Discover millions of ebooks, audiobooks, and so much more with a free trial

Only $11.99/month after trial. Cancel anytime.

Vẹo Rồng
Vẹo Rồng
Vẹo Rồng
Ebook255 pages3 hours

Vẹo Rồng

Rating: 0 out of 5 stars

()

Read preview

About this ebook

Vẹo Rồng (Dragon Scraps)
A peek into the livings of Hanoi and how they deal with the subjects of everyday's life: from ancestor worshipping, language, wars, heroes to marriage, alcohol, livestock, and dragon.

LanguageTiếng việt
PublisherMai Do
Release dateOct 20, 2013
ISBN9781301733064
Vẹo Rồng
Author

Mai Do

Name: Mai DoBorn and live in Hanoi, VietnamCurrently a Temple University student in Philadelphia.Mai loves to explore her hometown, the historic capital city of Vietnam. What a better way is writing a book about the restaurants scattered around the city? So began her journey to sample, as the French say, the crème de la crème of Hanoi cuisine.She researched and visited notable restaurants in the span of 2 years and compiled them in a handy e-book guide with over 100 restaurants of various kinds, reviews and prices.Name: Huan DoBorn and live in Ha Noi, Viet NamWork on Education and Social Development consultation and research; Writer, Translator.Published Books (literature):TÀO LAO GÀ (Hanoi Chicken Nonsense)VẸO RỒNG (Dragon Scraps)ÔNG VE CHAI (Mr. Garbage)HỒI ỨC MÈO ĐEN (Blackcat's Memoir)HÀ NỘI NGÀN NĂM ĂN VẶT (Hanoi Popular Street Foods)HANOI COLONIAL BUILDINGSHANOI TOP10Coming Soon:THÀNH PHỐ MỘT ĐÈN ĐỎ (The One Red Light City)

Read more from Mai Do

Related to Vẹo Rồng

Related ebooks

Reviews for Vẹo Rồng

Rating: 0 out of 5 stars
0 ratings

0 ratings0 reviews

What did you think?

