Discover millions of ebooks, audiobooks, and so much more with a free trial

Only $11.99/month after trial. Cancel anytime.

Đời Hòa Thân
Đời Hòa Thân
Đời Hòa Thân
Ebook164 pages2 hours

Đời Hòa Thân

Rating: 0 out of 5 stars

()

Read preview

About this ebook

Hòa Thân (1750-17990), được miêu tả là một người đẹp trai, thông minh, hiếu học, thông thạo Thứ thư, Ngũ kinh, giỏi thơ phú, biết nhiều ngoại ngữ (Hán, Mông, Tạng).
Hòa Thân được vua Càn Long (1735-1799) sũng ái; từ một thị vệ, dần dần thăng chức quân cơ đại thần (27 tuổi), đại học sĩ kiêm thượng thư bộ hộ, bộ lại, bộ binh (37 tuổi), sau đó chỉ dưới vua Càn Long, quyền nghiêng thiên hạ (47 tuổi).
Có người cho rằng, trong quan trường có 3 loại làm cho lỗ quả tim (tâm khiếu, lương tâm) bị che lấp, mịt mờ là quyền, tiền và gái đẹp.
Xét về mặt nào đó, Hòa Thân có tài về quân sự, chính trị, ngoại giao, tài chính, có óc tổ chức. Vì ham quyền, ham tiền, ham gái, Hòa Thân đã trở thành một gian thần, một quan tham, phạm vào 20 đại tội, bị xử lăng trì; nhưng sau đó Gia Khánh ban ân, cho tự thắt cổ, chết được toàn thây.
Trước giờ phút tự treo cổ, mong manh như sợi chỉ giữa sự sống và cái chết, Hòa Thân mới tỉnh ngộ, biết rằng mọi sự tính toán, thu tóm trên đời chỉ là bọt nước. Giả thiết, có một thế giới cát bụi nào đó, thì Hòa Thân ra về với bàn tay trắng như lúc đã ra đi.
Cuộc đời Hòa Thân có lúc thành công, lúc thất bại; như bao con người khác ở trên đời, Hòa Thân cũng có cái xấu, cái tốt. Thành - bại, xấu - tốt xen kẽ vào nhau, tạo nên bí mật, dựng nên nhưng chuyện truyền kì về Hòa Thân.
Truyện Kiều, đại thi hào Nguyễn Du, đã phác hoạ bóng bọn quan tham như bóng hung thần, thấp thoáng đâu đó : Vì ba trăm lạng, chúng đã làm cho gia đình đang bình yên phải tan nát, tiếng oan vang vọng giữa trời xanh; chúng bắt con người phải tự bán mình, tự xin chừa tấm lòng trinh bạch, làm cho đày đoạ con ngóc đầu chẳng lên; chúng đẩy con người vào những nẻo đoạn trường, hết cả tuổi thanh xuân; bọn tham quan đã biến trần gian thành địa ngục.
Thời Xuân thu - Chiến quốc, nhà chính trị tài ba Quản Trọng cho rằng, bọn tham quan như những con chuột ẩn trong miếu thổ địa; khó diệt : ném chúng thì vỡ tượng thần, đốt chúng thì cháy miếu; chúng gỉao hoạt, tinh ranh, lanh lẹ vô cùng và chúng vẫn tồn tại như đã từng tồn tại.
Phải chăng ? Nguyễn Du, với cặp mắt nhìn thấu sáu cõi, đã báo cho mọi người về về tai họa tham quan. Quản Trọng đã cho mọi người biết, trong cuộc chiến với tham quan là vô cùng gian kho.ù Trong lịch sử, nhiều người mới có ý định chống tham quan, thì bọn tham quan đã ra tay trước; họ đã chết oan, chết ức, trời chẳng biết, đất chẳng hay !
Ngày nay, đại họa tham quan lan tràn khắp thế giới, tuy thầm lặng nhưng còn dữ dội hơn thiên tai, địch họa; tham quan làm cho kho tàng quốc gia trống rỗng, đất nước suy yếu, những giá trị xã hội trong xã hội bị đảo lộn; dân chúng khốn khổ; nhiều nước đã nẩy sinh bạo loạn.
Như đã nói, cuộc đời Hòa Thân cái tốt, cái xấu, lúc thành, lúc bại, tạo nên bí mật, dựng nên những chuyện truyền kì.
Cuốn sách quí bạn đang cầm trên tay, không những thể hiện những thành bại, tốt xấu, những bí mật, những truyền kì về gian thần, tham quan Hoà Thân, mà còn nêu lên những đại họa do bọn quan tham hoành hành và cuộc chiến chống tham quan ác liệt, phức tạp, dưới thời nhà Thanh.
Cuốn sách viết hình thành bằng những chuỗi câu chuyện nhỏ, dưới dạng văn sử, lời văn dí dỏm, thú vị; hi vọng mua vui cho các bạn được vài trống canh, sau những ngày làm lụng mệt nhọc, đồng thời để các bạn hiểu thêm về những âm mưu, những thủ đoạn tàn nhẫn của bọn gian thần, tham quan.
Dù có rất nhiều cố gắng trong việc dịch và biên soạn, nhưng chắc không tránh được thiếu sót, mong quí bạn lượng thứ.

