Discover millions of ebooks, audiobooks, and so much more with a free trial

Only $11.99/month after trial. Cancel anytime.

Giai thoại Thiền sư Triệu Châu.
Giai thoại Thiền sư Triệu Châu.
Giai thoại Thiền sư Triệu Châu.
Ebook138 pages2 hours

Giai thoại Thiền sư Triệu Châu.

Rating: 0 out of 5 stars

()

Read preview

About this ebook

Ngài (Triệu Châu) có một cuộc sống rất bình thường đơn giản, lối khai thị dạy đạo của Ngài rất hóm hỉnh dí dỏm, lời nói giống như đùa cợt, nhưng phong cách giáo hóa thật nghiêm khắc. Tùy theo căn cơ trình độ của đối phương Ngài đã khai thị cho rất nhiều người tỏ ngộ. Tùy theo căn cơ trình độ của đối phương Ngài đã khai thị cho rất nhiều người tỏ ngộ.

LanguageTiếng việt
PublisherDong A Sang
Release dateJul 3, 2016
ISBN9781310151675
Giai thoại Thiền sư Triệu Châu.
Author

Dong A Sang

1. Quê quán : Làng Trường Xuân, xã Hải Trường, tỉnh Quảng Trị.2. Học trường : + Tiểu học Trường Sanh. + Trung học Hải Lăng (đệ nhất cấp) + Trung học Nguyễn Hoàng (đệ nhị cấp)+ Đại học Sư Phạm Huế (Ban Việt Hán -Khóa Lương Văn Can)+ Đại học Văn khoa Huế (Cử nhân năm 4 - Việt Văn)3. Dạy học : + Trường Phan Châu Trinh- ĐN (1973-1975) + Trường PTTH Hòa Vang (1976- 1981)+ Trường PTHT Phan Châu Trinh (lớp chuyên).+ Trường chuyên Lê Quý Đôn - ĐN..4. Làm việc : NXBGD.VN.5. Bút danh Đông A Sáng (chuyên dịch tiếng Trung).6. Đã dịch và xuất bản : Trên 100 cuốn sách, gồm các thể loại : Triết học (Kinh Dịch, Đạo đức kinh), lịch sử,mưu kế, thư pháp, dưỡng sinh, Trung y, nhân tướng, phong thủy, tượng kỳ, võ thuật v.v.7. Liên kết với Công ty Hương Trang xuất bản sách trên Smashwords.com và Amazon.com.

Read more from Dong A Sang

Related to Giai thoại Thiền sư Triệu Châu.

Related ebooks

Reviews for Giai thoại Thiền sư Triệu Châu.

Rating: 0 out of 5 stars
0 ratings

0 ratings0 reviews

What did you think?

Tap to rate

Review must be at least 10 words

    Book preview

    Giai thoại Thiền sư Triệu Châu. - Dong A Sang

    Ngày đầu tiên khi biết Phật pháp tôi hoàn toàn không hiểu gì về Thiền. Hàng đêm tôi được đến chùa quê tụng kinh theo thời khóa tu Tịnh độ, tuy được duyên lành tụng kinh nhưng không hiểu nghĩa kinh trong đó nói gì. Tụng kinh là một bổn phận của một người cư sĩ Phật tử phải tụng mà thôi.

    Ở quê tôi, có một vài ngôi chùa quanh năm suốt tháng chỉ lấy tụng kinh làm công khóa chính và những ngày Rằm chỉ có cúng kiếng theo kiểu nhà quê. Tôi đi chùa lâu năm nhưng không biết Phật pháp là gì, người lớn dạy thế nào tôi chỉ biết làm theo thế ấy.