Tap to rate

Review must be at least 10 words

    Book preview

    Vẹo Rồng - Mai Do

    Mục lục

    Lời cảm ơn

    Phần 1: Người Hà Nội mơ mộng

    Thân phận Hà Nội Gốc

    Sâm cầm huyền thoại

    Người mơ mộng cuối cùng

    Đám đông Hà Thành

    Ruộng sâu trâu nái…

    T-Shirt không cổ

    Việt Ph. nhà thương

    Boeing Song Hỷ 777

    Ky bo bốc thịt

    Trộm nhà vẫn hơn

    Tây ba lô khoái gì nhất ở Hà Nội

    Tiết canh xi lanh công nghệ

    94 tuổi xanh cụ ông, cụ bà Hà Nội

    Anh là ông bố vô dụng

    Lòng tốt tự thưởng

    Tài năng không để lại dấu vết

    Tay em thon thả

    Nhà thơ và người bán củi

    Tranh chép Hà Nội - Sài Gòn

    Tại sao ông bà lại yêu quí các cháu mình đến vậy

    Hà Nội đất mỏ thân yêu

    Cha tôi và các bạn bơi

    Phần 2: Vẹo Rồng

    Vẹo Rồng

    Đất Rồng và phép biến hình

    Con cháu Rồng và bệnh Nổ

    Giấc mơ chính Rồng

    Răng vàng lấp lánh

    Chim câu hòa bình

    Điều tốt đau tim

    Hoàng Đế Minh Mạng học gì từ Hán Vũ Đế

    Da ngựa bọc thây

    Việt Nam – lớn hay nhỏ

    a, bê, xê…cừu

    Chỉ tại bữa trưa 3 trong 1

    Không biết mèo nào cắn mỉu nào

    Đuốc sống từ trần

    Cảnh sát đắt hơn tôm tươi

    Nước hoa Thanh Hờ làm phờ mũi ban giám khảo

    Vua biết mặt chúa biết tên

    Sự mất ngủ của Rồng

    Phần 3: Bia rượu chầu rìa

    Ai phát minh ra rượu

    Lơ mơ rượu luận

    Vua của Vang và Vang của Vua

    Cam, Quýt, Mít, Dừa

    Vang trắng, vang đỏ biết chỏ vang nào

    Vodka toàn tập

    Mafia ma men - Rượu cấm ai vui

    Than bùn và whisky

    Kỷ niệm Glasgow Rangers

    Năm hồi Vua Bia

    Hoàng tử bom Hà Nội

    Bia hơi Tứ trụ Triều đình

    Dân Hà Nội dễ lừa

    Bia hơi tang lễ

    Con nghiện từ bi

    Rượu ngâm toàn tính

    Lý Thông là ông viện sĩ

    Mênh mang sau rượu

    Phần 4: Giang hồ vặt

    Người Việt thích nhất màu gì

    Bữa ăn bình dân 2900 đô la Mỹ

    Cá cắn câu ai

    Lưỡi bò Trung Hoa

    Nhất về nhì Adam Lambert

    Những hàng cây mê hoặc

    Rủi ro khoang Hạng Nhất

    Nhổ răng: một nải chuối hay 15 kg thịt bò

    USA và CCCP giống nhau ở điểm gì?

    Thiên đường nơi trần thế

    Hung thần đen tuyệt đối

    Ai mê súng đạn hơn người Mỹ

    Nước Mỹ chưa biết

    Phần 5: Ta bao nhiêu tuổi

    Những truyền thuyết mờ ám về con người

    Ai lạc quan nhất thế giới

    Tiền của ta, nước mắt của ta

    Đoản khúc về họa sĩ ngồi xổm

    Người Hà Nội duyệt binh

    Vì sao Cụ Hồ không hút thuốc lá nội

    Hà Nội miên man cầm đồ

    Kỷ vật 1.000 năm chôn sống

    Ta bao nhiêu tuổi

    Những Vị Thánh của Chữ Quốc Ngữ

    Giới thiệu tác giả

    About author

    Lời cảm ơn

    Tôi không định viết cuốn VẸO RỒNG này. Lý do vì ngay khi viết cuốn TÀO LAO GÀ, dù là viết về những thứ tầm phào thì việc viết lách cũng đòi hỏi nhiều công sức khiến tôi sao nhãng những việc cần thiết khác. Vì nữa, tôi đã nghĩ công sức bỏ ra không ít nhưng sách tào lao thì liệu có mấy người muốn đọc. Nhưng rồi bạn bè, bạn đọc trong đó có cả các bạn đọc trẻ đã tỏ ra quan tâm đến cuốn . Một số đã liên hệ và hỏi: Dạo này có viết thêm gì không? hoặc: "Chuyện này mà viết thành thì vui đấy!" khiến tôi phấn khích, thay đổi ý định và bắt tay vào viết sách này. Viết sách, tôi vừa muốn chia sẻ vừa muốn tri ân bạn đọc.

    Tuy tên sách đã chuyển từ sang Rồng nhưng tinh thần và cung cách của sách thì không thay đổi mấy. Các câu chuyện trong sách lang bang, chuyện này gợi ý chuyện kia và không có những thông điệp thật sự to lớn và rõ ràng. Có chăng, thông qua các câu chuyện tôi muốn được chia sẻ những quan sát, suy diễn và cảm xúc của mình về những chuyện mà nhiều khi ta cho là tào lao hoặc nên lảng tránh. Cũng có chăng, một số chuyện tôi muốn tìm hiểu kỹ hơn, suy diễn nhiều hơn và chúng có vẻ gần với các phiếm luận. Tuy vậy, tôi vẫn nghĩ rằng các bài luận nên để ở một cuốn sách riêng sau này.

    Tôi muốn đuợc cảm ơn:

    Vợ và các con tôi, người thân trong gia đình đã động viên tôi viết sách.

    Thu Do ở kookiestudio đã vẽ bìa và minh họa cho sách. Tiếc rằng, do các giới hạn kỹ thuật của ebook, nhiều minh họa thú vị có trong sách in đã không được đưa vào bản ebook lần này.

    Bạn bè, bạn đọc gần xa đã đọc, góp ý cho cuốn và cổ vũ cho cuốn Rồng này. Một vài truyện trong sách được viết trên nền những kỷ niệm, những trò chuyện với các bạn.

