You are on page 1of 13

Hỏi-Đáp về chế độ chính sách sinh viên

* VỀ CHẾ ĐỘ ƯU ĐÃI TRONG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Câu 1: Đối tượng được hưởng ưu đãi trong giáo dục và đào tạo bao gồm những ai? Quy
định tại văn bản nào?

Trả lời: Theo quy định tại thông tư liên tịch số 16/2006/TTLT/BLĐTBXH-BTC ngày 20/11/2006
của Liên Bộ Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Tài chính
hướng dẫn về chế độ ưu đãi trong giáo dục và đào đối với người có công với cách mạng và con
của họ thì đối tượng được hưởng ưu đãi trong giáo dục và đào tạo gồm có:

- Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động trong kháng chiến,
thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B (gọi
chung là thương binh).

- Con của người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945; con của
người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi
nghĩa 19 tháng Tám năm 1945; con của Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, con
của Anh hùng Lao động trong kháng chiến; con của liệt sỹ, con của thương binh, con
của bệnh binh; con bị dị dạng, dị tật của người hoạt đọng kháng chiến bị nhiễm chất
độc hoá học.

Câu 2: Sinh viên có bố mẹ là thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như
thương binh đã từ trần thì có được hưởng chế độ ưu đãi trong giáo dục và đào tạo hay
không?

Trả lời: Có được hưởng (theo quy định tại mục b, điểm 1, phần I Thông tư số 16/2006/TTLT-
BLĐ-TB&XH-BGD&ĐT-BTC ngày 20 tháng 11 năm 2006 Liên tịch Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính Hướng dẫn về chế độ ưu đãi trong giáo dục và đào
tạo đối với người có công với cách mạng và con của họ)

Câu 3: Sinh viên đang học theo hình thức vừa làm vừa học có được áp dụng chế độ ưu
đãi trong giáo dục và đào tạo hay không?

Trả lời: Không, vì theo quy định tại mục a, điểm 2, phần I của Thông tư liên tịch số
16/2006/TTLT-BLĐ-TB&XH-BTC-BGD&ĐT ngày 20 tháng 11 năm 2006 Liên tịch Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo thì học sinh, sinh viên thuộc diện
ưu đãi chỉ được quy định là người đang theo học hệ chính quy tập trung có khoá học từ một năm
trở lên tại các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dự bị đại học, trường
phổ thông dân tộc nội trú, bán trú, học liên tục liên thông lên trình độ đào tạo cao hơn gồm: trung
cấp lên cao đẳng, cao đẳng lên đại học.
Câu 4: Sinh viên đã được hưởng ưu đãi trong giáo dục và đào tạo theo quy định tại thông
tư số 16/2006/TTLT-BLĐ-TB&XH-BTC-BGD&ĐT ngày 20/11/2006 Liên tịch Bộ Lao động
Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo Hướng dẫn về chế độ ưu đãi
trong giáo dục và đào tạo đối với người có công với cách mạng và con của họ thì có được
hưởng chế độ học bổng chính sách, chế độ học bổng khuyến khích học tập của sinh viên
không?

Trả lời: Theo quy định tại mục d, điểm 2, phần I của Thông tư số 16/2006/TTLT-BLĐ-TB&XH-
BTC-BGD&ĐT ngày 20 tháng 11 năm 2006 Liên tịch bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, Bộ tài
chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo thì các chế độ ưu đãi trong giáo dục và đào tạo quy định tại thông
tư nêu trên không thay thế chế độ học bổng chính sách, chế độ học bổng khuyến khích học tập
và rèn luyện theo quy định hiện hành. Do vậy, những sinh viên đã được hưởng chế độ ưu đãi
trong giáo dục và đào tạo vẫn được hưởng học bổng chính sách và học bổng khuyến khích học
tập như những sinh viên khác nếu đủ điều kiện theo quy định hiện hành.

Câu 5: Sinh viên thuộc diện được hưởng ưu đãi trong giáo dục, đào tạo thì có được ưu
tiên trong việc xét cấp học bổng khuyến khích học tập không?

Trả lời: Theo quy định tại Quyết định số 44/2007/BDG&ĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 về học
bổng khuyến khích học tập đối với học sinh, sinh viên trong các trường chuyên nghiệp thuộc hệ
thống giáo dục quốc dân thì tiêu chuẩn để xét học bổng khuyến khích học tập là căn cứ vào điểm
học tập và điểm rèn luyện, chỉ ưu tiên xét học bổng khuyến khích học tập cho học sinh, sinh viên
có điểm học tập và rèn luyện từ cao xuống cho đến khi hết quỹ học bổng khuyến khích học tâp
của nhà trường. Như vậy, trường hợp nêu trên là có quyền lợi như sinh viên khác, không có ưu
tiên trong xét cấp học bổng khuyến khích học tập.

