You are on page 1of 8

Xác định ảnh hưởng của tán sắc trong hệ

thống thông tin quang tốc độ cao


Estimation of Influence of Chromatic Dispersion in High-bit
Rate Optical Fiber Communication Systems

Đinh Thị Thu Phong, Vũ Văn San

Abstract:Chromatic dispersion (CD) of optical fiber của tán sắc đến năng lực truyền dẫn của hệ thống là
limits bit rate and distance of optical transmission links phức tạp; điều này gây nhiều khó khăn cho việc thiết
operating at nearly 1550nm wavelength. Thus, to install kế các hệ thống thông tin quang tốc độ cao, cự ly xa.
high-bit rate and long distance optical transmission link, Vì vậy, việc xác định ảnh hưởng của tán sắc một cách
influence induced chromatic dispersion on systems need to
định lượng là rất cần thiết để trên cơ sở đó có thể xác
be defined so that the dispersion compensation method can
định việc bù tán sắc sợi, chẳng hạn như việc xác định
be provided. In this paper, we mainly describe the
chính xác độ dài sợi bù tán sắc DCF (Dispersion
estimation of the impact of fiber dispersion to transmission
capability of the system through analyzing, evaluating Compensation Fiber).
related the system performance. Achieved results show that Trước đây, đã có một số phương pháp xác định ảnh
the fiber dispersion, spectrum bandwidth, non-linear chirp,
hưởng của tán sắc đến hệ thống thông tin quang [1-3].
bit rate and signal waveform can seriously impact of
Tuy nhiên, việc xác định này thường là rất phức tạp,
system performance. This can result in efficient calculation
và khó trong việc triển khai thực tiễn. Trong bài báo
for designing practical optical fiber communication
systems. này, chúng tôi trình bày việc xác định ảnh hưởng của
tán sắc trong hệ thống thông tin sợi quang thông qua
phương pháp xác định mất mát công suất. Ở đây, sự
I. MỞ ĐẦU
dãn xung quang đã làm cho năng lượng phổ tín hiệu
Các hệ thống thông tin sợi quang hiện nay, nhất là tại khe thời gian (khe bit) đã định phủ chờm sang khe
các hệ thống tốc độ bit cao, phần lớn hoạt động ở lân cận và năng lượng này tạo ra công suất bị mất mát
vùng bước sóng 1550nm nhằm sử dụng các bộ khuếch đi dẫn tới làm xấu đặc tính BER; do đó cần phải có sự
đại quang sợi pha tạp Erbium (EDFA) để tăng cự ly bù BER bằng cách thêm một lượng công suất tín hiệu
truyền dẫn. Tuy vậy, sợi quang đơn mode tiêu chuẩn tương đương. Phương pháp được tiến hành dựa trên
(sợi G.652) có hệ số tán sắc tại vùng bước sóng này là mô hình cơ bản của hệ thống thông tin quang sử dụng
rất lớn. Tán sắc lớn sẽ làm méo tín hiệu và tạo ra hiện khuếch đại quang EDFA nhằm thoả mãn về bước
tượng giao thoa giữa các ký tự (ISI-Intersymbol sóng vùng 1550nm để tạo ra tán sắc sợi lớn. Giải pháp
Interference) do sự dãn xung tại các khe thời gian, làm tính toán thông qua việc tiếp cận hàm Gaussian và dựa
xuống cấp chất lượng truyền dẫn và hậu quả thậm chí vào đó để tính toán, xác định ảnh hưởng của tán sắc
có thể không chấp nhận được. Nhìn chung, ảnh hưởng tới hệ thống trong các trường hợp thay đổi các tham
số có liên quan. Phương pháp tính toán được áp dụng tần điện Be. Phía trước bộ thu quang có thể sử dụng
cho tỷ lệ lỗi bít nhỏ đến BER = 10-12 nhằm bảo đảm một bộ khuếch đại quang sợi EDFA làm tiền khuếch
theo yêu cầu của hệ thống có sử dụng khuếch đại đại PA (Pre-Amplifier) để tạo thành bộ thu quang có
quang theo khuyến nghị của ITU-T [4]. khuếch đại quang OAR (Optically Amplified
Receiver) có độ nhạy thu là Ps. Thiết bị trên tuyến
II. MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN truyền dẫn là các bộ khuếch đại quang EDFA có độ
1. Mô hình hệ thống khuếch đại đồng đều là G (trừ độ khuếch đại của BA
Trong phần này, để đưa ra được phương pháp tính là có khuếch đại thấp để tránh ảnh hưởng phi tuyến),
toán đầy đủ và sát với yêu cầu thực tiễn, cấu hình hệ có băng tần quang Bo và có hệ số nhiễu là NF. Tỷ số
thống được giới thiệu ở đây được đề xuất như sau. lỗi bit BER theo ITU - T quy định, từ 10-12 đến 10-13
Hình 1 là mô hình cấu trúc tiêu biểu của một hệ thống [4].
thông tin quang với các thiết bị được sử dụng trên hệ Từ cấu trúc hệ thống như trên, các tham số quan
thống để tính toán xác định ảnh hưởng của tán sắc. trọng sẽ được xác định để trên cơ sở đó tìm mối liên
Các tham số của hệ thống được đưa ra nhằm làm cơ quan giữa chúng với tán sắc sợi. Việc xác định và tính
sở cho việc xác định đặc tính hệ thống có tương tác toán ảnh hưởng của tán sắc tới hệ thống sẽ được dựa
với tán sắc. trên mô hình từ hình 1.

