thời gian..............................

5. Tài liệu tham khảo..................................................................................................13

page. 3
1. Lý do chọn đề tài:
Chúng ta biết mọi sự vật hiện tượng luôn biến đổi qua thời gian và không gian
theo những qui luật nhất định, những qui luật đó không tự sinh ra mà cũng không tự mất
đi mà chỉ tồn tại ở dạng này hay dạng khác. Chúng ta không thể tạo ra qui luật khi chúng
ta cần mà điều liện của các qui luật này chưa xuất hiện, hay loại bỏ đi các qui luật khác
khi nó vẫn đang tồn tại. Cụ thể như một năm có bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông cứ sau
mỗi năm thì hiện tượng này lại lặp lại một lần dù khoa học có phát triển như thế nào đi
nữa thì cũng không bao giờ tạo ra được hai mùa Xuân trong một năm, hay loại bỏ mùa
Đông đi để chỉ còn lại 3 mùa trong năm. Mà chúng ta cần phải biết rằng một năm có bốn
mùa, biết được đặc điểm của từng mùa và từ đó vạch ra các hướng phát triển. Vấn đề
đặt ra đối với chúng ta là làm thế nào để tìm được các qui luật vận động của các hiện
tượng đó.
Trong thống kê dự báo, để nghiên cứu về sự vận động của hiện tượng, nhóm em
đã dùng ba phương pháp Hàm số mũ Holt, Hàm số mũ Winters và Dãy số thời gian. Với
việc thống kê các hiện tượng số lớn qua thời gian cùng các phương pháp phân tích thống
kê sẽ tìm ra qui luật vận động của mỗi hiện tượng, qua đó dự báo được tương lai phát
triển của ngành du lịch, giúp những người làm trong ngành du lịch vạch ra được kế
hoạch, có sự chuẩn bị để sẵn sàng đón nhận những cơ hội trong tương lai, giúp ngành du
lịch phát triển tạo điều kiện tốt nhất để tăng thu về ngoại tệ, khai thác nguồn lao động
dư thừa, thực hiện xuất khẩu tại chỗ, tạo tiều đề cho các ngành kinh tế khác phát triển.

page. 4
2. Giới thiệu sơ lược về ngành du lịch Việt Nam:
 Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú, tiềm năng ấy
thể hiện ở các thế mạnh sau:
Tính đến tháng 8/2010, Việt Nam có hơn 40.000 di tích, thắng cảnh trong đó có
hơn 3000 di tích được xếp hạng di tích quốc gia và hơn 5000 di tích được xếp hạng cấp
tỉnh. Mật độ và số lượng di tích nhiều nhất ở 11 tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng với tỷ lệ
chiếm khoảng 70% di tích của Việt Nam. Tới năm 2010, có 6 di sản được UNESCO công
nhận là Di sản thế giới tại Việt Nam bao gồm: Hoàng thành Thăng Long, Quần thể di tích
Cố đô Huế, Vịnh Hạ Long, Phố Cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, và Vườn Quốc gia Phong
Nha - Kẻ Bàng.
Tính đến hết năm 2010 Việt Nam được UNESCO công nhận 8 khu dự trữ sinh
quyển thế giới đó là Châu thổ sông Hồng, Cát Bà, Tây Nghệ An, Cát Tiên, Cù lao Chàm,
Cần Giờ. Cà Mau và biển Kiên Giang
Hiện nay Việt Nam có 30 vườn quốc gia gồm Ba Bể, Bái Tử Long, Hoàng Liên, Tam
Đảo, Xuân Sơn, Ba Vì, Cát Bà, Cúc Phương, Xuân Thủy, Bạch Mã, Bến En, Phong Nha-Kẻ
Bàng, Pù Mát, Vũ Quang, Bidoup Núi Bà, Chư Mom Ray, Chư Yang Sin, Kon Ka Kinh, Yok
Đôn, Côn Đảo, Lò Gò-Xa Mát, Mũi Cà Mau, Núi Chúa, Phú Quốc, Phước Bình, Tràm Chim,
U Minh Hạ, U Minh Thượng.
Việt Nam có 400 nguồn nước nóng từ 40-150 độ. Nhiều suối có hạ tầng xây dựng
khá tốt như: Suối nước nóng thiên nhiên Đam Rông, Lâm Đồng; suối nước nóng Kim Bôi
Hòa Bình, suối nước nóng Bình Châu Bà Rịa-Vũng Tàu, suối nước nóng Kênh Gà, Ninh
Bình, suối nước nóng Quang Hanh Quảng Ninh.
Việt Nam đứng thứ 27 trong số 156 quốc gia có biển trên thế giới với 125 bãi tắm
biển, hầu hết là các bãi tắm đẹp. Việt Nam là 1/12 quốc gia có vịnh đẹp nhất thế giới là
vịnh Hạ Long và vịnh Nha Trang
Việt Nam có 117 bảo tàng trong đó các bộ, ngành quản lý 38, các địa phương quản
lý 79. Hai bảo tàng lịch sử mang tính quốc gia là Bảo tàng Cách mạng Việt Nam và Bảo
tàng lịch sử Việt Nam hiện đang đề xuất thêm Bảo tàng Lịch sử quốc gia.
page. 5
 Trong những năm đầu của thế kỷ 21, mặc dù còn chịu ảnh hưởng của cuộc khủng
khoảng tài chính tiền tệ song nền kinh tế của các nước ta đã được phục hồi và có dấu
hiệu tăng trưởng ổn định. Một trong những dấu hiệu tiêu biểu cho sự tăng trưởng này là
sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng Công nghiệp hóa, hiện đại hóa; từ nông nghiệp sang
công nghiệp và dịch vụ. Với tốc độ tăng trưởng ngành bình quân là 11% trong nhiều năm,
ngành du lịch xứng đáng được coi là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của nước
ta. Hơn nữa, du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống xã
hội và đang phát triển với một tốc độ ngày càng nhanh trên toàn thế giới. Song nhịp độ
tăng trưởng của ngành du lịch nước ta thực tế vẫn chưa cao so với tiềm năng và thuận
lợi mà tạo hóa và lịch sử đã để lại trên đất nước ta.