Câu 6: Sinh viên cùng một lúc học ở nhiều khoa trong trường thì được hưởng chế độ ưu
đãi trong giáo dục và đào tạo như thế nào?

Trả lời: Sinh viên cùng một lúc học ở nhiều khoa trong trường nếu thuộc diện được hưởng chế
độ ưu đãi trong giáo dục và đào tạo thì chỉ được hưởng chế độ ưu đãi mức cao nhất (bao gồm:
trợ cấp một lần, trợ cấp hàng tháng và hỗ trợ học phí nếu có) tại một khoa.

Câu 7: Sinh viên diện trợ cấp hàng tháng sau khi tốt nghiệp sẽ được hưởng chế độ ưu đãi
như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại mục c, điểm 2 , phần II của Thông tư số 16/2006/TTLT-BLĐ-TB&XH-
BTC-BDG&ĐT ngày 20 tháng 11 năm 2006 Hướng dẫn về chế độ ưu đãi trong giáo dục và đào
tạo đối với người có công với cách mạng và con của họ thì học sinh, sinh viên đang hưởng trợ
cấp hàng tháng theo quy định sau khi tốt nghiệp được hưởng trợ cấp một lần bằng hai tháng trợ
cấp hàng tháng được hưởng.

Câu 8: Theo quy định hiện hành sinh viên là người dan tộc thiểu số thì được hưởng
những chế độ, chính sách ưu tiên như thế nào trong giáo dục và đào tạo?

Trả lời: - Sinh viên là người dân tộc thiểu số thuộc diện cử tuyển được hưởng mức học bổng
chính sách 432.000 đồng/tháng, kể từ ngày 01/01/2008. Theo quy định tại Thông tư Liên tịch số
23/2008/TTLT/BDGDT-BLĐTBXH-BTC ngày 28/4/2008 quy định kể từ ngày 01 tháng 01 năm
2008, khi Nhà nước điều chỉnh mức lương tối thiểu chung thì mức học bổng học bổng chính
sách được điều chỉnh theo tỉ lệ tương ứng với các quyết định điều chỉnh mức lương tối thiểu
chung của Nhà nước, bảo đảm mức học bổng chính sách bằng 80% mức lương tối thiểu.

- Sinh viên là người dân tộc thiểu số ở các xã vùng cao, vùng sâu và vùng có
điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn đang học hệ đại học, cao đẳng chính quy được hưởng mức trợ
cấp xã hội là 140.000 đồng/tháng/người theo quy định tại Thông tư Liên tịch số 13/2002/TTLT-
BDG&ĐT-BTC ngày 28 tháng 3 năm 2002 Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 194/2001/QĐ-TTg
ngày 21/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh mức học bổng chính sách và trợ
cấp xã hội đối với học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số học tại các trường đào tạo công lập
quiy định tại Quyết định số 1121/1997/QĐ-TTg ngày 23/12/1997 của Thủ tướng Chính phủ.

Câu 9: Sinh viên hệ cử tuyển bị lưu ban thì năm học dự bị tiếp theo có được hưởng học
bổng chính sách không?

Trả lời: Có được hưởng.

Câu 10: Sinh viên thuộc diện hưởng chế độ ưu đãi trong giáo dục và đào tạo theo quy
định tại thông tư số 16/2006/TTLT-BLĐ-TB&XH-BTC-BGD&ĐT ngày 20/11/2006 Liên tịch Bộ
Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo Hướng dẫn về chế
độ ưu đãi trong giáo dục và đào tạo đối với người có công với cách mạng và con của họ
thì có được ưu tiên ở trong ký túc xá của trường không?

Trả lời: Có được ưu tiên sắp xếp ở trong Ký túc xá của trường.

* VỀ HỌC BỔNG KHUYẾN KHÍCH HỌC TẬP

Câu 1: Đối tượng được xét, cấp học bổng khuyến khích học tập của sinh viên trong
trường được quy định như thế nào?

Trả lời: Đối tượng được xét, cấp học bổng khuyến khích học tập là sinh viên đang học trong
trường thuộc hệ chính quy tập trung.

Sinh viên thuộc diện hưởng học bổng chính sách, diện trợ cấp xã hội và diện chính sách ưu đãi
theo quy định hiện hành nếu đạt kết quả học tập, rèn luyện vào diện được xét, cấp học bổng thì
được xét, cấp học bổng khuyến khích học tập như những sinh viên khác.
Câu 2: Tiêu chuẩn xét, cấp học bổng khuyến khích học tập của sinh viên đang học hệ
chính quy tập trung trong trường được quy định như thế nào?