LanguageTiếng việt
PublisherDong A Sang
Release dateDec 6, 2013
ISBN9781310903328
Đời Hòa Thân
Author

Dong A Sang

1. Quê quán : Làng Trường Xuân, xã Hải Trường, tỉnh Quảng Trị.2. Học trường : + Tiểu học Trường Sanh. + Trung học Hải Lăng (đệ nhất cấp) + Trung học Nguyễn Hoàng (đệ nhị cấp)+ Đại học Sư Phạm Huế (Ban Việt Hán -Khóa Lương Văn Can)+ Đại học Văn khoa Huế (Cử nhân năm 4 - Việt Văn)3. Dạy học : + Trường Phan Châu Trinh- ĐN (1973-1975) + Trường PTTH Hòa Vang (1976- 1981)+ Trường PTHT Phan Châu Trinh (lớp chuyên).+ Trường chuyên Lê Quý Đôn - ĐN..4. Làm việc : NXBGD.VN.5. Bút danh Đông A Sáng (chuyên dịch tiếng Trung).6. Đã dịch và xuất bản : Trên 100 cuốn sách, gồm các thể loại : Triết học (Kinh Dịch, Đạo đức kinh), lịch sử,mưu kế, thư pháp, dưỡng sinh, Trung y, nhân tướng, phong thủy, tượng kỳ, võ thuật v.v.7. Liên kết với Công ty Hương Trang xuất bản sách trên Smashwords.com và Amazon.com.

Read more from Dong A Sang

Related to Đời Hòa Thân

Related ebooks

Related categories

Reviews for Đời Hòa Thân

Rating: 0 out of 5 stars
0 ratings

0 ratings0 reviews

What did you think?

Tap to rate

Review must be at least 10 words

    Book preview

    Đời Hòa Thân - Dong A Sang

    ĐỜI HÒA THÂN.

    By Đông A Sáng

    Copyring Đông A Sáng

    Smashwords Edition.

    CHƯƠNG MỘT :THỜI NIÊN THIẾU&NHỮNG NẤC THANG BAN ĐẦU.

    CHương hai:CÀN LONG - HÒA THÂN.

    CHƯƠNG BA:TAY CHÂN - NẠN NHÂN -ĐỐI THỦ.

    CHƯƠNG BỐn:THUẬT LÀM GIÀU CỦA THAM QUAN.

    CHƯƠNG NĂM:GIÀU SANG TỘT ĐỈNH - PHONG LƯU TỘT BẬC.

    CHƯƠNG SÁU:GIA KHÁNH - HÒA THÂN.