    Sự ủng hộ và giúp đỡ nhiệt tình của tất cả các nhà chuyên môn liên quan tới việc biên tập và xuất bản cuốn sách này.

    Tôi mong sách được các bạn đón nhận và góp ý.

    Hà Nội 10.2010

    Tác giả

    Xem Mục Lục

    Phần 1: Người Hà Nội mơ mộng

    Thân phận Hà Nội Gốc

    Tặng Châu Tr.

    Là cá dọn bể, nhưng nhiều người gọi cháu là cá ma. Gọi ma chắc không chỉ vì cháu trông xấu xí, đen đủi, vằn vện, gớm giếc mà còn vì cháu sống vật vờ, âm thầm, mắt luôn nhắm nghiền vô hồn và ăn toàn những thứ cõi dương không ăn như phân, rêu các loại. Cháu ma cũng còn bởi để tiện cho cộng việc dọn dẹp, nạo vét cái miệng cháu kỳ quái, không méo, không tròn, trắng nhởn, đỏ lờ và biến hình như ma chơi.

    Cháu không rõ tổ tiên mình là ai nhưng nếu bảo cháu là Hà Nội Gốc thì cũng chẳng sai vì cụ, kỵ, ông, bà, bố, mẹ, anh chị em cháu đều sống chết trong lòng sông Tô Lịch nơi mà có thời vào Thế kỷ 16 mấy tay thám hiểm du lịch người Âu đã bốc đồng ca ngợi như Vơ-ni-dơ, trên bến dưới thuyền. Còn Tô Lịch mà cháu biết, từ ngày sinh ra đến lúc cháu bị bắt đem bán, luôn là một cái cống lộ thiên vĩ đại của một thủ đô tầm tầm. Tô Lịch âm thầm ngày đêm cưu mang mọi cặn bã của các công dân luôn ngập tràn dâng hiến. Để thành Hà Nội Gốc sống được trong cái cống vĩ đại này cháu đã phải biến hình: da cháu đen như Tô Lịch và cứng như thép không rỉ. Cháu có thể nhịn ăn cả tháng trời. Sở dĩ mắt cháu hiếm khi mở vì liệu cháu có thể nhìn ngắm thứ gì ở dòng sông Tô Lịch lãm này? Đấy là chưa kể những dòng chẩy tuyệt độc của sông sẽ qua cửa sổ tâm hồn cháu mà gặm nhấm nội tạng trong phút chốc.

    Cháu từng thầm cảm ơn cuộc đời cho cháu lên bờ sống đời…nô lệ. Trong bể cá nhà ông Ch. Hói, cán bộ tổ chức, bạn thân bác lần đầu tiên cháu hiểu thế nào là nước. Hóa ra cả đời cháu, tuy là cá nhưng đã không sống trong nước. Cuộc sống trong bể cá, tuy kém vẫy vùng nhưng đầy đủ và an toàn. Hàng ngày cháu cần mẫn dọn bể, ăn phân. Phải nói rằng ăn phân của các tiểu thư thục nữ yểu điệu còn mùi mẫm hơn ngàn lần ăn cái gì đó ở cái cống vĩ đại đen ngòm ngoài kia. Điều cháu sợ nhất trong bể chính là có nhiều thứ… đẹp quá. Ngoài núi non, vườn tược xanh tươi mơn mởn trong bể còn lóng lánh bao vương tôn, công tử và các công nương cành vàng lá ngọc, dòng dõi trâm anh thế phiệt thướt tha yêu kiều. Hàng ngày họ có mỗi việc dong chơi và ỉa cho… cháu xơi. Nhìn họ lộng lẫy, quyền quí, xe pháo sáng choang nhiều lúc cháu không khỏi chạnh lòng. Cũng vì vậy, ở đây cháu đành tiếp tục nhắm mắt. Xưa cháu nhắm mắt vì xấu bẩn nay lại nhắm mắt vì nhiều thứ huy hoàng.