Trả lời: Sinh viên có kết quả học tập từ loại khá trở lên và rèn luyện từ loại khá trở lên, không bị
ký luật từ mức khiển trách trở lên trong học kỳ xét học bổng thì được xét, cấp học bổng khuyến
khích học tập trong phạm vi quỹ học bổng khuyến khích học tập của trường.

Câu 3: Mức xét, cấp học bổng khuyến khích học tập cho sinh viên đang học hệ chính quy
tập trung trong trường như thế nào?

Trả lời: Học bổng khuyến khích học tập cho sinh viên theo các mức sau:

- Mức học bổng loại khá: Có điểm trung bình chung học kỳ đạt loại khá trở lên (từ 7,00
đến 7,99 theo thang điểm 10), có kết quả rèn luyện đạt loại khá trở lên. Mức học bổng loại khá
bằng 100% học phí do sinh viên đóng trong học kỳ.

- Mức học bổng loại giỏi: Có điểm trung bình chung học kỳ đạt loại giỏi trở lên (từ 8,00
đến 8,99 theo thang điểm 10) và điểm rèn luyện từ loại tốt trở lên. Mức học bổng loại giỏi bằng
120% học phí do sinh viên đóng trong học kỳ.

- Mức học bổng loại xuất sắc: Có điểm trung bình chung học kỳ đạt loại xuất sắc (từ 9,00
trở lên theo thang điểm 10) và điểm rèn luyện đạt loại xuất sắc. Mức học bổng loại xuất sắc bằng
140% học phí do sinh viên đóng trong học kỳ.

Điểm trung bình chung học kỳ được xác định theo quy định hiện hành của Quy chế đào
tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy do Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành (chỉ lấy điểm tổng kết
học phần môn học lần thứ nhất, trong đó không có điểm tổng kết học phần dưới 5,0 theo thang
điểm 10; không tính những môn học mà sinh viên xin bảo lưu kết quả). Kết quả rèn luyện được
xác định theo quy định của quy chế đánh giá kết quả rèn luyện hiện hành do Bộ Giáo dục và Đào
tạo ban hành.

Đối với sinh viên học theo hệ thống tín chỉ cần phải đăng ký học và thi với mức tối thiểu là
18 tín chỉ hoặc bằng số tín chỉ tối đa mở được cho ngành đó nếu chương trình đào tạo của
trường bố trí dưới 18 tín chỉ trong 1 học kỳ chính (không tính những tín chỉ do sinh viên được bảo
lưu kết quả và những tín chỉ sinh viên đăng ký học lại)

Câu 4: Học bổng khuyến khích học tập cho sinh viên được cấp theo thời gian nào? Và
cấp mấy tháng trong năm học?

Trả lời: Học bổng khuyến khích học tập cho sinh viên được cấp theo kỳ và cấp 10 tháng trong
năm học.

Câu 5: Thủ tục xét, cấp học bổng khuyến khích học tập cho sinh viên đang học trong
trường được quy định như nthế nào?
Trả lời: Căn cứ vào quỹ học bổng khuyến khích học tập do Nhà trường cấp cho các Khoa, Ban
chủ nhiệm các Khoa xác định suất học bổng khuyến khích học tập cho từng khoá học, từng
ngành học trong mỗi học kỳ. Căn cứ vào kết quả học tập và rèn luyện của sinh viên; cuối mỗi học
kỳ các Khoa tiến hành xét, cấp học bổng theo thứ tự từ loại xuất sắc trở xuống đến hết số học
bổng được xác định.

Câu 6: Trước đây em có điểm trung bình học tập là 6,40 và cộng với điểm rèn luyện là 0.6
do đó được đưa vào diện xét, cấp học bổng khuyến khích học tập. Nay theo quy định mới
với kết quả như trên em có được đưa vào diện xét học bổng khuyến khích học tập hay
không?

Trả lời: Theo quy định tại Quyết định số 44/2007QĐ-BDGDT của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo ngày 15/8/2007, em không được đưa vào diện xét cấp học bổng khuyến khích học tập.

Quy định mới là : Điểm trung bình chung học kỳ từ loại khá trở lên (7.00 trở lên) và điểm rèn
luyện từ khá trở lên (70 điểm trở lên) thì mới được đưa vào diện xét, cấp học bổng khuyến khích
học tập.

Câu 7: Em bị ngừng học 1 năm sau đó trở lại học tiếp. Vậy 1 năm ngừng học có được tính
điểm rèn luyện không và nếu có thì tính như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại điều 13 chương IV về tổ chức đánh giá và sử dụng kết quả đánh giá
của quyết định số 60/2007/QĐ- BGD&ĐT thì sinh viên nghỉ học tạm thời, khi nhà trường xem xét
cho học tiếp thì thời gian nghỉ học không tính điểm rèn luyện.