    SÁCH THAM KHẢO

    AUTHOR- ĐÔNG A SÁNG

    mailto:ttransang.nxb@gmail.com

    *

    Chương mỘt:THỜI NIÊN THIẾU&NHỮNG NẤC THANG BAN ĐẦU

    I.THỜI NIÊN THIẾU :

    1. Mồ côi cha mẹ:

    Hòa Thân*, tự là Chí Trai, sinh năm 1750 (Càn Long thứ 15), là người Mãn Châu, thuộc nhị giáp lạt hồng kì.

    Giáp lạt là tiếng Mãn, theo tiếng Hán có nghĩa là thế là đời, theo qui chế tổ chức quân đội của bát kì có hai cấp, cứ 5 đồn thành một giáp lạt, 5 giáp lạt thành một kì. Bát kì do Nguyên Thế tổ sáng lập, con cháu trong bát kì được thế tập.

    Hòa Thân mất mẹ từ lúc lên ba, thân phụ Hòa Thân là Thái Bảo, thuộc quân bát kì, làm đô thống ở Phúc Kiến.

    Thái Bảo rất ít về nhà, Hòa Thân sống với mẹ kế; tương tự bao bà mẹ kế trên đời, cũng không mấy yêu thương con chồng; Hoà Thân có một em trai, tên là Hoà Lâm, nhỏ hơn Hòa Thân 3 tuổi.

    Thời đó, ở kinh thành có một trường gọi là An cung học quan, giành cho con cháu bát kì theo học, mỗi năm tuyển 80 người, mỗi kì là 10 người.

    An cung học quan phần nhiều do các quan hàn lâm phụ trách việc giảng dạy các môn kinh, sử, cưỡi ngựa bắn cung, cách dùng hỏa khí, các ngôn ngữ Mông, Hán, Tạng.

    Tuy An cung học quan không thu học phí nhưng mọi sinh hoạt ăn uống, thì gia đình người theo học phải lo liệu.

    Năm chín tuổi, Hòa Thân và Hoà Lâm được tuyển vào học An cung học quán; việc chi tiêu đều do cha cung cấp, không dư dã nhưng hai anh em cũng đủ ăn học.

    Mọi công việc trong nhà, kể cả việc chạy ăn từng bữa, đều do quản gia Lưu Toàn đảm trách.

    * Ghi chú :

    1)Trung Quốc sử lược, Phan Khoang, phiên là Thân.

    Reischauer và Farbank phiên là Shen (Thân).

    Tsui Chi phiên là Kesuen (Khôn).

    4) Chúng tôi (người biên soạn) có dịp đến Hòa phủ, cũng nghe nhiều người gọi là Thân, nên phiên là Thân.

    2. Những bài học cay đắng đầu đời :

    Năm Hòa Thân 10 tuổi, thân phụ Hòa Thân bị bệnh cũng qua đời; tuy làm quan nhưng Thái Bảo ôn hòa, thanh liêm, ít giao thiệp với ai, nên khi ông mất, đồng liêu, bạn bè cũng rất lạnh nhạt.

    Lúc sinh thời, Thái Bảo được cấp 15 khoảnh ruộng, do ít về nhà, ông ta giao cho tay chân thân tín là Lại Ngũ trông coi.

    Khi còn Thái Bảo còn sống, Lại Ngũ muốn nộp bao nhiêu bạc thì nộp; lúc Thái Bảo qua đời, Sắc Ngũ lại nộp ít hơn.

    Năm ấy, Hoà Thân mới 13 tuổi, thấy Lại Ngũ quá quắt, liền cùng Lưu Toàn đến trang trại, hỏi :

    - Trang chủ nộp tiền ruộng mỗi ngày một ít đi, trước mười phần giảm xuống còn sáu, bảy tám phần, năm nay chỉ còn ba, bốn phần là sao ?

