You are on page 1of 54

MÔN LẬP TRÌNH HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG

Đối tượng : SV đại học chính quy ngành CNTT

Tài liệu tham khảo :


ƒ Tập slide bài giảng & thực hành của môn học này.
ƒ The C++ Programming Language (special 3rd edition),
Bjarne Stroustrup, 2000.
ƒ 3 CD MSDN trong Microsoft Visual Studio.
ƒ Online-Help của môi trường JBuilder

Môn : Lập trình hướng đối tượng


Khoa Công nghệ Thông tin
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 1

MÔN LẬP TRÌNH HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG


Nội dung chính gồm 10 chương :
1. Ôn lại các tính chất của lập trình cấu trúc.
2. Các khái niệm chính của lập trình OOP.
3. Cơ chế dịch mã OOP sang mã máy.
4. Tổng quát về mức độ hỗ trợ OOP của VC++ & Java.
5. Đặc tả class & các tính chất cơ bản của đối tượng trong VC++.
6. Đặc tả class & các tính chất cơ bản của đối tượng trong Java.
7. Chi tiết về gọi hàm, gởi thông điệp & đa xạ của VC++.
8. Chi tiết về gọi hàm, gởi thông điệp & đa xạ của Java.
9. Chi tiết về thường trú, serialization, COM, Generalization & Template
của VC++.
10. Chi tiết về thường trú, serialization, Generalization của Java.

Môn : Lập trình hướng đối tượng


Khoa Công nghệ Thông tin
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 2

1
MÔN LẬP TRÌNH HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG

Chương 1

ÔN LẠI CÁC TÍNH CHẤT


CỦA LẬP TRÌNH CẤU TRÚC

Môn : Lập trình hướng đối tượng


Khoa Công nghệ Thông tin Chương 1: Ôn lại các tính chất của lập trình cấu trúc
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 3

Phương pháp phân tích từ-trên-xuống


Mỗi sự vật trong môi trường xung quanh ta đều được cấu thành từ nhiều phần tử
nhỏ hơn, mỗi phần tử nhỏ lại được cấu thành từ nhiều phần tử nhỏ hơn nữa. Thí
dụ, con người gồm đầu, mình, tứ chi. Tứ chi gồm 2 tay và 2 chân...
Mỗi công việc cần giải quyết bằng máy tính cũng được cấu thành từ nhiều công
việc nhỏ hơn, mỗi công việc nhỏ hơn lại được cấu thành từ nhiều công việc nhỏ
hơn nữa...
Phương pháp phân tích từ-trên-xuống (top-down analysis) là phương pháp thường
sử dụng để phân tích công việc, nội dung của phương pháp này là cố gắng xác
định xem công việc cần giải quyết được cấu thành từ những công việc nhỏ nào,
mỗi công việc nhỏ được cấu thành từ các công việc nhỏ hơn nào, cứ như vậy cho
đến khi những công việc xác định được là những công việc thật đơn giản, có thể
thực hiện dễ dàng.
Thí dụ việc học lấy bằng kỹ sư CNTT khoa CNTT ĐHBK TP.HCM có thể bao gồm
9 công việc nhỏ hơn là học từng học kỳ từ 1 tới 9, học học kỳ i là học n môn học
của học kỳ đó, học 1 môn học là học m chương của môn đó,...
Hình vẽ của slide kế cho thấy trực quan của phương pháp phân tích top-down.
Môn : Lập trình hướng đối tượng
Khoa Công nghệ Thông tin Chương 1: Ôn lại các tính chất của lập trình cấu trúc
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 4

2
Phương pháp phân tích từ-trên-xuống (tt)
chia thành nhiều công Công việc cần
việc nhỏ hơn, đơn giản để giải quyết (A)
giải quyết hơn.

Công việc Công việc Công việc


...
A1 A2 An

Công việc Công việc Công việc Công việc Công việc Công việc
A11 A12 A1n An1 An2 Ann

Các công việc đủ nhỏ


để được miêu tả bằng
1 lệnh hay 1 lời gọi ... ... ... ...
hàm/thủ tục đã có.
Môn : Lập trình hướng đối tượng
Khoa Công nghệ Thông tin Chương 1: Ôn lại các tính chất của lập trình cấu trúc
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 5

Tầm vực truy xuất biến


ƒ Tầm vực của một biến là tập các lệnh được phép truy xuất biến đó.
ƒ C và C++ cho phép 3 cấp độ tầm vực sau :
o cục bộ trong function : bất kỳ lệnh nào trong function đều có thể truy xuất
được biến cục bộ trong function đó.
void Command1_Click() {
char strGreeting[256]; // Khai báo cục bộ
...
}
o cục bộ trong module : bất kỳ lệnh nào trong module đều có thể truy xuất
được biến cục bộ trong module đó.
static char strAddr[256]; // biến cục bộ trong module
char strName[256]; // biến toàn cục
o toàn cục : bất kỳ lệnh nào trong chương trình cũng có thể truy xuất được
biến toàn cục.
ƒ Trong một ngữ cảnh (cùng 1 function, cùng 1 module, hay cấp toàn cục), không
thể dùng hai biến cùng tên (C phân biệt chữ HOA và chữ thường).

Môn : Lập trình hướng đối tượng


Khoa Công nghệ Thông tin Chương 1: Ôn lại các tính chất của lập trình cấu trúc
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 6

3
Cấu trúc 1 chương trình hướng cấu trúc

Chương trình = cấu trúc dữ liệu + giải thuật

module global data


(package)
local data
entry 'start' of module

local data
of function

Môn : Lập trình hướng đối tượng


Khoa Công nghệ Thông tin Chương 1: Ôn lại các tính chất của lập trình cấu trúc
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 7

Cấu trúc 1 chương trình hướng cấu trúc


‰ Thành phần “giải thuật” bao gồm code được viết trong các module. Trong từng
module, code được gom nhóm thành những hàm chức năng, mỗi hàm được
nhận dạng và truy xuất thông qua tên hàm.
‰ Thành phần “dữ liệu” bao gồm các biến dữ liệu được định nghĩa trong các
module. Trong từng module, về mặt tầm vực truy xuất, các biến có thể được
định nghĩa 1 trong 2 cấp tầm vực :
ƒ Public : bất kỳ lệnh nào của chương trình đều có thể truy xuất được.
ƒ Private : chỉ có các lệnh trong module hiện hành mới có thể truy xuất.
ƒ Ngoài ra trong từng hàm chức năng, người ta có thể định nghĩa các biến cục
bộ, các biến này chỉ được truy xuất cục bộ bởi các lệnh trong hàm tương
ứng. Ngoại lệ, trong 1 số ngôn ngữ như C, người ta cho phép định nghĩa biến
trong lệnh thực thi (block — compose), biến này chỉ được truy xuất cục bộ bởi
các lệnh trong thân của lệnh block tương ứng.
Ö điểm yếu nhất trong ngôn ngữ hướng cấu trúc là cho phép định nghĩa biến toàn
cục, nếu biến này bị lỗi, ta rất khó xác định nguyên nhân gây lỗi. Việc mang 1
hàm hay 1 module của ứng dụng này sang ứng dụng khác cũng sẽ khó khăn vì
thường gây ra hiệu ứng “dây chuyền”.
Môn : Lập trình hướng đối tượng
Khoa Công nghệ Thông tin Chương 1: Ôn lại các tính chất của lập trình cấu trúc
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 8

4
Cấu trúc 1 chương trình hướng cấu trúc
‰ Xét Turbo Pascal, 1 ứng dụng gồm 1 module chương trình và
nhiều module dịch vụ được gọi là Unit. Để sử dụng các thành phần
trong 1 module nào đó, ta phải dùng lệnh Use.
‰ Xét C, 1 ứng dụng gồm nhiều module ngang hàng, mỗi module là
1 file gồm nhiều hàm chức năng. Điểm nhập ứng dụng là hàm
main(). Module C cũng có thể là file thư viện liên kết tĩnh (*.lib) hay
động (*.dll). Để sử dụng các thành phần trong 1 module nào đó, ta
phải dùng lệnh #include.

Môn : Lập trình hướng đối tượng


Khoa Công nghệ Thông tin Chương 1: Ôn lại các tính chất của lập trình cấu trúc
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 9

Mối quan hệ client/server giữa các module


//đặc tả interface của module A : client //đặc tả interface của module B : server
#include B.h extern int B_intA;
extern int A_intA; typedef struct {...} B_Type1;
typedef struct {...} A_Type1; #define B_MAXLEN 1024
#define A_PI 3.14159 int B_func1(char c, char* d);
int A_func1(int a, double b);
#include B.h
#include A.h //hiện thực của module B
//hiện thực của module A int B_intA;
int A_intA; static int B_intB;
static int A_intB; int B_func1(int a, double b) {
int A_func1(int a, double b) { ...
B_Type1 var; B_func2(a);
... ...
B_intA = B_MAXLEN; }
A_func2(a); static void B_func2(int a) {
B_func1(a,b); }
}
static void A_func2(int a) {
}

Môn : Lập trình hướng đối tượng


Khoa Công nghệ Thông tin Chương 1: Ôn lại các tính chất của lập trình cấu trúc
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 10

5
Hai module sử dụng tài nguyên của nhau
//đặc tả interface của module A //đặc tả interface của module B
#define _AH #define _BH
#ifndef _BH #ifndef _AH
#include B.h #include A.h
#endif #endif
extern int A_intA; extern int B_intA;
typedef struct {...} A_Type1; typedef struct {...} B_Type1;
#define A_PI 3.14159 #define B_PI 3.14159
int A_func1(int a, double b); int B_func1(char c, char* d);

#include A.h #include B.h


//hiện thực của module A //hiện thực của module B
int A_intA; int B_intA;
static int A_intB; static int A_intB;
int A_func1(int a, double b) { int B_func1(int a, double b) {
... ...
A_func2(a); B_func2(a);
... ...
} }
static void A_func2(int a) { static void B_func2(int a) {
} }
Môn : Lập trình hướng đối tượng
Khoa Công nghệ Thông tin Chương 1: Ôn lại các tính chất của lập trình cấu trúc
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 11

MÔN LẬP TRÌNH HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG

Chương 2

CÁC KHÁI NIỆM CHÍNH


CỦA LẬP TRÌNH HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG

Môn : Lập trình hướng đối tượng


Khoa Công nghệ Thông tin Chương 2 : Các khái niệm chính của lập trình hướng đối tượng
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 12

6
Nội dung
2.1 Cấu trúc của 1 ứng dụng hướng đối tượng
2.2 Đối tượng, thuộc tính, tác vụ.
2.3 Abstract type và class.
2.4 Tính bao đóng.
2.5 Tính thừa kế & cơ chế 'override'.
2.6 Tính bao gộp.
2.7 Thông điệp, tính đa xạ và kiểm tra kiểu.
2.8 Tính tổng quát hóa.
2.9 Tính thường trú.