Câu 8: Em đạt kết quả học tập loại khá (điểm TBHT là 7,15), kết quả rèn luyện là khá (điểm
rèn luyện là 71) và bạn em đạt kết quả học tập cũng vào loại khá (điểm TBHT là 7,10) và kết
quả rèn luyện là khá (điểm rèn luyện là 79). Trong trường hợp chỉ còn 1 suất học bổng thì
ai sẽ là người được cấp học bổng khuyến khích học tập?

Trả lời: Tại khoản 2, điều 3 Quyết định số 53 ĐHTL-QLSV/QĐ ngày 17/01/2008 của Hiệu trưởng
Trường Đại học Thuỷ lợi về học bổng khuyến khích học tập đối với sinh viên trường ĐHTL từ
năm học 2007 – 2008 thì danh sách sinh viên đủ điều kiện cấp học bổng khuyến khích học tập sẽ
được sắp xếp thứ tự từ cao xuống thấp theo điểm trung bình chung mở rộng cho đến khi hết quỹ
học bổng (Điểm trung bình chung mở rộng = Điểm trung bình chung học tập + Điểm rèn
luyện quy đổi)

Như vậy trường hợp của bạn em sẽ được cấp học bổng khuyến khích học tập vì
ĐTBCMR của bạn em lớn hơn ĐTBCMR của em (7,10 + 0,79 = 7,89 > 7,15 + 0,71 = 7,86)

Câu 9: Đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên hệ chính quy được phân thành mấy loại,
cụ thể thang điểm của từng loại quy định như thế nào?
Trả lời: Đánh giá kết quả rèn luyện đối với sinh viên hệ chính quy được phân thành 7 loại, cụ
thể:

- Từ 90 đến 100 điểm : loại xuất sắc

- Từ 80 đến dưới 90 điểm : loại tốt

- từ 70 điểm dưới 80 điểm : loại khá

- Từ 60 đến dưới 70 điểm : loại trung bình khá

- Từ 50 điểm đến dưới 60 điểm : loại trung bình

- Từ 30 đến dưới 50 điểm : loại yếu

- Dưới 30 điểm : loại kém

Câu 10: Những sinh viên bị kỷ luật thì việc phân loại kết quả rèn luyện như thế nào?

Trả lời: Đối với những sinh viên bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên, khi phân loại kết quả rèn
luyện không được vượt quá loại trung bình.

Câu 11: Thời gian đánh giá đánh giá kết quả rèn luyện được tiến hành theo học kỳ, năm
học hay từng khoá học?

Trả lời: Việc đánh giá kết quả rèn luyện của từng sinh viên được tiến hành theo từng học kỳ, năm
học và toàn khoá học. Trong đó điểm rèn luyện cuả học kỳ là tổng điểm đạt được của 5 nội dung
đánh giá chi tiết của trường. Điểm rèn luyện của năm học là trung bình cộng của điểm rèn luyện
các học kỳ của năm học đó. Điểm rèn luyện toàn khoá là trung bình chung của điểm rèn luyện
các năm học của khoá học đã được nhân hệ số.

Câu 12: Trường hợp sinh viên bị xếp loại rèn luyện kém thì bị xử lý như thế nào?

Trả lời: Sinh viên bị xếp loại rèn luyện kém cả năm học thì phải tạm ngừng học 1 năm học ở
năm học tiếp theo và nếu bị xếp loại rèn luyện kém cả năm lần hai thì sẽ bị buộc thôi học.

Câu13: Việc sử dụng kết quả rèn luyện của sinh viên được tiến hành như thế nào ?

Trả lời: Kết quả rèn luyện toàn khoá học của từng sinh viên được lưu trong hồ sơ quản lý sinh
viên của trường và ghi vào bảng điểm kết quả học tập và rèn luyện của từng sinh viên khi ra
trường. Kết quả rèn luyện từng học kỳ là điều kiện để xét cấp học bổng khuyến khích học tập
từng học kỳ.

Câu 14: Sinh viên diện học bổng chính sách mà có kỳ nào đó sinh viên học quá ít hoặc
không học tín chỉ nào thì sẽ xết, cấp học bổng khuyến khích học tập như thế nào?

Trả lời: Việc xét, cấp học bổng chính sách không liên quan đến tích luỹ số lượng tín chỉ đối với
sinh viên. Sinh viên đó không đủ điều kiện xét, cấp học bổng khuyến khích học tập theo Quyết
định số 53 ĐHTL-QLSV/QĐ ngày 17/01/2008 của Hiệu trưởng Trường Đại học Thuỷ lợi về học
bổng khuyến khích học tập đối với sinh viên trường ĐHTL từ năm học 2007 – 2008 thì không
được hưởng học bổng khuyến khích học tập nhưng vẫn được hưởng học bổng chính sách.