Thu quang RX 2. Phương pháp tính toán


Phát quang TX
SMF G.652
F Pin
Các hệ thống hoạt động tại vùng bước sóng 1550nm
LiNbO3
Ps sử dụng khuếch đại quang EDFA thường có tốc độ bit
LD
Điều chế
ngoài Pt F
cao và cự ly xa cho nên ở đầu thu công suất tín hiệu
EDFA
λ = 1550nm EDFA OAR quang thu được thường rất nhỏ. Hơn thế nữa, giá trị
tán sắc CD (để phân biệt với tán sắc mode phân cực
Hình 1. Cấu hình hệ thống thông tin quang tiêu biểu PMD) lớn luôn xuất hiện trong hệ thống. Tất cả các
Mô hình hệ thống để tính toán ở đây được giả thiết yếu tố này làm giảm các tỷ số tín hiệu trên nhiễu SNR
cho hệ thống điển hình gồm các thiết bị thông dụng và làm suy giảm chất lượng hệ thống. Vì vậy, ngoài
trên thực tiễn. Thiết bị phát TX sử dụng nguồn phát tín hiệu truyền dẫn, méo dạng sóng và giao thoa giữa
laser diode LD loại đơn mode phản hồi phân bố các ký tự ISI (Intersymbol Interference) do tán sắc vận
(DFB) có chức năng phát tín hiệu sóng quang tại bước tốc nhóm GVD gây ra và tự điều chế pha SPM (Self-
sóng vùng 1550 nm. Bộ phát sử dụng bộ điều chế Phase Modulation) cần được tính đến. Ngoài ra, tích
ngoài LiNbO3. Tín hiệu tại đầu vào thiết bị phát có luỹ nhiễu trong các hệ thống có các bộ khuếch đại
dạng xung mã NRZ (PRBS 223-1). Đầu ra thiết bị phát quang mắc nối chuỗi cũng làm giảm đặc tính của hệ
có thể có sử dụng khuếch đại quang EDFA làm thống. Sự suy giảm hệ thống do hiệu ứng trộn bốn
khuếch đại công suất (BA- Booster Amplifier), và có sóng FWM và điều chế pha chéo XPM (cross-phase
công suất đầu ra là Pt (dBm). Sợi quang của tuyến modulation) cũng cần được lưu ý khi bộ thu được đặt
truyền dẫn là sợi đơn mode SMF (Single mode fiber) trong các hệ thống truyền dẫn WDM. Các ảnh hưởng
tiêu chuẩn G.652 có hệ số suy hao là αf (dB/km) bao này được tiềm ẩn trong tín hiệu quang đi tới bộ thu
gồm cả suy hao mối hàn sợi, có hệ số tán sắc CD là D của hệ thống.
(ps/km.nm) và chiều dài sợi trên tuyến truyền dẫn là L Phương pháp xác định ảnh hưởng của tán sắc đến
(km). Thiết bị thu quang RX sử dụng bộ tách sóng p-i- hệ thống thông tin quang thông qua tính toán quỹ
n photodiode (PD) có công suất đầu vào là Pin, băng công suất hệ thống PB bằng việc thiết kế độ dài tuyến
được thiết lập theo biểu thức (1) như sau: Bao gồm nhiễu lượng tử Nsh = 2eBeLR(GIs+IASE),
PB = Pt (t) − Ps (G, NF) − PM − PP − PD − (NC lC + NS lS ) nhiễu nhiệt Nth = 4kBTBe/RL, và các thành phần nhiễu
(dB) (1) phách tín hiệu-tự phát Ns-sp và nhiễu phách tự phát-tự
trong đó: phát Nsp-sp [5,6]:
Pt (t) là công suất tín hiệu phát có tính cả ảnh Be 2
σ s2− sp = 2 L GI s I ASE (3)
hưởng chirp phi tuyến, Bo
G là độ khuếch đại của các bộ EDFA, Be 2 ⎛ B ⎞
σ sp2 − sp = L2 I ASE ⎜ Bo − e ⎟ (4)
PM là công suất dự phòng của hệ thống, B 2
⎝ 2 ⎠
o