    Ban đầu, Lại Ngũ thấy Hòa Thân còn nhỏ, trả lời quanh co, là do tô thuế ngày càng cao. Sau thấy Hòa Thân vặn vẹo mãi, trách là người tình bạc nghĩa, Lại Ngũ bực quá, đuổi Hòa Thân và Lưu Toàn cút xéo khỏi cửa.

    Ra về, Hoà Thân liền viết đơn kiện Lại Ngũ lên phủ Bảo Định; quan tri phủ là Mục Liên Chương thấy Hòa Thân và Lưu Toàn đi kiện mà chẳng có quà cáp thế lực gì, liền bênh vực Lại Ngũ.

    Ông ta còn to tiếng la mắng cho rằng Hòa Thân và Lưu Toàn cố tình làm ồn ào, phá làng, phá xóm, nếu không thôi cái trò kiện cáo, sẽ bắt giam vào ngục.

    Lưu Toàn biết không thắng nổi Lại Sắc, không hi vọng gì về ông tri phủ, khuyên cậu chủ nhỏ không nên kiện cáo nữa.

    Mồ côi cha mẹ, bị tay chân của cha bội bạc, người đời quay lưng, quan lại xử ép, là những bài học cay đắng đầu đời của cậu bé Hoà Thân.

    3. Chăm chỉ học hành, khổ công luyện tập :

    Hoà Thân không được đầy đủ ngựa xe, áo quần như các cậu con quan khác, nhưng rất chăm học, cậu thuộc lòng Tứ thư, Ngũ kinh và những tác phẩm nổi tiếng đương thời; giỏi làm văn, làm thơ; thông thạo ngôn ngữ Hán, Mãn, Mông, Tạng.

    Ngoài việc chăm chỉ học tập, Hòa Thân còn để tâm đọc những tác phẩm văn chương của Càn Long, luyện thư pháp theo lối viết của vua Càn Long.

    Năm 18 tuổi, theo lệ Hoà Thân được thế tập với chức tam đẳng khinh xa đô uý. Tuy được thế tập nhưng cũng chẳng có bổng lộc, tiền bạc gì.

    Hai anh em Hoà Thân và gia đình rơi vào hoàn cảnh túng thiếu, việc tìm tiền bạc để học hành gần như chưa có lối thoát.

    4. Gặp cứu tinh:

    Anh Khiêm, tự là Thập Lục, nguyên là họ Phùng, là đại thần phủ nội vụ, thị lang bộ hộ, hình bộ thượng thư, đô thống chính hoàng kì Mãn Châu.

    Anh Khiêm, có một cháu gái, mất cả cha lẫn mẹ, ông ta rất thương cô cháu gái côi cút, muốn tìm cho cháu gái một tấm chồng có một tương lai sáng sủa.

    Tương truyền, một buổi chiều sau khi bãi triều, Anh Khiêm đi xe ngựa về nhà, thấy một con chó dữ cứ đuổi theo một cậu bé, sủa nhặng lên. Anh Khiêm thấy vậy, nói :

    -Nó thấy cậu ăn mặc tuềnh toàng quá, tưởng là ăn trộm hay ăn mày gì đó, nên sủa và đuổi theo.

    Hòa Thân cũng không vừa, đáp :

    -Thưa ngài, con chó thấy ngài ngồi xe, ăn mặc gấm vóc lụa là, đeo vàng bạc, nó biết ngài là quan cao, nên nó sợ, không dám sủa, cũng chẳng dám đuổi theo ngài.

    Anh Khiêm thấy cậu bé ăn nói xách mé nhưng lưu loát, ứng đối nhanh nhẹn, lại đẹp mã, nên rất bằng lòng; từ đó, sai người hầu theo dõi Hoà Thân.

    Ông cũng thường quan sát các học sinh theo học An học cung, thấy mấy cậu con quan nào cũng đua đòi, ngang ngược, lười biếng, chỉ có Hòa Thân là Anh Khiêm ưng ý nhất : đẹp trai, thông minh, học rộng.