Câu 15: Trong quy định về học bổng KKHT của trường, sinh viên học theo hệ thống tín chỉ
thì coi 18 tín chỉ tính tương đương với một học kỳ. Mục này cần quy định rõ trong 5 tháng,
và phải xét tất cả các tín chỉ đăng ký trong học kỳ đó. Chẳng hạn sinh viên đăng ký học 20
tín chỉ thì phải xét cả 20 tín chỉ đó chứ không được chọn 18 tín chỉ từ kết quả cao để xét
học bổng cũng không kể tín chỉ đăng ký học lại lần thứ hai, hiểu như vậy có đúng không?

Trả lời: Đúng như vậy. Do đó sinh viên cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định đăng ký số lượng
tín chỉ học trong kỳ.

* VỀ TRỢ CẤP XÃ HỘI

Câu 1: Sinh viên nào thuộc đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội ?

Trả lời: Theo thông tư số 53/1998/TTLT-BDG&ĐT-BTC-BLĐTB&XH hướng dẫn thực hiện chế độ
học bổng và trợ cấp xã hội đối với học sinh, sinh viên các trường đào tạo công lập ban hành kèm
theo Quyết định số 1121/1997/QĐ-TTg ngày 23/12/1997 của Thủ tướng Chính phủ, thì đối tượng
được hưởng trợ cấp xã hội là sinh viên đang học hệ chính quy trong trường thuộc một trong các
đối tượng sau:

- Là người dân tộc ít người ở vùng cao.

- Mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa.

- Là người tàn tật theo quy định của Nhà nước tại Nghị định số 81/CP ngày
23/11/1995, gặp khó khăn về kinh tế.

- Có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về kinh tế, vượt khó học tập.

Câu 2: Hồ sơ, thủ tục thực hiện trợ cấp xã hội cho sinh viên.

Trả lời: Sinh viên thuộc diện hưởng trợ cấp xã hội thì phải làm đơn xin hưởng trợ cấp xã hội và
phải xuất trình đầy đủ các giấy tờ theo quy định mới được nhà trường xét cho hưởng trợ cấp xã
hội, cụ thể như sau::

- Đối với sinh viên là người dân tộc ít người ở vùng cao thì phải xuất trình giấy khai
sinh hoặc giấy kết hôn của bố mẹ (nếu giấy khai sinh bị thất lạc).

- Đối với sinh viên là người mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa thì phải xuất
trình giấy xác nhận của Cơ quan Thương binh xã hội cấp Quận, Huyện, Thị xã trên
cơ sở đề nghị của phường xã, nơi sinh viên đó cư trú.
- Đối với học sinh, sinh viên là người tàn tật theo quy định hiện hành thì phải xuất
trình biên bản giám định y khoa và xác nhận của cơ Uỷ ban nhân dân xã, phường về
hoàn cảnh kinh tế khó khăn.

- Đối với sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về kinh tế, vượt khó học tập thì
phải xuất trình giấy chứng nhận là hộ đói, sổ hộ nghèo do Sở Lao động – Thương
binh & Xã hội cấp.

Câu 3: Thế nào là người dân tộc ít người (nay gọi là dân tộc thiểu số) ở vùng cao? Khi làm
đơn xin hưởng trợ cấp xã hội cần phải nộp những giấy tờ gì?

Trả lời: Người dân tộc ít người (nay gọi là người dân tộc thiểu số) ở vùng cao là người dân tộc
thiểu số liên tục sống ở vùng cao hoặc có hộ khẩu thường trú tại vùng cao ít nhất từ 3 năm trở
lên tính đến thời điểm vào học tại trường.

- Căn cứ để xác định người dân tộc thiểu số là giấy khai sinh(hoặc giấy kết hôn của
bố mẹ nếu giấy khai sinh bị thất lạc), trong đó có ghi bố mẹ là người dân tộc thiểu số.

- Các giấy tờ cần nộp theo đơn xin hưởng trợ cấp xã hội: Giấy khai sinh, giấy chứng
nhận là người dân tộc thiểu số ở vùng cao của Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường.

Câu 4: Hiểu thế nào là người mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa?

Trả lời: Người mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa là người mồ côi cả cha lẫn mẹ không
có người đỡ đầu chính thức, không có nguồn chu cấp thường xuyên.

Để được hưởng trợ cấp xã hội, sinh viên phải xuất trình giấy xác nhận của cơ quan thương binh
binh xã hội cấp Quận, Huyện, Thị xã trên cơ sở đề nghị của cơ quan phường, xã nơi sinh viên
cư trú.