Môn : Lập trình hướng đối tượng


Khoa Công nghệ Thông tin Chương 2 : Các khái niệm chính của lập trình hướng đối tượng
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 13

Cấu trúc chương trình OOP

Chương trình = tập các đối tượng tương tác nhau

Đối tượng
(object)
local data
entry of object

local data
of operation

Môn : Lập trình hướng đối tượng


Khoa Công nghệ Thông tin Chương 2 : Các khái niệm chính của lập trình hướng đối tượng
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 14

7
Cấu trúc chương trình OOP
‰ Cấu trúc chương trình hướng đối tượng rất thuần nhất, chỉ chứa
1 loại thành phần : đối tượng.
‰ Các đối tượng có tính độc lập rất cao ⇒ quản lý, kiểm soát
chương trình rất dễ (cho dù chương trình có thể rất lớn) ⇒ dễ
nâng cấp, bảo trì.
‰ Không thể tạo ra dữ liệu toàn cục của chương trình ⇒ điểm yếu
nhất của chương trình cấu trúc không tồn tại nữa.

Môn : Lập trình hướng đối tượng


Khoa Công nghệ Thông tin Chương 2 : Các khái niệm chính của lập trình hướng đối tượng
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 15

Đối tượng (Object)


‰ Đối tượng là nguyên tử cấu thành ứng dụng.
‰ Đối tượng bao gồm 2 loại thành phần :
ƒ thuộc tính (dữ liệu) : mỗi thuộc tính mang 1 giá trị nhất định tại
từng thời điểm.
ƒ tác vụ (operation) : thực hiện 1 công việc nào đó.

Implementation
(class)

Interface
(abstract type)

Môn : Lập trình hướng đối tượng


Khoa Công nghệ Thông tin Chương 2 : Các khái niệm chính của lập trình hướng đối tượng
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 16

8
Kiểu trừu tượng (Abstract type)
ƒ Abstract type (type) định nghĩa interface sử dụng đối tượng. Ta
dùng tên nhận dạng để đặt tên cho kiểu và để nhận dạng nó.
ƒ Interface là tập hợp các 'entry' mà bên ngoài có thể giao tiếp với
đối tượng.
ƒ Ta dùng signature để định nghĩa mỗi 'entry'. Signature gồm :
ƒ tên tác vụ (operation, function)
ƒ danh sách tham số hình thức, mỗi tham số được đặc tả bởi 3
thuộc tính : tên, type và chiều di chuyển (IN, OUT, INOUT).
ƒ đặc tả chức năng của tác vụ (thường ở dạng chú thích).
ƒ Ta dùng tên của abstract type (chứ không phải class) để đặc tả
kiểu cho biến, thuộc tính, tham số hình thức.
ƒ User không cần quan tâm đến class (hiện thực cụ thể) của đối
tượng.
Môn : Lập trình hướng đối tượng
Khoa Công nghệ Thông tin Chương 2 : Các khái niệm chính của lập trình hướng đối tượng
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 17

Kiểu trừu tượng trong Java


Java hỗ trợ kiểu trừu tượng thông qua lệnh interface, lệnh này định nghĩa
abstract type của nhiều đối tượng của ứng dụng (có thể thuộc nhiều class khác
nhau.
public interface Sleeper {
public void wakeUp();
public long ONE_SECOND = 1000; // in milliseconds
public long ONE_MINUTE = 60000; // in milliseconds
}
public class DigitalClock extends Applet implements Sleeper {…}
public class AnalogClock extends Applet implements Sleeper {…}

Sleeper object;
Object = new DigitalClock(); //biến object giữ tham khảo đến 1 đối tượng
DigitalClock
Object = new AnalogClock(); //biến object giữ tham khảo đến 1 đối tượng
AnalogClock
Môn : Lập trình hướng đối tượng
Khoa Công nghệ Thông tin Chương 2 : Các khái niệm chính của lập trình hướng đối tượng
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 18

9
Class (Implementation)
~ Ta dùng tên nhận dạng để đặt tên cho class và để nhận dạng nó.
Class định nghĩa chi tiết hiện thực đối tượng :
ƒ định nghĩa các thuộc tính dữ liệu, mỗi thuộc tính được đặc tả bởi
các thông tin về nó như tên nhận dạng, kiểu dữ liệu, tầm vực truy
xuất,... Kiểu của thuộc tính có thể là type cổ điển (số nguyên, thực,
ký tự, chuỗi ký tự,...) hay 'abstract type', trong trường hợp sau thuộc
tính sẽ là tham khảo đến đối tượng khác. Trạng thái của đối tượng
là tập giá trị tại thời điểm tương ứng của tất cả thuộc tính của đối
tượng. Trong thời gian tồn tại và hoạt động, trạng tái của đối tượng
sẽ thay đổi.
ƒ 'coding' các tác vụ (miêu tả giải thuật chi tiết về hoạt động của tác
vụ) và các 'internal function'.
~ Định nghĩa các tác vụ tạo (create) và xóa (delete) đối tượng.
~ Định nghĩa các tác vụ 'constructor' và 'destructor'.
~ User không cần quan tâm đến class của đối tượng.
Môn : Lập trình hướng đối tượng
Khoa Công nghệ Thông tin Chương 2 : Các khái niệm chính của lập trình hướng đối tượng
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 19

Ví dụ về định nghĩa class trongVC++


class CMiniChatClientDlg : public CDialog {
public:
CMiniChatClientDlg(CWnd* pParent = NULL); // standard constructor
protected:
virtual void DoDataExchange(CDataExchange* pDX); // DDX/DDV
support
virtual LRESULT WindowProc(UINT message, WPARAM wParam,
LPARAM lParam);
virtual BOOL OnInitDialog();
afx_msg void OnPaint();
afx_msg void OnConnect();
HICON m_hIcon;
private :
SOCKET sock;
u_short portno; // Which tcp port are we going to use?
};
Môn : Lập trình hướng đối tượng
Khoa Công nghệ Thông tin Chương 2 : Các khái niệm chính của lập trình hướng đối tượng
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 20

10
Tính bao đóng (encapsulation)
‰ Bao đóng : che dấu mọi chi tiết hiện thực của đối tượng, không
cho bên ngoài thấy và truy xuất ⇒ tạo độ độc lập cao giữa các
đối tượng (hay tính kết dính - cohesion giữa các đối tượng rất
thấp).
ƒ che dấu các thuộc tính dữ liệu : nếu cần cho phép bên ngoài
truy xuất 1 thuộc tính, ta tạo 2 tác vụ get/set tương ứng để
giám sát và kiểm soát việc truy xuất (thuộc tính này vẫn được
che giấu).
ƒ che dấu chi tiết hiện thực các tác vụ.
ƒ che dấu các internal function và sự hiện thực của chúng.
‰ Java, VC++ cung cấp các từ khóa private, protected, public để
xác định tầm vực truy xuất từng thành phần của class.

Môn : Lập trình hướng đối tượng


Khoa Công nghệ Thông tin Chương 2 : Các khái niệm chính của lập trình hướng đối tượng
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 21

Tính thừa kế (inheritance)


‰ Tính thừa kế cho phép giảm nhẹ công sức định nghĩa type/class : ta
có thể định nghĩa các type/class không phải từ đầu mà bằng cách kế
thừa type/class có sẵn, ta chỉ định nghĩa thêm các chi tiết mới mà thôi
(thường khá ít).
ƒ Đa thừa kế hay đơn thừa kế.
ƒ Thừa kế tạo ra mối quan hệ supertype/subtype và
superclass/subclass.
ƒ Có thể override các method của class cha, kết quả override chỉ tác
dụng trên đối tượng của class con.
ƒ Đối tượng của class con có thể đóng vai trò của đối tượng class
cha nhưng ngược lại thường không được.
‰ VC++ cho phép hạn chế tầm vực truy xuất các thành phần của class
cha :
class C : protected A, private B {…}
Môn : Lập trình hướng đối tượng
Khoa Công nghệ Thông tin Chương 2 : Các khái niệm chính của lập trình hướng đối tượng
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 22

11
Ví dụ về thừa kế và override — VC++
class Geometry { // abstract base class
public:
Geometry( );
virtual void Draw( Window *pWnd ) = 0; // abstract operation
protected:
int xPos, yPos;
COLORREF color;
};
class Group : public Geometry {
public:
Group( );
~Group( );
virtual void Draw( Window *pWnd ); // override
private:
Geometry **ppGeo; // pointer container
int geoCount;
};
Môn : Lập trình hướng đối tượng
Khoa Công nghệ Thông tin Chương 2 : Các khái niệm chính của lập trình hướng đối tượng
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 23

Tính bao gộp (aggregation)


ƒ 1 đối tượng có thể chứa nhiều đối tượng khác ⇒ tạo nên mối
quan hệ bao gộp 1 cách đệ quy giữa các đối tượng.
ƒ Có 2 góc nhìn về tính báo gộp : ngữ nghĩa & hiện thực.