3. Lý luận chung về ba phương pháp: Hàm số mũ Holt, Hàm số mũ


Winters và Dãy số thời gian:
3.1 Phương pháp Hàm số mũ Holt:
Trong dự báo, các số liệu càng gần giai đoạn dự báo càng có tầm ảnh hưởng lớn
hơn vào kết quả dự báo tương lai. Vì vậy, phương pháp hàm số mũ đưa ra các trọng số
ngày càng giảm dần cho những quan sát xa dần giai đoạn dự báo.
Khi tính xu hướng xuất hiện trong dãy số, sai số dự báo sẽ được cải thiện đáng kể
bằng phương pháp hàm số mũ Holt. Phương pháp này thêm yếu tố tăng trưởng như là
cách phân tích riêng tính xu hướng trong dữ liệu.
Ba phương trình và hai hằng số mũ được sử dụng trong phương pháp này:
Ft+1 = αAt + (1-α)(Ft + Tt)
Tt+1 = ϒ(Ft+1 – Ft) + (1-ϒ)Tt
Ht+m = Ft+1 + mTt+1

Trong đó:
Ft+1 = giá trị dự báo tại thời gian t+1
α = hằng số san bằng mũ (0< α <1)

page. 6
At = Giá trị thực tại thời gian t
Tt+1 = Ước lượng khuynh hướng
 = Hằng số san bằng mũ cho ước luợng xu hướng (0< <1)
m = Số lượng thời gian (quan sát) dự báo.
Ht+m = Giá trị dự báo Holt tại thời gian t+m.

Phương trình đầu trong ba phương trình trên điều chỉnh giá trị Ft+1 theo sự biến
đổi của giai đoạn trước bằng cách thêm Tt một giá trị san bằng trước đó (Ft). Ước lượng
xu hướng được tính theo phương trình thứ hai, trong đó có sử dụng chênh lệch của giá
trị dự báo. Vì hai giá trị này đã làm phẳng, do đó giá trị chênh lệch của chúng được xem
là ước lượng khuynh hướng của dữ liệu.
Phương trình cuối được dùng để dự báo cho m giai đoạn trong tương lai bằng cách
thêm yếu tố xu hướng (Tt+1) và số lượng giai đoạn cần dự báo m.
Phương pháp này dự báo rất chính xác cho trường hợp trong dữ liệu có thể hiện
tính xu hướng đơn.
3.2 Phương pháp Hàm số mũ Winters:
Phương pháp hàm số mũ Winters là trường hợp mở rộng thứ hai của phương
pháp hàm số mũ đơn. Nó được sử dụng khi dữ liệu thể hiện cả tính xu hướng và tính thời
vụ. Đây là mô hình ba tham số và cũng là trường hợp mở rộng của phương pháp hàm số
mũ Holt. So với phương pháp Holt, phương pháp Winters có thêm một phương trình
điều chỉnh tính thời vụ.
Các phương trình trong phương pháp Winters bao gồm:
Ft = αAt/St-p + (1-α)(Ft-1+Tt-1)
St= βAt/Ft + (1-β)St-p
Tt = ϒ(Ft – Ft-1) + (1-ϒ)Tt-1
Wt+m = (Ft + mTt)St+m-p
Trong đó:
Ft+1 = giá trị dự báo tại thời gian t+1