    Thế là Anh Khiêm mớm lời gả cháu gái cho Hòa Thân, khuyên Hòa Thân yên tâm học tập, khỏi lo về cơm áo, gạo tiền. Tất nhiên, Hoà Thân cám ơn rối rít và nhận lời.

    Mã thị, vợ Hòa Thân không chỉ đẹp người, đẹp nết mà còn được Anh Khiêm giáo dục rất cẩn thận, giỏi thi thư.

    2. NHỮNG NẤC THANG BAN ĐẦU :

    Năm 23 tuổi, Hòa Thân được làm tam đẳng thị vệ, tiếp đó được cử vào đội quân chuyên lo nghi trượng khi nhà vua đi du ngoạn.

    1. Sự lợi hại của kinh điển và ngoại ngữ :

    Sách Luận ngữ:

    Một hôm, mùa xuân nắng đẹp, vua Càn Long cho quân thắng xe du ngoạn ở vườn Minh Viên.

    Ông đang vui vẻ, bỗng có quân đến cấp báo là tên tội phạm nguy hiểm người Miến Điện đã trốn thoát. Càn Long tức giận nói :

    -Con huỷ dữ đã thoát khỏi chuồng rồi ! Các ngươi có biết không ? Các ngươi có biết không ?

    Nguyên Càn Long thuận miệng, dẫn câu trong Luận ngữ là con hủy dữ xổng chuồng rồi (bạo hủy xuất vu hiệp), mấy thị vệ theo hầu không đọc kinh sách, nên không biết nhà vua nói gì, sợ hãi, nhất loạt quì xuống, không ai dám ngẩng đầu lên.

    Riêng Hoà Thân bạo gan ngẩng đầu lên, tâu :

    -Xin hoàng thượng bớt giận, giận có hại đến long thể. Mấy người hầu hạ không hiểu được câu mà bệ hạ dẫn từ Luận ngữ, nên không dám tâu trình.

    Càn Long nghe nói, nguôi giận, hỏi :

    - Ngươi học Luận ngữ ư ?

    Hoà Thân tâu :

    - Tâu bệ hạ, nô tài có học được ít nhiều.

    Càn Long thấy Hoà Thân trẻ, đẹp trai, mạnh dạn, ăn nói lưu loát hợp tình; từ đó đem lòng yêu mến.

    Sách Mạnh tử :

    Lần khác, Càn Long ngồi trong nhà thủy tạ ở Minh Viên đang đọc cuốn Mạnh tử do Chu Hi chú thích, bỗng nhiên trời tối sầm, không thấy chữ.

    Các thị vệ vội vã thắp đèn, nhà vua vẫn nheo nheo mắt, chữ chập chờn. Thấy Hoà Thân đứng hầu, Càn Long nói :

    - Hòa Thân ! Ngươi xem, lời chú giải này ta không thấy rõ.

    Hoà Thân cung kính hỏi :

    -Tâu bệ hạ câu nào ?

    Càn Long đọc :

    -Nhân chi đạo giả, ẩm thực, noãn y, dật cư nhi vô giáo, tắc cận vu cầm thú. Thánh nhân hữu ưu chi, sử khế vi tư đồ, giáo dị nhân luân.

    Hòa Thân nghe xong, giải thích

    -Trong việc trị dân, sau khi lo cho dân ăn no mặc ấm, phải giáo hóa cho dân, nếu chỉ cho dân ăn no mặc ấm khác nào nuôi cầm thú. Đó là nỗi lo của thánh nhân, của các quan phụ trách.

    Hoà Thân không chỉ giải thích lưu loát dễ hiểu hơn chú thích trong sách, lại còn giải thích từ nào là danh từ, từ nào là từ đưa đẩy Càn Long rất vừa ý.

