You are on page 1of 7

Bài thu hoạch Máy xúc một gầu

Máy xúc một gầu chủ yếu dùng để đào và khai thác đất, cát phục vụ công việc xây dựng cơ sở
hạ tầng trong các lĩnh vực: Xây dựng dân dụng và công nghiệp, khai thác mỏ, xây dựng thuỷ lợi,
xây dựng cầu đường…

Cụ thể, nó có thể phục vụ các công việc sau:

• Trong khai thác mỏ: Bóc lớp đất tẩm thực vật phía trên bề mặt đất; khai thác mỏ lộ thiên
(than, đất sét, cao lanh, đá sau nổ mìn…)

• Trong xây dựng thuỷ lợi: Đào kênh, mương; nạo vét sông ngòi, bến cảng, ao, hồ,…; khai
thác đất để đắp đập, đắp đê…

• Trong xây dựng cầu đường: Đào, móng, khai thác đất, cát để đắp đường; nạo, bạt sườn
đồi để tạo ta luy khi thi công đường sát sườn núi…

• Trong các lĩnh vực khác: Nhào trộn vật liệu trong các nhà máy hoá chất (phân lân, cao su,
…). Khai thác đất cho các nhà máy gạch, sứ,…Tiếp liệu cho các trạm trộn bê tông
thương phẩm, bê tông át phan…Bốc xếp vật liệu trong các ga tàu, bến cảng. Khai thác
sỏi, cát ở lòng sông…

Ngoài ra, máy cơ sở của máy xúc một gầu có thể lắp các thiết bị thi công khác ngoài thiết bị gầu
xúc như: cần trục, búa đóng cọc, thiết bị ấn bấc thấm,…
Phân loại
a, Phân loại theo dạng thiết bị làm việc

Máy xúc gầu thuận (gầu ngửa)

- Dẫn động cơ khí

- Dẫn động thuỷ lực

Loại máy này thường làm việc ở nơi cao hơn mặt bằng đứng của máy

Máy xúc gầu nghịch (gầu sấp)

- Dẫn động cơ khí

- Dẫn động thuỷ lực

Loại máy này thường làm việc nơi thấp hơn mặt bằng đứng của máy

• Máy xúc gầu dây (gầu quăng, gầu kéo)


• Máy xúc gầu ngoạm
• Dẫn động cơ khí
• Dẫn động thuỷ lực
• Máy xúc gầu bào
• Máy xúc lật (máy bốc xếp)

b, Phân loại theo hệ thống dẫn động của thiết bị làm việc

• Máy xúc một gầu dẫn động cơ khí (cáp).


• Máy xúc một gầu dẫn động thuỷ lực

c, Phân loại theo hệ thống di chuyển

• Máy xúc một gầu di chuyển bằng bánh lốp.


• Máy xúc một gầu di chuyển bằng xích.
• Máy xúc một gầu di chuyển bằng bánh sắt chạy trên ray.
• Máy xúc một gầu di chuyển bằng phao.
• Máy xúc một gầu di chuyển tự bước.

d, Phân loại theo động cơ trang bị trên máy

• Máy xúc một gầu trang bị một động cơ (dẫn động chung).
• Máy xúc một gầu trang bị nhiều động cơ cùng loại (dẫn động riêng).
• Máy xúc một gầu trang bị tổ hợp: động cơ Diezel – máy phát - động cơ điện.
e, Phân loại theo dung tích gầu xúc

• Máy xúc một gầu cỡ nhỏ: loại máy có dung tích gầu q < 1,0 m3.
• Máy xúc một gầu cỡ trung bình: loại máy có dung tích gầu q = 1,0…2,0m3.
• Máy xúc một gầu cỡ lớn: loại máy có dung tích gầu q > 2,0 m3.

f, Phân theo công dụng

• Máy xúc một gầu thông dụng.


• Máy xúc một gầu chuyên dùng.[2]

Hệ thống thủy lực của máy xúc đào


Hệ thống thuỷ lực trên máy xúc đào gồm một số chi tiết chính sau: thùng dầu thuỷ lực, bơm thuỷ
lực, cụm van phân phối chính và các van điều khiển, mô tơ quay toa, mô tơ di chuyển, các xi
lanh thuỷ lực, đường ống dẫn dầu, lọc dầu thuỷ lực, két làm mát dầu thuỷ lực.