Góc nhìn ngữ nghĩa Góc nhìn hiện thực

O1 O2 O2
O1

O3 O3

Môn : Lập trình hướng đối tượng


Khoa Công nghệ Thông tin Chương 2 : Các khái niệm chính của lập trình hướng đối tượng
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 24

12
Ví dụ về bao gộp - VC++
class Geometry { // abstract base class
public:
Geometry( );
~Geometry( );
virtual void Draw( Window *pWnd ) = 0; // abstract operation
protected:
int xPos, yPos;
double xScale, yScale;
COLORREF color;
};

class Group : public Geometry {


public:
Group( );
~Group( );
virtual void Draw( Window *pWnd ); // override
private:
Geometry **ppGeo; // =Geometry* ppGeo[n];
int geoCount;
};
Môn : Lập trình hướng đối tượng
Khoa Công nghệ Thông tin Chương 2 : Các khái niệm chính của lập trình hướng đối tượng
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 25

Thông điệp (Message)

‰ Thông điệp là 1 phép gọi tác vụ đến 1 đối tượng từ 1 tham


khảo.
‰ Thông điệp bao gồm 3 phần :
ƒ tham khảo đến đối tượng đích.
ƒ Tên tác vụ muốn gọi.
ƒ danh sách tham số thực cần truyền theo (hay nhận về từ)
tác vụ.
ƒ ví dụ : aCircle.SetRadius (3); aCircle.Draw (pWnd);
‰ Thông điệp là phương tiện giao tiếp (hay tương tác) duy nhất
giữa các đối tượng.

Môn : Lập trình hướng đối tượng


Khoa Công nghệ Thông tin Chương 2 : Các khái niệm chính của lập trình hướng đối tượng
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 26

13
Tính đa xạ (Polymorphism)
‰ Cùng 1 lệnh gởi thông điệp đến đối tượng thông qua cùng 1 tham
khảo nhưng ở vị trí/thời điểm khác nhau có thể kích hoạt việc thực
thi tác vụ khác nhau của các đối tượng khác nhau.
T1 p1; // C1 và C2 là 2 class Java hiện thực T1
...
p1 = New C1; // tạo đối tượng C1, gán tham khảo vào biến p1
p1.meth1(...); // gởi thông điệp nhờ tác vụ meth1 thực thi
...
p1 = New C2; // tạo đối tượng C2, gán tham khảo vào biến p1
p1.meth1(...); // gởi thông điệp nhờ tác vụ meth1 thực thi
Lệnh gởi thông điệp p1.meth1(...); ở 2 vị trí khác nhau kích hoạt
2 tác vụ khác nhau của 2 class khác nhau.

Môn : Lập trình hướng đối tượng


Khoa Công nghệ Thông tin Chương 2 : Các khái niệm chính của lập trình hướng đối tượng
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 27

Kiểm tra kiểu (type check)


‰ Chặt và dùng mối quan hệ 'conformity' (tương thích tổng quát).
Type A tương thích với type B ⇔ A chứa mọi tác vụ của B và ứng
với từng tác vụ của type B :
ƒ Tồn tại 1 tác vụ cùng tên trong A.
ƒ danh sách tham số của 2 tác vụ tương ứng phải bằng nhau
về số lượng tham số.
ƒ kiểu đối số OUT hay giá trị return của tác vụ trong A phải
tương thích với kiểu của đối số tương ứng trong B.
ƒ kiểu đối số IN của tác vụ trong B phải tương thích với kiểu
của đối số tương ứng trong A.
ƒ kiểu đối số INOUT phải trùng với kiểu của đối số tương ứng
trong B.
Ö quan hệ so trùng hay quan hệ con/cha (sub/super) là trường hợp
đặc biệt của quan hệ tương thích tổng quát.
Môn : Lập trình hướng đối tượng
Khoa Công nghệ Thông tin Chương 2 : Các khái niệm chính của lập trình hướng đối tượng
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 28

14
Tính tổng quát hóa (Generalization)

‰ Có 2 ngữ nghĩa khác nhau của tính tổng quát hóa :


ƒ class tổng quát hóa cho phép sản sinh tự động các class bình
thường, các class bình thường tự nó chỉ có thể tạo ra đối
tượng. Thường dùng ngữ nghĩa này trong giai đoạn lập trình.
ƒ ngược với tính thừa kế : supertype/superclass là type/class
tổng quát hóa của các con của nó. Thường dùng ngữ nghĩa
này trong giai đoạn phân tích/thiết kế phần mềm.

Môn : Lập trình hướng đối tượng


Khoa Công nghệ Thông tin Chương 2 : Các khái niệm chính của lập trình hướng đối tượng
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 29

Tính thường trú (persistence)


‰ Thời gian sống của 1 đối tượng độc lập với thời gian sống của
phần tử (ứng dụng, đối tượng khác) tạo ra nó.
ƒ Đối tượng phải tồn tại khi còn ít nhất 1 tham khảo đến nó
trong hệ thống.
ƒ Đối tượng phải bị xóa khi không còn tham khảo nào đến nó, vì
tại thời điểm này đối tượng là rác. Việc xác định chính xác 1
đối tượng có phải là rác hay không là 1 việc phức tạp, code
ứng dụng không được phép thực hiện, đây là công việc của hệ
thống thông qua module 'garbage collection'.
ƒ thường trú không phải là vĩnh hằng. Mức độ có thể là 1
session của máy ảo (JVM) hay lâu dài (thông qua đĩa cứng,
CDROM).

Môn : Lập trình hướng đối tượng


Khoa Công nghệ Thông tin Chương 2 : Các khái niệm chính của lập trình hướng đối tượng
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 30

15
Tổng kết
‰ Mô hình hướng đối tượng quan niệm thế giới (hay chương trình) bao
gồm các đối tượng độc lập sống chung và tương tác lẫn nhau.
‰ Các đặc điểm chính của mô hình hướng đối tượng :
ƒ Bao đóng : mỗi đối tượng bao gồm 1 số dữ liệu và tác vụ. Các tác
vụ thiết lập nên hành vi của đối tượng. Các đối tượng cùng loại
được đặc tả bằng 1 class.
ƒ Các đối tượng độc lập và tương tác lẫn nhau bằng cách gởi thông
điệp.
ƒ Giữa các class/đối tượng có thể tồn tại quan hệ bao gộp, thừa kế,
tổng quát hóa.
ƒ Tính đa xạ : kết quả của sự kiểm tra kiểu chặt dựa vào mối quan
hệ 'conformity'.
ƒ Tính thường trú : mỗi đối tượng tồn tại khi còn ít nhất 1 tham khảo
đến nó.
Môn : Lập trình hướng đối tượng
Khoa Công nghệ Thông tin Chương 2 : Các khái niệm chính của lập trình hướng đối tượng
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 31

MÔN LẬP TRÌNH HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG

Chương 3

CƠ CHẾ DỊCH MÃ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG


SANG MÃ MÁY

Môn : Lập trình hướng đối tượng


Khoa Công nghệ Thông tin Chương 3: Cơ chế dịch mã OOP sang mã máy
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 32

16
Tổng quát về vấn đề dịch OOP
‰ Chương trình là tập các đối tượng sống độc lập và tương tác lẫn
nhau khi cần thiết.
‰ Các đối tượng thuộc 1 số loại nhất định (n)
‰ Mỗi loại đối tượng được miêu tả bởi 1 type & 1 class
‰ Mã nguồn chương trình là tập n định nghĩa type & class
‰ Dịch chương trình OOP là qui trình lặp dịch n type & n class.
‰ Ta sẽ miêu tả qui trình dịch 1 type và 1 class trong chương này.

Môn : Lập trình hướng đối tượng


Khoa Công nghệ Thông tin Chương 3: Cơ chế dịch mã OOP sang mã máy
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 33

Dịch 1 abstract type

‰ Abstract type chỉ chứa thông tin trừu tượng (interface), không
miêu tả sự hiện thực → Kết quả việc dịch 1 type chỉ dừng lại ở
việc xây dựng cây ngữ nghĩa của type tương ứng để phục vụ việc
kiểm tra kiểu của chương trình dịch, chứ không tạo code mã máy.
‰ Chỉ cần 3 bước : duyệt từ vựng, phân tích cú pháp và phân tích
ngữ nghĩa.
‰ Nên dùng công cụ hỗ trợ như LEX, YACC cho 2 bước duyệt từ
vựng & phân tích cú pháp.

Môn : Lập trình hướng đối tượng


Khoa Công nghệ Thông tin Chương 3: Cơ chế dịch mã OOP sang mã máy
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 34

17
Dịch 1 class

‰ Dịch class là công việc chính của chương trình dịch hướng đối
tượng.
‰ Gồm 2 công việc chính : dịch thuộc tính dữ liệu và dịch các
method (hay các internal function).
‰ Cần đầy đủ các bước : duyệt từ vựng, phân tích cú pháp, phân
tích ngữ nghĩa và tạo mã.
‰ Nên dùng công cụ hỗ trợ như LEX, YACC cho 2 bước duyệt từ
vựng & phân tích cú pháp.

Môn : Lập trình hướng đối tượng


Khoa Công nghệ Thông tin Chương 3: Cơ chế dịch mã OOP sang mã máy
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 35

Dịch thuộc tính dữ liệu


typedef struct {
‰ class → cấu trúc record
class C1 : C0 { // import các field từ cấu trúc
double d; // được sinh ra từ C0
int i ;
... // các field tương ứng với C1
public : double C1_d;
int proc4(int i); int C1_i;
void proc5 (double d); ...
... // các field dữ liệu điều khiển
}; // tự tạo bởi chương trình dịch
void (*pvfaddr)() ;
} C1;

Môn : Lập trình hướng đối tượng


Khoa Công nghệ Thông tin Chương 3: Cơ chế dịch mã OOP sang mã máy
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 36

18
Dịch thuộc tính dữ liệu (tt)

‰ mỗi class → 1 record dữ liệu cổ điển.


‰ tên class → tên record.
‰ copy các field dữ liệu của cấu trúc sinh ra từ việc dịch class cha.
‰ Chuyển từng thuộc tính của class thành từng field của record,
“tuyệt đối hóa” tên của thuộc tính để tránh nhặp nhằng.
‰ thêm các field dữ liệu điều khiển phục vụ cho run-time : thí dụ
bảng địa chỉ các tác vụ của đối tượng (pvftbl).