    Từ đó, Càn Long cho Hòa Thân được phép đứng gần, hầu vua đọc sách; chẳng bao lâu Hòa Thân được thăng tả thị lang bộ hộ.

    Chữ Tây Tạng:

    Năm đó, nhân ngày mừng thọ 70 của vua Càn Long, các quan trong triều từ trên xuống dưới lăng xăng treo đèn, kết hoa, tổ chức đại điển để chúc thọ nhà vua.

    Thời ấy, giữa nhà Thanh với Mông Cổ và Tây Tạng có mối quan hệ rất mật thiết những công văn giấy tờ thường được viết chữ Hán và Mông Cổ.

    Nhân lễ mừng thọ, Ban Thiện, một nhà sư Tây Tạng, viết một bức thư cho quân kị mã đi ngày đêm đem dâng Càn Long.

    Nhận được thư, các quan trong triều chẳng ai biết đọc chữ Tây Tạng cả.

    Càn Long bực mình, sai quân hỏa tốc đi tìm Hòa Thân.

    Hòa Thân đến, làm lễ xong, liền cầm lá thư đọc, đại ý : Tiểu tăng vốn chịu ân sâu như trời biển của đại hoàng đế. Vì xuất gia, không làm được gì để báo đáp, chỉ ngày ngày khấn nguyện Phật gia hộ đại hoàng đế sống lâu trăm tuổi. Nhân dịp lễ thọ 70 của đại hoàng đế, viết thư quỳ lạy, để bày tỏ tấm lòng.

    Nội dung thư ca ngợi hoàng đế hết lời, người dịch thư không hề vấp váp, làm cho Càn Long rất vui vẻ.

    Nhân lúc cao hứng Càn Long sai Hòa Thân viết chiếu thư cho Biện Thiền. Hòa Thân chiếu bằng ba loại chữ Hán, Mông, Tạng.

    Viết chiếu thư xong, Càn Long lại giao cho Hoà Thân toàn quyền tu sửa chùa chiền, miếu mạo để mời Biện Thiền về kinh ở.

    Không những vậy, Càn Long còn phong cho Hòa Thân chức thượng thư Lí Phiên Phủ, coi việc ngoại với các nước Mông Cổ, Tân Cương, Tây Tạng.

    Từ những nấc thang ban đầu, Hòa Thân từ từ bước lên đỉnh cao quyền lực và danh vọng : 27 tuổi được thăng quân cơ đại thần, 37 tuổi được thăng đại học sĩ kiêm thượng thư bộ lại, bộ binh, bộ hộ; năm 47 tuổi chỉ dưới một người là Càn Long, trên cả vạn người.

    Chương hai :CÀN LONG - HÒA THÂN.

    Quỉ Cốc, nhà mưu kế nổi tiếng Trung Hoa, đề xuất một chiêu thức đánh vào lòng người, chiều theo dục vọng của con người (tuỳ tâm sở dục), từ đó chinh phục và lèo lái con người. Hoà Thân sử dụng chiêu này rất thành công :

    Càn Long ham đọc sách, phong nhã; Hoà Thân nhân đó mà dâng sách, văn phòng tứ bảo (giấy, bút, mực, nghiên) quí.

    Càn Long cũng ưa chơi đồ cổ, thư pháp, tranh quí; Hoà Thân ra sức sưu tầm thu gom đồ cổ, thư pháp, tranh quý trong cả nước, dâng cho nhà vua.

    Nhà vua quí mẹ thương con, thì Hoà Thân chăm sóc thái hậu, chiều chuộng công chúa. Nhà vua tự hào về sống dai, muốn trường thọ thì tổ chức lễ thọ linh đình.

    Nói chung, Càn Long thích gì, nghĩ gì Hòa Thân đều biết. Quí bạn đọc chương này sẽ rõ.

    I. THÁI HẬU VÀ CÔNG CHÚA THỨ MƯỜI:

    1.Thái hậu:

    Ngày

    Enjoying the preview?
    Page 1 of 1