Câu 5: Sinh viên tàn tật được hưởng trợ cấp xã hội như thế nào?

Trả lời: Sinh viên tàn tật được hưởng trợ cấp xã hội là người có cả hai điều kiện:

- Khả năng lao động suy giảm từ 41% trở lên do tàn tật.

- Gặp khó khăn về kinh tế.

Sinh viên thuộc diện này phải xuất trình biên bản giám định y khoa (theo hướng dẫn tại Thông tư
số 34/TTLB ngày 29/12/1993 của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội - Bộ y tế) và giấy xác
nhận của Uỷ ban nhân dân xã phường về hoàn cảnh gia đình khó khăn.

Câu 6: Thế nào là sinh viên có hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn?

Trả lời: Sinh viên có hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn là những sinh viên mà gia đình của họ
thuộc diện xoá đói giảm nghèo.
Để được hưởng trợ cấp xã hội, sinh viên phải xuất trình giấy chứng nhận hộ đói nghèo do Sở
Lao động – Thương binh và Xã hội cấp.

Câu 7: Trợ cấp xã hội được thực hiện theo hai mức: Mức 100.000 đồng/tháng và Mức
140.000 đồng/tháng. Vậy đối tượng nào được hưởng 140.000đ/người/tháng, đối tượng
nào được hưởng 100.000 đ/người/tháng?

Trả lời:

- Theo quy định tại Quyết định số 194/2001/QĐ-TTg ngày 21/12/2001 thì sinh viên là
người dân tộc thiểu số ở vùng cao, vùng sâu và vùng có hoàn cảnh kinh tế - xã hội
đặc biệt khó khăn đang học hệ chính quy tại trường thì hưởng mức trợ cấp 140.000
đồng/tháng/người.

- Theo quy định Tại Quyết định số 1121/1997/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
ngày 23/12/1997 thì sinh viên đang học hệ chính quy thuộc các diện: mồ côi cả cha
lẫn mẹ không nơi nương tựa; tàn tật theo quy định chung của nhà nước và gặp khó
khăn về kinh tế; sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về kinh tế, vượt khó học
tập thì hưởng mức trợ cấp là 100.000 đồng/người/tháng.

Câu 8: Sinh viên diện hưởng trợ cấp xã hội, nếu kết quả học tập và rèn luyện đạt từ mức
khá trở lên có được xét cấp học bổng khuyến khích học tập không?

Trả lời: Theo Quyết định số 44/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 15/8/2007 về học bổng khuyến khích
học tập đối với học sinh, sinh viên các trường chuyên, trường năng khiếu, các cơ sở giáo dục đại
học và trung cấp chuyên nghiệp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân thì sinh viên được hưởng trợ
cấp xã hội được xét, cấp học bổng khuyến khích học tập như những sinh viên khác. Nếu được
hưởng học bổng khuyến khích học tập thì được hưởng 100% mức học bổng như những sinh
viên khác.

* VỀ TÍN DỤNG ĐÀO TẠO

Câu 1: Tín dụng đối với sinh viên là gì? được tổ chức thực hiện theo văn bản nào?

Trả lời: Tín dụng đối với sinh viên là việc Nhà nước thực hiện chính sách cho vay hỗ trợ để trang
trải một phần chi phí học tập, sinh hoạt của sinh viên đang theo học tại trường.

Tín dụng đối với sinh viên được thực hiện theo Quyết định 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007
của Thủ tướng Chính phủ và Hướng dẫn số 2162A/NHCS-TD của Ngân hàng Chính sách xã hội
ngày 02/10/2007.

Câu 2: Đối tượng nào trong sinh viên được vay vốn tín dụng taị Ngân hàng chính sách Xã
hội?
Trả lời: Căn cứ vào Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 về tín dụng đối với học
sinh, sinh viên quy định thì đối tượng được vay vốn tín dụng tại Ngân hàng chính sách Xã hội
bao gồm:

a) Sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ mà người còn lại không có
khả năng lao động.

b) Sinh viên là con (con đẻ hoặc con nuôi hợp pháp) của chủ hộ gia đình, thuộc một trong các
đối tượng sau:

- Hộ nghèo theo quy định của pháp luật.

- Hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 150% mức thu nhập bình
quân đầu người của hộ gia đình nghèo theo quy định của pháp luật.

c) Sinh viên mà gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hoả hoạn,
dịch bệnh trong thời gian theo học có xác nhận của Uỷ ban nhân dân phường, xã, thị trấn
nơi cư trú.

Câu 3: Trong các trường hợp nào thì sinh viên có hoàn cảnh khó khăn (thuộc đói tượng
vay vốn ) mà không được vay vốn?