Pp là đền bù mất mát công suất, Ở đây e là điện tích điện tử, IASE là dòng nhiễu điện
PD là tổn thất (mất mát) công suất do tán sắc, đây từ bức xạ tự phát được khuếch đại.
chính là công suất tương đương do năng lượng phổ
Như vậy, điều quan trọng sau cùng là làm sao xác
của xung tín hiệu bị dãn ra ngoài khe thời gian đã
định được tham số PD là công suất mất mát do tán sắc
định sinh ra.
sợi gây ra; vấn đề này sẽ được trình bày trong phần
Ps(G,NF) là độ nhạy thu có tính cả ảnh hưởng của
sau.
bộ khuếch đại và nhiễu của EDFA,
lS và lC tương ứng là suy hao mối hàn và suy hao bộ III. KẾT QUẢ TÍNH TOÁN VÀ THẢO LUẬN
nối quang,
Trong phần này, chúng tôi thực hiện tính toán để
NS và NC tương ứng là số mối hàn và số bộ nối
tìm ra kết quả sự ảnh hưởng của tán sắc tới hệ thống
quang.
thông tin quang thông qua sự phân tích tóm tắt ở trên.
Chất lượng truyền dẫn được xác định thông qua
Để tính toán ảnh hưởng của tán sắc, hệ thống được
việc tính tỷ số lỗi bít BER = 10-12 cho độ nhạy thu của
chia ra làm hai loại: Hệ thống sử dụng nguồn phát có
thiết bị thu quang.
độ rộng phổ rộng và hệ thống có độ rộng phổ hẹp.
Như vậy, các tham số có trong biểu thức (1) là
1. Trường hợp thứ nhất, đối với các hệ thống thông
tương đối rõ ràng vì đã được sử dụng khá phổ biến
tin quang tốc độ chưa thật cao, chưa phải là hệ thống
trong các công trình nghiên cứu tính toán thiết kế
nhiều Gbit/s, phổ của các nguồn phát Laser diode LD
tuyến. Chỉ có tham số Ps (G,NF) là cần tính toán thận
không yêu cầu quá nghiêm ngặt về độ rộng. Tuy
trọng vì nó cần đến các tham số có liên quan như sau
nhiên, phổ nguồn phát rộng sẽ gây ảnh hưởng của tán
[5]:
sắc nhiều hơn. Trong trường hợp này, có thể tìm thấy
+) Tín hiệu trong hệ thống có khuếch đại quang: độ tổn thất công suất PD như sau [7]:
Trong các tuyến truyền dẫn sử dụng khuếch đại
quang, công suất tín hiệu tại đầu vào thiết bị thu
[
PD = 1 − (4 Rb LDσ λ ) ]
2 −1 / 2
(5)

quang có thể viết dưới dạng bình phương của dòng Trong đó Rb là tốc độ bit, σλ là độ rộng phổ. Với
sau tách sóng là: các diễn giải ở trên và áp dụng các biểu thức tính toán
từ (1) đến (5), có thể tính toán xác định được ảnh
Ps = (GI s LR ) 2 (2)
hưởng của tán sắc tới các hệ thống này. Hình 2 là kết
ở đây Is là dòng tín hiệu điện thu được sau tách
quả tính toán tìm thấy sự mất mát công suất của hệ
sóng quang, LR là suy hao giữa khuếch đại quang và
thống do tán sắc gây ra đối với hệ thống 1 Gbit/s và
bộ thu quang.
2,5 Gbit/s. Kết quả cho thấy hệ thống 2,5 Gbit/s bị tổn
+) Các thành phần nhiễu của hệ thống có khuếch
thất công suất hệ thống nhiều hơn so với hệ thống 1
đại quang:
Gbit/s với cùng một giá trị tán sắc.
Đối với tốc độ bít 2,5 Gbit/s, công suất bị mất mát 6
Phæ 0,1 nm
là không đáng kể khi tán sắc nhỏ hơn 100ps/nm. Tuy 5.5