Môn : Lập trình hướng đối tượng


Khoa Công nghệ Thông tin Chương 3: Cơ chế dịch mã OOP sang mã máy
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 37

Dịch thuộc tính dữ liệu (tt)


‰ cấu trúc record được dịch ra mã máy thành 1 vùng nhớ liên tục có
độ dài bằng đội dài của record.
- khai báo biến C1 o1; C1_o1 db dup (sizeof(C1))
‰ truy xuất 1 thuộc tính dữ liệu trở thành việc truy xuất ô nhớ dùng
cách định địa chỉ chỉ số :
- o1.i = 5; mov bx, C1_o1
mov [bx+8], 5

Môn : Lập trình hướng đối tượng


Khoa Công nghệ Thông tin Chương 3: Cơ chế dịch mã OOP sang mã máy
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 38

19
Tạo bảng địa chỉ các tác vụ
pvftbl
fname faddr
class C1 : C0 { 0 "proc1" C0_proc1
double d;
int i ; 1 "proc2" C1_proc2
...
public : 2 "proc3" C0_proc3
void proc2(); //override
3 "proc4" C1_proc4
int proc4(int i, double k);
void proc5 (double d); 4 "proc5" C1_proc5
...
}; 5 .... ...

Môn : Lập trình hướng đối tượng


Khoa Công nghệ Thông tin Chương 3: Cơ chế dịch mã OOP sang mã máy
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 39

Tạo bảng địa chỉ các tác vụ (tt)


‰ Tạo bảng địa chỉ gồm C1METHCNT phần tử (C1METHCNT là số
tác vụ của class hiện hành, kể cả các tác vụ thừa kế).
‰ Mỗi phần tử được nhận dạng qua chỉ số và gồm 2 thông tin chính :
tên gợi nhớ của tác vụ và địa chỉ của tác vụ.
‰ copy bảng địa chỉ của class cha đã có.
‰ Hiệu chỉnh lại các địa chỉ của các tác vụ bị override.
‰ Thêm vào các tác vụ mới định nghĩa trong class hiện hành.

Môn : Lập trình hướng đối tượng


Khoa Công nghệ Thông tin Chương 3: Cơ chế dịch mã OOP sang mã máy
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 40

20
Dịch 1 method
int C1_proc1(C1* p, int i, double d) {
int C1::proc1(int i,double k) {
C2 o2; C2 *p2;
C2 o2;
// truy xuất thuộc tính
C2 *p2;
p->C1_i = i; p->C1_d = d;
C1::i = i;
// gọi hàm
d = k;
C1_proc5(p,d);
C1::proc5(d);
C2_proc2(&o2, i,d);
o2.proc2(i,d);
// gởi thông điệp : kiểm tra, load,
p2 = New(C2); 1 // cập nhật bảng địa chỉ method
p2->proc2(i,d);
.... 2 for (i = 0; i <C2METHCNT; i ++)
if (strcmp ("proc2", p2->
};
pvftbl[i].fname)==0) break;
3 (*p2->pvftbl[i].faddr)(p2,i,d);
};
Môn : Lập trình hướng đối tượng
Khoa Công nghệ Thông tin Chương 3: Cơ chế dịch mã OOP sang mã máy
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 41

Dịch 1 method (tt)


‰ tên method được chuyển từ dạng “tương đối” sang “tuyệt đối” (nối
kết tên class vào).
‰ thêm tham số đầu tiên cho hàm sinh ra : miêu tả tham khảo đến
đối tượng mà hàm sẽ truy xuất các thuộc tính dữ liệu.
‰ tên thuộc tính được chuyển từ dạng “tương đối” sang “tuyệt đối”
(nối kết tên class vào).
‰ gọi hàm internal → gọi hàm nhưng thêm tham số đầu tiên.
‰ gởi thông điệp gồm 3 bước :
ƒ kiểm tra, tìm, load đối tượng rồi cập nhật bảng địa chỉ các
method của đối tượng.
ƒ tìm chỉ số của method cần gọi trong bảng (i).
ƒ gọi gián tiếp method thông qua địa chỉ phần tử thứ i trong
bảng.
Môn : Lập trình hướng đối tượng
Khoa Công nghệ Thông tin Chương 3: Cơ chế dịch mã OOP sang mã máy
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 42

21
Tối ưu hóa code tạo ra
‰ Có 2 vấn đề lớn trong quá trình dịch 1 class sang ngôn ngữ cổ
điển.
ƒ Bảng địa chỉ các method chiếm nhiều không gian.
ƒ Tốn thời gian chạy lệnh gởi thông điệp : kiểm tra, tìm, load đối
tượng, cập nhật bảng địa chỉ các tác vụ, tìm chỉ số method
cần gọi và gọi gián tiếp qua địa chỉ trong bảng.
‰ 1 số chương trình dịch tìm cách tối ưu hóa các vấn đề trên.
‰ slide sau là các tối ưu hóa của chương trình dịch C++ và các giá
phải trả.

Môn : Lập trình hướng đối tượng


Khoa Công nghệ Thông tin Chương 3: Cơ chế dịch mã OOP sang mã máy
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 43

Tối ưu hóa code tạo ra (tt)


‰ trong C++, tất cả đối tượng đều tạm thời và gắn chặt vào ứng
dụng → bảng địa chỉ các method của các đối tượng luôn nằm
sẵn trong không gian của ứng dụng.
‰ Mỗi lần tạo đối tượng mới, biến pvftbl trong đối tượng được gán
ngay địa chỉ bảng địa chỉ các method → không cần thực hiện
bước 1 khi xử lý lệnh gởi thông điệp đến đối tượng.
‰ C++ chỉ dùng mối quan hệ con/cha trong kiểm tra kiểu → công
việc 2 (tìm chỉ số tác vụ) được làm tại thời điểm dịch thay vì tại
thời điểm gởi thông điệp trong lúc chạy → cột tên gợi nhớ
method không cần phải lưu trữ trong bảng địa chỉ các method.
‰ chỉ có các virtual function mới được giải quyết theo cơ chế đa xạ
→ bảng địa chỉ chỉ chứa các hàm virtual của class, còn các
function khác được dịch ra lời gọi hàm trực tiếp.
Môn : Lập trình hướng đối tượng
Khoa Công nghệ Thông tin Chương 3: Cơ chế dịch mã OOP sang mã máy
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 44

22
Tối ưu hóa code tạo ra (tt)
‰ cái giá phải trả của việc tối ưu hóa trong C++ :
ƒ người lập trình phải tự quyết định tác vụ nào cần xử lý theo
cơ chế đa xạ, tác vụ nào không ? Nếu sự quyết định này sai
thì sẽ gây lỗi khi chạy, mà là người thì khó lòng quyết định
chính xác.
ƒ tính đa xạ chỉ đúng giữa các đối tượng có mối quan hệ
con/cha, ở đó thứ tự các địa chỉ method của mọi class con
trong bảng địa chỉ luôn giống thứ tự các method tương ứng
của class cha, tuy nhiên giữa 2 class bất kỳ thì không thể
đảm bảo → kiểm tra kiểu trong C++ không thể nâng cấp lên
bằng cách dùng mối quan hệ "conformity".

Môn : Lập trình hướng đối tượng


Khoa Công nghệ Thông tin Chương 3: Cơ chế dịch mã OOP sang mã máy
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 45

MÔN LẬP TRÌNH HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG

Chương 4

TỔNG QUÁT VỀ MỨC ĐỘ HỖ TRỢ


OOP CỦA VC++ & JAVA

Môn : Lập trình hướng đối tượng


Khoa Công nghệ Thông tin Chương 4 : Tổng quát về mức độ hỗ trợ OOP của VC++ & Java
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 46

23
4.1 Ngôn ngữ Visual C++

1. Chỉ hỗ trợ class, không hỗ trợ abstract type.


2. Cho phép đa thừa kế & Override method khi thừa kế.
3. Dùng 'abstract class' để định nghĩa interface.
4. Tầm vực truy xuất các thành phần.
5. Đa xạ có chọn lọc nhờ 'virtual function'
6. Chỉ hỗ trợ các đối tượng tạm.
7. Có thể định nghĩa “overloaded function”.

Môn : Lập trình hướng đối tượng


Khoa Công nghệ Thông tin Chương 4 : Tổng quát về mức độ hỗ trợ OOP của VC++ & Java
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 47

Chỉ hỗ trợ class, không hỗ trợ abstract type


Chỉ cung cấp lệnh “class” để đặc tả sự hiện thực của đối tượng,
không có lệnh interface hay type để định nghĩa type của đối
tượng.
Dùng class để định nghĩa kiểu cho các biến, các thuộc tính.
Cần phân biệt cách định nghĩa kiểu cho biến :
C1 o1; // biến o1 là vùng nhớ chứa đối tượng
C1* p1; // biến p1 là vùng nhớ chứa pointer tới đối tượng

ƒ Nếu 1 class có chứa thuộc tính đối tượng thuộc kiểu class thì
đối tượng tương ứng sẽ là đối tượng gộp vật lý đối tượng khác.
ƒ Nếu 1 class có chứa thuộc tính đối tượng thuộc kiểu class
pointer thì đối tượng tương ứng sẽ là đối tượng gộp chứa tham
khảo (pointer) đến đối tượng khác.

Môn : Lập trình hướng đối tượng


Khoa Công nghệ Thông tin Chương 4 : Tổng quát về mức độ hỗ trợ OOP của VC++ & Java
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 48

24
Đa thừa kế
Đa thừa kế trong định nghĩa class, hấp dẫn cho người lập trình nhưng
chi phí hiện thực thì rất cao :
ƒ dễ gây ra việc trùng tên giữa các thành phần nằm trong các class cha
khác nhau nhưng đều được thừa kế cho class con ⇒ phải giải quyết
vấn đề trùng tên và tránh nhặp nhằng trong việc truy xuất chúng.
ƒ 1 class có thể chứa nhiều class cha trùng nhau ⇒ phải giải quyết việc
duplicate các thành phần của các class cha trùng nhau này (dư thừa và
mất tính nhất quán) ⇒ VC++ đề nghị dùng "virtual base class" để tối
ưu hóa bộ nhớ đối tượng. a. b.