    Cháu hài lòng với cuộc sống dọn dẹp phân rác và nghĩ rằng đời mình thật may. Nhưng đến chiều qua thì sự may mắn hình như bỏ cháu mà đi. Ông Ch. Hói, cán bộ tổ chức, bạn thân bác đã lâu lắm mới ngắm bể cá. Ông hài lòng lắm, nước trong veo, cá mú tung tăng tươi vui sặc sỡ. Bỗng cháu thấy ông chau mày, chỉ cháu mà rằng: Con dọn bể này chóng lớn quá. Trông lù lù đến kinh!. Cháu choáng váng. Cuộc sống đô hội sôi nổi khiến các bậc quyền quý và giai nhân của họ ăn lắm thải nhiều. Phân của các yếu nhân dù là chất thải nhưng vẫn quá bổ dưỡng đối với cháu. Cháu đã lớn phổng từ khi nào và có thể làm hỏng bồng lai tiên cảnh.

    Cháu lo sợ cho tương lai của mình. Đến Nany chó cảnh mà còn bị quẳng ra bãi rác thì đen đúa như cháu chắc không gì tiện bằng ném nhanh xuống Tô Lịch. Thế mà nhà ông Ch. Hói cán bộ tổ chức, bạn thân bác, lại rất gần sông Tô.

    Sâm cầm huyền thoại

    Vòng vòng Hồ Tây cùng Hòa Q.

    Anh mê Sâm Cầm, một loài chim quí từng có nhiều ở Hồ Tây. Sâm Cầm nổi tiếng không chỉ vì nó gắn với cảnh mây nước Hà Nội mà còn vì những thêu dệt về loài chim có thói quen di cư tận Cao Ly đào bới sâm quí để trở thành chim bổ đến từng đường gân, thớ thịt. Theo lời anh thì 10 năm trước, Sâm Cầm Hồ Tây còn khá nhiều. Nhiều đến mức có thể gặp những quán vặt lông cả rổ Sâm. Thế rồi xây nhà, kè hồ, chất thải…khiến Sâm Cầm nay chỉ còn là truyền thuyết.

    Để gặp được Sâm Cầm anh phải mất công, mất tiền nhờ cậy chỉ điểm khắp các tỉnh miền Bắc. Hôm rồi, sau nhiều tháng hẹn hò, một mối tận Ninh Bình khẩn báo có chim và hẹn anh ngày lên đường. Anh dời Hà Nội từ chiều hôm trước, ngủ lại Ninh Bình và tập kết tại địa điểm có chim từ 4 giờ sáng. Hai năm chờ đợi anh mới săn được 3 con chim quí.

    Tuy thịt Sâm Cầm kém xa Chim Cu, Chim Gáy, nhưng mang tiếng siêu bổ nên được trọng vọng hơn cả sâm Cao Ly. Sâm Cao Ly giờ la liệt như khoai lang và được mấy anh Hàn nhét cả vào xà phòng và kem đánh răng nên chim quí ăn sâm lại càng có giá. Con thứ nhất anh mang biếu mẹ vợ đang ốm nấu cháo. Cháo chưa kịp nấu thì cô giúp việc đã đem chim rán giòn và chén sạch cả xương. Con thứ hai cũng có số phận thật ly kỳ. Ông bạn thân đến nài nỉ xin bằng được con này để săn dự án tỉnh xa. Nhân vật có tiếng nói quan trọng trên tỉnh là một tay vai vế khét tiếng, quyền hành cỡ Vua Mèo, tiền nhiều đủ vùi chết người. Của ngon vật lạ chẳng thiếu thứ gì, ông này chỉ mơ một con Sâm Cầm huyền thoại đã đi vào thi ca để ngâm rượu toàn tính. Ông đã toại nguyện.

    - Thế còn con thứ 3? - Mọi người hồi hộp hỏi anh.

    - Con thứ 3 thì trong tủ lạnh kia kìa - Nói rồi anh mở ngăn đá lấy ra một con chim đã vặt lông, còn nguyên màng chân hoa thị đặc trưng của Sâm Cầm - Có nhà hàng biết đây có Sâm gạ hỏi suốt, trả giá hàng trăm dollar. Nhiều tay giàu chả kém gì Vua Mèo tỉnh nọ, ngày đêm vắt óc nghĩ cách tiêu tiền cốt chén được thứ gì thật lạ cho đỡ buồn chán.