Công suất tín hiệu bị mất (dB)


Phæ 0,2 nm
5 Phæ 0,3 nm
nhiên, mất mát công suất tăng dần dần trong khoảng 4.5
từ 100ps/nm đến 200ps/nm. Khi tán sắc vượt quá 4
3.5
200ps/nm, lượng công suất quang bị tổn thất rất 3
nhanh. Ở giá trị 300ps/nm thì công suất mất mát đã 2.5
2
lên tới 4dB. Trong khi đó ở tốc độ 1 Gbit/s, sự mất 1.5
mát công suất trong trường hợp này gần bằng 0 khi 1
0.5
tán sắc nhỏ hơn 100ps/nm, tới giá trị 760ps/nm thi
0
công suất mất mát là 4 dB. Như vậy, rõ ràng rằng tán 0 10 20 30 40 50 60
sắc làm giới hạn đáng kể tốc độ truyền dẫn của hệ Cự ly truyền dẫn L (km)
thống thông tin quang.
Hình 3. Công suất quang bị mất khi tăng cự ly truyền dẫn
của hệ thống 2,5 Gbit/s.
5
Như vậy, mặc dù các hệ thống cùng bị mất công
4.5 2.5Gbit/s
1Gb/s suất khi cự ly truyền dẫn tăng. Tuy nhiên, các nguồn
4
Công suất bị tổn thất (dB)

3.5
phát khác nhau sẽ gây ra sự mất tín hiệu cũng khác
3 nhau. Khi độ rộng phổ nguồn phát là 0,1 nm, mất mát
2.5 công suất xảy ra là 4,5 dB khi cự ly truyền dẫn dài 52
2 km. Đối với các hệ thống có phổ nguồn phát phát rộng
1.5 0,2 nm và 0,3 nm, công suất bị tổn thất tương ứng là
1
4,5 dB tại 26 km và 6,2 dB tại cự ly chỉ còn 18 km.
0.5
0
Khi tăng cự ly vượt quá các giá trị ở trên, tín hiệu bị
0 100 200 300 400 500 600 700 800 mất quá lớn và không thể thiết kế được hệ thống thực
Hệ số tán sắc × Cự ly DL (ps/nm) tiễn kể cả có sử dụng khuếch đại quang sợi. Đây là
các hệ thống sử dụng sợi G.652 có hệ tán sắc
Hình 2. Kết quả tính toán lượng công suất bị tổn thất phụ
thuộc vào tán sắc cho hệ thống 1Gbit/s và 2,5 Gbit/s. D=18ps/km.nm. Như vậy, trong hệ thống thông tin
quang, ngoài suy hao quang, có nhiều tham số tương
Hình 3 là kết quả tính toán xác định lượng công
tác tới tán sắc sợi gây ảnh hưởng tới hệ thống và làm
suất tín hiệu bị mất mát cho các hệ thống thông tin
mất đi đáng kể lượng công suất tín hiệu. Đó là các
quang 2,5Gbit/s với các Laser có phổ rộng 0,1 nm, 0,2
tham số: Cự ly truyền dẫn, tham số tán sắc, tốc độ bít
nm, và 0,3 nm. Từ kết quả thu được có thể thấy rằng
của hệ thống và phổ nguồn phát.
nhìn chung, lượng công suất bị tổn thất sẽ tăng nhanh
2. Trường hợp thứ hai, hệ thống sử dụng nguồn phát
khi cự ly truyền dẫn tăng.
Laser diode LD có độ rộng phổ hẹp thường áp dụng
cho các hệ thống thông tin quang tốc độ cao và cự ly
xa. Độ rộng phổ nguồn phát trong trường hợp này rất
hẹp và không còn tác động mạnh tới tán sắc, nhưng
yếu tố gây ảnh hưởng nhiều nhất lại là tham số tán sắc
vận tốc nhóm GVD. Tổn thất công suất tín hiệu trong
trường hợp này có thể được viết như sau [7]:
[ (
PD = 1 − 8 Rb β 2 L
2
)]
2 −1 / 2
(6)
độ và cự ly truyền dẫn nếu muốn duy trì đặc tính BER
của chúng.
Trong đó β2 là tham số tán sắc vận tốc nhóm. Từ
Hình 5 là kết quả mà chúng tôi tính toán lượng công
đây có thể tính toán xác định lượng công suất bị mất
suất bị tổn thất phụ thuộc vào tích tán sắc-cự ly với
mát khi có tác động của tán sắc sợi. Hình 4 là kết quả
các giá trị của tham số chirp C khác nhau. Hệ thống
tính toán sự tổn thất công suất phụ thuộc vào tán sắc
được áp dụng tính toán ở đây có tốc độ bit tới 10
với các tốc độ bít khác nhau. Ta thấy rằng, lượng công
Gbit/s và tính cho đặc tính BER = 10-12; sợi quang
suất bị mất mát sẽ phụ thuộc nhiều vào tán sắc là do
đơn mode G.652 với tham số tán sắc D bằng 18
GVD và cự ly truyền dẫn. Hơn nữa, công suất bị mất
ps/km.nm. Ta thấy rằng tổn thất công suất hệ thống bị
đi phụ thuộc rất nhiều vào tốc độ bít truyền dẫn. Kết
tăng lên nhanh khi các xung bị chirp với C có giá trị
quả tính toán mô phỏng ở đây cho hai tốc độ là
dương cao. Trong sự tác động bất lợi của Chirp thì có
5Gbit/s và 10Gbit/s cho hệ thống sử dụng sợi G.652
sự xuất hiện một vùng giá trị tán sắc nào đó cho phép
có hệ số tán sắc là 18 ps/km.nm. Tại tốc độ 10Gbit/s,
cải thiện đặc tính hệ thống ứng với chirp C có giá trị
công suất bị mất mát rất lớn so với tốc độ 5Gbit/s khi
âm. Điều đó có nghĩa là nếu như tạo ra chirp C có giá
tán sắc sợi trên tuyến tăng lên. Cự ly hệ thống
trị âm, hệ thống không những không bị mất mát công
10Gbit/s chỉ bằng 1/3 cự ly hệ thống 5Gbit/s nhưng
suất mà còn được cải thiện ở một vùng cự ly truyền
lại tổn thất gấp hơn 2,5 lần.
dẫn nhất định.
12
11 Rb=5Gb/s 12
Lượng công suất bị tổn thất (dB)