    Sau, nghe nói ở Thiền Viện Thường Chiếu có quý thầy giảng kinh thuyết pháp, thỉnh thoảng có những bác Phật tử lớn tuổi đi nghe giảng, tôi được tháp tùng đi theo. Kể từ lúc được đến Thiền Viện nghe giảng, đầu ốc tôi bỗng dưng sáng ra, dần dần tôi thâm nhập được lời Phật dạy và hiểu được giáo lý nhà Phật hay tuyệt vời. Lòng tôi vô cùng sung sướng, càng ngày tôi càng thích được nghe quý thầy giảng pháp. Nghe pháp như là một món ăn tinh thần không thể thiếu, tôi say sưa học Phật pháp đến nỗi chán nản không muốn làm gì nữa.

    Năm 1992, năm này tôi được 19 tuổi, đang học tại trường Cao Đẳng Xây Dựng ở Thủ Đức, tôi quyết định dứt khoát đi tu. Sở nguyện xuất gia của tôi được thành tựu trong thuận duyên tốt đẹp. Kể từ lúc được vào Thiền Viện chuyên tu, mỗi ngày tôi được nghe Hòa thượng cũng như quý thầy giáo thọ giảng thiền, nhất là khi được học về thiền sư Trung Hoa, một điều lạ lùng khi học tới đâu tôi liền thâm nhập tới đó. Niềm vui sướng tột bực dấy lên trong lòng, tôi cảm nhận dù có bao nhiêu châu báu trên thế gian này cũng không thể sánh được pháp thiền mà tôi đã được quý thầy truyền dạy. Niềm vui sướng này tôi không thể nào diễn tả hết bằng lời, như lời các thiền sư nói: Uống nước nóng lạnh tự biết.

    Năm 1994, tôi được Hòa thượng cho về Thiền Viện Trúc Lâm - Đà Lạt chuyên tu. Trong khoảng thời gian này tôi được nghe Hòa thượng dạy rất nhiều về các thiền sư. Từ đó, pháp thiền đối với tôi như là một người bạn tri kỷ.

    Tuy nhiên, tôi được biết có rất nhiều người không đủ duyên, nghe đến thiền họ hoàn toàn ngơ ngác, khi bước vào cửa thiền như lạc vào rừng sâu không biết lối đi. Dù có duyên hay không có duyên, xin mời bạn thử đọc qua một trong những giai thoại của quyền sách này một lần. Nếu khi đọc xong một giai thoại, bạn cảm thấy thú vị và nhận ra đại ý nhà thiền thì bạn hãy đọc tiếp. Còn như, đọc một bài mà bạn hoàn toàn không hiểu gì, hoặc không có gì hấp dẫn, xin bạn hãy khép sách lại đừng đọc nữa, vì càng đọc tâm bạn càng rối rắm càng tăng thêm hoài nghi, không ích lợi gì cho bạn.

    Riêng tôi, tôi rất tâm đắc về thiền sư Triệu Châu. Đọc sử thiền sư Triệu Châu, tôi đọc tới đọc lui cả trăm lần cũng không chán, càng đọc tôi càng thích thú, cảm nhận được kinh nghiệm tu hành và nghệ thuật sống giáo hóa tuyệt vời của Ngài.

    Thiền sư Triệu Châu sau khi ngộ được câu nói Tâm bình thường là đạo của thiền sư Nam Tuyền, Ngài đem vấn đề này ứng dụng vào cuộc sống một cách cụ thể. Là một thiền giả trong tông môn không ai mà chẳng biết đến những giai thoại nổi tiếng bất hữu của Ngài như Trà Triệu Châu, giai thoại Nam Tuyền chém Mèo Ngài cởi giày để trên đầu. Có người hỏi Con chó có Phật tánh không? có lúc Ngài đáp có, có lúc Ngài đáp không v.v. Ngài có một cuộc sống rất bình thường đơn giản, lối khai thị dạy đạo của Ngài rất hóm hỉnh dí dỏm, lời nói giống như đùa cợt, nhưng phong cách giáo hóa thật nghiêm khắc. Tùy theo căn cơ trình độ của đối phương Ngài đã khai thị cho rất nhiều người tỏ ngộ.