    - Sao không bán?

    - Không bán thì mới có chuyện để nói suốt ba tháng nay chứ!

    Người mơ mộng cuối cùng

    Cuộc đời đưa đẩy anh bạn tôi bỏ Hà Nội vào lập nghiệp mãi tận Cà Mau. Mênh mang rừng biển, bận rộn khách sạn, tàu bè... làm anh hiếm khi có dịp về thăm nơi mình sinh ra. Thấm thoát đã hơn 30 năm, tóc anh giờ lan man bạc. Anh tâm sự: "Tuổi trẻ hừng hực làm giàu, thích nơi ồn ã, ít nghĩ ngợi xa gần. Nay đủ cả rồi, máy lạnh suốt ngày lại thèm gió mùa đông bắc để được co ro ăn ngô nướng của mấy bà già góc phố"

    Biệt thự anh ở gợi nhớ kiến trúc Hà Nội xưa. Trong sân vườn nhỏ chỉ trồng một cây duy nhất, không phải trúc, lan, cau, mít như mọi nhà mà là cây sấu anh mang về từ một vườn ươm Hà Nội cách đây đã hơn 20 năm. Vợ anh, cựu sinh viên Cần Thơ, đọc sách và biết sấu gắn bó với hình ảnh Hà Nội, nhưng chị không thể hình dung được sao nó gắn bó với chồng mình đến mức chiếc sẹo trên trán anh cũng bảo vì sấu. Còn khi cây sấu mới được 2 tuổi bị héo lá, anh lo lắng đến mức, như chị vui nói rằng: "không biết em ngã bệnh anh ấy có chăm sóc em được như vậy không?. Trong sân vườn thấy hai vòi nước bằng đồng mòn vẹt nhưng sáng bóng có từ thời Pháp. Anh đã cất công đi tìm chúng trong chốn đồng nát nhân một lần hiếm hoi ra Hà Nội. Anh bảo: Để nhớ lại những đêm chơi trốn tìm, quần đùi, cởi trần, chổng mông, tắm gội ùm ùm".

    Đất Mũi xa xôi, mỗi lần có bạn bè, người thân Hà Nội vào chơi, anh lên tận Cần Thơ đón rước. Hai vợ chồng anh chẳng thiếu gì thật. Họ chỉ thiếu người nói chuyện cũ Hà Nội. Chuyện ông già mù bán lạc rang cổng trường có biệt tài bốc 10 viên lạc trăm lần như một; chuyện anh cùng lũ bạn nhảy tàu điện trốn vé bị đứt chun quần… được anh ôn lại say sưa. Có ông bạn đầu hói Thủ đô bảo:

    - Hà Nội bây giờ chỉ nói chuyện chứng khoán, đất cát thôi, còn ai nhớ tàu điện leng keng như cậu.

    Anh chỉ cười khì. Nghe tin Hà Nội bóc gạch lát đường quanh Bờ Hồ, anh gọi điện khẩn ra bảo lũ bạn kiếm cho mấy viên gạch lát cũ để lưu lại vết tích người xưa. Vẫn ông bạn hiếm tóc nói với anh rằng:

    - Ông thật là người mơ mộng cuối cùng của Hà Nội. Mỗi đời chủ tịch thành phố thay vài đời vỉa hè. Tay chủ tịch mới về đang tiếp tục sự nghiệp vỉa hè một cách nhiệt thành nên đào đường, cậy gạch là chuyện đương nhiên. Gạch Nguyễn Tuân từng đi dạo như cậu muốn chắc giờ chỉ tìm thấy trong mấy nền chuồng lợn cổ. Bọn này bó tay là chắc rồi.