10 Rb=10Gb/s 11
10 C=3 2 1 C=0 C = -0,5
9
Tổn thất công suất (dB)

9
8 8
7 7
6 6
5 5
4
4
3
3 2
2 1
1 0
0 -1
-2
0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 2000
Hệ số tán sắc × Cự ly truyền dẫn (ps/nm)
Hệ số tán sắc × Cự ly truyền dẫn (ps/nm)

Hình 4. Tổn thất công suất tín hiệu phụ thuộc vào tán sắc
với các tốc độ bít khác nhau. Hình 5. Công suất tổn thất phụ thuộc vào tán sắc sợi với
các giá trị Chirp khác nhau.
Với các hệ thống thông tin quang tốc độ cao
(Gbit/s) hoạt động ở vùng bước sóng 1550 nm thì Sử dụng các kết quả phân tích và tính toán này, có
chirp tần số là một trong những hiệu ứng quan trọng thể tính toán được cấu hình tuyến thông tin quang
[2,8]. Chirp tần số tuyến tính gây ra sự tổn thất công theo tán sắc sợi trên cơ sở biết được giá trị hệ số suy
suất tín hiệu của hệ thống. Xung bị chirp càng bị dãn hao αf của sợi quang được sử dụng trên tuyến truyền
ra và làm giảm quỹ công suất tín hiệu của hệ thống dẫn [9,10]. Từ kết quả trên có thể thấy rằng, việc sử
thông tin quang; do vậy nó làm giảm SNR. Biểu thức dụng nguồn phát có độ rộng phổ hẹp sẽ cho phép tăng
(6) lúc này có thêm số hạng tổn thất (8Rb2Cβ2L)2, với cự ly truyền dẫn rất nhiều. Trong trường hợp nguồn
C là tham số chirp. Kết quả là hệ thống không đáp phát có phổ lớn, cách tốt nhất để đáp ứng cự ly truyền
ứng được yêu cầu về chất lượng, hoặc phải giảm tốc dẫn dài, nhất là trong trường hợp cự ly giữa hai vị trí
địa lý cho trước là tương đối lớn, là nên áp dụng cho truyền dẫn dài cố định giữa hai trạm, tán sắc lớn sẽ
các hệ thống thông tin quang có tốc độ thấp. Hình 6 là làm giảm quỹ công suất của hệ thống và vì thế làm
kết quả tính toán cự ly truyền dẫn phụ thuộc vào tốc giảm độ nhạy thu. Khi tán sắc mà quá lớn, độ nhạy
độ bit theo ảnh hưởng của tán sắc sợi. Có thể thấy cự thu bị giảm gần như đột ngột tới mức không thể chấp
ly truyền dẫn sẽ tăng rất nhiều nếu ta thiết kế hệ thống nhận được và kéo theo tỷ số lỗi bit BER xấu đi.
có tốc độ bit thấp với cùng một giá trị tỷ số lỗi bit. Bảng 2: Các tham số để tính toán thiết kế cấu hình tuyến
Tham số dùng để tính toán thiết kế tuyến được cho 10Gbit/s:
trong bảng 1. Tham số Ký Giá trị tham số
Bảng 1: Các tham số để tính toán hiệu