Môn : Lập trình hướng đối tượng


Khoa Công nghệ Thông tin Chương 4 : Tổng quát về mức độ hỗ trợ OOP của VC++ & Java
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 49

Đa thừa kế
ƒ Phát biểu :
class NguoiCa : public Nguoi, public Ca {...};
sẽ tạo ra các đối tượng NguoiCa có cấu trúc dữ liệu theo hình a.
trong slide trước ⇒ các thuộc tính trong class Sinhvat được nhân
bản và tồn tại 2 lần ở 2 vị trí khác nhau trong đối tượng NguoiCa
⇒ dư thừa dữ liệu và mất tính nhất quán dữ liệu.
ƒ Còn phát biểu :
class NguoiCa : public virtual Nguoi, public virtual Ca {...};
sẽ tạo ra các đối tượng NguoiCa có cấu trúc dữ liệu theo hình b.
trong slide trước ⇒ các thuộc tính trong class Sinhvat chỉ tồn tại
1 lần trong đối tượng NguoiCa ⇒ khắc phục được sự dư thừa dữ
liệu và không mất tính nhất quán dữ liệu.

Môn : Lập trình hướng đối tượng


Khoa Công nghệ Thông tin Chương 4 : Tổng quát về mức độ hỗ trợ OOP của VC++ & Java
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 50

25
Class trừu tượng (Abstract class)
VC++ hỗ trợ khái niệm "abstract class" để định nghĩa class chỉ chứa thông
tin interface nhưng không cho phép dùng class này để định nghĩa kiễu cho
biến hay thuộc tính (trừ pointer). Một “abstract class” là 1 class chứa ít
nhất 1 "pure virtual funtion“, một "pure virtual funtion“ là 1 virtual function
được gán =0 (nghĩa là không có phần hiện thực kèm theo).
class Geometry { // abstract class
public:
Geometry( );
~Geometry( );
virtual void Draw( Window *pWnd ) = 0; // pure virtual function
protected:
int xPos, yPos;
double xScale, yScale;
COLORREF color;
};

Môn : Lập trình hướng đối tượng


Khoa Công nghệ Thông tin Chương 4 : Tổng quát về mức độ hỗ trợ OOP của VC++ & Java
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 51

Tầm vực truy xuất thành viên của class


Tầm vực truy xuất thành viên trong đối tượng được miêu tả bởi 1
trong 3 từ khóa sau :
private : thành phần bị che dấu hoàn toàn.
protected : chỉ che dấu bên ngoài nhưng cho con, cháu, chắt,…
truy xuất.
public : cho phép tất cả mọi nơi truy xuất.
Friend class : là class mà mỗi hàm của nó đều có thể truy xuất tự
do các thành phần của class hiện hành.
Friend function : là function cổ điển có thể truy xuất tự do các
thành phần của class hiện hành.
Có thể hạn chế tầm vực các thành viên của class cha khi thừa kế.
class C : protected A, private B {…}

Môn : Lập trình hướng đối tượng


Khoa Công nghệ Thông tin Chương 4 : Tổng quát về mức độ hỗ trợ OOP của VC++ & Java
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 52

26
Hỗ trợ tính đa xạ có chọn lọc
Định nghĩa 'virtual function' nếu muốn áp dụng tính đa xạ trong lệnh
gởi thông điệp yêu cầu hàm này thực thi.
Tất cả các 'virtual function' của class được quản lý trong 1 danh
sách "virtual function table". Danh sách này là 1 trong các field dữ
liệu nằm trong đối tượng được tạo tự động bởi chương trình dịch.
địa chỉ function 1
địa chỉ function 2
địa chỉ function 3
địa chỉ function 4
địa chỉ function 5

Môn : Lập trình hướng đối tượng


Khoa Công nghệ Thông tin Chương 4 : Tổng quát về mức độ hỗ trợ OOP của VC++ & Java
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 53

Các đối tượng đều tạm thời


Các đối tượng chỉ tồn tại tạm thời trong không gian process.
Tham khảo đến đối tượng thực chất là pointer cục bộ trong không
gian làm việc của process.
Chương trình phải tự viết code cho hoạt động save/restore đối tượng
nếu muốn lưu giữ/dùng lại đối tượng.
VC++ hỗ trợ hoạt động save/restore đối tượng nhờ khả năng
'Serialization'.
Có quyền 'override' bất cứ method của bất kỳ function nào của class
cha.
Cho phép định nghĩa các hàm 'overloaded' : cùng tên nhưng
'signature' khác nhau.

Môn : Lập trình hướng đối tượng


Khoa Công nghệ Thông tin Chương 4 : Tổng quát về mức độ hỗ trợ OOP của VC++ & Java
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 54

27
Skeleton định nghĩa class
class Geometry : Object { // == class Geometry : public Object {
public:
Geometry( );
~Geometry( );
virtual void Draw( Window *pWnd ); // virtual method
BOOL IsDisplayed(void);
....
protected:
COLORREF color;
....
private :
int xPos, yPos;
double xScale, yScale;
...
};
class Point : Geometry {};
class Line : Geometry { .... };
class Polygon : Geometry {....};
class Rectangle : Geometry {....};
....

Môn : Lập trình hướng đối tượng


Khoa Công nghệ Thông tin Chương 4 : Tổng quát về mức độ hỗ trợ OOP của VC++ & Java
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 55

Cấu trúc 1 chương trình Dialog based đơn giản

InitInstance()

DoModal()

CProgramDlg
CProgramApp

Môn : Lập trình hướng đối tượng


Khoa Công nghệ Thông tin Chương 4 : Tổng quát về mức độ hỗ trợ OOP của VC++ & Java
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 56

28
Cấu trúc 1 chương trình SDI đơn giản

InitInstance()

CMainFrame

CProgramView CProgramDoc

CSingleDocTemplate
CProgramApp

Môn : Lập trình hướng đối tượng


Khoa Công nghệ Thông tin Chương 4 : Tổng quát về mức độ hỗ trợ OOP của VC++ & Java
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 57

Cấu trúc 1 chương trình MDI đơn giản

InitInstance()

CChildFrame

CProgramView CProgramDoc

CMultiDocTemplate
CProgramApp

Môn : Lập trình hướng đối tượng


Khoa Công nghệ Thông tin Chương 4 : Tổng quát về mức độ hỗ trợ OOP của VC++ & Java
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 58

29
4.2 Ngôn ngữ Java

1. Hỗ trợ đầy đủ 'interface' (abstract type) và class.


2. Hỗ trợ đơn thừa kế.
3. Có thể dùng 'abstract class' để định nghĩa interface.
4. Tầm vực truy xuất các thành phần.
5. Hỗ trợ package
6. Đa xạ đầy đủ.
7. Chỉ hỗ trợ đối tượng tạm trong từng session JVM
8. Override function khi thừa kế.
9. Có thể định nghĩa overloaded function.

Môn : Lập trình hướng đối tượng


Khoa Công nghệ Thông tin Chương 4 : Tổng quát về mức độ hỗ trợ OOP của VC++ & Java
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 59

Hỗ trợ Class và Interface


1. Java hỗ trợ việc định nghĩa đối tượng theo cả 2 góc nhìn : phát
biểu interface định nghĩa góc nhìn sử dụng và phát biểu class
định nghĩa góc nhìn hiện thực ⇒ về nguyên tắc người lập trình
nên dùng tên interface để định nghĩa biến đối tượng, tuy nhiên
do tập quán và thói quen, người lập trình chủ yếu vẫn dùng class
để định nghĩa kiểu cho các biến, thuộc tính. Tuy nhiên dù dùng
tên interface hay tên class định nghĩa biến đối tượng thì biến này
vẫn chỉ chứa tham khảo đến đối tượng, còn đối tượng được tạo
ra trong không gian quản lý của máy ảo JVM (chứ không phải
trong không gian ứng dụng).

Môn : Lập trình hướng đối tượng


Khoa Công nghệ Thông tin Chương 4 : Tổng quát về mức độ hỗ trợ OOP của VC++ & Java
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 60

30
Tạo & xóa đối tượng
Phải gọi hàm tạo đối tượng 1 cách tường minh, nhưng không cần
xóa đối tượng (việc này nên để cho module dọn rác của JVM thực
hiện để đảm bảo tính đúng đắn và an toàn).
class C1 extends RootClass {...}
C1 o1; // o1 chứa tham khảo đến đối tượng C1
o1 = New C1; //tạo đối tượng mới và gán tham khảo vào biến đối
tượng
Việc dùng tên interface đặc tả kiểu cho biến, thuộc tính luôn có lợi
hơn việc dùng tên class. Thí dụ về ứng dụng hiển thị đồng hồ thời
gian thực trong chương này sẽ cho ta thấy rõ điều này.
2. Đơn thừa kế trong định nghĩa interface và định nghĩa class ⇒ mối
quan hệ thừa kế giữa các interface/class khá đơn giản, dễ hiện
thực.

Môn : Lập trình hướng đối tượng


Khoa Công nghệ Thông tin Chương 4 : Tổng quát về mức độ hỗ trợ OOP của VC++ & Java
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 61

Hỗ trợ abstract class


3. Tiếp tục hỗ trợ khái niệm "abstract class" để định nghĩa class chỉ
chứa thông tin interface và không cho phép 'instanciate' đối
tượng. Người lập trình chỉ có thể dùng class 'abstract class' để
đặc tả kiểu cho các biến hoặc để thừa kế trong việc định nghĩa
class con.
class abstract Geometry { // abstract class
protected int xPos, yPos;
protected double xScale, yScale;
protected COLORREF color;
...
public abstract Draw(Graphics g); // abstract function
...
};
Abstract class có thể chứa đầy đủ các hiện thực bên trong,
nhưng thường chỉ chứa các 'abstract function'.
Môn : Lập trình hướng đối tượng
Khoa Công nghệ Thông tin Chương 4 : Tổng quát về mức độ hỗ trợ OOP của VC++ & Java
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 62

31
Tầm vực truy xuất các thành phần

4. Tầm vực truy xuất các thành phần trong đối tượng :
private : thành phần bị che dấu hoàn toàn.
protected : che dấu bên ngoài nhưng cho phép các đối tượng
con, cháu, chắt... truy xuất.
public : cho phép tất cả mọi nơi truy xuất.
friendly : cho phép mọi phần tử trong cùng package truy xuất.
Đây là tầm vực mặc định và không có từ khóa tầm vực tường
minh.