    Trong thời đại mạt pháp này, Phật pháp trổ muôn hoa, hàng chục pháp môn của Phật tưng bừng trỗi dậy. Tôi hữu duyên gặp được pháp thiền mà biết đến các thiền sư tu thiền, nhờ sự chỉ giáo khai hóa của các bậc thầy đi trước mà tôi nếm được chút hương vị nhà thiền. Xin đem hết tâm thành của mình gởi đến chư vị pháp lữ trong bốn phương một món quà Thiền bé nhỏ, nguyện đời đời được kết duyên lành trong pháp hội Thiền tông, cùng dắt dìu nhau thẳng tiến con đường giải thoát.

    Thường Chiếu ngày 28. 04. 2011

    Kính ghi Thích Đạo Tâm

    Phần 2 : GIAI THOẠI

    1. VÁ HƯ KHÔNG

    Có một người chuyên làm nghề may vá tên là Hồ Đinh Giảo, đến tham vấn thiền sư Bảo Thọ. Thiền sư Bảo Thọ hỏi:

    -Có phải anh là người họ Hồ nổi tiếng khéo tay may vá không?

    Hồ Đinh Giảo khiêm tốn trả lời:

    -Không dám.

    -Anh có cách nào vá được hư không chăng?

    -Nếu sư phụ có thể đập bể hư không, con sẽ vá lại được.

    Thiền sư Bảo Thọ liền giơ gậy đập túi bụi lên đầu Hồ Đinh Giảo. Anh ta cuối cùng phải xuống nước năn nỉ:

    -Sư phụ muốn đập bể hư không thì cứ đập, tại sao lại đập con?

    -Tạm thời ta không nói rõ lý do vì sao ta đánh ngươi. Sau này gặp sư phụ nào lắm mồm sẽ nói cho ngươi.

    Hồ Đinh Giảo không hiểu được ý thiền sư Bảo Thọ, đành cáo biệt ra về. Sau này, đến chỗ thiền sư Triệu Châu tham vấn, anh ta kể lại chuyện bị thiền sư Bảo Thọ đánh. Triệu Châu hỏi:

    -Ngươi có biết tại sao bị đòn không?

    -Đến bây giờ con cũng không biết lỗi gì mà sư phụ Bảo Thọ lại nặng tay như thế.

    -Tại vì trong hư không có một vết nứt chính là ngươi, thật là đáng đòn.

    Hồ Đinh Giảo nghe Triệu Châu giải thích bỗng dưng tỉnh ngộ.

    Lời bàn :

    Các thiền sư thường đem nghề nghiệp sở trường của đối phương để khai thị, thời Đức Phật có một người tinh tấn tu hành lâu ngày mà không kết quả, đến hỏi Phật. Phật bảo:

    -Ông yêu thích nghề gì nhất?

    -Đánh đàn.

    -Dây đàn căng quá thì sao?

    -Sẽ đứt.

    -Dây đàn dùn quá thì sao?

    -Không phát ra âm thanh.

    -Dây đàn vừa chừng thì sao?

    -Âm thanh trong trẻo. Thiền sư Bảo Thọ hỏi Hồ Đinh Giảo làm nghề gì, Hồ Đinh Giảo trả lời may vá. Thiền sư Bảo Thọ muốn mượn chuyện may vá hỏi Hồ Đinh Giảo có vá được hư không chăng. Câu hỏi này có ý dò xét coi trình độ tham thiền của Hồ Đình Giảo tới đâu.

    Đặt trường hợp nếu chúng ta bị hỏi câu này thật là lúng túng. Nhưng Hồ Đình Giảo không phải là tay tầm thường, thẳng thắn trả lời rằng: Nếu sư phụ có thể đập bể hư không, con sẽ vá lại được.

    Thật là tuyệt vời, không cần suy nghĩ, đối đáp như lửa nháng điện chớp. Thiền sư Bảo Thọ hỏi vá được hư không chăng, nếu trả lời được cũng không đúng - hư không làm sao vá - nếu trả lời không được, tự cho mình là người nổi tiếng khéo may vá mà vá hư không không được, thật là quê. Hồ Đinh Giảo thật là sáng ý bảo: Nếu sư phụ có thể đập bể hư không, con sẽ vá lại được.