Tham số Giá trị tham số


Bước sóng tín hiệu λ 1544,5 nm
Công suất phát quang Pt -1 dBm
Bước sóng tín hiệu 1554 nm
Suy hao sợi G.652 gồm cả αf 0,24 dB
Công suất phát quang 3 dBm
mối hàn
Độ nhạy thu quang -21 dBm
Tham số tán sắc sợi D 18 ps/km.nm
Dự phòng hệ thống 3 dB
Khuếch đại của EDFA G 30 dB
Tỷ số lỗi bit BER BER = 10-12
Hệ số nhiễu của EDFA NF 5 dB
Tham số tán sắc D 17 ps/km.nm
Băng tần quang bọ lọc F Bo 0,5 nm
Độ rộng phổ Laser 0,1 nm
Băng tần điện Be bộ thu Be 7,5 GHz
Trong Hình 6, với cùng một độ rộng phổ nguồn Dự phòng hệ thống 3 dB
PM
phát, giá trị công suất phát và độ nhạy thu quang được Tỷ số lỗi bit BER = 10-12
BER
giả thiết là như nhau, cự ly truyền dẫn sẽ giảm nhanh Tải bộ tách sóng quang 50 Ω
RL
theo tốc độ bit: ở tốc độ 622 Mbit/s thì cự ly có thể đạt Suy hao bộ nối quang (2 bộ) LC 0,5 dB/bộ
tới 205 km đã chứng tỏ tán sắc ảnh hưởng ít, lúc này Công suất đền bù Pp 1 dB
cự ly truyền dẫn chủ yếu do suy hao tuyến quyết định.
Đối với hệ thống 10 Gbit/s, các nguồn phát thường
Tuy nhiên, khi tốc độ bit đạt tới 1 Gbit/s và 2,5 Gbit/s
có độ rộng phổ rất hẹp. Hơn nữa, trong môi trường tốc
thì cự ly bắt đầu bị hạn chế tại các giá trị tương ứng là
độ cao như vậy, có rất nhiều tham số vốn có thể bỏ
125 km và 50 km.
qua ở hệ thống tốc độ thấp thì trong trường hợp này
chúng cần phải được xem xét. Tính toán thiết kế hệ
25
24,5 2.5Gb/s thống bao quát được hết ảnh hưởng của các tham số
Quỹ công suất tổng (dB)