    Anh chị chỉ có một cô con gái xinh đẹp và học giỏi nhất vùng. Nó là kết quả của mối tình mà một quyển tiểu thuyết không chắc chép nổi. Điều lạ là vào cái năm khi cô phải quyết định chọn trường thi đại học, khác với phần lớn chúng bạn, cô đã chọn một trường ngoài Hà Nội. Cô bảo: "Cháu biết ba cháu nhớ Hà Nội. Nếu cháu học ở ngoài đó, ba mẹ cháu còn có cớ thu xếp để qua Cần Thơ, về Hà Nội. Cháu mới ra Hà Nội một lần khi còn nhỏ, vào mùa đông, lạnh lắm. Cháu nhớ mãi. Cô kể khi mới ra Hà Nội học, chúng bạn rất ngạc nhiên vì cô là học sinh duy nhất nói giọng Nam Bộ. Cô xinh gái, sôi nổi, đậm đà nên bọn con trai con gái đều quí. Mấy tay chơi trong lớp từng đùa: Linh à, yêu hay hổng yêu thì cứ nói nghe em!". Cô chỉ cười. Nhưng đến khi có một tay nào đó cất giọng:

    - Ở bưng biền ra Tràng An là dễ lạc lắm đấy cưng. Đường ngang ngõ tắt cần gì cứ theo Hà Nội đây nhá - Cô bảo:

    - Muốn biết chuyện Hà Nội, kể cả chuyện tè bậy ở Hồ Gươm thì phải vào Đất Mũi gặp ông Trần Minh Th. Nhé!

    Tay hộ khẩu Hà Nội giật mình tìm hiểu mới biết cô gốc gác Hà Thành, ông Th. cha cô vẫn còn nhà phố Hàng Khay nơi sáng dậy có thể khỏa chân mặt Hồ.

    Tôi gặp lại anh ở Cần Thơ khi anh chị cho con gái về thăm bà ngoại trước khi cháu ra nước ngoài học cao học.

    - Vợ chồng tôi cũng phân vân lắm. Nó quyết đi học. Vừa mừng lại vừa lo vì nhà có độc mình nó. Nhưng có lẽ nó cũng nhiễm tính lang bang của bố mẹ rồi. Tôi thì đã đi quá xa để trở về Hà Nội. Nay nó còn đi xa hơn. Nhưng đối với trẻ, làm sao mà biết trước được…

    Xem Mục Lục

    Đám đông Hà Thành

    Tặng T. Anh

    Hai thanh niên lượn lờ khả nghi quanh chiếc Win anh mới tậu. Khi chợt cảnh giác để mắt đến chúng cũng là lúc anh nhận ra chiếc nắp xăng đã không cánh mà bay còn hai tên trộm choai thì thoắt lẩn vào đám đông ồn ã. Tiếc của và bực mình anh co cẳng vừa đuổi theo chúng vừa hô hoán dân phố bắt trộm. Chuyện lạ nhưng cũng chẳng lạ ở Hà Thành là phố xá đông công an, dân phòng, thanh niên, phụ lão chỉ ngơ ngác đôi chút rồi thì chẳng ai coi có anh trên đời, có trộm trên đời, có tiếng kêu cứu thất thanh trên đời. Một số người còn thích thú chỉ trỏ màn dượt đuổi không cân sức của anh. Anh quần chùng, áo dài, lại mất sức hô hoán sao đuổi kịp hai thằng trộm chân đất, quần cộc thực hành việt dã hàng ngày. Anh bực và biết không thể hy vọng vào phố phường. Nhưng anh không bỏ cuộc. Anh vốn sinh ra ở đây nên biết rõ ngóc ngách cái khu quanh hồ Thuyền Quang này. Anh bỏ đi và lặng lẽ quay lại đợi chờ. Anh đã không nhầm. Khi thấy hai tên trộm hỉ hả với mấy đồ chôm chỉa tại góc khuất, anh lao ra như tên bắn. Khi anh đã trút bỏ quần dài, giầy tây và không thèm hô hoán thì cuối cùng anh cũng tóm được một thằng trộm. Bị anh ghì chặt vào hàng rào sắt tên trộm liền ném cái nắp xăng xuống cống, vùng lên chống cự và hô hoán thất thanh:

    - Anh tha cho em! Lạy anh đừng bán em sang Trung Quốc! Ối bà con ơi!

    Tiếng kêu la làng của tên trộm khiến mọi người chú ý. Vẫn cái đám đông thờ ơ lúc nãy giờ bỗng nhao nhao kéo đến chỗ anh

    Enjoying the preview?
    Page 1 of 1