Môn : Lập trình hướng đối tượng


Khoa Công nghệ Thông tin Chương 4 : Tổng quát về mức độ hỗ trợ OOP của VC++ & Java
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 63

Hỗ trợ package
5. Package là đơn vị đóng gói các class và cũng là đơn vị quản lý
tầm vực của java, mỗi package chứa nhiều class (ở dạng mã
trung gian — mã bytecode).
package graphics;
public class Circle extends Graphic implements Draggable {
...
}
Tất cả mọi phần tử được định nghĩa trong 1 file mã nguồn đều
thuộc 1 package, tên package này được đặc tả trong phát biểu
package, phát biểu này phải nằm ở đầu file mã nguồn. Nếu
không có thì các class trong file mã nguồn sẽ được chứa trong
package mặc định (không có tên).
Nhiều file source có thể được dịch và lưu trong cùng 1 package.
Môn : Lập trình hướng đối tượng
Khoa Công nghệ Thông tin Chương 4 : Tổng quát về mức độ hỗ trợ OOP của VC++ & Java
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 64

32
Hỗ trợ đầy đủ tính đa xạ

6. Tất cả các tác vụ mà có thể được gọi từ bên ngoài (public,


protected, friendly) đều được quản lý trong 1 danh sách "public
function table“ của đối tượng.

Địa chỉ function 1


Địa chỉ function 2

Địa chỉ function 3

Địa chỉ function i

Địa chỉ function n

Môn : Lập trình hướng đối tượng


Khoa Công nghệ Thông tin Chương 4 : Tổng quát về mức độ hỗ trợ OOP của VC++ & Java
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 65

Các đối tượng đều 'tạm thời'

7. Các đối tượng chỉ tồn tại tạm thời trong 1 session chạy JVM.
Coe của ứng dụng phải tạo ra đối tượng nếu muốn dùng nó,
nhưng không cần phải xóa đối tượng. Đối tượng sẽ tồn tại 1 khi
còn tham khảo đến nó trong không gian của 1 session JVM.
Module Garbage Collection trong JVM sẽ chịu trách nhiệm phát
hiện đối tượng ‘rác’ và xóa nó ra khỏi bộ nhớ JVM.
8. Có quyền 'override' bất kỳ function nào của class cha. Class cha
có thể quyết định không cho các class con override tác vụ của
mình bằng cách dùng từ khóa final trong lệnh định nghĩa tác vụ
đó.
9. Cho phép định nghĩa các hàm 'overloaded' : cùng tên nhưng
'signature' khác nhau.

Môn : Lập trình hướng đối tượng


Khoa Công nghệ Thông tin Chương 4 : Tổng quát về mức độ hỗ trợ OOP của VC++ & Java
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 66

33
Thí dụ về chương trình Java
import java.net.*;
public class getnet {
public static void main(String args[]) {
try {
if(args.length!=1) {
System.out.println("Usage: java AddrLookupApp <HostName>");
return;
}
InetAddress host = InetAddress.getByName(args[0]);
String hostName = host.getHostName();
System.out.println ("Host name : "+hostName);
System.out.println ("IP address:"+host.getHostAddress());
}
catch (UnknownHostException e) {...}
}
} Môn : Lập trình hướng đối tượng
Khoa Công nghệ Thông tin Chương 4 : Tổng quát về mức độ hỗ trợ OOP của VC++ & Java
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 67

Thí dụ về chương trình Java

GUIClock
<<chứa>> AlarmClock
12.34.25

wakeup()

Môn : Lập trình hướng đối tượng


Khoa Công nghệ Thông tin Chương 4 : Tổng quát về mức độ hỗ trợ OOP của VC++ & Java
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 68

34
Thí dụ về các class Java

public class AlarmClock {


private static final int MAX_CAPACITY = 10;
private static final int UNUSED = -1;
private static final int NOROOM = -1;
private Sleeper[] sleepers = new Sleeper[MAX_CAPACITY];
private long[] sleepFor = new long[MAX_CAPACITY];
public AlarmClock () {
for (int i = 0; i < MAX_CAPACITY; i++)
sleepFor[i] = UNUSED;
}
//còn tiếp ở slide kế

Môn : Lập trình hướng đối tượng


Khoa Công nghệ Thông tin Chương 4 : Tổng quát về mức độ hỗ trợ OOP của VC++ & Java
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 69

Thí dụ về các class Java


//tác vụ đếm dùm khách hàng s thời gian time (ms)
public synchronized boolean letMeSleepFor(Sleeper s, long time)
{
int index = findNextSlot();
if (index == NOROOM) {
return false;
} else {
sleepers[index] = s;
sleepFor[index] = time;
new AlarmThread(index).start();
return true;
}
}
//còn tiếp ở slide kế
Môn : Lập trình hướng đối tượng
Khoa Công nghệ Thông tin Chương 4 : Tổng quát về mức độ hỗ trợ OOP của VC++ & Java
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 70

35
Thí dụ về các class Java
private synchronized int findNextSlot() {
for (int i = 0; i < MAX_CAPACITY; i++) {
if (sleepFor[i] == UNUSED)
return i;
}
return NOROOM;
}
private synchronized void wakeUpSleeper(int sleeperIndex) {
sleepers[sleeperIndex].wakeUp();
sleepers[sleeperIndex] = null;
sleepFor[sleeperIndex] = UNUSED;
}
//còn tiếp ở slide kế

Môn : Lập trình hướng đối tượng


Khoa Công nghệ Thông tin Chương 4 : Tổng quát về mức độ hỗ trợ OOP của VC++ & Java
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 71

Thí dụ về các class Java


private class AlarmThread extends Thread {
int mySleeper;
AlarmThread(int sleeperIndex) {
super();
mySleeper = sleeperIndex;
}
public void run() {
try {
sleep(sleepFor[mySleeper]);
} catch (InterruptedException e) {}
wakeUpSleeper(mySleeper);
}
}
}
//hết phần đặc tả class AlarmClock
Môn : Lập trình hướng đối tượng
Khoa Công nghệ Thông tin Chương 4 : Tổng quát về mức độ hỗ trợ OOP của VC++ & Java
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 72

36
Thí dụ về các class Java
public interface Sleeper {
public void wakeUp();
public long ONE_SECOND = 1000;// in milliseconds
public long ONE_MINUTE = 60000; // in milliseconds
}
import java.applet.Applet;
import java.awt.Graphics;
import java.util.*;
import java.text.DateFormat;
public class GUIClock extends Applet implements Sleeper {
private AlarmClock clock;
public void init() {
clock = new AlarmClock();
}
Môn : Lập trình hướng đối tượng
Khoa Công nghệ Thông tin Chương 4 : Tổng quát về mức độ hỗ trợ OOP của VC++ & Java
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 73

Thí dụ về các class Java


public void start() {
clock.letMeSleepFor(this, 1000);
}
public void paint(Graphics g) {
Calendar cal = Calendar.getInstance();
Date date = cal.getTime();
DateFormat dateFormatter = DateFormat.getTimeInstance();
g.drawString(dateFormatter.format(date), 5, 10);
}
public void wakeUp() {
repaint();
clock.letMeSleepFor(this, 1000);
}
}
Môn : Lập trình hướng đối tượng
Khoa Công nghệ Thông tin Chương 4 : Tổng quát về mức độ hỗ trợ OOP của VC++ & Java
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 74

37
MÔN KỸ THUẬT LẬP TRÌNH

Chương 5

ĐẶC TẢ CLASS & CÁC TÍNH CHẤT CƠ BẢN


CỦA ĐỐI TƯỢNG TRONG VC++

Môn : Lập trình hướng đối tượng


Khoa Công nghệ Thông tin Chương 5 :Đặc tả class & các tính chất cơ bản của đối tượng trong VC++
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 75

Đặc tả class trong VC++


Thông tin chi tiết trong bài thực hành số 6.

Môn : Lập trình hướng đối tượng


Khoa Công nghệ Thông tin Chương 5 :Đặc tả class & các tính chất cơ bản của đối tượng trong VC++
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 76

38
MÔN KỸ THUẬT LẬP TRÌNH

Chương 6

ĐẶC TẢ CLASS & CÁC TÍNH CHẤT CƠ BẢN


CỦA ĐỐI TƯỢNG TRONG JAVA

Môn : Lập trình hướng đối tượng


Khoa Công nghệ Thông tin Chương 6 :Đặc tả class & các tính chất cơ bản của đối tượng trong Java
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 77

Đặc tả interface (abstract type) trong Java


Thông tin chi tiết trong bài thực hành số 7.

Môn : Lập trình hướng đối tượng


Khoa Công nghệ Thông tin Chương 6 :Đặc tả class & các tính chất cơ bản của đối tượng trong Java
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 78

39
MÔN KỸ THUẬT LẬP TRÌNH

Chương 7

GỌI HÀM, GỞI THÔNG ĐIỆP


& ĐA XẠ TRONG VC++

Môn : Lập trình hướng đối tượng


Khoa Công nghệ Thông tin Chương 7 : Gọi hàm, gởi thông điệp & đa xạ trong VC++
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 79

Tổng quát về gọi hàm trong VC++


Trong VC++, các lệnh thực thi đều phải nằm trong thân của 1 hàm
nào đó. Ta phân biệt 2 loại hàm :
ƒ Hàm cổ điển, tồn tại ở cấp ngoài cùng (không thuộc class nào).
ƒ Hàm trong 1 class đối tượng nào đó, ta tạm dùng thuật ngữ "tác
vụ" để nói về loại hàm này.
Trong thân của 1 hàm cổ điển, xét lệnh sau :
function1(...);
::function1(...);
Hai lệnh trên được gọi là lời gọi hàm cổ điển function1(). Hàm
function1() phải tồn tại trong module nào đó của phần mềm hoặc
trong module thư viện mà phần mềm sẽ liên kết đến.

Môn : Lập trình hướng đối tượng


Khoa Công nghệ Thông tin Chương 7 : Gọi hàm, gởi thông điệp & đa xạ trong VC++
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 80

40
Tổng quát về gọi hàm trong VC++
Trong thân của 1 tác vụ, xét lệnh sau :
::function1(...);
Lệnh trên là lời gọi hàm cổ điển function1(). Hàm function1() phải
tồn tại trong module nào đó của phần mềm hoặc trong module thư
viện mà phần mềm sẽ liên kết đến.
Trong thân của 1 tác vụ, xét lệnh sau :
function1(...);
Nếu function1() không được định nghĩa trong class của đối tượng
tương ứng thì lệnh trên là lời gọi hàm cổ điển function1(). Hàm
function1() phải tồn tại trong module nào đó của phần mềm hoặc
trong module thư viện mà phần mềm sẽ liên kết đến.