Nguyên lý làm việc

Khi động cơ (1) làm việc. Công suất được truyền qua bánh đà đến bơm thuỷ lực. Bơm thuỷ lực
(2) làm việc, hút dầu từ thùng dầu và đẩy đến cụm van phân phối chính (8). Trên ca bin người
vận hành sẽ tác động đến các cần điều khiển thiết bị công tác, quay toa, di chuyển. Khi có sự tác
động của người vận hành một dòng dầu điều khiển sẽ được mở đi đến cụm van phân phối chính.
Dòng dầu điều khiển này sẽ có tác dụng đóng/mở cụm van phân phối tương ứng cho thiết bị
công tác, quay toa, di chuyển. Đường dầu chính đến các xi lanh (7) cần, tay gầu hoặc gầu. Như
vậy thiết bị công tác có thể làm việc theo ý muốn của người vận hành. Đường dầu đi đến mô tơ
quay toa (5) hoặc mô tơ di chuyển (3) làm cho các mô tơ này quay. Mô tơ sẽ kéo cho toa quay
hoặc kéo xích thông qua truyền động cuối và bánh sao làm cho xe di chuyển được. Đường dầu
trước khi về thùng được làm mát ở két mát và được lọc bẩn ở lọc dầu thuỷ lực. Áp lực của hệ
thống thuỷ lực được giới hạn bởi van an toàn, thông thường được lắp ở cụm van phân phối
chính. Khi áp lực hệ thống đạt đến giới hạn của van thì van sẽ mở ra và cho dầu chảy về thùng.

Bơm thủy lực và sự điều khiển tốc độ động cơ

Hệ thống thuỷ lực trên máy đào thông thường có 02 bơm thuỷ lực chính kiểu piston (6), (8), một
bơm dầu điều khiển (7) kiểu bánh răng. Trên các máy công suất lớn có thêm một mạch thuỷ lực
làm mát riêng, thì thường có thêm bơm dầu thuỷ lực mạch quạt làm mát kiểu piston. Đầu ra của
bơm, áp suất hệ thống, tốc độ động cơ có mối liên hệ mật thiết với nhau trong quá trình làm việc
và chúng được điều khiển thông qua hộp điều khiển bơm và động cơ (1). Trong quá trình làm
việc hộp đen thường xuyên kiểm soát các tín hiệu đầu vào từ: tay ga (11), màn hình (12) hai cảm
biến áp lực đầu ra của bơm (9), cảm biến ga (2), cảm biến tốc độ động cơ (5). Qua đó hộp đen
(1) sẽ gửi tín hiệu điều khiển đến bộ điều tốc (3) để điều khiển tốc độ của động cơ. Gửi tín hiệu
điều khiển đến van điện từ tỉ lệ (10). Dòng dầu điều khiển từ bơm dầu điều khiển (7) đi qua van
điện từ tỉ lệ đến điều khiển góc mở đĩa nghiêng của 02 bơm thuỷ lực chính. Điều này cho phép
kiểm soát được đầu ra của bơm phù hợp với tải làm việc và công suất của động cơ.

Để hệ thống thuỷ lực làm việc tốt thì tất cả các chi tiết của hệ thống thuỷ lực phải ở trong tình
trạng kỹ thuật tốt. Các tín hiệu đầu vào và các tín hiệu đầu ra của hộp điều khiển(1) phải nằm
trong tiêu chuẩn của nhà sản xuất. [3]
Máy đào lớn nhất thế giới
"GÃ KHỔNG LỒ" với tên gọi "O&K RH 400" (rộng 8.6 m, cao 11.5 m và dài 24.9 m) nặng
khoảng 980 tấn (980 metric tons)được gắn 1 gầu ngửa (shovel) thể tích 42 m³, trang bị 02 động
cơ diesel hiệu CUMMINS model QSK 60, mỗi động cơ 16 xy lanh tạo ra công suất 4398 mã lực
(HP horse power). Hệ thống thuỷ lực được cung cấp bởi 18 bơm tổng loại BƠM PISTON có lưu
lượng 10.000 (mười ngàn) lít trong một phút.

Sản xuất tại Đức năm 1997 bởi hãng O&K, cho đến nay chỉ có tổng cộng 06 (SÁU) chiếc trên
thế giới, 05 chiếc đang làm ở CANADA và 01 chiếc ở Mỹ.

Vài hình ảnh của chiếc RH 400

You might also like