Trả lời: Sinh viên có hoàn cảnh khó khăn không được vay vốn khi sinh viên bị các cơ quan xử
phạt hành chính trở lên về các hành vi: Cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp, buôn lậu.

Câu 4: Để được vay vốn tín dụng đào tạo thì sinh viên phải có những điều kiện gì?

Trả lời: Căn cứ vào Quyết định số 157/2007/QĐ –TTg ngày 27/9/2007 về tín dụng đối với học
sinh, sinh viên quy định để được vay vốn sinh viên phải có đủ các điều kiện sau:

- Sinh viên đang sống trong hộ gia đình cư trú hợp pháp tại địa phương nơi cho vay
có đủ các tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 2 Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày
27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ.

- Đối với sinh viên năm thứ nhất phải có giấy báo trúng tuyển hoặc giấy xác nhận
được vào học của nhà trường.

- Đối với sinh viên từ năm thứ hai trở đi phải có giấy xác nhận của nhà trường về việc
đang theo học tại trường và không bị xử phạt hành chính trử lên về các hành vi: cờ
bac, nghiện hút, trộm cắp, buôn lậu.

- Có đủ hồ sơ theo yêu cầu của Ngânn Hàng Chính sách Xã hội.

Câu 5: Thời hạn cho vay đối với sinh viên được quy định như thế nào?

Trả lời:
a) Thời hạn cho vay: Là khoảng thời gian được tính từ ngày người vay nhận món tiền đầu
tiên đến ngày trả hết nợ gốc và lãi được tính trong thoả thuận Khế ước nhận nợ.

Thời hạn cho vay bao gồm thời hạn phát tiền vay và thời hạn trả nợ.

- Thời hạn phát tiền vay: Là khoảng thời gian tính từ ngày người vay nhận món tiền
vay đầu tiên cho đến ngày sinh viên kết thúc khoá học, kể cả thời gian sinh viên
được nhà trường cho phép nghỉ học có thời hạn và được bảo lưu kết quả học tập
(nếu có).

Trong thời hạn phát tiền vay: người vay chưa trả hết nợ gốc và lãi tiền vay; lãi tiền
vay được tính kể từ ngày người vay nhận món tiền vay đầu tiên đến ngày trả hết nợ
gốc.

- Thời hạn trả nợ: Là khoảng thời gian tính từ ngày người vay trả món nợ đầu tiên
đến ngày trả hết nợ gốc và lãi. Người vay và Ngân hàng thoả thuận cụ thể
thời hạn trả nợ, tối đa bằng thời gian phát tiền cho vay.

b) Trường hợp một hộ gia đình vay vốn cho nhiều sinh viên cùng một lúc, nhưng thời hạn ra
trường của sinh viên khác nhau, thì thời hạn cho vay được xác định theo sinh viên có thời
gian phải theo học dài nhất.

Câu 6: Mức vốn cho vay hiện nay đối với sinh viên quy định cụ thể như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tai Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính
phủ thì Ngân hàng Chính sách xã hội nơi cho vay căn cứ vào mức thu học phí của từng trường,
sinh hoạt phí và nhu cầu của người vay cụ thể đối với từng sinh viên để quyết định mức cho vay,
nhưng tối đa mỗi sinh viên không quá 800.000đồng/tháng/người.

Đối với sinh viên đang thực hiện hợp đồng vay vốn với Ngân hàng nơi trường đóng trụ sở hoăc
đã vay thông qua hộ gia đình theo cơ chế cho vay trước đây và đang trong quá trình giải ngân dở
dang, thì kể từ ngày 1/10/2007 được áp dụng theo mức vay mới và lãi suất mới.

Câu 7: Lãi suất cho vay tín dụng đào tạo cụ thể là bao nhiêu?

Trả lời: Theo quy định tại Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng
Chinh phủ:

- Các khoản cho vay 1/10/2007 trở đi áp dụng lãi suất cho vay 0,5% tháng.

- Các khoản cho vay từ 30/9/2007 trở về trước còn dư nợ đến ngày 0/9/2007 vẫn
được áp dụng mức lãi suất cho vay đã ghi trên hộp đồng tín dụng hoặc sổ tiết kiệm
và vay vốn hoặc khế ước nhận nợ cho đến khi thu hồi hết nợ.

- Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất khi cho vay.
Câu 8: Ngân hàng Chính sách xã hôị thực hiện việc cho vay thông qua phương thức nào?

Trả lời: Ngân hàng Chính sách xã hội áp dụng theo hai phương thức cho vay:

Một là sinh viên vay vốn thông qua hộ gia đình:

- Đại diện hộ gia đình là người trực tiếp vay vốn và có trách nhiệm trả nợ Ngân hàng
Chính sách xã hội.