Môn : Lập trình hướng đối tượng


Khoa Công nghệ Thông tin Chương 7 : Gọi hàm, gởi thông điệp & đa xạ trong VC++
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 81

Tổng quát về gọi hàm trong VC++


‰ Trong VC++, có 2 cách truy xuất đối tượng khác nhau :
ƒ thông qua biến đối tượng MyClass obj;
ƒ thông qua biến tham khảo đến đối tượng : MyClass *pobj;

‰ Biến obj miêu tả bản thân đối tượng MyClass (1 cách tường
minh, xác định và không nhầm lẫn với bất kỳ đối tượng thuộc
class nào khác. Cú pháp gọi tác vụ thông qua biến đối tượng là :
obj.function1(...);
lệnh trên luôn được dịch ra thành lời gọi hàm function1(...) của
class MyClass tại thời điểm dịch. Do đó tại thời điểm chạy, nếu
biến obj đang chứa 1 đối tượng khác thì lệnh obj.function1(..) vẫn
luôn là lời gọi hàm function1(..) của class MyClass. Không có đa
xạ trong trường hợp này. Ngữ nghĩa của lời gọi hàm như trên có
thể đúng/không đúng với yêu cầu của người lập trình tại từng thời
điểm/vị trí chạy nó.
Môn : Lập trình hướng đối tượng
Khoa Công nghệ Thông tin Chương 7 : Gọi hàm, gởi thông điệp & đa xạ trong VC++
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 82

41
Tổng quát về gọi hàm trong VC++
Trong thân của 1 tác vụ, xét lệnh sau :
function1(...);
Nếu function1() được định nghĩa trong class của đối tượng tương
ứng thì lệnh trên sẽ được chuyển thành lệnh :
this->function1(...);
trong đó this là tên biến tham khảo đến đối tượng hiện hành.
Lệnh this->function1(...); là trường hợp đặc biệt của lệnh :
pobj->function1(...);
trong đó pobj là tên biến tham khảo đến đối tượng nào đó đã được
định nghĩa trước đó.
Bây giờ chúng ta hãy khảo sát chi tiết về việc xử lý lệnh
pobj->function1(...); trong VC++.
Môn : Lập trình hướng đối tượng
Khoa Công nghệ Thông tin Chương 7 : Gọi hàm, gởi thông điệp & đa xạ trong VC++
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 83

Xử lý lệnh gởi thông điệp trong VC++


Giải sử biến tham khảo pobj đã được định nghĩa như sau :
MyClass *pobj;
Việc xử lý lệnh gởi thông điệp pobj->function1(...); như sau :
Kiểm tra xem function1 có phải là tác vụ virtual của class MyClass không?
ƒ Nếu function1 không phải là tác vụ virtual, lệnh gởi thông điệp sẽ
được dịch ra lời gọi hàm tường minh đến hàm function1 của class
MyClass (bất chấp tại thời điểm chạy biến pobj đang tham khảo đến
đối tượng thuộc class nào khác). Như vậy, cách giải quyết này không
tạo ra tính đa xạ cho lời gởi thông điệp.
ƒ Nếu function1 là tác vụ virtual, lệnh gởi thông điệp sẽ được dịch ra
đoạn mã máy thực hiện việc tìm và liên kết động tới hàm fucntion1
nhờ bảng địa chỉ các hàm virtual của đối tượng được tham khảo bởi
biến pobj. Như vậy, cách giải quyết này sẽ tạo ra tính đa xạ cho lời
gởi thông điệp.

Môn : Lập trình hướng đối tượng


Khoa Công nghệ Thông tin Chương 7 : Gọi hàm, gởi thông điệp & đa xạ trong VC++
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 84

42
Thí dụ củng cố nội dung chương 7
Giới thiệu bài thực hành số 8.

Môn : Lập trình hướng đối tượng


Khoa Công nghệ Thông tin Chương 7 : Gọi hàm, gởi thông điệp & đa xạ trong VC++
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 85

MÔN KỸ THUẬT LẬP TRÌNH

Chương 8

GỌI HÀM, GỞI THÔNG ĐIỆP


& ĐA XẠ TRONG JAVA

Môn : Lập trình hướng đối tượng


Khoa Công nghệ Thông tin Chương 8 : Gọi hàm, gởi thông điệp & đa xạ trong Java
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 86

43
Tổng quát về gởi thông điệp trong Java
Trong Java, chỉ có 1 cách truy xuất đối tượng duy nhất : thông qua
biến tham khảo đến đối tượng. Biến tham khảo được định nghĩa
theo 1 trong 2 cách :
MyClass pobj; //dùng class miêu tả kiểu cho biến
MyInterface pobj; //dùng interface miêu tả kiểu cho biến
Trong Java, các lệnh thực thi đều phải nằm trong thân của 1 tác vụ
nào đó của 1 class nào đó.

Môn : Lập trình hướng đối tượng


Khoa Công nghệ Thông tin Chương 8 : Gọi hàm, gởi thông điệp & đa xạ trong Java
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 87

Tổng quát về gởi thông điệp trong Java


Trong thân của 1 tác vụ, xét lệnh sau :
function1(...);
Nếu function1() được định nghĩa trong class của đối tượng tương
ứng thì lệnh trên sẽ được chuyển thành lệnh :
this.function1(...);
trong đó this là tên biến tham khảo đến đối tượng hiện hành.
Lệnh this.function1(...); là trường hợp đặc biệt của lệnh :
pobj.function1(...);
trong đó pobj là tên biến tham khảo đến đối tượng nào đó đã được
định nghĩa trước đó.
Bây giờ chúng ta hãy khảo sát chi tiết về việc xử lý lệnh
pobj.function1(...); trong Java.
Môn : Lập trình hướng đối tượng
Khoa Công nghệ Thông tin Chương 8 : Gọi hàm, gởi thông điệp & đa xạ trong Java
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 88

44
Xử lý lệnh gởi thông điệp trong Java
Giả sử biến tham khảo pobj đã được định nghĩa như sau :
MyClass pobj;
Việc xử lý lệnh gởi thông điệp pobj.function1(...); là kiểm tra xem function1
có phải là tác vụ private của class MyClass không?
ƒ Nếu function1 là tác vụ private, lệnh gởi thông điệp chỉ được xử lý khi
pobj = this. Máy sẽ dịch ra lời gọi hàm tường minh đến hàm function1
của class FuncClass (class chứa hàm function1), bất chấp tại thời
điểm chạy biến this đang tham khảo đến đối tượng thuộc class nào
khác. Như vậy, cách giải quyết này không tạo ra tính đa xạ cho lời gởi
thông điệp.
ƒ Nếu function1 có tầm vực khác private, lệnh gởi thông điệp sẽ được
dịch ra đoạn mã máy thực hiện việc tìm và liên kết động tới hàm
fucntion1 nhờ bảng địa chỉ các tác vụ của đối tượng được tham khảo
bởi biến pobj. Như vậy, cách giải quyết này sẽ tạo ra tính đa xạ cho
lời gởi thông điệp.
Môn : Lập trình hướng đối tượng
Khoa Công nghệ Thông tin Chương 8 : Gọi hàm, gởi thông điệp & đa xạ trong Java
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 89

Thí dụ củng cố nội dung chương 8


Giới thiệu bài thực hành số 9.

Môn : Lập trình hướng đối tượng


Khoa Công nghệ Thông tin Chương 8 : Gọi hàm, gởi thông điệp & đa xạ trong Java
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 90

45
MÔN KỸ THUẬT LẬP TRÌNH

Chương 9

TỔNG QUÁT HÓA TRONG XÂY DỰNG


HÀM & CLASS

Môn : Lập trình hướng đối tượng


Khoa Công nghệ Thông tin Chương 9 : Tổng quát hóa trong xây dựng hàm & class
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 91

T nh t ̉ng quat hoa (Generalization)


‰ Như ta đã biết, xây dựng một ứng dụng theo hướng đối tượng là
xây dựng các class có đối tượng được dùng để phục vụ ứng dụng
đó. Công việc chính của xây dựng 1 class là xây dựng những
method cấu thành interface của class đó. Có thể có nhiều
method trong các class khác nhau dùng cùng một giải thuật
(đoạn lệnh thực thi) nhưng tác động trên những dữ liệu có số
lượng và cấu trúc (kiểu) khác nhau. Tương tự có thể có nhiều
class khác nhau cung cấp cùng một interface giống nhau nhưng
tác động trên những dữ liệu có số lượng và cấu trúc khác nhau.
‰ Thí dụ ta cần method hoán vị 2 số nguyên, method hoán vị 2
chuỗi, method hoán vị 2 dãy,… Ta cần class quản lý danh sách
n số nguyên, class quản lý m chuỗi, class quản lý k dãy…

Môn : Lập trình hướng đối tượng


Khoa Công nghệ Thông tin Chương 9 : Tổng quát hóa trong xây dựng hàm & class
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 92

46
T nh t ̉ng quat hoa (tt)
‰ Hàm tổng quát hóa (function template) cho phép ta đặc tả 1 tập
các hàm mà dùng chung đoạn lệnh thực thi nhưng tác động trên
những dữ liệu thuộc kiểu hay class khác nhau và/hoặc với số
lượng khác nhau.
‰ Class tổng quát hóa (class template) cho phép ta đặc tả 1 tập
các class có tính chất và giao diện giống nhau nhưng tác động
trên những dữ liệu thuộc kiểu hay class khác nhau và/hoặc với số
lượng khác nhau. Class tổng quát hóa cho phép sản sinh tự động
các class bình thường, các class bình thường tự nó chỉ có thể tạo
ra đối tượng.

Môn : Lập trình hướng đối tượng


Khoa Công nghệ Thông tin Chương 9 : Tổng quát hóa trong xây dựng hàm & class
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 93

Function template
Function template cho phép ta đặc tả 1 tập các hàm mà dùng chung
đoạn lệnh thực thi nhưng tác động trên những dữ liệu thuộc kiểu hay
class khác nhau. Thí dụ hàm IntSwap() sau đây :
void IntSwap(int& a, int& b ) {
int c = a;
a = b; b = c;
}
chỉ cho phép swap 2 số nguyên, nhưng template MySwap() sau :
template <class T> void MySwap( T& a, T& b ) {
T c (a);
a = b; b = c;
}
định nghĩa 1 họ các hàm swap 2 dữ liệu có kiểu bất kỳ.