1Gb/s
24
622Mb/s trên là phức tạp trong môi trường tốc độ cao. Để sát
23,5
23 với điều kiện thực tiễn, chúng tôi sử dụng các tham số
22,5
22
tính toán được cho trong Bảng 2. Để xác định được cự
21,5 ly truyền dẫn, có hai tham số quan trọng cần xác định
21
20,5
là độ nhạy thu quang Ps(G,NF) và giá trị tổn thất công
20 suất PD do tán sắc trên tuyến gây ra.
0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200 220
Cự ly truyền dẫn (km)
Hình 7 là kết quả tính toán cự ly truyền dẫn phụ
thuộc vào tán sắc sợi cho hệ thống 10Gbit/s này. Độ
Hình 6. Quỹ công suất của hệ thống phụ thuộc vào cự ly nhạy thu khi không bị ảnh hưởng của tán sắc, tức là
truyền dẫn với các tốc độ bit khác nhau.
cự ly truyền dẫn bằng không, tính được là -35,08 dBm
Từ các kết quả tính toán này, ta thấy rằng khi cự ly tại BER = 10-12. Từ đây có thể xác định được các cự
ly truyền dẫn trong các trường hợp: Nếu hệ thống có dẫn. Trong thực tế thiết kế tuyến 10 Gbit/s, sẽ còn
tán sắc bằng không, thì cự ly truyền dẫn có thể đạt thêm một số tham số khác như các hiện tượng phi
được 121 km với BER = 10-12, dù cho tham số chirp C tuyến, tán sắc bậc cao, tán sắc phân cực vv... tác động
bất kỳ ở giá trị nào. Khi hệ thống được thiết kế không vào và làm giảm cự ly truyền dẫn. Việc tính toán này
có Chirp tác động (C =0), cự ly truyền dẫn sẽ bắt đầu đã bỏ qua các tham số ấy cho nên cự ly trong thực tiễn
giảm nhanh nếu tán sắc tuyến vượt quá giá trị khoảng có thể ngắn hơn chút ít so với kết quả tính toán này.
720 ps/nm. Khi tham số chirp C = 1, cự ly truyền dẫn
sẽ bắt đầu giảm nhanh nếu tán sắc tuyến vượt quá giá IV. KẾT LUẬN
trị khoảng 250 ps/nm. Khi tham số chirp C có giá trị Bài báo đã trình bày sự ảnh hưởng cụ thể của tán
âm, (trường hợp C = -0,5) thì điều đáng chú ý là tại sắc đối với hệ thống thông tin quang, xác định được
khoảng giá trị tán sắc nào đó, cự ly không những mức độ ảnh hưởng của nó đối với hệ thống thông qua
không bị giảm mà còn được tăng; ở đây cự ly tăng đến phương pháp xác định về tổn thất công xuất do tán sắc
123,5 km ở vùng tán sắc lân cận 900 ps/nm sẽ được gây ra. Với kết quả thu được của bài báo đã đưa ra
cải thiện thêm 2,5 km so với hệ thống không bị tán một số đánh giá về mức độ ảnh hưởng của tán sắc tới
sắc. Sau đó cự ly truyền dẫn bắt đầu bị giảm nhanh hệ thống và chỉ ra rằng: Trong hệ thống thông tin
khi tán sắc có giá trị vượt quá 1700 ps/nm. Có thể cải quang, ngoài suy hao quang, có nhiều tham số tương
thiện cự ly truyền dẫn rất lớn, lên tới 135 km (tăng tác với tán sắc sợi gây ảnh hưởng tới hệ thống và làm
thêm hơn 10 km) khi thu được chirp C có giá trị âm mất đi đáng kể lượng công suất tín hiệu; đó là các
lớn (C = -1). Lợi dụng đặc tính này, trong thực tiễn tham số: Cự ly truyền dẫn, tham số tán sắc, tốc độ bít
người ta đã tạo chirp trước có giá trị âm để làm tăng của hệ thống và phổ nguồn phát. Đối với các tuyến
năng lực hệ thống; tuy nhiên việc tạo ra chirp C âm có thông tin quang tốc độ cao sử dụng sợi đơn mode tiêu
giá trị lớn là rât khó khăn. chuẩn G.652, tán sắc còn có ảnh hưởng lớn hơn; tán
sắc kết hợp với chirp C có thể làm giảm nghiêm trọng
150 năng lực truyền dẫn; nhưng việc kết hợp tán sắc sợi
140 C = -1 với tham số chirp C có giá trị âm được tạo ra có thể
Cự ly truyền dẫn (km)