page. 7
Ft-1 = Trung bình dự báo đến thời gian t-1
α = hằng số san bằng mũ (0< α<1)
At = Giá trị thực tại thời gian t
Tt = ước lượng xu hướng
St = Ước lượng thời vụ
 = Hằng số san bằng mũ ước luợng thời vu(0< <1)
 = Hằng số mũ của ước lượng xu hướng (0< <1)
m = Số lượng thời gian (quan sát) dự báo phía trước.
P = số lượng thời gian (quan sát) trong chu kỳ thời vụ
Wt+m = Giá trị dự báo Winter tại thời gian t+m.
Trong bốn phương trình của phương pháp Winters, phương trình đầu tiên được
thêm vào các giá trị san bằng cả khuynh hướng và tính chu kì. Cũng trong phương trình
này, giá trị thực At chia cho St-p nhằm loại bỏ tác động của tính thời vụ trong dữ liệu. Nếu
St-p lớn hớn 1 điều này có nghĩa là giá trị thực tại thời điểm t-p sẽ lớn hơn tại giá trị trung
bình trong thời vụ.
Ước lượng tính thời vụ và xu hướng được tính theo phương pháp hàm số mũ đơn
trong hai phương trình tiếp theo. Và phương trình cuối được sử dụng để dự báo cho m
giai đoạn trong tương lai.
Để bắt đầu cho quá trình tính toán theo phương pháp Winters, các giá trị san bằng
ban đầu cần phải có ( ngoài F1, T1 ,còn phải có các chỉ số thời vụ tại mỗi biến tại mỗi quý
hoặc mỗi tháng). F1 và T1 được ước lượng như phương pháp hàm số mũ đơn và Holt, các
chỉ số thời vụ ban đầu tại mỗi quý ( hoặc tháng) sẽ được ước lượng theo phương pháp
phân tích dãy số thời gian.
Các giá trị ban đầu được tính bằng cách:
T5p/2 = A*5p/2
F5p/2 = A*5p/2 - A*5p/2-1
S5p/2-j = ½( A5p/2-j/ A*5p/2-j + A3p/2-j/ A*3p/2-j)

page. 8
j = 0,1,…,p-1
p = 4 (với dữ liệu quí) hay 12 (với dữ liệu tháng)

3.3 Phương pháp Dãy số thời gian:


Để phân tích biến động của chỉ tiêu nghiên cứu qua thời gian, người ta thường tập
hợp các số liệu được thu tập qua thời gian gọi là chuỗi số thời gian (ví dụ doanh thu hàng
tháng trong 1 năm,nhiệt độ cao nhất trong ngày được ghi lại trong nhiều ngày liên tục,
sản lượng lúa từng vụ mùa trong 1 giai đoạn của kế hoạch 5 năm) .Trong phương pháp
này các giá trị quan sát không độc lập với nhau, mà ngược lại có sự phụ thuộc của các giá
trị quan sát trong dãy số là đặc điểm, cơ sở cho việc xây dựng các phương pháp dự báo
trên chuỗi thời gian.Các phương pháp dự báo định lượng có thể được phân chia thành 2
loại: phân tích các giá trị qua thời gian và phân tích liên hệ nguyên nhân-kết quả. Không
giống như dự báo nhân quả, dự báo chuỗi thời gia không cố gắng tìm ra các yếu tố tác
động đến hành vi của hệ thống mà việc dự đoán tương lai sẽ dựa vào các giá trị quá khứ
của chính biến đang cần dự báo và các sai số trong quá khứ để tìm ra kiểu thức vận động
của biến trong giai đoạn đã qua và ngoại suy tiếp kiểu đó cho tương lai.
Dự báo bằng mô hình nhân:
Dữ liệu chuỗi thời gian về 1 hiện tượng hay chỉ tiêu nghiên cứu được thu thập qua
thời gian có thể được xem xét là sự kết hợp của 1 số thành phần. Phương pháp cơ bản
nhất giúp chúng ta nhận diện các bộ phận này chính là mô hình nhân được sử dụng cho
dữ liệu thu thập theo thời đoạn hàng năm, hàng quý, hàng tháng. Về cơ bản 1 chuỗi thời
gian Yt có thể được mô tả qua các thành phần:
- Thành phần xu thế - Trend (T)
- Thành phần mùa – Seasonal (S)
- Thành phần chu kỳ (C)
- Thành phần bất thường (I)
Mô hình nhân: Yt = T x S x C x I

page. 9
4. Vận dụng ba phương pháp Hàm số mũ Holt, Hàm số mũ Winters
và Dãy số thời gian trong dự báo số lượng khách du lịch đến Việt
Nam trong năm 2011:
4.1 Phân tích đặc điểm sự biến động số lượt khách ngành du lịch phục vụ từ năm
2005 đến 2010:

Số lượt khách mà du lịch mà ngành du lịch phục vụ là một trong những chỉ tiêu
quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu của ngành du lịch. Kết quả nghiên cứu
sự biến động của chỉ tiêu này là căn cứ quan trọng để lập kế hoạch hoạt động và quản lý
trong thời gian tới.