    Nếu câu chuyện này dừng lại ở đây thì không chứng minh được làm sao đập bể hư không và không trả lời trôi câu hỏi thách đố của Hồ Đinh Giảo Nếu sư phụ có thể đập bể hư không, con sẽ vá lại được.

    Cây gậy của thiền sư Bảo Thọ thật lợi hại, Hồ Đinh Giảo vừa dứt lời, Bảo Thọ liền đập lên đầu lên cổ Hồ Đinh Giảo, đến nỗi Hồ Đinh Giảo chỉ còn cách năn nỉ Sư phụ muốn đập bể hư không thì cứ đập, tại sao lại đập con?.

    Chắc có lẽ chúng ta sẽ nghi ngờ chỗ này, thiền sư Bảo Thọ không trả lời nổi câu hỏi của Hồ Đinh Giảo, cho rằng Hồ Đinh Giảo hỏi ngược lại như vậy là thất sách, cho nên thiền sư Bảo Thọ nổi sân dùng gậy đánh ông ta. Hiểu như vậy là sai lầm. Chính chiếc gậy của thiền sư đã đập bể hư không rồi mà Hồ Đinh Giảo không biết vá lại. Đập bể chỗ nào? Hư không vốn không hình không tướng, tượng trưng cho tự tánh, cái không hình không tướng làm gì có bể, không bể làm sao vá. Ở đây nói đập bể là đập bể cái tâm dương dương tự đắc, cái tâm thách đố cho mình là hơn mà Hồ Đinh Giảo không thấy được. Cho nên thiền sư Bảo Thọ nói ta tạm thời không nói rõ lý do vì sao ta đánh ngươi... mãi đến sau này gặp thiền sư Triệu Châu khai thị cho ông ta thấy rằng vết nứt đó chính là ông. Bấy giờ ông ta mới tỉnh ngộ.

    Qua giai thoại này chúng ta thấy rằng, tâm tánh chúng ta vốn không tỳ vết, thế nhưng chúng ta lại tạo ra quá nhiều vết tỳ, những vết tỳ đó là những dính mắc, những cố chấp trong lòng mà chúng ta không buông bỏ được. Khi nào những dính mắc, cố chấp trong lòng chúng ta không còn thì lúc đó tâm tánh rỗng rang thênh thang như hư không vậy.

    2. Ý NGHĨA THẦM KÍN

    Có một cô ni đến tham vấn thiền sư Triệu Châu:

    -Thế nào là ý nghĩa thầm kín?

    Triệu Châu thừa dịp, thọc lét vào mình cô ni.

    Cô ni tái xanh mặt mày, tức giận la lên:

    -Lão Hòa thượng sàm sỡ, tu hành đắc đạo mà còn cái này sao?

    Triệu Châu lập tức trả lời:

    - Chính cô mới còn cái này đây.

    Lời bàn :

    Thiền sư Triệu Châu là nhân vật nổi tiếng xuất sắc trong nhà thiền. Ngài sống rất hoạt bát vui vẻ, trí tuệ của Ngài tuôn trào như một dòng suối, lời nói rất hóm hỉnh dí dỏm, cách khai thị giống như đùa cợt. Thế nhưng thái độ đùa cợt của Ngài là một phong cách giáo hóa vô cùng nghiêm khắc.

    Cô ni đến hỏi Thế nào là ý nghĩa thầm kín? Ý muốn hỏi rằng chân tâm Phật tánh của con ở đâu và như thế nào?

    Tại sao thiền sư Triệu Châu là một người tu hành mà bậy bạ quá vậy? Người ta hỏi đạo lý không giải thích thì thôi, mắc gì thọc lét? Như vậy là ý gì?

    Trong kinh nói, nếu chúng ta đem tình phàm để suy lường ý Thánh, ý Thánh cũng biến thành tình phàm. Các vị Bồ-tát vì giáo hóa chúng sanh cho nên đôi khi sử

    Enjoying the preview?
    Page 1 of 1