- Người vay không phải thế chấp tài sản nhưng phải ra nhập và là thành viên Tổ tiết
kệm tại thôn, ấp, bản, buôn nơi hộ gia đình đang sinh sống, được tổ bình xét đủ
điều kiện vay vốn. lập thành danh sách đề nghịi vay vốn Ngân hàng Chính sách xã
hội gửi uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận.

- Việc vay của ngân hàng Chính sách xã hội được thực hiện uỷ thác từng phần thông
qua các tổ chức chính trị - xã hội theo cơ chế hiện hành của Ngân hàng chính sách
xã hội.

Hai là, đối với sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại
không có khả năng lao động được vay vốn và trả nợ trực tiếp tại Ngân hàng Chính sách xã hội
nơi nhà trường đóng trụ sở.

* VỀ CHẾ ĐỘ CỬ TUYỂN

Câu 1: Học bổng chính sách được cấp cho những đối tượng nào?
Trả lời: Học bổng chính sách cấp cho sinh viên hệ cử tuyển;
Câu 2: Mức học bổng chính sách đối với sinh viên đang học trong trường là bao nhiêu?
Được áp dụng từ thời gian nào?
Trả lời: Mức học bổng chính sách được tính bằng 80% mức lương tối thiểu (hiện nay là 432.000
đồng/người/tháng). Mức học bổng này được áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2008.

Câu 3: Học bổng chính sách được cấp bao nhiêu tháng trong năm học? Đối với các
chương trình đào tạo có thời gian dưới 01 năm hoặc có thời gian học năm cuối không đủ
12 tháng thì học bổng chính sách được cấp như thế nào?
Trả lời: Trong một năm học bổng được cấp đủ 12 tháng. Đối với các chương trình đào tạo có
thời gian dưới 01 năm hoặc có thời gian học năm cuối không đủ 12 tháng thì học bổng được cấp
theo số tháng thực học của năm học đó.

Câu 4: Trách nhiệm của sinh viên thuộc diện cử tuyển sau khi tốt nghiệp?

Trả lời: Chậm nhất là sau một tháng kể từ ngày được công nhận tốt nghiệp, sinh viên thuộc diện
cử tuyển phải có mặt tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (nơi đã cử đi học) để báo cáo kết thúc khóa
học. Căn cứ danh sách người học theo chế độ cử tuyển tốt nghiệp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh quyết định phân công công tác cho người tốt nghiệp về các cơ quan, đơn vị sự nghiệp,
doanh nghiệp của Nhà nước.
Câu 5: Trường hợp sinh viên học theo chế độ cử tuyển không chấp hành đủ thời gian làm
việc theo sự phân công công tác thì có phải bồi hoàn học bổng và chi phí đào tạo không?
Cách tính bồi hoàn như thế nào?

Trả lời: Trường hợp sinh viên học theo chế độ cử tuyển phải bồi hoàn chi phí đào tạo do không
chấp hành đủ thời gian làm việc theo sự phân công công tác, cơ quan, đơn vị tiếp nhận sinh viên
theo chế độ cử tuyển về làm việc phải báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không quá 15 ngày kể
từ ngày thôi việc để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thu hồi tiền bồi hoàn.

Cách tính tiền bồi hoàn

a) Trường hợp phải bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo theo quy định tại Điều 12 Nghị
định số 134/2006/NĐ-CP.

b) Cách tính tiền bồi hoàn:

* Ví dụ 1: Anh Nguyễn Văn A học được 2 năm thì tự ý thôi học hoặc sau khi tốt nghiệp
không chấp hành sự phân công công tác, tiền bồi hoàn Anh A phải trả gồm:

+ Học bổng chính sách Anh A đã nhận trong thời gian học theo chế độ cử tuyển.

+ Các khoản tiền hỗ trợ của nhà nước Anh A đã nhận trong thời gian học theo chế độ cử
tuyển (gồm các khoản trợ cấp theo quy định tại khoản 4 mục II của Thông tư này).

+ Tiền học phí của Anh A đã được địa phương trả cho trường trong thời gian học tại
trường theo chế độ cử tuyển.

* Ví dụ 2: Anh Nguyễn Văn B phải chấp hành nghĩa vụ làm việc theo sự điều động của Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh là 5 năm, Anh B đã làm việc được 3 năm 6 tháng theo sự phân công, sau
đó tự ý bỏ việc, số tiền bồi hoàn Anh B phải trả được tính như sau:

60 tháng – 42 tháng
Số tiền phải bồi hoàn = x Tổng chi phí trong thời gian học (gồm
các chi phí tính theo Ví dụ 1) 60 tháng

You might also like