Môn : Lập trình hướng đối tượng


Khoa Công nghệ Thông tin Chương 9 : Tổng quát hóa trong xây dựng hàm & class
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 94

47
Function template (tt)
ƒ Ta có thể gọi hàm “template function” y như gọi hàm bình
thường, không có sự khác biệt nào cả :
int i, j;
char k;
MySwap (i, j); //Ok
MySwap (i, k); //Sai vì khác kiểu.

ƒ Ta có thể đặc tả tham số rõ ràng khi gọi hàm “template function”,


thí dụ :
MySwap<int>(i,j); //tạo hàm MySwap (int&, int&) và gọi nó với
(i,j)

Môn : Lập trình hướng đối tượng


Khoa Công nghệ Thông tin Chương 9 : Tổng quát hóa trong xây dựng hàm & class
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 95

Class template
Class template cho phép ta đặc tả 1 tập các class mà dùng chung
interface và cấu trúc dữ liệu nhưng tác động trên những dữ liệu thuộc kiểu
hay class khác nhau. Thí dụ class IntStack sau đây :
class IntStack {
int StackBuffer[100];
int cItems;
public:
void IntStack( void ) : cItems( 100 ) {};
void push( const int item );
int pop( void );
}; int IntStack::pop ( void ) {
if ( cItems < 100)
void IntStack::push( const int item ) { return StackBuffer[cItems++];
if ( cItems > 0 ) StackBuffer[--cItems] = item; else
else throw "Stack overflow error."; throw "Stack underflow error.";
return; }
}
Môn : Lập trình hướng đối tượng
Khoa Công nghệ Thông tin Chương 9 : Tổng quát hóa trong xây dựng hàm & class
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 96

48
Class template
Class IntStack được đặc tả ở slide trước chỉ có thể tạo ra các đối
tượng stack chứa các số nguyên. Nếu muốn stack chứa các số thực,
ta phải định nghĩa mới 1 class khác (gần giống với class IntStack).
Tương tự, nếu muốn stack chứa các chuỗi, ta lại phải định nghĩa mới
1 class khác (gần giống với class IntStack)....
Class template cho phép ta khắc phục được phiền hà này.

Môn : Lập trình hướng đối tượng


Khoa Công nghệ Thông tin Chương 9 : Tổng quát hóa trong xây dựng hàm & class
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 97

Class template
Cú pháp khai báo 1 class template :
template-declaration :
template < template-argument-list > declaration
template-argument-list :
template-argument
template-argument-list , template-argument
template-argument :
type-argument
argument-declaration
type-argument :
class identifier
typename identifier
declaration :
là đặc tả class bình thường nhưng có nhiều vị trí có dùng các tham số
template.
Môn : Lập trình hướng đối tượng
Khoa Công nghệ Thông tin Chương 9 : Tổng quát hóa trong xây dựng hàm & class
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 98

49
Class template (tt)
template <class T, int i> class MyStack {
T StackBuffer[i];
int cItems;
public:
void MyStack( void ) : cItems( i ) {};
void push( const T item );
T pop( void );
};

template <class T, int i> void MyStack< T, i >::push( const T item ) {


if( cItems > 0 )
StackBuffer[--cItems] = item;
else
throw "Stack overflow error.";
return;
}
Môn : Lập trình hướng đối tượng
Khoa Công nghệ Thông tin Chương 9 : Tổng quát hóa trong xây dựng hàm & class
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 99

Class template (tt)


template <class T, int i> T MyStack< T, i >::pop( void ) {
if( cItems < i )
return StackBuffer[cItems++];
else
throw "Stack underflow error.";
}

Cho phép đặc tả các class miêu tả các stack gồm nhiều dữ liệu bất kỳ
nào đó, thí dụ :
MyStack<int,20> intstack; // biến quản lý stack có tối đa 20 số nguyên.
MyStack<CString,40> strstack; // biến quản lý stack có tối đa 40 chuỗi.
MyStack<double,100> dblstack; // biến quản lý stack có tối đa 100 số
thực.

Môn : Lập trình hướng đối tượng


Khoa Công nghệ Thông tin Chương 9 : Tổng quát hóa trong xây dựng hàm & class
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 100

50
Class template (tt)
Xem phần phụ lục chương 9 để biết chi tiết, cụ thể của 2 template MFC được
dùng phổ biến nhất là CArray và CList.

Môn : Lập trình hướng đối tượng


Khoa Công nghệ Thông tin Chương 9 : Tổng quát hóa trong xây dựng hàm & class
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 101

Định nghĩa class "serializable"


Đọc/ghi dữ liệu của 1 biến thuộc kiểu cổ điển (int, double, char[],..)
rấr dễ vì nội dung của biến này không chứa tham khảo đến các
thành phần khác. Ngược lại, việc đọc/ghi nội dung của 1 đối tượng
thường rất khó khăn vì đối tượng có thể chứa nhiều tham khảo đến
các đối tượng khác và các đối tượng có thể tham khảo vòng lẫn
nhau. Để hỗ trợ phần nào việc đọc/ghi nội dung của đối tượng, VC++
đề nghị kỹ thuật "Serialization".
Để định nghĩa 1 class "serializable", ta cần thực hiện 5 tác vụ :
1. định nghĩa class như là con của class CObject (gián tiếp hay trực
tiếp).
2. Overriding tác vụ "Serialize".
3. Dùng macro DECLARE_SERIAL trong phát biểu đặc tả class.
4. Định nghĩa hàm constructor không tham số.
5. Dùng macro IMPLEMENT_SERIAL trong hiện thực class.
Môn : Lập trình hướng đối tượng
Khoa Công nghệ Thông tin Chương 9 : Tổng quát hóa trong xây dựng hàm & class
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 102

51
Định nghĩa class "serializable"
//1. thừa kế class CObject
class MyClass : public CObject {
public :
//3. dùng macro DECLARE_SERIAL
DECLARE_SERIAL( MyClass);
//4. định nghĩa constructor không tham số
MyClass();
virtual void Serialize( CArchive& archive );
...
};
//5. dùng macro IMPLEMENT_SERIAL
IMPLEMENT_SERIAL(MyClass, CObject, 1 )
//2. Override hàm Serialize
void MyClass::Serialize( CArchive& ar ) { ...}
Môn : Lập trình hướng đối tượng
Khoa Công nghệ Thông tin Chương 9 : Tổng quát hóa trong xây dựng hàm & class
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 103

Định nghĩa hàm Serialize


void MyClass::Serialize (CArchive& ar ) {
//1. gọi hàm Serialize của class cha
CObject::Serialize(ar);
//2. gọi hàm Serialize trên từng đối tượng con được chứa vật lý
ba.Serialize( ar );
//3. Serialize đối tượng con được tạo động và các thuộc tính cổ điển
if ( ar.IsStoring() ) { //ở chế độ ghi đối tượng
ar << pba1; ar << pba;
// Store other members
ar << b1; ar << b2;
} else { //ở chế độ đọc đối tượng
ar >> pba1; ar >> pba; // Polymorphic reconstruction of persistent object
//load other members
ar >> b1; ar >> b2;
}
}

Môn : Lập trình hướng đối tượng


Khoa Công nghệ Thông tin Chương 9 : Tổng quát hóa trong xây dựng hàm & class
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 104

52
Ghi đối tượng
Để ghi 1 đối tượng thuộc class "serializable", ta cần thực hiện 5 tác vụ :
1. Định nghĩa đối tượng CFile miêu tả file chứa thông tin.
2. Định nghĩa đối tượng CArchive ổ chế độ "store".
3. Gọi tác vụ Serialize khi cần ghi đối tượng.
4. Đóng đối tượng CArchive
5. Đóng file
//1. Định nghĩa đối tượng CFile
CFile theFile;
theFile.Open("c:\\persist.bin", CFile::modeCreate | CFile::modeWrite);
//2. Định nghĩa đối tượng CArchive
CArchive archive(&theFile, CArchive::store);
MyClass obj;
//3. Gọi tác vụ Serialize để ghi đối tượng
obj.Serialize(archive);
//4. Gọi tác vụ Close để đóng đối tượng archive
archive.Close();
//5. Gọi tác vụ Close để đóng đối tượng file
theFile.Close();
Môn : Lập trình hướng đối tượng
Khoa Công nghệ Thông tin Chương 9 : Tổng quát hóa trong xây dựng hàm & class
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 105

Đọc lại đối tượng


Để đọc lại 1 đối tượng thuộc class "serializable", ta cần thực hiện 5 tác vụ :
1. Định nghĩa đối tượng CFile miêu tả file chứa thông tin.
2. Định nghĩa đối tượng CArchive ổ chế độ "load".
3. Gọi tác vụ Serialize khi cần ghi đối tượng.
4. Đóng đối tượng CArchive
5. Đóng file
//1. Định nghĩa đối tượng CFile
CFile theFile;
theFile.Open("c:\\persist.bin", CFile::modeRead);
//2. Định nghĩa đối tượng CArchive
CArchive archive(&theFile, CArchive::load);
MyClass obj;
//3. Gọi tác vụ Serialize để đọc lại đối tượng
obj.Serialize(archive);
//4. Gọi tác vụ Close để đóng đối tượng archive
archive.Close();
//5. Gọi tác vụ Close để đóng đối tượng file
theFile.Close();
Môn : Lập trình hướng đối tượng
Khoa Công nghệ Thông tin Chương 9 : Tổng quát hóa trong xây dựng hàm & class
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 106

53
Thí dụ về đọc/ghi đối tượng

intB1 = 2
dblB2 = 2.345
ba
intA1 = 1 intA1 = 3
dblA2 = 1.234 dblA2 = 3.456
pab pab
pba
pba1 intA1 = 4
dblA2 = 4.567
pab
đối tượng class B
đối tượng class A
Môn : Lập trình hướng đối tượng
Khoa Công nghệ Thông tin Chương 9 : Tổng quát hóa trong xây dựng hàm & class
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM Slide 107

54

You might also like