Tình hình biến động số lượt khách ngành du lịch qua các năm được thể thể hiện ở
bảng sau.

Bảng: Số lượt khách du lịch phục vụ từ năm 2005 đến năm 2010 ( nghìn lượt).
  2005 2006 2007 2008 2009 2010
tháng 1 301.072 349 369.017 399.556 370 431.4
tháng 2 283.897 336 380 411.032 342.913 431.4
tháng 3 292.485 307.081 362.336 414.332 303.489 473.5
tháng 4 286.076 309 350.878 395.9 305.43 432.6
tháng 5 269.653 282.5 304.848 366.387 292.842 350.9
tháng 6 309.151 274.07 335 352.945 279.15 375.7
tháng 7 325.968 271.435 343 332.096 271.422 410
tháng 8 313.012 288.148 356 342.461 314.915 427.9
tháng 9 265.902 277 358 286.389 304.419 383.5
tháng 10 289.177 276 332.762 296.742 387.871 440.1
tháng 11 290 305.577 340 279.904 387.8 428.3
tháng 12 308.257 324.625 354 358.047 376.4 449.6
tổng số 3477,5 3583,5 4229,3 4235,8 3747,4 5049,9

Đồ thị: Số lượt khách du lịch đến Việt Nam qua các năm từ 2005 đến 2010.

page. 10
SLKDL(nghìn lượt)
6000

5000

4000

3000

2000

1000

0
năm 2005 năm 2006 năm 2007 năm 2008 năm 2009 năm 2010

Qua biểu đồ trên cho ta thấy số lượt khách du lịch đến Việt Nam có xu hướng tăng
qua các năm, trừ giai đoạn từ giữa năm 2008 đến 2009, số lượt khách du lịch đến Việt
Nam có xu hướng giảm vì ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. số lượt
khách du lịch trung bình hàng năm giai đoạn trên là 4088.04 nghìn lượt người.

4.2 Dự đoán chỉ tiêu số lượt khách du lịch đến Việt Nam năm 2011 dùng 3 mô
hình: Mô hình mũ Holt, Mô hình mũ Winters và Dãy số thời gian:

Với số liệu thu thập qua 6 năm, chúng ta dùng phương phương pháp chừa khoảng
cho năm 2010, sử dụng để tính RMSE tương lai nhằm đánh giá tính chính xác của mô
hình.

Kết quả dự báo cho năm 2011 của 3 phương pháp ( nghìn người):

page. 11
Hàm số mũ Holt Hàm số mũ Winters Dãy số thời gian
Tháng 1 475.70 Tháng 1 461.93 Tháng 1 475.74

Tháng 2 469.16 Tháng 2 467.22 Tháng 2 466.96

Tháng 3 452.08 Tháng 3 472.51 Tháng 3 455.82

Tháng 4 467.82 Tháng 4 477.80 Tháng 4 469.16

Tháng 5 435.77 Tháng 5 483.09 Tháng 5 448.58

Tháng 6 460.56 Tháng 6 488.38 Tháng 6 469.50

Tháng 7 482.54 Tháng 7 493.67 Tháng 7 448.58

Tháng 8 498.13 Tháng 8 498.96 Tháng 8 469.50

Tháng 9 456.14 Tháng 9 504.26 Tháng 9 474.77

Tháng 10 477.37 Tháng 10 509.55 Tháng 10 502.00

Tháng 11 482.68 Tháng 11 514.84 Tháng 11 464.71

Tháng 12 488.89 Tháng 12 520.13 Tháng 12 504.35

page. 12
Kết quả RMSE của 3 phương pháp như sau:

Hàm số mũ Winters Hàm số mũ Holt Dãy số thời gian


RMSE Qúa Khứ 30.60 27.84 12.12

RMSE Tương Lai 29.71 38.56 30.39

Nhận xét: Phương pháp Dãy số thời gian dùng dự báo tốt nhất vì có RMSE quá khứ
thấp nhất 12.12, ngoài ra RMSE tương lai của phương pháp Dãy số thời gian cũng nhỏ
chứng tỏ số liệu dự đoán cho tương lai khá tốt. Vậy, nhóm quyết định chọn phương pháp
Dãy số thời gian để dự đoán số lượt khách du lịch đến Việt Nam trong năm 2011.

5. Tài liệu tham khảo:


Sách: Dự báo trong kinh doanh. Tác giả: Võ Thị Lan – Nguyễn Quang Trung.
http://vi.wikipedia.org/wiki/Du_l%E1%BB%8Bch_Vi%E1%BB%87t_Nam
http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/de-tai-day-so-thoi-gian-trong-viec-phan-tich-va-du-
doan-thong-ke-ve-du-lich-.249512.html

page. 13

You might also like