130
làm tăng cự ly truyền dẫn. Do đó, để có thể áp dụng
120 C = -0,5
cho việc tính toán thiết kế cấu hình tuyến thông tin
110
quang tốc độ cao (nhiều Gbit/s) theo giới hạn của tán
100
BER = 10-12 sắc, nên coi trọng các đặc tính nảy sinh và kết hợp với
90 λ = 1544,5nm
80 C=1 C=0
D = 18ps/km.nm chirp tần số ở vùng bước sóng phù hợp.
G = 30dB
70
0 500 1000 1500 2000 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tán sắc của tuyến (ps/nm) [1] LUIS F. B. RIBEIRO, JOSE R. F. DA ROCHA, AND
JOAO L. PINTO, "Performance evaluation of EDFA
Hình 7. Cự ly truyền dẫn của hệ thống 10 Gbit/s phụ thuộc preamplified receivers taking into account intersymbol
vào tán sắc tuyến.
interference", Journal of Lightwave Technology, Vol.
Như vậy, khi tính toán thiết kế tuyến thông tin 13, No. 2, pp. 225-232, February 1995.
quang tốc độ cao, tán sắc kết hợp với chirp C có thể [2] S. K. KIM, O. MIZUHARA, ET AL., "Theoretical and
làm giảm nghiêm trọng năng lực truyền dẫn. Tuy experimental study of 10Gb/s transmission
nhiên, việc kết hợp tán sắc sợi với tham số chirp C có performance using 1.55µm LiNbO3-based on
giá trị âm được tạo ra sẽ có thể cải thiện cự ly truyền transmitters with adjustable extinction ratio and
chirp", Journal of Lightwave Technology, Vol. 17, No. [7] VŨ VĂN SAN, “Hệ thống thông tin quang”, Nhà xuất
8, pp. 1320-1325, Aug. 1999. bản Bưu điện. Hà Nội, 2003.
[3] S. L. DANIELSEN, B. MIKKELSEN, ET AL., [8] P. J. CORVINI AND T. L. KOCH, “Computer
"Detailed noise statistics for an optically amplified simulation of high-bit-rate optical fiber transmission
direct detection receiver", Journal of Lightwave using single-frequency lasers”, J. Lightwave
Technology, Vol. 13, No. 5, pp. 977-981, May 1995. Technology, Vol. LT-5, No. 11, Nov. 1987.
[4] ITU-T, DRAFT NEW REC. G. 691, "Optical [9] DINH THI THU PHONG, CHU MINH HOAN,
interfaces for single channel SDH systems with optical “Investigation of Optical Power Budget Dependence
amplifiers, and STM-64 systems", Aug. 1996, and on Dispersion for 10Gbit/s Optical Transmission
revised draft, Dec. 1997. Systems”, Proc. Asian Info-Communication Coulcil
[5] VU VAN SAN ET AL., “Accurate estimation of 23rd conference in Indonesia, WG-1, Doc. 42, Japan,
receiver sensitivity for 10Gb/s optically amplified December 2003.
systems", published in Optics Communications journal,
[10] G. P. AGRAWAL, “Fiber-optic communication
Vol. 181, pp. 71-78, Elsevier Science B. V.,
systems”, Second Ed., John Wiley & Sons, New York,
Amsterdam, Netherlands, July 2000.
USA 1997.
[6] VU VAN SAN, NGUYEN MINH DAN, MOO-JUNG
Ngày nhận bài : 4/8/2005
CHU, AND HOANG VAN VO, "The electrical signal-
to-noise ratio of optically amplified receiver", Chuyên
san các công trình nghiên cứu, triển khai Viễn thông và
CNTT, Tạp chí Bưu chính Viễn thông, Số 1, trang 14-
18, tháng 7 năm 1999.
SƠ LƯỢC TÁC GIẢ
Sinh năm 1961.
ĐINH THỊ THU PHONG
Sinh năm 1963.
Bảo vệ luận án Tiến sĩ kỹ
Tốt nghiệp đại học tại Trường thuật năm 2000 tại Học viện
Đại học Kỹ thuật thông tin liên Công nghệ Bưu chính Viễn
lạc Lê-Nin grat Liên Xô (trước thông. Từ năm 1998 đến
đây), nhận bằng Diploma ngành 1999, tác giả làm việc tại Viện
Điện tử-Viễn thông tại Đại học nghiên cứu ETRI (Hàn Quốc)
Tổng hợp South Australia năm về khuếch đại quang EDFA
1995, nhận bằng Thạc sĩ kỹ
thuật năm 2004 tại Học viện Công nghệ Bưu chính và hệ thống 160 Gbit/s WDM.
Viễn thông.
Hiện đang làm việc tại Học viện Công nghệ Bưu Hiện là Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ ,
chính Viễn thông. Bộ Bưu chính Viễn thông.
Chuyên ngành quan tâm là hệ thống thông tin
quang tốc độ cao và mạng thông tin quang. Chuyên ngành quan tâm là hệ thống thông tin
quang tốc độ cao, mạng truy nhập và truyền tải quang.

VŨ VĂN SAN Email: vvsan@mpt.gov.vn

You might also like